Tử vi

Sưu tầm về sao Tham Lang

Sưu tầm bài viết này để lý giải vì sao có “Tham Lang this, Tham Lang that” -_- không phải cứ Tham Lang là sẽ có dục vọng mạnh mẽ, nó còn n yếu tố tác động vào nữa.

Tham lang độc tọa ở Tý Ngọ

Tham lang độc tọa ở Tý hoặc ở Ngọ, cung đối diện có Tử vi độc tọa, cung tam phương là Phá quân độc tọa và Thất sát độc tọa.

Bạn đang xem: Sưu tầm về sao Tham Lang

Muốn đánh giá bản chất của Tham lang trong trường hợp này, cần phân biệt dục vọng của nó mạnh hay yếu. Lúc dục vọng mạnh, lại cần phân biệt, là mạnh về “ham muốn vật chất” hay mạnh về “ham muốn dục tình”.

Tham lang ở cung vượng, nếu là người sinh năm Thân Tý Thìn có Tham lang ở Tý; người sinh năm Dần Ngọ Tuất có Tham lang ở Ngọ, là kết cấu sao có dục vọng mạnh. Ngược lại, người sinh năm Thân Tý Thìn có Tham lang ở Ngọ; người sinh năm Dần Ngọ Tuất có Tham lang ở Tý, là kết cấu sao có dục vọng yếu.

Tham lang Hóa Quyền, làm tăng dục vọng, có thiên hướng ham muốn vật chất.

Tham lang Hóa Lộc, gặp Phụ diệu sẽ làm tăng “ham muốn vật chất”, gặp các Tạp diệu như Phi liêm, Lực sỹ, Tướng tinh, Trưởng sinh, Đế vượng, cũng làm tăng “ham muốn vật chất”; gặp Tá diệu sẽ làm tăng “ham muốn dục tình” (lúc này Lộc Mã giao trì cũng chủ về “ham muốn dục tình”), gặp các sao đào hoa tụ tập sẽ kích thích “ham muốn dục tình” tăng nặng.

Tham lang Hóa Kị, làm giảm dục vọng, lúc gặp Linh tinh, Đà la, và sao Không trong Tạp diệu, cùng với các Tạp diệu khác như Thiên khốc, Thiên hư, Cô thần, Quả tú, Âm sát, Hoa cái, Đại hao, Tức thần, Nguyệt sát, Quán sách, thì dục vọng càng giảm thấp, thậm chí có thể biến thành “sợ cạnh tranh”, một khi gặp phải trở lực liền rút lui.

Cung đối diện có Tử vi được cách “bách quan triều củng”, chủ về làm tăng dục vọng của Tham lang, trường hợp Tử vi thuộc loại “tại dã cô quân” chủ về làm giảm dục vọng của Tham lang.

Thất sát ở cung tam phương có Cát hóa hội hợp, chủ về làm mạnh thêm dục vọng của Tham lang, Gặp các sao Sát Kị Hình Hao đến hội hợp, chủ về làm giảm dục vọng của Tham lang.

Đời người không nên có dục vọng quá cao, cũng không nên có dục vọng quá thấp. Vì vậy, lúc Tham lang ở Tý hoặc ở Ngọ, cần phải chú ý, ưa được Tham lang có tính chất trung hòa, cần chú ý tính chất “trung hòa” đó là gì?

Ví dụ Tham lang có dục vọng thấp đối nhau với Tử vi thuộc loại “bách quan triều củng”, có thể thấy về cơ bản là “trung hòa”, nhưng giả dụ có Kình dương đồng độ cung Tham lang, lại hội thêm các sao đào hoa, thì loại “trung hòa” này có biểu hiện ham muốn dục tình nặng và ham muốn vật chất yếu, cho nên cuộc đời chủ về tự tìm lấy buồn phiền, vì tình mà khổ, về sự nghiệp thì một việc cũng không thành.

