Tử vi

Thái Âm – can Mậu hóa Quyền

Thông thường Thái Âm hóa Quyền có thể mang lại tính chất Cát – Lợi. Ý nghĩa trực tiếp nhất là làm mạnh thêm quyền kiểm soát tài chính. Nhưng cần chú ý, “tài tinh” Thái âm khác với “tài tinh” Vũ khúc. Nếu so sánh, thì Thái âm mang ý nghĩa trìu tượng, nên “quyền tài chính” không phải là giầu có, mà là nói mệnh tạo có thể vận dụng tiền bạc một cách tốt nhất (ở xã hội hiện đại, người trong giới làm ăn kinh doanh thường có tính chất này).

Đối với Thái âm lạc hãm, lúc hóa Quyền sẽ giúp cải thiện một số tính chất xấu. Ví dụ: vốn bất lợi đối với mẹ, chị em gái, hoặc vợ và con gái, nhưng khi hóa Quyền thì giảm nhẹ tình huống bất lợi, như “sinh ly” thì biến thành “gặp nhau ít mà xa nhau nhiều”,.v.v… Cần phải xem tình hình cụ thể của từng vận hạn mà định. Có điều, nếu Thái âm lạc hãm bị hóa thành sao Kị ở nguyên cục, mà lúc ở đại hạn hoặc lưu niên lại hóa thành sao Quyền, thì thường sẽ biến thành lực “kích phát” rất bất lợi.

Nam mệnh Thái âm hóa Quyền sẽ có sức hút đặc biệt đối với người khác giới. Nhưng tình cảm dành cho người khác giới vẫn có lý trí, không giống như Thái âm hóa Lộc quá thiên nạng về tình cảm.

Bạn đang xem: Thái Âm – can Mậu hóa Quyền

Nữ mệnh Thái âm hóa Quyền, chủ về có “thuật” chế ngự chồng, tuy chế ngự chồng, nhưng người ngoài khác không nhận thấy đó là chế ngự chồng, mà vẫn chỉ thấy họ là người phụ nữ hiền thục. Nữ mệnh mà cung Phúc đức là Thái âm hóa Quyền thì có tính chất khác, đó là tình cảm dành cho chồng thường kém mặn nồng (lạnh nhạt), khác với Thái âm hóa Quyền ở cung Mệnh có tình cảm vợ chồng tốt đẹp hơn.

Tinh hệ “Thiên đồng Thái âm” đồng độ thủ Mệnh ở hai cung Tý hoặc Ngọ, mà Thái âm hóa Quyền hội với “Thiên cơ Thiên lương” cư Quan mà Thiên cơ hóa Kị, và mượn “Thái dương Cự môn” nhập cung Tài để hội hợp có Thái dương hóa Khoa. Cung Mệnh gặp Kình dương Đà la, hoặc đồng độ với Kình dương. Nhóm tinh hệ này, Thái âm hóa Quyền có Thái dương hóa Khoa hội chiếu, thông thường đều có biểu hiện tốt lành. Cung Quan Thiên cơ hóa Kị, chủ về sự nghiệp có nhiều biến động thay đổi, dù ở cùng một nơi làm việc cũng chủ về liên tiếp bị điều động sang nhiều cương vị công tác khác nhau. Hơn nữa trong nhiều tình huống, mệnh tạo sẽ không chuyên một nghề, cũng chính vì bị thay đổi quá nhiều lần, nên dù có khéo thay đổi thì thu nhập thực tế cũng không nhiều. Chỉ trong tình hình có các sao Phụ diệu, Tá diệu hội hợp có tác động tích cực thì sự nghiệp mới hơi ổn định, thu nhập cũng khá hơn, những vẫn thuộc tính chất “danh lớn hơn lợi”. Ở lưu niên hay đại hạn gặp nhóm tinh hệ này, thường thường chuyển biến thành vận trình có tính sáng tạo. Có lúc còn tốt hơn so với gặp nhóm tinh hệ này ở nguyên cục.

