Nghiên cứu

Thiền sư Ajahn Chah là ai? Tiểu sử cuộc đời và những thành tựu vĩ đại của ngài cho Phật giáo

Thiền sư Ajahn Chah là một vị cao tăng người Thái Lan, ông là người học trò của thiền sư Ajahn Mun, là người đã sáng lập nên thiền viện của dòng tu vùng Đông Bắc Thái Lan. Ngoài ra thiền sư Ajahn Chah còn là thầy của nhiều tu sĩ nổi tiếng trên khắp thế giới.

Thiền sư Ajahn Chah là ai?

Thiền sư Ajahn Chah có tên thật là Chah Chotchuang, ông sinh năm 1918 trong một gia đình phú nông ở tỉnh Ubon Ratchathani, thuộc Đông Bắc Thái Lan. Lên 9 tuổi, ông được gia đình gửi lên chùa để theo học đọc, học viết trong suốt ba năm. Đến năm 20 tuổi, thiền sư chính thức xuất gia và theo con đường Phật pháp. 

Sau nhiều năm tu không cố định tại một địa điểm nào đó trong các cánh rừng, dưới sự hướng dẫn của các danh tăng cao quý của Thái Lan, đặc biệt phải kể đến là thiền sư Ajahn Mun. Đến năm 1946, thiền sư Ajahn Chah trở về quê tu một mình trong rừng. Dần dần, nhiều người đến để theo học vị thiền sư nổi tiếng này và lập ra những túp lều nhỏ phục vụ cho việc tu thiền. Sau này, đến năm 1956, thiền sư đã sáng lập ra ngôi chùa Nong Pah Pong nhằm thay cho các túp lều tạm bợ để tín đồ theo học có điều kiện tu tập tốt hơn. 

Ông nhận học trò người phương Tây đầu tiên đó là Ajahn Sumedho vào năm 1966. Đến năm 1975, ông sáng lập tiếp ngôi chùa Pah Nanachat để chuyên dạy học tu hành cho các tín đồ người phương Tây và giao cho Ajahn Sumedho làm trụ trì quản lý. Chùa Nong Pah Pong cho đến nay đã có hơn 200 chi nhánh ở trên khắp đất nước Thái Lan. 

Một vài học trò người phương Tây của ông sau này đã sáng lập hoặc trở thành trụ trì ở các ngôi chùa Thượng tọa bộ ở phương Tây. Từ năm 1977, thiền sư Ajahn Chah bắt đầu được mời đi thuyết giảng ở nhiều nước phương Tây khác nhau. Cho đến đầu những năm 1980, sức khỏe của ông bắt đầu trở nên suy yếu do bị mắc bệnh kiết lỵ. Ông đã dùng chính hiện trạng sức khỏe của mình để làm bài giảng cho các học trò. 

Thiền sư Ajahn Chah qua đời vào ngày 16 tháng 1 năm 1992. Khi đó đã có hơn một triệu người, bao gồm cả một số thành viên Hoàng gia Thái Lan, đã đến viếng ông, tiễn đưa về nơi an nghỉ cuối cùng.

Những thành tựu, đóng góp của thiền sư Ajahn Chah

Ngài thiền sư Ajahn Chah được sinh trưởng và nuôi dưỡng trong một gia đình khá giả ở vùng đồng quê miền Ðông Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia Sa-Di vào lúc thiếu thời và thọ Tỳ Khưu Giới vào năm 20 tuổi. Là một tỳ khưu trẻ, thế nhưng ngài thiền sư Ajahn Chah vô cùng chuyên cần học căn bản Phật Pháp, Giới Luật và Kinh Ðiển, rồi sau đó ngài đã tự mình vào rừng sâu hành thiền dưới sự hướng dẫn của nhiều vị thiền sư nổi tiếng trong vùng. 

Trong suốt nhiều năm thường đi đó đây để tu hành, Ngài thiền sư Ajahn Chah thực hành lối tu của các vị đạo sĩ, sống ẩn dật sống giữa rừng núi, chỉ ngủ nghỉ dưới những cội cây vắng vẻ, những hang đá hoang vu, hoặc trên các bãi tha ma. Vào lúc bấy giờ Ngài thiền sư đã được cơ hội trải qua một thời gian ngắn nhưng vô cùng hữu ích theo học với Ngài Ajahn Mun, vị Thiền Sư lỗi lạc có nhiều uy tín và được tôn trọng nhất tại Thái Lan thời bấy giờ.

