Tử vi

Thuyết Tạ Phồn Trị về nguồn gốc chính tinh và tứ hóa _phần 3

TẠI SAO TÔI BÁC BỎ THUYẾT THIÊN VĂN CỦA CẶP TỬ PHỦ?

HỎI: Về cặp Tử Phủ ông bảo thuyết của ông Tạ Phồn Trị “quá huyền hoặc” và ông đề xướng thuyết của riêng ông. Thuyết này của ông không nói gì đến tính thiên văn của Tử Phủ, nhất là không nhắc đến chòm sao bắc đẩu, vốn được nhiều nhà nghiên cứu cho là thực thể thiên văn tương ứng của sao Tử Vi. Vậy có phải là thiếu sót chăng?

ĐÁP: Tôi có đọc thấy trên vài mạng mệnh lý khá nhiều lời phê bình, cho rằng tôi đã thiếu sót, sai lầm trầm trọng vì không nhận ra rằng 14 chính tinh đều có gốc ở thiên văn. Có người dựa trên sự kiện rằng tôi hay viện dẫn sách ông Trị mà kết luận rằng đây là điểm thiếu sót, sai lầm của ông Trị.

Bạn đang xem: Thuyết Tạ Phồn Trị về nguồn gốc chính tinh và tứ hóa _phần 3

Để làm sáng tỏ vấn đề, tôi xin thưa ngay rằng ông Trị không hề đi ngược lại truyền thống thiên văn của các nhà nghiên cứu cũ. Người đi ngược truyền thống là tôi, và từ cái nhìn “ngược truyền thống” -nhưng dựa trên khoa học- tôi thấy lập luận của ông Trị về cặp Tử Phủ là huyền hoặc. Sau đây tôi xin tóm lược lập luận của ông Trị rồi trình bày lý do tại sao tôi không chấp nhận nó.

Ta đã biết vào lúc khai sinh của địa bàn, tức tháng Giêng giờ Tý thì Thiên Phủ ở Sửu, Tử Vi ở Mão.

Ông Trị nhận xét rằng ở thời điểm này nhìn lên phương bắc tất thấy sao đuôi của chòm Bắc Đẩu ở chính đông, ứng với phương Mão trên địa bàn, cùng lúc đó sao Long Đầu ứng với cung Sửu.

Vì trục trái đất gần khít với sao Bắc Cực (tức sao Alpha–UMi), một quan sát viên trên mặt đất (ở bắc bán cầu) sẽ thấy cả hai sao này cứ mỗi giờ âm lịch chuyển 30 độ theo chiều nghịch.

Chiều nghịch quan sát thấy trên trời bắc chính là chiều thuận trên địa bàn, mỗi 30 độ ứng với một cung, nên nếu đuôi chòm Bắc Đẩu đã ở Mão vào giờ Tý thì sẽ ở Thìn vào giờ Sửu, ở Tỵ giờ Dần v.v… tức là hoàn toàn phù hợp với vận trình sao Tử Vi.

Tương tự, cho ngày và giờ cố định rồi thì cứ mỗi tháng hai sao Phá Quân và Long Đầu cũng chuyển 30 độ theo chiều nghịch nên tiết lập xuân (tháng Giêng) sao Long Đầu ở cung Sửu tất tiết lập hạ (tháng 4) ở cung Thìn, lập thu (tháng 7) ở Mùi, lập đông (tháng 10) ở Tuất; tức là hoàn toàn phù hợp với vận trình của sao Thiên Phủ.

Cho nên, dùng hoàn cảnh của tiết lập xuân làm điều kiện ban đầu (initial conditions) và “giờ tháng nghịch chiều” làm cái lý vận hành để giữ hoàn cảnh của vũ trụ không đổi, ông Trị kết luận Tử Vi ứng với đuôi của chòm Bắc Đẩu thất tinh, Thiên Phủ ứng với sao Long Đầu. Đó là cái lý hình thành của cặp Tử Phủ theo ông Tạ Phồn Trị.

