Tử vi

Trường phái Tử vi

Nói về các trường phải Tử vi thì quả là dài dòng. Thiên hạ xưa nay có rất nhiều cái nhầm. Ngay cả việc thế nào là Nam phái, thế nào là Bắc phái, thế nào là Trung Châu cũng còn chưa biết. Hôm nay nhân lúc thảnh thơi, dông dài với mọi người đôi dòng.

Đa phần người ta cứ thấy chữ Nam phái, tưởng là của Việt Nam, rồi đem bịa ra đủ thứ chuyện. Đặc biệt là cái câu chuyện Trần Phái Đông A, làm ra vẻ kỳ bí mà thực chất chẳng có gì. Chẳng có nhà Trần nào sáng tác ra Tử vi cả, có chăng chỉ là khi thấy Tử vi thì giữ riêng làm của mình rồi cấm không cho thiên hạ đọc, sợ người ta giỏi hơn.

Nam Phái, Bắc Phái, Trung Châu hoàn toàn là của Trung Hoa. Nam là thuộc các tỉnh phía nam Trung Hoa như Phúc Kiến, Triết Giang. Bắc cũng vậy là phía Bắc Trung Hoa. Chứ chẳng làm gì có cái gì là Việt Nam ở đây cả.

Bạn đang xem: Trường phái Tử vi

Riêng về Trung Châu Phái, người ta ngộ nhận và lẫn lộn hơi nhiều. Ngay cả trên các trang mạng Trung Hoa cũng xuyên tạc, bịa đặt và nhẫm lẫn vô khối.

Quan điểm chủ trương của Trung Châu phái là gì? xin thưa, nó chính là thuyết Tam Hợp. Và chính là cái mà chúng ta đang xem hàng ngày trên lá số đấy, áp dụng Thiên Địa Nhân tam bàn với Tam hợp Cục, phối Tam phương tứ chính để xem xét luận đoán. Chứ không phải đâu xa lạ. Hiên nay, có một số người đang nhọc công đi tìm “bí kíp” của Trung Châu phái, nhưng ngay đến cái chủ trương chủ đạo của Trung Châu còn chưa biết nó là cái gì, thì làm sao mà học được “bí kíp”.

Còn Lưu Tứ Hóa là cái gì? Khốn khổ nhất trong việc nghiên cứu huyền học là cái món “suy diễn”, không biết được thì bịa ra cho nó hay. Tôi đã từng gặp những người theo trường phái Hà Lạc Vô Tinh, đem vứt hết sao đi, rồi nạp quẻ vào cung để đoán. Lưu Tứ hóa không phải là sản phẩm của Trung Châu phái, nó phát triển ở nơi khác rồi du nhập vào Trung Châu, và bản thân phái Trung Châu cũng nghiên cứu rất dè dặt. Bản thân Trung Châu nâng tầm quan trọng của Tứ Hóa, nhưng không nâng tầm quan trọng của Lưu Tứ Hóa. Còn các món như là “sao treo” “sao rung” “sao bay”… là cái thứ kỳ dị gì thì chịu.

Hóa là Hóa Diệu, hay Thập Can Hóa Diệu, nó là sản phẩm của môn Tinh Mệnh Học, là một môn tiền thân của Tứ vi, trong đó mười Can hóa ra 10 trạng thái nên có tới .. Thập Hóa. Nhưng tính toán môn Tinh Mệnh này rất khó khăn, vì nó rất gần với môn Thiên Văn, phải tính đến từng phút từng độ. Và luận đoán thì chủ yếu dùng cho Quốc gia đại sự. Vì thế mà Hy Di lão tổ mới đem chế ra môn Tử Vi, đơn giản hóa cách an sao, lược bớt đi nhiều thứ.. mục đích chỉ là để dùng cho việc xem xét Nhân Mệnh. Và ngay cả đến bây giờ, người Trung Hoa cũng không biết vì đâu mà lại có câu chuyện Thập Can Hóa Diệu. Mơ hồ đoán nó là của thuật chiêm tinh từ A Rập.

Đồng ý là Can thì Hóa ra Diệu, vậy theo từng năm tháng, Can thay đổi, thì Hóa cũng thay đổi, Lưu Hóa cũng là lẽ thường tình. Nhưng điều đáng bàn ở đây là vận dụng nó nhưu thế nào, liệu có thần thánh hóa đến cái độ vứt hết tinh bàn đi mà chỉ xem độc có Lưu Hóa để đoán mệnh?

