Nghiên cứu

Tiểu sử ông Lê Phước Vũ là ai? Vị Chủ tịch tập đoàn Hoa Sen theo đạo Phật

Ông Lê Phước Vũ là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất của tập đoàn Hoa Sen. Mặc dù xuất phát của ông chỉ là từ một người lái xe, thế nhưng giờ đây ông đã gây dựng được cả cơ nghiệp mà người ngoài nhìn vào cảm thấy ngưỡng mộ.

Nội dung chính

    Tiểu sử ông Lê Phước Vũ là ai?

    Tiểu sử ông Lê Phước Vũ là ai

    Bạn đang xem: Tiểu sử ông Lê Phước Vũ là ai? Vị Chủ tịch tập đoàn Hoa Sen theo đạo Phật

    Ông Lê Phước Vũ sinh ngày 28 tháng 5 năm 1963 tại Quy Nhơn, Bình Định, trong một gia đình lao động phổ thông bình thường. Ông là doanh nhân nổi tiếng người Việt Nam, hiện đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen.

    Sau khi tốt nghiệp lớp 12, ông Lê Phước Vũ quyết định học tại trường Trung học chuyên nghiệp ngành vận tải ô tô. Sau khi đã hoàn thành chương trình học, ông vào miền Nam để lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Để có được một sự nghiệp lớn mạnh và thành công như hiện nay, ông đã trải qua không ít những khó khăn, vất vả, thăng trầm trong sự nghiệp.

    Quá trình hoạt động của ông Lê Phước Vũ

    Tiểu sử ông Lê Phước Vũ là ai

    Doanh nhân Lê Phước Vũ vốn sinh ra và lớn lên trong một gia đình khó khăn tại tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, ông vẫn được gia đình cho học hành rất tử tế. Đến năm 1979, ông đã tốt nghiệp trường Trung cấp giao thông Vận Tải Phú Tài, Bình Định. Do hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, ông đã cùng với gia đình cùng nhau tiến vào miền Nam để lập nghiệp.

    Sau khi vào miền Nam để lập nghiệp, ông Lê Phước Vũ đã bắt đầu xin vào làm ở đội xe khoán, rồi đến lái xe ô tô con,… Để mưu sinh, ông đã lăn lộn khắp nơi từ Tây Ninh đến Sài Gòn rồi lên đến tận Buôn Mê Thuột. Sau những ngày tháng vất vả tìm kế sinh nhai, bằng sự quyết tâm và chăm chỉ của bản thân, ông đã được nhận vào làm quản đốc của một phân xưởng gỗ. Dần dần ông đã được thăng chức làm quản lý cho cửa hàng vật liệu xây dựng.

    Trong một dịp tình cờ, ông Lê Phước Vũ đã gặp một doanh nhân nước ngoài chuyên kinh doanh mặt hàng thép. Vị doanh nhân này đã gợi ý cho ông Vũ nên tự mình kinh doanh và khởi nghiệp theo mô hình của công ty ông. Sau nhiều lần đắn đo suy nghĩ, ông Vũ đã quyết định nghỉ việc quản lý phân xưởng gỗ và sử dụng 2 chỉ vàng tiền dành dụm để bắt đầu khởi nghiệp. 

    Năm 1994, ông Lê Phước Vũ mở cửa hàng bán tôn đầu tiên tại ngã tư An Sương, quận 12 thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều năm sau, ông vẫn còn nhớ mãi số tiền 650.000 VNĐ lợi nhuận đầu tiên của cửa hàng đạt được sau khi bán trong tháng đầu.

    Vào năm 1997, cạnh tranh gay gắt trên thị trường tôn thép khiến cửa hàng của ông lâm vào tình cảnh nguy hiểm. Ông Lê Phước Vũ khi này đã nảy sinh ý định “mua tận gốc, bán tận ngọn” và dự định tự sản xuất thương hiệu tôn của riêng mình. Lúc này, chiếc máy cán tôn chuyên nghiệp có giá lên đến 120.000 USD, vượt quá khả năng kinh tế của gia đình ông. Vì vậy, ông đã tự mày mò tài liệu, mua các linh kiện điện tử và tự chế tạo ra chiếc máy cán tôn. Nhờ đó mà cùng năm, ông đã có thể mở xưởng cán tôn của riêng mình.

