Nghiên cứu

Tóm Tắt Cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Qua Bộ Tranh Vẽ Độc Đáo

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Với sự hy sinh cao cả, lòng từ bi rộng lớn, và một ý chí độ sanh dũng mãnh của Đức Phật, có thể tán dương hay quan niệm rằng, Ngài là vĩ nhân trên tất cả những vĩ nhân, siêu nhân đứng trên mọi siêu nhân.

Trước khi giáng trần, thái tử Tất-đạt-đa đã trải qua nhiều kiếp tu hành, và ngài đã chứng quả vị Bồ-tát, hiệu là Hộ Minh, an trú tại cung trời Đâu-suất. Theo lời thỉnh cầu của Phạm Thiên và Tứ Đại Thiên Vương, Bồ-tát Hộ Minh đã giáng trần.
Một hôm, trong thành Ka-pi-la-va-tu có lễ hội Tỉnh Tú, Hoàng hậu Ma-da cùng vua Tịnh Phạn, sau khi dâng hương hoa cúng kiến trong cung điện, rồi họ ra ngọ môn, bố thí thức ăn và đồ mặc cho dân chúng bần cùng.
Đêm hôm ấy, Hoàng hậu Ma-da nằm mộng, thấy một con voi trắng 6 ngà, từ núi vàng, núi bạc đến, và mang cho bà một cành hoa sen, sau đó bà mang thai.
Trên đường về quê mẹ, Hoàng hậu Ma-da ghé qua vườn Lâm-tì-ni, và hạ sanh Thái tử ở đó, nhằm vào ngày trăng tròn tháng 4 âm lịch, năm 624 trước Tây lịch.

Bạn đang xem: Tóm Tắt Cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Qua Bộ Tranh Vẽ Độc Đáo

Vừa sanh ra, thái tử liền đi 7 bước, dưới mỗi bước đi là 7 đóa sen nâng gót chân Ngài, rồi Thái Tử dừng lại tuyên bố rằng; “Ta là bậc chí tôn cao quý nhất trên đời”.
Vua Tịnh Phạn vui mừng khôn xiết, mời các vị tiên tri đến xem tướng Thái Tử. Trong số ấy, có đạo sĩ tên là, A Tư Đà, tu ở núi Hy Mã Lạp.
Đạo sĩ A-tư-đà nghe tin Thái tử ra đời nên xuống núi viếng thăm. Diện kiến thánh nhan của thái tử, đạo sĩ vừa vui mừng rôi lại khóc than. Vui vì bậc Đại Thánh xuất hiện, nhưng khóc vì bản thân đạo sĩ đã quá già không được nghe chánh pháp của bậc Đại Thánh.
Tại buổi lễ Hạ điền, trong lúc mọi người mải mê tham dự lễ và vui chơi, Thái Tử an nhiên thiền định dưới gốc một đại thụ. Trước cảnh tượng uy nghiêm ấy, vua cha và mọi người đã đảnh lễ Thái Tử.
Lớn lên Thái Tử văn võ toàn tài. Trong cuộc thi võ nghệ của Hoàng Gia, Ngài sử dụng chiếc cung thần mà từ trước đến giờ chưa ai có thể giương nổi và đoạt giải quán quân.
Lên 16 tuổi, vâng lệnh phụ vương, Thái tử kết hôn với Công chúa Da-du-đà-la. Đôi vợ chồng sống hạnh phúc 13 năm trong 3 lâu đài lộng lẫy do vua cha xây cho và sanh được một con trai tên là La-hầu-la.
Một dịp, Thái Tử và Xa-nặc dạo chơi nơi 4 cửa thành và tận mắt chứng kiến 4 cảnh tượng; người già, người bệnh, người chết và một đạo sĩ tướng mạo đoan nghiêm.
Vào một đêm khuya, sau buổi dạ tiệc linh đình của hoàng cung, Thái Tử cảm thấy nhàm chán cuộc sống hưởng thụ và vượt thành xuất gia, bỏ lại vợ con đang chìm sâu trong giấc ngủ.

Ngài đã ra đi, nhưng sau đó quay lại nhìn nàng và con lần cuối, như một sự vỗ về, an ủi: Hỡi hiền thê, bào nhi và hoàng tộc, hãy cố nén đau thương. Ta sẽ trở vê khi tìm thấy đạo.

