Tử vi

Tạp ghi về khoa Tử Vi

Bài viết của tác giả Phong Nguyên

Vì nhận thấy tờ “Khoa Học Huyền Bí” rất có giá trị và đứng đắn về nhiều phương diện, nhất là về mục Tử Vi, nên tôi chẳng ngại tài hèn sức mọn ghi lại trong bài này những điều tôi đã học hỏi được nơi các vị cao thâm về Tử Vi, những điều mà tôi không thấy nêu ra trong các sách Tử Vi đã xuất bản (hoặc là có trong một cuốn nào đó mà tôi không được may mắn đọc tới). Ngõ hầu tỏ bày được cảm tình với tờ KHHB đồng thời giúp ích được phần nào các bạn đã và đang nghiên cứu khoa Tử Vi, một môn mà tôi ước mong sẽ trường tồn và phát triển mãi mãi.

Dưới đây chỉ là những điều lặt vặt, nhưng khá khác lạ, mà tôi đã ghi lại được nên không có hệ thống, và do đó tôi đã để đề mục “Tạp ghi về Khoa Tử Vi”

Bạn đang xem: Tạp ghi về khoa Tử Vi

Các sao Địa Không và Địa Kiếp

Một lần tập coi Tử Vi cho một người bạn, tôi thấy lá số của anh ta có Không Kiếp cư Quan tại Tỵ nên vội vàng bảo anh ta thế nào cũng có ngày mạnh về công danh mặc dù không bền vững, lâu dài. Nhưng bẵng đi một thời gian, khoảng 10 năm sau, tình cờ gặp anh ta, tôi được biết là chẳng có phát gì cả, mặc dầu đã vào hạn tốt rồi. Anh ta nói rõ là chỉ hơn một chút thôi. Tôi lấy làm lạ và đặt vấn đề với một đàn anh về Tử Vi. Vị này giảng cho tôi rõ là chỉ có những tuổi đại hạn đi nghịch (tức là Âm Nam-Dương Nữ) thì mới ăn được 2 sao Không Kiếp ở Tỵ hoặc Hợi và còn phải là Hỏa hoặc Thổ Mệnh nữa mới ăn trọn vẹn (lẽ tất nhiên chỉ phát khi có môi trường tốt, tức là đại hạn tốt, còn qua đại hạn kém là lại xuống luôn vì Không Kiếp có cách hoạnh phát, hoạnh phá). Vị này có đọc cho tôi nghe câu phú:

“Không Kiếp hà hiềm ư Tỵ, Hợi
Nhân mạnh nghịch dĩ thành danh”

Áp dụng vào trường hợp trên. Bấy giờ tôi mới vỡ lẽ và mừng là hiểu thêm được thế nào là “nhân mạnh nghịch” (nghĩa là đại hạn đi ngược chiều kim đồng hồ) và nhớ lại tuổi anh bạn tôi là Nhâm Thân (tức Dương Nam) và là Kim Mệnh. Thành ra anh ta khá hơn được là nhờ Không Kiếp, vì đâu có phát mạnh.

Lại một lần khác, tình cờ gặp hai người bà con nhờ coi về Tử Vi, mà hai người cùng có Không Kiếp đắc địa, một người Không Kiếp cư Tý, một người có Không Kiếp cư Hợi (đây tôi chỉ đề cập tới hai sao Không Kiếp, chứ thực ra cần phải coi nhiều yếu tố khác), tôi mừng là “trúng tủ” nhờ có câu phú trên, nhưng đến khi hai người đó hỏi tôi là Không Kiếp đắc địa tại Tỵ tốt hay Hợi tốt thì tôi thú thực tôi thấy bí. Nếu lấy Ngũ Hành ra mà suy thì lại càng lúng túng hoặc ít ra cúng không xác đáng vì nếu nói Không Kiếp là Hỏa cư Tỵ cũng là Hỏa thì tốt hơn cư Hợi là Thủy (vì Thủy khắc Hỏa), tuy nghe cũng hơi có lý, nhưng nghĩ kỹ lại thì tại sao Không Kiếp lại đắc địa ở cung Thủy (Hợi) thì lại vô lý. Do đó, tôi lại đành bảo là đắc địa ở hai cung cũng như nhau, nhưng hôm sau tôi phải mò tới nhà vị đàn anh kể trên để hỏi về điểm đó.