    Khi đã có một lượng khách hàng ổn định, ông Lê Phước Vũ đã mở rộng cửa hàng, xây thêm nhiều xưởng làm tôn khác. Trong quá trình kinh doanh, ông không ngừng học hỏi về công nghệ sản xuất, quản trị kinh doanh cũng như tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm quý giá trên thương trường.

    Tháng 8 năm 2001, ông Lê Phước Vũ thành lập Công ty cổ phần Hoa Sen với số vốn ban đầu là 30 tỷ đồng, cùng với 22 nhân viên dưới trướng. Dưới sự lãnh đạo tài tình cùng chiến lược kinh doanh đúng đắn đã giúp Công ty Hoa Sen từ một doanh nghiệp nhỏ đã trở nên ngày càng lớn mạnh. Hiện nay, Tập đoàn Hoa Sen có số vốn điều lệ lên đến 1.008 tỷ đồng, chiếm 34% thị phần trong năm 2010.

    Năm 2003, công ty cổ phần Hoa Sen đưa vào hoạt động nhà máy cán tôn mạ màu, công suất 45.000 tấn/năm. Đến năm 2007, công ty cổ phần Hoa Sen đã nâng công suất dây chuyền tôn mạ kẽm lên 100.000 tấn/năm, khánh thành nhà máy thép cán nguội công suất 180.000 tấn/năm. Cũng trong năm 2007 này, công ty cổ phần Hoa Sen được đổi tên thành công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen.

    Năm 2008, khi chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tập đoàn Hoa Sen bị thua lỗ nặng dẫn đến việc đứng trước bờ vực phá sản. Tuy nhiên, nhờ quyết định cực kỳ táo bạo của ông Lê Phước Vũ, đó là bán tháo tất cả hàng tồn trong kho rồi mua lại với giá rẻ hơn đã giúp công ty của ông thoát khỏi khủng hoảng. Thậm chí, công ty còn có lãi trên 1.000 tỷ đồng vào thời điểm đó.

    Để có được như ngày hôm nay thì con đường kinh doanh của ông Lê Phước Vũ gặp không ít khó khăn, đặc biệt là với một người không được đào tạo bài bản trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh như ông. Ông đã phải tự mình học hỏi rất nhiều, học từ công việc, học trong thực tiễn kinh doanh, học từ thất bại, học cách phán đoán, dự trù mọi tình huống và có phương án để đối phó những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

    Ông Lê Phước Vũ sẵn sàng chấp nhận bỏ tiền thuê các chuyên gia nước ngoài về hướng dẫn cho mình và mọi người trong công ty, về các công nghệ tiên tiến nhất hiện nay nhằm áp dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất của nhà máy, thời điểm đó thì việc làm này là một hoạt động xa xỉ, tốn kém lớn nhưng ông vẫn quyết tâm thực hiện.

    Ông Lê Phước Vũ giàu thế nào?

    Tiểu sử ông Lê Phước Vũ là ai

    Theo như nhiều thông tin cho biết, thì hiện nay ông Lê Phước Vũ đang nắm giữ 37,4 triệu cổ phiếu của Tập đoàn Hoa Sen (HSG), tương ứng với giá trị 252,73 tỷ đồng. Ngoài khối tài sản đến từ số cổ phiếu của tập đoàn Hoa Sen, ông Vũ còn có thêm cổ phiếu tại Công ty TNHH MTV Tam Hỷ – nơi ông giữ vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc. Do đó mà tài sản của ông không hề nhỏ, lên đến hàng trăm tỷ đồng cùng với nhiều bất động sản khác.

    Gia đình của ông Lê Phước Vũ có những ai?