Thái tử cỡi con ngựa Kiền-trắc dẫn theo người hầu cận Xa-nặc vượt dòng sông Anoma trong đêm tối.
Qua khỏi dòng sông, Thái Tử cởi bỏ hoàng bào, dùng kiếm cắt tóc và bảo Xa-nặc cỡi ngựa về báo lại phụ vương, một thân một mình hướng về Hy-mã-lạp sơn quyết chí tìm đạo cứu khổ chúng sanh.
Sáu năm khổ hạnh rừng già, thân thể chỉ còn da bọc xương mà ý đạo vẫn chưa sáng. Đến khi nghe Trời Đế-thích hát về cách lên dây đàn, Thái Tử tỉnh ngộ ra và từ bỏ con đường khổ hạnh ép xác để thực hành Trung đạo.
Mục nữ Su-ja-ta dâng sửa cúng dường, Thái Tử uống xong thấy tinh thần minh mẫn.

Ngài ném bát xuống sông Ni-liên-thiền và nguyện rằng; “Nếu ta có thể chứng đắc Phật quả thì khi ta ném cái bát này xuống sông, nó trôi ngược dòng nước”. Nói xong Ngài ném cái bát xuống dòng sông, cái bát nổi lên mặt nước và trôi ngược dòng.

Ma vương cùng với ma binh vây quanh quấy phá dụ dỗ, nhưng Thái Tử vẫn không nao núng, một lòng an trú trong thiền định. Ma vương cảm phục và cúi đầu đảnh lễ.
Ba nàng công chúa của Ma vương dùng sắc đẹp và những điệu múa lả lơi để quyến rũ đức Phật, nhưng bọn chúng đều thất bại.
Trong thời gian đức Phật tham thiền nhập định dưới cội Bồ đề. Mỗi lần gặp thời tiết xấu, rắn mãng xà dùng đầu và thân che chắn, bảo vệ người anh hùng Sĩ Đạt Ta hoàn thành ước nguyện.
Vào một ngày trăng tròn tháng 12 Âm lịch, khi sao mai vừa mọc, Thái Tử giác ngộ bốn chân lý; khổ, tập, diệt, đạo và chứng quả Vô Thượng Bồ đề, thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni.
Khi Tất Đạt Đa thấu suốt mọi lẽ, bóng tối vô minh tan mất trong tâm của Ngài. Thân hình tỏa ánh sáng rực rỡ. Ngài không còn là một người thường nữa. Ngài đã giác ngộ chân lý. Bây giờ Ngài là Phật. Ngài đã đạt được mục đích giải thoát.
Vì lợi ích cho chư thiên và nhân loại, đức Phật đã nhận lời thỉnh cầu của Phạm Thiên quyết định rời cội Bồ-đề lên đường hóa độ.

Trước tiên, Ngài đến Lộc Uyển tìm 5 anh em Kiều Trần Như là những bạn đồng tu khổ hạnh trước kia để chuyển Bánh Xe Pháp và thuyết bài pháp đầu tiên; Tứ Diệu Đế.
Vào ngày rắm tháng sáu, đức Phật giáo giới cho 1250 vị Thiện lai Tỳ Kheo; “Không làm các điều ác, hãy làm các điều lành, giữ tâm ý trong sạch, đó là lời chư Phật dạy”.
Trên con đường thực hiện hạnh nguyện độ sanh, Đức Phật không quên người cha già và hoàng thân quốc thích. Sau khi thành đạo, Ngài đã cùng chúng đệ tử trở về thành Ca Tỳ La Vệ thuyết pháp độ người thân. Cả hoàng tộc đón Ngài trong niềm kính thương vô hạn.
Giọt nước mắt vỡ òa sau nhiều năm xa vắng đợi chờ, công chúa Da Du Đà La đón Đức Phật trong nỗi vui mừng khôn xiết. Nàng đã hãnh diện biết bao nhiêu khi người bạn của mình đã chứng quả và được muôn người quy ngưỡng. Nhân đó, đức Phật cũng thuyết pháp độ cho nàng trở thành một trong những vị Tỳ Kheo Ni đầu tiên của Phật giáo.

