Tử vi

Tứ hóa: khoa – quyền – lộc – kỵ

Khi người ta gọi Tứ Hoá là Hoá Khoa, Hoá Quyền, Hoá Lộc và Hoá Kỵ. Gọi Tam Hoá thì thường là Hoá Khoa, Hoá Quyền, Hoá Lộc. Còn Tam Hoá Liên Châu, là do cách an sao, Khoa, Quyền và Lộc nằm ở cung liền nhau; cũng có thể Tam Hoá Liên Châu lại có lọt Hoá Kỵ vào trong, như Quyền, Kỵ, Khoa nằm ở 3 cung liền nhau. Cái lợi của Tam Hoá Liên Châu, là khi mạng vương được một sao trong Tam Hoá, thì được hưởng cả 3 Hoá. Nhưng cũng có kinh ngiệm cho rằng phải vương được 2 sao trong Tam Hoá thì mới hưởng nốt Hoá còn lại.

Như danh hiệu của Tam Hoá Khoa Quyền Lộc, mỗi sao trong bộ đó đem lại những cái thật quý và tốt. Gặp 1 sao đủ tốt, nếu lại gặp cả 3 sao thường bốc lên như diều gặp gió. Tam Hoá là ngọn gió cho diều.

Hoá Khoa:

Bạn đang xem: Tứ hóa: khoa – quyền – lộc – kỵ

Học hành tốt, thành quả khoa cử tốt, công danh thẳng tiến, Hoá Khoa còn là đệ nhất giải thần, giải đi mọi tai nạn, hoặc cho tiếng tăm tốt.

Hoá Quyền:

Mang lại công danh, quyền hành

Hoá Lộc:

Mang lại tài lộc (do bàn tay mình làm ra). Cũng có hiệu lực trong việc giải nạn.

Nhưng phải ghi thêm:

1 – Tam Hoá: như là bộ áo gấm khoác thêm cho người đỗ đạt, có công danh, có tài lộc. Tam Hoá không chỉ về tư cách con người. (Muốn rõ tư cách, phải xét thêm về Mạng có tam hợp Thái Tuế và bộ Tứ Linh; hoặc những chính tinh ngay chánh quân tử mà không bị phá). Cũng vì thế mà cả những trường hợp có Tam Hoá mà hại thêm chứ không lợi (xin xem ở dưới): Tam Hoá là áo mão, quyền uy, mà không phải là nghị lực phẩm giá.

2 – Vì là bộ áo gấm cho nên Tam Hoá phải đóng ở các cung chỉ giờ ban ngày (từ Dần đến Thân) mới đắc lợi; nếu đóng ở các cung ban đêm, tức là áo gấm đi đêm, chẳng ai thấy, tức là tuy có hưởng, cũng chỉ là hưởng ngầm.

3 – Tam Hoá phải đóng ở những cung Mạng và liên quan đến Mạng (Tài, Quan, Điền, Phúc) thì mình mới hưởng, nếu đóng ở những cung Bào, Thê, Tử, Nô, Phụ thì người thân và người khác hưởng.

4 – Khoa Quyền Lộc cũng phải đóng đúng chỗ mới hay

  • Khoa phải ở Mạng, Quan, Ách, Điền, Phúc
  • Quyền phải ở Mạng, Quan, Điền
  • Lộc phải ở Tài, Mạng, Quan, Điền

Nếu Khoa ở Tài còn Lộc ở Ách, thì lãng xẹt.

Xét trong Tam Hoá thì Hoá Khoa giá trị hơn cả, vì có đủ sự tốt:

  • Nhân hậu, uyên bác, từ thiện
  • Đỗ đạt, công danh
  • Giải mọi tai họa

Số mà có Khoa là rất quý; có gặp Ac Sát Tinh, vẫn có phẩm cách.

a – Hoá Khoa có thể lật ngược cả Thiên Không, nếu không hoán cải được. Gặp Thiên Không thì suy thoái, sa sút, phá sản, nhưng có Hoá Khoa đứng gặp Thiên Không thì xuống rồi lại lên (1)

b – Đi với Sát Phá Tham, Hoá Khoa giải kết nạn

c – Đi với Cơ Nguyệt Đồng Lương, Hoá Khoa làm cho nổi tiếng.

