Tử vi

Tôn Dật Tiên Lưu Danh Thiên Cổ

Sách vở ghi lại rằng ngày 10 tháng 12 năm 1949 Tưởng Giới Thạch lên phi cơ bỏ Hoa lục tháo thân tìm đất sống ở Đài Loan. Với Mao Trạch Đông là kẻ chiến thắng, lịch sử Trung Hoa sang một trang mới và những nghịch lý mới. Tình cờ làm sao, từ ngày lịch sử ấy đến nay tính ra đúng 55 năm. Con số 55 có ý nghĩa rất đặc biệt với những người lưu tâm đến mệnh lý, ấy bởi vì nó chính là tổng số 5 cặp số (1,6), (2,7), (3,8), (9,4), (5,10) của hà đồ, một đồ biểu vừa có tính toán học vừa có tính huyền bí vào bậc nhất của Á Đông.

Mà đã nói đến mệnh lý và hà đồ thì lại phải trở về nước Trung Hoa. Lịch sử cận đại của Trung Hoa đầy sắt máu hỗn loạn. Đấu tranh luôn luôn phân thành phe phái, ai cũng nói mình đúng nó sai, nên một người được phe Tưởng thán phục, ngợi khen tất bị phe kia Mao chê bai mắng chửi và ngược lại. Thế mà có một nhân vật đặc biệt không bị quy luật này chi phối, đó là ông Tôn Văn, tức Tôn Dật Tiên.

Điểm độc đáo của ông Tôn là ông được cả hai phe, theo Tưởng cũng như theo Mao, cùng ca ngợi. Hơn nữa, đã qua đời hơn ba phần tư thế kỷ, đến nay ông vẫn được nhiều người Trung Hoa trong nước cũng như hải ngoại coi như là tác nhân chính dẫn đến cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 lật đổ nhà Mãn Thanh và biến Trung Hoa thành một nước cộng hòa. Để tỏ lòng nhớ ơn, họ gọi ông một cách tôn kính là “quốc phụ,” dịch nôm na là “vị cha già của đất nước.”

Bạn đang xem: Tôn Dật Tiên Lưu Danh Thiên Cổ

Người tò mò không khỏi thắc mắc, lá số họ Tôn có gì đặc biệt mà ông lại có một chỗ đứng lịch sử đặc biệt như vậy”

VẤN NẠN NĂM THÁNG NGÀY GIỜ SINH ĐƯỢC GIẢI QUYẾT

Để bắt đầu ta phải giải quyết vấn nạn về năm và ngày sinh. Theo ông Bạch Thủy Thanh Tùng viết năm 1937 trong quyển sách bát tự “mệnh lý sách ẩn” thì ông Tôn sinh năm Ất Sửu (1865). Một số sách ra sau này như “Tử Vi Đẩu Số Tân Giải” của ông Khổng Nhật Xương, “Tử Vi Đẩu Số Mệnh Phổ Khảo Chứng” của ông Hồng Lăng cũng ghi như vậy. Một trường phái khác, trong đó có hai mệnh lý gia nổi tiếng của Đài Loan là các ông Chính Huyền Sơn Nhân (trong bộ “Thiên Địa Nhân Tử Vi Đẩu Số”) và ông Phan Tử Ngư (trong quyển “Tử Vi Đẩu Số Tâm Đắc”) lại cho là năm Bính Dần. Ngày sinh thì các tài liệu trên đều cho là 6 tháng 10 âm lịch; nhưng theo chính lời tự thuật của ông Tôn Dật Tiên thì ông sinh ngày 16 tháng 10 âm lịch. Có bốn dữ kiện mà hai đã bất đồng rồi thì làm sao xem số”

Rất may, sau khi người vợ đầu của ông Tôn Dật Tiên qua đời năm 1952, người ta tìm ra trong các tài liệu cá nhân của bà một văn bản quan trọng là tờ “định thời chỉ,” do một ông thầy bát tự ghi lại năm tháng ngày giờ sinh khi ông Tôn vừa ra đời.

Tờ “định thời chỉ” này ghi rất rõ: “Đồng Trị ngũ niên, thập nguyệt, lục nhật, Dần thời”; tức năm Đồng Trị thứ 5, tháng 10, ngày 6, giờ Dần; và ngay cạnh đó phân thành bát tự cũng nguyên văn “Bính Dần, Kỷ Hợi, Tân Mão, Canh Dần.” Dùng phép tỷ giảo, thiết nghĩ phải coi tờ thời trị này là tiêu chuẩn mà bỏ các tư liệu khác, tức là phải coi ông Tôn Dật Tiên ra đời ngày 6 tháng 10 năm Bính Dần giờ Dần.

THÂN NGỘ TỨ QUYỀN, UY DANH HIỂN HÁCH!

Điểm lạ lùng về lá số của ông Tôn là mệnh ở Dậu có Thiên Đồng hãm độc thủ, thân ở Sửu có Thiên Cơ cũng hãm độc thủ; nghĩa là chính tinh ở mệnh lẫn thân đều lâm hãm địa. Thêm sinh tháng 10 đương nhiên là cảnh “Mệnh không thân kiếp” thì sao lại được lịch sử lưu danh” Có lẽ vì khúc mắc đó mà nhiều nhà mệnh lý đến giờ phút này vẫn chưa tin rằng ông Tôn Dật Tiên sinh ngày 6 tháng 10 năm Bính Dần giờ Dần. Có người còn cho rằng ông phải sinh giờ Mão mới đúng, vì tối thiểu giờ Mão cặp Kiếp Không ở Dần Thân là miếu địa.

Thế nhưng nhìn kỹ lại, nhờ sinh năm Bính Thiên Đồng ở mệnh hóa Lộc, Thiên Cơ ở thân (tức cung quan) hóa Quyền; nên mệnh thân đều đắc cách “tuyệt xứ phùng sinh” trở thành kỳ cách. Thân ở Sửu có Cơ hóa Quyền như đã nói trên, lại có ba tự Quyền (của Cự Lương Đồng) hội họp. Vậy là thân và tam phương triều về đều có quyền; lại thêm Tả Hữu Hồng Hỉ Quang Quý; bảo sao số không bột phát kinh khủng”

Vì Tôn Dật Tiên có cách “mệnh Không thân Kiếp” thiết tưởng cần nói thêm về cặp sao này. Nhiều người vẫn triệt để theo sách cổ, lên án cặp Không Kiếp theo lẽ “Không tác hư không, Kiếp tác sơ cuồng” nghĩa là Địa Không làm chuyện không đâu, Địa Kiếp làm chuyện rồ dại. Theo ý người viết, vậy là đã nhìn cặp sao này ở ý nghĩa quá nhỏ hẹp. Không Kiếp là yếu tố bất ổn nên hiển nhiên bất lợi cho đời sống bình thường, nhưng ta đâu thể dùng lẽ thường để xét đời của các nhân vật kiệt liệt. Thí dụ trong ngay trong loạt bài này thì đã có hai người là bà Condoleezza Rice, vừa được Tổng Thống W. Bush đề cử làm tổng trưởng ngoại giao Hoa Kỳ; và rõ ràng hơn nữa Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ Laura Bush.

