Tử vi

Vòng Thái tuế

Giới thiệu

 Vòng Thái Tuế : tượng trựng tư tưởng của mình.

– Vòng Thân : Tượng trưng hành động của mình.

Vòng Thái Tuế là Tam hợp của ba cung có tên giống địa chỉ năm sinh. Vòng Mệnh là Tam hợp của ba cung an Mệnh, cung Quan Lộc và cung Tài Bạch. Vòng Thân là tam hạp của ba cung liên quan với cung an Thân. Sau đó, ta ghi nhận ngũ hành của mỗi vòng :

Bạn đang xem: Vòng Thái tuế

– Hợi Mão Mùi là Mộc;

– Dần Ngọ Tuất là Hỏa;

– Thân Tí Thìn là Thủy;

– Tỵ Dậu Sửu là Kim.

Rồi lý luận theo tám trường hợp kể sau :

– Vòng Mệnh cùng hành với vòng Thái Tuế, còn Vòng Thân ở thế ngũ hành tương khắc, là người ngụy quân tử nói hay mà làm điều ác hiểm (giống như vai trò Nhạc Bất Quần trong Tiếu Ngạo Giang Hồ của Văn sĩ Kim Dung)

– Vòng Thân cùng hành với vòng Thái Tuế, còn Vòng Mệnh ở thế ngũ hành tương khắc, là người nói dữ dằn nhưng hành động lại quang minh chính trực (như mẫu người Từ Hải trong truyện Kiều)

– Vòng Mệnh, Vòng Thân cùng hành với vòng Thái Tuế : tốt nhất, quân tử chính danh.

– Vòng Mệnh cùng hành với Vòng Thân nhưng xung khắc ngũ hành với vòng Thái Tuế, là người chung thân bất mãn, lãnh tụ của đối lập, thích nghi và làm điều ngang trái.

– Vòng Thái Tuế sinh xuất vòng Mệnh nhưng Vòng an Thân lại sinh nhập Vòng Thái Tuế, là mẫu người cực kỳ khôn ngoan, chủ trương nhượng bộ trong lý thuyết rồi lấn lướt trong hành động.

– Vòng Mệnh cùng hành với Vòng Thân nhưng sinh nhập vòng Thái Tuế là người luôn chủ trương lấn lướt tha nhân, chuyên nghĩ và xếp đặt chuyện ăn người, mẫu người tham vọng.

– Vòng Mệnh cùng hành với vòng Thân nhưng được Vòng Thái Tuế sinh xuất là người hiền lành đến nhu nhược, luôn cam phận thiệt thòi (một sự nhịn, chín sự lành).

– Vòng Mệnh sinh nhập Vòng Thái Tuế, rồi Vòng Thái Tuế sinh xuất Vòng Thân là người nói hay làm dở, nói nhiều làm ít đa lý thuyết, thiếu thực hành, dốt hay nói chữ.

Quan sát Thiên Văn thấy Mộc Tinh chuyển động một chu kỳ hết 11,86 năm (hay xấp xỉ 12 năm). Lại căn cứ vào Nhị Thập Bát Tú, lấy sao Bắc Thần làm tâm mà các nhà Thiên Văn cổ Phương Đông đã chia bầu trời thành 12 cung lấy tên theo 12 con Giáp bắt đầu từ cung Tý. Và căn cứ vào vị trí của Mộc Tinh mà định xem năm đó là năm gì Tý, Sửu hay Dần, Mão,….

Mộc Tinh ở cung Tý thì đó là năm Tý. Thiên Văn học hiện đại đã khẳng định và chứng minh chặt chẽ chu kỳ chuyển động của Mộc Tinh như trên là hoàn toàn chính xác và họ còn chỉ ra rằng Mộc Tinh có chiều chuyển động từ Đông sang Tây. Thế nhưng tại sao trong thực tế quan sát từ Mặt Đất lại thấy Mộc Tinh đi từ Tây sang Đông? Cái này chẳng có gì là khó hiểu, đấy chẳng qua chỉ là chuyển động biểu kiến và chuyển động thực. Nếu chúng ta đứng ở Mặt Trời và nhìn Mộc Tinh chuyển động thì sẽ thấy Mộc Tinh đúng là chuyển động từ Đông sang Tây (cái này tức là chúng ta chọn Hệ Quy Chiếu quán tính đứng yên – do Mặt Trời đứng yên so với các hành tinh trong Thái Dương hệ). Nhưng nếu chúng ta đứng Trái Đất để nhìn Mộc Tinh thì sẽ thấy Mộc Tinh đi từ Tây sang Đông 8 do Hệ Quy Chiếu bây giờ là Quả Đất, và hệ quy chiếu chuyển động).

Như vậy Thái Tuế chẳng qua là Mộc Tinh. Mộc Tinh chuyển động thực từ Đông sang Tây cho nên vòng Thái Tuế lúc nào cũng an theo chiều thuận bất kể là Nam hay Nữ. Khoa học hiện đại còn chứng minh được Mộc Tinh có trường Điện Tử ảnh hưởng lên Trái Đất chúng ta mạnh thứ hai chỉ sau Mặt Trời, lực hấp dẫn của nó tác động đến lên chúng ta chỉ thua Mặt Trời và Mặt Trăng. Chính vì thế Mộc Tinh ảnh hưởng rất mạnh mẽ lên con ngời, và chính vì điều đó mà vòng THÁI TUẾ nó ảnh hưởng cực mạnh lên mỗi lá số của đương số.

