Tử vi

Tổ hợp sao ảnh hưởng tới vận thế

Ở trên trình bày đều là mối quan hệ của mệnh bàn, chỗ khởi phi Tứ Hóa, bay vào cung vị, tựa hồ như bản phái trình bày và phân tích chủ đề đều xoay quanh Tứ Hóa, mà không xét đến trạng thái của tổ hợp sao!

Kỳ thực không phải vậy, tổ hợp các sao của các cung cũng sẽ biểu hiện ra hiện tượng nếu rơi vào “thời cơ thích hợp”. Thế nhưng, những hiện tượng này đều là độc lập, và các cung vị khác nhau sẽ không sản sinh ra quan hệ tác động lẫn nhau, ví dụ: Vũ Khúc Phá Quân cùng tọa ở cung Tật Ách của Lưu Niên, sẽ có hiện tượng bị đau răng.

Tổ hợp sao tọa trong cung——————– Hiện tượng

Bạn đang xem: Tổ hợp sao ảnh hưởng tới vận thế

Cung Tật của lưu niên tọa: Vũ Phá———– Đau răng.

Chú thích: Cũng không phải cứ cách 12 năm đều sẽ phát sinh tình huống tương đồng, mà vẫn phải phối hợp với những điều kiện khác, ở đây tổ hợp hai sao đó là chủ đau răng [điều kiện phối hợp xin mời đọc kĩ thuyết minh trong sách này]

Phương pháp xem mệnh mà đại loại như dựa vào các bộ sao tổ hợp trong cung nào đó sẽ sinh ra một loại hiện tượng nào đó là thuộc về mức độ thống kê quy nạp. Trong cuốn Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư (do Trúc Lâm thư cục xuất bản) có rất nhiều kinh nghiệm luận mệnh của cổ nhân, như: Thái Vi phú, Cốt Tủy phú, Chư Tinh vấn đáp,.. đều có nói tới hiện tượng này do tổ hợp sao kia hình thành …, ở đủ các cung để tham khảo.

Cho nên, đối với phương pháp Xem (khán) mệnh thông qua tình hình các tổ hợp sao trong cung [chú ý là Xem (khán) mệnh chứ không phải Suy Đoán (thôi) mệnh], cũng không được bỏ qua, phải xem xét cân nhắc cả hai yếu tố, tương hỗ lẫn nhau, thì việc luận đoán càng thêm chuẩn xác.

Do việc phương pháp xem tổ hợp sao lấy hình tượng hiển lộ rõ để nhận định, là hình thái độc lập ở mỗi cung, khá đơn giản, mà trong sách cổ đều có nói tới, cho nên tôi ít miêu tả lại ở đây. Để kiến lập hệ thông nghiên cứu Tử Vi Đẩu Số chính xác và hoàn chỉnh, trong chương này sẽ bàn luận tới việc các tổ hợp sao trong cung, đối với hành vận sẽ ảnh hưởng thế nào.

Lúc quan sát tổ hợp sao, xét các tình huống sinh ra lực ảnh hưởng sau đây, nhất định phải cân nhắc kĩ lưỡng:

  • Do các sao nhập vào Đối cung – cát tinh thì có trợ lực, hung tinh thì tai hại, tối kỵ hợp thành cách cục hung ác.
  • Do các sao nhập vào các cung Tam hợp – cát tinh thì có trợ lực, hung tinh thì tai hại, tối kỵ hợp thành cách cục hung ác.
  • Các sao nhập vào lân cung giáp ở hai bên trái phải – cát tinh thì có công dụng phụ tá, lực phù trợ, còn sát tinh thì là cái ý nghĩa về sự kìm kẹp áp chế.

Đại Hạn thay đổi, khi từ cung Mệnh trong mệnh bàn nguyên thủy (lá số gốc) chuyển tiếp sang cung bên cạnh, thì 11 cung còn lại cũng phải dịch chuyển theo, cái mệnh bàn sau khi dịch chuyển ấy được gọi là mệnh bàn của Đại Hạn.

Lấy cung Mệnh làm chủ, đại biểu cho chủ nhân mệnh bàn là “Ngã” – là ta, bởi vì sự thay đổi của Đại Hạn mà khiến cho cung Mệnh cũng theo đó thay đổi vị trí, ví như hoàn cảnh sinh trưởng của con người cũng thế, thời gian trôi qua, hoàn cảnh cuộc sống cũng như tâm tư tình cảm, suy nghĩ, cũng sẽ biến đổi. Mệnh bàn của Đại Hạn chính là thuận theo năm tháng thay đổi mà biến hóa hoàn cảnh sinh trưởng.

Từ những phân tích của thời sự đài báo, hành vi phạm pháp của con người, rất liên quan đến vấn đề gia đình có bối cảnh thế nào, ví dụ sau khi lớn lên trở thành hung thủ sát nhân, đều là do hoản cảnh biến thiên mà ảnh hưởng tới số phận.

Tương tự như vậy, giả sử cung Mệnh của Đại Hạn là một tổ hợp sao rất dở, như: Tham Lang ở cung Hợi (không bàn đến Thiên Can của cung), trong phú văn có câu:

Tham Lang cư Hợi Tí, danh viết phiếm thủy đào hoa.

