Tử vi

Thiên Tướng ở cung tài bạch

Thiên Tướng tọa cung tài bạch, có một số tình hình tương tự như Thiên Phủ tọa cung tài bạch. Thiên Phủ là kho tiền, Thiên Tướng cũng có thể là “tài ấn”. Nói về ý nghĩa hiện đại, Thiên Tướng là con dấu (ấn) giữ các tài khoản, dù “kho phủ đầy ắp” mà không có nó thì cũng chẳng làm được gì. Cho nên lúc Thiên Tướng tọa cung tài bạch, cần phải phân biệt xem nó có thuộc về “tài ấn” hay không.

Thiên Tướng thành “tài ấn”, nếu là “Tài ấm giáp ấn”, có Lộc Tồn, Hóa Lộc đồng độ hoặc vây chiếu đều được, chủ về giàu có, phát đạt. Nếu không gặp sao lộc, nhưng gặp cát tinh tụ hội, Thiên Phủ tuy không có sao lộc nhưng cũng không phải là “kho lộ”, “kho trống”. Thiên Tướng dù không phải là “tài ấn”, nhưng cũng không thành “phá ấn”, vẫn có thể giàu có sung túc.

Thiên Tướng bị “phá ấn” là bị “Hình kị giáp ấn”, Hỏa Tinh và Linh Tinh giáp cung, Địa Không và Địa Kiếp giáp cung, có sát tinh đồng độ, lại hội sát tinh, hoặc có Địa Không và Địa Kiếp đồng cung hội sát tinh, thảy đều đúng. Hễ “phá ấn”, đều chủ về tiền bạc trồi sụt thất thường; nếu có các sao sát, kị trùng trùng thì còn dẫn đến thất bại. Có điều, bất kể mức độ không cát tường thế nào, phần lớn các tình huống đều bị người ta làm liên lụy mà gây ra.

Thiên Tướng đồng độ với Lộc Tồn, thái độ đối với tiền bạc cẩn thận hơn Thiên Phủ, nhưng có chỗ khác với Thiên Phú. Lúc Thiên Tướng thủ cung tài bạch, thường có thể khẳng khái mở túi tiền ra cứu giúp người khác, Thiên Phủ đối với vâh đề này lại cực kì cần thận.

Thiên Tướng ưa có Hóa Lộc hoặc Lộc Tồn đồng độ, ắt sẽ chủ về giàu có. Ưa nhất Hóa Lộc, chủ về tiền bạc dồi dào, có thể nắm quyền về tài chính, cũng có thể phát triển trong tình hình sự nghiệp có sẵn cục diện.

Thiên Tướng được “Tài ấm giáp ấn”, càng dễ gặp cơ hội phát triển sự nghiệp có sẵn cục diện. Cho nên cũng ưa hội hợp với Thiên Khôi, Thiên Việt; hoặc được Thiên Khôi, Thiên Việt giáp cung.

Thiên Tướng nếu bị “Hình kị giáp ấn”, sẽ chủ về bị trắc trở, hay bị gây lụy. Nếu lại có thểm sát tinh đồng cung, hoặc Địa Không, Địa Kiếp đồng cung, sẽ chủ về phá sạch tổ nghiệp, sau 40 tuổi mới dần dần tạo nên sự nghiệp.

Thiên Tướng ở hai cung Sửu hoặc Mùi, đối nhau với “Tử Vi, Phá Quân”, có thể chủ về phát đột ngột. Nhưng trước khi phát đột ngột ắt sẽ có một thời kì kinh tế khó khăn, hoặc nguồn tiền tài tuy có nhưng nhỏ nhoi, vẫn cần xem các sao hội hợp mà định mức độ phát đột ngột. Được cát hóa và có sao cát thì sau khi phát đạt có thể bình ổn; nếu có các sao sát, kị, thì vẫn chủ về trổi sụt thất thường.

Thiên Tướng ở hai cung Sửu hoặc Mùi, thường đến các cung hạn do “Tử Vi, Phá Quân” hoặc Thiên Tướng thủ cung tài bạch, là những đại vận hoặc lưu niên ứng nghiệm tình hình phát đột ngột.

Thiên Tướng độc tọa ở hai cung Mão hoặc Dậu, đối nhau với “Liêm Trinh, Phá Quân”, tính chất cơ bản là không cát tường. Cho nên hơi gặp sát tinh, nguồn tiền tài liền không ổn định, mà còn thường sinh lòng muốn thay đổi.

