Tử vi

VIỆC ĐỊNH NGÀY GIỜ SINH CHÍNH XÁC TRONG TỬ VI

Muốn luận đoán Tử Vi Đẩu Số trước tiên phải biết chính xác năm sinh, tháng sinh, ngày sinh, giờ sinh; sau đó mới có thể trình bày đúng mệnh bàn. Theo Vương Đình Chi, do nguyên nhân lịch sử, Tử Vi Đẩu Số lấy thời gian của khu vực Trung Châu Lạc Dương cổ đại làm chuẩn. Thời gian Lạc Dương chính xác là nói theo múi giờ kinh tuyến, không phải các nước tự định ra tiêu chuẩn thời gian, do đó thời gian Lạc Dương và thời gian Thượng Hải, theo tiêu chuẩn thời gian hiện hành thì không có phân biệt, nhưng khi luận đoán Tử Vi Đẩu Số, thì chênh lệch 35 phút. Thông thường, bởi vì lịch pháp Trung Quốc chia một ngày thành 12 thời thần (giờ thời xưa), một thời thần tương đương 2 giờ theo lịch pháp hiện hành, ngoại trừ một số ít trường hợp đặc biệt, phần lớn khu vực Hoa Đông, Hoa Trung người ta đều có thể dùng tiêu chuẩn thời thần (giờ thời xưa) để tính. Nhưng có rất nhiều tình huống, bạn đọc luận đoán mệnh bàn không đúng, là tại vì thời gian sinh ra vào đầu giờ hoặc cuối giờ, so với giờ Lạc Dương có lúc bị chênh lệch, vì vậy dẫn đến bị sai lầm. Quan điểm lấy giờ của khu vực Trung Châu Lạc Dương làm chuẩn của Vương Đình Chi bị nhiều nhà nghiên cứu Đầu Số phản bác, đa số đều chủ trương sinh ở đâu thì tính theo giờ ở đó.

Phái Trung Châu có một phương pháp dùng để nhận ra tướng mạo và hình dạng con người trong mệnh bàn, để xác định mệnh bàn có chính xác hay không. Phương pháp này sẽ tường thuật ở sau.

Căn cứ theo lịch pháp hiện đại, nếu đã biết ngày giờ sinh theo Tây lịch, có thể dùng phương pháp dưới đây để chuyển đổi.

Bạn đang xem: VIỆC ĐỊNH NGÀY GIỜ SINH CHÍNH XÁC TRONG TỬ VI

Chuyển đổi năm sinh

Muốn luận đoán Đẩu Số, cần phải biết can chi của năm sinh, bạn đọc có thể dùng lịch vạn niên để tra tìm; sau khi biết can chi của năm sinh, như năm sinh là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm là thuộc dương, nam mệnh là dương nam, nữ mệnh là dương nữ; năm sinh Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý là thuộc âm, nam mệnh là âm nam, nữ mệnh là âm nữ.

Chuyển đổi tháng sinh

Bạn đọc có thể dùng lịch vạn niên để tra tìm, nhưng cần chú ý, trên thị trường có một số sách lịch vạn niên không phân biệt cách tính múi giờ trong Âm lịch của Việt Nam và Âm lịch của Trung Quốc, nên thiếu chính xác nếu dùng cho người Việt Nam, nên chọn loại sách có sự phân biệt này.

Chuyển đổi giờ sinh

Muốn trình bày mệnh bàn Đẩu Số, điều tối trọng yếu là định thời gian sinh ra, Vương Đình Chi lấy giờ của khu vực Lạc Dương làm tiêu chuẩn tuyệt đối; khác với quan điểm của Lục Bân Triệu và Lục Tại Điền.

Liên quan đến việc phân chia khoảng thời gian trong “giờ Tí”, cũng có nhiều tranh luận. Có thuyết lấy từ 11 giờ tối đến 1 giờ sáng, đều quy thuộc về giờ Tí của ngày đó; tức lúc giao vào 11 giờ là bắt đầu ngày mới. Theo Vương Đình Chi, lúc giao vào 12 giờ đêm (tức 0 giờ), mới là bắt đầu ngày mới, đến 12 giờ đêm tức 24 giờ là kết thúc một ngày.

