Tử vi

Thương Sứ là hai đồn canh cho ba đoạn đường lượn dốc

Câu nói thường ngày đã thành tục ngữ “49 chưa qua, 53 đã đến”. Có ý lo sợ cho ai trong thời gian ngắn ngủi 4 năm mà đến 2 lần xui xẻo có thể về với tổ tiên.

Chữ Thọ là rất quí vì có thọ mới từng trải cuộc đời hướng dẫn cháu con, đâu là đường quang lẽ phải. Thọ có 3 đợt: Sơ Thọ, trung thọ và thượng thọ. Sơ thọ là tuổi 50. người nào mà về cõi năm 49 kể như yểu tử đã phạm một lỗi lầm gì nên không được phép bước tới thêm một bước được liệt vào hàng phước thọ. Cho nên năm 49 được coi như là tối quan trọng. Thường thường trong mỗi thời gian 10 năm có 4 năm cuộc đời thấy mọi lẽ hên xui khác biệt hẳn là 4 con số : 3 và 7, 5 và 9 là hên, Tại sao vây?

Tuổi người ta có 2 phần: hàng Can là gốc, hàng Chi là ngọn, như tuổi Giáp Tí thì Giáp là Can thuộc dương mộc, Tí là chi thuộc dương thuỷ thì cứ mỗi năm nào gặp 1 con số 3 hay 7 là những năm bị sinh xuất hay khắc nhập tức là cây bị lay gốc hay bị cắt rễ như 1 tuổi là Giáp Tí. Năm lên 3 tuổi là Bính Dần tức là Giáp sinh Bính là hao mòn cho nên đặt ở ngay cung tật ách (Thiên Sứ). Năm tuổi là năm Mậu Thìn ở Phúc đức chữ Giáp khắc xuất chữ Mậu là Mệnh chiến thắng được năm. Năm 7 tuổi ở Nô (Thiên Thương) là năm Canh Ngọ, chữ Canh khắc chữ Giáp. Đến năm 9 tuổi là Nhâm Thân, Chữ Nhâm sinh cho chữ Giáp ở tử tức có nghĩa là nẩy nở. Vậy có thể xắp xếp:

Bạn đang xem: Thương Sứ là hai đồn canh cho ba đoạn đường lượn dốc

  • 3,13,23,33,43,53,63 là những năm sinh xuất (chịu đựng)
  • 5,15,25,35,45,55,65 là những năm khắc xuất (phấn đấu)
  • 7,17,27,37,47,57,67 là những năm bị khắc nhập (thua thiệt)

9,19,29,39,49,59,69 là những năm được sinh nhập (hưng vượng) trừ năm 49 hàng Can tuy được sinh nhập như các năm có số 9 khác, nhưng lại là năm Chi đến năm tuổi, nghĩa là năm 49 là năm tuổi của mình. Tại sao năm tuổi lại xấu?

Trong bản lập thành tử vi, vị trí năm tuổi luôn luôn đóng ở thế tam hợp không đắc ý ( Tuế Phá Tang Môn Điếu khách). Thiết tưởng từ chỗ thành công (Can sinh nhập) đưa đến chỗ bất mãn, còn gì là tốt đẹp khác gì cây bị úng nước, rễ phải sinh, ngọn sẽ tàn héo nên tiền nhân sợ năm tuổi không dám khuyếch trương hành động ở những năm đó.

Thường ngày chỉ nói đến 49 và 53 là 2 đoạn đường dổ dỗc trước khi lên khi lên ngôi sơ thọ (50) và trung thọ (60). Còn một đoạn đường nặng nề gay cấn để đưa đến thượng thọ (70) là năm 67. Bất cứ một lão nhân nào đều lâu mau nằm dưỡng bệnh. Năm thiên khắc địa xung rất khó mấy ai vượt nổi mới có câu 70 cổ lai hy hữu. Tại sao lại gọi là thiên khắc địa xung?