Khoa học hiện đại còn chứng minh được những đứa trẻ nào sinh ra vào đúng chu kỳ hoạt động mạnh của Mộc Tinh (biểu hiện trong lá số tử vi là cung Mệnh nằm trong tam hợp Thái Tuế) thì những đứa trẻ đó sau này thường thông minh hơn người, bản tính kiêu ngạo thích làm lãnh đạo, làm thầy, không chịu ở dưới người khác. Và đặc biệt là khả năng hùng biện thiên về Luật Pháp, Chính Trị, Ngoại Giao đồng thời cũng kèm theo một bản tính cực kỳ bảo thủ, không thích người khác nói ra sai lầm của mình. Dưới tác dụng của môi trường gia đình, giáo dục và những tính chất của Mộc Tinh được bộc lộ rõ ràng.

Nói như thế không có nghĩa là Mệnh không nằm trong tam hợp Thái Tuế thì không thể làm thầy làm Vua. Nên nhớ là ảnh hưởng to lớn của Mộc Tinh nó có hai mặt, cũng như sao Thái Tuế trong tử vi là con dao 2 lưỡi. Nếu mệnh nằm trong tam hợp Thái Tuế lại them nhiều Cát Tinh phù tá, Chính Tinh miếu địa (tức là được dạy dỗ trong môi trường tốt) thì quả thật là những người có thiên hướng lãnh đạo, có thực tài. Ngược lại nếu bị Hung Sát tinh xâm phạm (tức là môi trường giáo dục không tốt) thì những bản chất như bảo thủ, cứng đầu của Thái Tuế sẽ bộc lộ rõ và đương số nếu nói rõ hơn chính là những cá nhân cá biệt bảo thủ, miệng lưỡi điêu ngoa, gian ác.

Hơn nữa, ảnh hưởng của Mộc Tinh không chỉ cố định như vậy trong lá số mà ảnh hưởng của nó di động theo từng năm (theo chu kỳ chuyển động của Mộc Tinh). Để minh hoạ cho sự ảnh hưởng này, tử vi đặt ra sao Lưu Thái Tuế. Lưu Thái Tuế rơi vào cung nào, tức là năm đó Mộc Tinh ảnh hưởng rất mạnh lên cung đó và do sự ảnh hưởng này mà các sao tại bản cung bị PHÁT ĐÔNG. Chính vì thế Thái Tuế và Lưu Thái Tuế phải được xem xét rất kỹ càng khi xem tử vi, đặc biệt là khi xem Vận Hạn.

Tóm lại có thể nói vòng Thái Tuế là sự mã hoá tuyệt vời của tử vi ảnh hưởng của Mộc Tinh lên đương số

Thái Tuế và các bộ sao liên quan:

Ta đã nói ở trên về cách an Thái Tuế theo chi Năm Sinh. An theo Năm Sinh còn có bộ Long Phượng, bộ Đào Hồng, bộ Khốc Hư Tang Mã. Vậy những sao này có liên quan gì với nhau ? Trước hết hãy nhìn vào cách an các sao đó.

Thái Tuế chẳng qua cách an là : lấy cung Tý kể là năm Tý, đếm theo chiều thuận đến năm sinh thì an Thái Tuế. Long Trì thì kể cung THÌN là năm Tý, đếm theo chiều thuận đến năm sinh. Một cái nhìn ban đầu cho thấy Thái Tuế và Long Trì luôn Tam Hợp nhau.

Nhưng tại sao lại là cung THÌN? Bởi vì ngày xưa ngày Đông Chí là lúc khí Dương bắt đầu sinh, Vua vào chính xác ngày Đông Chí phải làm lễ tế trời. Cho nên xác định đúng ngày Đông Chí là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Sử Quan. Và vào ngày ĐÔNG CHÍ, Mặt Trời mọc lên ở cung THÌN, chính vì thế mà Long Trì được khởi từ cung Thìn. Bản thân sao Long Trì không phải là một sao có thật trên bầu trời, nó chỉ là 1 cách để tử vimô tả cho vị trí ảnh hưởng của Thái Tuế. Mệnh nằm trong Tam Hợp Thái Tuế thì sẽ có Long Trì, và như đã nói ở trên về ảnh hưởng của Mộc Tinh, sao Long Trì tượng là sự sang trọng, quý hiển của 1 người lãnh đạo, của 1 ông Vua (Thái Tuế là Vua cai quản 1 năm). Từ cách an như vậy có thể thấy Long Trì tượng cho sự đài các cao sang. Thái Tuế Long Trì nếu đi kèm với Cát Tinh thì chủ cho sự thành công, sang trọng, đài các, ngược lại nếu đi kèm Không Kiếp, Thiên Hình, Kiếp Sát,… thì bản chất bảo thủ, thủ đoạn của Thái Tuế bộc lộ rõ ràng, và Long Trì chỉ là tượng cho sự lãnh đạo của một tay anh chị, Mafia có đẳng cấp mà thôi. Sự đài các sang quý của Long Trì bị mất hẳn. Long Trì thực sự phát huy hết tác dụng của nó (tức là ảnh hưởng của Mộc Tinh là ảnh hưởng tích cực) khi đi kèm bộ Xương Khúc, bộ Thai Cáo, bộ Khôi Việt, Khoa Quyền Lộc và đặc biệt là sao Quốc ấn (chủ ấn tín lãnh đạo). Từ cách an của Long Trì (là từ cung Thìn, nơi Mặt Trời mọc vào ngày Đông Chí) có thể thấy sao Long Trì đặc biệt thích hợp cho hai Chính Tinh : tử vi và Thái Dương.

