Nghiên cứu

Tiểu sử Shark Thủy là ai mà bị tố lừa đảo, không đáng tin?

Shark Thủy là cái tên vô cùng nổi tiếng gắn liền với chương trình Shark Tank Việt Nam. Ông còn được biết đến là Chủ tịch HĐQT tập đoàn Egroup và là Tổng giám đốc của Apax English từng làm mưa làm gió tại Việt Nam. Tuy nhiên rất nhiều biến cố đã xảy đến với ông trong thời gian gần đây, khiến ông mang danh “lừa đảo”.

Nội dung chính

    Tiểu sử Shark Thủy là ai?

    Tiểu sử shark Thủy

    Bạn đang xem: Tiểu sử Shark Thủy là ai mà bị tố lừa đảo, không đáng tin?

    Shark Thủy tên thật là Nguyễn Ngọc Thủy (sinh ngày 17/4/1982), ông đang nắm giữ vai trò nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Egroup, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Anh ngữ Apax. Ông vốn sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân có 4 anh chị em tại Hà Tây (Hà Nội).

    Khi ông tròn 17 tuổi, lúc này đang học lớp 11 trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Tây). Khi đó, Shark Thủy cùng hợp tác với một thầy giáo mở trung tâm luyện thi đại học khu vực Hà Đông. Ông luôn xác định sẽ cố gắng để vừa học tốt, vừa làm tốt việc kinh doanh. Nhưng thực tế lại không giống như kỳ vọng. Khi đang là sinh viên năm nhất đại học Mỏ – Địa chất, ông đã phải bảo lưu để tập trung hoàn toàn vào việc kinh doanh.

    Trong số các nhà đầu tư trong Shark Tank Việt Nam, Shark Thủy là người duy nhất chưa tốt nghiệp đại học. Ông đã quyết định rời bỏ giảng đường đại học và rẽ hướng sang làm kinh doanh ngay từ khi còn rất sớm.

    Cuộc đời và sự nghiệp của Shark Thủy

    Tiểu sử shark Thủy

    Shark Thủy bắt đầu ý tưởng khởi nghiệp từ trung tâm luyện thi đại học tại khu vực Hà Đông. Khi này ông mới thi đỗ vào trường Đại học Mỏ – Địa chất, phải vừa đi học, vừa đi làm thì mới có thể khởi nghiệp thành công. Tuy nhiên khi công ty được thành lập, ý định ban đầu của ông không còn khả thi. Shark Thủy buộc phải lựa chọn giữa việc tiếp tục đi học và khởi nghiệp tự do. Cuối cùng ông đã rời ghế nhà trường khi vẫn chưa kết thúc năm học thứ nhất, để dồn toàn lực cho công ty đầu tiên của mình. Đến nay ông vẫn chưa thể tiếp tục việc học và cầm trong tay tấm bằng đại học như bao người khác.

    Vào năm 2004, Shark Thủy thành lập ra một công ty chuyên cung cấp, môi giới người giúp việc toàn quốc. Đồng thời ông cũng mở thêm công ty thương mại, buôn bán thiết bị máy tính. Tuy nhiên ông gần như trắng tay và thất bại toàn tập, do không lường hết được bất ngờ của thị trường, khi mà thị trường người giúp việc còn nhiều rủi ro, sản phẩm máy tính không đa dạng, khó cạnh tranh với các thương hiệu lớn sẵn có ở Việt Nam.

    Năm 2008, Shark Thủy quyết định thành lập công ty Egame – sau này là tập đoàn Egroup. Cho đến nay, Egroup đã tồn tại và phát triển được gần 10 năm. Sản phẩm đầu tay của Egame chính là Chinh phục vũ môn, một game giải trí nhưng tích hợp kiến thức và kỹ năng sống cần thiết cho các em học sinh. Hiện game này vẫn còn được nhiều trung tâm giáo dục sử dụng để rèn luyện cho các em học sinh. Ông đã xây dựng được một “hệ sinh thái giáo dục” Egroup với chuỗi 12 công ty con chuyên phát triển các lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục và sức khỏe.