Da Du Đà La muốn con mình thừa hưởng gia tài của Bụt. Nàng bảo con đi theo Phật để được thừa hưởng phẩm giá cao quý nhất cuộc đời. Đức Phật đã hứa khả và cho La Hầu La gia nhập Tăng đoàn, nhận Tôn giả Xá Lợi Phất làm thầy và trở thành vị Sa di đầu tiên của Phật giáo.
Ngày em trai của Ngài là Nan-đà thành hôn, đức Phật đến thọ trai, rồi trao bình bát cho Nan-đà và đứng dậy ra về. Nan-đà ôm bình bát theo Phật về Tỉnh xá. Về đến nơi, Phật khuyên chàng xuất gia, Nan-đà miễn cưỡng nhận lời, nhưng rất buồn khổ. Đức Phật đã dùng thần thông đưa Nan-đà lên các cõi trời rồi xuống các cảnh giới địa ngục. Nan-đà thấy thế mới nỗ lực tu tập, sau đó chứng đắc quả A La Hán.
Trên giường bệnh, Vua Tịnh Phạn lại được Đức Phật về thăm và giảng pháp cho nghe. Đức Vua sau 7 ngày tận hưởng pháp lạc do đắc quả A La Hán, đã băng hà trong định tĩnh, nhắc nhở hàng đệ tử vê tấm gương hiếu hạnh.
Vào mùa an cư thức 7, Đức Phật đã lên cung trời Tu-si-ta (,tức cõi trời Đao Lợi), để thuyết pháp độ chư Thiên và thân mẫu là Hoàng hậu Ma-da.
Từ cung trời Đao Lợi trở về, chư Thiên đưa tiễn Ngài rất đông; hàng đệ tử xuất gia và tại gia cũng mừng đón.

Sau bữa thọ trai tại nhà ông Thuần Đà. Đức Phật nhận thấy tấm thân tứ đại là vô thường huyễn mộng, như một cỗ xe đã đến hồi hư hoại.
Ngài thông cáo cho đại chúng biết rằng Ngài sẽ nhập Niết bàn trong thời gian tới. Cả tăng đoàn và chư thiện nam tín nữ đều nuối tiếc khi biết được hung tin này.

Sau 49 năm thuyết pháp độ sanh, năm 544 trước Tây lịch, đức Phật nhập Niết Bàn giữa hai cây Sa-la tại rừng Câu-thi-na, thọ 80 tuổi.
Đức Phật đã nhập Niết Bàn, nhưng gương sáng của đời Ngài vẫn còn chiếu sáng rực rỡ trước mắt chúng ta. Suốt một đời, từ lúc thành đạo cho đến lúc nhập Niết bàn, không một lúc nào Ngài xao lãng mục đích tối thượng là hóa độ chúng sanh đang trầm luân trong bể khổ.

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Nghiên cứu

Xem thêm Tóm Tắt Cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Qua Bộ Tranh Vẽ Độc Đáo

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Với sự hy sinh cao cả, lòng từ bi rộng lớn, và một ý chí độ sanh dũng mãnh của Đức Phật, có thể tán dương hay quan niệm rằng, Ngài là vĩ nhân trên tất cả những vĩ nhân, siêu nhân đứng trên mọi siêu nhân.

Trước khi giáng trần, thái tử Tất-đạt-đa đã trải qua nhiều kiếp tu hành, và ngài đã chứng quả vị Bồ-tát, hiệu là Hộ Minh, an trú tại cung trời Đâu-suất. Theo lời thỉnh cầu của Phạm Thiên và Tứ Đại Thiên Vương, Bồ-tát Hộ Minh đã giáng trần.
Một hôm, trong thành Ka-pi-la-va-tu có lễ hội Tỉnh Tú, Hoàng hậu Ma-da cùng vua Tịnh Phạn, sau khi dâng hương hoa cúng kiến trong cung điện, rồi họ ra ngọ môn, bố thí thức ăn và đồ mặc cho dân chúng bần cùng.
Đêm hôm ấy, Hoàng hậu Ma-da nằm mộng, thấy một con voi trắng 6 ngà, từ núi vàng, núi bạc đến, và mang cho bà một cành hoa sen, sau đó bà mang thai.
Trên đường về quê mẹ, Hoàng hậu Ma-da ghé qua vườn Lâm-tì-ni, và hạ sanh Thái tử ở đó, nhằm vào ngày trăng tròn tháng 4 âm lịch, năm 624 trước Tây lịch.