Khi đi vào Đại Hạn này, sẽ bị tổ hợp sao nơi đây ảnh hưởng, khiến đương số trở thành cái loại đam mê tửu sắc (kể cả nữ nhi cũng vậy), những chuyển biến này ở các Đại Hạn sau cung Hợi sẽ giảm bớt, do người này đã có thói quen ham ăn biếng làm, cho nên đối với tâm tính ngày sau, nó vẫn sản sinh ít nhiều ảnh hưởng, cho nên chỉ có thể nói là giảm bớt mà thôi.

Lại giả như, trong tổ hợp cung đó, có chứa Thiên Không, Thiên Hình đồng cung, thì lại giảm nhẹ, “Tưởng tượng” mà thôi (í chỉ tưởng tượng thôi ko dám làm), nhưng nếu lại hội Đà La, Thiên Diêu các dâm tinh này nhảy vào, thì tình hình càng nghiêm trọng hơn, nên mới có cái câu: “Liêm Trinh Tham Lang cư Hợi Tí, lại phùng Đà La, Thiên Diêu, vô môi tự giá, ngoắc thành hôn”. Do đó,

nếu quan sát trạng thái của một tổ hợp sao, phải đặc biệt lưu ý tới tất cả lời bình luận của Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư, kết hợp với việc xem xét cân nhắc các tình huống sát diệu đồng cung, các phụ tinh mà phán xét mức độ nghiêm trọng gia giảm ra sao. Hãy tham khảo tính chất của các sao trong Chư Tinh vấn đáp cùng đẩu số phú văn, trong đó cổ nhân đã cung cấp rất nhiều loại cách cục, lời bình cho các tổ hợp sao, có thể học thuộc lòng rồi sử dụng.

Như mệnh bàn sau, mời các vị xem qua một chút, tâm tính của 2 đại hạn sản sinh những loại biến hóa nào?

Từ cung Mệnh gốc mà xét, Cự Môn hóa Quyền độc tọa cung Ngọ là cách Thạch Trung Ẩn Ngọc tiêu chuẩn, tâm tính cố chấp cần lao, làm người thành thực thiện lương, lấy giúp người làm niềm vui, xử sự tích cực, đây là trời sanh bản tính, hoàn cảnh sinh hoạt ở Đại Hạn thứ nhất (cũng chính là mệnh bàn gốc), tạo ra được đặc tính, cũng có thể nói mỗi người chỉ có một bản tính, có người nói: “3 tuổi định cả đời”, cũng có người nói: “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” có thể thấy lúc này là hoàn cảnh dưỡng thành đặc tính, sẽ theo đương số cả đời, cung mệnh cùng tổ

hợp tam phương tứ chính (bao gồm Tứ Hóa năm sinh) là chỉ tiêu vô cùng trọng yếu, đại biểu cho bản chất trời sinh của một người.

Vì mệnh tạo là Âm Nam, cho nên Đại Hạn thứ hai sẽ ở cung Đinh Tị (cunh Huynh Đệ gốc), có Liêm Trinh, Tham Lang hóa Kỵ, Hỏa Tinh, cung đối là Hợi cung có Đà La độc tọa, do tính chất hội chiếu, nên đối với cung Tỵ cũng có ảnh hưởng, cho nên sẽ cấu thành:

Tham Lang hóa Kỵ cùng Đà La (Đà La hóa khí viết Kị) tương hội, đào hoa phiếm thủy.

Tuy là, Tham Lang ở Hợi Tí mới là đào hoa phiếm thủy, nhưng cung Tị đương nhiên cũng chịu ảnh hưởng, hơn nữa Hợi cung còn phi Hóa Kỵ nhập Tị cung, quan hệ của 2 cung này là rất mật thiết, hơn nữa còn có Đà La ở Hợi cung nữa, đương số sẽ có thói quen tham hoa luyến sắc.

Cách cục “Đào hoa phiếm thủy”, do tọa tinh gia hội với các tinh tú thấp kém, có thể giải thích: Đại hạn này sẽ lưu luyến mấy cái chốn ca đài kỹ viện, trầm mê tửu sắc, nhưng nếu hội chiếu các tinh tú cao cấp, thì lại luận là thi tửu phong lưu, khoát ống tay áo dài mà khéo múa, giao tế rộng rãi mà thôi.

Do ở trong Đại Hạn gặp phải tổ hợp bất lợi này, qua Đại Hạn liền mất đi lực ảnh hưởng, nguyên nhân do Đại Hạn thứ hai trầm mê tửu sắc, suốt ngày rượu chè, vượt qua Đại Hạn này, mệnh tạo sẽ cải tà quy chánh, chăm chú làm sự nghiệp.

Ở trên đã nói rõ, đều lấy cung Mệnh (cung Mệnh gốc hoặc cung Mệnh của Đại hạn) để mà làm chủ, vậy 11 cung khác dịch chuyển theo vòng hạn lệch vị trí, liệu có sản sinh biến hóa tương tự hay không?

Đúng như vậy, 11 cung khác cũng sẽ theo vận hạn biến hóa, mà khiến cho tổ hợp tinh tú tọa trong cung Đại Hạn tùy theo nó mà thay đổi, bởi vì tổ hợp sao tọa trong cung Đại Hạn sẽ phản ánh hiện tượng nhân sinh (trong vận đó lên đương số). Ví như, nếu như cung Thiên Di của Đại Hạn có Thiên Cơ, Thái Âm, Thiên Mã, thì sao Thiên Cơ chủ biến động, Thái Âm cũng là động tinh, mà có cái câu rằng:

Thiên Cơ, Thái Âm, lãng tẩu tha hương.

