Tử vi

THIÊN CƠ

(VƯƠNG ĐÌNH CHI ĐÀM TINH)

(Dịch và bình chú: Hà Phong)

Thiên “Chư tinh vấn đáp” trong “Tử Vi đẩu số toàn thư”, gọi Thiên Cơ là “Thiện toán chi tinh”, cái gọi là “Thiện toán” là chỉ mưu lược, chứ không phải chuyên dùng để chỉ việc tính toán, cũng tức là chỉ “Linh biến cơ mưu”.

Bạn đang xem: THIÊN CƠ

Hóa khí của Thiên Cơ gọi là “Thiện” (善), chữ này có bao hàm thâm ý của cổ nhân, bởi vì mưu kế cơ biến có thể dùng trong chánh đạo, cũng có thể dùng trong tà đạo, cũng tức là chủ chốt ở đặc tính “xảo trá”. Đây chính là điều răn mà cổ nhân muốn truyền lại (此为古人所垂之鉴戒).

Cho nên Hi Di tiên sinh nói rằng: “Thiên Cơ và Thiên Lương cùng Tả Hữu Xương Khúc giao hội, văn thì thanh hiển, võ thì trung lương.” (天机与天梁与左右昌曲交会, 文为清显, 武为忠良.) chính là ứng với chữ “Thiện” này. Nhưng, “Nếu như ở nơi hãm địa, tứ sát xung phá, thì là hạ cục.” (若居陷地, 四煞冲破, 是为下局.), chính là ứng với chữ “Ác” vậy. (Hà Phong: chữ Thiện có thể hiểu là sở trường, là khả năng phát triển sở trường; sở trường phát huy trong chánh đạo, gọi là Thiện; sở trường phát huy trong tà đạo, gọi là Ác).

Suy đoán đẩu số, cần chú ý hóa khí của 14 chính tinh; trong tinh bàn nếu các tính chất và hóa khí (của các chính tinh) tương hợp thì là cát, tương phản (相悖 – tương bội) thì là hung, Thiên Cơ chính là một ví dụ điển hình. Thiên Cơ hội với cát tinh thì là Thiện, là Thuận; hội với sát tinh thì là Ác, là Bội (Hà Phong: trái với đạo lý, sai trái, bậy). Từ đó có thể thấy rằng, Thiên Cơ vô cùng mẫn cảm đối với tính sát hóa của các sao hội hợp với nó (辅佐煞化).

Thiên Cơ Cự Môn đồng độ, gọi là “Cơ Cự đồng lâm cách”, có tính chất đặc thù, người nghiên cứu đẩu số không thể không chú ý.

Cổ ca có câu: “Cự Môn đồng nhất vị, vũ chức trấn biên đình, (cũng) cần Quyền phùng Sát, có thể lập công danh” (巨门同一位, 武职镇边廷, 亦要权逢煞, 方可立功名.), tức là nói đến “Cơ Cự đồng lâm cách”. Chính cách là Thiên Cơ hóa Quyền, gặp Sát ở tam phương chứ không tại bản cung, chủ vũ chức quí hiển.

Cách cục này có rất nhiều biến hóa, nếu như Thiên Cơ hóa Lộc, thì nên theo lĩnh vực “lập kế hoạch” (以计划谋生); nếu Cự Môn hóa Quyền, thì nên phát triển trong ngành truyền thông (利于传播界发展); nhưng nếu như Hóa Kị mà có sát diệu đồng cung, nhất là khi đó là Hỏa Tinh hoặc Linh Tinh, thì là phá cách, không thể luận là theo nghề “lập kế hoạch” hay truyền thông, lúc này chỉ về việc thăng trầm/chìm nổi, danh lợi chẳng được dài lâu, mà Thiên Cơ hóa Lộc dễ nhiều biến động, Cự Môn hóa Lộc dễ tùy tiện/ranh mãnh (巨门化禄者则易流为浮滑), không phải là toàn mĩ.

