Tử vi

THIÊN ĐỒNG

(VƯƠNG ĐÌNH CHI ĐÀM TINH)

(Dịch và bình chú: Hà Phong)

Thiên Đồng là phúc tinh. Cho nên “Tử Vi đẩu số toàn thư” nói rằng: “Là chủ tể của cung Phúc Đức, có thể hóa phúc” (为福德宫之主宰, 云化福). Lại viết: “Trong 12 cung đều là phúc, không bị “phá tổn” thì cát tường” (十二宫中皆日福, 无破绽为祥).

Bạn đang xem: THIÊN ĐỒNG

Thiên Đồng là phúc tinh, trong thực tế còn mang ý nghĩa của việc chuyển họa thành phúc, từ bất lợi mà thành có lợi, (cũng) chính vì lý do này mà gọi Thiên Đồng là phúc tinh. Tại 12 cung đều có tính chất căn bản này. (Hà Phong: như vậy là khiến hung hóa cát là tính-tình của Thiên Đồng, cần tìm hiểu xem trước tiên cần có hung rồi mới hóa giải hoặc hóa thành cát, hay là nhất nhất đều khiến mọi việc tốt lên).

Thiên Đồng cũng chủ về tâm tình cảm và ý chí (情绪及意志). Cho nên thích gặp cát tinh, cũng thích/cần gặp một chút sát kị trong những tình huống phù hợp (亦喜在适当的情形下见一点煞忌). Tình huống trước (gặp cát không gặp sát) thì sẽ bình ổn trên phương diện tâm tình; tình huống sau (gặp một chút sát kị) thì sẽ có lực kích động/kích phát (về mặt ý chí). So sánh 2 tình huống này, thì Thiên Đồng nhận được sự kích phát sẽ có thành tựu tương đối lớn. Cho nên mới có 2 cách cục “Mã đầu đới tiễn” và “Tuất cung phản bối”.

Mã đầu đới tiễn là Thiên Đồng cũng với Kình Dương đồng cung tại Ngọ. Người xưa nói rằng: Mã đầu đới tiễn uy trấn biên cương.

Tuất cung phản bối là Thiên Đồng tại Tuất, nhưng (cần có) Cự Môn hóa Lộc và Văn Xương hóa Kị đồng triền tại Thìn cung, thì có tượng bĩ cực thái lai.

“Tử Vi đẩu số toàn thư” luận Mệnh cung, liệt kê tường tận các tình huống cát hung của Mệnh Thiên Đồng, (ở đây tôi – Vương Đình Chi) không ngại đưa thêm vào đó sự nghiên cứu của mình.

Người sinh năm Bính, Mệnh Thiên Đồng tại Tị Hợi Dậu cung, tài quan song mĩ phúc không nhỏ, Mùi cung thì kém hơn (次之).

Thiên Đồng tại Tị Hợi, đối cung là Thiên Lương. Người sinh năm Bính, Thiên Đồng hóa Lộc, Lộc Tồn tại Tị, hình thành điệp lộc cách. Phàm là điệp lộc sẽ chủ phú, nếu gặp Tả Hữu, Khôi Việt tất là quí cách, cho nên gọi là tài quan song mĩ.

Tại cung Dậu, Thiên Đồng và Thái Âm xung đối, hội với Cự Môn tại Tị (cung Tài Bạch), người sinh năm Bính, Thiên Đồng tại Mệnh hóa Lộc, Tài Bạch cung có Lộc của Cự Môn (Cự Môn Lộc Tồn), cho nên là phú cách, nếu gặp trợ diệu cũng chủ phú quí song mĩ.

Tại cung Mùi, Thiên Đồng Cự Môn đồng độ, người sinh năm Bính Thiên Đồng hóa Lộc, Lộc Tồn tại cung Phu Thê, cho nên không đẹp bằng điệp lộc, nên phú quí không bằng. Do những luận cứ này nên nói Thiên Đồng (rất) thích điệp lộc.

“Tử Vi đẩu số toàn thư” luận Mệnh Thiên Đồng lại có câu: Ngọ là hãm địa, người sinh năm Đinh thì tốt (丁生人宜之).