Hơn nữa khi gia hội Thiên Mã, càng làm rõ “Lãng tẩu tha hương” vì vậy Đại Hạn sẽ nhất định li khai cố hương ra bên ngoài phát triển, nếu không đúng vậy thì cũng sẽ phát sinh quan hệ cùng yếu tố “ngoại quốc”. Nếu cách cục tốt sẽ có rất nhiều cơ hội được phái đi nước ngoài tập huấn, hoặc đảm nhiệm chức vụ trong công ty ngoại quốc. Nếu cách cục hơi kém, thì khả năng chỉ vào nam ra bắc đi mưu sinh mà thôi.

Cho nên 12 cung Đại Hạn, có thể từ tổ hợp trạng thái các sao tọa thủ mà suy đoán, nhìn ra một chút hiện tượng đặc thù, lại từ đó kết hợp sử dụng với Tứ Hóa, có thể tăng thêm chính xác trong suy luận.

Các sao tọa thủ trong cung Đại Hạn có mối quan hệ với Tứ Hóa do Thiên Can cung Đại Hạn sinh ra, có thể lấy ví dụ: tổ hợp sao tọa trong cung Đại Hạn thì giống như mảnh đất trồng trọt, còn Tứ Hóa từ Can cung lại giống như các yếu tố không khí, ánh mặt trời, nước tưới,… nếu như đất dưỡng cằn cỗi, thì dù cho ánh nắng tốt, không khí tốt, nước tưới tốt phối hợp vào, cây trồng lớn lên cũng không thể xum xuê được. Chỉ khi đất đai phì nhiêu, kết hợp ánh nắng, không khí, tưới tiêu thỏa đáng, thì nhất định là cây trồng lớn lên được xum xuê.

Rốt cuộc thì tổ hợp sao tọa cung Đại Hạn và Tứ Hóa do Can cung Đại Hạn phải lấy nhân tố nào làm trọng? Kỳ thực cả hai yếu tố cần giao thoa nhau trong ứng dụng. Tứ Hóa thì không thể thiếu ảnh tượng đại diện của các tổ hợp sao, còn hình ảnh đại diện của tổ hợp sao lại phải cần có Tứ Hóa bay đến để thúc giục hiển lộ ra, cho nên lúc ứng dụng không thể cố chấp một hướng. Tứ Hóa nắm giữ mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau của cung phát động và cung chịu ảnh hưởng, đồng thời xuyên suốt kết hợp xâu chuỗi các lực ảnh hưởng trong các giai đoạn khác nhau.

Mà tổ hợp sao đại biểu cho hình ảnh của người hoặc của sự việc hoặc của vật, những hình ảnh này sẽ “Hoạt động” hay không thì cần phải có Tứ Hóa sẽ làm chất xúc tác để thúc đẩy biến hóa, mới có thể khiến hình ảnh thành sự kiện thực sự. Như ở ví dụ trước, người qua Đại Hạn thứ hai có tổ hợp sao “Liêm Trinh, Tham Lang, Hỏa Tinh” hội nhập cách cục của đối cung có “Đà La”,

nếu như thiếu yếu tố thúc giục biến hóa và liên kết xâu chuối của Tứ Hóa, liệu có thể sản sinh ra hiện tượng tham hoa luyến tửu hay không? Sẽ không! Nếu thiếu tác dụng của Tứ Hóa, thì đó chỉ là “ẩn tượng” mà thôi, là dù có muốn ở trong lòng, cũng không dám biến thành hiện tượng hành động, cũng không ở trắng trợn đeo đuổi tửu sắc, thế nhưng do có Tứ Hóa thúc giục mà nó sẽ thành “Hình ảnh hiển lộ ra”.

Còn có một loại hiện tượng với “cung Mệnh” có tác dụng phụ tá nữa, đó là hai cung giáp cung Mệnh, nếu như cung Huynh Đệ và Phụ Mẫu có các loại cát tinh Phụ, Bật, Xương, Khúc, Dương , Âm hoặc tam hóa Lộc, Quyền, Khoa tới giáp Mệnh, tức biểu thị cung Mệnh gốc hoặc cung Mệnh của Đại Hạn có trợ giúp, nếu cung Mệnh yếu, cũng có thể được phò tá qua cửa ải, không nên bỏ qua lực lượng “Giáp” cung.

Trước kia, vốn chỉ coi trọng hiện tượng của các sao đồng cung, hoặc do ảnh hưởng của cách cục lập nên từ tam phương, mà bỏ quên lực lượng giáp cung. Dựa vào khảo nhiệm của tác giả cùng các huynh đệ đồng môn, lực lượng giáp 2 bên thật không thể bỏ qua, nếu như trái phải lân cung có cát tinh đến kẹp, biểu thị có tác dụng nâng đỡ, nếu như có sát tinh đến kẹp, thì sinh ra ý nghĩa không tốt.