Bây giờ chúng ta xét đến bộ Khốc Hư. Khốc Hư lấy cung Ngọ làm năm Tý, Khốc theo chiều nghịch, Hư theo chiều thuận đến năm sinh. Như vậy có thể thấy như sau: bộ Khốc Hư này an ở vị trí khởi đầu xung với Thái Tuế. Nhưng để ý kỹ sẽ thấy, Thiên Hư luôn xung chiếu với Thái Tuế, còn Thiên Khốc thì không? Khoa học hiện đại về tâm lýhọc có nói : những đứa trẻ nào sinh ra vào những lúc xung với ảnh hưởng của Mộc Tinh (tức là nghịch với chu kỳ hoạt động của Mộc Tinh) thì thường có hai xu hướngtâm lý như sau:

+ Buồn rầu, bất mãn và cam chịu nó ở trong lòng

+ Buồn rầu, bất mãn và ngấm ngầm phấn đấu để vươn lên, và sự vươn lên này thường là bất chấp thủ đoạn kể cả gây đau khổ cho người khác.

Như vậy bộ Khốc Hư chính là sự mã hoá cho 2 xu hướng trên. Người nào cung Mệnh có Thiên Hư mà không có Thiên Khốc (Thiên Khốc chiếu sẽ xét sau) thì chắc chắn là người có tâm lý buồn, và cam chịu, bất mãn. Ngược lại nếu có Thiên Khốc sẽ là con người bất mãn, hay buồn nhưng rất có nghị lực, sẵn sàng đạp lên tất cả để đi đến thành công. Chính vì thế là tử vi có cách Mã Khốc Khách tượng là chịu khó, nghị lức chứ còn Mã Hư Khách không thành cách, và cũng thấy là Mã Khốc Khách chỉ tính khi cả 3 sao này đồng cung. Khi Khốc Hư đồng cung, thì con người hay bị hai luồng tư tưởng chi phối mạnh mẽ, lúc thì kiên gan phấn đấu, lúc thì chán nản, chính vì lẽ đó mà chỉ khi gặp Vận tốt và thường là vào Hậu Vận khi đã vào tuổi “Tri Thiên Mệnh“, khi mà sự đấu tranh tư tưởng đã ngã ngũ thì mới thành công. Mà cũng chỉ thành công khi Vận tốt và bản thân bộ Khốc Hư có nhiều Cát Tinh phù trợ. tử vi có câu phú : “Khốc Hư Tý Ngọ, ăn nói đanh thép, phát về hậu vận“ và cũng không biết bao nhiêu cách lý giải này nọ, nhưng thật ra là họ đều lý giải sai hết, một lý giải hoàn toàn Cảm Tính. Khốc Hư mà không xét đến Thái Tuế là một sai lầm nghiêm trọng.

Một điều rất thú vị là sao Phượng Các khởi từ cung Tuất và đi ngược. Nó luôn tam hợp với sao Thiên Khốc. Như vậy là ta càng thấy rõ sự khác nhau giữa Khốc và Hư. Sách tử vi có nói Long Phượng là Đài Các Tinh, tính chất như nhau. Quan niệm đó là thiếu chính xác. Long Trì là sự đài các của Thái Tuế, một sự đài các hiển nhiên. Ngược lại Phượng Các là sự mô tả cho sự thành công nhờ nỗ lực không ngừng (Thiên Khốc xung Thái Tuế và đi ngược), sự đài các sang trọng sau một quá trình phấn đấu nỗ lực vất vả , có thể ví Long Trì như sự sang trọng đài các của vua Lê Thánh Tông, còn Phượng Các là sự sang trọng đài các của vua Lê Thái Tổ. Chính vì thế nếu Mệnh nằm trong tam hợp Thái Tuế mà có thêm sao Thiên Khốc , tức là Thiên Khốc đồng cung hay tam hợp với Thái Tuế , lại có thêm nhiều Cát Tinh và đặc biệt là chính tinh thủ Mệnh là các bộ sau : Tử Sát, Nhật Nguyệt thì con người này có tài năng phi thường, nghị lực phấn đấu không mệt mỏi, cách cục của các vị Vua khai sáng một triều đại, hay của một người khai sáng một chế độ (dĩ nhiên là cần phải kèm thêm nhiều Cát Tinh và Vận Hạn đến cung mà những tính chất tiềm tàng của tử vi, Nhật Nguyệt được bộc lộ toàn bộ). Cũng tương tự như Long Trì, Phượng Cách chỉ thực sự phát huy là đài các sang quý khi không bị Hung Sát Tinh như Không Kiếp Thiên Hình Kiếp Sát xâm phạm.