Tham lang thuộc loại “phiếm thủy đào hoa” là kết cấu có “ham muốn dục tình” mạnh. Lúc này không nên gặp các sao chủ về dục tình (như Văn xương, Văn khúc, hay các sao đào hoa) đến hội hợp, cũng không nên đến các đại hạn hoặc lưu niên có các đào hoa trung trùng.

Tham lang thuộc loại “mộc hỏa thông minh” là kết cấu sao “ham muốn vật chất” mạnh, lại gặp thêm các sao ham muốn vật chất, có thể sự nghiệp tài lộc hanh thông, nhưng sẽ cảm thấy tinh thần “trống rỗng”.

Tham lang thuộc loại “tâm chí bạc nhược” chưa chắc không cát tường, nếu không chìm đắm trong thú vui không lành mạnh, khi đến đại vận tích cực, vẫn có thể phấn khởi làm việc. Cho nên Tham lang thuộc loại “tâm chí bạc nhược” ưa đến các đại vận hoặc lưu niên có hệ “Vũ khúc Thiên tướng” thuộc cách “Tài ấm giáp ấn” (1), gặp cung “Thái dương Thiên lương” có Hóa Khoa (2), đến cung có Thất sát Hóa Lộc Hóa Quyền (3), đến cung có Phá quân Hóa Lộc hoặc Hóa Quyền (4), đến cung “Liêm trinh Thiên phủ” được cát hóa (5), thảy đều chủ về gặp cảnh ngộ tốt, khiến cho cách nhìn đời người biến thành tích cực, nhờ vậy mà có thành tựu.

Tham lang thuộc loại “ham muốn vật chất” nặng, tuy nhân sinh quan tích cực, nhưng lại biến thành người bất chấp thủ đoạn, hoặc chìm đắm trong việc đầu cơ mạo hiểm, cờ bạc. Vì vậy, không ưa vào các vận hạn có sắc thái ham muốn vật chất quá nặng, như gặp hệ “Thiên đồng Cự môn” mà Cự môn Hóa Lộc (1), đến cung “Thái dương Thiên lương” có Thái dương Hóa Quyền (2), đến cung Thiên cơ Hóa Lộc, không ưa Thiên cơ có Thái âm Hóa Kị xung hội (3), nếu không, đời người tuy tích cực, nhưng cảnh ngộ chưa chắc đã như ý, hơn nữa, dễ khiến tinh thần trở nên “trống rỗng”.

Tóm lại, dục vọng quý ở chỗ vừa phải, quá yếu mà gặp hạn yếu, chủ về cô độc nghèo hèn hoặc tàn tật; quá mạnh mà lại gặp hạn mạnh, chủ về chìm đắm trong thú vui không lành mạnh, dẫn đến phạm sai lầm suốt đời.

Đàm luận về Tử Vi Đẩu Số, luận thật tính chất của tinh hệ và sự ưa ghét của các tổ hợp tính hệ giao nhau, đều lấy cung Mệnh làm chủ, bởi vì cung Mệnh là đầu mối thể hiện tính chất của tinh hệ. Thực ra, mang các tính chất cơ bản đó suy rộng ra, thì có thể luận đoán tính chất đủ 12 cung.

Ví dụ như trong cung Huynh đệ, Tham lang nhập vào cung này, thuộc loại ham muốn dục vọng quá nặng, thì dễ giao du với bạn bè tửu sắc, bạn bè nhiều nhưng không có ai tri kỷ, hơn nữa dễ xảy ra chuyện tranh quyền đoạt lợi. Nếu tâm chí của Tham lang quá lạnh nhạt ham muốn, thậm chí hèn yếu, chủ về duyên phận với anh em hay bạn bè đều mỏng, về sự nghiệp cũng không đủ duyên với người. Lúc đến 12 cung hạn, xem từng tinh hệ ở cung Huynh đệ của đại vận hoặc lưu niên, liền biết có sự cạnh tranh ngoài dự liệu hay không, hoặc nhờ cung hạn có tính chất “điều hòa” mà cải thiện được quan hệ giao tế.