Nếu có Địa Không, Địa Kiếp đồng cung, lại gặp các sao sát, kị (ngại nhất là Liêm Trinh Hóa Kị), thì dễ bị gây lụy mà dẫn đến phiền phức. Nếu có thểm Thiên Hình, Đại Hao, Âm Sát, hoặc lại đối xung với Văn Xương hay Văn Khúc Hóa Kị, ở đại hạn hay lưu niên này, ắt sẽ xảy ra phá tán, thất bại nghiêm trọng, có thể phá sản. Nhưng đến đại hạn cát, năm cát, thì có thể gây dựng lại. Đây là một ứng nghiệm quan trọng trong cuộc đời.

Thiên Tướng độc tọa hai cung Mão hoặc Dậu, gặp sao lộc, lại được cát hóa và có sao cát, tiền bạc tuy dồi dào, nhưng vẫn chủ về biến động thay đổi. Cho nên cuộc đời ắt sẽ có một lần thay nghề đổi nghiệp quan trọng, chuyển biến cả nguồn tiền tài. Trường hợp gặp sao cát quá nhiều, thì hay hi vọng hão huyền, rồi sinh lòng muôn thay đổi. Cứ tưởng rằng thay đổi hoàn cảnh thì có thể đạt tới lí tưởng, nhưng kết quả vẫn là thất vọng. Đạo “xu cát tị hung” dùng hậu thiên bổ cứu là không nên muốn chuyển biến gấp rút.

Thiên Tướng ở hai cung Tị hoặc Hợi, đối nhau với “Vũ Khúc, Phá Quân”, nguồn tiền tài cũng chủ về không ổn định, chỉ tốt hơn trường hợp đối nhau với “Liêm Trinh, Phá Quân”. Có ba tình huống Thiên Tướng độc tọa, thực ra đều chủ về không ổn định. Trong số đó, chỉ có trường hợp đối nhau với “Tử Vi, Phá Quân” là có phát đột ngột và sau khi phát đột ngột vẫn trồi sụt thất thường. Còn trường hợp không ổn định của “Liêm Trinh, Phá Quân” thường thường là tự phát, khác với trường hợp không ổn định của “Vũ Khúc, Phá Quân” là do hoàn cảnh khách quan gây nên.

Con người thường có thể khắc phục sự thay đổi của hoàn cảnh khách quan, nhưng lại khó khắc phục tình tự của nội tâm, do đó trường hợp Thiên Tướng đối nhau với “Vũ Khúc, Phá Quân” thường có cảnh ngộ khách quan tốt hơn trường hợp Thiên Tướng đối nhau với “Liêm Trinh, Phá Quân”.

Thiên Tướng ở hai cung Tị hoặc Hợi, rất sợ Vũ Khúc Hóa Kị xung chiếu, chủ về sóng gió, trắc trở trùng trùng, lúc ở trong hoàn cảnh khá tốt thì lại xảy ra sự thay đổi. Nếu có sao cát hội hợp, mà sát tinh không nặng, thì thích hợp làm những nghề nghiệp có tính chất “hung sự” để kiếm tiền, như ngành ẩm thực, ngành thịt động lạnh, v.v… thì tình hình chìm nổi thất thường sẽ giảm bớt; hoặc làm những công việc có tính chuyên nghiệp cũng được, nhưng nên làm thuê hưởng lương. Trường hợp gặp Vũ Khúc Hóa Lộc, ắt sẽ đồng cung với Đà La, hoặc bị Đà La xưng chiếu. Cho nên tính chất cũng không toàn mĩ. Gặp Vũ Khúc Hóa Quyền hay Hóa Khoa, lại có sao cát đồng cung hay vây chiếu, thì nguồn tiền tài khá ổn định, cuối cùng có tích lũy.

Thiên Tướng ở hai cung Tị hoặc Hợi, có các sao không, kiếp, sát, hình, thì chủ về phá tán, thất bại, hoàn cảnh khách quan thay đổi liên tục. Gặp “Lộc Mã giao trì”, chủ về thường gặp cơ hội kiếm tiền ở nơi xa.