Năm 67 tuổi bất cứ người tuổi gì, hàng Can đều bị khắc nhập nên gọi là thiên khắc. Còn hàng Chi đều bị đối nghịch tức là thế xung như tuổi Tí gặp năm Ngọ, tuổi Mùi gặp năm Sửu… Gốc bị cắt xén, ngọn bị dập bể làm sao mà sanh tồn. Mỗi giai đoạn bước tới từ sơ thọ đến thượng thọ đều có 1 đoạn đường đổ dốc để lượn lên, người lái xe phải lành nghề (Thái Tuế) vững tay lái, xe không ham chở nặng (nới tay Quyền Lộc ) mới mong an toàn.

Thương Sứ là 2 đồn canh ở giữa 3 đoạn đường này. Thương là tổn hại, Sứ là thừa lệnh. Sứ ở Tật Ách là chấp chưởng thi hành tai ách là một việc làm trúng chỗ. Còn Thương sao lại ở cung Nô, không lẽ người dưới tay người nào cũng mất nhân nghĩa chỉ báo hại mệnh hình thương!

Nô và Ách là 2 mốc độ đoạn đường thời gian bằng nhau dầu đương số là dương nam âm nữ đi xuôi thì thời giam ngoài 50 phải gặp Thương. Nếu là âm nam dương nữ đi nghịch thì cũng thời gian ngoài 50 phải đụng đối đầu Sứ.

Kiếp nhân sinh khi đã vượt được mức yểu tử 49 thì hạn 53, 67 không chừa ai là không bị Thương Sứ kiểm soát, dầu mình ở vào hạng nào (Thái Tuế hay Tuế Phá, Thiếu Dương hay Thiếu Âm) nam hay nữ đi xuôi hay di nghịch.

Người Thái Tuế thi hành sứ mạng đến thế nào hay có làm gì lầm lỡ. Người Tuế Phá liều lĩnh quá đà hay nương tay hiểu phận. Người Thiếu Dương thi tài lạm dụng nếu biết tu tỉnh. Người Thiếu Âm không biết an ủi mà cố lội ngược dòng.

Thương Sứ kiểm tra đâu là uẩn khúc oan ứng lập thành quả. Thường tình người đi xuôi là thuận đường nên gặp Thiên Thương trước có phần nhẹ hơn người đi ngược phải đụng độ Thiên Sứ ngay bước đầu. Thiên sứ kể như vị chánh sứ thi hành mệnh lệnh, còn Thiên thương chỉ là phân phụ tá nên có phần nhẹ tay quyết định. Nhưng cũng tuỳ trường hợp. Nếu Thiên Thương có Kình Dương đứng hộ vệ ở Tí Ngọ Mão Dậu thì cảnh quan tha ma bắt thường diễn tả.

Cung Nô của những tuổi Giáp Mậu Canh Nhâm ở tứ chính thường diễn những cảnh tang thương đau xót mỗi lần đụng độ (tiểu hạn không có gì đại vận gặp Thương Kình là tuổi ngoài 50).

Phải kể tuổi thọ là đáng quí trọng, nhưng mỗi khi ăn mừng tuổi lão thượng thọ (70) sau đó một vài năm nếu là thuỷ nhị cục, các cụ có được giấy mời của vị Đại sứ, kể cũng là phải lúc tham quan non bồng nước nhược (đó là giai đoạn nhập cuộc Thương Sứ, trong vị trí thường có Thiên Không, Không Kiếp, Tang Môn, mấy ai được Long đức hay nói gì Phúc đức trọn vẹn.

Bảng đồng hạn của Tiểu nhi

  1. Tuổi ở Mệnh 7 tuổi ở Nô (Thiên thương) khắc nhập
  2. Tài 8 tuổi ở Di
  3. Ách (Thiên sứ sinh xuất) 9 tuổi ở Tử (sinh nhập)
  4. Phối 10 tuổi ở bào
  5. Phúc (khắc xuất) 11 tuổi ở Phụ
  6. Quan 12 tuổi ở Điền

(Tử vi nghiệm lý toàn thư – tác giả Thiên Lương)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Thương Sứ là hai đồn canh cho ba đoạn đường lượn dốc

Câu nói thường ngày đã thành tục ngữ “49 chưa qua, 53 đã đến”. Có ý lo sợ cho ai trong thời gian ngắn ngủi 4 năm mà đến 2 lần xui xẻo có thể về với tổ tiên.