Ví như: Tử Vi tọa Mệnh, lân cung có Kình, Đà, Hỏa, Linh, tứ sát đến chèn ép hai bên, đồng thời Tử Vi thiếu các loại cát tinh Tả – Hữu, Xương – Khúc đến giúp đỡ, thì đáng tiếc là [Quân Vương bị tiểu nhân chèn ép, hậm hực phiền lòng, có chí mà không phát huy được], nếu lại gặp các sát tinh khác đồng cung, thì sẽ thông đồng làm bậy, cấu kết với nhau làm việc xấu.

Vì vậy lúc xem các sao tổ hợp để luận mệnh, cần xem xét các góc độ:

  • Tổ hợp tinh tú ở Bản cung.
  • Trạng thái tổ hợp tinh tú ở Tam phương.
  • Lực lượng ở Lân cung trái phải.

Các ý trên, có thể tham khảo giải thích ở các chương nói về tính chất sao, phần phú văn và phần cách cục..

Khởi nguồn các sao:

Trong Tử Vi Đẩu Số, các sao được dùng rốt cuộc có phải hai mươi tám sao trong thiên văn học cổ đại? Hoặc chỉ là các sao không có thật? Thực sự là đã có rất nhiều giả thuyết, với nghiên cứu của người viết, có thể nhận định các sao đều là hư tinh, trên trời cũng không có các sao tương ứng với chúng, chúng chỉ là một đống dấu hiệu mà thôi, như một đại lượng đại số a,b,c … x,y,z … các đại lượng đó là giống nhau. Nhưng mà nhìn lại a, b, c đó về căn bản ta không biết ý tứ chúng biểu hiện cái? Dùng trong mệnh bàn rất khó để lí giải.

Cổ nhân lền tóm lấy trong cổ tịch, đặt cho những cái tên quen thuộc, để thay thế các ký hiệu, khiến người đọc vừa nhìn đã thấy ngay các đặc tính của nó, mà không cần phải lao tâm suy nghĩ sai đi hàm ý, hoặc liên tưởng móc nối trí nhớ. Ví dụ như: Liêm Trinh (xuất hiện từ Chương 5 sách Hàn Phi Tử), Thất Sát (dựa vào cái bia Thất Sát của Trương Hiến Trung mà thành tên, cũng có một thuyết cho là mượn từ môn Bát Tự học), tất thảy đều đã minh bạch chỉ ra rằng tính chất của các sao đều là hư tinh.

Còn như tại sao lại lấy tên từ 28 tinh tú, mà không phải là các chữ số, phải nói rằng khía cạnh này nên nhất trí với nền Thiên Văn học cổ đại, tin rằng từ thuở sơ khai lập nên các sao trong Tử Vi Đẩu Số, người ta đã sử dụng 28 sao trong Thiên Văn học làm tên gọi; như: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích,… Tuy nhiên, tất cả các tên sao đó đều khó có thể biểu thị ý nghĩa của vận mệnh đời người, thế nên mới có sự cải biên, áp dụng những danh từ cổ văn kinh điển có sức tập trung,làm giầu và sâu sắc hơn hàm nghĩa để thay thế nguyên thể là tên thập nhị bát tú.

Cũng có thể nói, ta có thể dùng Lưu Bị thay cho tên sao Tử Vi, Tôn Quyền thế cho Thiên Phủ, như vậy cũng có thể dễ dàng lĩnh hội được hàm nghĩa, khi họ ở đồng cung thì thế nào, lại khi ở thế đối cung thì có ý nghĩa ra sao, điều đó đúng hay không!? Vì vậy nếu bạn thích thì có thể tùy ý thay đổi tên 28 sao.

Các tiên hiền xưa kia dùng nhân vật trong Phong Thần Bảng, liên tưởng với các sao của Tử Vi Đẩu Số, lí do rằng Phong Thần Bảng là truyện dân gian Trung Quốc được người học rất quen thuộc với các điển tích trong đó, cho nên vừa khi nhìn thấy tên các sao họ liên tưởng ngay đến các nhân vật quen thuộc, đặc tính và ý nghĩa các sao cũng liền hiện ra trước mắt, miễn đi việc phải giải thích lằng nhằng. Ví dụ: vì sao Liêm Trinh Thất Sát hội cung Phu Thê thì vợ chồng nhìn nhau như kẻ thù, chỉ cần xét quan hệ nhân vật trong Phong Thần Bảng liền biết ngay, Thất Sát là đại biểu cho Hoàng Phi Hổ, Liêm Trinh là hóa thân của Phí Trọng, vợ của Hoàng Phi Hổ bị Phí Trọng chỉ cho Trụ Vương thèm, triệu vào yến tiệc, tiệc diễn ra Trụ Vương muốn cưỡng bức nàng, để tránh tủi nhục, vợ Hoàng Phi Hổ đã tự sát, nhảy xuống Trích Tinh lầu mà chết, cho nên Hoàng Phi Hổ hận Phí Trọng. Đọc thuộc và lý giải ân oán tình thù của các nhân vật trong Phong Thần Bảng, người đọc có thể lãnh hội được phần nào ý nghĩa các sao trong Tử Vi Đẩu Số, đây là sáng ý rất kiệt xuất, chúng ta nên kính trọng nỗ lực sáng tạo đó của các bậc tiên hiền. Cho nên, muốn hiểu tính chất các sao và ảnh hưởng tương tác qua lại của các tinh tú, nhất định cần đọc truyện Phong Thần.