Mười chính tinh còn lại thì ông Trị cho rằng không dính líu gì đến các sao trên trời. Tôi đã thấy một số người suy diễn rộng hơn, cho rằng mỗi một chính tinh đều phản ảnh vận hành của một sao có thật trên trời. Nhưng dù chỉ cho cặp Tử Phủ ứng với sao thật như ông Trị hoặc cho hết thảy 14 chính tinh ứng với sao thật như một số vị khác, tựu chung thì yếu tố để liên kết vẫn là tương ứng phương vị trong một hoàn cảnh đặc thù nào đó. Chẳng hạn như trường hợp ông Trị thì hoàn cảnh đặc thù ấy là giờ Tý ngày đầu của tiết lập xuân (ứng với Tử Vi ở Mão, Thiên Phủ ở Sửu).

Cần ghi nhận rằng ông Tạ Phồn Trị chẳng phải là người đầu tiên cho rằng các sao trong khoa Tử Vi ứng với sao thật trên trời. Thí dụ cận đại có “Tử vi đẩu số giảng nghĩa”, một tài liệu Tử Vi nổi tiếng do tiền bối Lục Bân Triệu soạn trong thập niên 1950 cho lớp Tử Vi của ông gần đây được nhiều nhà bình chú. Trong tài liệu này, phần an sao có viết khá dài về liên hệ giữa Tử Vi và thiên văn. Đoạn đầu như sau:

“Tử Vi dựa vào sự vận chuyển biến hóa của chòm bắc đẩu, chòm nam đẩu, các sao trong Tử Vi đàn, và các tạp tinh để tượng trưng cát hung họa phúc của đời người. Nam đẩu, bắc đẩu, Tử Vi đàn nguyên là những sao quan trọng nhất và được biết tới nhiều nhất trong thiên văn cận đại…”

Tôi xin phép chỉ dịch đến đấy, bởi thiết nghĩ bấy nhiêu đủ cho ta biết thuyết cho rằng Tử Vi liên hệ mật thiết với bắc đẩu, nam đẩu v.v… không phải là mới lạ, mà đã lưu hành tối thiểu nửa thế kỷ rồi. Và rất dễ hiểu, vì tên gọi của 14 chính tinh và một số phụ tinh Tả Hữu Xương Khúc v.v… đều là tên sao có thật; nếu xưa này người ta chưa từng nối kết các sao trong Tử Vi với sao thật trên trời mới là chuyện lạ.

Bây giờ tôi xin trình bày lý do tại sao tôi cho rằng loại lập luận này là huyền hoặc. Tôi sẽ chỉ phê bình lập luận của ông Trị, nhưng lý lẽ này cũng áp dụng cho các lập luận tương tự.

Tôi sẽ nhìn nhận ngay rằng thuyết của ông Trị về cặp Tử Phủ (và các thuyết thiên văn tương tự khác) có tính hấp dẫn rất mạnh, bởi nó khơi động tính tò mò của con người về những liên hệ có thể có giữa con người và các vì sao trên trời. Chính tôi cũng bị loại thuyết này hấp dẫn, nhưng tiêu chuẩn khoa học bắt buộc tôi phải đứng về phe phản đối vì có hai vấn đề sau đây.

Vấn đề đầu tiên là: Trên trời có muôn vì sao cùng ứng hợp phương vị với Tử Vi, Thiên Phủ; tại sao chọn hai sao Phá Quân và Long Đầu làm sao tương ứng? Vì hai sao này tương đối sáng chăng? Nhưng nếu độ sáng là tiêu chuẩn thì hai sao này làm sao sáng bằng mặt trăng, mặt trời là biểu tượng của Thái Âm Thái Dương? Vậy thì lấy lý nào để nói Tử Vi là sao vua, ngự trị các chính tinh khác kể cả cặp Âm Dương?