Chữ Thọ là rất quí vì có thọ mới từng trải cuộc đời hướng dẫn cháu con, đâu là đường quang lẽ phải. Thọ có 3 đợt: Sơ Thọ, trung thọ và thượng thọ. Sơ thọ là tuổi 50. người nào mà về cõi năm 49 kể như yểu tử đã phạm một lỗi lầm gì nên không được phép bước tới thêm một bước được liệt vào hàng phước thọ. Cho nên năm 49 được coi như là tối quan trọng. Thường thường trong mỗi thời gian 10 năm có 4 năm cuộc đời thấy mọi lẽ hên xui khác biệt hẳn là 4 con số : 3 và 7, 5 và 9 là hên, Tại sao vây?

Tuổi người ta có 2 phần: hàng Can là gốc, hàng Chi là ngọn, như tuổi Giáp Tí thì Giáp là Can thuộc dương mộc, Tí là chi thuộc dương thuỷ thì cứ mỗi năm nào gặp 1 con số 3 hay 7 là những năm bị sinh xuất hay khắc nhập tức là cây bị lay gốc hay bị cắt rễ như 1 tuổi là Giáp Tí. Năm lên 3 tuổi là Bính Dần tức là Giáp sinh Bính là hao mòn cho nên đặt ở ngay cung tật ách (Thiên Sứ). Năm tuổi là năm Mậu Thìn ở Phúc đức chữ Giáp khắc xuất chữ Mậu là Mệnh chiến thắng được năm. Năm 7 tuổi ở Nô (Thiên Thương) là năm Canh Ngọ, chữ Canh khắc chữ Giáp. Đến năm 9 tuổi là Nhâm Thân, Chữ Nhâm sinh cho chữ Giáp ở tử tức có nghĩa là nẩy nở. Vậy có thể xắp xếp:

  • 3,13,23,33,43,53,63 là những năm sinh xuất (chịu đựng)
  • 5,15,25,35,45,55,65 là những năm khắc xuất (phấn đấu)
  • 7,17,27,37,47,57,67 là những năm bị khắc nhập (thua thiệt)

9,19,29,39,49,59,69 là những năm được sinh nhập (hưng vượng) trừ năm 49 hàng Can tuy được sinh nhập như các năm có số 9 khác, nhưng lại là năm Chi đến năm tuổi, nghĩa là năm 49 là năm tuổi của mình. Tại sao năm tuổi lại xấu?

Trong bản lập thành tử vi, vị trí năm tuổi luôn luôn đóng ở thế tam hợp không đắc ý ( Tuế Phá Tang Môn Điếu khách). Thiết tưởng từ chỗ thành công (Can sinh nhập) đưa đến chỗ bất mãn, còn gì là tốt đẹp khác gì cây bị úng nước, rễ phải sinh, ngọn sẽ tàn héo nên tiền nhân sợ năm tuổi không dám khuyếch trương hành động ở những năm đó.

Thường ngày chỉ nói đến 49 và 53 là 2 đoạn đường dổ dỗc trước khi lên khi lên ngôi sơ thọ (50) và trung thọ (60). Còn một đoạn đường nặng nề gay cấn để đưa đến thượng thọ (70) là năm 67. Bất cứ một lão nhân nào đều lâu mau nằm dưỡng bệnh. Năm thiên khắc địa xung rất khó mấy ai vượt nổi mới có câu 70 cổ lai hy hữu. Tại sao lại gọi là thiên khắc địa xung?