Vừa sanh ra, thái tử liền đi 7 bước, dưới mỗi bước đi là 7 đóa sen nâng gót chân Ngài, rồi Thái Tử dừng lại tuyên bố rằng; “Ta là bậc chí tôn cao quý nhất trên đời”.
Vua Tịnh Phạn vui mừng khôn xiết, mời các vị tiên tri đến xem tướng Thái Tử. Trong số ấy, có đạo sĩ tên là, A Tư Đà, tu ở núi Hy Mã Lạp.
Đạo sĩ A-tư-đà nghe tin Thái tử ra đời nên xuống núi viếng thăm. Diện kiến thánh nhan của thái tử, đạo sĩ vừa vui mừng rôi lại khóc than. Vui vì bậc Đại Thánh xuất hiện, nhưng khóc vì bản thân đạo sĩ đã quá già không được nghe chánh pháp của bậc Đại Thánh.
Tại buổi lễ Hạ điền, trong lúc mọi người mải mê tham dự lễ và vui chơi, Thái Tử an nhiên thiền định dưới gốc một đại thụ. Trước cảnh tượng uy nghiêm ấy, vua cha và mọi người đã đảnh lễ Thái Tử.
Lớn lên Thái Tử văn võ toàn tài. Trong cuộc thi võ nghệ của Hoàng Gia, Ngài sử dụng chiếc cung thần mà từ trước đến giờ chưa ai có thể giương nổi và đoạt giải quán quân.
Lên 16 tuổi, vâng lệnh phụ vương, Thái tử kết hôn với Công chúa Da-du-đà-la. Đôi vợ chồng sống hạnh phúc 13 năm trong 3 lâu đài lộng lẫy do vua cha xây cho và sanh được một con trai tên là La-hầu-la.
Một dịp, Thái Tử và Xa-nặc dạo chơi nơi 4 cửa thành và tận mắt chứng kiến 4 cảnh tượng; người già, người bệnh, người chết và một đạo sĩ tướng mạo đoan nghiêm.
Vào một đêm khuya, sau buổi dạ tiệc linh đình của hoàng cung, Thái Tử cảm thấy nhàm chán cuộc sống hưởng thụ và vượt thành xuất gia, bỏ lại vợ con đang chìm sâu trong giấc ngủ.

Ngài đã ra đi, nhưng sau đó quay lại nhìn nàng và con lần cuối, như một sự vỗ về, an ủi: Hỡi hiền thê, bào nhi và hoàng tộc, hãy cố nén đau thương. Ta sẽ trở vê khi tìm thấy đạo.

Thái tử cỡi con ngựa Kiền-trắc dẫn theo người hầu cận Xa-nặc vượt dòng sông Anoma trong đêm tối.
Qua khỏi dòng sông, Thái Tử cởi bỏ hoàng bào, dùng kiếm cắt tóc và bảo Xa-nặc cỡi ngựa về báo lại phụ vương, một thân một mình hướng về Hy-mã-lạp sơn quyết chí tìm đạo cứu khổ chúng sanh.
Sáu năm khổ hạnh rừng già, thân thể chỉ còn da bọc xương mà ý đạo vẫn chưa sáng. Đến khi nghe Trời Đế-thích hát về cách lên dây đàn, Thái Tử tỉnh ngộ ra và từ bỏ con đường khổ hạnh ép xác để thực hành Trung đạo.
Mục nữ Su-ja-ta dâng sửa cúng dường, Thái Tử uống xong thấy tinh thần minh mẫn.

Ngài ném bát xuống sông Ni-liên-thiền và nguyện rằng; “Nếu ta có thể chứng đắc Phật quả thì khi ta ném cái bát này xuống sông, nó trôi ngược dòng nước”. Nói xong Ngài ném cái bát xuống dòng sông, cái bát nổi lên mặt nước và trôi ngược dòng.

Ma vương cùng với ma binh vây quanh quấy phá dụ dỗ, nhưng Thái Tử vẫn không nao núng, một lòng an trú trong thiền định. Ma vương cảm phục và cúi đầu đảnh lễ.
Ba nàng công chúa của Ma vương dùng sắc đẹp và những điệu múa lả lơi để quyến rũ đức Phật, nhưng bọn chúng đều thất bại.
Trong thời gian đức Phật tham thiền nhập định dưới cội Bồ đề. Mỗi lần gặp thời tiết xấu, rắn mãng xà dùng đầu và thân che chắn, bảo vệ người anh hùng Sĩ Đạt Ta hoàn thành ước nguyện.
Vào một ngày trăng tròn tháng 12 Âm lịch, khi sao mai vừa mọc, Thái Tử giác ngộ bốn chân lý; khổ, tập, diệt, đạo và chứng quả Vô Thượng Bồ đề, thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni.
Khi Tất Đạt Đa thấu suốt mọi lẽ, bóng tối vô minh tan mất trong tâm của Ngài. Thân hình tỏa ánh sáng rực rỡ. Ngài không còn là một người thường nữa. Ngài đã giác ngộ chân lý. Bây giờ Ngài là Phật. Ngài đã đạt được mục đích giải thoát.
Vì lợi ích cho chư thiên và nhân loại, đức Phật đã nhận lời thỉnh cầu của Phạm Thiên quyết định rời cội Bồ-đề lên đường hóa độ.

