Tử vi

Tìm lưu niên ứng nghiệm sự kiện

(1) Cùng loại tương xung

Bất kể Hóa Kị [năm sinh] xung địa bàn, hay Hóa Kị [đại vận] xung thiên bàn, nếu là cung chức cùng loại xung nhau, đều thuộc trường hợp này. Lúc cung chức cùng loại xung đến nhân bàn, đó là năm ứng nghiệm. Ví dụ: cung tài bạch của đại vận có Hóa Kị [đại vận] xung cung tài bạch của nguyên cục, đó là cung tài bạch “cùng loại tương xung”; lúc cung lưu niên trùng điệp với cung thiên di của nguyên cục, cung tài bạch của đại vận có Hóa Kị [đại vận] lại trùng điệp với cung tài bạch của lưu niên, vì vậy lưu niên này sẽ ứng nghiệm. Đương nhiên, nếu sang lưu niên khác, cung tài bạch của lưu niên có kết cấu không cát lợi, cũng có khả năng xảy ra sự cố bất lợi về tài chính trong lưu niên đó.

(2) Xung cung mệnh:

Bạn đang xem: Tìm lưu niên ứng nghiệm sự kiện

Cung mệnh là chủ soái, bất kể cung chức nào của địa bàn cũng không được để Hóa Kị [đại vận] xung cung mệnh của thiên bàn. Nếu bị xung, lúc đến lưu niên trùng với cung bị xung, thì phải cẩn thận, sẽ xảy ra tổn thất theo ý nghĩa của cung chức đến xung. Ví dụ như: cung phụ mẫu của nhân bàn có Hóa Kị [đại vận] đến xung cung mệnh của thiên bàn, thường phải phòng vấn đề sức khỏe của cha mẹ, nghiêm trọng có thể có tang cha mẹ.

(3) Hóa Kị đối xung nhau:

Cung A của thiên bàn có Hóa Kị [năm sinh], còn cung B của địa bàn có Hóa Kị [đại vận] ở đối cung của cung A. Đây là Hóa Kị [đại vận] đối xung Hóa Kị [năm sinh], là trường hợp Hóa Kị xung nhau, lúc lưu niên đến tuyến cung xung nhau này sẽ xảy ra ứng nghiệm tai ương, cũng là hiện tượng Hóa Kị xung kích rất hung hiếm.

(4) Hóa Kị trùng điệp:

Cung A của thiên bàn có Hóa Kị [năm sinh] trùng điệp với cung B của địa bàn có Hóa Kị [đại vận], như vậy trong cung này có “Song Kị”; lúc lưu niên đến cung có “Song Kị” hoặc đến đối cung của nó, đều sẽ xảy ra ứng nghiệm.

(5) Hóa Kị tam hợp:

Cung của thiên bàn và cung của địa bàn có Hóa Kị ở vị trí cung tam hợp, (tam hợp là: Hợi Mão Mùi, Thân Tí Thìn, Dần Ngọ Tuất, Tị Dậu Sửu …) Ví dụ: thiên bàn Hóa Kị [năm sinh] ở cung Tí, địa bàn Hóa Kị [đại vận] ở cung Thân, là cấu thành Hóa Kị tam hợp Thân Tí Thìn; lúc lưu niên đến cung Thìn sẽ xảy ra ứng nghiệm.

(6) Đơn Hóa Kị:

Hóa Kị nhập cung là chủ về “thu vào”, không chủ về hung hiểm, nhưng phải có một số điều kiện tiên quyết, nếu không có các điều kiện tiên quyết này phối hợp, thì cũng là bất lợi, nhất là lúc lưu niên đến cung bị Hóa Kị này xung, là ý tượng: không thuận lợi, qua lưu niên này mới có thể chuyển nguy thành an.

Trên là các tổ hợp Hóa Kị chủ về hung hiếm, hoặc tổn thất. Còn muốn biết vì chuyện gì? Hung tượng loại nào? Thì cần phải phối hợp ý tượng của cung chức và các sao để luận đoản. Tức là nói, kết cấu tứ hóa chù về cát hung, còn kết hợp sao và cung chức là chủ về hình tượng của sự kiện.

Luận đoán thời gian ứng nghiệm của nhân bàn nhất định phải bắt đầu từ thiên bàn và địa bàn. Lúc thiên bàn và địa bàn đều có điềm tượng, lúc lưu niên đến cung này mói ứng nghiệm cát hung.

Nếu chi cung thiên bàn hoặc cung của địa bàn có “thùy tượng”, thì tác động khá nhỏ, lúc đến cung này sẽ ứng nghiệm cát hung nhẹ.