Cho nên lúc hình thành “Cơ Cự đồng lâm cách”, chủ về nhọc lòng/hao tổn tâm huyết, Hóa Quyền thì tốt hơn Hóa Lộc, nếu Hóa Kị thì càng chủ lao tâm lao lực, dùng miệng lưỡi mà mưu sinh (化忌则更主劳心劳力费唇舌以谋生), cho nên lúc chọn nghề nghiệp cần tham khảo cho kĩ.

Cách cục Thiên Cơ Thiên Lương đồng độ, cổ nhân gọi là “Cơ Lương gia hội”. Cổ nhân nhận định rằng: “Thiên Cơ và Thiên Lương cùng Tả Hữu Xương Khúc giao hội, văn thì thanh hiển, võ thì trung lương”, “Cơ Lương giao hội thiện đàm binh”, “Thiên Cơ mà gặp Thiên Lương, tất có cao nghệ tùy thân”, “Cơ Lương đồng cung tại Thìn Tuất thủ Mệnh, thêm cát diệu, phú quí nhân từ; nếu gặp Dương Đà không-diệu, nên theo tăng đạo”.

Theo như những nhận định này, có thể biết rằng Thiên Cơ Thiên Lương là tổ hợp tinh hệ có tính chất rất dễ (bị) cải biến. Gặp cát tất văn võ phú quí; lại còn chủ cao nghệ tùy thân; gặp sát, nhất là khi gặp không-diệu, thì là mệnh tăng đạo, cũng là chỉ đến việc vô duyên với lục thân.

Cổ ca luận Thiên Cơ có một mục, thực rất khó hiểu: “Nếu như Thiên Cơ tại Mão Dần Tị, (gặp) Thất Sát cùng Phá Quân, tất có tai nạn đổ máu ngoài dự liệu, nếu gặp Dương Đà Hỏa Linh, (lại) hội các sát tinh, thì tai họa đến mức phải kinh sợ, vũ-diệu là Liêm Phá hội hợp, hai mắt mờ tối (两目少明)”. Mục này nói rất rõ chứng nghiệm của cổ nhân. (Hà Phong: Ý là trong mục này cổ nhân nói rõ “hậu quả” của các hung cách của Thiên Cơ, nhưng đương nhiên rất vô lý, vì không thể có cách cục này trên nguyên bàn, hồi sau sẽ rõ.)

Nhưng tại 3 cung Dần Mão Tị, thì Thiên Cơ không bao giờ gặp Sát Phá Tham (Hà Phong: Đương nhiên là vậy, chính xác hơn thì là Mệnh Thiên Cơ, thì dù là Mệnh Tài Quan hay Di Phúc Phối không bao giờ gặp Sát Phá Tham; cũng cần nói là Mệnh Thiên Cơ thì Thân không bao giờ là Sát Phá Tham). Thiên Cơ quyết cũng không thể đồng cung với “Vũ-diệu Liêm Phá” (Hà Phong: Liêm Trinh Phá Quân là cách cục của sao-võ), cho nên người đời sau cho rằng những nhận định này của cổ nhân là do viết lầm, ghi nhầm vậy.

Vương Đinh Chi ngược lại cho rằng, mục này một chữ cũng không sai.

Ở Đài Loan, trong giới nghiên cứu đẩu số, (số người) tẩu hỏa nhập ma (không thiếu), gần đây lại có người dùng viên đồ 360 độ để đặt ra 12 cung, 1 cung lại có thể bao gồm 2 cung-vị, tam phương tứ chính biến thành lục phương bát chính, lúc này Thiên Cơ liền có thể đồng cung với Sát Phá Tham, cách nghĩ thật là thông minh, nhưng cũng chỉ cố chấp theo ý cá nhân. (Hà Phong: Ý là, người này tự mình tưởng tượng ra một lý thuyết mới, chẳng phải là môn Tử Vi nữa).