Sau đây là các trường hợp về Tam Hoá Khoa Quyền Lộc:

1 – Người Thái Tuế, làm việc trong chính nghĩa, nên không cần đến Tam Hoá; đã là gấm rồi, có thêm Tam Hoá chỉ là gấm thêm hoa. Đương nhiên là đáng trọng.

2 – Người Thiếu Âm, có thiện, chỉ làm việc, nhưng hẩm hiu không đạt quả tương xứng, bị bạc đãi; có Tam Hoá chỉ càng khổ, không hơn gì. Vẫn là đáng mến.

3 – Người Tuế Phá, bị hoàn cảnh làm cho thất ý. Nếu không giữ chính tâm, thì có thêm Khoa, Quyền, Lộc lại càng vinh vang bạo nghịch, vinh thân, rồi phải gặp khổ.

Tam hợp Tuế Phá, Điếu Khách, Tang Môn = Ở Điếu Khách thì có thuyết phục rồi cũng thất bại; ở Tang Môn thì có lo nghĩ cũng chẳng hơn gì. Có thêm Thiên Mã, được uyên bác, nhưng rồi cũng thất bại. Nhưng thêm Khoa và Tả Hữu thì nhân hậu, thành danh đáng kính.

4 – Người Thiếu Dương, Tử Phù, Phúc Đức, thông minh, nhưng đức cần hơn tài, huởng Khoa Quyền Lộc mà tự hào, thì rồi cũng đến thành không (Thiên Không).

Hai trường hợp 3 và 4 (người Tuế Phá và người Thiếu Dương) có Khoa Quyền Lộc thì phải dửng dưng, chứ say đắm phú quý chỉ có hại!

(TỬ VI GIẢNG MINH – Thiên Phúc Vũ Tiến Phúc)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Tứ hóa: khoa - quyền - lộc - kỵ

Khi người ta gọi Tứ Hoá là Hoá Khoa, Hoá Quyền, Hoá Lộc và Hoá Kỵ. Gọi Tam Hoá thì thường là Hoá Khoa, Hoá Quyền, Hoá Lộc. Còn Tam Hoá Liên Châu, là do cách an sao, Khoa, Quyền và Lộc nằm ở cung liền nhau; cũng có thể Tam Hoá Liên Châu lại có lọt Hoá Kỵ vào trong, như Quyền, Kỵ, Khoa nằm ở 3 cung liền nhau. Cái lợi của Tam Hoá Liên Châu, là khi mạng vương được một sao trong Tam Hoá, thì được hưởng cả 3 Hoá. Nhưng cũng có kinh ngiệm cho rằng phải vương được 2 sao trong Tam Hoá thì mới hưởng nốt Hoá còn lại.

Như danh hiệu của Tam Hoá Khoa Quyền Lộc, mỗi sao trong bộ đó đem lại những cái thật quý và tốt. Gặp 1 sao đủ tốt, nếu lại gặp cả 3 sao thường bốc lên như diều gặp gió. Tam Hoá là ngọn gió cho diều.

Hoá Khoa:

Học hành tốt, thành quả khoa cử tốt, công danh thẳng tiến, Hoá Khoa còn là đệ nhất giải thần, giải đi mọi tai nạn, hoặc cho tiếng tăm tốt.

Hoá Quyền:

Mang lại công danh, quyền hành

Hoá Lộc:

Mang lại tài lộc (do bàn tay mình làm ra). Cũng có hiệu lực trong việc giải nạn.

