Nghiên cứu

Tam Thánh Phật gồm những ai? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Từ khi xuất hiện đến nay, nền văn hóa Phật giáo đã và đang phát triển rực rỡ mang lại nhiều giá trị to lớn cho xã hội. Phật giáo đang đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng tôn giáo tại Việt Nam.

Song song với sự phát triển đó là xu hướng tôn thờ các vị Phật và Bồ tát để bày tỏ lòng thành kính. Trong đó phải kể đến bộ tượng Tam Thánh Phật. Chúng ta có thể thường xuyên nhìn thấy bộ tượng Tam Thánh Phật được đặt tại chùa chiền, nhưng ngày nay, bộ tượng này đã xuất hiện trên các bàn thờ của Phật tử tại gia. Vậy Tam Thánh Phật gồm những vị nào? Hãy cùng PGVN tìm hiểu về bộ tượng Tây Phương Tam Thánh này nhé!

Đôi nét về Tam Thánh Phật

Tam Thánh Phật là bộ tượng gồm 3 vị Phật ở cõi Tây Phương Cực Lạc
Tam Thánh Phật là bộ tượng gồm 3 vị Phật ở cõi Tây Phương Cực Lạc.

Tam Thánh Phật là bộ tượng gồm 3 vị Phật ở cõi Tây Phương Cực Lạc, nên bộ tượng này còn có tên gọi khác là Tây Phương Tam Thánh. Ba vị Thánh này giữ nhiệm vụ cai quản cõi Cực Lạc ở Phương Tây, nơi không có phiền muộn hay khổ đau. Ba vị Thánh đó bao gồm:

Bạn đang xem: Tam Thánh Phật gồm những ai? Ý nghĩa và cách thờ cúng

1. Đức Phật A Di Đà

Là vị đứng ở chính giữa, theo Kinh A Di Đà, kiếp trước Ngài là vị tăng tên Pháp tạng. Khi đó, Ngài nguyện sẽ tịnh hóa thế giới và mang tâm nguyện biến nơi đó thành Phật độ thanh tịnh và bình yên nhất.

Phật A Di Đà mà chúng ta đang thờ kính hiện nay được biết đến từ thế giới mà Ngài đã tịnh hóa, chính là cõi Tây Phương Cực Lạc và dẫn theo những vị Bồ tát để đi tái sinh nhưng người đã mất, chào mừng họ đến với mảnh đất Phật của Ngài.

Phật A Di Đà có hình dáng rất dễ nhận biết. Trong bộ tượng Tam Thánh Phật, Ngài đứng ở vị trí chính giữa, trong tư thế tay làm động tác ấn giáo hóa chúng sinh. Trên đầu là chùm tóc xoắn ốc, đôi mắt nhìn xuống tượng trưng cho sự quan sát, phù hộ chúng sinh. Khuôn miệng nở nụ cười nhân hậu, đem đến cảm giác cảm thông, cứu độ và không thể thiếu là chiếc áo cà sa màu đỏ được khoác lên người.

2. Bồ tát Quan Thế Âm

Bồ Tát Quan Thế Âm được nhiều người biết đến và tạc tượng lộ thiên ở các chùa, tu viện, tùng lâm, để tôn thờ đức hạnh kham nhẫn và đức từ bi cao thượng.

Rất dễ để nhận ra vị Thánh này trong bộ tượng Tam Thánh Phật, bởi vì Ngài được miêu tả tay cầm cành dương liễu và bình cam lồ, đứng bên trái Phật A Di Đà thể hiện phẩm chất từ bi cũng như quán tự tại. Hình ảnh Bồ Tát Quan Thế Âm là biểu tượng của sự bình an, từ bi, cứu khổ cứu nạn hết thẩy chúng sinh trong cõi Ta bà.

3. Đại Thế Chí Bồ tát

Trong bộ tượng Tam Thánh Phật, Bồ tát Đại Thế Chí cầm hoa sen xanh và đứng bên tay phải Phật A Di Đà. Cùng với Bồ tát Quan Âm tạo nên bộ đôi trợ thủ đắc lực hỗ trợ Phật A Di Đà tiếp dẫn chúng sanh về với Tây Phương Cực Lạc.

Nếu như Quan Thế Âm được biết đến với hình ảnh hiền hậu, từ bi như “mẹ hiền” thì Đại Thế Chí Bồ tát lại thể hiện sức mạnh đại hùng, đại lực như một luồng sáng mang theo trí tuệ chiếu khắp mười phương, giúp khai mở trí tuệ chúng sanh.

Hoa sen xanh trên tay Bồ tát Đại Thế Chí tượng trưng cho sự thanh khiết, không vướng danh lợi trần gian. Màu xanh của hoa sen càng làm bật lên sức mạnh tinh tấn của chánh định và trí tuệ siêu nhiên rộng lớn.

Ý nghĩa của bộ tượng Tam Thánh Phật

Bộ tượng Tam Thánh Phật tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ và từ bi của chư Phật
Bộ tượng Tam Thánh Phật tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ và từ bi của chư Phật.

Hình tượng Tam Thánh Phật không đại diện cho tín ngưỡng đa thần. Mỗi bức tượng đều truyền cảm hứng cho sự thức tỉnh về tâm tính trong tín đồ Phật giáo, mang ý nghĩa đại diện cho các khía cạnh nhất định của Phật giáo.

1. Ý nghĩa của hình tượng Phật A Di Đà

Ngài là vị Phật được tôn kính nhiều nhất, đóng vai trò như giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc, sự xuất hiện của Ngài có ý nghĩa rất lớn đối với toàn chúng sinh. Đức Phật A Di Đà thường được mô tả qua tư thế ngồi thiền hoặc đứng trên hoa sen.