    Đến năm 2015, bước ngoặt lớn nhất cuộc đời đến với Shark Thủy, với sự thành lập của Apax English, dự án chuỗi trung tâm tiếng Anh lớn nhất Việt Nam. Chỉ trong vòng 2 năm, Apax English đã phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, với hơn 50 trung tâm lớn nhỏ trên cả nước, thu hút hơn 30.000 học viên theo học, đi đầu trong lĩnh vực dạy tiếng Anh cho trẻ em, cạnh tranh trực tiếp với hàng loạt đối thủ sừng sỏ khác.

    Năm 2018, Apax English nhận hai giải thưởng danh giá là giải Thương hiệu mạnh và giải Sao khuê năm 2018. Theo Shark Thủy cho biết, “Apax mang đến cuộc cách mạng ngôn ngữ giúp thay đổi tư duy của người Việt”.

    Thực hư về việc Shark Thủy lừa đảo

    Tiểu sử shark Thủy

    1. Apax English lừa đảo, nợ lương người lao động

    Những ngày gần đây, dư luận xã hội lan truyền một số thông tin cho rằng trung tâm Anh ngữ Apax Leaders (thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings, công ty con của Tập đoàn Giáo dục Egroup) bị giáo viên tố nợ lương, phụ huynh đòi tiền, bị thua lỗ, cưỡng chế thuế…

    Trước sự việc trên, Shark Thủy thừa nhận khi trao đổi với báo chí, khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh chuỗi giáo dục Apax Leader vào năm 2015, ông đã có dự phòng rủi ro nhưng dịch Covid-19 là điều mà ông không lường trước được. Điều đó khiến cho doanh thu của các trung tâm Apax English bị sụt giảm bởi không có học viên đến học trực tiếp. Đồng thời gánh nặng về chi phí mặt bằng, chi phí trả lương thêm gia tăng khiến công ty bị thua lỗ liên tục.

    2. Nhà đầu tư tố Shark Thủy lừa đảo

    Tiểu sử shark Thủy

    Theo như tìm hiểu của nhiều phóng viên, trong suốt thời gian dài hàng loạt các nhà đầu tư đã tin tưởng Shark Thủy nên đã đầu tư nhiều tỷ đồng vào Công ty cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup và các hệ sinh thái liên quan. Tuy đã đến kỳ hạn thanh toán nhưng mà các nhà đầu tư không rút được lãi, gốc lại càng không. Nhiều trường hợp đã lâm vào cảnh khốn cùng, thậm chí phải uống thuốc ngủ để tự tử.

    Sau nhiều lần tìm đến trụ sở Tập đoàn Egroup nhưng không gặp được Shark Thủy, không đòi được tiền, các nhà đầu tư đã tìm đến một căn chung cư được cho là nơi ở của ông và tiến hành và truy tìm Shark Thủy để đòi tiền.

    Shark Thủy mới đây đã gửi công văn giải trình đến Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) về các thông tin liên quan đến Công ty cổ phần Anh ngữ Apax (Apax English) xuất hiện trên báo chí trong thời gian gần đây. Nội dung giải trình của ông Thủy được HoSE công bố vào chiều tối ngày 15/11/2022.

    Giải trình với Sở Giao dịch chứng khoán, Shark Thủy cho biết rằng Apax English là công ty con của Apax Holdings, với tỷ lệ sở hữu 66,36%. Một số thông tin báo chí nêu liên quan công ty con này đã được Apax Holdings tiến hành rà soát, kiểm tra và xác minh. 

    Shark Thủy cũng khẳng định các thông tin của Apax English xuất hiện trên báo chí “không có ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh cũng như tình hình quản trị của Apax Holdings”, vì Apax Holdings là công ty mẹ và hoạt động độc lập.

    Ngoài ra, Shark Thủy cũng cho biết hiện tại Apax Holdings đang sở hữu hai công ty con khác là Công ty cổ phần phát triển Igarten và Công ty cổ phần Trường liên cấp Firbank Australia đang hoạt động tốt, phát triển tốt.