Nói đến bộ Khốc Hư không thể không nhắc đến Thiên Mã. Thiên Mã chỉ thực sự chỉ sự nghị lực, nỗ lực phấn đấu khi nó có Thiên Khốc chiếu hay đồng cung. Nhưng khi 4 sao Tang Môn, Thiên Mã, Thiên Khốc, Thiên Hư hội hợp đầy đủ thì là cách cục của những người có nội tâm thường đấu tranh dữ dội giữa việc cam chịu hay phải phấn đấu, chính vì thế mà nét mặt họ thường ít khi vui vẻ. Bộ này khi đi kèm Cát Tinh thường là những người có nghị lực, phấn đấu (nhưng nếu dù có Cát Tinh mà mệnh chỉ có sao THIÊN HƯ thì cũng chỉ là người lúc nào cũng kêu ca, chán nản, nghị lực phấn đấu kém). Ngược lại khi bộ Tang mã Khốc Hư đi kèm Cát Tinh mà có lẫn Hung Tinh vào đó đặc biệt là Lục Sát Tinh, những người này là những người dám nghĩ dám làm, sẵn sàng đạp lên tất cả để đi đến thành công. Bộ Tang Mã Khốc Hư phải lấy nòng cốt là hai sao Khốc Hư mà đoán.

Sau cùng xét đến bộ Đào Hồng. Thái Tuế khởi từ Tý, Hồng Loan khởi từ Mão như vậy Hồng Loan luôn nằm trong thế tam hợp Thiếu Âm, một sự nhường nhịn, nhu thuận. Do vậy tính chất của Hồng Loan là sự dịu dàng nhu thuận kín đào nhưng “Lạt mềm buộc chặt“. Còn Đào Hoa an theo tam hợp tuổi cứ đứng trước cung Tứ Sinh của Tam Hợp tuổi 1 cung, tức là nó vượt lên trên Thái Tuế 1 cung. Cho nên Đào Hoa tượng cho sự phô trương, bộc lộ hết ra ngoài, sớm nở nhưng cũng sớm tàn. Do tính chất của Đào Hồng là sự duyên dáng nó chính là sự mô tả cho những người sinh ra trước và sau chu kỳ ảnh hưởng của Mộc Tinh. Những người sinh ra trước chu kỳ của Mộc Tinh là người hay khoe khoang, cậy tài (Thiếu Dương) ; còn sinh ra sau chu kỳ của Mộc Tinh là những người có bản chất kín đáo, ít nói, nhưng rất thâm thuý và sâu sắc. Hồng Loan nếu gặp các sao Quyền Lực như Đầu Quân, Hoá Quyền, Binh Hình Tướng ấn và đóng tại cung Mệnh, Quan là cách cục của những người biết suy nghĩ, biết che giấu thủ đoạn, cách cục của những chính khách có tài. Đào Hoa khi đóng cung Quan tượng là sự lập nghiệp sớm nhưng nếu không có Cát Tinh thì cũng chóng tàn. Đặc biệt Đào Hoa do bản tính là khoe hết sắc đẹp ra cho nên khi đi kèm Dâm Tinh sẽ thể hiện tính dâm rất mạnh.

Vòng Thái Tuế được an theo năm sinh bao gồm Thái Tuế, Thiếu Dương (Thiên Không đồng cung), Tang Môn (có bộ Tang Hổ vì Bạch Hổ luôn xung chiếu), Thiếu Âm, Quan Phù (Long Trì đồng cung), Tử Phù (Nguyệt Đức đồng cung, có Kiếp Sát đồng cung hoặc tam hợp chiếu), Tuế Phá (Thiên Hư đồng cung), Long Đức, Bạch Hổ (Tang Môn xung chiếu), Phúc Đức (Thiên Đức đồng cung, có Kiếp Sát đồng cung hoặc tam hợp chiếu), Điếu Khách, Trực Phù. Vòng Thái Tuế thường được phân thành bốn tam hợp là Tuế Phù Hổ, Tang Tuế Điếu, Dương Tử Phúc, Âm Long Trực

Đi sâu phân tích các sao an theo năm, chúng ta nhận thấy:

Thiên Mã luôn luôn đồng cung với một trong ba sao của bộ Tang Tuế Điếu

Nguyệt Đức và Thiên Đức, Phúc Đức luôn luôn tam hợp chiếu

Kiếp Sát luôn luôn tam hợp với Đào Hoa và luôn luôn thuộc về bộ Dương Tử Phúc

Bạch Hổ và Hoa Cái luôn luôn đồng cung hoặc tam hợp chiếu

Thiếu Dương luôn luôn có Tứ Đức là Nguyệt Đức, Long Đức, Phúc Đức, Thiên Đức chiếu và có Kiếp Sát đồng cung hoặc tam hợp chiếu

Do đó ta có bốn tam hợp như sau

Thái Tuế, Quan Phù – Long Trì, Bạch Hổ với Hoa Cái trong tam hợp, gọi tắt là Tuế Phù Hổ Long Cái