Thay vì đi vào chi tiết rắc rối, chỉ xin đưa quan điểm rằng chính nhờ cặp Không Kiếp “hư không” và “rồ dại” này mà họ Tôn đã nghĩ ra một học thuyết rất lạ lùng là “ngôn nan hành dị”; giảng nghĩa nôm na ra là có nhiều chuyện nói nghe khó mà làm rất dễ. Và đời họ Tôn đã là chứng minh hùng hồn giá trị của học thuyết này. Không một tấc sắt trong tay mà đòi lật đổ một triều đại đã kéo dài mấy trăm năm, chẳng phải là việc không tưởng hay sao” Ta có thể nói họ Tôn chỉ là một người may mắn tình cờ ở đúng chỗ đúng thời nên được hưởng công lao. Nhưng nói gì mặc lòng, điểm quan trọng nhất là họ Tôn đã dám bất chấp hậu quả, nhất định theo đuổi lý tưởng có vẻ hết sức viển vông của mình. Thế nên ngược lại phải nói ông lưu danh hậu thế chính là nhờ cặp Không Kiếp “không đâu” và “điên rồ” vậy!

GIAI THOẠI TÔN DẬT TIÊN

Người Á Đông có khuynh hướng huyền thoại hóa những nhân vật kiệt liệt, thế nên những dữ kiện về đời ông Tôn thật khó biết đúng sai, nhưng dù sao thì vẫn là dữ kiện, nên xin ghi lại đây:

Người ta bảo cậu bé Tôn Văn sinh ra trong một gia đình nghèo ở huyện Thúy Hanh thuộc tỉnh Quảng Đông. Lên 6, 7 tuổi đã phải vào rừng lên núi kiếm củi với chị. Lớn hơn chút nữa thì phải làm trẻ chăn bò. Năm 11 tuổi (tức 10 tuổi Tây) mới được cho đi học, và mặc dù còn thơ ngây, cậu Tôn Văn đã thấy ngay tính quan liêu trong cung cách của các thầy giáo, bọn trẻ như ông chẳng được giảng dạy gì cả, phải tự học lấy, lại phải tôn kính cơm bưng nước rước phục vụ cho thầy.

Lại có chuyện kể rằng trước nhà cậu Tôn Văn có một cây đa to. Những ngày nóng dưới bóng râm của cây đa ấy có một ông già tên Bằng Sảng Quan từng đi lính cho Thái Bình Thiên Quốc ngồi kể lại chuyện xưa cho bọn trẻ nghe. Những câu chuyện này đã tạo ấn tượng rất mạnh trong đầu cậu, dẫn đến cái nhân cách mạng sau này.

Năm 1978, mới ở tuổi 13, cậu có một cơ hội hết sức đặc biệt là cùng mẹ sang quần đảo Hạ Uy Di sống chung với người Anh đã tha phương cầu thực ở đó nhiều năm trước và may mắn trở thành một ông chủ nhỏ. Thật ứng hợp làm sao, vì đây vẫn thuộc đại hạn đầu tiên ở Dậu có Thiên Đồng. Đồng hãm địa vốn ứng với sự phiêu du, đối cung Âm, tam hợp Cơ đều là động tinh, hạn tài có nguyệt mã (khác Thiên Mã) Lộc Tồn, Lộc Quyền hội họp đúng là cách đi xa đắc chí. Cung huynh đệ thì có Sát Phá Tham Mã Khốc Khách Xương Khoa song Hao đắc địa, đúng là cách có anh em xuất ngoại tay trắng làm nên.

Ở Hạ Uy Di cậu Tôn được anh gửi vào trường học. Nhờ đó cậu có cơ hội làm quen với những tư tưởng của tây phương như triết lý dẫn đến cuộc cách mạng Pháp và thuyết tiến hóa của Charles Darwin. Cậu cũng được chứng kiến cuộc đấu tranh tuyệt vọng của người dân bản xứ chống lại mưu toan của Hoa Kỳ sát nhập Hawaii. Trông người lại nghĩ đến ta, cậu đau lòng trước cảnh đất nước Trung Hoa đang bị các cường quốc Tây phương xâu xé. Cái nhân cách mạng lại càng rõ nét.

NHẤT ĐỊNH ĐẤU TRANH!

Cứ theo các câu chuyện kể thì khúc quanh lớn của đời ông Tôn Dật Tiên xảy ra vào năm 1894 khi ông và một đồng chí tìm cách đệ trình lên quan lớn Lý Hồng Chương một bản đề nghị dài tám ngàn chữ, yêu cầu cải cách canh tân. Không được Lý Hồng Chương tiếp, kế đó Trung Hoa đại bại trong cuộc chiến với Nhật Bản (phải ký hòa ước bồi thường chiến phí và nhượng đảo Đài Loan năm 1895). Đây chính là giọt nước tràn lý, cái nhân cách mạng đã mọc lên thành cây; và ông Tôn lao đầu vào cuộc đấu tranh, chẳng bao giờ nhìn lại nữa.

HÌNH TÙ KỴ ẤN, LAO NGỤC NAN ĐÀO!

Cuộc cách mạng của Tôn Dật Tiên bắt đầu một cách khiêm nhượng nếu không muốn nói là tai hại. Ông trở lại Hạ Uy Di, kêu gọi mãi mới tìm được khoảng 20 đồng chí, lập thành Hưng Trung Hội cuối năm 1894, chủ trương làm cách mạng bằng vũ lực, có nhờ cả một chuyên viên người Đan Mạch làm huấn luyện viên sử dụng vũ khí tiền tiến của tây phương. Nhưng Thiên Đồng cư mệnh khó lòng thực tế, hiển hiện rõ rệt vì mưu toan nổi dậy đầu tiên của ông năm 1895 chưa khởi sự đã lộ ra ngoài và bị bóp chết từ trong trứng nước. Nhà Thanh trương hình ông lên, treo thưởng lớn. May ông kịp thời lánh nạn sang Nhật Bản.

Ở đây phải nói về cung tử tức. Cung này vừa có Liêm hóa Kỵ, vừa bị cả Hình lẫn Kình trấn giữ, nhằm cả hai hung cách là Hình Tù giáp Ấn và Hình Tù giáp Kỵ. Từ đó phải đoán đường con cái phải gặp cảnh sinh ly tử biệt. Quả nhiên, mặc dù có một trai hai gái với bà vợ đầu, vì đời tranh đấu bôn ba ông Tôn ít khi có cơ hội gặp con. Bất hạnh hơn nữa là người con gái thứ của ông, tức cô Tôn Kim Diễm, sinh năm 1895, tiểu hạn nhằm đúng ngay cung mệnh nên bị ứng mạnh, đột ngột qua đời năm 1913, khi chưa kịp đến tuổi đôi mươi.