Đây là câu giải thích của vị đó:

“Ông hẳn đồng ý với tôi là Không Kiếp đều là hung tinh, hay nói khác đi đều là “tướng cướp” (ông đó hay ví von dí dỏm) cho nên ban đêm chúng làm ăn dễ hơn ban ngày, dễ tẩu thoát hơn, vấn biết thời nay vấn đề ăn cướp ban ngày không phải là khó khăn, nhưng nói về sự hợp lý bình thường thì ban đêm mới là môi trường thuận lợi cho các kẻ cướp. Do đó, nếu Không Kiếp cư Tỵ (tức là ban ngày) không phát mạnh bằng cư Hợi (ban đêm). Lẽ dĩ nhiên là nói hai trường hợp tương đương nhau về các điểm tốt khác, chứ không phải cứ căn cứ vào Không Kiếp mà võ đoán như vậy”.

Mệnh vô chính diệu đắc tam Không

Hầu như trong mọi sách Tử Vi đều có ghi câu “Mệnh Vô Chính Diệu đắc Tam Không nhi phú quý khả kỳ”, và chắc hẳn những người nghiên cứu Tử Vi đều đã hiểu rõ nghĩa. Tuy có rất nhiều lá số có cách trên mà chẳng thấy “phú quý khả kỳ” gì hết, nghĩa là vẫn cứ nghèo hoặc trung lưu là cùng, mặc dù các lá số đó đều đúng giờ sanh hết, trong khi đó tôi có một người bà con (hiện giờ đáng gọi là đại thương gia) có cách này. Như thế tức là câu phú trên cũng vẫn có trường hợp rất ứng, nhưng nhiều trường hợp trật. Khi đã bí, lẽ tất nhiên tôi phải đi tham khảo những vị cao thâm về Tử Vi. Và về điểm này hầu như vị nào cũng giảng giống nhau là phải căn cứ vào câu phú “Tam Không Độc Thủ phú quý song toàn”, có nghĩa là khi mệnh của mình vô chính diệu được tam không hội hợp mà là con một (độc thủ có nghĩa là chỉ có một mình, chứ không phải là “ba không” độc chiếm cung Mệnh) trong gia đình thì mới giàu sang, nhưng vị nào cũng công nhận rằng hai chữ “khả kỳ” vẫn đúng trong trường hợp này vì sự giàu sang lên xuống bất thường lắm. Cho tới ngày nay tôi ngẫm thấy rất đúng vì người bà con giàu sang nói trên của tôi cũng đã có lúc gần như sạt nghiệp, tiền chợ không có chứ chưa nói đến gì cao xa, nhưng đã có hai lần rất “khả kỳ” vì đùng một cái lên triệu phú như máy bay phản lực. Không biết sau này có thể vững được lâu dài không. Đó là chuyện tương lai. Còn những lá số kia quả thật tôi thấy người nào cũng đông anh em nên lấy đâu ra “độc thủ”. Vì lẽ đó, mấy vị Tử Vi mà tôi tham khảo có nói thêm là nếu thấy lá số ai có cách như vậy mà đông anh em thì nhắm vào các yếu tố khác mà đoán hay dở chứ tam không đối với lá số đó kể như “phá”… Do đó, khi “tam không” đã không thành vấn đề thì “nhất không” hay “nhị không” cũng không cần quan tâm nữa. Tuy nhiên khi mệnh vô chính diệu có Tuần hoặc Triệt án ngữ ngay tại cung thì vẫn hay hơn mệnh vô chính diệu đơn thuần nhiều. Vậy ta cũng không nên áp dụng máy móc quá.