Ngắn gọn, cách chọn sao của ông Trị không thỏa đòi hỏi độc nhất; một đòi hỏi hết sức quan trọng của khoa học. Trong thập niên 1980 đã có một danh gia mệnh lý Đài Loan là ông Phương Vô Kỵ cố gắng giải quyết vấn nạn này. Ông Vô Kỵ cho rằng hai chòm Bắc Đẩu và Nam Đẩu (tức chòm sao Nhân Mã Sagittarius) có từ trường rất mạnh nên chúng đặc biệt hơn các chòm sao khác. Nhưng như thế lại có vấn đề, vì từ lực giảm rất nhanh với khoảng cách. Nếu lấy từ lực làm tiêu chuẩn thì lực áp đảo phải là các thiên thể trong thái dương hệ; và nếu vậy thì một lần nữa ta lại gặp bế tắc là tại sao Tử Vi lại ứng với uy quyền cao hơn cặp Âm Dương, trong khi mặt trời (ứng với Thái Dương) hiển nhiên là thiên thể quan trọng nhất của thái dương hệ (chú 6). Mặt trăng có kém thế hơn mặt trời, nhưng nếu hỏi một em bé (chưa có suy nghĩ thiên vị) mặt trăng hay chùm bắc đẩu quan trọng hơn, tôi nghĩ câu trả lời hiển nhiên sẽ là mặt trăng.

Vấn đề thứ hai trình bày kế tiếp đây tôi nghĩ còn nghiêm trọng hơn nữa. Các độc giả đã đọc qua sách thiên văn hẳn biết rằng trục của trái đất (tức trục tưởng tượng xuyên qua bắc cực và nam cực) không vĩnh viễn song song với một phương cố định trong vũ trụ, mà liên tục xoay chuyển như trục của một con quay (tức con vụ, con bông vụ, con cù) lúc sắp ngã vậy. Nếu ta vẽ trên tinh cầu (một mặt cầu tưởng tượng ở trời cao) quỹ tích của các điểm mà trục trái đất vạch thành thì sẽ được một vòng tròn. Phải mất khoảng 26 ngàn năm trục trái đất mới đi hết vòng tròn này để trở lại vị trí ban đầu. Thời gian 26 ngàn năm đối với một đời người là rất dài, nhưng xét trên chiều kích của khoa học thì cũng như một tích tắc mà thôi. Và khi trục trái đất trên trời cao dời đi đủ xa thì đuôi chòm Bắc Đẩu sẽ không ở phương đông vào giờ Tý ngày đầu của tiết lập xuân nữa!

Khi ấy ta sẽ làm gì? Phải chăng là cho một sao khác ở lân cận đâu đó ứng với Tử Vi để tái lập sự ứng hợp đã mất đi giữa thời gian và vị trí? Sự điều chỉnh này, nếu có, sẽ dựa trên lý nào? Làm sao thiết lập tính độc nhất của nó?

Sự thật là chòm Bắc Đẩu hiện đang lìa xa dần vòng cung bắc cực. Chính ông Phương Vô Kỵ (đã dẫn ở trên) có nhìn nhận trong sách của ông rằng 8 nghìn năm nữa chòm Bắc Đẩu sẽ không còn ở phía trên xích đạo; lúc ấy thật khó mà cho rằng nó có vị trí thiên văn đặc biệt hơn các chòm sao khác; bảo là nó ứng với sao cao quý nhất của 14 chính tinh, tức sao Tử Vi, thì lại càng gượng ép, nếu không muốn nói là hàm hồ.

Vì những vấn nạn đã nêu trên, mọi thuyết cho rằng mỗi một chính tinh của môn Tử Vi có một sao tương ứng trên trời sẽ phải chấp nhận thêm tối thiểu một điều kiện là khoa Tử Vi chỉ có giá trị khi một số điều kiện đặc thù về phương vị của các sao này được thỏa. Như vậy, vì trục quay trái đất liên tục di chuyển, trong mỗi chu kỳ 26000 năm khoa tử vi chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian X nào đó mà thôi.

Tức là giá trị khoa học của khoa Tử Vi có tính tuần hoàn; có khi nó sai, có khi nó đúng?! Thật khó tưởng tượng là giá trị của một thuyết khoa học lại có đặc tính kỳ cục này.