Lại ví dụ như, xét cung Phu thê, ở cung này Tham lang thuộc loại ham muốn vật chất quá nặng, tất người bạn đời nặng ham muốn vật chất. Nếu thuộc loại ham muốn dục tình thì tình yêu, hôn nhân đều có điềm tráo trở. Nếu Tham lang thủ cung thuộc loại “tâm chí bạc nhược” thờ ơ tiêu cực, thì cảnh ngộ người bạn đời không được tốt, hoặc vì hoàn cảnh khách quan sinh lý bệnh tật … làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hôn nhân, khiến không hòa hợp hạnh phúc.

Lại ví dụ, xét cung Tật ách, Tham lang thuộc loại ham muốn dục vọng nặng, chủ về mắc các bệnh thuộc thực chứng, tức cơ quan có bệnh mang tính thực tế, như viêm tử cung, viêm gan, viêm dạ dày… Nếu Tham lang thủ cung thuộc loại “tâm chí bạc nhược” biểu hiện lãnh đạm thờ ơ tiêu cực, chủ về mắc bệnh thuộc hư chứng, như tử cung rối loạn nội tiết tố, lạnh tử cung, gan rối loạn nhiễm sắc thể, dạ dày hư hàn, chứng viêm đau dây thần kinh (như đau bụng kinh, bạch đới…).

Trên là đơn cử những ví dụ thuộc nguyên tắc thông thường, chỉ cần nắm vững bản chất của các tinh hệ, vận dụng vào thực tiễn luận đoán vận hạn, có thể suy ra những tình huống hoặc sự cố, có nguyên nhân xảy ra từ bản chất biến hóa của các sao và ảnh hưởng của các tinh hệ ở các cung hạn. Kinh nghiệm dần dần sẽ được tích lũy, luận đoán càng thêm chính xác.

Đơn cử ví dụ: nữ mệnh có Tham lang ở cung Phê (thê).

Nữ mệnh tuổi Kỷ, có Tham lang Hóa Quyền tọa thủ cung Phu ở Ngọ, đây là kết cấu sao thiên nặng về “ham muốn dục tình” mà ít “ham muốn vật chất”.

Vào đại vận Nhâm Tuất, cung Phu có hệ “Vũ khúc Thiên tướng” ở Thân địa, đại vận là Nhâm nên Vũ khúc Hóa Kị, chủ về vợ chồng gặp sự cố không may. Cung Phúc đức của đại vận ở Tý, có Tử vi độc tọa đối diện với Tham lang thuộc loại thiên nặng về “ham muốn dục tình”, Tử vi lại đồng độ với Kình dương của đại vận, thêm vào đó cung tam phương còn có Vũ khúc Hóa Kị. Nếu ở Tý hoặc ở Ngọ có các sao đào hoa như Thiên diêu, Mộc dục, Hàm trì, Đại hao, thì chủ về sinh hoạt hôn nhân không như ý mà dẫn đến ngoại tình.

Đến lưu niên Đinh Dậu, cung Phu gặp hệ “Thiên đồng Cự môn” ở Mùi, niên hạn là Đinh nên Cự môn Hóa Kị đồng độ với Kình dương của lưu niên, nên về phương diện tình cảm xảy ra tình cảnh u ám, trở thành nguy cơ cho tình cảm vợ chồng trong lưu niên này, rất khó tránh mắc phải sai lầm.

Chú ý, luận đoán này hoàn toàn đặt trên nền tảng bản chất của Tham lang ở cung Phu thê, nếu không có tính chất này, thì khó vào đại vận và lưu niên cùng một dạng, cũng không xảy ra chuyện “thay lòng đổi dạ”. Do đó có thể biết, phép luận đoán của phái Trung Châu chú trọng việc nhận thức bản chất các sao trong 12 cung, lấy đó làm cơ sở quan trọng của việc luận đoán.