Theo Trung Châu Tam Hợp Phái – Nguyễn Anh Vũ biên dịch

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Bạn đang xem: Thiên Tướng ở cung tài bạch

Xem thêm Thiên Tướng ở cung tài bạch

Thiên Tướng tọa cung tài bạch, có một số tình hình tương tự như Thiên Phủ tọa cung tài bạch. Thiên Phủ là kho tiền, Thiên Tướng cũng có thể là “tài ấn”. Nói về ý nghĩa hiện đại, Thiên Tướng là con dấu (ấn) giữ các tài khoản, dù “kho phủ đầy ắp” mà không có nó thì cũng chẳng làm được gì. Cho nên lúc Thiên Tướng tọa cung tài bạch, cần phải phân biệt xem nó có thuộc về “tài ấn” hay không.

Thiên Tướng thành “tài ấn”, nếu là “Tài ấm giáp ấn”, có Lộc Tồn, Hóa Lộc đồng độ hoặc vây chiếu đều được, chủ về giàu có, phát đạt. Nếu không gặp sao lộc, nhưng gặp cát tinh tụ hội, Thiên Phủ tuy không có sao lộc nhưng cũng không phải là “kho lộ”, “kho trống”. Thiên Tướng dù không phải là “tài ấn”, nhưng cũng không thành “phá ấn”, vẫn có thể giàu có sung túc.

Thiên Tướng bị “phá ấn” là bị “Hình kị giáp ấn”, Hỏa Tinh và Linh Tinh giáp cung, Địa Không và Địa Kiếp giáp cung, có sát tinh đồng độ, lại hội sát tinh, hoặc có Địa Không và Địa Kiếp đồng cung hội sát tinh, thảy đều đúng. Hễ “phá ấn”, đều chủ về tiền bạc trồi sụt thất thường; nếu có các sao sát, kị trùng trùng thì còn dẫn đến thất bại. Có điều, bất kể mức độ không cát tường thế nào, phần lớn các tình huống đều bị người ta làm liên lụy mà gây ra.

Thiên Tướng đồng độ với Lộc Tồn, thái độ đối với tiền bạc cẩn thận hơn Thiên Phủ, nhưng có chỗ khác với Thiên Phú. Lúc Thiên Tướng thủ cung tài bạch, thường có thể khẳng khái mở túi tiền ra cứu giúp người khác, Thiên Phủ đối với vâh đề này lại cực kì cần thận.

Thiên Tướng ưa có Hóa Lộc hoặc Lộc Tồn đồng độ, ắt sẽ chủ về giàu có. Ưa nhất Hóa Lộc, chủ về tiền bạc dồi dào, có thể nắm quyền về tài chính, cũng có thể phát triển trong tình hình sự nghiệp có sẵn cục diện.

Thiên Tướng được “Tài ấm giáp ấn”, càng dễ gặp cơ hội phát triển sự nghiệp có sẵn cục diện. Cho nên cũng ưa hội hợp với Thiên Khôi, Thiên Việt; hoặc được Thiên Khôi, Thiên Việt giáp cung.

Thiên Tướng nếu bị “Hình kị giáp ấn”, sẽ chủ về bị trắc trở, hay bị gây lụy. Nếu lại có thểm sát tinh đồng cung, hoặc Địa Không, Địa Kiếp đồng cung, sẽ chủ về phá sạch tổ nghiệp, sau 40 tuổi mới dần dần tạo nên sự nghiệp.

Thiên Tướng ở hai cung Sửu hoặc Mùi, đối nhau với “Tử Vi, Phá Quân”, có thể chủ về phát đột ngột. Nhưng trước khi phát đột ngột ắt sẽ có một thời kì kinh tế khó khăn, hoặc nguồn tiền tài tuy có nhưng nhỏ nhoi, vẫn cần xem các sao hội hợp mà định mức độ phát đột ngột. Được cát hóa và có sao cát thì sau khi phát đạt có thể bình ổn; nếu có các sao sát, kị, thì vẫn chủ về trổi sụt thất thường.

Thiên Tướng ở hai cung Sửu hoặc Mùi, thường đến các cung hạn do “Tử Vi, Phá Quân” hoặc Thiên Tướng thủ cung tài bạch, là những đại vận hoặc lưu niên ứng nghiệm tình hình phát đột ngột.

Thiên Tướng độc tọa ở hai cung Mão hoặc Dậu, đối nhau với “Liêm Trinh, Phá Quân”, tính chất cơ bản là không cát tường. Cho nên hơi gặp sát tinh, nguồn tiền tài liền không ổn định, mà còn thường sinh lòng muốn thay đổi.