Phương pháp tính tháng nhuận

Trung Quốc tính toán lịch pháp là phối hợp lịch mặt trăng (lấy chu kì của mặt trăng làm tiêu chuẩn) và lịch mặt trời (lấy chu kì của mặt trời làm tiêu chuẩn). Sự vận chuyển của mặt trời và mặt trăng khi chuyển đổi thành giờ sẽ có sự chênh lệch cố định. Tính theo chu kì của mặt trăng thì một năm là 10 tháng 21 giờ 12 phút, vì có sự chênh lệch này nên phải đặt ra tháng nhuận để bù vào, cứ mỗi ba năm là nhuận một lần, và cứ 19 năm thì tính 7 tháng nhuận. Hạ lịch của Trung Quốc chia một năm thành 12 tháng, mỗi tháng có một tiết và một khí. Tháng nhuận tức là tháng không có trung khí. Khoa Tử Bình tính toán bát tự, là lấy ngày sinh không qua tiết để định tháng trước hoặc tháng sau, cho nên không xảy ra vấn đề tháng nhuận. Ví dụ như người nào đó sinh vào ngày Mùi trong tháng giêng, năm Đinh, nhưng vì ngày Mùi chưa qua tiết Lập Xuân, cho nên tính thuộc về tháng 12 (tháng Hợi), năm Bính; nhưng Tử Vi Đẩu Số lại lấy Âm lịch làm cơ sở, vả lại việc bày bố các sao đã bao gồm nhân tố này bên trong, cho nên lấy Hạ lịch để trực tiếp tính toán thì tiện hơn. Ví dụ như sinh vào tháng giêng, thì lấy ngay tháng giêng để tính toán, bất kể đã giao tiết hay không. Vì vậy mỗi khi gặp tháng nhuận thì xảy ra vấn đề phải tính toán xem thuộc tháng nào.

Liên quan đến phương pháp tính toán tháng nhuận, hiện nay có ba thuyết:

Một là, thuyết của Lục Bân Triệu chủ trương trong Tử Vi Đẩu Số giảng nghĩa, lấy tháng nhuận tính thành tháng sau, như tháng ba nhuận thì tính thành tháng tư. Một thuyết khác là, lấy tháng nhuận chia thành hai phần, nửa phần đẩu tính thuộc về tháng trước, nửa phần cuối tính thuộc về tháng sau. Như nhuận tháng ba, từ ngày 1 đến ngày 15 tính thuộc về tháng ba; từ ngày 16 đến ngày 29 (hoặc ngày 30) tính thuộc về tháng 4. Thuyết thứ ba là, căn cứ vào tiết khí để tính thuộc vào tháng nào (như cách tính của Tử Bình).

Thuyết thứ hai là thuyết được nhiều người chấp nhận, phái Trung Châu Vương Đình Chi theo thuyết thứ hai. Nhưng Vương Đình Chi còn chủ trương, hễ ngày sinh vào tháng nhuận, thì nên lập hai mệnh bàn để kiểm tra một số sự kiện thực tế xem mệnh bàn nào ứng nghiệm.

(Dẫn theo trang bocdich.com)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm VIỆC ĐỊNH NGÀY GIỜ SINH CHÍNH XÁC TRONG TỬ VI

Muốn luận đoán Tử Vi Đẩu Số trước tiên phải biết chính xác năm sinh, tháng sinh, ngày sinh, giờ sinh; sau đó mới có thể trình bày đúng mệnh bàn. Theo Vương Đình Chi, do nguyên nhân lịch sử, Tử Vi Đẩu Số lấy thời gian của khu vực Trung Châu Lạc Dương cổ đại làm chuẩn. Thời gian Lạc Dương chính xác là nói theo múi giờ kinh tuyến, không phải các nước tự định ra tiêu chuẩn thời gian, do đó thời gian Lạc Dương và thời gian Thượng Hải, theo tiêu chuẩn thời gian hiện hành thì không có phân biệt, nhưng khi luận đoán Tử Vi Đẩu Số, thì chênh lệch 35 phút. Thông thường, bởi vì lịch pháp Trung Quốc chia một ngày thành 12 thời thần (giờ thời xưa), một thời thần tương đương 2 giờ theo lịch pháp hiện hành, ngoại trừ một số ít trường hợp đặc biệt, phần lớn khu vực Hoa Đông, Hoa Trung người ta đều có thể dùng tiêu chuẩn thời thần (giờ thời xưa) để tính. Nhưng có rất nhiều tình huống, bạn đọc luận đoán mệnh bàn không đúng, là tại vì thời gian sinh ra vào đầu giờ hoặc cuối giờ, so với giờ Lạc Dương có lúc bị chênh lệch, vì vậy dẫn đến bị sai lầm. Quan điểm lấy giờ của khu vực Trung Châu Lạc Dương làm chuẩn của Vương Đình Chi bị nhiều nhà nghiên cứu Đầu Số phản bác, đa số đều chủ trương sinh ở đâu thì tính theo giờ ở đó.

Phái Trung Châu có một phương pháp dùng để nhận ra tướng mạo và hình dạng con người trong mệnh bàn, để xác định mệnh bàn có chính xác hay không. Phương pháp này sẽ tường thuật ở sau.

Căn cứ theo lịch pháp hiện đại, nếu đã biết ngày giờ sinh theo Tây lịch, có thể dùng phương pháp dưới đây để chuyển đổi.