(Tử vi mệnh vận phân tích – Từ Tăng Sinh)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Tổ hợp sao ảnh hưởng tới vận thế

Ở trên trình bày đều là mối quan hệ của mệnh bàn, chỗ khởi phi Tứ Hóa, bay vào cung vị, tựa hồ như bản phái trình bày và phân tích chủ đề đều xoay quanh Tứ Hóa, mà không xét đến trạng thái của tổ hợp sao!

Kỳ thực không phải vậy, tổ hợp các sao của các cung cũng sẽ biểu hiện ra hiện tượng nếu rơi vào “thời cơ thích hợp”. Thế nhưng, những hiện tượng này đều là độc lập, và các cung vị khác nhau sẽ không sản sinh ra quan hệ tác động lẫn nhau, ví dụ: Vũ Khúc Phá Quân cùng tọa ở cung Tật Ách của Lưu Niên, sẽ có hiện tượng bị đau răng.

Tổ hợp sao tọa trong cung——————– Hiện tượng

Cung Tật của lưu niên tọa: Vũ Phá———– Đau răng.

Chú thích: Cũng không phải cứ cách 12 năm đều sẽ phát sinh tình huống tương đồng, mà vẫn phải phối hợp với những điều kiện khác, ở đây tổ hợp hai sao đó là chủ đau răng [điều kiện phối hợp xin mời đọc kĩ thuyết minh trong sách này]

Phương pháp xem mệnh mà đại loại như dựa vào các bộ sao tổ hợp trong cung nào đó sẽ sinh ra một loại hiện tượng nào đó là thuộc về mức độ thống kê quy nạp. Trong cuốn Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư (do Trúc Lâm thư cục xuất bản) có rất nhiều kinh nghiệm luận mệnh của cổ nhân, như: Thái Vi phú, Cốt Tủy phú, Chư Tinh vấn đáp,.. đều có nói tới hiện tượng này do tổ hợp sao kia hình thành …, ở đủ các cung để tham khảo.

Cho nên, đối với phương pháp Xem (khán) mệnh thông qua tình hình các tổ hợp sao trong cung [chú ý là Xem (khán) mệnh chứ không phải Suy Đoán (thôi) mệnh], cũng không được bỏ qua, phải xem xét cân nhắc cả hai yếu tố, tương hỗ lẫn nhau, thì việc luận đoán càng thêm chuẩn xác.

Do việc phương pháp xem tổ hợp sao lấy hình tượng hiển lộ rõ để nhận định, là hình thái độc lập ở mỗi cung, khá đơn giản, mà trong sách cổ đều có nói tới, cho nên tôi ít miêu tả lại ở đây. Để kiến lập hệ thông nghiên cứu Tử Vi Đẩu Số chính xác và hoàn chỉnh, trong chương này sẽ bàn luận tới việc các tổ hợp sao trong cung, đối với hành vận sẽ ảnh hưởng thế nào.

Lúc quan sát tổ hợp sao, xét các tình huống sinh ra lực ảnh hưởng sau đây, nhất định phải cân nhắc kĩ lưỡng:

  • Do các sao nhập vào Đối cung – cát tinh thì có trợ lực, hung tinh thì tai hại, tối kỵ hợp thành cách cục hung ác.
  • Do các sao nhập vào các cung Tam hợp – cát tinh thì có trợ lực, hung tinh thì tai hại, tối kỵ hợp thành cách cục hung ác.
  • Các sao nhập vào lân cung giáp ở hai bên trái phải – cát tinh thì có công dụng phụ tá, lực phù trợ, còn sát tinh thì là cái ý nghĩa về sự kìm kẹp áp chế.

Đại Hạn thay đổi, khi từ cung Mệnh trong mệnh bàn nguyên thủy (lá số gốc) chuyển tiếp sang cung bên cạnh, thì 11 cung còn lại cũng phải dịch chuyển theo, cái mệnh bàn sau khi dịch chuyển ấy được gọi là mệnh bàn của Đại Hạn.

Lấy cung Mệnh làm chủ, đại biểu cho chủ nhân mệnh bàn là “Ngã” – là ta, bởi vì sự thay đổi của Đại Hạn mà khiến cho cung Mệnh cũng theo đó thay đổi vị trí, ví như hoàn cảnh sinh trưởng của con người cũng thế, thời gian trôi qua, hoàn cảnh cuộc sống cũng như tâm tư tình cảm, suy nghĩ, cũng sẽ biến đổi. Mệnh bàn của Đại Hạn chính là thuận theo năm tháng thay đổi mà biến hóa hoàn cảnh sinh trưởng.

Từ những phân tích của thời sự đài báo, hành vi phạm pháp của con người, rất liên quan đến vấn đề gia đình có bối cảnh thế nào, ví dụ sau khi lớn lên trở thành hung thủ sát nhân, đều là do hoản cảnh biến thiên mà ảnh hưởng tới số phận.

Tương tự như vậy, giả sử cung Mệnh của Đại Hạn là một tổ hợp sao rất dở, như: Tham Lang ở cung Hợi (không bàn đến Thiên Can của cung), trong phú văn có câu:

Tham Lang cư Hợi Tí, danh viết phiếm thủy đào hoa.