(Sưu tầm)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Sưu tầm về sao Tham Lang

Sưu tầm bài viết này để lý giải vì sao có “Tham Lang this, Tham Lang that” -_- không phải cứ Tham Lang là sẽ có dục vọng mạnh mẽ, nó còn n yếu tố tác động vào nữa.

Tham lang độc tọa ở Tý Ngọ

Tham lang độc tọa ở Tý hoặc ở Ngọ, cung đối diện có Tử vi độc tọa, cung tam phương là Phá quân độc tọa và Thất sát độc tọa.

Muốn đánh giá bản chất của Tham lang trong trường hợp này, cần phân biệt dục vọng của nó mạnh hay yếu. Lúc dục vọng mạnh, lại cần phân biệt, là mạnh về “ham muốn vật chất” hay mạnh về “ham muốn dục tình”.

Tham lang ở cung vượng, nếu là người sinh năm Thân Tý Thìn có Tham lang ở Tý; người sinh năm Dần Ngọ Tuất có Tham lang ở Ngọ, là kết cấu sao có dục vọng mạnh. Ngược lại, người sinh năm Thân Tý Thìn có Tham lang ở Ngọ; người sinh năm Dần Ngọ Tuất có Tham lang ở Tý, là kết cấu sao có dục vọng yếu.

Tham lang Hóa Quyền, làm tăng dục vọng, có thiên hướng ham muốn vật chất.

Tham lang Hóa Lộc, gặp Phụ diệu sẽ làm tăng “ham muốn vật chất”, gặp các Tạp diệu như Phi liêm, Lực sỹ, Tướng tinh, Trưởng sinh, Đế vượng, cũng làm tăng “ham muốn vật chất”; gặp Tá diệu sẽ làm tăng “ham muốn dục tình” (lúc này Lộc Mã giao trì cũng chủ về “ham muốn dục tình”), gặp các sao đào hoa tụ tập sẽ kích thích “ham muốn dục tình” tăng nặng.

Tham lang Hóa Kị, làm giảm dục vọng, lúc gặp Linh tinh, Đà la, và sao Không trong Tạp diệu, cùng với các Tạp diệu khác như Thiên khốc, Thiên hư, Cô thần, Quả tú, Âm sát, Hoa cái, Đại hao, Tức thần, Nguyệt sát, Quán sách, thì dục vọng càng giảm thấp, thậm chí có thể biến thành “sợ cạnh tranh”, một khi gặp phải trở lực liền rút lui.

Cung đối diện có Tử vi được cách “bách quan triều củng”, chủ về làm tăng dục vọng của Tham lang, trường hợp Tử vi thuộc loại “tại dã cô quân” chủ về làm giảm dục vọng của Tham lang.

Thất sát ở cung tam phương có Cát hóa hội hợp, chủ về làm mạnh thêm dục vọng của Tham lang, Gặp các sao Sát Kị Hình Hao đến hội hợp, chủ về làm giảm dục vọng của Tham lang.

Đời người không nên có dục vọng quá cao, cũng không nên có dục vọng quá thấp. Vì vậy, lúc Tham lang ở Tý hoặc ở Ngọ, cần phải chú ý, ưa được Tham lang có tính chất trung hòa, cần chú ý tính chất “trung hòa” đó là gì?

Ví dụ Tham lang có dục vọng thấp đối nhau với Tử vi thuộc loại “bách quan triều củng”, có thể thấy về cơ bản là “trung hòa”, nhưng giả dụ có Kình dương đồng độ cung Tham lang, lại hội thêm các sao đào hoa, thì loại “trung hòa” này có biểu hiện ham muốn dục tình nặng và ham muốn vật chất yếu, cho nên cuộc đời chủ về tự tìm lấy buồn phiền, vì tình mà khổ, về sự nghiệp thì một việc cũng không thành.