Hôm trước có nói chuyện ở 1 lớp Tử vi Sơ cấp, khi giảng, tôi đưa ra nhiều lý thuyết luận đoán, cũng như kinh nghiệm rất quý báu, nhằm giúp cho các bạn ấy có được kỹ năng luận đoán lá số. Nhưng sau rồi thất vọng vì họ dường như chẳng muốn biết những thứ ấy, mà chỉ nhăm nhăm hỏi về “Lưu Tứ Hóa”. Rõ chán.

Vì rằng, Tử vi vốn dĩ lúc khởi sinh nó không phức tạp lắm. Ngoài 14 chính tinh, thêm Lục Cát, Lục sát, Không Vong Tứ Hóa…phối với 12 cung Nhân Bàn : Phu thê, tử tức, quan lộc thiên di… là đủ để đoán sang hèn thọ yểu một đời người. Nhưng về sau người ta đưa đủ thứ vào Tử Vi, nào là Thái Tuế, Nào là Trường Sinh, rồi lại cả địa lý phong thủy, trạch cát xem ngày… làm cho mọi sự trở lên mờ mịt, người học sau không biết đâu mà lần.

Học Tử vi, có nhiều cái quan trọng hơn sao không thấy ai chú ý? Âm Dương đấy, vạn vật không ngoài, Ngũ Hành đấy biết hóa khôn lường… Sao không học cái ấy mà tinh tường cho kỹ, lại cứ đi tìm mấy cái rắc rối kia làm gì? Sao không thấm lời dạy của Hy Di Tổ Sư “Yếu tri nhất thế chi Vinh Khô, định khán ngũ hành chi cung vị”, rồi “Lập mệnh khả tri quý tiện, An thân tiện hiểu căn cơ” (Muốn viết Vinh-Khô một đời người, nhất định phải xem ngũ hành cung vị – Lập mệnh xong là có thể biết được qúy tiện, An thân xong là biết được căn cơ gốc gác)… Lý Thuyết Tử vi đấy! xem ra có vẻ đơn giản, nhưng xin thưa, nó là Tối Thượng của Tử Vi đấy. Chắc mọi người sẽ thắc mắc “sao công năng tối thượng mà lại đơn giản thế thôi á?”, Vâng, nó chỉ có thế thôi. Giống như cái công thức Niu-tơn về vạn vật hấp dẫn ấy – Học sinh lớp 7 đã được học, nhưng đến nay khi phóng tầu vũ trụ vẫn phải dùng. Nên nhớ, Tối thượng hay không là ở người dùng!.

Còn nếu thực sự ai muốn tìm hiểu về Trung Châu phái, chúng tôi cũng sẵn lòng chia sẻ, nhưng chỉ sợ sau khi học xong, các bạn lại thất vọng. Hóa ra chẳng bằng cái món xưa nay vẫn xem.

Nhìn viễn cảnh chung của Tử vi mà buồn, môn phải mọc lên như nấm sau mưa. Du nhập đủ mọi thứ hổ lốn về, đổ tất lên 12 cung oan nghiệt. Lại nghe nói có cái bác nào ở Miền Trung, tra từ điển phiên âm tên của sao ra rồi cũng lập thành phái. Rồi cũng có bác thì đem đổi chỗ quẻ này thành quẻ kia, rồi cũng lập thành môn phái…

Than ôi! Trời đất chỉ có một, mà kẻ bảo vuông, người bảo tròn. Câu chuyện “Thầy bói xem voi” thực không sai. Suốt ngày dán mắt vào 12 cái ô vuông, rồi hội thảo này, diễn đàn nọ, truyền hình kia… nói mà không biết mình đang nói cái gì. Chẳng lẽ Càn Khôn tạo hóa, thâm cơ trời đất muôn loài này lại chỉ đơn giản đến thế thôi sao? Lại có thể tra từ điển, lại có thể ngồi quán bia nghĩ 15 phút mà hiểu được sao? Chỉ có là chuyện hoang đường.

Chúng ta là kẻ hậu sinh “tiền bất kiến cổ nhân, hậu bất kiến lai giả”, người xưa không biết, người sau không hay, mờ mịt tăm tối. Tìm được dấu chân cổ nhân đi đã là may mắn lắm. Một đời người quá ngắn ngủi để sáng tác, chỉ cần học cho thông cái vốn có đã là không thể rồi. Viết thêm vào nữa khác nào “vẽ rắn thêm chân”.

Thôi thì, mặc cho nước về Đông, ta cứ thảnh thơi “kiếm dăm ba chữ gọi là tình”….