Chuyển đổi năm sinh

Muốn luận đoán Đẩu Số, cần phải biết can chi của năm sinh, bạn đọc có thể dùng lịch vạn niên để tra tìm; sau khi biết can chi của năm sinh, như năm sinh là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm là thuộc dương, nam mệnh là dương nam, nữ mệnh là dương nữ; năm sinh Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý là thuộc âm, nam mệnh là âm nam, nữ mệnh là âm nữ.

Chuyển đổi tháng sinh

Bạn đọc có thể dùng lịch vạn niên để tra tìm, nhưng cần chú ý, trên thị trường có một số sách lịch vạn niên không phân biệt cách tính múi giờ trong Âm lịch của Việt Nam và Âm lịch của Trung Quốc, nên thiếu chính xác nếu dùng cho người Việt Nam, nên chọn loại sách có sự phân biệt này.

Chuyển đổi giờ sinh

Muốn trình bày mệnh bàn Đẩu Số, điều tối trọng yếu là định thời gian sinh ra, Vương Đình Chi lấy giờ của khu vực Lạc Dương làm tiêu chuẩn tuyệt đối; khác với quan điểm của Lục Bân Triệu và Lục Tại Điền.

Liên quan đến việc phân chia khoảng thời gian trong “giờ Tí”, cũng có nhiều tranh luận. Có thuyết lấy từ 11 giờ tối đến 1 giờ sáng, đều quy thuộc về giờ Tí của ngày đó; tức lúc giao vào 11 giờ là bắt đầu ngày mới. Theo Vương Đình Chi, lúc giao vào 12 giờ đêm (tức 0 giờ), mới là bắt đầu ngày mới, đến 12 giờ đêm tức 24 giờ là kết thúc một ngày.

Phương pháp tính tháng nhuận

Trung Quốc tính toán lịch pháp là phối hợp lịch mặt trăng (lấy chu kì của mặt trăng làm tiêu chuẩn) và lịch mặt trời (lấy chu kì của mặt trời làm tiêu chuẩn). Sự vận chuyển của mặt trời và mặt trăng khi chuyển đổi thành giờ sẽ có sự chênh lệch cố định. Tính theo chu kì của mặt trăng thì một năm là 10 tháng 21 giờ 12 phút, vì có sự chênh lệch này nên phải đặt ra tháng nhuận để bù vào, cứ mỗi ba năm là nhuận một lần, và cứ 19 năm thì tính 7 tháng nhuận. Hạ lịch của Trung Quốc chia một năm thành 12 tháng, mỗi tháng có một tiết và một khí. Tháng nhuận tức là tháng không có trung khí. Khoa Tử Bình tính toán bát tự, là lấy ngày sinh không qua tiết để định tháng trước hoặc tháng sau, cho nên không xảy ra vấn đề tháng nhuận. Ví dụ như người nào đó sinh vào ngày Mùi trong tháng giêng, năm Đinh, nhưng vì ngày Mùi chưa qua tiết Lập Xuân, cho nên tính thuộc về tháng 12 (tháng Hợi), năm Bính; nhưng Tử Vi Đẩu Số lại lấy Âm lịch làm cơ sở, vả lại việc bày bố các sao đã bao gồm nhân tố này bên trong, cho nên lấy Hạ lịch để trực tiếp tính toán thì tiện hơn. Ví dụ như sinh vào tháng giêng, thì lấy ngay tháng giêng để tính toán, bất kể đã giao tiết hay không. Vì vậy mỗi khi gặp tháng nhuận thì xảy ra vấn đề phải tính toán xem thuộc tháng nào.

Liên quan đến phương pháp tính toán tháng nhuận, hiện nay có ba thuyết:

Một là, thuyết của Lục Bân Triệu chủ trương trong Tử Vi Đẩu Số giảng nghĩa, lấy tháng nhuận tính thành tháng sau, như tháng ba nhuận thì tính thành tháng tư. Một thuyết khác là, lấy tháng nhuận chia thành hai phần, nửa phần đẩu tính thuộc về tháng trước, nửa phần cuối tính thuộc về tháng sau. Như nhuận tháng ba, từ ngày 1 đến ngày 15 tính thuộc về tháng ba; từ ngày 16 đến ngày 29 (hoặc ngày 30) tính thuộc về tháng 4. Thuyết thứ ba là, căn cứ vào tiết khí để tính thuộc vào tháng nào (như cách tính của Tử Bình).

Thuyết thứ hai là thuyết được nhiều người chấp nhận, phái Trung Châu Vương Đình Chi theo thuyết thứ hai. Nhưng Vương Đình Chi còn chủ trương, hễ ngày sinh vào tháng nhuận, thì nên lập hai mệnh bàn để kiểm tra một số sự kiện thực tế xem mệnh bàn nào ứng nghiệm.

(Dẫn theo trang bocdich.com)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button