Nhưng phải ghi thêm:

1 – Tam Hoá: như là bộ áo gấm khoác thêm cho người đỗ đạt, có công danh, có tài lộc. Tam Hoá không chỉ về tư cách con người. (Muốn rõ tư cách, phải xét thêm về Mạng có tam hợp Thái Tuế và bộ Tứ Linh; hoặc những chính tinh ngay chánh quân tử mà không bị phá). Cũng vì thế mà cả những trường hợp có Tam Hoá mà hại thêm chứ không lợi (xin xem ở dưới): Tam Hoá là áo mão, quyền uy, mà không phải là nghị lực phẩm giá.

2 – Vì là bộ áo gấm cho nên Tam Hoá phải đóng ở các cung chỉ giờ ban ngày (từ Dần đến Thân) mới đắc lợi; nếu đóng ở các cung ban đêm, tức là áo gấm đi đêm, chẳng ai thấy, tức là tuy có hưởng, cũng chỉ là hưởng ngầm.

3 – Tam Hoá phải đóng ở những cung Mạng và liên quan đến Mạng (Tài, Quan, Điền, Phúc) thì mình mới hưởng, nếu đóng ở những cung Bào, Thê, Tử, Nô, Phụ thì người thân và người khác hưởng.

4 – Khoa Quyền Lộc cũng phải đóng đúng chỗ mới hay

  • Khoa phải ở Mạng, Quan, Ách, Điền, Phúc
  • Quyền phải ở Mạng, Quan, Điền
  • Lộc phải ở Tài, Mạng, Quan, Điền

Nếu Khoa ở Tài còn Lộc ở Ách, thì lãng xẹt.

Xét trong Tam Hoá thì Hoá Khoa giá trị hơn cả, vì có đủ sự tốt:

  • Nhân hậu, uyên bác, từ thiện
  • Đỗ đạt, công danh
  • Giải mọi tai họa

Số mà có Khoa là rất quý; có gặp Ac Sát Tinh, vẫn có phẩm cách.

a – Hoá Khoa có thể lật ngược cả Thiên Không, nếu không hoán cải được. Gặp Thiên Không thì suy thoái, sa sút, phá sản, nhưng có Hoá Khoa đứng gặp Thiên Không thì xuống rồi lại lên (1)

b – Đi với Sát Phá Tham, Hoá Khoa giải kết nạn

c – Đi với Cơ Nguyệt Đồng Lương, Hoá Khoa làm cho nổi tiếng.

Sau đây là các trường hợp về Tam Hoá Khoa Quyền Lộc:

1 – Người Thái Tuế, làm việc trong chính nghĩa, nên không cần đến Tam Hoá; đã là gấm rồi, có thêm Tam Hoá chỉ là gấm thêm hoa. Đương nhiên là đáng trọng.

2 – Người Thiếu Âm, có thiện, chỉ làm việc, nhưng hẩm hiu không đạt quả tương xứng, bị bạc đãi; có Tam Hoá chỉ càng khổ, không hơn gì. Vẫn là đáng mến.

3 – Người Tuế Phá, bị hoàn cảnh làm cho thất ý. Nếu không giữ chính tâm, thì có thêm Khoa, Quyền, Lộc lại càng vinh vang bạo nghịch, vinh thân, rồi phải gặp khổ.

Tam hợp Tuế Phá, Điếu Khách, Tang Môn = Ở Điếu Khách thì có thuyết phục rồi cũng thất bại; ở Tang Môn thì có lo nghĩ cũng chẳng hơn gì. Có thêm Thiên Mã, được uyên bác, nhưng rồi cũng thất bại. Nhưng thêm Khoa và Tả Hữu thì nhân hậu, thành danh đáng kính.

4 – Người Thiếu Dương, Tử Phù, Phúc Đức, thông minh, nhưng đức cần hơn tài, huởng Khoa Quyền Lộc mà tự hào, thì rồi cũng đến thành không (Thiên Không).

Hai trường hợp 3 và 4 (người Tuế Phá và người Thiếu Dương) có Khoa Quyền Lộc thì phải dửng dưng, chứ say đắm phú quý chỉ có hại!

(TỬ VI GIẢNG MINH – Thiên Phúc Vũ Tiến Phúc)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button