Thiếu Dương – Thiên Không, Tử Phù – Nguyệt Đức, Phúc Đức – Thiên Đức với Kiếp Sát trong tam hợp, gọi tắt là Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát (Tam Đức là Nguyệt Đức, Phúc Đức, Thiên Đức). Riêng Thiếu Dương thì có thêm Long Đức xung chiếu nên có Tứ Đức chiếu

Tang Môn, Tuế Phá – Thiên Hư, Điếu Khách với Thiên Mã trong tam hợp, gọi tắt là Tang Tuế Điếu Hư Mã

Âm Long Trực

Khi xét các tam hợp này chúng ta cần chú ý đến các sao an theo năm và chú ý đến các bộ như bộ Khốc Hư, Tang Hổ Khốc Hư, Long Phượng, Tứ Linh (Long Phương Hổ Cái), Tứ Đức, Cô Quả, Đào Hồng Cô Quả, Mã Khốc Khách, Tam Minh (Đào Hồng Hỉ), Thiên Không Đào Hoa đồng cung, Thiên Không Hồng Loan đồng cung hay xung chiếu và các sao như Kiếp Sát, Phá Toái. Chú ý:

Cô Quả luôn tam hợp chiếu với nhau. Cô Thần chỉ an tại Tứ Sinh, Quả Tú chỉ an tại Tứ Mộ. Do đó nếu có Cô hay Quả thủ hoặc tam chiếu thì sẽ có đủ bộ Cô Quả, còn nếu xung chiếu thì chỉ gặp sao đó mà thôi. Khi có Cô Quả tam hợp xung chiếu thì hiếm khi có bộ Khốc Hư

Đào Hoa chỉ an tại Tứ Chính Tí Ngọ Mão Dậu

Phá Toái chỉ an tại Tỵ Dậu Sửu

Hồng Loan khi ở Tứ Chính mới không gặp Cô Quả

Bộ Long Phượng chỉ dành riêng cho bộ Tuế Phù Hổ, Thiếu Âm ở Tứ chính, Điếu Khách ở Tứ Mộ và Tí Ngọ Dần Thân (ở Dương cung và ở Sửu Mùi), Tử Phù ở Sửu Mùi. Bộ Âm Long Trực không bao giờ có Long Phượng tam hợp xung chiếu. Thiếu Âm và Tử Phù tại Sửu Mùi có cách giáp Long Phượng

Cần chú ý người có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái, bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã là người Âm Dương thuận lý, người có bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát, bộ Âm Long Trực là người Âm Dương nghịch lý

Mệnh có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái thì Di có bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã . Mệnh có bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã thì Di có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái. Tuế Phù Hổ khi ở Âm cung thì luôn luôn có Tứ Linh. Như vậy người Âm Dương thuận lý thì Tứ Linh dễ có tại Mệnh hay Di. Mệnh quan trọng hơn Di thành ra có Tứ Linh tại Mệnh tốt hơn tại Di, nghĩa ra ra ngoài tuy phải phấn đấu nhưng khi ra tay hành động thì kết quả có lợi hơn là ra ngoài hanh thông nhưng khi ra tay hành động thì cuối cùng dễ thất bại . Như vậy Mệnh Tuế Phù Hổ Long Cái ưu thế hơn Mệnh có bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã. Đây chỉ là điểm khái quát vì còn phụ thuộc rất lớn vào sự phối hợp với các sao khác mà có kết quả khác nhau

Đặc tính bộ Tuế Phù Hổ Long Cái

Thái Tuế có Tuế Phá Thiên Hư xung chiếu (chú ý xem có bộ Khốc Hư hay không)

Quan Phù Long Trì có Điếu Khách xung chiếu

Bạch Hổ có Tang Môn xung chiếu (bộ Tang Hổ)

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái thì dễ có Tứ Linh (vì luôn luôn có Long Trì, Bạch Hổ, Hoa Cái trong tam hợp. Bộ Tuế Phù Hổ khi ở Âm cung thì luôn luôn có Tứ Linh, khi tại Dương cung thì chỉ một trong ba sao Thái Tuế, Quan Phù hoặc Bạch Hổ mới có Tứ Linh . Thái Tuế không có Tứ Linh khi an tại Tí Ngọ, Thìn Tuất. Quan Phù không có Tứ Linh khi an tại Dần Thân, Thìn Tuât . Bạch Hổ không có Tứ Linh khi an tại Tí Ngọ, Dần Thân), khó gặp Cô hay Quả (nếu có thì chỉ có một sao xung chiếu, riêng Thái Tuế thì không bao giờ gặp Cô Quả), không có Đào Hồng (ngoại trừ Thái Tuế Dần Thân thì giáp Đào Hồng), không có sao nào của bộ Tứ Đức, không có Kiếp Sát, không gặp đủ bộ Khốc Hư trừ Thái Tuế mới dễ có (Thái Tuế ở Dần Thân Thìn Tuất mới không có bộ Khốc Hư. Quan Phù và Bạch Hổ hiếm khi gặp bộ Khốc Hư vì không có Thiên Hư, nhưng dễ gặp Thiên Khốc chiếu), chỉ gặp Thiên Mã xung chiếu khi đóng tại Tứ Sinh (Dần Thân Tỵ Hợi). Cần chú ý Bạch Hổ luôn luôn có Tang Môn xung chiếu (bộ Tang Hổ). Cần xét có Phá Toái hay không

