Tử vi

TỨ THƯ – LUẬN NGỮ

LUẬN NGỮ

Trong kho trí tuệ mà Khổng Tử cống hiến cho nhân loại, phải kể đến Luận Ngữ, với nguyên nghĩa sách Luận Ngữ là bàn về lời nói. Sau khi Khổng Tử mất, các học trò của ông cùng nhau chép lại và bàn luận lời của Thầy, khi trả lời học trò hỏi đáp lẫn nhau, để hiểu cho đúng, hiểu được rõ lời dạy của Thầy.

Luận Ngữ đi sâu lý giải mọi vấn đề chính trị, xã hội, luân lý, đạo đức, … một cách sâu rộng và uyên thâm. Nội dung của Luận Ngữ trong mọi phương diện học tập, giáo dục, xử thế và trị nước an dân. Lời văn trong Luận Ngữ trong sáng, cô đọng thành những danh ngôn bất hủ, nên được tiếp thu và có được sự ảnh hưởng lớn rộng rãi, cho tới nay vẫn không mất đi giá trị chân thực.

Bạn đang xem: TỨ THƯ – LUẬN NGỮ

Khổng Tử cho rằng người ta phải tu thân, tề gia, sau mới nói đến trị quốc bình thiên hạ được.

Trong việc tu thân, tề gia, người ta phải tu dưỡng rèn luyện “nội tâm”, để đạt được nguyên tắc đạo đức tối cao, bao gồm những đức như: trung, thứ, hiếu, đễ, cung, khoan, tín, mẫn, huệ. Đây mà nhân cách tiêu chuẩn do Khổng Tử xây dựng nên, một khuôn mẫu cơ bản, được xã hội cổ đại chấp nhận và tồn tại trong suốt chiều dài của lịch sử. Để đạt được theo tiêu chuẩn khuôn mẫu, cũng có nghĩa là đã xác lập được nhân cách tiêu chuẩn là người “quân tử”. Khi ấy, con người ta sẽ biết coi trọng luân thường đạo lý, biết sống có trách nhiệm, biết đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân, tránh xa được chủ nghĩa cá nhân làm sa đọa con người và xã hội.

Trong việc trị quốc, bình thiên hạ, người cầm quyền phải tu thân tề gia, rồi mới thi hành đức trị theo lễ giáo, từ đó mà cảm hóa dân chúng, khiến cho dân chúng phục tùng sự cai trị của mình. Cương lĩnh được chú trọng nhất đó là “lễ”, có nghĩa là trật tự trong trị nước. Khổng Tử đã định ra thuyết “chính danh”, với yêu cầu: ” vua trọn đạo làm vua, tôi trọn đạo làm tôi, cha trọn đạo làm cha, con trọn đạo làm con “, coi chính danh là biện pháp lớn để trị nước. Một tư tưởng lớn khác của Khổng Tử là ” không lo của cải ít, chỉ lo phân phối không đều ; không lo dân không đông, mà chỉ lo lòng dân không yên “, để từ đây mà xây dựng nên thế giới “đại đồng”.

Gắn kết lời dạy của thánh nhân với cuộc sống hông nay, ta tìm thấy giá trị đích thực đối với bản thân, trong xu thế toàn cầu hóa đang tràn lan. Ta sẽ hiểu thấu đáo hơn nền tảng văn hóa truyền thống của dân tộc, trên cơ sở tiếp thu uyển chuyển, linh hoạt, có chọn lọc những tinh hoa tư tưởng Khổng Mạnh, để rồi từ đó hình thành những định hướng cho chặng đường phát triển tiếp theo.

(Dẫn theo trang khaotapdich.blogspot.com)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm TỨ THƯ - LUẬN NGỮ

LUẬN NGỮ

Trong kho trí tuệ mà Khổng Tử cống hiến cho nhân loại, phải kể đến Luận Ngữ, với nguyên nghĩa sách Luận Ngữ là bàn về lời nói. Sau khi Khổng Tử mất, các học trò của ông cùng nhau chép lại và bàn luận lời của Thầy, khi trả lời học trò hỏi đáp lẫn nhau, để hiểu cho đúng, hiểu được rõ lời dạy của Thầy.

Luận Ngữ đi sâu lý giải mọi vấn đề chính trị, xã hội, luân lý, đạo đức, … một cách sâu rộng và uyên thâm. Nội dung của Luận Ngữ trong mọi phương diện học tập, giáo dục, xử thế và trị nước an dân. Lời văn trong Luận Ngữ trong sáng, cô đọng thành những danh ngôn bất hủ, nên được tiếp thu và có được sự ảnh hưởng lớn rộng rãi, cho tới nay vẫn không mất đi giá trị chân thực.

Khổng Tử cho rằng người ta phải tu thân, tề gia, sau mới nói đến trị quốc bình thiên hạ được.

Trong việc tu thân, tề gia, người ta phải tu dưỡng rèn luyện “nội tâm”, để đạt được nguyên tắc đạo đức tối cao, bao gồm những đức như: trung, thứ, hiếu, đễ, cung, khoan, tín, mẫn, huệ. Đây mà nhân cách tiêu chuẩn do Khổng Tử xây dựng nên, một khuôn mẫu cơ bản, được xã hội cổ đại chấp nhận và tồn tại trong suốt chiều dài của lịch sử. Để đạt được theo tiêu chuẩn khuôn mẫu, cũng có nghĩa là đã xác lập được nhân cách tiêu chuẩn là người “quân tử”. Khi ấy, con người ta sẽ biết coi trọng luân thường đạo lý, biết sống có trách nhiệm, biết đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân, tránh xa được chủ nghĩa cá nhân làm sa đọa con người và xã hội.

Trong việc trị quốc, bình thiên hạ, người cầm quyền phải tu thân tề gia, rồi mới thi hành đức trị theo lễ giáo, từ đó mà cảm hóa dân chúng, khiến cho dân chúng phục tùng sự cai trị của mình. Cương lĩnh được chú trọng nhất đó là “lễ”, có nghĩa là trật tự trong trị nước. Khổng Tử đã định ra thuyết “chính danh”, với yêu cầu: ” vua trọn đạo làm vua, tôi trọn đạo làm tôi, cha trọn đạo làm cha, con trọn đạo làm con “, coi chính danh là biện pháp lớn để trị nước. Một tư tưởng lớn khác của Khổng Tử là ” không lo của cải ít, chỉ lo phân phối không đều ; không lo dân không đông, mà chỉ lo lòng dân không yên “, để từ đây mà xây dựng nên thế giới “đại đồng”.

Gắn kết lời dạy của thánh nhân với cuộc sống hông nay, ta tìm thấy giá trị đích thực đối với bản thân, trong xu thế toàn cầu hóa đang tràn lan. Ta sẽ hiểu thấu đáo hơn nền tảng văn hóa truyền thống của dân tộc, trên cơ sở tiếp thu uyển chuyển, linh hoạt, có chọn lọc những tinh hoa tư tưởng Khổng Mạnh, để rồi từ đó hình thành những định hướng cho chặng đường phát triển tiếp theo.

(Dẫn theo trang khaotapdich.blogspot.com)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button