Có người sẽ biện luận đời vốn không phải là cõi thập toàn nên dĩ nhiên không có thuyết tuyệt đối hoàn chỉnh; và nếu coi cái “kỳ cục” kể trên là một phần của tính không hoàn chỉnh của Tử Vi thì chẳng có vấn đề gì. Tôi xin phép hoàn toàn bất đồng. Bởi mặc dù đời này không có sự hoàn chỉnh tuyệt đối, các thuyết vẫn có độ hoàn chỉnh cao thấp khác nhau. Nếu phải lựa một trong hai thuyết, ta không thể nói vì cả hai đều không hoàn chỉnh nên tha hồ lựa chọn theo ý thích, mà phải xử dụng những tiêu chuẩn khoa học cập nhật nhất để loại thuyết kém hoàn chỉnh và giữ thuyết hoàn chỉnh hơn.

Trở lại vấn đề, tôi xin thưa rằng cái “kỳ cục” kể trên có thể tránh được nếu ta bỏ hẳn việc ép các sao có thật trên trời vào 14 chính tinh. (Chú thích tại chỗ: Mặt trời và mặt trăng là ngoại lệ vì liên hệ với trái đất rất mật thiết và có tính vĩnh hằng, nên ứng với Thái Dương và Thái Âm là hợp lý).

Vì thế tôi lập luận cặp Tử Phủ được đặt ra để phản ảnh những thay đổi mùa màng của địa cầu, vì cặp Âm Dương đã không làm được chuyện ấy. Xét rốt ráo thì cái lý mà tôi đưa ra cho cặp Tử Phủ vẫn là lý thiên văn, nhưng dựa trên kết quả hiển hiện (mùa màng) nên thỏa điều kiện độc nhất của khoa học, lại không lệ thuộc vào vị trí trục quay của trái đất nên không bị mối nguy là chắc chắn trở thành sai lạc trong vài ngàn năm nữa.

Tóm lại ta hiện có hai thuyết đều có tính thiên văn. Một thuyết thì lý tương ứng không thỏa điều kiện độc nhất, lại chắc chắn sẽ trở thành sai lầm trong vài ngàn năm nữa và vì thế khó biết có đúng trong hiện tại hay không; một thuyết hiện đã tương ứng với thực tế và sẽ tiếp tục tương ứng với thực tế ngày nào trái đất còn tự xoay quanh nó và quanh mặt trời.

Xét từ quan điểm khoa học ta phải chọn thuyết nào? Câu trả lời xin dành cho quý vị.

(Dẫn theo trang kilotuvi.blogspot.com/)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Thuyết Tạ Phồn Trị về nguồn gốc chính tinh và tứ hóa _phần 3

TẠI SAO TÔI BÁC BỎ THUYẾT THIÊN VĂN CỦA CẶP TỬ PHỦ?

HỎI: Về cặp Tử Phủ ông bảo thuyết của ông Tạ Phồn Trị “quá huyền hoặc” và ông đề xướng thuyết của riêng ông. Thuyết này của ông không nói gì đến tính thiên văn của Tử Phủ, nhất là không nhắc đến chòm sao bắc đẩu, vốn được nhiều nhà nghiên cứu cho là thực thể thiên văn tương ứng của sao Tử Vi. Vậy có phải là thiếu sót chăng?

ĐÁP: Tôi có đọc thấy trên vài mạng mệnh lý khá nhiều lời phê bình, cho rằng tôi đã thiếu sót, sai lầm trầm trọng vì không nhận ra rằng 14 chính tinh đều có gốc ở thiên văn. Có người dựa trên sự kiện rằng tôi hay viện dẫn sách ông Trị mà kết luận rằng đây là điểm thiếu sót, sai lầm của ông Trị.

Để làm sáng tỏ vấn đề, tôi xin thưa ngay rằng ông Trị không hề đi ngược lại truyền thống thiên văn của các nhà nghiên cứu cũ. Người đi ngược truyền thống là tôi, và từ cái nhìn “ngược truyền thống” -nhưng dựa trên khoa học- tôi thấy lập luận của ông Trị về cặp Tử Phủ là huyền hoặc. Sau đây tôi xin tóm lược lập luận của ông Trị rồi trình bày lý do tại sao tôi không chấp nhận nó.

Ta đã biết vào lúc khai sinh của địa bàn, tức tháng Giêng giờ Tý thì Thiên Phủ ở Sửu, Tử Vi ở Mão.

Ông Trị nhận xét rằng ở thời điểm này nhìn lên phương bắc tất thấy sao đuôi của chòm Bắc Đẩu ở chính đông, ứng với phương Mão trên địa bàn, cùng lúc đó sao Long Đầu ứng với cung Sửu.