    Ông Lê Phước Vũ đã từng kết hôn cùng bà Hoàng Thị Xuân Hương. Họ có 3 người con chung gồm: Lê Hoàng Diệu Tâm, Lê Hoàng Diệu Thiện, Lê Hoàng Vũ Trí. Vợ ông vốn là em gái của ông Hoàng Đức Huy. Ông Hoàng Đức Huy hiện đang giữ chức vụ phó tổng giám đốc công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen. Tuy nhiên, ông Lê Phước Vũ và bà Hoàng Thị Xuân Hương đã công bố tình trạng ly hôn sau nhiều năm chung sống không hạnh phúc. 

    Năm 2013, ông Lê Phước Vũ đã kết hôn với bà Trần Mỹ Hạnh. Hiện nay, bà Trần Mỹ Hạnh đang sống ở Úc cùng các con. Bà Hoàng Thị Xuân Hương (vợ cũ ông Lê Phước Vũ) đã bán toàn bộ số cổ phiếu đang nắm giữ của tập đoàn cổ phần Hoa Sen để chuyển giao lại cho ông quản lý.

    Cơ duyên với Phật pháp của ông Lê Phước Vũ

    Tiểu sử ông Lê Phước Vũ là ai

    Theo như ông Lê Phước Vũ từng chia sẻ, hình ảnh logo Hoa Sen đại diện cho tập đoàn của ông giúp mọi người có thể gợi nhớ đến hình ảnh Phật pháp, nhất là hình ảnh các vị Bồ tát, Đức Phật ngồi tọa thiền trên đóa sen. Vì cuộc sống của ông đã từng trải qua quá nhiều chông gai và biến cố, do đó mà niềm tin vào Đức Phật trong ông ngày càng mạnh mẽ. 

    Những tư tưởng hướng thiện dần dần được thấm nhuần trong con người của vị doanh nhân gốc Bình Định. Điều đó đã khiến ông Lê Phước Vũ liên tục làm việc thiện để tích đức cho con cháu. Hiện tại, ông đang sống với người vợ thứ hai của mình – bà Trần Mỹ Hạnh. Thế nhưng mong muốn của Lê Phước Vũ là vào năm 2026, khi tập đoàn kỷ niệm 25 năm thành lập, ông sẽ xuất gia, hoàn thành ước nguyện năm 30 tuổi. Khi đó, vị doanh nhân này sẽ ra đi trong trách nhiệm, truyền lại cơ đồ của mình cho những người xứng đáng.

    Ngoài năng khiếu kinh doanh, người ta còn nhắc đến ông Lê Phước Vũ bởi một trái tim nhân hậu, luôn hướng về Phật Pháp. Con đường sự nghiệp của ông luôn gập ghềnh, trắc trở nhưng chính bằng lòng tin, sự kiên trì mà tập đoàn Hoa Sen của ông đã đạt được nhiều thành công ngoài mong đợi, giúp đỡ công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động.

    Một số câu nói hay nhất của ông Lê Phước Vũ

    Tiểu sử ông Lê Phước Vũ là ai

    – Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam giống như chân phải, doanh nghiệp FDI giống như chân trái. Tôi thấy chân phải bị teo.

    – Tôi là một Phật tử và luôn tin vào những lời Phật dạy. Tôi luôn luôn làm theo lời Phật ngay cả trong cuộc sống và trong kinh doanh.

    – Bạn muốn làm triệu phú hãy về Việt Nam.

    – Tôi luôn có sẵn tham vọng và cả sự tham lam.

    – Đôi lúc, tôi phải hiện tướng ác.

    – Ngu gì không làm thép.

    – Những doanh nghiệp lâu năm, trong bối cảnh mới cần phải tự điều chỉnh. Như vậy, cơ hội cho doanh nghiệp mới mở ra.

    – Ba nguyên tắc quan trọng của tôi là: lấy sáng tạo thắng kinh nghiệm, lấy năng động thắng quy mô, lấy nỗ lực và tốc độ để bù cho vị thế của người đi sau.

    – Một doanh nhân có đạo đức phải thấy rằng tiền bạc là phương tiện. Điều quan trọng không phải anh giàu đến mức nào, mà là anh đã làm được gì cho đất nước này, xã hội này, tạo được nhiều công ăn việc làm cho nhiều người. Đó mới là doanh nhân chân chính.

    Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

    Chuyên mục: Nghiên cứu

    Xem thêm Tiểu sử ông Lê Phước Vũ là ai? Vị Chủ tịch tập đoàn Hoa Sen theo đạo Phật

    Ông Lê Phước Vũ là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất của tập đoàn Hoa Sen. Mặc dù xuất phát của ông chỉ là từ một người lái xe, thế nhưng giờ đây ông đã gây dựng được cả cơ nghiệp mà người ngoài nhìn vào cảm thấy ngưỡng mộ.

    Nội dung chính

      Tiểu sử ông Lê Phước Vũ là ai?

      Tiểu sử ông Lê Phước Vũ là ai

      Ông Lê Phước Vũ sinh ngày 28 tháng 5 năm 1963 tại Quy Nhơn, Bình Định, trong một gia đình lao động phổ thông bình thường. Ông là doanh nhân nổi tiếng người Việt Nam, hiện đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen.

      Sau khi tốt nghiệp lớp 12, ông Lê Phước Vũ quyết định học tại trường Trung học chuyên nghiệp ngành vận tải ô tô. Sau khi đã hoàn thành chương trình học, ông vào miền Nam để lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Để có được một sự nghiệp lớn mạnh và thành công như hiện nay, ông đã trải qua không ít những khó khăn, vất vả, thăng trầm trong sự nghiệp.

      Quá trình hoạt động của ông Lê Phước Vũ

      Tiểu sử ông Lê Phước Vũ là ai

      Doanh nhân Lê Phước Vũ vốn sinh ra và lớn lên trong một gia đình khó khăn tại tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, ông vẫn được gia đình cho học hành rất tử tế. Đến năm 1979, ông đã tốt nghiệp trường Trung cấp giao thông Vận Tải Phú Tài, Bình Định. Do hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, ông đã cùng với gia đình cùng nhau tiến vào miền Nam để lập nghiệp.

      Sau khi vào miền Nam để lập nghiệp, ông Lê Phước Vũ đã bắt đầu xin vào làm ở đội xe khoán, rồi đến lái xe ô tô con,… Để mưu sinh, ông đã lăn lộn khắp nơi từ Tây Ninh đến Sài Gòn rồi lên đến tận Buôn Mê Thuột. Sau những ngày tháng vất vả tìm kế sinh nhai, bằng sự quyết tâm và chăm chỉ của bản thân, ông đã được nhận vào làm quản đốc của một phân xưởng gỗ. Dần dần ông đã được thăng chức làm quản lý cho cửa hàng vật liệu xây dựng.

      Trong một dịp tình cờ, ông Lê Phước Vũ đã gặp một doanh nhân nước ngoài chuyên kinh doanh mặt hàng thép. Vị doanh nhân này đã gợi ý cho ông Vũ nên tự mình kinh doanh và khởi nghiệp theo mô hình của công ty ông. Sau nhiều lần đắn đo suy nghĩ, ông Vũ đã quyết định nghỉ việc quản lý phân xưởng gỗ và sử dụng 2 chỉ vàng tiền dành dụm để bắt đầu khởi nghiệp. 

      Năm 1994, ông Lê Phước Vũ mở cửa hàng bán tôn đầu tiên tại ngã tư An Sương, quận 12 thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều năm sau, ông vẫn còn nhớ mãi số tiền 650.000 VNĐ lợi nhuận đầu tiên của cửa hàng đạt được sau khi bán trong tháng đầu.

      Vào năm 1997, cạnh tranh gay gắt trên thị trường tôn thép khiến cửa hàng của ông lâm vào tình cảnh nguy hiểm. Ông Lê Phước Vũ khi này đã nảy sinh ý định “mua tận gốc, bán tận ngọn” và dự định tự sản xuất thương hiệu tôn của riêng mình. Lúc này, chiếc máy cán tôn chuyên nghiệp có giá lên đến 120.000 USD, vượt quá khả năng kinh tế của gia đình ông. Vì vậy, ông đã tự mày mò tài liệu, mua các linh kiện điện tử và tự chế tạo ra chiếc máy cán tôn. Nhờ đó mà cùng năm, ông đã có thể mở xưởng cán tôn của riêng mình.