Nếu có Địa Không, Địa Kiếp đồng cung, lại gặp các sao sát, kị (ngại nhất là Liêm Trinh Hóa Kị), thì dễ bị gây lụy mà dẫn đến phiền phức. Nếu có thểm Thiên Hình, Đại Hao, Âm Sát, hoặc lại đối xung với Văn Xương hay Văn Khúc Hóa Kị, ở đại hạn hay lưu niên này, ắt sẽ xảy ra phá tán, thất bại nghiêm trọng, có thể phá sản. Nhưng đến đại hạn cát, năm cát, thì có thể gây dựng lại. Đây là một ứng nghiệm quan trọng trong cuộc đời.

Thiên Tướng độc tọa hai cung Mão hoặc Dậu, gặp sao lộc, lại được cát hóa và có sao cát, tiền bạc tuy dồi dào, nhưng vẫn chủ về biến động thay đổi. Cho nên cuộc đời ắt sẽ có một lần thay nghề đổi nghiệp quan trọng, chuyển biến cả nguồn tiền tài. Trường hợp gặp sao cát quá nhiều, thì hay hi vọng hão huyền, rồi sinh lòng muôn thay đổi. Cứ tưởng rằng thay đổi hoàn cảnh thì có thể đạt tới lí tưởng, nhưng kết quả vẫn là thất vọng. Đạo “xu cát tị hung” dùng hậu thiên bổ cứu là không nên muốn chuyển biến gấp rút.

Thiên Tướng ở hai cung Tị hoặc Hợi, đối nhau với “Vũ Khúc, Phá Quân”, nguồn tiền tài cũng chủ về không ổn định, chỉ tốt hơn trường hợp đối nhau với “Liêm Trinh, Phá Quân”. Có ba tình huống Thiên Tướng độc tọa, thực ra đều chủ về không ổn định. Trong số đó, chỉ có trường hợp đối nhau với “Tử Vi, Phá Quân” là có phát đột ngột và sau khi phát đột ngột vẫn trồi sụt thất thường. Còn trường hợp không ổn định của “Liêm Trinh, Phá Quân” thường thường là tự phát, khác với trường hợp không ổn định của “Vũ Khúc, Phá Quân” là do hoàn cảnh khách quan gây nên.

Con người thường có thể khắc phục sự thay đổi của hoàn cảnh khách quan, nhưng lại khó khắc phục tình tự của nội tâm, do đó trường hợp Thiên Tướng đối nhau với “Vũ Khúc, Phá Quân” thường có cảnh ngộ khách quan tốt hơn trường hợp Thiên Tướng đối nhau với “Liêm Trinh, Phá Quân”.

Thiên Tướng ở hai cung Tị hoặc Hợi, rất sợ Vũ Khúc Hóa Kị xung chiếu, chủ về sóng gió, trắc trở trùng trùng, lúc ở trong hoàn cảnh khá tốt thì lại xảy ra sự thay đổi. Nếu có sao cát hội hợp, mà sát tinh không nặng, thì thích hợp làm những nghề nghiệp có tính chất “hung sự” để kiếm tiền, như ngành ẩm thực, ngành thịt động lạnh, v.v… thì tình hình chìm nổi thất thường sẽ giảm bớt; hoặc làm những công việc có tính chuyên nghiệp cũng được, nhưng nên làm thuê hưởng lương. Trường hợp gặp Vũ Khúc Hóa Lộc, ắt sẽ đồng cung với Đà La, hoặc bị Đà La xưng chiếu. Cho nên tính chất cũng không toàn mĩ. Gặp Vũ Khúc Hóa Quyền hay Hóa Khoa, lại có sao cát đồng cung hay vây chiếu, thì nguồn tiền tài khá ổn định, cuối cùng có tích lũy.

Thiên Tướng ở hai cung Tị hoặc Hợi, có các sao không, kiếp, sát, hình, thì chủ về phá tán, thất bại, hoàn cảnh khách quan thay đổi liên tục. Gặp “Lộc Mã giao trì”, chủ về thường gặp cơ hội kiếm tiền ở nơi xa.

Theo Trung Châu Tam Hợp Phái – Nguyễn Anh Vũ biên dịch

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button