Người Thái Tuế rất tự hào, biết xét đoán, hay lý luận, hay nói, hay bắt bẻ, thích tranh luận, dễ cãi vã với người, hay phê bình người nhưng lại không thích người khác phê bình mình, không gian xảo lừa lọc, hơi khó tính, ít khi hợp với người khác, ít giao thiệp, thường ít bạn bè, ít cảm tình, hành xử theo lý trí, đôi khi lạnh lùng khinh người, đàng hoàng, nghiêm chỉnh, không lăng nhăng bay bướm, mở miệng nói ra cũng có người nghe theo. Gặp nhiều sao xấu thì dễ bị họa vì miệng, gặp nhiều sao tốt thì ăn nói hùng hồn, đanh thép, nhiều người kính nể, giỏi về pháp lý, tranh chấp, đấu lý, dễ thành công khi làm những nghề cần ăn nói như quan tòa, luật sư, nhà giáo, chính trị gia

Người Quan Phù (Long Trì) là người ôn hòa nhưng trịnh trọng, lương thiện, biết xét đoán lý luận, suy tính kỹ càng, thận trọng trước khi hành động, có mưu cơ, quyền biến, biết thời cơ, lúc tiến, lúc lui, có tinh thần ganh đua, bình tĩnh, có năng khiếu về pháp luật, thông minh, tuấn dật, thanh tú, phong nhã, có văn chất

Người Bạch Hổ thì can đảm, cương nghị, gan lì, hơi ương ngạnh bướng bỉnh, cứng cỏi, giỏi chịu đựng, chịu khó, ưa làm theo ý mình, hay lo lắng, âu sầu, ưu tư, nếu đắc địa tại Dần Thân Mão Dậu thì hăm hở làm việc, thường hay có tham vọng, có tài thao lược, xét đoán và lý luận sắc bén, học rộng biết nhiều. Đàn ông có Tang Hổ đắc địa thủ Mệnh thì tính cương cường, anh hùng quả cảm, tài kiêm văn võ, hiển đạt về võ nghiệp, thích hoạt động về chính trị, quán xuyến cả về quân sự, gặp nhiều sao sáng sủa thì có thể chuyên về pháp lý, làm luật sư, quan tòa. Nếu hãm địa thì thích ăn ngon mặc đẹp, tính hay chơi bời, thích ăn nhậu (nam giới), thiếu cương quyết, vẻ mặt không tươi, có nét u buồn, hay ưu tư phiền muộn

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái thì dễ có Tứ Linh (vì luôn luôn có Long Trì, Bạch Hổ, Hoa Cái trong tam hợp. Bộ Tuế Phù Hổ khi ở Âm cung thì luôn luôn có Tứ Linh, khi tại Dương cung thì chỉ một trong ba sao Thái Tuế, Quan Phù hoặc Bạch Hổ mới có Tứ Linh). Sự xuất hiện của Tứ Linh là một ưu thế lớn của bộ Tuế Phù Hổ Long Cái vì Tứ Linh đem lại may mắn hanh thông về mọi mặt, chủ về công danh quyền thế khi gặp cát tinh hội họp và xa lánh sát tinh hãm địa (như Kình Đà, Không Kiếp, Hỏa Linh, hoặc Hình Riêu Hóa Kỵ hãm). Nếu có sát tinh hãm địa hội họp thì tuy làm suy giảm đi tính chất tốt đẹp về công danh, quyền thế, tài lộc nhưng cũng không đáng quá lo ngại vì Tứ Linh làm giảm bớt tai họa rất nhiều. Khi không có Tứ Linh tại cung nào thì cung đó thì cần phải xét kỹ xem có sự xuất hiện của sát tinh hãm địa hay không, rơi vào cung nào (Mệnh, Quan hay Tài), đặc biệt chú ý vị trí của Bạch Hổ (luôn có Tang Môn xung chiếu) và Thái Tuế ( luôn có Tuế Phá Thiên Hư xung chiếu) và tính chất đắc hãm của nó (Tang Hổ đắc tại Dần Thân Mão Dậu, Khốc Hư đắc tại Tí Ngọ Mão Dậu ). Có rất nhiều bộ sao xấu, đặc biệt liên quan đến Thái Tuế và Bạch Hổ cần nắm vững. Vị trí của bộ Tuế Phù Hổ không có Tứ Linh là vị trí cát phù hung diệt, gặp cát tinh hội họp thì sẽ tốt lên, gặp hung tinh hãm địa hội họp thì đưa đến chỗ tranh chấp, thị phi, kiện cáo, cãi vã, tù tội, bệnh tật, tai nạn, tang thương, làm ngăn trở mọi công việc, gây rắc rối tổn hại đến công danh, quyền thế, tài lộc tùy theo sao nào hội họp mà luận giải . Không có Tứ Linh tại Mệnh thì luận giải cũng khác với không có Tứ Linh tại Quan hay Tài. Mệnh Quan Phù Long Trì thì Thiên Di có Điếu Khách là nơi có khả năng gặp bộ Long Phương (Điếu Khách tại Âm cung là Mão Dậu Tỵ Hợi mới không gặp bộ Long Phương). Bộ Long Phượng là bộ cũng rất đẹp nên Mệnh Quan Phù Long Trì thường có ưu thế hơn Mệnh Thái Tuế (Di dễ có bộ Khốc Hư) hoặc Mệnh Bạch Hổ (Di có bộ Tang Hổ) trong môi trường giao tiếp ngoài xã hội, dễ hanh thông may mắn, ít phiền muộn hơn