Vì trục trái đất gần khít với sao Bắc Cực (tức sao Alpha–UMi), một quan sát viên trên mặt đất (ở bắc bán cầu) sẽ thấy cả hai sao này cứ mỗi giờ âm lịch chuyển 30 độ theo chiều nghịch.

Chiều nghịch quan sát thấy trên trời bắc chính là chiều thuận trên địa bàn, mỗi 30 độ ứng với một cung, nên nếu đuôi chòm Bắc Đẩu đã ở Mão vào giờ Tý thì sẽ ở Thìn vào giờ Sửu, ở Tỵ giờ Dần v.v… tức là hoàn toàn phù hợp với vận trình sao Tử Vi.

Tương tự, cho ngày và giờ cố định rồi thì cứ mỗi tháng hai sao Phá Quân và Long Đầu cũng chuyển 30 độ theo chiều nghịch nên tiết lập xuân (tháng Giêng) sao Long Đầu ở cung Sửu tất tiết lập hạ (tháng 4) ở cung Thìn, lập thu (tháng 7) ở Mùi, lập đông (tháng 10) ở Tuất; tức là hoàn toàn phù hợp với vận trình của sao Thiên Phủ.

Cho nên, dùng hoàn cảnh của tiết lập xuân làm điều kiện ban đầu (initial conditions) và “giờ tháng nghịch chiều” làm cái lý vận hành để giữ hoàn cảnh của vũ trụ không đổi, ông Trị kết luận Tử Vi ứng với đuôi của chòm Bắc Đẩu thất tinh, Thiên Phủ ứng với sao Long Đầu. Đó là cái lý hình thành của cặp Tử Phủ theo ông Tạ Phồn Trị.

Mười chính tinh còn lại thì ông Trị cho rằng không dính líu gì đến các sao trên trời. Tôi đã thấy một số người suy diễn rộng hơn, cho rằng mỗi một chính tinh đều phản ảnh vận hành của một sao có thật trên trời. Nhưng dù chỉ cho cặp Tử Phủ ứng với sao thật như ông Trị hoặc cho hết thảy 14 chính tinh ứng với sao thật như một số vị khác, tựu chung thì yếu tố để liên kết vẫn là tương ứng phương vị trong một hoàn cảnh đặc thù nào đó. Chẳng hạn như trường hợp ông Trị thì hoàn cảnh đặc thù ấy là giờ Tý ngày đầu của tiết lập xuân (ứng với Tử Vi ở Mão, Thiên Phủ ở Sửu).

Cần ghi nhận rằng ông Tạ Phồn Trị chẳng phải là người đầu tiên cho rằng các sao trong khoa Tử Vi ứng với sao thật trên trời. Thí dụ cận đại có “Tử vi đẩu số giảng nghĩa”, một tài liệu Tử Vi nổi tiếng do tiền bối Lục Bân Triệu soạn trong thập niên 1950 cho lớp Tử Vi của ông gần đây được nhiều nhà bình chú. Trong tài liệu này, phần an sao có viết khá dài về liên hệ giữa Tử Vi và thiên văn. Đoạn đầu như sau:

“Tử Vi dựa vào sự vận chuyển biến hóa của chòm bắc đẩu, chòm nam đẩu, các sao trong Tử Vi đàn, và các tạp tinh để tượng trưng cát hung họa phúc của đời người. Nam đẩu, bắc đẩu, Tử Vi đàn nguyên là những sao quan trọng nhất và được biết tới nhiều nhất trong thiên văn cận đại…”

Tôi xin phép chỉ dịch đến đấy, bởi thiết nghĩ bấy nhiêu đủ cho ta biết thuyết cho rằng Tử Vi liên hệ mật thiết với bắc đẩu, nam đẩu v.v… không phải là mới lạ, mà đã lưu hành tối thiểu nửa thế kỷ rồi. Và rất dễ hiểu, vì tên gọi của 14 chính tinh và một số phụ tinh Tả Hữu Xương Khúc v.v… đều là tên sao có thật; nếu xưa này người ta chưa từng nối kết các sao trong Tử Vi với sao thật trên trời mới là chuyện lạ.