    Theo thông tin cho biết vào chiều ngày 21/11/2022, hệ thống đào tạo tiếng Anh Apax Leader thông báo sẽ tiến hành kế hoạch tái cấu trúc các trung tâm đào tạo Anh ngữ trong hệ thống từ ngày 25/11 và dự kiến kết thúc vào hết quý I năm 2023. Một số trung tâm đặc thù có thể tiến hành sớm hơn với mục tiêu nâng cao sự ổn định và chất lượng trong hoạt động giảng dạy.

    Dấu ấn của Shark Thủy trong “Thương vụ bạc tỷ” – Shark Tank Việt Nam

    Tiểu sử shark Thủy

    Mặc dù chỉ xuất hiện với tư cách khách mời, thế nhưng vị chủ tịch HĐQT của Egroup đã cam kết rót vốn hàng chục tỷ đồng trong việc đầu tư vào các startup của Shark Tank Việt Nam.

    Trong mùa 1, Shark Thủy đã cam kết rót vốn lên tới 19,2 tỷ đồng. Tron đó, riêng thương vụ đầu tư cho Soya Garden đã lên đến 15 tỷ đồng. Ông cam kết rót vốn 15 tỷ đồng vào Soya Garden, với 30 cửa hàng trên toàn quốc và 500 khách hàng mỗi tháng.

    Trong mùa 2, Shark Thủy cũng đã chi ra trên dưới 25 tỷ cho các startup về giáo dục. Thương vụ đầu tư lớn nhất dành cho Công ty Magic Book với số tiền tổng cộng 500 nghìn USD. Trong đó 200 nghìn USD để đổi lấy 30% vốn công ty và 300 nghìn USD là trái phiếu chuyển đổi. 

    Bên cạnh đó là các thương vụ hàng tỷ đồng được Shark Thủy xuống tiền đầu tư như We Escape – 5 tỷ đồng cho 36% vốn; 5 tỷ cho Talk cafe English đổi lấy 46%; và 3 tỷ đồng cho 80% chuỗi nhà hàng chay Pema,…