Năm 67 tuổi bất cứ người tuổi gì, hàng Can đều bị khắc nhập nên gọi là thiên khắc. Còn hàng Chi đều bị đối nghịch tức là thế xung như tuổi Tí gặp năm Ngọ, tuổi Mùi gặp năm Sửu… Gốc bị cắt xén, ngọn bị dập bể làm sao mà sanh tồn. Mỗi giai đoạn bước tới từ sơ thọ đến thượng thọ đều có 1 đoạn đường đổ dốc để lượn lên, người lái xe phải lành nghề (Thái Tuế) vững tay lái, xe không ham chở nặng (nới tay Quyền Lộc ) mới mong an toàn.

Thương Sứ là 2 đồn canh ở giữa 3 đoạn đường này. Thương là tổn hại, Sứ là thừa lệnh. Sứ ở Tật Ách là chấp chưởng thi hành tai ách là một việc làm trúng chỗ. Còn Thương sao lại ở cung Nô, không lẽ người dưới tay người nào cũng mất nhân nghĩa chỉ báo hại mệnh hình thương!

Nô và Ách là 2 mốc độ đoạn đường thời gian bằng nhau dầu đương số là dương nam âm nữ đi xuôi thì thời giam ngoài 50 phải gặp Thương. Nếu là âm nam dương nữ đi nghịch thì cũng thời gian ngoài 50 phải đụng đối đầu Sứ.

Kiếp nhân sinh khi đã vượt được mức yểu tử 49 thì hạn 53, 67 không chừa ai là không bị Thương Sứ kiểm soát, dầu mình ở vào hạng nào (Thái Tuế hay Tuế Phá, Thiếu Dương hay Thiếu Âm) nam hay nữ đi xuôi hay di nghịch.

Người Thái Tuế thi hành sứ mạng đến thế nào hay có làm gì lầm lỡ. Người Tuế Phá liều lĩnh quá đà hay nương tay hiểu phận. Người Thiếu Dương thi tài lạm dụng nếu biết tu tỉnh. Người Thiếu Âm không biết an ủi mà cố lội ngược dòng.

Thương Sứ kiểm tra đâu là uẩn khúc oan ứng lập thành quả. Thường tình người đi xuôi là thuận đường nên gặp Thiên Thương trước có phần nhẹ hơn người đi ngược phải đụng độ Thiên Sứ ngay bước đầu. Thiên sứ kể như vị chánh sứ thi hành mệnh lệnh, còn Thiên thương chỉ là phân phụ tá nên có phần nhẹ tay quyết định. Nhưng cũng tuỳ trường hợp. Nếu Thiên Thương có Kình Dương đứng hộ vệ ở Tí Ngọ Mão Dậu thì cảnh quan tha ma bắt thường diễn tả.

Cung Nô của những tuổi Giáp Mậu Canh Nhâm ở tứ chính thường diễn những cảnh tang thương đau xót mỗi lần đụng độ (tiểu hạn không có gì đại vận gặp Thương Kình là tuổi ngoài 50).

Phải kể tuổi thọ là đáng quí trọng, nhưng mỗi khi ăn mừng tuổi lão thượng thọ (70) sau đó một vài năm nếu là thuỷ nhị cục, các cụ có được giấy mời của vị Đại sứ, kể cũng là phải lúc tham quan non bồng nước nhược (đó là giai đoạn nhập cuộc Thương Sứ, trong vị trí thường có Thiên Không, Không Kiếp, Tang Môn, mấy ai được Long đức hay nói gì Phúc đức trọn vẹn.

Bảng đồng hạn của Tiểu nhi

  1. Tuổi ở Mệnh 7 tuổi ở Nô (Thiên thương) khắc nhập
  2. Tài 8 tuổi ở Di
  3. Ách (Thiên sứ sinh xuất) 9 tuổi ở Tử (sinh nhập)
  4. Phối 10 tuổi ở bào
  5. Phúc (khắc xuất) 11 tuổi ở Phụ
  6. Quan 12 tuổi ở Điền

(Tử vi nghiệm lý toàn thư – tác giả Thiên Lương)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button