Khi đi vào Đại Hạn này, sẽ bị tổ hợp sao nơi đây ảnh hưởng, khiến đương số trở thành cái loại đam mê tửu sắc (kể cả nữ nhi cũng vậy), những chuyển biến này ở các Đại Hạn sau cung Hợi sẽ giảm bớt, do người này đã có thói quen ham ăn biếng làm, cho nên đối với tâm tính ngày sau, nó vẫn sản sinh ít nhiều ảnh hưởng, cho nên chỉ có thể nói là giảm bớt mà thôi.

Lại giả như, trong tổ hợp cung đó, có chứa Thiên Không, Thiên Hình đồng cung, thì lại giảm nhẹ, “Tưởng tượng” mà thôi (í chỉ tưởng tượng thôi ko dám làm), nhưng nếu lại hội Đà La, Thiên Diêu các dâm tinh này nhảy vào, thì tình hình càng nghiêm trọng hơn, nên mới có cái câu: “Liêm Trinh Tham Lang cư Hợi Tí, lại phùng Đà La, Thiên Diêu, vô môi tự giá, ngoắc thành hôn”. Do đó,

nếu quan sát trạng thái của một tổ hợp sao, phải đặc biệt lưu ý tới tất cả lời bình luận của Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư, kết hợp với việc xem xét cân nhắc các tình huống sát diệu đồng cung, các phụ tinh mà phán xét mức độ nghiêm trọng gia giảm ra sao. Hãy tham khảo tính chất của các sao trong Chư Tinh vấn đáp cùng đẩu số phú văn, trong đó cổ nhân đã cung cấp rất nhiều loại cách cục, lời bình cho các tổ hợp sao, có thể học thuộc lòng rồi sử dụng.

Như mệnh bàn sau, mời các vị xem qua một chút, tâm tính của 2 đại hạn sản sinh những loại biến hóa nào?

Từ cung Mệnh gốc mà xét, Cự Môn hóa Quyền độc tọa cung Ngọ là cách Thạch Trung Ẩn Ngọc tiêu chuẩn, tâm tính cố chấp cần lao, làm người thành thực thiện lương, lấy giúp người làm niềm vui, xử sự tích cực, đây là trời sanh bản tính, hoàn cảnh sinh hoạt ở Đại Hạn thứ nhất (cũng chính là mệnh bàn gốc), tạo ra được đặc tính, cũng có thể nói mỗi người chỉ có một bản tính, có người nói: “3 tuổi định cả đời”, cũng có người nói: “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” có thể thấy lúc này là hoàn cảnh dưỡng thành đặc tính, sẽ theo đương số cả đời, cung mệnh cùng tổ

hợp tam phương tứ chính (bao gồm Tứ Hóa năm sinh) là chỉ tiêu vô cùng trọng yếu, đại biểu cho bản chất trời sinh của một người.

Vì mệnh tạo là Âm Nam, cho nên Đại Hạn thứ hai sẽ ở cung Đinh Tị (cunh Huynh Đệ gốc), có Liêm Trinh, Tham Lang hóa Kỵ, Hỏa Tinh, cung đối là Hợi cung có Đà La độc tọa, do tính chất hội chiếu, nên đối với cung Tỵ cũng có ảnh hưởng, cho nên sẽ cấu thành:

Tham Lang hóa Kỵ cùng Đà La (Đà La hóa khí viết Kị) tương hội, đào hoa phiếm thủy.

Tuy là, Tham Lang ở Hợi Tí mới là đào hoa phiếm thủy, nhưng cung Tị đương nhiên cũng chịu ảnh hưởng, hơn nữa Hợi cung còn phi Hóa Kỵ nhập Tị cung, quan hệ của 2 cung này là rất mật thiết, hơn nữa còn có Đà La ở Hợi cung nữa, đương số sẽ có thói quen tham hoa luyến sắc.

Cách cục “Đào hoa phiếm thủy”, do tọa tinh gia hội với các tinh tú thấp kém, có thể giải thích: Đại hạn này sẽ lưu luyến mấy cái chốn ca đài kỹ viện, trầm mê tửu sắc, nhưng nếu hội chiếu các tinh tú cao cấp, thì lại luận là thi tửu phong lưu, khoát ống tay áo dài mà khéo múa, giao tế rộng rãi mà thôi.

Do ở trong Đại Hạn gặp phải tổ hợp bất lợi này, qua Đại Hạn liền mất đi lực ảnh hưởng, nguyên nhân do Đại Hạn thứ hai trầm mê tửu sắc, suốt ngày rượu chè, vượt qua Đại Hạn này, mệnh tạo sẽ cải tà quy chánh, chăm chú làm sự nghiệp.

Ở trên đã nói rõ, đều lấy cung Mệnh (cung Mệnh gốc hoặc cung Mệnh của Đại hạn) để mà làm chủ, vậy 11 cung khác dịch chuyển theo vòng hạn lệch vị trí, liệu có sản sinh biến hóa tương tự hay không?

Đúng như vậy, 11 cung khác cũng sẽ theo vận hạn biến hóa, mà khiến cho tổ hợp tinh tú tọa trong cung Đại Hạn tùy theo nó mà thay đổi, bởi vì tổ hợp sao tọa trong cung Đại Hạn sẽ phản ánh hiện tượng nhân sinh (trong vận đó lên đương số). Ví như, nếu như cung Thiên Di của Đại Hạn có Thiên Cơ, Thái Âm, Thiên Mã, thì sao Thiên Cơ chủ biến động, Thái Âm cũng là động tinh, mà có cái câu rằng:

Thiên Cơ, Thái Âm, lãng tẩu tha hương.