Thái Dương cư Tý

Nói chung, mọi sách về Tử Vi đều nói là từ Dần đến Thân là những cung sáng sủa đối với Thái Dương, còn từ Dậu đến Sửu là tối tăm cho mặt trời. Thế mà có một vị giỏi tử vi đã giảng cho tôi là Thái Dương cư Tý tuy không phải là tốt đẹp, sáng sủa nhưng cũng dùng được vì mặt trời ở đáy nước (cung Tý là Thủy) thì cứ âm ỷ nóng chứ không lộ ra ngoài cho nên ai có Thái Dương cư Tý thường thường là người cứ ngấm ngầm cố gắng mà thành công, học cái gì cũng âm thầm, nếu có thêm các sao về văn học thì vẫn thành đạt đến mức cao khoa tuy không ai biết đến. Tôi có hỏi thêm tại sao ở cung Hợi cũng là thủy mà sao Thái Dương lại không hợp được chút nào thì vị đó giải đáp là cung Tý là Dương thì mới hợp với mặt trời (còn cung Hợi là Âm), hơn nữa giờ Tý tức là giờ đầu của ban ngày mặc dầu trời vẫn tối đen, còn giờ Hợi thì thuộc về ban đêm hoàn toàn. Tôi đã nghiệm nhiều lá số đúng như thế, là những người đã lỡ phá ngang về học vấn mà nay có kiến thức rất rộng và còn có người đậu Cử Nhân khi đã lớn tuổi vì Thái Dương cư Tý bao giờ cũng phát rất chậm, lâu dài, nhưng hơi… “chì”.

Vì thế, theo thiển ý, nhiều khi Thái Dương cư Ngọ tuy rất tốt nhưng có khi còn thua anh Thái Dương cư Tý ở chỗ không được lâu bền. Về mục Thái Dương cư Ngọ đã có nhiều vị bàn tới rồi nên tôi thấy nói thêm cũng vô ích.

(Theo tạp chí Khoa Học Huyền Bí)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Tạp ghi về khoa Tử Vi

Bài viết của tác giả Phong Nguyên

Vì nhận thấy tờ “Khoa Học Huyền Bí” rất có giá trị và đứng đắn về nhiều phương diện, nhất là về mục Tử Vi, nên tôi chẳng ngại tài hèn sức mọn ghi lại trong bài này những điều tôi đã học hỏi được nơi các vị cao thâm về Tử Vi, những điều mà tôi không thấy nêu ra trong các sách Tử Vi đã xuất bản (hoặc là có trong một cuốn nào đó mà tôi không được may mắn đọc tới). Ngõ hầu tỏ bày được cảm tình với tờ KHHB đồng thời giúp ích được phần nào các bạn đã và đang nghiên cứu khoa Tử Vi, một môn mà tôi ước mong sẽ trường tồn và phát triển mãi mãi.

Dưới đây chỉ là những điều lặt vặt, nhưng khá khác lạ, mà tôi đã ghi lại được nên không có hệ thống, và do đó tôi đã để đề mục “Tạp ghi về Khoa Tử Vi”

Các sao Địa Không và Địa Kiếp

Một lần tập coi Tử Vi cho một người bạn, tôi thấy lá số của anh ta có Không Kiếp cư Quan tại Tỵ nên vội vàng bảo anh ta thế nào cũng có ngày mạnh về công danh mặc dù không bền vững, lâu dài. Nhưng bẵng đi một thời gian, khoảng 10 năm sau, tình cờ gặp anh ta, tôi được biết là chẳng có phát gì cả, mặc dầu đã vào hạn tốt rồi. Anh ta nói rõ là chỉ hơn một chút thôi. Tôi lấy làm lạ và đặt vấn đề với một đàn anh về Tử Vi. Vị này giảng cho tôi rõ là chỉ có những tuổi đại hạn đi nghịch (tức là Âm Nam-Dương Nữ) thì mới ăn được 2 sao Không Kiếp ở Tỵ hoặc Hợi và còn phải là Hỏa hoặc Thổ Mệnh nữa mới ăn trọn vẹn (lẽ tất nhiên chỉ phát khi có môi trường tốt, tức là đại hạn tốt, còn qua đại hạn kém là lại xuống luôn vì Không Kiếp có cách hoạnh phát, hoạnh phá). Vị này có đọc cho tôi nghe câu phú:

“Không Kiếp hà hiềm ư Tỵ, Hợi
Nhân mạnh nghịch dĩ thành danh”

Áp dụng vào trường hợp trên. Bấy giờ tôi mới vỡ lẽ và mừng là hiểu thêm được thế nào là “nhân mạnh nghịch” (nghĩa là đại hạn đi ngược chiều kim đồng hồ) và nhớ lại tuổi anh bạn tôi là Nhâm Thân (tức Dương Nam) và là Kim Mệnh. Thành ra anh ta khá hơn được là nhờ Không Kiếp, vì đâu có phát mạnh.

Lại một lần khác, tình cờ gặp hai người bà con nhờ coi về Tử Vi, mà hai người cùng có Không Kiếp đắc địa, một người Không Kiếp cư Tý, một người có Không Kiếp cư Hợi (đây tôi chỉ đề cập tới hai sao Không Kiếp, chứ thực ra cần phải coi nhiều yếu tố khác), tôi mừng là “trúng tủ” nhờ có câu phú trên, nhưng đến khi hai người đó hỏi tôi là Không Kiếp đắc địa tại Tỵ tốt hay Hợi tốt thì tôi thú thực tôi thấy bí. Nếu lấy Ngũ Hành ra mà suy thì lại càng lúng túng hoặc ít ra cúng không xác đáng vì nếu nói Không Kiếp là Hỏa cư Tỵ cũng là Hỏa thì tốt hơn cư Hợi là Thủy (vì Thủy khắc Hỏa), tuy nghe cũng hơi có lý, nhưng nghĩ kỹ lại thì tại sao Không Kiếp lại đắc địa ở cung Thủy (Hợi) thì lại vô lý. Do đó, tôi lại đành bảo là đắc địa ở hai cung cũng như nhau, nhưng hôm sau tôi phải mò tới nhà vị đàn anh kể trên để hỏi về điểm đó.

Đây là câu giải thích của vị đó:

“Ông hẳn đồng ý với tôi là Không Kiếp đều là hung tinh, hay nói khác đi đều là “tướng cướp” (ông đó hay ví von dí dỏm) cho nên ban đêm chúng làm ăn dễ hơn ban ngày, dễ tẩu thoát hơn, vấn biết thời nay vấn đề ăn cướp ban ngày không phải là khó khăn, nhưng nói về sự hợp lý bình thường thì ban đêm mới là môi trường thuận lợi cho các kẻ cướp. Do đó, nếu Không Kiếp cư Tỵ (tức là ban ngày) không phát mạnh bằng cư Hợi (ban đêm). Lẽ dĩ nhiên là nói hai trường hợp tương đương nhau về các điểm tốt khác, chứ không phải cứ căn cứ vào Không Kiếp mà võ đoán như vậy”.