    Những Startup mà Shark Thủy đã đầu tư trong Shark Tank Việt Nam

    Tiểu sử shark Thủy

    1. Soya Garden: Dự án khởi nghiệp thuộc lĩnh vực thực phẩm và đồ uống do Hoàng Anh Tuấn sáng lập, mức đầu tư thỏa thuận mà Shark Thủy dành cho dự án này là 15 tỷ VNĐ cho 45% cổ phần công ty. Tuy nhiên, sau gần 3 năm, từ một chuỗi có 50 cửa hàng tại nhiều tỉnh thành hiện trên Soya Garden chỉ còn vỏn vẹn 4 cửa hàng tại Hà Nội, cho thấy sự thất bại toàn tập của dự án. 
    2. Volunteer for Education: Dự án khởi nghiệp thuộc lĩnh vực hàng không/du lịch do Nguyễn Huyền Phương sáng lập, mức đầu tư thỏa thuận mà Shark Thủy cùng với Shark Vương và Shark Phú dành cho dự án này là 2,7 tỉ đồng cho 36% cổ phần công ty. Hiện startup này vẫn còn đang hoạt động đến ngày nay.
    3. Xe lăn đa năng – VH: Startup này sáng lập bởi Lê Văn Hóa với mô hình sản xuất xe lăn đa năng cho người khuyết tật. Tại thương vụ Shark Tank Việt Nam, 3 nhà đầu tư gồm shark Hưng, shark Vương và Shark Thủy đồng ý đầu tư 1 tỷ đồng cho 36% vốn cổ phần công ty.
    4. Umbala: Được sáng lập bởi Nguyễn Minh Thảo, là một ứng dụng tiên phong cho trào lưu quay và chia sẻ video của giới trẻ do chính người Việt tạo ra, được cho là còn sớm hơn cả Tiktok. Tuy nhiên, do thiếu hụt về nguồn vốn so với các đối thủ nước ngoài nên startup này không thể tiến xa được trên thị trường. Thậm chí, trên chính sân nhà, ứng dụng này cũng đuối sức khi cạnh tranh với Tik Tok. Thương vụ này được Shark Thủy và Shark Vương thỏa thuận đầu tư 260.000 USD cho 15% cổ phần.
    5. Magic Book: Dự án khởi nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo do Bùi Quang Huy sáng lập, với mục đích tạo ra những loại đồ chơi giúp phát triển trí tuệ của trẻ em. Theo cam kết, Shark Thủy sẽ đầu tư vào dự án này số tiền 500.000 USD để đổi lấy 30% cổ phần công ty.
    6. Chè bưởi Bống nấu: Startup do bé Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc hay còn gọi là bé Bống lập ra. Thương vụ này Shark Hưng và Shark Thủy cùng thỏa thuận đầu tư 300 triệu đồng cho 30% vốn cổ phần.
    7. Talks Café 100% English: Dự án khởi nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo do Đinh Minh Quyền sáng lập, với mong muốn tạo ra một quán cafe kết hợp dạy tiếng Anh cực kỳ thú vị và độc đáo. Shark Thủy sẽ đầu tư vào dự án này 5 tỷ đồng để đổi lấy 45% cổ phần của công ty.
    8. Pema – Nhà hàng Chay: Thương vụ này shark Thủy thỏa thuận đầu tư 3 tỷ đồng đổi lấy 80% cổ phần của startup chuyên về nhà hàng chay do Lâm Thị Hoài sáng lập.
    9. We Escape: Dự án khởi nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ khách hàng do Vương Chí Nhân sáng lập, dự án sẽ tạo ra các trò chơi nhập vai thực tế 5D cho cộng đồng. Số vốn đầu tư mà Shark Thủy cam kết cho dự án này là 5 tỷ đồng đổi lấy 36% cổ phần công ty. Năm 2018, We Escape chính thức trở thành một dự án giải trí đầy hứa hẹn trong hệ thống Egroup. Tuy nhiên, sau 2 năm chống chọi với đại dịch Covid-19, đầu năm nay, startup này thông báo đóng cửa toàn bộ hệ thống. Do đó đây lại là một dự án thất bại khác của Shark Thủy.

    Một số câu nói hay và nổi tiếng của Shark Thủy

    Tiểu sử shark Thủy

    1. “Tôi đã có những bước đầu thành công với các lĩnh vực đầu tư vào giáo dục, công nghệ thông tin và sức khỏe. Nhưng, tôi không khuyên các bạn đi theo đường của tôi. Trước khi tôi quyết định, tôi đã tự hỏi rất nhiều lần rằng, tôi thực sự muốn gì, tôi đi làm thì ai tạo việc làm cho tôi… Và tôi quyết định chọn dừng lại việc học để kinh doanh, vì biết mình không thể làm hai việc một lúc và cũng tự xác định rất rõ đam mê của mình. Nếu các bạn có đam mê, xác định rõ việc mình muốn làm và sẵn sàng đánh đổi, chấp nhận nhiều thử thành để thực hiện thì hãy chọn và hãy tự chịu trách nhiệm”.
    2. “Nếu hồ nước đỏ thì hãy làm cho nó thành xanh, mà đang đục ngầu, muốn thành xanh phải đổ nước trong vào. Muốn đổ được nước trong, hãy mở rộng hồ”.
    3. “Chúng ta cứ chăm chỉ làm việc như người thợ đào mỏ mỗi ngày, rồi có lúc sẽ gặp được thành công vì những lý do mà có khi ngay ban đầu cũng không hề nghĩ đến, tôi gọi đó là đào trúng cái mỏ”.
    4. “Anh tin là không phải tất cả cái gì ông lớn cũng làm được. Bởi vì những ông lớn làm rất nhiều thứ. Nếu em đủ xuất sắc em làm một thứ thật tốt thì có thể sẽ thành công”.
    5. “Chúng ta cứ chăm chỉ làm việc như người thợ đào mỏ mỗi ngày, rồi có lúc sẽ gặp được thành công vì những lý do mà có khi ngay ban đầu cũng không hề nghĩ đến, tôi gọi đó là đào trúng cái mỏ”.

    Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

    Chuyên mục: Nghiên cứu

    Xem thêm Tiểu sử Shark Thủy là ai mà bị tố lừa đảo, không đáng tin?

    Shark Thủy là cái tên vô cùng nổi tiếng gắn liền với chương trình Shark Tank Việt Nam. Ông còn được biết đến là Chủ tịch HĐQT tập đoàn Egroup và là Tổng giám đốc của Apax English từng làm mưa làm gió tại Việt Nam. Tuy nhiên rất nhiều biến cố đã xảy đến với ông trong thời gian gần đây, khiến ông mang danh “lừa đảo”.

    Nội dung chính

      Tiểu sử Shark Thủy là ai?

      Tiểu sử shark Thủy

      Shark Thủy tên thật là Nguyễn Ngọc Thủy (sinh ngày 17/4/1982), ông đang nắm giữ vai trò nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Egroup, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Anh ngữ Apax. Ông vốn sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân có 4 anh chị em tại Hà Tây (Hà Nội).

      Khi ông tròn 17 tuổi, lúc này đang học lớp 11 trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Tây). Khi đó, Shark Thủy cùng hợp tác với một thầy giáo mở trung tâm luyện thi đại học khu vực Hà Đông. Ông luôn xác định sẽ cố gắng để vừa học tốt, vừa làm tốt việc kinh doanh. Nhưng thực tế lại không giống như kỳ vọng. Khi đang là sinh viên năm nhất đại học Mỏ – Địa chất, ông đã phải bảo lưu để tập trung hoàn toàn vào việc kinh doanh.

      Trong số các nhà đầu tư trong Shark Tank Việt Nam, Shark Thủy là người duy nhất chưa tốt nghiệp đại học. Ông đã quyết định rời bỏ giảng đường đại học và rẽ hướng sang làm kinh doanh ngay từ khi còn rất sớm.

      Cuộc đời và sự nghiệp của Shark Thủy

      Tiểu sử shark Thủy

      Shark Thủy bắt đầu ý tưởng khởi nghiệp từ trung tâm luyện thi đại học tại khu vực Hà Đông. Khi này ông mới thi đỗ vào trường Đại học Mỏ – Địa chất, phải vừa đi học, vừa đi làm thì mới có thể khởi nghiệp thành công. Tuy nhiên khi công ty được thành lập, ý định ban đầu của ông không còn khả thi. Shark Thủy buộc phải lựa chọn giữa việc tiếp tục đi học và khởi nghiệp tự do. Cuối cùng ông đã rời ghế nhà trường khi vẫn chưa kết thúc năm học thứ nhất, để dồn toàn lực cho công ty đầu tiên của mình. Đến nay ông vẫn chưa thể tiếp tục việc học và cầm trong tay tấm bằng đại học như bao người khác.

      Vào năm 2004, Shark Thủy thành lập ra một công ty chuyên cung cấp, môi giới người giúp việc toàn quốc. Đồng thời ông cũng mở thêm công ty thương mại, buôn bán thiết bị máy tính. Tuy nhiên ông gần như trắng tay và thất bại toàn tập, do không lường hết được bất ngờ của thị trường, khi mà thị trường người giúp việc còn nhiều rủi ro, sản phẩm máy tính không đa dạng, khó cạnh tranh với các thương hiệu lớn sẵn có ở Việt Nam.

      Năm 2008, Shark Thủy quyết định thành lập công ty Egame – sau này là tập đoàn Egroup. Cho đến nay, Egroup đã tồn tại và phát triển được gần 10 năm. Sản phẩm đầu tay của Egame chính là Chinh phục vũ môn, một game giải trí nhưng tích hợp kiến thức và kỹ năng sống cần thiết cho các em học sinh. Hiện game này vẫn còn được nhiều trung tâm giáo dục sử dụng để rèn luyện cho các em học sinh. Ông đã xây dựng được một “hệ sinh thái giáo dục” Egroup với chuỗi 12 công ty con chuyên phát triển các lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục và sức khỏe.