Hơn nữa khi gia hội Thiên Mã, càng làm rõ “Lãng tẩu tha hương” vì vậy Đại Hạn sẽ nhất định li khai cố hương ra bên ngoài phát triển, nếu không đúng vậy thì cũng sẽ phát sinh quan hệ cùng yếu tố “ngoại quốc”. Nếu cách cục tốt sẽ có rất nhiều cơ hội được phái đi nước ngoài tập huấn, hoặc đảm nhiệm chức vụ trong công ty ngoại quốc. Nếu cách cục hơi kém, thì khả năng chỉ vào nam ra bắc đi mưu sinh mà thôi.

Cho nên 12 cung Đại Hạn, có thể từ tổ hợp trạng thái các sao tọa thủ mà suy đoán, nhìn ra một chút hiện tượng đặc thù, lại từ đó kết hợp sử dụng với Tứ Hóa, có thể tăng thêm chính xác trong suy luận.

Các sao tọa thủ trong cung Đại Hạn có mối quan hệ với Tứ Hóa do Thiên Can cung Đại Hạn sinh ra, có thể lấy ví dụ: tổ hợp sao tọa trong cung Đại Hạn thì giống như mảnh đất trồng trọt, còn Tứ Hóa từ Can cung lại giống như các yếu tố không khí, ánh mặt trời, nước tưới,… nếu như đất dưỡng cằn cỗi, thì dù cho ánh nắng tốt, không khí tốt, nước tưới tốt phối hợp vào, cây trồng lớn lên cũng không thể xum xuê được. Chỉ khi đất đai phì nhiêu, kết hợp ánh nắng, không khí, tưới tiêu thỏa đáng, thì nhất định là cây trồng lớn lên được xum xuê.

Rốt cuộc thì tổ hợp sao tọa cung Đại Hạn và Tứ Hóa do Can cung Đại Hạn phải lấy nhân tố nào làm trọng? Kỳ thực cả hai yếu tố cần giao thoa nhau trong ứng dụng. Tứ Hóa thì không thể thiếu ảnh tượng đại diện của các tổ hợp sao, còn hình ảnh đại diện của tổ hợp sao lại phải cần có Tứ Hóa bay đến để thúc giục hiển lộ ra, cho nên lúc ứng dụng không thể cố chấp một hướng. Tứ Hóa nắm giữ mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau của cung phát động và cung chịu ảnh hưởng, đồng thời xuyên suốt kết hợp xâu chuỗi các lực ảnh hưởng trong các giai đoạn khác nhau.

Mà tổ hợp sao đại biểu cho hình ảnh của người hoặc của sự việc hoặc của vật, những hình ảnh này sẽ “Hoạt động” hay không thì cần phải có Tứ Hóa sẽ làm chất xúc tác để thúc đẩy biến hóa, mới có thể khiến hình ảnh thành sự kiện thực sự. Như ở ví dụ trước, người qua Đại Hạn thứ hai có tổ hợp sao “Liêm Trinh, Tham Lang, Hỏa Tinh” hội nhập cách cục của đối cung có “Đà La”,

nếu như thiếu yếu tố thúc giục biến hóa và liên kết xâu chuối của Tứ Hóa, liệu có thể sản sinh ra hiện tượng tham hoa luyến tửu hay không? Sẽ không! Nếu thiếu tác dụng của Tứ Hóa, thì đó chỉ là “ẩn tượng” mà thôi, là dù có muốn ở trong lòng, cũng không dám biến thành hiện tượng hành động, cũng không ở trắng trợn đeo đuổi tửu sắc, thế nhưng do có Tứ Hóa thúc giục mà nó sẽ thành “Hình ảnh hiển lộ ra”.

Còn có một loại hiện tượng với “cung Mệnh” có tác dụng phụ tá nữa, đó là hai cung giáp cung Mệnh, nếu như cung Huynh Đệ và Phụ Mẫu có các loại cát tinh Phụ, Bật, Xương, Khúc, Dương , Âm hoặc tam hóa Lộc, Quyền, Khoa tới giáp Mệnh, tức biểu thị cung Mệnh gốc hoặc cung Mệnh của Đại Hạn có trợ giúp, nếu cung Mệnh yếu, cũng có thể được phò tá qua cửa ải, không nên bỏ qua lực lượng “Giáp” cung.

Trước kia, vốn chỉ coi trọng hiện tượng của các sao đồng cung, hoặc do ảnh hưởng của cách cục lập nên từ tam phương, mà bỏ quên lực lượng giáp cung. Dựa vào khảo nhiệm của tác giả cùng các huynh đệ đồng môn, lực lượng giáp 2 bên thật không thể bỏ qua, nếu như trái phải lân cung có cát tinh đến kẹp, biểu thị có tác dụng nâng đỡ, nếu như có sát tinh đến kẹp, thì sinh ra ý nghĩa không tốt.