Tham lang thuộc loại “phiếm thủy đào hoa” là kết cấu có “ham muốn dục tình” mạnh. Lúc này không nên gặp các sao chủ về dục tình (như Văn xương, Văn khúc, hay các sao đào hoa) đến hội hợp, cũng không nên đến các đại hạn hoặc lưu niên có các đào hoa trung trùng.

Tham lang thuộc loại “mộc hỏa thông minh” là kết cấu sao “ham muốn vật chất” mạnh, lại gặp thêm các sao ham muốn vật chất, có thể sự nghiệp tài lộc hanh thông, nhưng sẽ cảm thấy tinh thần “trống rỗng”.

Tham lang thuộc loại “tâm chí bạc nhược” chưa chắc không cát tường, nếu không chìm đắm trong thú vui không lành mạnh, khi đến đại vận tích cực, vẫn có thể phấn khởi làm việc. Cho nên Tham lang thuộc loại “tâm chí bạc nhược” ưa đến các đại vận hoặc lưu niên có hệ “Vũ khúc Thiên tướng” thuộc cách “Tài ấm giáp ấn” (1), gặp cung “Thái dương Thiên lương” có Hóa Khoa (2), đến cung có Thất sát Hóa Lộc Hóa Quyền (3), đến cung có Phá quân Hóa Lộc hoặc Hóa Quyền (4), đến cung “Liêm trinh Thiên phủ” được cát hóa (5), thảy đều chủ về gặp cảnh ngộ tốt, khiến cho cách nhìn đời người biến thành tích cực, nhờ vậy mà có thành tựu.

Tham lang thuộc loại “ham muốn vật chất” nặng, tuy nhân sinh quan tích cực, nhưng lại biến thành người bất chấp thủ đoạn, hoặc chìm đắm trong việc đầu cơ mạo hiểm, cờ bạc. Vì vậy, không ưa vào các vận hạn có sắc thái ham muốn vật chất quá nặng, như gặp hệ “Thiên đồng Cự môn” mà Cự môn Hóa Lộc (1), đến cung “Thái dương Thiên lương” có Thái dương Hóa Quyền (2), đến cung Thiên cơ Hóa Lộc, không ưa Thiên cơ có Thái âm Hóa Kị xung hội (3), nếu không, đời người tuy tích cực, nhưng cảnh ngộ chưa chắc đã như ý, hơn nữa, dễ khiến tinh thần trở nên “trống rỗng”.

Tóm lại, dục vọng quý ở chỗ vừa phải, quá yếu mà gặp hạn yếu, chủ về cô độc nghèo hèn hoặc tàn tật; quá mạnh mà lại gặp hạn mạnh, chủ về chìm đắm trong thú vui không lành mạnh, dẫn đến phạm sai lầm suốt đời.

Đàm luận về Tử Vi Đẩu Số, luận thật tính chất của tinh hệ và sự ưa ghét của các tổ hợp tính hệ giao nhau, đều lấy cung Mệnh làm chủ, bởi vì cung Mệnh là đầu mối thể hiện tính chất của tinh hệ. Thực ra, mang các tính chất cơ bản đó suy rộng ra, thì có thể luận đoán tính chất đủ 12 cung.

Ví dụ như trong cung Huynh đệ, Tham lang nhập vào cung này, thuộc loại ham muốn dục vọng quá nặng, thì dễ giao du với bạn bè tửu sắc, bạn bè nhiều nhưng không có ai tri kỷ, hơn nữa dễ xảy ra chuyện tranh quyền đoạt lợi. Nếu tâm chí của Tham lang quá lạnh nhạt ham muốn, thậm chí hèn yếu, chủ về duyên phận với anh em hay bạn bè đều mỏng, về sự nghiệp cũng không đủ duyên với người. Lúc đến 12 cung hạn, xem từng tinh hệ ở cung Huynh đệ của đại vận hoặc lưu niên, liền biết có sự cạnh tranh ngoài dự liệu hay không, hoặc nhờ cung hạn có tính chất “điều hòa” mà cải thiện được quan hệ giao tế.