Bây giờ tôi xin trình bày lý do tại sao tôi cho rằng loại lập luận này là huyền hoặc. Tôi sẽ chỉ phê bình lập luận của ông Trị, nhưng lý lẽ này cũng áp dụng cho các lập luận tương tự.

Tôi sẽ nhìn nhận ngay rằng thuyết của ông Trị về cặp Tử Phủ (và các thuyết thiên văn tương tự khác) có tính hấp dẫn rất mạnh, bởi nó khơi động tính tò mò của con người về những liên hệ có thể có giữa con người và các vì sao trên trời. Chính tôi cũng bị loại thuyết này hấp dẫn, nhưng tiêu chuẩn khoa học bắt buộc tôi phải đứng về phe phản đối vì có hai vấn đề sau đây.

Vấn đề đầu tiên là: Trên trời có muôn vì sao cùng ứng hợp phương vị với Tử Vi, Thiên Phủ; tại sao chọn hai sao Phá Quân và Long Đầu làm sao tương ứng? Vì hai sao này tương đối sáng chăng? Nhưng nếu độ sáng là tiêu chuẩn thì hai sao này làm sao sáng bằng mặt trăng, mặt trời là biểu tượng của Thái Âm Thái Dương? Vậy thì lấy lý nào để nói Tử Vi là sao vua, ngự trị các chính tinh khác kể cả cặp Âm Dương?

Ngắn gọn, cách chọn sao của ông Trị không thỏa đòi hỏi độc nhất; một đòi hỏi hết sức quan trọng của khoa học. Trong thập niên 1980 đã có một danh gia mệnh lý Đài Loan là ông Phương Vô Kỵ cố gắng giải quyết vấn nạn này. Ông Vô Kỵ cho rằng hai chòm Bắc Đẩu và Nam Đẩu (tức chòm sao Nhân Mã Sagittarius) có từ trường rất mạnh nên chúng đặc biệt hơn các chòm sao khác. Nhưng như thế lại có vấn đề, vì từ lực giảm rất nhanh với khoảng cách. Nếu lấy từ lực làm tiêu chuẩn thì lực áp đảo phải là các thiên thể trong thái dương hệ; và nếu vậy thì một lần nữa ta lại gặp bế tắc là tại sao Tử Vi lại ứng với uy quyền cao hơn cặp Âm Dương, trong khi mặt trời (ứng với Thái Dương) hiển nhiên là thiên thể quan trọng nhất của thái dương hệ (chú 6). Mặt trăng có kém thế hơn mặt trời, nhưng nếu hỏi một em bé (chưa có suy nghĩ thiên vị) mặt trăng hay chùm bắc đẩu quan trọng hơn, tôi nghĩ câu trả lời hiển nhiên sẽ là mặt trăng.

Vấn đề thứ hai trình bày kế tiếp đây tôi nghĩ còn nghiêm trọng hơn nữa. Các độc giả đã đọc qua sách thiên văn hẳn biết rằng trục của trái đất (tức trục tưởng tượng xuyên qua bắc cực và nam cực) không vĩnh viễn song song với một phương cố định trong vũ trụ, mà liên tục xoay chuyển như trục của một con quay (tức con vụ, con bông vụ, con cù) lúc sắp ngã vậy. Nếu ta vẽ trên tinh cầu (một mặt cầu tưởng tượng ở trời cao) quỹ tích của các điểm mà trục trái đất vạch thành thì sẽ được một vòng tròn. Phải mất khoảng 26 ngàn năm trục trái đất mới đi hết vòng tròn này để trở lại vị trí ban đầu. Thời gian 26 ngàn năm đối với một đời người là rất dài, nhưng xét trên chiều kích của khoa học thì cũng như một tích tắc mà thôi. Và khi trục trái đất trên trời cao dời đi đủ xa thì đuôi chòm Bắc Đẩu sẽ không ở phương đông vào giờ Tý ngày đầu của tiết lập xuân nữa!