Hai hung cách này ở cung tử nghĩa là xung cung điền. Thế nên ngoài chuyện bất hạnh đường con cái cũng rất khó tránh chuyện ngục tù. Đọc thoáng qua đời Tôn Dật Tiên ta không thấy ông bị tù, nhưng xem lại kỹ hơn thì năm 1896 sang vận động đấu tranh ở Luân Đôn ông bị một thám tử người Anh lừa bắt rồi đưa vào giam ở sứ quán Trung Hoa, suýt bị giải về nước cho nhà Thanh xử tử.

May sao, ông tìm cách liên lạc được với một ông thầy dạy học cũ. Tin ông bị bắt do đó lộ ra ngoài rồi được đăng lên đủ thứ báo. Quần chúng Anh giận dữ lên tiếng đòi chính phủ phải can thiệp để ông được thả ra. Chính quyền nhà Thanh yếu kém, làm sao dám đi ngược lại nước Anh là đại cường số một của thế giới thời ấy” Thế nên ông được thả sau 12 ngày bị giam giữ. Nhìn lại đại hạn năm 1896, quả nhiên cung tật vào Ngọ bị đúng các cách Hình Tù giáp Ấn và Hình Kỵ giáp Ấn đã kể trên. Thế mới biết tử vi chính xác. Số đã nói phải tù thì dù anh hùng kiệt liệt như họ Tôn cũng khó mà thoát được.

CHÍNH NHỜ BẤT CẨN, NỔI TIẾNG NĂM CHÂU!

Theo quyển “The Soong Dynasty” (triều đại nhà Tống) của ông Sterling Seagrave thì ông Tôn bị bắt hoàn toàn là vì bất cẩn, đã phạm những lỗi lầm cơ bản nhất của một người đang bị nhà Thanh treo giá bêu đầu. Chi tiết chẳng cần đề lại đây, nhưng giả như ông cẩn thận hơn thì có lẽ đã không bị bắt, mà không bị bắt thì đã chẳng ai buồn biết Tôn Dật Tiên là ai.

Sự thật đã chứng tỏ là nhờ báo chí khắp nơi đăng tải mà sau khi được thả ra thì Tôn Dật Tiên thành một tên tuổi quốc tế, và rồi nhanh chóng được huyền thoại hóa như một thiên thần. Hóa ra, “nhờ” bất cẩn mà ông Tôn đã đạt cái thành công to lớn nhất của một người đấu tranh chính trị là trở thành tên tuổi trên đầu môi chót lưỡi của người đời. Thế mới biết đời này dại khôn khó luận, họa phúc nan lường.

Nhưng hoàn cảnh của ông trong nhiều năm kế tiếp đó vẫn chỉ là có tiếng mà không có miếng. Tính đến cuối năm 1910 các tổ chức dưới quyền ông tổ chức thêm nhiều cuộc nổi dậy nữa, và đều thất bại thê thảm. Xem lại lá số thì đây là hai hạn 26-35 và 36-25 (thời gian 1891-1910). Hạn đầu ở Hợi có Thái Dương cực hãm lại không được cát hóa, may mà Di có Cự tự Quyền Lộc Tồn nguyệt mã, Phúc vào Sửu được bốn Quyền tụ họp như đã bàn trên nên biến hung hiểm thành cơ hội. Hạn sau vào Phá ở Tý tưởng tốt đẹp, tiếc rằng Phá rất kỵ Xương Khúc, cung lại bị Thiên Phúc trấn giữ, đại sự nan thành.

MỘT BƯỚC CÔNG DANH, MƯỜI NĂM LAO TOÁI!

Kế đó là hạn 46-55 vào chính cung Sửu là lúc thời cơ đã đến. Biến cố đầu tiên là cuộc nổi dậy thất bại ở Hoàng Hoa Cương tháng 4 năm 1911 khiến 72 đồng chí của ông Tôn phải hy sinh (sau này được gọi là cuộc nổi dậy của 72 liệt sĩ).

Ngày 9 tháng 10 một cuộc nổi dậy nữa bị bại lộ, nhưng phải chăng vì năm 1911 đại tiểu hạn trùng phùng, số trời đã định phải có biến cố thuận lợi xảy ra cho ông Tôn, mà lịch sử đã thể hiện cái tính nghịch lý của nó” Sự thật là vì chính quyền nhà Thanh nhất quyết tận diệt lực lượng cách mạng bằng bạo lực, nhiều người có cảm tình hoặc dính líu đến tổ chức của ông Tôn cho rằng mình phải nhất tề nổi dậy để tìm cái sống trong cái chết. Chi tiết chẳng cần nói thêm, vì đây chính là cuộc cách mạng Tân Hợi 10 tháng 10 năm 1911, dẫn đến sự cáo chung của nhà Mãn Thanh và sự khởi đầu của một giai đoạn mới trong lịch sử Trung Hoa, đầy hy vọng nhưng ngập tràn sắt máu. Là vị anh hùng số một, ông Tôn vinh quang về nước và được bầu vào chức lâm thời đại tổng thống cuối năm 1911.

Thế nhưng xét trên căn bản đại hạn thì cung Sửu có một khuyết điểm lớn vì nó ở vị trí Trực Phù là nơi rất yếu, đầy thua thiệt của vòng Thái Tuế. Thành thử, công lao cách mạng bị Viên Thế Khải tìm cách chiếm đoạt. Năm 1912 họ Viên ép ấu chúa Phổ Nghi thoái vị, rồi đóng một vở kịch hòa giải với lực lượng cách mạng, bảo rằng chính mình cũng chủ trương dân chủ. Cực chẳng đã ông Tôn phải nhường chức lâm thời đại tổng thống cho họ Viên và nhận một chức vụ khiêm nhượng nếu không muốn nói là bù nhìn là phụ trách việc thiết lập hệ thống đường xe lửa cho chính phủ mới. Khi nắm quyền rồi họ Viên diệt hết lực lượng chống đối bằng vũ lực cũng như thủ đoạn mờ ám, và rồi tự xưng làm vua. Cuối cùng vì áp lực nổi dậy khắp nơi, họ Viên lâm bệnh rồi chết trong nhục nhã năm 1916 sau chỉ 83 ngày “tại vị.”

Họ Viên chết rồi chuyện cũng chẳng yên vì trung ương trống rỗng tất bốn phương loạn lạc. Trong những năm sau đó, ông Tôn hết lên voi rồi lại xuống chó, liền liền như chong chóng. Hôm nay là đại lãnh tụ, mai lại phải về vườn hoặc hốt hoảng lưu vong; nhưng phải chăng ở tam hợp Thiếu Âm-Long Đức-Trực Phù thêm Không Kiếp thích hợp cho việc dưỡng nuôi tư tưởng mà hai năm 1918 và 1919 ông đã hoàn chỉnh “hệ tư tưởng Tôn Văn” dẫn đến thuyết tân Tam Dân, tức “dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc” và thuyết “tri nan hành dị” (nói khó làm dễ), có thể coi là một cách nhìn vô cùng mới lạ về những vấn đề lớn của cuộc đời.

VẪN CHỈ LÀ MỘT CON NGƯỜI!