      Khi đã có một lượng khách hàng ổn định, ông Lê Phước Vũ đã mở rộng cửa hàng, xây thêm nhiều xưởng làm tôn khác. Trong quá trình kinh doanh, ông không ngừng học hỏi về công nghệ sản xuất, quản trị kinh doanh cũng như tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm quý giá trên thương trường.

      Tháng 8 năm 2001, ông Lê Phước Vũ thành lập Công ty cổ phần Hoa Sen với số vốn ban đầu là 30 tỷ đồng, cùng với 22 nhân viên dưới trướng. Dưới sự lãnh đạo tài tình cùng chiến lược kinh doanh đúng đắn đã giúp Công ty Hoa Sen từ một doanh nghiệp nhỏ đã trở nên ngày càng lớn mạnh. Hiện nay, Tập đoàn Hoa Sen có số vốn điều lệ lên đến 1.008 tỷ đồng, chiếm 34% thị phần trong năm 2010.

      Năm 2003, công ty cổ phần Hoa Sen đưa vào hoạt động nhà máy cán tôn mạ màu, công suất 45.000 tấn/năm. Đến năm 2007, công ty cổ phần Hoa Sen đã nâng công suất dây chuyền tôn mạ kẽm lên 100.000 tấn/năm, khánh thành nhà máy thép cán nguội công suất 180.000 tấn/năm. Cũng trong năm 2007 này, công ty cổ phần Hoa Sen được đổi tên thành công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen.

      Năm 2008, khi chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tập đoàn Hoa Sen bị thua lỗ nặng dẫn đến việc đứng trước bờ vực phá sản. Tuy nhiên, nhờ quyết định cực kỳ táo bạo của ông Lê Phước Vũ, đó là bán tháo tất cả hàng tồn trong kho rồi mua lại với giá rẻ hơn đã giúp công ty của ông thoát khỏi khủng hoảng. Thậm chí, công ty còn có lãi trên 1.000 tỷ đồng vào thời điểm đó.

      Để có được như ngày hôm nay thì con đường kinh doanh của ông Lê Phước Vũ gặp không ít khó khăn, đặc biệt là với một người không được đào tạo bài bản trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh như ông. Ông đã phải tự mình học hỏi rất nhiều, học từ công việc, học trong thực tiễn kinh doanh, học từ thất bại, học cách phán đoán, dự trù mọi tình huống và có phương án để đối phó những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

      Ông Lê Phước Vũ sẵn sàng chấp nhận bỏ tiền thuê các chuyên gia nước ngoài về hướng dẫn cho mình và mọi người trong công ty, về các công nghệ tiên tiến nhất hiện nay nhằm áp dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất của nhà máy, thời điểm đó thì việc làm này là một hoạt động xa xỉ, tốn kém lớn nhưng ông vẫn quyết tâm thực hiện.

      Ông Lê Phước Vũ giàu thế nào?

      Tiểu sử ông Lê Phước Vũ là ai

      Theo như nhiều thông tin cho biết, thì hiện nay ông Lê Phước Vũ đang nắm giữ 37,4 triệu cổ phiếu của Tập đoàn Hoa Sen (HSG), tương ứng với giá trị 252,73 tỷ đồng. Ngoài khối tài sản đến từ số cổ phiếu của tập đoàn Hoa Sen, ông Vũ còn có thêm cổ phiếu tại Công ty TNHH MTV Tam Hỷ – nơi ông giữ vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc. Do đó mà tài sản của ông không hề nhỏ, lên đến hàng trăm tỷ đồng cùng với nhiều bất động sản khác.

      Gia đình của ông Lê Phước Vũ có những ai?