Sau nhiều năm tu hành và đi khắp đó đây, Ngài thiền sư Ajahn Chah nhận lời cung thỉnh về an trú trong một khu rừng rậm gần quê nhà. Nơi đây không có người ở và nổi tiếng là nơi rừng thiêng nước độc, có nhiều loài rắn độc, cọp hùm và ma quái cư ngụ. Theo lời Ngài thiền sư, đó là chỗ cư trú toàn hảo, rất thích hợp với một tỳ khưu sống trong rừng. Không bao lâu sau, một tu viện rộng lớn được xây dựng xung quanh nơi mà ngài tu hành, đó là vì số người đến nghe Ngài thuyết giảng và lưu lại thực hành với Ngài càng lúc càng đông. Ðến nay đã có hơn bốn mươi ngôi chùa đã được thành lập trong vùng đồi núi hoặc ở rừng sâu, xuất hiện trên khắp thế giới, không chỉ riêng tại Thái Lan.

Ðường lối giảng dạy tuy giản dị nhưng vô cùng sâu sắc của Ngài thiền sư Ajahn Chah đặc biệt hấp dẫn đối với người Tây Phương. Khá đông người Tây Phương đã đến học và thực hành với Ngài trong suốt nhiều năm qua. Vào năm 1975, ngôi thiền viện Wat Pah Nanachat được sáng lập bên cạnh tổ đình Wat Pah Pong, dành làm nơi tu tập cho số người Phương Tây thích sống cuộc đời tu hành. Từ đó một số đông các vị đệ tử đã có tu học nhiều năm với Ngài thiền sư Ajahn Chah bắt đầu công cuộc hoằng dương Giáo Pháp ở Phương Tây.

Pháp thiền của thiền sư Ajahn Chah

Cũng như các pháp Thiền khác của Phật giáo Nam Tông, người đời có thể gọi pháp Thiền của thiền sư Ajahn Chah là vipassana. Thế nhưng việc thực hành rất đặc biệt, được mô tả là “đi thẳng vào trọng tâm của Thiền Phật giáo”. Pháp Thiền của thiền sư vô cùng giản dị và trực tiếp để định tâm và đạt trí huệ cao nhất. 

Những bài thuyết pháp của thiền sư Ajahn Chah đều giản dị, không cầu kỳ với những danh từ khó hiểu, có những ví dụ rất thiết thực và hữu ích, do đó mà đại đa số mọi người đều có thể hiểu và thực hành được, mà vẫn theo đúng Phật pháp thâm sâu chỉ dạy. Thiền sư không chọn một phương pháp cố định nào mà chỉ tùy theo hành giả mà chỉ dạy.

Đại cương pháp tu của ngài Ajahn Chah chú trọng việc theo dõi hơi thở ra vào cho đến khi tâm an định, sau đó xét đến sự diễn tiến của thân, tâm để thấy rõ tính cách Vô thường, Khổ, Vô ngã của chúng sinh. Sự theo dõi, thấu biết một cách tự nhiên về hơi thở cũng như về sự diễn tiến của thân, tâm là điều căn bản của loại pháp Thiền này. Cần giữ sự hằng biết, tức là sự thấy biết đó một cách liên tục, không bị ngoại cảnh cũng như những ý nghĩ linh tinh khác làm gián đoạn. 

Theo như lời của thiền sư Ajahn Chah thì đạo Phật chủ yếu là tu tâm để đạt đến giác ngộ, giải thoát. Tu tâm ở đây không chỉ riêng có nghĩa đơn giản là làm điều thiện, tránh điều ác, mà nó còn là việc dám nhìn thẳng vào tâm, xét cho kỹ để biết rõ sự hoạt động và bản tính của tâm. Muốn tu tâm thì hành giả phải tự cố gắng, kiên trì chứ không có bất kỳ ai có thể làm thay được. Thế nhưng mỗi người có một tâm khác nhau, thế nên cũng khó nói được rằng có một pháp thiền nào áp dụng cho tất cả mọi người được.