Cho đến đây ta chỉ thấy ông Tôn Dật Tiên như một vị đại anh hùng, cả đời hy sinh vì đất nước chẳng lý gì đến quyền lợi cá nhân. Đây dĩ nhiên là hình ảnh được vẽ ra trong đa số các sách viết về ông bởi người Trung Hoa.

Để quân bằng xin bàn đến cung thê vì cung này rất lạ. Lương có Thanh Long Lưu Hà thêm Xương Khúc Thai Tọa giáp tất nhiên chẳng dở, và hoàn toàn ứng hợp với bà vợ kiệt liệt của ông, tức bà Tống Khánh Linh (sau là phó chủ tịch và rồi chủ tịch danh dự của Hoa lục). Thế nhưng sao lại có thêm Hỏa Linh Đào Hồng Hỉ Không Tả Hữu và Mộc Dục hội họp, đại biểu liên hệ thiếu đứng đắn”

Xem kỹ lại đời ông, ta mới hiểu. Ông lấy một cô Lô Mộ Trinh làm vợ theo lệnh cha mẹ năm 1885, sinh con trai trưởng Tôn Khoa năm 1891, con gái thứ Tôn Kim Diễm 1895, con gái út Tôn Kim Uyển 1896. Năm 1913 khi ông sang Nhật để tránh họa Viên Thế Khải, bà vợ cũng theo ông. Thế nhưng khi ở Nhật ông và bà Khánh Linh nảy ra một mối tình thầm kín. Vấn đề là ông Tôn và cha bà Khánh Linh, tức ông Charlie Tống vừa là hai người bạn thân, vừa là hai đồng chí đấu tranh, tuổi ông Tôn lại hơn bà Khánh Linh hai con giáp. Bà Khánh Linh có lần khéo miệng thưa chuyện này với cha và bị cực lực phản đối.

Năm 1915 bà Tống Khánh Linh trốn nhà từ Thượng Hải sang Nhật gặp ông Tôn. Ông Tôn bảo bà là ông đã ly dị vợ, và hai bên tiến hành hôn lễ. Nhưng chẳng có tài liệu nào chứng thực là ông Tôn đã ly dị vợ, nên tối thiểu trên mặt luật pháp phải nói là ông Tôn đã bỏ vợ theo một người đàn bà khác. Phần bà Khánh Linh, rõ ràng đã bất chấp lệnh cha mẹ lén bỏ sang nước khác theo tiếng gọi của con tim. Vậy thì, dù muốn dù không cũng phải nhìn nhận hai người đã có liên hệ thiếu đứng đắn. Tức là khoa Tử Vi một lần nữa lại đúng không thể tưởng tượng được.

Người đau đớn nhất trong vụ này là cha bà Khánh Linh, ông Charlie Tống; vì đã coi ông Tôn như người bạn thân nhất. Cho rằng mình bị phản bội, đến khi chết ông Charlie vẫn không chịu tha tội cho ông Tôn.

Chữ tình không ai dám nói, nhưng dữ kiện trên đây cho thấy ông Tôn, với lòng yêu nước yêu dân nồng nàn không ai có thể phủ nhận, vẫn có những khuyết điểm và yếu đuối tầm thường của một con người.

MỘNG LỚN CHƯA THÀNH

Năm 1921 là khởi đầu hạn 56-65, có vẻ đầy triển vọng cho ông Tôn, với hy vọng bắc phạt, hạ các sứ quân để thống nhất Trung Hoa, nhưng sau bao nhiêu biến chuyển lịch sử liền liền, thời cuộc vẫn ở trong tay kẻ khác. Năm 1924 ông lên Bắc Kinh tiếp tục cuộc tranh luận với những kẻ nắm quyền thời ấy, nhấn mạnh nhu cầu phải đòi hủy bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với các đại cường. Nhưng lúc này ông đã bị bệnh gan ở giai đoạn sau cùng. Nhìn lại cung tật ách của ông có Tham Lang Đà La, sách nói không khốn bởi gan cũng bởi dạ dày, thật là đúng quá!

Cuộc chiến đấu với tử thần kéo dài một năm. Cuối cùng, tháng 12 năm 1925 ông trút hơi thở sau cùng ở Bắc Kinh, trong khi đất nước vẫn chia năm xẻ bảy, hẳn nhiên mang theo mối hận là giấc mộng thống nhất và canh tân đất nước vẫn không thành.

Nhìn lại cuộc đời của ông Tôn, ta thấy ngay một điểm lạ kỳ là ngoại trừ tài ra hải ngoại dùng miệng lưỡi gây tiền cho tổ chức (ứng với Cự Môn nguyệt Mã song Lộc ở tài bạch) và là cha đẻ của hai thuyết “Tam Dân” và “Ngôn Nan Hành Dị” ông đụng việc gì là hư việc đó. Vậy mà ông đã luôn luôn được coi là lãnh tụ tối cao của mọi phong trào cách mạng. Qua đời khi hoàn cảnh của nước rối như mối bòng bong, nếu là người khác tất bị coi là kẻ cả đời thất bại, vậy thì tại sao ông lại được cả hai phe sau đó kình chống nhau cùng kính ngưỡng, và người Trung Hoa khắp thế giới ghi ơn”

Ta có thể nói tấm lòng của ông to lớn như biển nên đã làm cho quần chúng chấn động tâm tư, nhưng lập luận như thế e không ổn vì có lẽ còn nhiều người khác cũng có tấm lòng chẳng thua gì ông. Thiết nghĩ, trong trường hợp này, câu trả lời của tử vi hợp lý hơn nhiều.

Thứ nhất, hạn 56-65 vào cung Dần đắc Tử Phủ Vũ Tướng, nhìn thoáng qua tưởng là tốt đẹp, nhưng hội họp thì có Liêm hóa Kỵ Kình Hình Riêu Song Hao, và nhất là vào vị trí Trường Sinh, tối kỵ cho người đã quá ngũ tuần. Tiểu hạn vào cung Di nguyên thủy, gặp Âm Dương hãm địa không được cát hóa, thêm Hỏa Đào Hỉ Thiên Không, chính là đã đến số rồi vậy.

Thế nhưng thật kỳ diệu làm sao, đại hạn này lại ở đúng ngay Thái Tuế. Như Thiên Lương tiên sinh đã có nhận xét, từ giã cuộc đời khi đại hạn ở trong vòng Thái Tuế thì dễ được người ở lại tiếc thương.

Hóa ra, việc ông Tôn tiếp tục được người Trung Hoa quốc nội cũng như hải ngoại ngưỡng mộ chỉ là một thực tế của số mệnh mà thôi!

Ngày 10 tháng 12 năm 2004

ĐẰNG SƠN

TÌM ĐỌC: “Tử Vi hoàn toàn khoa học tập 1: Chính tinh, tứ hóa, và các sao liên hệ” của tiến sĩ Đằng Sơn.

Quyển sách giải đáp những bí mật nghìn năm của khoa tử vi.