Trước tiên, Ngài đến Lộc Uyển tìm 5 anh em Kiều Trần Như là những bạn đồng tu khổ hạnh trước kia để chuyển Bánh Xe Pháp và thuyết bài pháp đầu tiên; Tứ Diệu Đế.
Vào ngày rắm tháng sáu, đức Phật giáo giới cho 1250 vị Thiện lai Tỳ Kheo; “Không làm các điều ác, hãy làm các điều lành, giữ tâm ý trong sạch, đó là lời chư Phật dạy”.
Trên con đường thực hiện hạnh nguyện độ sanh, Đức Phật không quên người cha già và hoàng thân quốc thích. Sau khi thành đạo, Ngài đã cùng chúng đệ tử trở về thành Ca Tỳ La Vệ thuyết pháp độ người thân. Cả hoàng tộc đón Ngài trong niềm kính thương vô hạn.
Giọt nước mắt vỡ òa sau nhiều năm xa vắng đợi chờ, công chúa Da Du Đà La đón Đức Phật trong nỗi vui mừng khôn xiết. Nàng đã hãnh diện biết bao nhiêu khi người bạn của mình đã chứng quả và được muôn người quy ngưỡng. Nhân đó, đức Phật cũng thuyết pháp độ cho nàng trở thành một trong những vị Tỳ Kheo Ni đầu tiên của Phật giáo.

Da Du Đà La muốn con mình thừa hưởng gia tài của Bụt. Nàng bảo con đi theo Phật để được thừa hưởng phẩm giá cao quý nhất cuộc đời. Đức Phật đã hứa khả và cho La Hầu La gia nhập Tăng đoàn, nhận Tôn giả Xá Lợi Phất làm thầy và trở thành vị Sa di đầu tiên của Phật giáo.
Ngày em trai của Ngài là Nan-đà thành hôn, đức Phật đến thọ trai, rồi trao bình bát cho Nan-đà và đứng dậy ra về. Nan-đà ôm bình bát theo Phật về Tỉnh xá. Về đến nơi, Phật khuyên chàng xuất gia, Nan-đà miễn cưỡng nhận lời, nhưng rất buồn khổ. Đức Phật đã dùng thần thông đưa Nan-đà lên các cõi trời rồi xuống các cảnh giới địa ngục. Nan-đà thấy thế mới nỗ lực tu tập, sau đó chứng đắc quả A La Hán.
Trên giường bệnh, Vua Tịnh Phạn lại được Đức Phật về thăm và giảng pháp cho nghe. Đức Vua sau 7 ngày tận hưởng pháp lạc do đắc quả A La Hán, đã băng hà trong định tĩnh, nhắc nhở hàng đệ tử vê tấm gương hiếu hạnh.
Vào mùa an cư thức 7, Đức Phật đã lên cung trời Tu-si-ta (,tức cõi trời Đao Lợi), để thuyết pháp độ chư Thiên và thân mẫu là Hoàng hậu Ma-da.
Từ cung trời Đao Lợi trở về, chư Thiên đưa tiễn Ngài rất đông; hàng đệ tử xuất gia và tại gia cũng mừng đón.

Sau bữa thọ trai tại nhà ông Thuần Đà. Đức Phật nhận thấy tấm thân tứ đại là vô thường huyễn mộng, như một cỗ xe đã đến hồi hư hoại.
Ngài thông cáo cho đại chúng biết rằng Ngài sẽ nhập Niết bàn trong thời gian tới. Cả tăng đoàn và chư thiện nam tín nữ đều nuối tiếc khi biết được hung tin này.

Sau 49 năm thuyết pháp độ sanh, năm 544 trước Tây lịch, đức Phật nhập Niết Bàn giữa hai cây Sa-la tại rừng Câu-thi-na, thọ 80 tuổi.
Đức Phật đã nhập Niết Bàn, nhưng gương sáng của đời Ngài vẫn còn chiếu sáng rực rỡ trước mắt chúng ta. Suốt một đời, từ lúc thành đạo cho đến lúc nhập Niết bàn, không một lúc nào Ngài xao lãng mục đích tối thượng là hóa độ chúng sanh đang trầm luân trong bể khổ.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button