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Nghiên cứu

Xem thêm Thiền sư Ajahn Chah là ai? Tiểu sử cuộc đời và những thành tựu vĩ đại của ngài cho Phật giáo

Thiền sư Ajahn Chah là một vị cao tăng người Thái Lan, ông là người học trò của thiền sư Ajahn Mun, là người đã sáng lập nên thiền viện của dòng tu vùng Đông Bắc Thái Lan. Ngoài ra thiền sư Ajahn Chah còn là thầy của nhiều tu sĩ nổi tiếng trên khắp thế giới.

Nội dung chính

    Thiền sư Ajahn Chah là ai?

    Thiền sư Ajahn Chah có tên thật là Chah Chotchuang, ông sinh năm 1918 trong một gia đình phú nông ở tỉnh Ubon Ratchathani, thuộc Đông Bắc Thái Lan. Lên 9 tuổi, ông được gia đình gửi lên chùa để theo học đọc, học viết trong suốt ba năm. Đến năm 20 tuổi, thiền sư chính thức xuất gia và theo con đường Phật pháp. 

    Sau nhiều năm tu không cố định tại một địa điểm nào đó trong các cánh rừng, dưới sự hướng dẫn của các danh tăng cao quý của Thái Lan, đặc biệt phải kể đến là thiền sư Ajahn Mun. Đến năm 1946, thiền sư Ajahn Chah trở về quê tu một mình trong rừng. Dần dần, nhiều người đến để theo học vị thiền sư nổi tiếng này và lập ra những túp lều nhỏ phục vụ cho việc tu thiền. Sau này, đến năm 1956, thiền sư đã sáng lập ra ngôi chùa Nong Pah Pong nhằm thay cho các túp lều tạm bợ để tín đồ theo học có điều kiện tu tập tốt hơn. 

    Ông nhận học trò người phương Tây đầu tiên đó là Ajahn Sumedho vào năm 1966. Đến năm 1975, ông sáng lập tiếp ngôi chùa Pah Nanachat để chuyên dạy học tu hành cho các tín đồ người phương Tây và giao cho Ajahn Sumedho làm trụ trì quản lý. Chùa Nong Pah Pong cho đến nay đã có hơn 200 chi nhánh ở trên khắp đất nước Thái Lan. 

    Một vài học trò người phương Tây của ông sau này đã sáng lập hoặc trở thành trụ trì ở các ngôi chùa Thượng tọa bộ ở phương Tây. Từ năm 1977, thiền sư Ajahn Chah bắt đầu được mời đi thuyết giảng ở nhiều nước phương Tây khác nhau. Cho đến đầu những năm 1980, sức khỏe của ông bắt đầu trở nên suy yếu do bị mắc bệnh kiết lỵ. Ông đã dùng chính hiện trạng sức khỏe của mình để làm bài giảng cho các học trò. 

    Thiền sư Ajahn Chah qua đời vào ngày 16 tháng 1 năm 1992. Khi đó đã có hơn một triệu người, bao gồm cả một số thành viên Hoàng gia Thái Lan, đã đến viếng ông, tiễn đưa về nơi an nghỉ cuối cùng.

    Những thành tựu, đóng góp của thiền sư Ajahn Chah

    Ngài thiền sư Ajahn Chah được sinh trưởng và nuôi dưỡng trong một gia đình khá giả ở vùng đồng quê miền Ðông Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia Sa-Di vào lúc thiếu thời và thọ Tỳ Khưu Giới vào năm 20 tuổi. Là một tỳ khưu trẻ, thế nhưng ngài thiền sư Ajahn Chah vô cùng chuyên cần học căn bản Phật Pháp, Giới Luật và Kinh Ðiển, rồi sau đó ngài đã tự mình vào rừng sâu hành thiền dưới sự hướng dẫn của nhiều vị thiền sư nổi tiếng trong vùng. 

    Trong suốt nhiều năm thường đi đó đây để tu hành, Ngài thiền sư Ajahn Chah thực hành lối tu của các vị đạo sĩ, sống ẩn dật sống giữa rừng núi, chỉ ngủ nghỉ dưới những cội cây vắng vẻ, những hang đá hoang vu, hoặc trên các bãi tha ma. Vào lúc bấy giờ Ngài thiền sư đã được cơ hội trải qua một thời gian ngắn nhưng vô cùng hữu ích theo học với Ngài Ajahn Mun, vị Thiền Sư lỗi lạc có nhiều uy tín và được tôn trọng nhất tại Thái Lan thời bấy giờ.