Sẽ do CT Printing & Graphics xuất bản và phát hành một ngày gần đây.

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Tôn Dật Tiên Lưu Danh Thiên Cổ

Sách vở ghi lại rằng ngày 10 tháng 12 năm 1949 Tưởng Giới Thạch lên phi cơ bỏ Hoa lục tháo thân tìm đất sống ở Đài Loan. Với Mao Trạch Đông là kẻ chiến thắng, lịch sử Trung Hoa sang một trang mới và những nghịch lý mới. Tình cờ làm sao, từ ngày lịch sử ấy đến nay tính ra đúng 55 năm. Con số 55 có ý nghĩa rất đặc biệt với những người lưu tâm đến mệnh lý, ấy bởi vì nó chính là tổng số 5 cặp số (1,6), (2,7), (3,8), (9,4), (5,10) của hà đồ, một đồ biểu vừa có tính toán học vừa có tính huyền bí vào bậc nhất của Á Đông.

Mà đã nói đến mệnh lý và hà đồ thì lại phải trở về nước Trung Hoa. Lịch sử cận đại của Trung Hoa đầy sắt máu hỗn loạn. Đấu tranh luôn luôn phân thành phe phái, ai cũng nói mình đúng nó sai, nên một người được phe Tưởng thán phục, ngợi khen tất bị phe kia Mao chê bai mắng chửi và ngược lại. Thế mà có một nhân vật đặc biệt không bị quy luật này chi phối, đó là ông Tôn Văn, tức Tôn Dật Tiên.

Điểm độc đáo của ông Tôn là ông được cả hai phe, theo Tưởng cũng như theo Mao, cùng ca ngợi. Hơn nữa, đã qua đời hơn ba phần tư thế kỷ, đến nay ông vẫn được nhiều người Trung Hoa trong nước cũng như hải ngoại coi như là tác nhân chính dẫn đến cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 lật đổ nhà Mãn Thanh và biến Trung Hoa thành một nước cộng hòa. Để tỏ lòng nhớ ơn, họ gọi ông một cách tôn kính là “quốc phụ,” dịch nôm na là “vị cha già của đất nước.”

Người tò mò không khỏi thắc mắc, lá số họ Tôn có gì đặc biệt mà ông lại có một chỗ đứng lịch sử đặc biệt như vậy”

VẤN NẠN NĂM THÁNG NGÀY GIỜ SINH ĐƯỢC GIẢI QUYẾT

Để bắt đầu ta phải giải quyết vấn nạn về năm và ngày sinh. Theo ông Bạch Thủy Thanh Tùng viết năm 1937 trong quyển sách bát tự “mệnh lý sách ẩn” thì ông Tôn sinh năm Ất Sửu (1865). Một số sách ra sau này như “Tử Vi Đẩu Số Tân Giải” của ông Khổng Nhật Xương, “Tử Vi Đẩu Số Mệnh Phổ Khảo Chứng” của ông Hồng Lăng cũng ghi như vậy. Một trường phái khác, trong đó có hai mệnh lý gia nổi tiếng của Đài Loan là các ông Chính Huyền Sơn Nhân (trong bộ “Thiên Địa Nhân Tử Vi Đẩu Số”) và ông Phan Tử Ngư (trong quyển “Tử Vi Đẩu Số Tâm Đắc”) lại cho là năm Bính Dần. Ngày sinh thì các tài liệu trên đều cho là 6 tháng 10 âm lịch; nhưng theo chính lời tự thuật của ông Tôn Dật Tiên thì ông sinh ngày 16 tháng 10 âm lịch. Có bốn dữ kiện mà hai đã bất đồng rồi thì làm sao xem số”

Rất may, sau khi người vợ đầu của ông Tôn Dật Tiên qua đời năm 1952, người ta tìm ra trong các tài liệu cá nhân của bà một văn bản quan trọng là tờ “định thời chỉ,” do một ông thầy bát tự ghi lại năm tháng ngày giờ sinh khi ông Tôn vừa ra đời.

Tờ “định thời chỉ” này ghi rất rõ: “Đồng Trị ngũ niên, thập nguyệt, lục nhật, Dần thời”; tức năm Đồng Trị thứ 5, tháng 10, ngày 6, giờ Dần; và ngay cạnh đó phân thành bát tự cũng nguyên văn “Bính Dần, Kỷ Hợi, Tân Mão, Canh Dần.” Dùng phép tỷ giảo, thiết nghĩ phải coi tờ thời trị này là tiêu chuẩn mà bỏ các tư liệu khác, tức là phải coi ông Tôn Dật Tiên ra đời ngày 6 tháng 10 năm Bính Dần giờ Dần.

THÂN NGỘ TỨ QUYỀN, UY DANH HIỂN HÁCH!

Điểm lạ lùng về lá số của ông Tôn là mệnh ở Dậu có Thiên Đồng hãm độc thủ, thân ở Sửu có Thiên Cơ cũng hãm độc thủ; nghĩa là chính tinh ở mệnh lẫn thân đều lâm hãm địa. Thêm sinh tháng 10 đương nhiên là cảnh “Mệnh không thân kiếp” thì sao lại được lịch sử lưu danh” Có lẽ vì khúc mắc đó mà nhiều nhà mệnh lý đến giờ phút này vẫn chưa tin rằng ông Tôn Dật Tiên sinh ngày 6 tháng 10 năm Bính Dần giờ Dần. Có người còn cho rằng ông phải sinh giờ Mão mới đúng, vì tối thiểu giờ Mão cặp Kiếp Không ở Dần Thân là miếu địa.

Thế nhưng nhìn kỹ lại, nhờ sinh năm Bính Thiên Đồng ở mệnh hóa Lộc, Thiên Cơ ở thân (tức cung quan) hóa Quyền; nên mệnh thân đều đắc cách “tuyệt xứ phùng sinh” trở thành kỳ cách. Thân ở Sửu có Cơ hóa Quyền như đã nói trên, lại có ba tự Quyền (của Cự Lương Đồng) hội họp. Vậy là thân và tam phương triều về đều có quyền; lại thêm Tả Hữu Hồng Hỉ Quang Quý; bảo sao số không bột phát kinh khủng”

Vì Tôn Dật Tiên có cách “mệnh Không thân Kiếp” thiết tưởng cần nói thêm về cặp sao này. Nhiều người vẫn triệt để theo sách cổ, lên án cặp Không Kiếp theo lẽ “Không tác hư không, Kiếp tác sơ cuồng” nghĩa là Địa Không làm chuyện không đâu, Địa Kiếp làm chuyện rồ dại. Theo ý người viết, vậy là đã nhìn cặp sao này ở ý nghĩa quá nhỏ hẹp. Không Kiếp là yếu tố bất ổn nên hiển nhiên bất lợi cho đời sống bình thường, nhưng ta đâu thể dùng lẽ thường để xét đời của các nhân vật kiệt liệt. Thí dụ trong ngay trong loạt bài này thì đã có hai người là bà Condoleezza Rice, vừa được Tổng Thống W. Bush đề cử làm tổng trưởng ngoại giao Hoa Kỳ; và rõ ràng hơn nữa Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ Laura Bush.