Tinh hệ “Thái dương Thái âm” đồng độ thủ Mệnh ở hai cung Sửu hoặc Mùi, mà Thái âm hóa Quyền còn Thái dương hóa Khoa, tương hội Thiên lương độc tọa cư Quan, và mượn “Thiên cơ Cự môn” nhập cung Tài để hội hợp, mà thiên cơ hóa Kị. Trường hợp ở cung Sửu thì “Thái dương Thái âm” có thể gặp Lộc tồn. Nhật Nguyệt đồng độ với đã có ý nghĩa “chợt âm chợt dương”, có ý vị mâu thuẫn, lúc thì tích cực, lúc thì tiêu cực. Thái âm hóa Quyền làm tăng thu hoạch, Thái dương hóa Khoa làm tăng sự phát tán, hai tính chất này dễ gây ra xung đột mâu thuẫn về tâm trạng. Do cung Quan là Thiên lương, vì vậy cũng dễ xuất hiện biến động thay đổi và bị quấy nhiễu, gây khó khăn về phương diện sự nghiệp. Cung Tài là Thiên cơ hóa Kị đồng độ với Cự môn, chủ về lao tâm tổn thần cực độ, cho dù ở đại hạn hay lưu niên cũng thường có hiện tượng đồng dạng.

Tinh hệ “Thiên cơ Thái âm” đồng độ thủ Mệnh ở hai cung Dần hoặc Thân, mà Thiên cơ hóa Kị, Thái âm hóa Quyền, gặp Đà La, các sao hội hợp là Thiên lương độc tọa cư Quan và Thiên đồng độc tọa cư Tài. Do hai sao Hóa của Cơ Âm có tính chất xung đột nhau, Thái âm hóa Quyền chủ về ổn định, Thiên cơ hóa Kị lại chủ về biến thiên, do vậy thường diễn hóa thành bất ổn trong công việc bình thường, thích đi đường tắc để tìm sự thay đổi, nhất là dễ theo đuổi hư danh, làm ảnh hưởng đến sự thành tựu của bản thân. Tinh hệ này còn bất lợi về tình cảm, nhất là nữ mệnh, tuy giỏi “chế ngự” chồng, nhưng tình cảm vợ chồng lại rất ngăn cách. Có điều, người ngoài lại vẫn cứ tưởng hai vợ chồng rất ân ái, tính chất này càng nặng nếu “Thiên cơ Thái âm” ở cung Thân. Ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp tổ hợp tinh hệ này, thường thường là mất cơ hội thay đổi.

Thái âm độc tọa thủ Mệnh hóa Quyền ở hai cung Mão hoặc Dậu (ở Dậu thì Thái âm có thể hội Lộc tồn ở cung Tị), Thiên đồng ở đối cung, có Thái dương hóa Khoa cư Tài và Thiên lương độc tọa cư Quan. Thái dương và Thái âm ở riêng hai cung, sự xung đột ít hơn, do đó tính chất không ổn định cũng ít hơn. Nhưng lại dễ biến thành an phận trong hiện trạng, kế hoạch của bản thân không thông suốt, nên ảnh hưởng đến sự thành tựu. Muốn luận đoán thực tế mệnh cách là cao hay thấp, cần phải xem xét kỹ các đại hạn mà định, từ đó có thể nắm được “tiên cơ” để tiến hành phép “tìm cát tránh hung”. Thông thường tinh hệ này bất lợi về tình cảm và hôn nhân, thường có khuynh hướng tái hôn. Người vợ nguyên phối dễ bị tình trạng tính cách không hợp nhau. Kết hôn muộn cũng là phép “tìm cát tránh hung” nên tính đến. Ở đại hạn hay lưu niên mà gặp tinh hệ này, nên nắm chắc cơ hội phát triển.