Ví như: Tử Vi tọa Mệnh, lân cung có Kình, Đà, Hỏa, Linh, tứ sát đến chèn ép hai bên, đồng thời Tử Vi thiếu các loại cát tinh Tả – Hữu, Xương – Khúc đến giúp đỡ, thì đáng tiếc là [Quân Vương bị tiểu nhân chèn ép, hậm hực phiền lòng, có chí mà không phát huy được], nếu lại gặp các sát tinh khác đồng cung, thì sẽ thông đồng làm bậy, cấu kết với nhau làm việc xấu.

Vì vậy lúc xem các sao tổ hợp để luận mệnh, cần xem xét các góc độ:

  • Tổ hợp tinh tú ở Bản cung.
  • Trạng thái tổ hợp tinh tú ở Tam phương.
  • Lực lượng ở Lân cung trái phải.

Các ý trên, có thể tham khảo giải thích ở các chương nói về tính chất sao, phần phú văn và phần cách cục..

Khởi nguồn các sao:

Trong Tử Vi Đẩu Số, các sao được dùng rốt cuộc có phải hai mươi tám sao trong thiên văn học cổ đại? Hoặc chỉ là các sao không có thật? Thực sự là đã có rất nhiều giả thuyết, với nghiên cứu của người viết, có thể nhận định các sao đều là hư tinh, trên trời cũng không có các sao tương ứng với chúng, chúng chỉ là một đống dấu hiệu mà thôi, như một đại lượng đại số a,b,c … x,y,z … các đại lượng đó là giống nhau. Nhưng mà nhìn lại a, b, c đó về căn bản ta không biết ý tứ chúng biểu hiện cái? Dùng trong mệnh bàn rất khó để lí giải.

Cổ nhân lền tóm lấy trong cổ tịch, đặt cho những cái tên quen thuộc, để thay thế các ký hiệu, khiến người đọc vừa nhìn đã thấy ngay các đặc tính của nó, mà không cần phải lao tâm suy nghĩ sai đi hàm ý, hoặc liên tưởng móc nối trí nhớ. Ví dụ như: Liêm Trinh (xuất hiện từ Chương 5 sách Hàn Phi Tử), Thất Sát (dựa vào cái bia Thất Sát của Trương Hiến Trung mà thành tên, cũng có một thuyết cho là mượn từ môn Bát Tự học), tất thảy đều đã minh bạch chỉ ra rằng tính chất của các sao đều là hư tinh.

Còn như tại sao lại lấy tên từ 28 tinh tú, mà không phải là các chữ số, phải nói rằng khía cạnh này nên nhất trí với nền Thiên Văn học cổ đại, tin rằng từ thuở sơ khai lập nên các sao trong Tử Vi Đẩu Số, người ta đã sử dụng 28 sao trong Thiên Văn học làm tên gọi; như: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích,… Tuy nhiên, tất cả các tên sao đó đều khó có thể biểu thị ý nghĩa của vận mệnh đời người, thế nên mới có sự cải biên, áp dụng những danh từ cổ văn kinh điển có sức tập trung,làm giầu và sâu sắc hơn hàm nghĩa để thay thế nguyên thể là tên thập nhị bát tú.

Cũng có thể nói, ta có thể dùng Lưu Bị thay cho tên sao Tử Vi, Tôn Quyền thế cho Thiên Phủ, như vậy cũng có thể dễ dàng lĩnh hội được hàm nghĩa, khi họ ở đồng cung thì thế nào, lại khi ở thế đối cung thì có ý nghĩa ra sao, điều đó đúng hay không!? Vì vậy nếu bạn thích thì có thể tùy ý thay đổi tên 28 sao.

Các tiên hiền xưa kia dùng nhân vật trong Phong Thần Bảng, liên tưởng với các sao của Tử Vi Đẩu Số, lí do rằng Phong Thần Bảng là truyện dân gian Trung Quốc được người học rất quen thuộc với các điển tích trong đó, cho nên vừa khi nhìn thấy tên các sao họ liên tưởng ngay đến các nhân vật quen thuộc, đặc tính và ý nghĩa các sao cũng liền hiện ra trước mắt, miễn đi việc phải giải thích lằng nhằng. Ví dụ: vì sao Liêm Trinh Thất Sát hội cung Phu Thê thì vợ chồng nhìn nhau như kẻ thù, chỉ cần xét quan hệ nhân vật trong Phong Thần Bảng liền biết ngay, Thất Sát là đại biểu cho Hoàng Phi Hổ, Liêm Trinh là hóa thân của Phí Trọng, vợ của Hoàng Phi Hổ bị Phí Trọng chỉ cho Trụ Vương thèm, triệu vào yến tiệc, tiệc diễn ra Trụ Vương muốn cưỡng bức nàng, để tránh tủi nhục, vợ Hoàng Phi Hổ đã tự sát, nhảy xuống Trích Tinh lầu mà chết, cho nên Hoàng Phi Hổ hận Phí Trọng. Đọc thuộc và lý giải ân oán tình thù của các nhân vật trong Phong Thần Bảng, người đọc có thể lãnh hội được phần nào ý nghĩa các sao trong Tử Vi Đẩu Số, đây là sáng ý rất kiệt xuất, chúng ta nên kính trọng nỗ lực sáng tạo đó của các bậc tiên hiền. Cho nên, muốn hiểu tính chất các sao và ảnh hưởng tương tác qua lại của các tinh tú, nhất định cần đọc truyện Phong Thần.

(Tử vi mệnh vận phân tích – Từ Tăng Sinh)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button