Tại cung Ngọ, Thiên Đồng Thái Âm đồng độ, người sinh năm Đinh, Lộc Tồn tại Ngọ, Thái Âm hóa Lộc, Thiên Đồng hóa Quyền; vậy là đã gặp điệp lộc, (mà) Thiên Đồng hóa Quyền tất tăng cường thêm ý chí, cho nên tuy Thiên Đồng ở Ngọ là hãm địa nhưng vẫn chủ có sự phát triển vượt bậc (发越).

Cũng là kết cấu này, nếu là người sinh năm Mậu thì sẽ có Kình Dương tại Ngọ đồng cung với Đồng Âm, liền trở thành cách cục mã đầu đới tiễn. Mã đầu là chỉ cung Ngọ, bởi vì trong 12 con giáp thì Ngọ thuộc vào loài ngựa. Đây là một cách cục lớn trong Tử Vi đẩu số, chủ cho việc đương số trải qua trùng trùng hiểm trở mà sau phát triển thành (rất) tốt đẹp (主人经历重重险阻而后发迹变泰).

Nhưng Thiên Đồng Thái Âm chủ về việc tâm tình có biên độ biến hóa lớn, cho nên người sinh năm Mậu (với Mệnh Đồng Âm tại Ngọ) sau khi trở nên tốt đẹp, thường thường trên phương diện tâm lý không thể/khó mà có được sự bình ổn, sẽ có tư tưởng bi quan, thậm chí đa nghi đa kị (往往心理上反而不能平稳, 有悲观思想, 甚至多疑多忌), thường là ở đại vận thứ 5 sẽ ứng kì, tức cũng là lúc trên 60 tuổi.

“Toàn thư” luận Thiên Đồng lại nói: “Nếu ở tại cung Hợi, người sinh năm Canh là hạ cục. Nếu lại gặp Dương Đà Linh Kị xung hội, tất là cô đơn phá tướng mắt có tật”. Thiên Đồng tại Hợi, người sinh năm Canh thì Thiên Đồng hóa Kị, cho nên mới nhận định là hạ cục. Hiện nay các phái Tử Vi có người cho rằng Thiên Đồng không hóa Kị, (mà là) người sinh năm Canh thì Thái Âm hóa Kị, dựa vào “Toàn thư” mà nói, thì (dường như) vẫn định là Thiên Đồng hóa Kị.

Ngoài ra còn có thể tham khảo, là trong “Toàn thư” còn có nhận định như sau: Thìn Tuất bình hòa, người sinh năm Bính Đinh thì có lợi và thành đạt, người sinh năm Canh Quí phúc chẳng lâu dài (辰戌平和, 丙丁生人利达, 庚癸生人福不耐久).

Thiên Đồng độc tọa tại Thìn Tuất, đối cung là Cự Môn, người sinh năm Bính Thiên Đồng hóa Lộc, người sinh năm Đinh Thiên Đồng hóa Quyền, cho nên gọi là lợi đạt (利达); nhưng người sinh năm Canh, Thiên Đồng hóa Kị nên mới nói là phúc chẳng được dài lâu. (Hà Phong: Xem ra lợi đạt mang ý nghĩa tài quan song mĩ, lợi là tiền chăng? đạt là danh chăng, là thành đạt chăng?). Cho đến người sinh năm Quí có sự bất lợi, là do đối cung Cự Môn hóa Quyền, chủ về li hương lập nghiệp (背井离乡), cho nên cổ nhân không ưa thích (Thiên Đồng tại Thìn Tuất đối với người sinh năm Canh).

Thiên Đồng phản bối tại Thìn Tuất, có hai tổ hợp tinh diệu khác nhau.

Thứ nhất, là người sinh năm Tân, Thiên Đồng tại Tuất, có Cự Môn hóa Lộc đối cung, (lại còn cần) Văn Xương hóa Kị đồng triền.

Thứ hai, là người sinh năm Đinh, Thiên Đồng hóa Quyền tại Tuất, hội với Thái Âm hóa Lộc và Thiên Cơ hóa Khoa tại cung Quan Lộc, đồng thời Cự Môn tại Thìn hóa Kị, hình thành cách cục tứ hóa hội hợp.

Chính vì vậy mà cổ nhân mới có kiến giải cho rằng Thiên Đồng tại Tuất với người sinh năm Đinh chính là cách cục (Thiên Đồng tại) Tuất cung phản bối.