Thái âm độc tọa thủ Mệnh hóa Quyền ở hai cung Thìn hoặc Tuất, có Thái dương hóa Khoa ở đối cung, gặp Kình Đà, hoặc có Đà La hội chiếu, hội hợp với “Thiên đồng thiên lương” cư Quan và Thiên cơ hóa Kị cư Tài. Thái âm ở hai cung độ này là rơi vào “thiên la địa võng”, còn có bản chất không điều hòa với Thái dương, gây ra ý vị xung đột, hơi giống tình trạng hai sao này đồng cung ở Sửu Mùi, chỉ khác nhau là không xung đột trực tiếp. Vì vậy người Thái âm hóa Quyền ở hai cung Sửu hoặc Mùi có thể bỗng nhiên lập ra một kế hoạch, rồi cũng bỗng nhiên hủy bỏ kế hoạch đó. Nhưng ở hai cung Thìn hoặc Tuất, thì lại hay trì hoãn, kéo dài, không thực hiện ngay kế hoạch, mà cũng không hủy bỏ kế hoạch. Trì hoãn ở đây còn mang hàm nghĩa “đầu voi đuôi chuột”. Thêm vào đó cung Tài là Thiên cơ hóa Kị, chủ về có được đồng tiền thì rất hao tâm tổn lực, khác với Thái âm hóa Quyền ở hai cung Sửu hoặc Mùi. “Thiên đồng Thiên lương” ở cung Quan chủ về phải rất vất vả về ăn nói, thuyết phục, giải trình. Đây là đặc điểm của Thái âm hóa Quyền ở “Thiên la Địa võng”. Trong vận hạn mà gặp tinh hệ này, thì không có bản chất như đã thuật ở trên, cần phải xét kỹ các sao Phụ diệu, Tá diệu, Sát tinh, Hóa diệu, hội hợp thực tế để định cát – hung.

Thái âm hóa Quyền thủ Mệnh, độc tọa ở hai cung Tị hoặc Hợi, ắt sẽ gặp Lộc tồn và đối nhau với Thiên cơ hóa Kị. Mượn “Thiên đồng Cự môn” nhập cung Tài để hội hợp, cùng hội hợp “Thái dương Thiên lương” ở cung Quan mà Thái dương hóa Khoa. Trong hai cung, Thái âm ở cung Hợi tốt hơn nhiều so với ở cung Tị. Có điều bất kể là cung Tị hay cung Hợi, đều là cách “Lộc gặp Thái âm”, chủ về gặp nhiều rắc rối về tình cảm, nhưng giỏi quản lý tài chính. Sau khi sự nghiệp ổn định thì tình cảm và sự nghiệp lại đều không ổn định, nhưng nguồn tiền tài lại cực kỳ thịnh vượng. Sự nghiệp không ổn định ở đây cũng chưa hẳn là khuyết điểm, bởi vì khi Thái âm hóa Quyền thì chủ động tìm sự thay đổi, thường có thể phát triển tốt hơn. Ở đại hạn hay lưu niên cũng có ý vị thay đổi theo hướng tốt.

(Dẫn theo blog Trần Nhật Thành)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Thái Âm - can Mậu hóa Quyền

Thông thường Thái Âm hóa Quyền có thể mang lại tính chất Cát – Lợi. Ý nghĩa trực tiếp nhất là làm mạnh thêm quyền kiểm soát tài chính. Nhưng cần chú ý, “tài tinh” Thái âm khác với “tài tinh” Vũ khúc. Nếu so sánh, thì Thái âm mang ý nghĩa trìu tượng, nên “quyền tài chính” không phải là giầu có, mà là nói mệnh tạo có thể vận dụng tiền bạc một cách tốt nhất (ở xã hội hiện đại, người trong giới làm ăn kinh doanh thường có tính chất này).

Đối với Thái âm lạc hãm, lúc hóa Quyền sẽ giúp cải thiện một số tính chất xấu. Ví dụ: vốn bất lợi đối với mẹ, chị em gái, hoặc vợ và con gái, nhưng khi hóa Quyền thì giảm nhẹ tình huống bất lợi, như “sinh ly” thì biến thành “gặp nhau ít mà xa nhau nhiều”,.v.v… Cần phải xem tình hình cụ thể của từng vận hạn mà định. Có điều, nếu Thái âm lạc hãm bị hóa thành sao Kị ở nguyên cục, mà lúc ở đại hạn hoặc lưu niên lại hóa thành sao Quyền, thì thường sẽ biến thành lực “kích phát” rất bất lợi.

Nam mệnh Thái âm hóa Quyền sẽ có sức hút đặc biệt đối với người khác giới. Nhưng tình cảm dành cho người khác giới vẫn có lý trí, không giống như Thái âm hóa Lộc quá thiên nạng về tình cảm.

Nữ mệnh Thái âm hóa Quyền, chủ về có “thuật” chế ngự chồng, tuy chế ngự chồng, nhưng người ngoài khác không nhận thấy đó là chế ngự chồng, mà vẫn chỉ thấy họ là người phụ nữ hiền thục. Nữ mệnh mà cung Phúc đức là Thái âm hóa Quyền thì có tính chất khác, đó là tình cảm dành cho chồng thường kém mặn nồng (lạnh nhạt), khác với Thái âm hóa Quyền ở cung Mệnh có tình cảm vợ chồng tốt đẹp hơn.

