Nghiên cứu

Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo

Đại Nhật Như Lai hay Tỳ Lô Giá Na Phật (Vairocana) là một nhân vật biểu tượng được tôn tính trong Phật giáo Đại thừa, đặc biệt là trong Kim cương thừa và các truyền thống bí truyền khác. Ngài được mô tả là đóng nhiều vai trò khác nhau, nhưng nói chung, Đại Nhật Như Lai được coi là một vị Phật vạn năng, một sự nhân cách hóa của Pháp thân và chiếu sáng của trí tuệ. Ngài là một trong năm vị Phật Dhyani (Ngũ Trí Như Lai).

Đại Nhật Như Lai là ai?

Các học giả nói rằng, Đại Nhật Như Lai đã xuất hiện trong kinh Brahmajala của Đại thừa. Brahmajala được cho là sáng tác vào đầu thế kỷ thứ 5 ở Trung Quốc. Trong văn bản này, Đức Phật Đại Nhật trong tiếng Phạn là “một người đến từ mặt trời” – đang ngồi trên ngai vàng của một con sư tử và phát ra ánh sáng rạng rỡ.

Tỳ Lô Giá Na cũng sớm xuất hiện trong Kinh điển Avatamsaka. Avatamsaka là một văn bản lớn của nhiều tác giả đồng biên soạn. Phần đầu tiên được hoàn thành vào thế kỷ thứ 5, nhưng các phần khác của Avatamsaka có thể đã được thêm vào cuối thế kỷ thứ 8.

Bạn đang xem: Tìm hiểu Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo

Kinh Avatamsaka trình bày tất cả các hiện tượng là sự xen kẽ hoàn hảo. Tỳ Lô Giá Na được trình bày như là nền tảng của chính nó và ma trận mà tất cả các hiện tượng xuất hiện. Ngoài ra, các Đức Phật lịch sử cũng được giải thích như một hóa thân của Đại Nhật Như Lai.

Bản chất và vai trò của Đại Nhật Như Lai được giải thích chi tiết hơn trong Mật điển Mahavairocana (Đại Nhật Kinh). Đại Nhật Kinh có lẽ được sáng tác vào thế kỷ thứ 7, đây có thể là cuốn cẩm nang sớm nhất mô tả toàn diện về trường phái Mật tông.

Trong Đại Nhật Kinh, Tỳ Lô giá Na được mô tả như một vị Phật vạn năng mà tất cả chư phật phát ra, do đó các tín đồ Mật tông thường gọi Ngài là Đại Nhật Như Lai. Người được ca ngợi là nguồn giác ngộ, người sống tự do khỏi các nguyên nhân và điều kiện.

đức phật đại nhật như lai

Biểu tượng Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo Trung Quốc và Nhật Bản

Khi Phật giáo Trung Quốc phát triển, Đại Nhật Như Lai trở nên đặc biệt quan trọng đối với các trường phái T’ien-t’ai và Huyan. Tầm quan trọng của Ngài ở Trung Quốc được minh họa bằng sự nổi bật của tượng Tỳ Lô Giá Na trong hang động Long Môn, một khối đá vôi được chạm khắc thành các bức tượng công phu trong triều đại Bắc Ngụy và nhà Đường.

Tượng Tỳ Lô Giá Na lớn (cao 17,14 mét) được coi là một trong những đại diện đẹp nhất của nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc. Thời gian trôi qua, tầm quan trọng của Đại Nhật Như Lai đối với Phật giáo Trung Quốc đã bị lu mờ bởi sự sùng kính phổ biến đối với một vị Phật Dhyani khác, Đức Phật A Di Đà (Amitabha). Tuy nhiên, Tỳ Lô Giá Na vẫn nổi bật trong một số trường phái Phật giáo Trung Quốc được truyền sang Nhật Bản.

Kukai (774-835), người sáng lập trường phái bí truyền Shingon (Chân ngôn tông) ở Nhật Bản đã dạy rằng, Đức Phật Đại Nhật không chỉ phát ra chư phật từ chính bản thân mình; Ngài còn phát ra tất cả thực tại từ chính bản thân mình. Kukai nói rằng điều này có nghĩa bản chất tự nhiên là một biểu hiện của giáo lý Tỳ Lô Giá Na trên thế giới.

Biểu tượng Đại Nhật Như Lai trong Phật giáo Tây Tạng

Trong Mật tông Tây Tạng, Đức Phật Đại Nhật đại diện cho trí tuệ siêu việt, toàn tri và toàn năng. Chogyam Trungpa Rinpoche đã viết,

“Đại Nhật Như Lai được mô tả là vị phật có tầm nhìn bao quát, toàn diện và không có khái niệm tập trung. Vì vậy, Phật Đại Nhật thường được hình tượng hóa như một nhân vật thiền định với bốn khuôn mặt, đồng thời cảm nhận mọi hướng trong toàn cõi…

Toàn bộ biểu tượng của Tỳ Lô Giá Na là khái niệm phi tập trung về tầm nhìn toàn cảnh. Một sự cởi mở hoàn toàn của tâm trí.”

Trong Bardo Thodol (Tử thư Tây Tạng), sự xuất hiện của Tỳ Lô Giá Na được cho là đáng sợ đối với những người làm nghiệp ác. Ngài là vô biên và toàn diện; Ngài là Pháp thân; là Tính không (sunyata), vượt ra ngoài nhị nguyên.

Đôi khi Ngài xuất hiện với người phối ngẫu là Đức Tara Trắng trong vùng sáng xanh, và đôi khi Ngài xuất hiện trong hình thức quỷ dữ, và những người đủ khôn ngoan để nhận ra con quỷ là Đại Nhật Như Lai sẽ được giải thoát để trở thành Báo thân (sambogakaya) của chư Phật.

Là một vị Phật Dhyani (Thiền na Phật) hay trí tuệ, Tỳ Lô Giá Na được liên kết với màu trắng – tất cả các màu của ánh sáng hòa quyện với nhau – và không gian, cũng như Ngũ uẩn (skandha).

Trong Phật giáo Tây Tạng, biểu tượng của Ngài là bánh xe pháp và thường được miêu tả với hai bàn tay thủ ấn dharmachakra Mudra. Khi các vị Phật Dhyani được hiển thị cùng nhau trong một Mandala, Đại Nhật Như Lai luôn ở trung tâm. Ngài cũng thường được tạo hình lớn hơn các vị phật khác xung quanh mình.

Hoasenphat.com – Theo: thoughtco

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Nghiên cứu

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button