Phối hợp mối quan hệ cung của địa bàn phi hóa với thiên bàn và nhân bàn, để định thời gian ứng nghiệm, có một số quy tắc như liệt kê sau đây:

  • Lấy trường hợp cung bị xung là hung nhất. Lúc địa bàn chuyển động, đến cung hạn lưu niên bị Hóa Kị [đại hạn] xung là thời gian xảy ra sự kiện.
  • Lúc cung của địa bàn trùng điệp với cung của thiên bàn có tổ hợp sao cực xấu, mà cung của địa bàn có Hóa Kị [đại vận], nếu lại bị Hóa Kị xung kích, sự kiện này sẽ ứng nghiệm trong đại vận này.
  • Lúc phi Hóa Kị nhập cung A của thiên bàn, cũng có thể xảy ra sự kiện nào đó, lúc này trước tiên cần phải tra từ năm bắt đầu của đại vận này. Nếu hành hạn lưu niên đến cung B của thiên bàn phi xuất Hóa Kị, nhưng chưa đến cung bị xung, thì phải chú ý cung hạn lưu niên phi xuất Hóa Kị; nếu hành hạn lưu niên đến cung bị xung trước, thì phải chú ý cung hạn lưu niên bị xung, có khả năng sẽ ứng nghiệm trong năm này.
  • Lúc Hóa Kị xung cung quan lộc của nhân bàn, do cung quan lộc chú về động thái vận trình của sự nghiệp, nếu Hóa Kị xung cung quan lộc, là sự nghiệp sẽ không thuận lợi, có hiện tượng trở ngại, rồi phối hợp với tình thế không tốt của tổ hợp sao Hóa Kị của thiên bàn và địa bàn, thì có thế giải đoán ra sự kiện sẽ ứng nghiệm trong lưu niên này.
  • Nếu là tình huống đơn Hóa Kị, thì phải chú ý lúc lưu niên đến cung của thiên bàn có Hóa Kị phi nhập, nếu cung của nhân bàn cùng loại lại có tổ hợp sao không cát tường, đây là lưu niên sẽ bạo phát sự kiện bất hạnh (nếu lại có Hóa Kị đến xung, thì không còn cách nào khác, càng ứng nghiệm).

(Trung Châu Tứ Hóa Phái, tập 1 – Nguyễn Anh Vũ dịch)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Tìm lưu niên ứng nghiệm sự kiện

(1) Cùng loại tương xung

Bất kể Hóa Kị [năm sinh] xung địa bàn, hay Hóa Kị [đại vận] xung thiên bàn, nếu là cung chức cùng loại xung nhau, đều thuộc trường hợp này. Lúc cung chức cùng loại xung đến nhân bàn, đó là năm ứng nghiệm. Ví dụ: cung tài bạch của đại vận có Hóa Kị [đại vận] xung cung tài bạch của nguyên cục, đó là cung tài bạch “cùng loại tương xung”; lúc cung lưu niên trùng điệp với cung thiên di của nguyên cục, cung tài bạch của đại vận có Hóa Kị [đại vận] lại trùng điệp với cung tài bạch của lưu niên, vì vậy lưu niên này sẽ ứng nghiệm. Đương nhiên, nếu sang lưu niên khác, cung tài bạch của lưu niên có kết cấu không cát lợi, cũng có khả năng xảy ra sự cố bất lợi về tài chính trong lưu niên đó.

(2) Xung cung mệnh:

Cung mệnh là chủ soái, bất kể cung chức nào của địa bàn cũng không được để Hóa Kị [đại vận] xung cung mệnh của thiên bàn. Nếu bị xung, lúc đến lưu niên trùng với cung bị xung, thì phải cẩn thận, sẽ xảy ra tổn thất theo ý nghĩa của cung chức đến xung. Ví dụ như: cung phụ mẫu của nhân bàn có Hóa Kị [đại vận] đến xung cung mệnh của thiên bàn, thường phải phòng vấn đề sức khỏe của cha mẹ, nghiêm trọng có thể có tang cha mẹ.

(3) Hóa Kị đối xung nhau:

Cung A của thiên bàn có Hóa Kị [năm sinh], còn cung B của địa bàn có Hóa Kị [đại vận] ở đối cung của cung A. Đây là Hóa Kị [đại vận] đối xung Hóa Kị [năm sinh], là trường hợp Hóa Kị xung nhau, lúc lưu niên đến tuyến cung xung nhau này sẽ xảy ra ứng nghiệm tai ương, cũng là hiện tượng Hóa Kị xung kích rất hung hiếm.