Thiên Đồng ưa thích Hóa Lộc, tuy nhiên tại một số tình huống phù hợp, (ngược lại cũng) ưa thích Hóa Kị (nhằm) gia tăng sự kích thích, đây chính là nguyên lý của các cục phản bối. Cần nhớ khi đã nhận sự kích thích, liền nhất định (có dấu hiệu) của việc từ bất lợi chuyển thành có lợi, từ hàn vi trở thành thông suốt và đẹp đẽ (但既受激发, 便一定是由不利转变为有利, 由寒微转变为通泰), nên mang ý nghĩa của bĩ cực thái lai, đại khái là cách cục điển hình của việc bạch thủ hưng gia.

Nhưng mà cách cục này cổ nhân cho rằng đối với phụ nữ là bất lợi.

Nữ Mệnh Thiên Đồng, cổ nhân không ưa thích Thiên Đồng đồng cung hoặc đối cung với Thái Âm (tức là Thiên Đồng tại Tý Ngọ Mão Dậu), và cũng không ưa thích Thiên Đồng đồng cung hoặc đối cung với Thiên Lương (tức là Thiên Đồng tại Dần Thân Tị Hợi), là do cho rằng là cách cục tuy mĩ nhi dâm. Kì thực, then chốt để phán đoán nằm tại ” mức độ của ý chí” (推断的关键在于意志力). (Hà Phong: dâm là một khái niệm rất thú vị, đại để có thể nói dâm là “cái gì bị xâm nhiễm quá mức đến độ gây hại”).

Thiên Đồng chịu sự ảnh hưởng của Thái Âm, ý chí tương đối bạc nhược, (lúc này sẽ) càng không nên chịu sự kích thích của Hỏa Tinh hoặc Linh Tinh.

Thiên Đồng chịu ảnh hưởng của Thiên Lương, dễ có cảm giác rằng nhân sinh như mộng, nên không nên gặp Kình Dương hoặc Đa La.

Nên “Toàn thư” mới nhận định rằng: “Nữ gặp sát xung phá, thì hình phu khắc tử; Thiên Lương xung phá thì làm vợ lẽ. Lại đặc biệt chỉ rõ là do ảnh hưởng của Thái Âm, Thiên Lương đối với Thiên Đồng.

Kì thực Thiên Đồng đắc Lộc quá nhiều, thì sẽ dẫn đến trên phương diện tâm tình sẽ mất cân bằng, mà trên mặt này thì (cổ nhân cho rằng) đối với mệnh nữ là không thích hợp. Nhưng đây là quan niệm theo tiêu chuẩn đạo đức của người xưa, e rằng không phù hợp (hoàn toàn) với trào lưu của thời đại này.

Thiên Đồng chủ về tâm tình và ý chí, cho nên tinh diệu này rất khó luận đoán, nên khi gặp Lộc, Quyền, Khoa, Kị càng nên chú ý tính chất của Thiên Đồng đủ hay không đủ sự quân bình.

Cổ nhân luận mệnh, rất coi trọng Thiên Đồng đắc Lộc, bất luận Hóa Lộc hay Lộc Tồn đều là tốt đẹp, đó là vì tài lộc có thể nuôi dưỡng sinh mệnh (và cuộc sống), cho nên dễ được vừa ý, tuy nhiên ở đây lại không đề cập đến vấn đề tâm tình. Đại để vì xã hội xưa, không có chuyện (không bàn về) tình yêu nam nữ, hôn nhân chính thức đều là do cha mẹ, do mai mối cả, cho nên về điểm này (cổ nhân) không tránh khỏi (luận giải) có phần sơ sài.

Nếu chỉ nói trên phương diện tâm tình, Thiên Đồng không nên gặp nhiều Lộc, nhất là khi Thiên Đồng Cự Môn đồng độ (tại Sửu Mùi), thường dễ gặp phải tình yêu mà mang tới nỗi khổ nội tâm. Đây là vì Cự Môn là ám diệu, có khả năng ngăn cản/chôn lấp tâm tư và nội tâm (của Thiên Đồng).

Thiên Đồng gặp trọng Lộc (nhiều lộc) thì gặp nhiều sự quấy nhiễu của tâm tình có một câu tục ngữ, có thể lấy để hình dung: No cơm ấm cật (饱暖思淫欲).