Tinh hệ “Thiên đồng Thái âm” đồng độ thủ Mệnh ở hai cung Tý hoặc Ngọ, mà Thái âm hóa Quyền hội với “Thiên cơ Thiên lương” cư Quan mà Thiên cơ hóa Kị, và mượn “Thái dương Cự môn” nhập cung Tài để hội hợp có Thái dương hóa Khoa. Cung Mệnh gặp Kình dương Đà la, hoặc đồng độ với Kình dương. Nhóm tinh hệ này, Thái âm hóa Quyền có Thái dương hóa Khoa hội chiếu, thông thường đều có biểu hiện tốt lành. Cung Quan Thiên cơ hóa Kị, chủ về sự nghiệp có nhiều biến động thay đổi, dù ở cùng một nơi làm việc cũng chủ về liên tiếp bị điều động sang nhiều cương vị công tác khác nhau. Hơn nữa trong nhiều tình huống, mệnh tạo sẽ không chuyên một nghề, cũng chính vì bị thay đổi quá nhiều lần, nên dù có khéo thay đổi thì thu nhập thực tế cũng không nhiều. Chỉ trong tình hình có các sao Phụ diệu, Tá diệu hội hợp có tác động tích cực thì sự nghiệp mới hơi ổn định, thu nhập cũng khá hơn, những vẫn thuộc tính chất “danh lớn hơn lợi”. Ở lưu niên hay đại hạn gặp nhóm tinh hệ này, thường thường chuyển biến thành vận trình có tính sáng tạo. Có lúc còn tốt hơn so với gặp nhóm tinh hệ này ở nguyên cục.

Tinh hệ “Thái dương Thái âm” đồng độ thủ Mệnh ở hai cung Sửu hoặc Mùi, mà Thái âm hóa Quyền còn Thái dương hóa Khoa, tương hội Thiên lương độc tọa cư Quan, và mượn “Thiên cơ Cự môn” nhập cung Tài để hội hợp, mà thiên cơ hóa Kị. Trường hợp ở cung Sửu thì “Thái dương Thái âm” có thể gặp Lộc tồn. Nhật Nguyệt đồng độ với đã có ý nghĩa “chợt âm chợt dương”, có ý vị mâu thuẫn, lúc thì tích cực, lúc thì tiêu cực. Thái âm hóa Quyền làm tăng thu hoạch, Thái dương hóa Khoa làm tăng sự phát tán, hai tính chất này dễ gây ra xung đột mâu thuẫn về tâm trạng. Do cung Quan là Thiên lương, vì vậy cũng dễ xuất hiện biến động thay đổi và bị quấy nhiễu, gây khó khăn về phương diện sự nghiệp. Cung Tài là Thiên cơ hóa Kị đồng độ với Cự môn, chủ về lao tâm tổn thần cực độ, cho dù ở đại hạn hay lưu niên cũng thường có hiện tượng đồng dạng.

Tinh hệ “Thiên cơ Thái âm” đồng độ thủ Mệnh ở hai cung Dần hoặc Thân, mà Thiên cơ hóa Kị, Thái âm hóa Quyền, gặp Đà La, các sao hội hợp là Thiên lương độc tọa cư Quan và Thiên đồng độc tọa cư Tài. Do hai sao Hóa của Cơ Âm có tính chất xung đột nhau, Thái âm hóa Quyền chủ về ổn định, Thiên cơ hóa Kị lại chủ về biến thiên, do vậy thường diễn hóa thành bất ổn trong công việc bình thường, thích đi đường tắc để tìm sự thay đổi, nhất là dễ theo đuổi hư danh, làm ảnh hưởng đến sự thành tựu của bản thân. Tinh hệ này còn bất lợi về tình cảm, nhất là nữ mệnh, tuy giỏi “chế ngự” chồng, nhưng tình cảm vợ chồng lại rất ngăn cách. Có điều, người ngoài lại vẫn cứ tưởng hai vợ chồng rất ân ái, tính chất này càng nặng nếu “Thiên cơ Thái âm” ở cung Thân. Ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp tổ hợp tinh hệ này, thường thường là mất cơ hội thay đổi.