Thay vì đi vào chi tiết rắc rối, chỉ xin đưa quan điểm rằng chính nhờ cặp Không Kiếp “hư không” và “rồ dại” này mà họ Tôn đã nghĩ ra một học thuyết rất lạ lùng là “ngôn nan hành dị”; giảng nghĩa nôm na ra là có nhiều chuyện nói nghe khó mà làm rất dễ. Và đời họ Tôn đã là chứng minh hùng hồn giá trị của học thuyết này. Không một tấc sắt trong tay mà đòi lật đổ một triều đại đã kéo dài mấy trăm năm, chẳng phải là việc không tưởng hay sao” Ta có thể nói họ Tôn chỉ là một người may mắn tình cờ ở đúng chỗ đúng thời nên được hưởng công lao. Nhưng nói gì mặc lòng, điểm quan trọng nhất là họ Tôn đã dám bất chấp hậu quả, nhất định theo đuổi lý tưởng có vẻ hết sức viển vông của mình. Thế nên ngược lại phải nói ông lưu danh hậu thế chính là nhờ cặp Không Kiếp “không đâu” và “điên rồ” vậy!

GIAI THOẠI TÔN DẬT TIÊN

Người Á Đông có khuynh hướng huyền thoại hóa những nhân vật kiệt liệt, thế nên những dữ kiện về đời ông Tôn thật khó biết đúng sai, nhưng dù sao thì vẫn là dữ kiện, nên xin ghi lại đây:

Người ta bảo cậu bé Tôn Văn sinh ra trong một gia đình nghèo ở huyện Thúy Hanh thuộc tỉnh Quảng Đông. Lên 6, 7 tuổi đã phải vào rừng lên núi kiếm củi với chị. Lớn hơn chút nữa thì phải làm trẻ chăn bò. Năm 11 tuổi (tức 10 tuổi Tây) mới được cho đi học, và mặc dù còn thơ ngây, cậu Tôn Văn đã thấy ngay tính quan liêu trong cung cách của các thầy giáo, bọn trẻ như ông chẳng được giảng dạy gì cả, phải tự học lấy, lại phải tôn kính cơm bưng nước rước phục vụ cho thầy.

Lại có chuyện kể rằng trước nhà cậu Tôn Văn có một cây đa to. Những ngày nóng dưới bóng râm của cây đa ấy có một ông già tên Bằng Sảng Quan từng đi lính cho Thái Bình Thiên Quốc ngồi kể lại chuyện xưa cho bọn trẻ nghe. Những câu chuyện này đã tạo ấn tượng rất mạnh trong đầu cậu, dẫn đến cái nhân cách mạng sau này.

Năm 1978, mới ở tuổi 13, cậu có một cơ hội hết sức đặc biệt là cùng mẹ sang quần đảo Hạ Uy Di sống chung với người Anh đã tha phương cầu thực ở đó nhiều năm trước và may mắn trở thành một ông chủ nhỏ. Thật ứng hợp làm sao, vì đây vẫn thuộc đại hạn đầu tiên ở Dậu có Thiên Đồng. Đồng hãm địa vốn ứng với sự phiêu du, đối cung Âm, tam hợp Cơ đều là động tinh, hạn tài có nguyệt mã (khác Thiên Mã) Lộc Tồn, Lộc Quyền hội họp đúng là cách đi xa đắc chí. Cung huynh đệ thì có Sát Phá Tham Mã Khốc Khách Xương Khoa song Hao đắc địa, đúng là cách có anh em xuất ngoại tay trắng làm nên.

Ở Hạ Uy Di cậu Tôn được anh gửi vào trường học. Nhờ đó cậu có cơ hội làm quen với những tư tưởng của tây phương như triết lý dẫn đến cuộc cách mạng Pháp và thuyết tiến hóa của Charles Darwin. Cậu cũng được chứng kiến cuộc đấu tranh tuyệt vọng của người dân bản xứ chống lại mưu toan của Hoa Kỳ sát nhập Hawaii. Trông người lại nghĩ đến ta, cậu đau lòng trước cảnh đất nước Trung Hoa đang bị các cường quốc Tây phương xâu xé. Cái nhân cách mạng lại càng rõ nét.

NHẤT ĐỊNH ĐẤU TRANH!

Cứ theo các câu chuyện kể thì khúc quanh lớn của đời ông Tôn Dật Tiên xảy ra vào năm 1894 khi ông và một đồng chí tìm cách đệ trình lên quan lớn Lý Hồng Chương một bản đề nghị dài tám ngàn chữ, yêu cầu cải cách canh tân. Không được Lý Hồng Chương tiếp, kế đó Trung Hoa đại bại trong cuộc chiến với Nhật Bản (phải ký hòa ước bồi thường chiến phí và nhượng đảo Đài Loan năm 1895). Đây chính là giọt nước tràn lý, cái nhân cách mạng đã mọc lên thành cây; và ông Tôn lao đầu vào cuộc đấu tranh, chẳng bao giờ nhìn lại nữa.

HÌNH TÙ KỴ ẤN, LAO NGỤC NAN ĐÀO!

Cuộc cách mạng của Tôn Dật Tiên bắt đầu một cách khiêm nhượng nếu không muốn nói là tai hại. Ông trở lại Hạ Uy Di, kêu gọi mãi mới tìm được khoảng 20 đồng chí, lập thành Hưng Trung Hội cuối năm 1894, chủ trương làm cách mạng bằng vũ lực, có nhờ cả một chuyên viên người Đan Mạch làm huấn luyện viên sử dụng vũ khí tiền tiến của tây phương. Nhưng Thiên Đồng cư mệnh khó lòng thực tế, hiển hiện rõ rệt vì mưu toan nổi dậy đầu tiên của ông năm 1895 chưa khởi sự đã lộ ra ngoài và bị bóp chết từ trong trứng nước. Nhà Thanh trương hình ông lên, treo thưởng lớn. May ông kịp thời lánh nạn sang Nhật Bản.

Ở đây phải nói về cung tử tức. Cung này vừa có Liêm hóa Kỵ, vừa bị cả Hình lẫn Kình trấn giữ, nhằm cả hai hung cách là Hình Tù giáp Ấn và Hình Tù giáp Kỵ. Từ đó phải đoán đường con cái phải gặp cảnh sinh ly tử biệt. Quả nhiên, mặc dù có một trai hai gái với bà vợ đầu, vì đời tranh đấu bôn ba ông Tôn ít khi có cơ hội gặp con. Bất hạnh hơn nữa là người con gái thứ của ông, tức cô Tôn Kim Diễm, sinh năm 1895, tiểu hạn nhằm đúng ngay cung mệnh nên bị ứng mạnh, đột ngột qua đời năm 1913, khi chưa kịp đến tuổi đôi mươi.