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm THIÊN ĐỒNG

(VƯƠNG ĐÌNH CHI ĐÀM TINH)

(Dịch và bình chú: Hà Phong)

Thiên Đồng là phúc tinh. Cho nên “Tử Vi đẩu số toàn thư” nói rằng: “Là chủ tể của cung Phúc Đức, có thể hóa phúc” (为福德宫之主宰, 云化福). Lại viết: “Trong 12 cung đều là phúc, không bị “phá tổn” thì cát tường” (十二宫中皆日福, 无破绽为祥).

Thiên Đồng là phúc tinh, trong thực tế còn mang ý nghĩa của việc chuyển họa thành phúc, từ bất lợi mà thành có lợi, (cũng) chính vì lý do này mà gọi Thiên Đồng là phúc tinh. Tại 12 cung đều có tính chất căn bản này. (Hà Phong: như vậy là khiến hung hóa cát là tính-tình của Thiên Đồng, cần tìm hiểu xem trước tiên cần có hung rồi mới hóa giải hoặc hóa thành cát, hay là nhất nhất đều khiến mọi việc tốt lên).

Thiên Đồng cũng chủ về tâm tình cảm và ý chí (情绪及意志). Cho nên thích gặp cát tinh, cũng thích/cần gặp một chút sát kị trong những tình huống phù hợp (亦喜在适当的情形下见一点煞忌). Tình huống trước (gặp cát không gặp sát) thì sẽ bình ổn trên phương diện tâm tình; tình huống sau (gặp một chút sát kị) thì sẽ có lực kích động/kích phát (về mặt ý chí). So sánh 2 tình huống này, thì Thiên Đồng nhận được sự kích phát sẽ có thành tựu tương đối lớn. Cho nên mới có 2 cách cục “Mã đầu đới tiễn” và “Tuất cung phản bối”.

Mã đầu đới tiễn là Thiên Đồng cũng với Kình Dương đồng cung tại Ngọ. Người xưa nói rằng: Mã đầu đới tiễn uy trấn biên cương.

Tuất cung phản bối là Thiên Đồng tại Tuất, nhưng (cần có) Cự Môn hóa Lộc và Văn Xương hóa Kị đồng triền tại Thìn cung, thì có tượng bĩ cực thái lai.

“Tử Vi đẩu số toàn thư” luận Mệnh cung, liệt kê tường tận các tình huống cát hung của Mệnh Thiên Đồng, (ở đây tôi – Vương Đình Chi) không ngại đưa thêm vào đó sự nghiên cứu của mình.

Người sinh năm Bính, Mệnh Thiên Đồng tại Tị Hợi Dậu cung, tài quan song mĩ phúc không nhỏ, Mùi cung thì kém hơn (次之).

Thiên Đồng tại Tị Hợi, đối cung là Thiên Lương. Người sinh năm Bính, Thiên Đồng hóa Lộc, Lộc Tồn tại Tị, hình thành điệp lộc cách. Phàm là điệp lộc sẽ chủ phú, nếu gặp Tả Hữu, Khôi Việt tất là quí cách, cho nên gọi là tài quan song mĩ.

Tại cung Dậu, Thiên Đồng và Thái Âm xung đối, hội với Cự Môn tại Tị (cung Tài Bạch), người sinh năm Bính, Thiên Đồng tại Mệnh hóa Lộc, Tài Bạch cung có Lộc của Cự Môn (Cự Môn Lộc Tồn), cho nên là phú cách, nếu gặp trợ diệu cũng chủ phú quí song mĩ.

Tại cung Mùi, Thiên Đồng Cự Môn đồng độ, người sinh năm Bính Thiên Đồng hóa Lộc, Lộc Tồn tại cung Phu Thê, cho nên không đẹp bằng điệp lộc, nên phú quí không bằng. Do những luận cứ này nên nói Thiên Đồng (rất) thích điệp lộc.

“Tử Vi đẩu số toàn thư” luận Mệnh Thiên Đồng lại có câu: Ngọ là hãm địa, người sinh năm Đinh thì tốt (丁生人宜之).