Để hiểu đúng về mục này, cần dựa vào “Tử Vi tinh quyết”. Thầy của Vương Đinh Chi truyền lại một pho “Chứng nghiệm” như sau: Phàm Thiên Cơ thủ Mệnh, Tham Lang thủ Thân, thì chủ đương số đêm ngày bôn tẩu/vất vả ngược xuôi. (Hà: Tất nhiên là cần phải hiểu khái niệm Mệnh và khái niệm Thân khác với bình thường, chứ không bao giờ có kết cấu này, lại xem hồi sau sẽ rõ).

Trong “Tử Vi đẩu số giảng nghĩa” Lục Bân Triệu tiên sinh có viết: “Thiên Cơ, Thiên Lương, Thái Âm hội chiếu, mà Tham Lang ở Thân cung, chủ đương số sẽ đêm ngày vất vả, khó nhọc dị thường, hoặc là kẻ ham mê rượu và thuốc”. (天机, 天梁, 太阴会照, 而贪狼在身宫, 主人日夜奔忙, 劳碌异常, 或有烟酒等嗜好.)

Người mới học đối với 2 nhận định này (thực ra chỉ là 1) tất sinh hoài nghi, bởi vì Thiên Cơ thủ Mệnh, quyết không thể là Tham Lang thủ Thân (Trừ phi là dựa vào cái gọi là phương pháp khởi cung Thân của “Thấu phái”). Phàm Thiên Cơ, Thiên Lương, Thái Âm hội hợp ở Mệnh cung, thì cung Thân không thể là Tham Lang.

Vương Đinh Chi khi bổ chú (bổ sung chú thích) cho “Tử Vi đẩu số giảng nghĩa” đã quên không giải thích về điểm này, nay xin bổ sung đính chính như sau: Cái gọi là “Thủ Mệnh”/ “Thủ Thân” vốn là thế này (Hà Phong: Cổ nhân đã không nói rõ nó vốn là thế này), “Thủ Thân” kì thực là tinh bàn nguyên cục, “Thủ Mệnh” tức là chỉ “lưu bàn” của Mệnh cung. Tức là người Tham Lang thủ Thân gặp vận Thiên Cơ thì chủ về vất vả bôn ba. (Hà Phong: Vương Đinh Chi tiên sinh giải thích xong, lại vẫn còn có chỗ khó hiểu, nay xin đề nghị hiểu như sau: Mệnh Tham Lang, thì khi vận hạn gặp Thiên Cơ, tất chủ về vất vả bôn ba. Điều này có thể lý giải được vì Mệnh Sát Phá Tham vốn là hệ thống sao mang tính động, gặp hạn phải tư duy của Thiên Cơ, thì sẽ vất vả bôn ba. Đồng thời điều này lại khiến chúng ta đặt thêm câu hỏi: Mệnh Thiên Cơ, gặp vận hạn Sát Phá Tham thì sẽ thế nào?)

Thiên Cơ thủ Mệnh, còn có một cách cục trọng yếu là “Cơ Nguyệt Đồng Lương cách”, tức là 4 chính diệu Thiên Cơ, Thiên Lương, Thiên Đồng, Thái Âm hội hợp trong tam phương tứ chính của Mệnh cung.

Cổ nhân cho rằng: Kết cấu Cơ Nguyệt Đồng Lương, ở trên phương diện khuyết điểm mà nói thì chủ cho người có tâm cơ, kén chọn, giỏi bới móc bắt bẻ (好挑剔), lại tham tài mà lắm quyền thuật/thủ đoạn, vì vậy mà với tính cách của “lại nhân” rất tương đồng. Phàm “lại nhân” tất thích lộng quyền ở trong phạm vi quyền lực của mình, tin rằng quí bạn đã từng gặp không ít loại người này trong các cơ quan công quyền.

Nhưng trên phương diện ưu điểm mà nói, “Cơ Nguyệt Đồng Lương” lại chủ người thiện cơ biến (擅机变), giỏi mưu lược, có sở trưởng lên kế hoạch, cũng thiện tài ăn nói, cho nên trở thành người trợ tá quan trọng trong các cơ quan xí nghiệp nhà máy, hoặc làm công việc quản lý kế hoạch, chỉ là không nên tự mình kinh doanh.