Hai hung cách này ở cung tử nghĩa là xung cung điền. Thế nên ngoài chuyện bất hạnh đường con cái cũng rất khó tránh chuyện ngục tù. Đọc thoáng qua đời Tôn Dật Tiên ta không thấy ông bị tù, nhưng xem lại kỹ hơn thì năm 1896 sang vận động đấu tranh ở Luân Đôn ông bị một thám tử người Anh lừa bắt rồi đưa vào giam ở sứ quán Trung Hoa, suýt bị giải về nước cho nhà Thanh xử tử.

May sao, ông tìm cách liên lạc được với một ông thầy dạy học cũ. Tin ông bị bắt do đó lộ ra ngoài rồi được đăng lên đủ thứ báo. Quần chúng Anh giận dữ lên tiếng đòi chính phủ phải can thiệp để ông được thả ra. Chính quyền nhà Thanh yếu kém, làm sao dám đi ngược lại nước Anh là đại cường số một của thế giới thời ấy” Thế nên ông được thả sau 12 ngày bị giam giữ. Nhìn lại đại hạn năm 1896, quả nhiên cung tật vào Ngọ bị đúng các cách Hình Tù giáp Ấn và Hình Kỵ giáp Ấn đã kể trên. Thế mới biết tử vi chính xác. Số đã nói phải tù thì dù anh hùng kiệt liệt như họ Tôn cũng khó mà thoát được.

CHÍNH NHỜ BẤT CẨN, NỔI TIẾNG NĂM CHÂU!

Theo quyển “The Soong Dynasty” (triều đại nhà Tống) của ông Sterling Seagrave thì ông Tôn bị bắt hoàn toàn là vì bất cẩn, đã phạm những lỗi lầm cơ bản nhất của một người đang bị nhà Thanh treo giá bêu đầu. Chi tiết chẳng cần đề lại đây, nhưng giả như ông cẩn thận hơn thì có lẽ đã không bị bắt, mà không bị bắt thì đã chẳng ai buồn biết Tôn Dật Tiên là ai.

Sự thật đã chứng tỏ là nhờ báo chí khắp nơi đăng tải mà sau khi được thả ra thì Tôn Dật Tiên thành một tên tuổi quốc tế, và rồi nhanh chóng được huyền thoại hóa như một thiên thần. Hóa ra, “nhờ” bất cẩn mà ông Tôn đã đạt cái thành công to lớn nhất của một người đấu tranh chính trị là trở thành tên tuổi trên đầu môi chót lưỡi của người đời. Thế mới biết đời này dại khôn khó luận, họa phúc nan lường.

Nhưng hoàn cảnh của ông trong nhiều năm kế tiếp đó vẫn chỉ là có tiếng mà không có miếng. Tính đến cuối năm 1910 các tổ chức dưới quyền ông tổ chức thêm nhiều cuộc nổi dậy nữa, và đều thất bại thê thảm. Xem lại lá số thì đây là hai hạn 26-35 và 36-25 (thời gian 1891-1910). Hạn đầu ở Hợi có Thái Dương cực hãm lại không được cát hóa, may mà Di có Cự tự Quyền Lộc Tồn nguyệt mã, Phúc vào Sửu được bốn Quyền tụ họp như đã bàn trên nên biến hung hiểm thành cơ hội. Hạn sau vào Phá ở Tý tưởng tốt đẹp, tiếc rằng Phá rất kỵ Xương Khúc, cung lại bị Thiên Phúc trấn giữ, đại sự nan thành.

MỘT BƯỚC CÔNG DANH, MƯỜI NĂM LAO TOÁI!

Kế đó là hạn 46-55 vào chính cung Sửu là lúc thời cơ đã đến. Biến cố đầu tiên là cuộc nổi dậy thất bại ở Hoàng Hoa Cương tháng 4 năm 1911 khiến 72 đồng chí của ông Tôn phải hy sinh (sau này được gọi là cuộc nổi dậy của 72 liệt sĩ).

Ngày 9 tháng 10 một cuộc nổi dậy nữa bị bại lộ, nhưng phải chăng vì năm 1911 đại tiểu hạn trùng phùng, số trời đã định phải có biến cố thuận lợi xảy ra cho ông Tôn, mà lịch sử đã thể hiện cái tính nghịch lý của nó” Sự thật là vì chính quyền nhà Thanh nhất quyết tận diệt lực lượng cách mạng bằng bạo lực, nhiều người có cảm tình hoặc dính líu đến tổ chức của ông Tôn cho rằng mình phải nhất tề nổi dậy để tìm cái sống trong cái chết. Chi tiết chẳng cần nói thêm, vì đây chính là cuộc cách mạng Tân Hợi 10 tháng 10 năm 1911, dẫn đến sự cáo chung của nhà Mãn Thanh và sự khởi đầu của một giai đoạn mới trong lịch sử Trung Hoa, đầy hy vọng nhưng ngập tràn sắt máu. Là vị anh hùng số một, ông Tôn vinh quang về nước và được bầu vào chức lâm thời đại tổng thống cuối năm 1911.

Thế nhưng xét trên căn bản đại hạn thì cung Sửu có một khuyết điểm lớn vì nó ở vị trí Trực Phù là nơi rất yếu, đầy thua thiệt của vòng Thái Tuế. Thành thử, công lao cách mạng bị Viên Thế Khải tìm cách chiếm đoạt. Năm 1912 họ Viên ép ấu chúa Phổ Nghi thoái vị, rồi đóng một vở kịch hòa giải với lực lượng cách mạng, bảo rằng chính mình cũng chủ trương dân chủ. Cực chẳng đã ông Tôn phải nhường chức lâm thời đại tổng thống cho họ Viên và nhận một chức vụ khiêm nhượng nếu không muốn nói là bù nhìn là phụ trách việc thiết lập hệ thống đường xe lửa cho chính phủ mới. Khi nắm quyền rồi họ Viên diệt hết lực lượng chống đối bằng vũ lực cũng như thủ đoạn mờ ám, và rồi tự xưng làm vua. Cuối cùng vì áp lực nổi dậy khắp nơi, họ Viên lâm bệnh rồi chết trong nhục nhã năm 1916 sau chỉ 83 ngày “tại vị.”

Họ Viên chết rồi chuyện cũng chẳng yên vì trung ương trống rỗng tất bốn phương loạn lạc. Trong những năm sau đó, ông Tôn hết lên voi rồi lại xuống chó, liền liền như chong chóng. Hôm nay là đại lãnh tụ, mai lại phải về vườn hoặc hốt hoảng lưu vong; nhưng phải chăng ở tam hợp Thiếu Âm-Long Đức-Trực Phù thêm Không Kiếp thích hợp cho việc dưỡng nuôi tư tưởng mà hai năm 1918 và 1919 ông đã hoàn chỉnh “hệ tư tưởng Tôn Văn” dẫn đến thuyết tân Tam Dân, tức “dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc” và thuyết “tri nan hành dị” (nói khó làm dễ), có thể coi là một cách nhìn vô cùng mới lạ về những vấn đề lớn của cuộc đời.

VẪN CHỈ LÀ MỘT CON NGƯỜI!