Tại cung Ngọ, Thiên Đồng Thái Âm đồng độ, người sinh năm Đinh, Lộc Tồn tại Ngọ, Thái Âm hóa Lộc, Thiên Đồng hóa Quyền; vậy là đã gặp điệp lộc, (mà) Thiên Đồng hóa Quyền tất tăng cường thêm ý chí, cho nên tuy Thiên Đồng ở Ngọ là hãm địa nhưng vẫn chủ có sự phát triển vượt bậc (发越).

Cũng là kết cấu này, nếu là người sinh năm Mậu thì sẽ có Kình Dương tại Ngọ đồng cung với Đồng Âm, liền trở thành cách cục mã đầu đới tiễn. Mã đầu là chỉ cung Ngọ, bởi vì trong 12 con giáp thì Ngọ thuộc vào loài ngựa. Đây là một cách cục lớn trong Tử Vi đẩu số, chủ cho việc đương số trải qua trùng trùng hiểm trở mà sau phát triển thành (rất) tốt đẹp (主人经历重重险阻而后发迹变泰).

Nhưng Thiên Đồng Thái Âm chủ về việc tâm tình có biên độ biến hóa lớn, cho nên người sinh năm Mậu (với Mệnh Đồng Âm tại Ngọ) sau khi trở nên tốt đẹp, thường thường trên phương diện tâm lý không thể/khó mà có được sự bình ổn, sẽ có tư tưởng bi quan, thậm chí đa nghi đa kị (往往心理上反而不能平稳, 有悲观思想, 甚至多疑多忌), thường là ở đại vận thứ 5 sẽ ứng kì, tức cũng là lúc trên 60 tuổi.

“Toàn thư” luận Thiên Đồng lại nói: “Nếu ở tại cung Hợi, người sinh năm Canh là hạ cục. Nếu lại gặp Dương Đà Linh Kị xung hội, tất là cô đơn phá tướng mắt có tật”. Thiên Đồng tại Hợi, người sinh năm Canh thì Thiên Đồng hóa Kị, cho nên mới nhận định là hạ cục. Hiện nay các phái Tử Vi có người cho rằng Thiên Đồng không hóa Kị, (mà là) người sinh năm Canh thì Thái Âm hóa Kị, dựa vào “Toàn thư” mà nói, thì (dường như) vẫn định là Thiên Đồng hóa Kị.

Ngoài ra còn có thể tham khảo, là trong “Toàn thư” còn có nhận định như sau: Thìn Tuất bình hòa, người sinh năm Bính Đinh thì có lợi và thành đạt, người sinh năm Canh Quí phúc chẳng lâu dài (辰戌平和, 丙丁生人利达, 庚癸生人福不耐久).

Thiên Đồng độc tọa tại Thìn Tuất, đối cung là Cự Môn, người sinh năm Bính Thiên Đồng hóa Lộc, người sinh năm Đinh Thiên Đồng hóa Quyền, cho nên gọi là lợi đạt (利达); nhưng người sinh năm Canh, Thiên Đồng hóa Kị nên mới nói là phúc chẳng được dài lâu. (Hà Phong: Xem ra lợi đạt mang ý nghĩa tài quan song mĩ, lợi là tiền chăng? đạt là danh chăng, là thành đạt chăng?). Cho đến người sinh năm Quí có sự bất lợi, là do đối cung Cự Môn hóa Quyền, chủ về li hương lập nghiệp (背井离乡), cho nên cổ nhân không ưa thích (Thiên Đồng tại Thìn Tuất đối với người sinh năm Canh).

Thiên Đồng phản bối tại Thìn Tuất, có hai tổ hợp tinh diệu khác nhau.

Thứ nhất, là người sinh năm Tân, Thiên Đồng tại Tuất, có Cự Môn hóa Lộc đối cung, (lại còn cần) Văn Xương hóa Kị đồng triền.

Thứ hai, là người sinh năm Đinh, Thiên Đồng hóa Quyền tại Tuất, hội với Thái Âm hóa Lộc và Thiên Cơ hóa Khoa tại cung Quan Lộc, đồng thời Cự Môn tại Thìn hóa Kị, hình thành cách cục tứ hóa hội hợp.

Chính vì vậy mà cổ nhân mới có kiến giải cho rằng Thiên Đồng tại Tuất với người sinh năm Đinh chính là cách cục (Thiên Đồng tại) Tuất cung phản bối.