(Chép từ diễn đàn Tử Vi Việt Nam)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Trường phái Tử vi

Nói về các trường phải Tử vi thì quả là dài dòng. Thiên hạ xưa nay có rất nhiều cái nhầm. Ngay cả việc thế nào là Nam phái, thế nào là Bắc phái, thế nào là Trung Châu cũng còn chưa biết. Hôm nay nhân lúc thảnh thơi, dông dài với mọi người đôi dòng.

Đa phần người ta cứ thấy chữ Nam phái, tưởng là của Việt Nam, rồi đem bịa ra đủ thứ chuyện. Đặc biệt là cái câu chuyện Trần Phái Đông A, làm ra vẻ kỳ bí mà thực chất chẳng có gì. Chẳng có nhà Trần nào sáng tác ra Tử vi cả, có chăng chỉ là khi thấy Tử vi thì giữ riêng làm của mình rồi cấm không cho thiên hạ đọc, sợ người ta giỏi hơn.

Nam Phái, Bắc Phái, Trung Châu hoàn toàn là của Trung Hoa. Nam là thuộc các tỉnh phía nam Trung Hoa như Phúc Kiến, Triết Giang. Bắc cũng vậy là phía Bắc Trung Hoa. Chứ chẳng làm gì có cái gì là Việt Nam ở đây cả.

Riêng về Trung Châu Phái, người ta ngộ nhận và lẫn lộn hơi nhiều. Ngay cả trên các trang mạng Trung Hoa cũng xuyên tạc, bịa đặt và nhẫm lẫn vô khối.

Quan điểm chủ trương của Trung Châu phái là gì? xin thưa, nó chính là thuyết Tam Hợp. Và chính là cái mà chúng ta đang xem hàng ngày trên lá số đấy, áp dụng Thiên Địa Nhân tam bàn với Tam hợp Cục, phối Tam phương tứ chính để xem xét luận đoán. Chứ không phải đâu xa lạ. Hiên nay, có một số người đang nhọc công đi tìm “bí kíp” của Trung Châu phái, nhưng ngay đến cái chủ trương chủ đạo của Trung Châu còn chưa biết nó là cái gì, thì làm sao mà học được “bí kíp”.

Còn Lưu Tứ Hóa là cái gì? Khốn khổ nhất trong việc nghiên cứu huyền học là cái món “suy diễn”, không biết được thì bịa ra cho nó hay. Tôi đã từng gặp những người theo trường phái Hà Lạc Vô Tinh, đem vứt hết sao đi, rồi nạp quẻ vào cung để đoán. Lưu Tứ hóa không phải là sản phẩm của Trung Châu phái, nó phát triển ở nơi khác rồi du nhập vào Trung Châu, và bản thân phái Trung Châu cũng nghiên cứu rất dè dặt. Bản thân Trung Châu nâng tầm quan trọng của Tứ Hóa, nhưng không nâng tầm quan trọng của Lưu Tứ Hóa. Còn các món như là “sao treo” “sao rung” “sao bay”… là cái thứ kỳ dị gì thì chịu.

Hóa là Hóa Diệu, hay Thập Can Hóa Diệu, nó là sản phẩm của môn Tinh Mệnh Học, là một môn tiền thân của Tứ vi, trong đó mười Can hóa ra 10 trạng thái nên có tới .. Thập Hóa. Nhưng tính toán môn Tinh Mệnh này rất khó khăn, vì nó rất gần với môn Thiên Văn, phải tính đến từng phút từng độ. Và luận đoán thì chủ yếu dùng cho Quốc gia đại sự. Vì thế mà Hy Di lão tổ mới đem chế ra môn Tử Vi, đơn giản hóa cách an sao, lược bớt đi nhiều thứ.. mục đích chỉ là để dùng cho việc xem xét Nhân Mệnh. Và ngay cả đến bây giờ, người Trung Hoa cũng không biết vì đâu mà lại có câu chuyện Thập Can Hóa Diệu. Mơ hồ đoán nó là của thuật chiêm tinh từ A Rập.

Đồng ý là Can thì Hóa ra Diệu, vậy theo từng năm tháng, Can thay đổi, thì Hóa cũng thay đổi, Lưu Hóa cũng là lẽ thường tình. Nhưng điều đáng bàn ở đây là vận dụng nó nhưu thế nào, liệu có thần thánh hóa đến cái độ vứt hết tinh bàn đi mà chỉ xem độc có Lưu Hóa để đoán mệnh?