Thái âm độc tọa thủ Mệnh hóa Quyền ở hai cung Mão hoặc Dậu (ở Dậu thì Thái âm có thể hội Lộc tồn ở cung Tị), Thiên đồng ở đối cung, có Thái dương hóa Khoa cư Tài và Thiên lương độc tọa cư Quan. Thái dương và Thái âm ở riêng hai cung, sự xung đột ít hơn, do đó tính chất không ổn định cũng ít hơn. Nhưng lại dễ biến thành an phận trong hiện trạng, kế hoạch của bản thân không thông suốt, nên ảnh hưởng đến sự thành tựu. Muốn luận đoán thực tế mệnh cách là cao hay thấp, cần phải xem xét kỹ các đại hạn mà định, từ đó có thể nắm được “tiên cơ” để tiến hành phép “tìm cát tránh hung”. Thông thường tinh hệ này bất lợi về tình cảm và hôn nhân, thường có khuynh hướng tái hôn. Người vợ nguyên phối dễ bị tình trạng tính cách không hợp nhau. Kết hôn muộn cũng là phép “tìm cát tránh hung” nên tính đến. Ở đại hạn hay lưu niên mà gặp tinh hệ này, nên nắm chắc cơ hội phát triển.

Thái âm độc tọa thủ Mệnh hóa Quyền ở hai cung Thìn hoặc Tuất, có Thái dương hóa Khoa ở đối cung, gặp Kình Đà, hoặc có Đà La hội chiếu, hội hợp với “Thiên đồng thiên lương” cư Quan và Thiên cơ hóa Kị cư Tài. Thái âm ở hai cung độ này là rơi vào “thiên la địa võng”, còn có bản chất không điều hòa với Thái dương, gây ra ý vị xung đột, hơi giống tình trạng hai sao này đồng cung ở Sửu Mùi, chỉ khác nhau là không xung đột trực tiếp. Vì vậy người Thái âm hóa Quyền ở hai cung Sửu hoặc Mùi có thể bỗng nhiên lập ra một kế hoạch, rồi cũng bỗng nhiên hủy bỏ kế hoạch đó. Nhưng ở hai cung Thìn hoặc Tuất, thì lại hay trì hoãn, kéo dài, không thực hiện ngay kế hoạch, mà cũng không hủy bỏ kế hoạch. Trì hoãn ở đây còn mang hàm nghĩa “đầu voi đuôi chuột”. Thêm vào đó cung Tài là Thiên cơ hóa Kị, chủ về có được đồng tiền thì rất hao tâm tổn lực, khác với Thái âm hóa Quyền ở hai cung Sửu hoặc Mùi. “Thiên đồng Thiên lương” ở cung Quan chủ về phải rất vất vả về ăn nói, thuyết phục, giải trình. Đây là đặc điểm của Thái âm hóa Quyền ở “Thiên la Địa võng”. Trong vận hạn mà gặp tinh hệ này, thì không có bản chất như đã thuật ở trên, cần phải xét kỹ các sao Phụ diệu, Tá diệu, Sát tinh, Hóa diệu, hội hợp thực tế để định cát – hung.

Thái âm hóa Quyền thủ Mệnh, độc tọa ở hai cung Tị hoặc Hợi, ắt sẽ gặp Lộc tồn và đối nhau với Thiên cơ hóa Kị. Mượn “Thiên đồng Cự môn” nhập cung Tài để hội hợp, cùng hội hợp “Thái dương Thiên lương” ở cung Quan mà Thái dương hóa Khoa. Trong hai cung, Thái âm ở cung Hợi tốt hơn nhiều so với ở cung Tị. Có điều bất kể là cung Tị hay cung Hợi, đều là cách “Lộc gặp Thái âm”, chủ về gặp nhiều rắc rối về tình cảm, nhưng giỏi quản lý tài chính. Sau khi sự nghiệp ổn định thì tình cảm và sự nghiệp lại đều không ổn định, nhưng nguồn tiền tài lại cực kỳ thịnh vượng. Sự nghiệp không ổn định ở đây cũng chưa hẳn là khuyết điểm, bởi vì khi Thái âm hóa Quyền thì chủ động tìm sự thay đổi, thường có thể phát triển tốt hơn. Ở đại hạn hay lưu niên cũng có ý vị thay đổi theo hướng tốt.

(Dẫn theo blog Trần Nhật Thành)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button