Nếu như Mệnh Cơ Nguyệt Đồng Lương mà không lộng quyền, thì có thể thay đổi được việc giao tế với người khác (Hà Phong: Thay đổi được cách sống với người, với đời.), cho nên có thể nói “Tu hành tốt nhất chính là ở trong cửa công quyền” vậy (公门之内好修行).

Thiên Cơ Thái Âm đồng độ, tất nhiên thuộc về “Cơ Nguyệt Đồng Lương cách”, nhưng tự nó có đặc tính riêng, rất đáng để bàn. (Hà Phong: Thiên Cơ luôn tam hợp với Thiên Đồng, Thái Âm luôn tam hợp với Thiên Lương).

Bản chất của tinh hệ này là phù động (浮动- nổi và động). Cổ nhân nói: “Thiên Cơ Thái Âm đồng cung ở Dần Thân, khó mà tránh khỏi việc bôn ba đất khách quê người” (天机太阴同居寅申, 难免跋涉他乡.), tức là những suy đoán cụ thể về bản chất phù động của tinh hệ này.

Phàm Thái Âm thủ Mệnh, thì cần xem kĩ thêm (兼视) cung Phúc Đức, Cơ Âm đồng cung thì cung Phúc Đức là Cự Môn ở Thìn Tuất, và khi Cự Môn ở Thìn Tuất đều là nơi Cự Môn không ưa thích, vì vậy mà ảnh hưởng đến tính chất của Mệnh cung.

Song Thiên Cơ Thái Âm cũng chủ về sự đặc biệt trong năng lực cơ biến, vì vậy nên làm công việc lập kế hoạch, nếu Thiên Cơ hóa Quyền/hóa Khoa, lại càng nên làm việc trong lĩnh vực lập kế hoạch tài chính.

Thiên Cơ hóa Lộc, ngược lại chủ cho việc lao tâm lao thần, chẳng được an tĩnh, cũng dễ bị suy nhược thần kinh, đó là vì bản chất phù động, lại cũng chủ về tình cảm chẳng chuyên nhất.

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm THIÊN CƠ

(VƯƠNG ĐÌNH CHI ĐÀM TINH)

(Dịch và bình chú: Hà Phong)

Thiên “Chư tinh vấn đáp” trong “Tử Vi đẩu số toàn thư”, gọi Thiên Cơ là “Thiện toán chi tinh”, cái gọi là “Thiện toán” là chỉ mưu lược, chứ không phải chuyên dùng để chỉ việc tính toán, cũng tức là chỉ “Linh biến cơ mưu”.

Hóa khí của Thiên Cơ gọi là “Thiện” (善), chữ này có bao hàm thâm ý của cổ nhân, bởi vì mưu kế cơ biến có thể dùng trong chánh đạo, cũng có thể dùng trong tà đạo, cũng tức là chủ chốt ở đặc tính “xảo trá”. Đây chính là điều răn mà cổ nhân muốn truyền lại (此为古人所垂之鉴戒).

Cho nên Hi Di tiên sinh nói rằng: “Thiên Cơ và Thiên Lương cùng Tả Hữu Xương Khúc giao hội, văn thì thanh hiển, võ thì trung lương.” (天机与天梁与左右昌曲交会, 文为清显, 武为忠良.) chính là ứng với chữ “Thiện” này. Nhưng, “Nếu như ở nơi hãm địa, tứ sát xung phá, thì là hạ cục.” (若居陷地, 四煞冲破, 是为下局.), chính là ứng với chữ “Ác” vậy. (Hà Phong: chữ Thiện có thể hiểu là sở trường, là khả năng phát triển sở trường; sở trường phát huy trong chánh đạo, gọi là Thiện; sở trường phát huy trong tà đạo, gọi là Ác).