Ánh mắt nhìn xuống và tay phải duỗi ra như muốn cứu độ chúng sinh thoát khỏi bể khổ trần gian đồng thời hướng con người tới điều thiện lành, phúc đức, hướng đến ánh sáng từ bi của chư Phật. Dựa theo diễn giải từ kinh sách, tay phải đưa lên biểu thị tứ thánh, tay trái duỗi xuống biểu thị lục phàm.

Phật A Di Đà đại diện cho ánh sáng và tuổi thọ vô hạn. Như ánh sáng soi đường đánh thức tiềm năng giác ngộ ẩn sâu bên trong bản chất con người.

2. Ý nghĩa của hình tượng Quan Thế Âm Bồ tát

Quan Thế Âm Bồ tát là hiện thân của từ bi, mọi âm thanh đau khổ chốn trần gian đều được người quan sát, luôn sẵn sàng cứu khổ cứu nạn.

Hình ảnh Phật Bà Quan Âm có lẽ đã rất quen thuộc, cho dù không phải là người theo đạo Phật thì cũng dễ dàng nhớ được hình dáng của Ngài thông qua tác phẩm kinh điển “Tây Du ký”.

Ngài thường xuất hiện trong tư thế tay trái cầm bình cam lồ, biểu tượng của đức từ bi. Nhánh dương liễu được cầm trên tay còn lại, chính là biểu tượng đức nhẫn nhịn và dùng để lấy nước cam lồ từ trong bình.

Thông qua đó nhắc nhở Phật tử phải thực hành hạnh nhẫn nhục và lan tỏa lòng từ bi đến với mọi người xung quanh. Ngoài ra, Phật tử còn dành cho Ngài danh xưng Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát bởi Ngài thường xuyên cứu khổ chúng sinh, mang lại bình an cho mọi gia đình. Chỉ cần người đi đến đâu, tất cả nỗi khổ, phiền não đều được cứu rỗi.

3. Ý nghĩa của hình tượng Đại Thế Chí Bồ tát

Hoa sen là một loài hoa biểu tượng của Phật giáo, nó tượng trưng cho sự thuần khiết, trong sáng, cho dù sống trong bùn lầy, không những không bị vấy bẩn bởi bùn lầy mà ngược lại còn bật lên vẻ đẹp tinh khiết.

Điều này giống như muốn hướng đến đức hạnh ngay thẳng, không vướng bận danh lợi thế gian, có đủ nghị lực và trí tuệ để thoát khỏi cám dỗ đen tối, từ đó càng tỏa sáng bằng vẻ đẹp chính mình.

Thông qua hình ảnh đó, Đại Thế Chí Bồ tát tay cầm nhành hoa sen chính là biểu trưng cho đức tinh tấn và ánh sáng trí tuệ cũng như là sự thanh tịnh mà Ngài mang lại cho chúng sinh.

Cách thờ cúng Tam Thánh Phật chuẩn theo nhà Phật

Phật tử thỉnh tượng Tam Thánh Phật về thờ cúng tại gia
Phật tử thỉnh tượng Tam Thánh Phật về thờ cúng tại gia.

Bởi Tam Thánh Phật chính là hiện thân của những điều tốt đẹp, từ bi và trí tuệ. Chính vì thế ngày nay nhiều Phật tử Tịnh Độ có xu hướng thỉnh tượng thờ cúng tại gia, để sau khi chết được chư Phật và Bồ tát rước về cõi Cực lạc. Nhưng vì liên quan đến vấn đề tâm linh nên chắc chắn việc thờ cúng sẽ phải thận trọng, tránh những điều cấm kỵ. Bạn có thể tham khảo vài lưu ý dưới đây khi thờ bộ tượng Tam Thánh Phật:

  • Đầu tiên, nếu thỉnh Phật về thờ thì cần phải xuất phát từ tâm, luôn hướng lòng tin và tôn kính với chư Phật và Bồ tát. Trước khi thỉnh có thể tham khảo ý kiến từ những nhà sư nhằm chọn được tượng hợp phong thủy với bản mệnh gia chủ.
  • Cần chọn kỹ càng, lựa những tượng thiết kế đẹp, chất lượng, tránh những tượng bị sứt mẻ hay hư hỏng.
  • Đồng thời không quên mời sư thầy về làm lễ, khai quang tượng, rồi mới thỉnh về nhà thờ phượng.
  • Cần chọn ngày lành tháng tốt để thỉnh bộ tượng Tam Thánh Phật về nhà. Sau đó, gia chủ nên tiến hành làm lễ an vị cho các vị Phật. Đặc biệt, bắt buộc cần xác định vị trí đặt tượng, đây là yếu tố rất quan trọng. Bàn thờ Phật phải được đặt trên cao và trang nghiêm trong nhà.
  • Chuẩn bị đầy đủ và chính xác các vật phẩm thờ cúng chư Phật như: bình hoa, mâm bồng, bát nhang, ly nước….. và kích thước bàn thờ phải phù hợp với kích thước tượng.

Với những chia sẻ trong bài viết này, PGVN hy vọng có thể giúp ích cho những Phật tử đang có ý định thờ cúng bộ tượng Tam Thánh Phật. Chúng tôi tin rằng, chỉ cần xuất phát từ cái tâm thánh thiện, Phật luôn sống trong tâm thì may mắn và bình an sẽ tự đến với bạn.

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Nghiên cứu

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button