      Ông Lê Phước Vũ đã từng kết hôn cùng bà Hoàng Thị Xuân Hương. Họ có 3 người con chung gồm: Lê Hoàng Diệu Tâm, Lê Hoàng Diệu Thiện, Lê Hoàng Vũ Trí. Vợ ông vốn là em gái của ông Hoàng Đức Huy. Ông Hoàng Đức Huy hiện đang giữ chức vụ phó tổng giám đốc công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen. Tuy nhiên, ông Lê Phước Vũ và bà Hoàng Thị Xuân Hương đã công bố tình trạng ly hôn sau nhiều năm chung sống không hạnh phúc. 

      Năm 2013, ông Lê Phước Vũ đã kết hôn với bà Trần Mỹ Hạnh. Hiện nay, bà Trần Mỹ Hạnh đang sống ở Úc cùng các con. Bà Hoàng Thị Xuân Hương (vợ cũ ông Lê Phước Vũ) đã bán toàn bộ số cổ phiếu đang nắm giữ của tập đoàn cổ phần Hoa Sen để chuyển giao lại cho ông quản lý.

      Cơ duyên với Phật pháp của ông Lê Phước Vũ

      Tiểu sử ông Lê Phước Vũ là ai

      Theo như ông Lê Phước Vũ từng chia sẻ, hình ảnh logo Hoa Sen đại diện cho tập đoàn của ông giúp mọi người có thể gợi nhớ đến hình ảnh Phật pháp, nhất là hình ảnh các vị Bồ tát, Đức Phật ngồi tọa thiền trên đóa sen. Vì cuộc sống của ông đã từng trải qua quá nhiều chông gai và biến cố, do đó mà niềm tin vào Đức Phật trong ông ngày càng mạnh mẽ. 

      Những tư tưởng hướng thiện dần dần được thấm nhuần trong con người của vị doanh nhân gốc Bình Định. Điều đó đã khiến ông Lê Phước Vũ liên tục làm việc thiện để tích đức cho con cháu. Hiện tại, ông đang sống với người vợ thứ hai của mình – bà Trần Mỹ Hạnh. Thế nhưng mong muốn của Lê Phước Vũ là vào năm 2026, khi tập đoàn kỷ niệm 25 năm thành lập, ông sẽ xuất gia, hoàn thành ước nguyện năm 30 tuổi. Khi đó, vị doanh nhân này sẽ ra đi trong trách nhiệm, truyền lại cơ đồ của mình cho những người xứng đáng.

      Ngoài năng khiếu kinh doanh, người ta còn nhắc đến ông Lê Phước Vũ bởi một trái tim nhân hậu, luôn hướng về Phật Pháp. Con đường sự nghiệp của ông luôn gập ghềnh, trắc trở nhưng chính bằng lòng tin, sự kiên trì mà tập đoàn Hoa Sen của ông đã đạt được nhiều thành công ngoài mong đợi, giúp đỡ công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động.

      Một số câu nói hay nhất của ông Lê Phước Vũ

      Tiểu sử ông Lê Phước Vũ là ai

      – Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam giống như chân phải, doanh nghiệp FDI giống như chân trái. Tôi thấy chân phải bị teo.

      – Tôi là một Phật tử và luôn tin vào những lời Phật dạy. Tôi luôn luôn làm theo lời Phật ngay cả trong cuộc sống và trong kinh doanh.

      – Bạn muốn làm triệu phú hãy về Việt Nam.

      – Tôi luôn có sẵn tham vọng và cả sự tham lam.

      – Đôi lúc, tôi phải hiện tướng ác.

      – Ngu gì không làm thép.

      – Những doanh nghiệp lâu năm, trong bối cảnh mới cần phải tự điều chỉnh. Như vậy, cơ hội cho doanh nghiệp mới mở ra.

      – Ba nguyên tắc quan trọng của tôi là: lấy sáng tạo thắng kinh nghiệm, lấy năng động thắng quy mô, lấy nỗ lực và tốc độ để bù cho vị thế của người đi sau.

      – Một doanh nhân có đạo đức phải thấy rằng tiền bạc là phương tiện. Điều quan trọng không phải anh giàu đến mức nào, mà là anh đã làm được gì cho đất nước này, xã hội này, tạo được nhiều công ăn việc làm cho nhiều người. Đó mới là doanh nhân chân chính.

      Related Articles

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Back to top button