Suy đoán đẩu số, cần chú ý hóa khí của 14 chính tinh; trong tinh bàn nếu các tính chất và hóa khí (của các chính tinh) tương hợp thì là cát, tương phản (相悖 – tương bội) thì là hung, Thiên Cơ chính là một ví dụ điển hình. Thiên Cơ hội với cát tinh thì là Thiện, là Thuận; hội với sát tinh thì là Ác, là Bội (Hà Phong: trái với đạo lý, sai trái, bậy). Từ đó có thể thấy rằng, Thiên Cơ vô cùng mẫn cảm đối với tính sát hóa của các sao hội hợp với nó (辅佐煞化).

Thiên Cơ Cự Môn đồng độ, gọi là “Cơ Cự đồng lâm cách”, có tính chất đặc thù, người nghiên cứu đẩu số không thể không chú ý.

Cổ ca có câu: “Cự Môn đồng nhất vị, vũ chức trấn biên đình, (cũng) cần Quyền phùng Sát, có thể lập công danh” (巨门同一位, 武职镇边廷, 亦要权逢煞, 方可立功名.), tức là nói đến “Cơ Cự đồng lâm cách”. Chính cách là Thiên Cơ hóa Quyền, gặp Sát ở tam phương chứ không tại bản cung, chủ vũ chức quí hiển.

Cách cục này có rất nhiều biến hóa, nếu như Thiên Cơ hóa Lộc, thì nên theo lĩnh vực “lập kế hoạch” (以计划谋生); nếu Cự Môn hóa Quyền, thì nên phát triển trong ngành truyền thông (利于传播界发展); nhưng nếu như Hóa Kị mà có sát diệu đồng cung, nhất là khi đó là Hỏa Tinh hoặc Linh Tinh, thì là phá cách, không thể luận là theo nghề “lập kế hoạch” hay truyền thông, lúc này chỉ về việc thăng trầm/chìm nổi, danh lợi chẳng được dài lâu, mà Thiên Cơ hóa Lộc dễ nhiều biến động, Cự Môn hóa Lộc dễ tùy tiện/ranh mãnh (巨门化禄者则易流为浮滑), không phải là toàn mĩ.

Cho nên lúc hình thành “Cơ Cự đồng lâm cách”, chủ về nhọc lòng/hao tổn tâm huyết, Hóa Quyền thì tốt hơn Hóa Lộc, nếu Hóa Kị thì càng chủ lao tâm lao lực, dùng miệng lưỡi mà mưu sinh (化忌则更主劳心劳力费唇舌以谋生), cho nên lúc chọn nghề nghiệp cần tham khảo cho kĩ.

Cách cục Thiên Cơ Thiên Lương đồng độ, cổ nhân gọi là “Cơ Lương gia hội”. Cổ nhân nhận định rằng: “Thiên Cơ và Thiên Lương cùng Tả Hữu Xương Khúc giao hội, văn thì thanh hiển, võ thì trung lương”, “Cơ Lương giao hội thiện đàm binh”, “Thiên Cơ mà gặp Thiên Lương, tất có cao nghệ tùy thân”, “Cơ Lương đồng cung tại Thìn Tuất thủ Mệnh, thêm cát diệu, phú quí nhân từ; nếu gặp Dương Đà không-diệu, nên theo tăng đạo”.

Theo như những nhận định này, có thể biết rằng Thiên Cơ Thiên Lương là tổ hợp tinh hệ có tính chất rất dễ (bị) cải biến. Gặp cát tất văn võ phú quí; lại còn chủ cao nghệ tùy thân; gặp sát, nhất là khi gặp không-diệu, thì là mệnh tăng đạo, cũng là chỉ đến việc vô duyên với lục thân.

Cổ ca luận Thiên Cơ có một mục, thực rất khó hiểu: “Nếu như Thiên Cơ tại Mão Dần Tị, (gặp) Thất Sát cùng Phá Quân, tất có tai nạn đổ máu ngoài dự liệu, nếu gặp Dương Đà Hỏa Linh, (lại) hội các sát tinh, thì tai họa đến mức phải kinh sợ, vũ-diệu là Liêm Phá hội hợp, hai mắt mờ tối (两目少明)”. Mục này nói rất rõ chứng nghiệm của cổ nhân. (Hà Phong: Ý là trong mục này cổ nhân nói rõ “hậu quả” của các hung cách của Thiên Cơ, nhưng đương nhiên rất vô lý, vì không thể có cách cục này trên nguyên bàn, hồi sau sẽ rõ.)