Thiên Đồng ưa thích Hóa Lộc, tuy nhiên tại một số tình huống phù hợp, (ngược lại cũng) ưa thích Hóa Kị (nhằm) gia tăng sự kích thích, đây chính là nguyên lý của các cục phản bối. Cần nhớ khi đã nhận sự kích thích, liền nhất định (có dấu hiệu) của việc từ bất lợi chuyển thành có lợi, từ hàn vi trở thành thông suốt và đẹp đẽ (但既受激发, 便一定是由不利转变为有利, 由寒微转变为通泰), nên mang ý nghĩa của bĩ cực thái lai, đại khái là cách cục điển hình của việc bạch thủ hưng gia.

Nhưng mà cách cục này cổ nhân cho rằng đối với phụ nữ là bất lợi.

Nữ Mệnh Thiên Đồng, cổ nhân không ưa thích Thiên Đồng đồng cung hoặc đối cung với Thái Âm (tức là Thiên Đồng tại Tý Ngọ Mão Dậu), và cũng không ưa thích Thiên Đồng đồng cung hoặc đối cung với Thiên Lương (tức là Thiên Đồng tại Dần Thân Tị Hợi), là do cho rằng là cách cục tuy mĩ nhi dâm. Kì thực, then chốt để phán đoán nằm tại ” mức độ của ý chí” (推断的关键在于意志力). (Hà Phong: dâm là một khái niệm rất thú vị, đại để có thể nói dâm là “cái gì bị xâm nhiễm quá mức đến độ gây hại”).

Thiên Đồng chịu sự ảnh hưởng của Thái Âm, ý chí tương đối bạc nhược, (lúc này sẽ) càng không nên chịu sự kích thích của Hỏa Tinh hoặc Linh Tinh.

Thiên Đồng chịu ảnh hưởng của Thiên Lương, dễ có cảm giác rằng nhân sinh như mộng, nên không nên gặp Kình Dương hoặc Đa La.

Nên “Toàn thư” mới nhận định rằng: “Nữ gặp sát xung phá, thì hình phu khắc tử; Thiên Lương xung phá thì làm vợ lẽ. Lại đặc biệt chỉ rõ là do ảnh hưởng của Thái Âm, Thiên Lương đối với Thiên Đồng.

Kì thực Thiên Đồng đắc Lộc quá nhiều, thì sẽ dẫn đến trên phương diện tâm tình sẽ mất cân bằng, mà trên mặt này thì (cổ nhân cho rằng) đối với mệnh nữ là không thích hợp. Nhưng đây là quan niệm theo tiêu chuẩn đạo đức của người xưa, e rằng không phù hợp (hoàn toàn) với trào lưu của thời đại này.

Thiên Đồng chủ về tâm tình và ý chí, cho nên tinh diệu này rất khó luận đoán, nên khi gặp Lộc, Quyền, Khoa, Kị càng nên chú ý tính chất của Thiên Đồng đủ hay không đủ sự quân bình.

Cổ nhân luận mệnh, rất coi trọng Thiên Đồng đắc Lộc, bất luận Hóa Lộc hay Lộc Tồn đều là tốt đẹp, đó là vì tài lộc có thể nuôi dưỡng sinh mệnh (và cuộc sống), cho nên dễ được vừa ý, tuy nhiên ở đây lại không đề cập đến vấn đề tâm tình. Đại để vì xã hội xưa, không có chuyện (không bàn về) tình yêu nam nữ, hôn nhân chính thức đều là do cha mẹ, do mai mối cả, cho nên về điểm này (cổ nhân) không tránh khỏi (luận giải) có phần sơ sài.

Nếu chỉ nói trên phương diện tâm tình, Thiên Đồng không nên gặp nhiều Lộc, nhất là khi Thiên Đồng Cự Môn đồng độ (tại Sửu Mùi), thường dễ gặp phải tình yêu mà mang tới nỗi khổ nội tâm. Đây là vì Cự Môn là ám diệu, có khả năng ngăn cản/chôn lấp tâm tư và nội tâm (của Thiên Đồng).

Thiên Đồng gặp trọng Lộc (nhiều lộc) thì gặp nhiều sự quấy nhiễu của tâm tình có một câu tục ngữ, có thể lấy để hình dung: No cơm ấm cật (饱暖思淫欲).

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button