Khi ấy ta sẽ làm gì? Phải chăng là cho một sao khác ở lân cận đâu đó ứng với Tử Vi để tái lập sự ứng hợp đã mất đi giữa thời gian và vị trí? Sự điều chỉnh này, nếu có, sẽ dựa trên lý nào? Làm sao thiết lập tính độc nhất của nó?

Sự thật là chòm Bắc Đẩu hiện đang lìa xa dần vòng cung bắc cực. Chính ông Phương Vô Kỵ (đã dẫn ở trên) có nhìn nhận trong sách của ông rằng 8 nghìn năm nữa chòm Bắc Đẩu sẽ không còn ở phía trên xích đạo; lúc ấy thật khó mà cho rằng nó có vị trí thiên văn đặc biệt hơn các chòm sao khác; bảo là nó ứng với sao cao quý nhất của 14 chính tinh, tức sao Tử Vi, thì lại càng gượng ép, nếu không muốn nói là hàm hồ.

Vì những vấn nạn đã nêu trên, mọi thuyết cho rằng mỗi một chính tinh của môn Tử Vi có một sao tương ứng trên trời sẽ phải chấp nhận thêm tối thiểu một điều kiện là khoa Tử Vi chỉ có giá trị khi một số điều kiện đặc thù về phương vị của các sao này được thỏa. Như vậy, vì trục quay trái đất liên tục di chuyển, trong mỗi chu kỳ 26000 năm khoa tử vi chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian X nào đó mà thôi.

Tức là giá trị khoa học của khoa Tử Vi có tính tuần hoàn; có khi nó sai, có khi nó đúng?! Thật khó tưởng tượng là giá trị của một thuyết khoa học lại có đặc tính kỳ cục này.

Có người sẽ biện luận đời vốn không phải là cõi thập toàn nên dĩ nhiên không có thuyết tuyệt đối hoàn chỉnh; và nếu coi cái “kỳ cục” kể trên là một phần của tính không hoàn chỉnh của Tử Vi thì chẳng có vấn đề gì. Tôi xin phép hoàn toàn bất đồng. Bởi mặc dù đời này không có sự hoàn chỉnh tuyệt đối, các thuyết vẫn có độ hoàn chỉnh cao thấp khác nhau. Nếu phải lựa một trong hai thuyết, ta không thể nói vì cả hai đều không hoàn chỉnh nên tha hồ lựa chọn theo ý thích, mà phải xử dụng những tiêu chuẩn khoa học cập nhật nhất để loại thuyết kém hoàn chỉnh và giữ thuyết hoàn chỉnh hơn.

Trở lại vấn đề, tôi xin thưa rằng cái “kỳ cục” kể trên có thể tránh được nếu ta bỏ hẳn việc ép các sao có thật trên trời vào 14 chính tinh. (Chú thích tại chỗ: Mặt trời và mặt trăng là ngoại lệ vì liên hệ với trái đất rất mật thiết và có tính vĩnh hằng, nên ứng với Thái Dương và Thái Âm là hợp lý).

Vì thế tôi lập luận cặp Tử Phủ được đặt ra để phản ảnh những thay đổi mùa màng của địa cầu, vì cặp Âm Dương đã không làm được chuyện ấy. Xét rốt ráo thì cái lý mà tôi đưa ra cho cặp Tử Phủ vẫn là lý thiên văn, nhưng dựa trên kết quả hiển hiện (mùa màng) nên thỏa điều kiện độc nhất của khoa học, lại không lệ thuộc vào vị trí trục quay của trái đất nên không bị mối nguy là chắc chắn trở thành sai lạc trong vài ngàn năm nữa.

Tóm lại ta hiện có hai thuyết đều có tính thiên văn. Một thuyết thì lý tương ứng không thỏa điều kiện độc nhất, lại chắc chắn sẽ trở thành sai lầm trong vài ngàn năm nữa và vì thế khó biết có đúng trong hiện tại hay không; một thuyết hiện đã tương ứng với thực tế và sẽ tiếp tục tương ứng với thực tế ngày nào trái đất còn tự xoay quanh nó và quanh mặt trời.

Xét từ quan điểm khoa học ta phải chọn thuyết nào? Câu trả lời xin dành cho quý vị.

(Dẫn theo trang kilotuvi.blogspot.com/)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button