Khi có Tứ Linh trong tam hợp thì cần chú ý đến bộ Long Phượng Giải Thần tọa thủ tại cung nào. Phượng Cát và Giải Thần luôn luôn đồng cung với nhau. Phượng Cát và Thiên Khốc luôn luôn tam hợp chiếu với nhau. Giải Thần là phúc tinh chủ giải trừ bệnh tật tai họa, gia tăng phúc thọ. Long Trì và Quan Phù luôn luôn đồng cung, vì đồng cung với Quan Phù và có Bạch Hổ tam hợp nên khi gặp Sát Tinh như Không Kiếp, Thiên Hình thì trở nên xấu

Nói chung bộ Tuế Phù Hổ Long Cái khi có bộ Long Phượng thủ chiếu Mệnh (ít nhất Long hoặc Phượng thủ) thì ôn hòa, lương thiện, hòa nhã, nhã nhặn. Tính chất này rất mạnh mẽ, cho dù có Không Kiếp Kỵ xâm phạm cũng là người ôn hòa, lương thiện.

Đàng hoàng, đứng đắn, đoan trang, không lăng nhăng bay bướm

Thông minh, tuấn dật, thanh tú, phong nhã, có văn chất

Bình tĩnh, trịnh trọng

Hay gặp may mắn, cuộc đời cho dù có chìm nổi cũng không đến nỗi bần cùng

Mệnh Long Trì thì điềm đạm, bình tĩnh, trì trệ, chủ về khoa giáp và hỷ sự

Mệnh Thân có Phượng Các tính ôn hòa, vui vẻ, người có cốt cách, có địa vị khoa giáp, chủ sự vinh hiển lâu dài. Nam Mệnh mà gặp thì có lợi cho công danh tài lộc. Nữ Mệnh rất hợp khi có Long Phượng, là người hiền lành, ôn hòa, dịu dàng, thuần hậu, lấy được chồng sang và có danh giá

Long Phượng Sửu Mùi gặp nhiều sao sáng sủa thì thi đỗ cao, nữ nhân dễ lấy chồng quyền quí

Long Phượng là vừa là đài các chi tinh vừa là văn tinh chủ về khoa giáp, đem lại may mắn hưng thịnh về mọi mặt (đặc biệt khi miếu địa) như công danh, tài lộc, nhà cửa, thi cử và đặc biệt là hôn nhân, sinh đẻ. Tọa thủ tại tất cả các cung nó đều mang đến sự may mắn, tốt lành nhưng phải đi đủ bộ và phải có sao thủ thì mới tốt hơn, hoặc cả hai sao trên nếu đồng cung tại Sửu Mùi thì càng tốt đẹp rực rỡ hơn nhiều so với các vị trí khác vì sẽ có đủ bộ tứ linh (Long, Phượng, Hổ, Cái), vừa đồng cung và đồng thời lại có Giải Thần đứng đồng cung để giải họa. Có lẽ chính vì vậy một số người đã cho rằng Long Phượng miếu địa tại Sửu Mùi

Long Phượng chủ sự may mắn hanh thông, do đó tùy sao phối hợp mà luận giải như gặp quí tinh như Khôi Việt, Thai Cáo, Quốc Ấn… hoặc Quang Quí thì chủ may mắn về quan trường, thi cử, công danh, thăng quan tiến chức, gặp hỉ tinh như Riêu, Hỉ Thần (chú ý Long Phượng không bao giờ gặp Thiên Hỉ) thì may mắn về hôn nhân, con cái, gặp thời, gặp tài tinh như Lộc Tồn, Vũ Khúc, Hóa Lộc thì chủ may mắn về tiền tài … (Chú ý do đặc tính văn tinh nên Long Phượng khi gặp văn tinh như Xương Khúc Khôi Việt… thì gia tăng tính chất may mắn về công danh sự nghiệp rất nhiều). Gặp hung sát tinh như Không Kiếp thì cũng giảm thiểu được tác họa do gặp may mắn (chú ý Long Trì hành Thủy, đa số các hung tinh là hành Hỏa, Long Trì giải họa mạnh hơn Phượng Các)

Long Phượng là sao đem lại may mắn, đi với mọi cách đều có lợi, nhưng phụ tá cho bộ Tử Phủ, Nhật Nguyệt và Cơ Lương rất đắc lực. Đối với trung tinh, bộ Long Phượng kết hợp với bộ Tả Hữu là tốt nhất, chủ sự may mắn đến dồn dập. Long Phương đi với Quang Quí là cách kim bảng đề tên.