Mệnh vô chính diệu đắc tam Không

Hầu như trong mọi sách Tử Vi đều có ghi câu “Mệnh Vô Chính Diệu đắc Tam Không nhi phú quý khả kỳ”, và chắc hẳn những người nghiên cứu Tử Vi đều đã hiểu rõ nghĩa. Tuy có rất nhiều lá số có cách trên mà chẳng thấy “phú quý khả kỳ” gì hết, nghĩa là vẫn cứ nghèo hoặc trung lưu là cùng, mặc dù các lá số đó đều đúng giờ sanh hết, trong khi đó tôi có một người bà con (hiện giờ đáng gọi là đại thương gia) có cách này. Như thế tức là câu phú trên cũng vẫn có trường hợp rất ứng, nhưng nhiều trường hợp trật. Khi đã bí, lẽ tất nhiên tôi phải đi tham khảo những vị cao thâm về Tử Vi. Và về điểm này hầu như vị nào cũng giảng giống nhau là phải căn cứ vào câu phú “Tam Không Độc Thủ phú quý song toàn”, có nghĩa là khi mệnh của mình vô chính diệu được tam không hội hợp mà là con một (độc thủ có nghĩa là chỉ có một mình, chứ không phải là “ba không” độc chiếm cung Mệnh) trong gia đình thì mới giàu sang, nhưng vị nào cũng công nhận rằng hai chữ “khả kỳ” vẫn đúng trong trường hợp này vì sự giàu sang lên xuống bất thường lắm. Cho tới ngày nay tôi ngẫm thấy rất đúng vì người bà con giàu sang nói trên của tôi cũng đã có lúc gần như sạt nghiệp, tiền chợ không có chứ chưa nói đến gì cao xa, nhưng đã có hai lần rất “khả kỳ” vì đùng một cái lên triệu phú như máy bay phản lực. Không biết sau này có thể vững được lâu dài không. Đó là chuyện tương lai. Còn những lá số kia quả thật tôi thấy người nào cũng đông anh em nên lấy đâu ra “độc thủ”. Vì lẽ đó, mấy vị Tử Vi mà tôi tham khảo có nói thêm là nếu thấy lá số ai có cách như vậy mà đông anh em thì nhắm vào các yếu tố khác mà đoán hay dở chứ tam không đối với lá số đó kể như “phá”… Do đó, khi “tam không” đã không thành vấn đề thì “nhất không” hay “nhị không” cũng không cần quan tâm nữa. Tuy nhiên khi mệnh vô chính diệu có Tuần hoặc Triệt án ngữ ngay tại cung thì vẫn hay hơn mệnh vô chính diệu đơn thuần nhiều. Vậy ta cũng không nên áp dụng máy móc quá.

Thái Dương cư Tý

Nói chung, mọi sách về Tử Vi đều nói là từ Dần đến Thân là những cung sáng sủa đối với Thái Dương, còn từ Dậu đến Sửu là tối tăm cho mặt trời. Thế mà có một vị giỏi tử vi đã giảng cho tôi là Thái Dương cư Tý tuy không phải là tốt đẹp, sáng sủa nhưng cũng dùng được vì mặt trời ở đáy nước (cung Tý là Thủy) thì cứ âm ỷ nóng chứ không lộ ra ngoài cho nên ai có Thái Dương cư Tý thường thường là người cứ ngấm ngầm cố gắng mà thành công, học cái gì cũng âm thầm, nếu có thêm các sao về văn học thì vẫn thành đạt đến mức cao khoa tuy không ai biết đến. Tôi có hỏi thêm tại sao ở cung Hợi cũng là thủy mà sao Thái Dương lại không hợp được chút nào thì vị đó giải đáp là cung Tý là Dương thì mới hợp với mặt trời (còn cung Hợi là Âm), hơn nữa giờ Tý tức là giờ đầu của ban ngày mặc dầu trời vẫn tối đen, còn giờ Hợi thì thuộc về ban đêm hoàn toàn. Tôi đã nghiệm nhiều lá số đúng như thế, là những người đã lỡ phá ngang về học vấn mà nay có kiến thức rất rộng và còn có người đậu Cử Nhân khi đã lớn tuổi vì Thái Dương cư Tý bao giờ cũng phát rất chậm, lâu dài, nhưng hơi… “chì”.

Vì thế, theo thiển ý, nhiều khi Thái Dương cư Ngọ tuy rất tốt nhưng có khi còn thua anh Thái Dương cư Tý ở chỗ không được lâu bền. Về mục Thái Dương cư Ngọ đã có nhiều vị bàn tới rồi nên tôi thấy nói thêm cũng vô ích.

(Theo tạp chí Khoa Học Huyền Bí)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button