Hôm trước có nói chuyện ở 1 lớp Tử vi Sơ cấp, khi giảng, tôi đưa ra nhiều lý thuyết luận đoán, cũng như kinh nghiệm rất quý báu, nhằm giúp cho các bạn ấy có được kỹ năng luận đoán lá số. Nhưng sau rồi thất vọng vì họ dường như chẳng muốn biết những thứ ấy, mà chỉ nhăm nhăm hỏi về “Lưu Tứ Hóa”. Rõ chán.

Vì rằng, Tử vi vốn dĩ lúc khởi sinh nó không phức tạp lắm. Ngoài 14 chính tinh, thêm Lục Cát, Lục sát, Không Vong Tứ Hóa…phối với 12 cung Nhân Bàn : Phu thê, tử tức, quan lộc thiên di… là đủ để đoán sang hèn thọ yểu một đời người. Nhưng về sau người ta đưa đủ thứ vào Tử Vi, nào là Thái Tuế, Nào là Trường Sinh, rồi lại cả địa lý phong thủy, trạch cát xem ngày… làm cho mọi sự trở lên mờ mịt, người học sau không biết đâu mà lần.

Học Tử vi, có nhiều cái quan trọng hơn sao không thấy ai chú ý? Âm Dương đấy, vạn vật không ngoài, Ngũ Hành đấy biết hóa khôn lường… Sao không học cái ấy mà tinh tường cho kỹ, lại cứ đi tìm mấy cái rắc rối kia làm gì? Sao không thấm lời dạy của Hy Di Tổ Sư “Yếu tri nhất thế chi Vinh Khô, định khán ngũ hành chi cung vị”, rồi “Lập mệnh khả tri quý tiện, An thân tiện hiểu căn cơ” (Muốn viết Vinh-Khô một đời người, nhất định phải xem ngũ hành cung vị – Lập mệnh xong là có thể biết được qúy tiện, An thân xong là biết được căn cơ gốc gác)… Lý Thuyết Tử vi đấy! xem ra có vẻ đơn giản, nhưng xin thưa, nó là Tối Thượng của Tử Vi đấy. Chắc mọi người sẽ thắc mắc “sao công năng tối thượng mà lại đơn giản thế thôi á?”, Vâng, nó chỉ có thế thôi. Giống như cái công thức Niu-tơn về vạn vật hấp dẫn ấy – Học sinh lớp 7 đã được học, nhưng đến nay khi phóng tầu vũ trụ vẫn phải dùng. Nên nhớ, Tối thượng hay không là ở người dùng!.

Còn nếu thực sự ai muốn tìm hiểu về Trung Châu phái, chúng tôi cũng sẵn lòng chia sẻ, nhưng chỉ sợ sau khi học xong, các bạn lại thất vọng. Hóa ra chẳng bằng cái món xưa nay vẫn xem.

Nhìn viễn cảnh chung của Tử vi mà buồn, môn phải mọc lên như nấm sau mưa. Du nhập đủ mọi thứ hổ lốn về, đổ tất lên 12 cung oan nghiệt. Lại nghe nói có cái bác nào ở Miền Trung, tra từ điển phiên âm tên của sao ra rồi cũng lập thành phái. Rồi cũng có bác thì đem đổi chỗ quẻ này thành quẻ kia, rồi cũng lập thành môn phái…

Than ôi! Trời đất chỉ có một, mà kẻ bảo vuông, người bảo tròn. Câu chuyện “Thầy bói xem voi” thực không sai. Suốt ngày dán mắt vào 12 cái ô vuông, rồi hội thảo này, diễn đàn nọ, truyền hình kia… nói mà không biết mình đang nói cái gì. Chẳng lẽ Càn Khôn tạo hóa, thâm cơ trời đất muôn loài này lại chỉ đơn giản đến thế thôi sao? Lại có thể tra từ điển, lại có thể ngồi quán bia nghĩ 15 phút mà hiểu được sao? Chỉ có là chuyện hoang đường.

Chúng ta là kẻ hậu sinh “tiền bất kiến cổ nhân, hậu bất kiến lai giả”, người xưa không biết, người sau không hay, mờ mịt tăm tối. Tìm được dấu chân cổ nhân đi đã là may mắn lắm. Một đời người quá ngắn ngủi để sáng tác, chỉ cần học cho thông cái vốn có đã là không thể rồi. Viết thêm vào nữa khác nào “vẽ rắn thêm chân”.

Thôi thì, mặc cho nước về Đông, ta cứ thảnh thơi “kiếm dăm ba chữ gọi là tình”….

(Chép từ diễn đàn Tử Vi Việt Nam)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button