      Đến năm 2015, bước ngoặt lớn nhất cuộc đời đến với Shark Thủy, với sự thành lập của Apax English, dự án chuỗi trung tâm tiếng Anh lớn nhất Việt Nam. Chỉ trong vòng 2 năm, Apax English đã phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, với hơn 50 trung tâm lớn nhỏ trên cả nước, thu hút hơn 30.000 học viên theo học, đi đầu trong lĩnh vực dạy tiếng Anh cho trẻ em, cạnh tranh trực tiếp với hàng loạt đối thủ sừng sỏ khác.

      Năm 2018, Apax English nhận hai giải thưởng danh giá là giải Thương hiệu mạnh và giải Sao khuê năm 2018. Theo Shark Thủy cho biết, “Apax mang đến cuộc cách mạng ngôn ngữ giúp thay đổi tư duy của người Việt”.

      Thực hư về việc Shark Thủy lừa đảo

      Tiểu sử shark Thủy

      1. Apax English lừa đảo, nợ lương người lao động

      Những ngày gần đây, dư luận xã hội lan truyền một số thông tin cho rằng trung tâm Anh ngữ Apax Leaders (thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings, công ty con của Tập đoàn Giáo dục Egroup) bị giáo viên tố nợ lương, phụ huynh đòi tiền, bị thua lỗ, cưỡng chế thuế…

      Trước sự việc trên, Shark Thủy thừa nhận khi trao đổi với báo chí, khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh chuỗi giáo dục Apax Leader vào năm 2015, ông đã có dự phòng rủi ro nhưng dịch Covid-19 là điều mà ông không lường trước được. Điều đó khiến cho doanh thu của các trung tâm Apax English bị sụt giảm bởi không có học viên đến học trực tiếp. Đồng thời gánh nặng về chi phí mặt bằng, chi phí trả lương thêm gia tăng khiến công ty bị thua lỗ liên tục.

      2. Nhà đầu tư tố Shark Thủy lừa đảo

      Tiểu sử shark Thủy

      Theo như tìm hiểu của nhiều phóng viên, trong suốt thời gian dài hàng loạt các nhà đầu tư đã tin tưởng Shark Thủy nên đã đầu tư nhiều tỷ đồng vào Công ty cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup và các hệ sinh thái liên quan. Tuy đã đến kỳ hạn thanh toán nhưng mà các nhà đầu tư không rút được lãi, gốc lại càng không. Nhiều trường hợp đã lâm vào cảnh khốn cùng, thậm chí phải uống thuốc ngủ để tự tử.

      Sau nhiều lần tìm đến trụ sở Tập đoàn Egroup nhưng không gặp được Shark Thủy, không đòi được tiền, các nhà đầu tư đã tìm đến một căn chung cư được cho là nơi ở của ông và tiến hành và truy tìm Shark Thủy để đòi tiền.

      Shark Thủy mới đây đã gửi công văn giải trình đến Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) về các thông tin liên quan đến Công ty cổ phần Anh ngữ Apax (Apax English) xuất hiện trên báo chí trong thời gian gần đây. Nội dung giải trình của ông Thủy được HoSE công bố vào chiều tối ngày 15/11/2022.

      Giải trình với Sở Giao dịch chứng khoán, Shark Thủy cho biết rằng Apax English là công ty con của Apax Holdings, với tỷ lệ sở hữu 66,36%. Một số thông tin báo chí nêu liên quan công ty con này đã được Apax Holdings tiến hành rà soát, kiểm tra và xác minh. 

      Shark Thủy cũng khẳng định các thông tin của Apax English xuất hiện trên báo chí “không có ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh cũng như tình hình quản trị của Apax Holdings”, vì Apax Holdings là công ty mẹ và hoạt động độc lập.

      Ngoài ra, Shark Thủy cũng cho biết hiện tại Apax Holdings đang sở hữu hai công ty con khác là Công ty cổ phần phát triển Igarten và Công ty cổ phần Trường liên cấp Firbank Australia đang hoạt động tốt, phát triển tốt.