    Sau nhiều năm tu hành và đi khắp đó đây, Ngài thiền sư Ajahn Chah nhận lời cung thỉnh về an trú trong một khu rừng rậm gần quê nhà. Nơi đây không có người ở và nổi tiếng là nơi rừng thiêng nước độc, có nhiều loài rắn độc, cọp hùm và ma quái cư ngụ. Theo lời Ngài thiền sư, đó là chỗ cư trú toàn hảo, rất thích hợp với một tỳ khưu sống trong rừng. Không bao lâu sau, một tu viện rộng lớn được xây dựng xung quanh nơi mà ngài tu hành, đó là vì số người đến nghe Ngài thuyết giảng và lưu lại thực hành với Ngài càng lúc càng đông. Ðến nay đã có hơn bốn mươi ngôi chùa đã được thành lập trong vùng đồi núi hoặc ở rừng sâu, xuất hiện trên khắp thế giới, không chỉ riêng tại Thái Lan.

    Ðường lối giảng dạy tuy giản dị nhưng vô cùng sâu sắc của Ngài thiền sư Ajahn Chah đặc biệt hấp dẫn đối với người Tây Phương. Khá đông người Tây Phương đã đến học và thực hành với Ngài trong suốt nhiều năm qua. Vào năm 1975, ngôi thiền viện Wat Pah Nanachat được sáng lập bên cạnh tổ đình Wat Pah Pong, dành làm nơi tu tập cho số người Phương Tây thích sống cuộc đời tu hành. Từ đó một số đông các vị đệ tử đã có tu học nhiều năm với Ngài thiền sư Ajahn Chah bắt đầu công cuộc hoằng dương Giáo Pháp ở Phương Tây.

    Pháp thiền của thiền sư Ajahn Chah

    Cũng như các pháp Thiền khác của Phật giáo Nam Tông, người đời có thể gọi pháp Thiền của thiền sư Ajahn Chah là vipassana. Thế nhưng việc thực hành rất đặc biệt, được mô tả là “đi thẳng vào trọng tâm của Thiền Phật giáo”. Pháp Thiền của thiền sư vô cùng giản dị và trực tiếp để định tâm và đạt trí huệ cao nhất. 

    Những bài thuyết pháp của thiền sư Ajahn Chah đều giản dị, không cầu kỳ với những danh từ khó hiểu, có những ví dụ rất thiết thực và hữu ích, do đó mà đại đa số mọi người đều có thể hiểu và thực hành được, mà vẫn theo đúng Phật pháp thâm sâu chỉ dạy. Thiền sư không chọn một phương pháp cố định nào mà chỉ tùy theo hành giả mà chỉ dạy.

    Đại cương pháp tu của ngài Ajahn Chah chú trọng việc theo dõi hơi thở ra vào cho đến khi tâm an định, sau đó xét đến sự diễn tiến của thân, tâm để thấy rõ tính cách Vô thường, Khổ, Vô ngã của chúng sinh. Sự theo dõi, thấu biết một cách tự nhiên về hơi thở cũng như về sự diễn tiến của thân, tâm là điều căn bản của loại pháp Thiền này. Cần giữ sự hằng biết, tức là sự thấy biết đó một cách liên tục, không bị ngoại cảnh cũng như những ý nghĩ linh tinh khác làm gián đoạn. 

    Theo như lời của thiền sư Ajahn Chah thì đạo Phật chủ yếu là tu tâm để đạt đến giác ngộ, giải thoát. Tu tâm ở đây không chỉ riêng có nghĩa đơn giản là làm điều thiện, tránh điều ác, mà nó còn là việc dám nhìn thẳng vào tâm, xét cho kỹ để biết rõ sự hoạt động và bản tính của tâm. Muốn tu tâm thì hành giả phải tự cố gắng, kiên trì chứ không có bất kỳ ai có thể làm thay được. Thế nhưng mỗi người có một tâm khác nhau, thế nên cũng khó nói được rằng có một pháp thiền nào áp dụng cho tất cả mọi người được.

    Related Articles

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button