Nhưng tại 3 cung Dần Mão Tị, thì Thiên Cơ không bao giờ gặp Sát Phá Tham (Hà Phong: Đương nhiên là vậy, chính xác hơn thì là Mệnh Thiên Cơ, thì dù là Mệnh Tài Quan hay Di Phúc Phối không bao giờ gặp Sát Phá Tham; cũng cần nói là Mệnh Thiên Cơ thì Thân không bao giờ là Sát Phá Tham). Thiên Cơ quyết cũng không thể đồng cung với “Vũ-diệu Liêm Phá” (Hà Phong: Liêm Trinh Phá Quân là cách cục của sao-võ), cho nên người đời sau cho rằng những nhận định này của cổ nhân là do viết lầm, ghi nhầm vậy.

Vương Đinh Chi ngược lại cho rằng, mục này một chữ cũng không sai.

Ở Đài Loan, trong giới nghiên cứu đẩu số, (số người) tẩu hỏa nhập ma (không thiếu), gần đây lại có người dùng viên đồ 360 độ để đặt ra 12 cung, 1 cung lại có thể bao gồm 2 cung-vị, tam phương tứ chính biến thành lục phương bát chính, lúc này Thiên Cơ liền có thể đồng cung với Sát Phá Tham, cách nghĩ thật là thông minh, nhưng cũng chỉ cố chấp theo ý cá nhân. (Hà Phong: Ý là, người này tự mình tưởng tượng ra một lý thuyết mới, chẳng phải là môn Tử Vi nữa).

Để hiểu đúng về mục này, cần dựa vào “Tử Vi tinh quyết”. Thầy của Vương Đinh Chi truyền lại một pho “Chứng nghiệm” như sau: Phàm Thiên Cơ thủ Mệnh, Tham Lang thủ Thân, thì chủ đương số đêm ngày bôn tẩu/vất vả ngược xuôi. (Hà: Tất nhiên là cần phải hiểu khái niệm Mệnh và khái niệm Thân khác với bình thường, chứ không bao giờ có kết cấu này, lại xem hồi sau sẽ rõ).

Trong “Tử Vi đẩu số giảng nghĩa” Lục Bân Triệu tiên sinh có viết: “Thiên Cơ, Thiên Lương, Thái Âm hội chiếu, mà Tham Lang ở Thân cung, chủ đương số sẽ đêm ngày vất vả, khó nhọc dị thường, hoặc là kẻ ham mê rượu và thuốc”. (天机, 天梁, 太阴会照, 而贪狼在身宫, 主人日夜奔忙, 劳碌异常, 或有烟酒等嗜好.)

Người mới học đối với 2 nhận định này (thực ra chỉ là 1) tất sinh hoài nghi, bởi vì Thiên Cơ thủ Mệnh, quyết không thể là Tham Lang thủ Thân (Trừ phi là dựa vào cái gọi là phương pháp khởi cung Thân của “Thấu phái”). Phàm Thiên Cơ, Thiên Lương, Thái Âm hội hợp ở Mệnh cung, thì cung Thân không thể là Tham Lang.

Vương Đinh Chi khi bổ chú (bổ sung chú thích) cho “Tử Vi đẩu số giảng nghĩa” đã quên không giải thích về điểm này, nay xin bổ sung đính chính như sau: Cái gọi là “Thủ Mệnh”/ “Thủ Thân” vốn là thế này (Hà Phong: Cổ nhân đã không nói rõ nó vốn là thế này), “Thủ Thân” kì thực là tinh bàn nguyên cục, “Thủ Mệnh” tức là chỉ “lưu bàn” của Mệnh cung. Tức là người Tham Lang thủ Thân gặp vận Thiên Cơ thì chủ về vất vả bôn ba. (Hà Phong: Vương Đinh Chi tiên sinh giải thích xong, lại vẫn còn có chỗ khó hiểu, nay xin đề nghị hiểu như sau: Mệnh Tham Lang, thì khi vận hạn gặp Thiên Cơ, tất chủ về vất vả bôn ba. Điều này có thể lý giải được vì Mệnh Sát Phá Tham vốn là hệ thống sao mang tính động, gặp hạn phải tư duy của Thiên Cơ, thì sẽ vất vả bôn ba. Đồng thời điều này lại khiến chúng ta đặt thêm câu hỏi: Mệnh Thiên Cơ, gặp vận hạn Sát Phá Tham thì sẽ thế nào?)