      Theo thông tin cho biết vào chiều ngày 21/11/2022, hệ thống đào tạo tiếng Anh Apax Leader thông báo sẽ tiến hành kế hoạch tái cấu trúc các trung tâm đào tạo Anh ngữ trong hệ thống từ ngày 25/11 và dự kiến kết thúc vào hết quý I năm 2023. Một số trung tâm đặc thù có thể tiến hành sớm hơn với mục tiêu nâng cao sự ổn định và chất lượng trong hoạt động giảng dạy.

      Dấu ấn của Shark Thủy trong “Thương vụ bạc tỷ” – Shark Tank Việt Nam

      Tiểu sử shark Thủy

      Mặc dù chỉ xuất hiện với tư cách khách mời, thế nhưng vị chủ tịch HĐQT của Egroup đã cam kết rót vốn hàng chục tỷ đồng trong việc đầu tư vào các startup của Shark Tank Việt Nam.

      Trong mùa 1, Shark Thủy đã cam kết rót vốn lên tới 19,2 tỷ đồng. Tron đó, riêng thương vụ đầu tư cho Soya Garden đã lên đến 15 tỷ đồng. Ông cam kết rót vốn 15 tỷ đồng vào Soya Garden, với 30 cửa hàng trên toàn quốc và 500 khách hàng mỗi tháng.

      Trong mùa 2, Shark Thủy cũng đã chi ra trên dưới 25 tỷ cho các startup về giáo dục. Thương vụ đầu tư lớn nhất dành cho Công ty Magic Book với số tiền tổng cộng 500 nghìn USD. Trong đó 200 nghìn USD để đổi lấy 30% vốn công ty và 300 nghìn USD là trái phiếu chuyển đổi. 

      Bên cạnh đó là các thương vụ hàng tỷ đồng được Shark Thủy xuống tiền đầu tư như We Escape – 5 tỷ đồng cho 36% vốn; 5 tỷ cho Talk cafe English đổi lấy 46%; và 3 tỷ đồng cho 80% chuỗi nhà hàng chay Pema,…