Cho đến đây ta chỉ thấy ông Tôn Dật Tiên như một vị đại anh hùng, cả đời hy sinh vì đất nước chẳng lý gì đến quyền lợi cá nhân. Đây dĩ nhiên là hình ảnh được vẽ ra trong đa số các sách viết về ông bởi người Trung Hoa.

Để quân bằng xin bàn đến cung thê vì cung này rất lạ. Lương có Thanh Long Lưu Hà thêm Xương Khúc Thai Tọa giáp tất nhiên chẳng dở, và hoàn toàn ứng hợp với bà vợ kiệt liệt của ông, tức bà Tống Khánh Linh (sau là phó chủ tịch và rồi chủ tịch danh dự của Hoa lục). Thế nhưng sao lại có thêm Hỏa Linh Đào Hồng Hỉ Không Tả Hữu và Mộc Dục hội họp, đại biểu liên hệ thiếu đứng đắn”

Xem kỹ lại đời ông, ta mới hiểu. Ông lấy một cô Lô Mộ Trinh làm vợ theo lệnh cha mẹ năm 1885, sinh con trai trưởng Tôn Khoa năm 1891, con gái thứ Tôn Kim Diễm 1895, con gái út Tôn Kim Uyển 1896. Năm 1913 khi ông sang Nhật để tránh họa Viên Thế Khải, bà vợ cũng theo ông. Thế nhưng khi ở Nhật ông và bà Khánh Linh nảy ra một mối tình thầm kín. Vấn đề là ông Tôn và cha bà Khánh Linh, tức ông Charlie Tống vừa là hai người bạn thân, vừa là hai đồng chí đấu tranh, tuổi ông Tôn lại hơn bà Khánh Linh hai con giáp. Bà Khánh Linh có lần khéo miệng thưa chuyện này với cha và bị cực lực phản đối.

Năm 1915 bà Tống Khánh Linh trốn nhà từ Thượng Hải sang Nhật gặp ông Tôn. Ông Tôn bảo bà là ông đã ly dị vợ, và hai bên tiến hành hôn lễ. Nhưng chẳng có tài liệu nào chứng thực là ông Tôn đã ly dị vợ, nên tối thiểu trên mặt luật pháp phải nói là ông Tôn đã bỏ vợ theo một người đàn bà khác. Phần bà Khánh Linh, rõ ràng đã bất chấp lệnh cha mẹ lén bỏ sang nước khác theo tiếng gọi của con tim. Vậy thì, dù muốn dù không cũng phải nhìn nhận hai người đã có liên hệ thiếu đứng đắn. Tức là khoa Tử Vi một lần nữa lại đúng không thể tưởng tượng được.

Người đau đớn nhất trong vụ này là cha bà Khánh Linh, ông Charlie Tống; vì đã coi ông Tôn như người bạn thân nhất. Cho rằng mình bị phản bội, đến khi chết ông Charlie vẫn không chịu tha tội cho ông Tôn.

Chữ tình không ai dám nói, nhưng dữ kiện trên đây cho thấy ông Tôn, với lòng yêu nước yêu dân nồng nàn không ai có thể phủ nhận, vẫn có những khuyết điểm và yếu đuối tầm thường của một con người.

MỘNG LỚN CHƯA THÀNH

Năm 1921 là khởi đầu hạn 56-65, có vẻ đầy triển vọng cho ông Tôn, với hy vọng bắc phạt, hạ các sứ quân để thống nhất Trung Hoa, nhưng sau bao nhiêu biến chuyển lịch sử liền liền, thời cuộc vẫn ở trong tay kẻ khác. Năm 1924 ông lên Bắc Kinh tiếp tục cuộc tranh luận với những kẻ nắm quyền thời ấy, nhấn mạnh nhu cầu phải đòi hủy bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với các đại cường. Nhưng lúc này ông đã bị bệnh gan ở giai đoạn sau cùng. Nhìn lại cung tật ách của ông có Tham Lang Đà La, sách nói không khốn bởi gan cũng bởi dạ dày, thật là đúng quá!

Cuộc chiến đấu với tử thần kéo dài một năm. Cuối cùng, tháng 12 năm 1925 ông trút hơi thở sau cùng ở Bắc Kinh, trong khi đất nước vẫn chia năm xẻ bảy, hẳn nhiên mang theo mối hận là giấc mộng thống nhất và canh tân đất nước vẫn không thành.

Nhìn lại cuộc đời của ông Tôn, ta thấy ngay một điểm lạ kỳ là ngoại trừ tài ra hải ngoại dùng miệng lưỡi gây tiền cho tổ chức (ứng với Cự Môn nguyệt Mã song Lộc ở tài bạch) và là cha đẻ của hai thuyết “Tam Dân” và “Ngôn Nan Hành Dị” ông đụng việc gì là hư việc đó. Vậy mà ông đã luôn luôn được coi là lãnh tụ tối cao của mọi phong trào cách mạng. Qua đời khi hoàn cảnh của nước rối như mối bòng bong, nếu là người khác tất bị coi là kẻ cả đời thất bại, vậy thì tại sao ông lại được cả hai phe sau đó kình chống nhau cùng kính ngưỡng, và người Trung Hoa khắp thế giới ghi ơn”

Ta có thể nói tấm lòng của ông to lớn như biển nên đã làm cho quần chúng chấn động tâm tư, nhưng lập luận như thế e không ổn vì có lẽ còn nhiều người khác cũng có tấm lòng chẳng thua gì ông. Thiết nghĩ, trong trường hợp này, câu trả lời của tử vi hợp lý hơn nhiều.

Thứ nhất, hạn 56-65 vào cung Dần đắc Tử Phủ Vũ Tướng, nhìn thoáng qua tưởng là tốt đẹp, nhưng hội họp thì có Liêm hóa Kỵ Kình Hình Riêu Song Hao, và nhất là vào vị trí Trường Sinh, tối kỵ cho người đã quá ngũ tuần. Tiểu hạn vào cung Di nguyên thủy, gặp Âm Dương hãm địa không được cát hóa, thêm Hỏa Đào Hỉ Thiên Không, chính là đã đến số rồi vậy.

Thế nhưng thật kỳ diệu làm sao, đại hạn này lại ở đúng ngay Thái Tuế. Như Thiên Lương tiên sinh đã có nhận xét, từ giã cuộc đời khi đại hạn ở trong vòng Thái Tuế thì dễ được người ở lại tiếc thương.

Hóa ra, việc ông Tôn tiếp tục được người Trung Hoa quốc nội cũng như hải ngoại ngưỡng mộ chỉ là một thực tế của số mệnh mà thôi!

Ngày 10 tháng 12 năm 2004

ĐẰNG SƠN

TÌM ĐỌC: “Tử Vi hoàn toàn khoa học tập 1: Chính tinh, tứ hóa, và các sao liên hệ” của tiến sĩ Đằng Sơn.

Quyển sách giải đáp những bí mật nghìn năm của khoa tử vi.

Sẽ do CT Printing & Graphics xuất bản và phát hành một ngày gần đây.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button