Thiên Cơ thủ Mệnh, còn có một cách cục trọng yếu là “Cơ Nguyệt Đồng Lương cách”, tức là 4 chính diệu Thiên Cơ, Thiên Lương, Thiên Đồng, Thái Âm hội hợp trong tam phương tứ chính của Mệnh cung.

Cổ nhân cho rằng: Kết cấu Cơ Nguyệt Đồng Lương, ở trên phương diện khuyết điểm mà nói thì chủ cho người có tâm cơ, kén chọn, giỏi bới móc bắt bẻ (好挑剔), lại tham tài mà lắm quyền thuật/thủ đoạn, vì vậy mà với tính cách của “lại nhân” rất tương đồng. Phàm “lại nhân” tất thích lộng quyền ở trong phạm vi quyền lực của mình, tin rằng quí bạn đã từng gặp không ít loại người này trong các cơ quan công quyền.

Nhưng trên phương diện ưu điểm mà nói, “Cơ Nguyệt Đồng Lương” lại chủ người thiện cơ biến (擅机变), giỏi mưu lược, có sở trưởng lên kế hoạch, cũng thiện tài ăn nói, cho nên trở thành người trợ tá quan trọng trong các cơ quan xí nghiệp nhà máy, hoặc làm công việc quản lý kế hoạch, chỉ là không nên tự mình kinh doanh.

Nếu như Mệnh Cơ Nguyệt Đồng Lương mà không lộng quyền, thì có thể thay đổi được việc giao tế với người khác (Hà Phong: Thay đổi được cách sống với người, với đời.), cho nên có thể nói “Tu hành tốt nhất chính là ở trong cửa công quyền” vậy (公门之内好修行).

Thiên Cơ Thái Âm đồng độ, tất nhiên thuộc về “Cơ Nguyệt Đồng Lương cách”, nhưng tự nó có đặc tính riêng, rất đáng để bàn. (Hà Phong: Thiên Cơ luôn tam hợp với Thiên Đồng, Thái Âm luôn tam hợp với Thiên Lương).

Bản chất của tinh hệ này là phù động (浮动- nổi và động). Cổ nhân nói: “Thiên Cơ Thái Âm đồng cung ở Dần Thân, khó mà tránh khỏi việc bôn ba đất khách quê người” (天机太阴同居寅申, 难免跋涉他乡.), tức là những suy đoán cụ thể về bản chất phù động của tinh hệ này.

Phàm Thái Âm thủ Mệnh, thì cần xem kĩ thêm (兼视) cung Phúc Đức, Cơ Âm đồng cung thì cung Phúc Đức là Cự Môn ở Thìn Tuất, và khi Cự Môn ở Thìn Tuất đều là nơi Cự Môn không ưa thích, vì vậy mà ảnh hưởng đến tính chất của Mệnh cung.

Song Thiên Cơ Thái Âm cũng chủ về sự đặc biệt trong năng lực cơ biến, vì vậy nên làm công việc lập kế hoạch, nếu Thiên Cơ hóa Quyền/hóa Khoa, lại càng nên làm việc trong lĩnh vực lập kế hoạch tài chính.

Thiên Cơ hóa Lộc, ngược lại chủ cho việc lao tâm lao thần, chẳng được an tĩnh, cũng dễ bị suy nhược thần kinh, đó là vì bản chất phù động, lại cũng chủ về tình cảm chẳng chuyên nhất.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button