      Những Startup mà Shark Thủy đã đầu tư trong Shark Tank Việt Nam

      Tiểu sử shark Thủy

      1. Soya Garden: Dự án khởi nghiệp thuộc lĩnh vực thực phẩm và đồ uống do Hoàng Anh Tuấn sáng lập, mức đầu tư thỏa thuận mà Shark Thủy dành cho dự án này là 15 tỷ VNĐ cho 45% cổ phần công ty. Tuy nhiên, sau gần 3 năm, từ một chuỗi có 50 cửa hàng tại nhiều tỉnh thành hiện trên Soya Garden chỉ còn vỏn vẹn 4 cửa hàng tại Hà Nội, cho thấy sự thất bại toàn tập của dự án. 
      2. Volunteer for Education: Dự án khởi nghiệp thuộc lĩnh vực hàng không/du lịch do Nguyễn Huyền Phương sáng lập, mức đầu tư thỏa thuận mà Shark Thủy cùng với Shark Vương và Shark Phú dành cho dự án này là 2,7 tỉ đồng cho 36% cổ phần công ty. Hiện startup này vẫn còn đang hoạt động đến ngày nay.
      3. Xe lăn đa năng – VH: Startup này sáng lập bởi Lê Văn Hóa với mô hình sản xuất xe lăn đa năng cho người khuyết tật. Tại thương vụ Shark Tank Việt Nam, 3 nhà đầu tư gồm shark Hưng, shark Vương và Shark Thủy đồng ý đầu tư 1 tỷ đồng cho 36% vốn cổ phần công ty.
      4. Umbala: Được sáng lập bởi Nguyễn Minh Thảo, là một ứng dụng tiên phong cho trào lưu quay và chia sẻ video của giới trẻ do chính người Việt tạo ra, được cho là còn sớm hơn cả Tiktok. Tuy nhiên, do thiếu hụt về nguồn vốn so với các đối thủ nước ngoài nên startup này không thể tiến xa được trên thị trường. Thậm chí, trên chính sân nhà, ứng dụng này cũng đuối sức khi cạnh tranh với Tik Tok. Thương vụ này được Shark Thủy và Shark Vương thỏa thuận đầu tư 260.000 USD cho 15% cổ phần.
      5. Magic Book: Dự án khởi nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo do Bùi Quang Huy sáng lập, với mục đích tạo ra những loại đồ chơi giúp phát triển trí tuệ của trẻ em. Theo cam kết, Shark Thủy sẽ đầu tư vào dự án này số tiền 500.000 USD để đổi lấy 30% cổ phần công ty.
      6. Chè bưởi Bống nấu: Startup do bé Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc hay còn gọi là bé Bống lập ra. Thương vụ này Shark Hưng và Shark Thủy cùng thỏa thuận đầu tư 300 triệu đồng cho 30% vốn cổ phần.
      7. Talks Café 100% English: Dự án khởi nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo do Đinh Minh Quyền sáng lập, với mong muốn tạo ra một quán cafe kết hợp dạy tiếng Anh cực kỳ thú vị và độc đáo. Shark Thủy sẽ đầu tư vào dự án này 5 tỷ đồng để đổi lấy 45% cổ phần của công ty.
      8. Pema – Nhà hàng Chay: Thương vụ này shark Thủy thỏa thuận đầu tư 3 tỷ đồng đổi lấy 80% cổ phần của startup chuyên về nhà hàng chay do Lâm Thị Hoài sáng lập.
      9. We Escape: Dự án khởi nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ khách hàng do Vương Chí Nhân sáng lập, dự án sẽ tạo ra các trò chơi nhập vai thực tế 5D cho cộng đồng. Số vốn đầu tư mà Shark Thủy cam kết cho dự án này là 5 tỷ đồng đổi lấy 36% cổ phần công ty. Năm 2018, We Escape chính thức trở thành một dự án giải trí đầy hứa hẹn trong hệ thống Egroup. Tuy nhiên, sau 2 năm chống chọi với đại dịch Covid-19, đầu năm nay, startup này thông báo đóng cửa toàn bộ hệ thống. Do đó đây lại là một dự án thất bại khác của Shark Thủy.

      Một số câu nói hay và nổi tiếng của Shark Thủy

      Tiểu sử shark Thủy

      1. “Tôi đã có những bước đầu thành công với các lĩnh vực đầu tư vào giáo dục, công nghệ thông tin và sức khỏe. Nhưng, tôi không khuyên các bạn đi theo đường của tôi. Trước khi tôi quyết định, tôi đã tự hỏi rất nhiều lần rằng, tôi thực sự muốn gì, tôi đi làm thì ai tạo việc làm cho tôi… Và tôi quyết định chọn dừng lại việc học để kinh doanh, vì biết mình không thể làm hai việc một lúc và cũng tự xác định rất rõ đam mê của mình. Nếu các bạn có đam mê, xác định rõ việc mình muốn làm và sẵn sàng đánh đổi, chấp nhận nhiều thử thành để thực hiện thì hãy chọn và hãy tự chịu trách nhiệm”.
      2. “Nếu hồ nước đỏ thì hãy làm cho nó thành xanh, mà đang đục ngầu, muốn thành xanh phải đổ nước trong vào. Muốn đổ được nước trong, hãy mở rộng hồ”.
      3. “Chúng ta cứ chăm chỉ làm việc như người thợ đào mỏ mỗi ngày, rồi có lúc sẽ gặp được thành công vì những lý do mà có khi ngay ban đầu cũng không hề nghĩ đến, tôi gọi đó là đào trúng cái mỏ”.
      4. “Anh tin là không phải tất cả cái gì ông lớn cũng làm được. Bởi vì những ông lớn làm rất nhiều thứ. Nếu em đủ xuất sắc em làm một thứ thật tốt thì có thể sẽ thành công”.
      5. “Chúng ta cứ chăm chỉ làm việc như người thợ đào mỏ mỗi ngày, rồi có lúc sẽ gặp được thành công vì những lý do mà có khi ngay ban đầu cũng không hề nghĩ đến, tôi gọi đó là đào trúng cái mỏ”.

      Related Articles

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Back to top button