Lại ví dụ như, xét cung Phu thê, ở cung này Tham lang thuộc loại ham muốn vật chất quá nặng, tất người bạn đời nặng ham muốn vật chất. Nếu thuộc loại ham muốn dục tình thì tình yêu, hôn nhân đều có điềm tráo trở. Nếu Tham lang thủ cung thuộc loại “tâm chí bạc nhược” thờ ơ tiêu cực, thì cảnh ngộ người bạn đời không được tốt, hoặc vì hoàn cảnh khách quan sinh lý bệnh tật … làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hôn nhân, khiến không hòa hợp hạnh phúc.

Lại ví dụ, xét cung Tật ách, Tham lang thuộc loại ham muốn dục vọng nặng, chủ về mắc các bệnh thuộc thực chứng, tức cơ quan có bệnh mang tính thực tế, như viêm tử cung, viêm gan, viêm dạ dày… Nếu Tham lang thủ cung thuộc loại “tâm chí bạc nhược” biểu hiện lãnh đạm thờ ơ tiêu cực, chủ về mắc bệnh thuộc hư chứng, như tử cung rối loạn nội tiết tố, lạnh tử cung, gan rối loạn nhiễm sắc thể, dạ dày hư hàn, chứng viêm đau dây thần kinh (như đau bụng kinh, bạch đới…).

Trên là đơn cử những ví dụ thuộc nguyên tắc thông thường, chỉ cần nắm vững bản chất của các tinh hệ, vận dụng vào thực tiễn luận đoán vận hạn, có thể suy ra những tình huống hoặc sự cố, có nguyên nhân xảy ra từ bản chất biến hóa của các sao và ảnh hưởng của các tinh hệ ở các cung hạn. Kinh nghiệm dần dần sẽ được tích lũy, luận đoán càng thêm chính xác.

Đơn cử ví dụ: nữ mệnh có Tham lang ở cung Phê (thê).

Nữ mệnh tuổi Kỷ, có Tham lang Hóa Quyền tọa thủ cung Phu ở Ngọ, đây là kết cấu sao thiên nặng về “ham muốn dục tình” mà ít “ham muốn vật chất”.

Vào đại vận Nhâm Tuất, cung Phu có hệ “Vũ khúc Thiên tướng” ở Thân địa, đại vận là Nhâm nên Vũ khúc Hóa Kị, chủ về vợ chồng gặp sự cố không may. Cung Phúc đức của đại vận ở Tý, có Tử vi độc tọa đối diện với Tham lang thuộc loại thiên nặng về “ham muốn dục tình”, Tử vi lại đồng độ với Kình dương của đại vận, thêm vào đó cung tam phương còn có Vũ khúc Hóa Kị. Nếu ở Tý hoặc ở Ngọ có các sao đào hoa như Thiên diêu, Mộc dục, Hàm trì, Đại hao, thì chủ về sinh hoạt hôn nhân không như ý mà dẫn đến ngoại tình.

Đến lưu niên Đinh Dậu, cung Phu gặp hệ “Thiên đồng Cự môn” ở Mùi, niên hạn là Đinh nên Cự môn Hóa Kị đồng độ với Kình dương của lưu niên, nên về phương diện tình cảm xảy ra tình cảnh u ám, trở thành nguy cơ cho tình cảm vợ chồng trong lưu niên này, rất khó tránh mắc phải sai lầm.

Chú ý, luận đoán này hoàn toàn đặt trên nền tảng bản chất của Tham lang ở cung Phu thê, nếu không có tính chất này, thì khó vào đại vận và lưu niên cùng một dạng, cũng không xảy ra chuyện “thay lòng đổi dạ”. Do đó có thể biết, phép luận đoán của phái Trung Châu chú trọng việc nhận thức bản chất các sao trong 12 cung, lấy đó làm cơ sở quan trọng của việc luận đoán.

(Sưu tầm)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button