(4) Hóa Kị trùng điệp:

Cung A của thiên bàn có Hóa Kị [năm sinh] trùng điệp với cung B của địa bàn có Hóa Kị [đại vận], như vậy trong cung này có “Song Kị”; lúc lưu niên đến cung có “Song Kị” hoặc đến đối cung của nó, đều sẽ xảy ra ứng nghiệm.

(5) Hóa Kị tam hợp:

Cung của thiên bàn và cung của địa bàn có Hóa Kị ở vị trí cung tam hợp, (tam hợp là: Hợi Mão Mùi, Thân Tí Thìn, Dần Ngọ Tuất, Tị Dậu Sửu …) Ví dụ: thiên bàn Hóa Kị [năm sinh] ở cung Tí, địa bàn Hóa Kị [đại vận] ở cung Thân, là cấu thành Hóa Kị tam hợp Thân Tí Thìn; lúc lưu niên đến cung Thìn sẽ xảy ra ứng nghiệm.

(6) Đơn Hóa Kị:

Hóa Kị nhập cung là chủ về “thu vào”, không chủ về hung hiểm, nhưng phải có một số điều kiện tiên quyết, nếu không có các điều kiện tiên quyết này phối hợp, thì cũng là bất lợi, nhất là lúc lưu niên đến cung bị Hóa Kị này xung, là ý tượng: không thuận lợi, qua lưu niên này mới có thể chuyển nguy thành an.

Trên là các tổ hợp Hóa Kị chủ về hung hiếm, hoặc tổn thất. Còn muốn biết vì chuyện gì? Hung tượng loại nào? Thì cần phải phối hợp ý tượng của cung chức và các sao để luận đoản. Tức là nói, kết cấu tứ hóa chù về cát hung, còn kết hợp sao và cung chức là chủ về hình tượng của sự kiện.

Luận đoán thời gian ứng nghiệm của nhân bàn nhất định phải bắt đầu từ thiên bàn và địa bàn. Lúc thiên bàn và địa bàn đều có điềm tượng, lúc lưu niên đến cung này mói ứng nghiệm cát hung.

Nếu chi cung thiên bàn hoặc cung của địa bàn có “thùy tượng”, thì tác động khá nhỏ, lúc đến cung này sẽ ứng nghiệm cát hung nhẹ.

Phối hợp mối quan hệ cung của địa bàn phi hóa với thiên bàn và nhân bàn, để định thời gian ứng nghiệm, có một số quy tắc như liệt kê sau đây:

  • Lấy trường hợp cung bị xung là hung nhất. Lúc địa bàn chuyển động, đến cung hạn lưu niên bị Hóa Kị [đại hạn] xung là thời gian xảy ra sự kiện.
  • Lúc cung của địa bàn trùng điệp với cung của thiên bàn có tổ hợp sao cực xấu, mà cung của địa bàn có Hóa Kị [đại vận], nếu lại bị Hóa Kị xung kích, sự kiện này sẽ ứng nghiệm trong đại vận này.
  • Lúc phi Hóa Kị nhập cung A của thiên bàn, cũng có thể xảy ra sự kiện nào đó, lúc này trước tiên cần phải tra từ năm bắt đầu của đại vận này. Nếu hành hạn lưu niên đến cung B của thiên bàn phi xuất Hóa Kị, nhưng chưa đến cung bị xung, thì phải chú ý cung hạn lưu niên phi xuất Hóa Kị; nếu hành hạn lưu niên đến cung bị xung trước, thì phải chú ý cung hạn lưu niên bị xung, có khả năng sẽ ứng nghiệm trong năm này.
  • Lúc Hóa Kị xung cung quan lộc của nhân bàn, do cung quan lộc chú về động thái vận trình của sự nghiệp, nếu Hóa Kị xung cung quan lộc, là sự nghiệp sẽ không thuận lợi, có hiện tượng trở ngại, rồi phối hợp với tình thế không tốt của tổ hợp sao Hóa Kị của thiên bàn và địa bàn, thì có thế giải đoán ra sự kiện sẽ ứng nghiệm trong lưu niên này.
  • Nếu là tình huống đơn Hóa Kị, thì phải chú ý lúc lưu niên đến cung của thiên bàn có Hóa Kị phi nhập, nếu cung của nhân bàn cùng loại lại có tổ hợp sao không cát tường, đây là lưu niên sẽ bạo phát sự kiện bất hạnh (nếu lại có Hóa Kị đến xung, thì không còn cách nào khác, càng ứng nghiệm).

(Trung Châu Tứ Hóa Phái, tập 1 – Nguyễn Anh Vũ dịch)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button