Long Phượng gặp Sát Tinh hoặc Tuần Triệt thì không sợ, không bị suy giảm tính chất

Long Phượng hội họp cùng với Hỷ Thần, Hình Riêu, Hình, Kỵ đắc địa là đồng tính chất, tăng thêm hỉ sự, đài các nguy nga, văn chương siêu việt ví như rồng có vảy râu tỏa ánh hào quang, Phượng có lông sực sỡ

Long Phượng tọa thủ tại Tài thì tiền tài hanh thông, tại Quan thì quan trường thuận lợi, tại Thiên Di thì ra ngoài dễ gặp may mắn, dễ thoát nhiều tai nạn, tại hạn thì gặp may mắn mọi chuyện

Các bộ sao kết hợp mang tính chất tốt đẹp

Long Phượng Cái Hổ gọi là bộ Tứ Linh,

Long Phượng Tả Hữu

Long Phượng Tả Hữu Khoa Quyền Lộc

Phượng Xương, Khúc, Khôi, Việt

Long Phượng Xương, Khúc, Khôi Việt, Khoa

Long Phượng gặp Xương Khúc, Khôi Việt, Tả Hữu

Long, Phượng Phi Liêm

Long, Phượng, Riêu, Hỉ

Long, Phượng Sửu Mùi gặp Quang, Quí, Khôi Hồng

Long, Phượng, Lương

Long củng Thân, Mệnh ngộ Phượng và Xương, Khúc hay Khôi, Việt

Các bộ sao kết hợp phá cách

Long gặp Không, Kiếp, Kỵ

Phượng, Kỵ

Long Trì, Quan Phù, Thiên Hình gặp Không hay Kiếp

Long Trì Quan Phù gặp Thất Sát hãm địa

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái khó gặp Cô hay Quả (nếu có thì chỉ có một sao xung chiếu, riêng Thái Tuế thì không bao giờ gặp Cô Quả). Chỉ có Quan Phù ở Thìn Tuất Sửu Mùi thì bị Quả Tú xung chiếu và Bạch Hổ ỏ Dần Thân Tỵ Hợi bị Cô Thần xung chiếu, còn các vị trí khác thì bộ Tuế Phù Hổ không bao giờ bị Cô Quả chiếu thủ. Hai sao Cô Quả này ảnh hưởng đến tinh thần là chủ yếu khi đóng ở Mệnh, Thân, Bào, Phụ Mẫu, Tử Tức, Thiên Di, Phối, Nô, Phúc Đức. Vì có ý nghĩa cô độc, trơ trọi, lẻ loi, đơn chiếc, lạnh lẽo, hiếm hoi nên nếu không gặp cát tinh (chú ý điều này) thì có hại cho việc cầuhôn nhân, cưới hỏi, đoàn tụ, gây bất lợi cho cá nhân trong quan hệ ngoài xã hội, tronggia đình như trong tương quan giữa cá nhân với bạn bè, người giúp việc, người hôn phối, cha mẹ, con cái, anh em, họ hàng. Vì tránh được bộ Cô Quả thành ra người có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái thường đỡ gặp lận đận hơn về các mặt đã nêu. Chú ý trường hợp Quan Phù hay Bạch Hổ gặp Cô hay Quả xung chiếu, đây là trường hợp rơi vào cung Thiên Di có Cô hay Quả thủ thì ra ngoài thông thường có nhiều bạn, có quan hệ rộng rãi, nhưng ít kết bạn thân, chọn lọc kỹ lưỡng. Nếu Di xấu thì ít được người giúp đỡ, thường phải tự lực là chủ yếu. Nếu Di tốt thì cũng được người giúp. Cô Thần gặp Quí Tinh đồng cung thì được nhiều người giúp đỡ. Quả Tú gặp Phá Toái đồng cung thì đi đường hay bị nguy hiểm, gặp Phục Binh đồng cung thì hay bị nói xấu, gặp Hóa Kỵ đồng cung thì thường bị người ghét bỏ

Các bộ sao

Các bộ sao hợp cách Cô Quả

Cô Quả cát tinh hội họp 

Cô Quả gặp Tử Phủ và cát tinh hội họp

Cô Quả Điền Tài

Thiên Di Cô Thần gặp Quí Tinh

Cô Thần, Thiếu Dương đồng cung tại Dần Thân Tỵ Hợi

Cô Thần gặp Thiên Không Hồng Loan đồng cung tại Dần Thân Tỵ Hợi

Các bộ sao phá cách Cô Quả

Cô hay Quả gặp Vũ Khúc, nữ Mệnh

Quả Tú, Phục Binh

Quả Tú, Hóa Kỵ

Quả Tú, Hóa Kỵ, Tuế

Quả Tú Đào Hoa gặp Thiên Mã (???)

Tử Tức Cô Quả

Tử Tức Quả Tú gặp Thiên Hình

Tử Tức Cô, Quả gặp Thiên Hình

Tử Tức Cô Kỵ

Tử Tức Quả Tú, Lộc Tồn

Phúc đức Quả Tang

Phúc đức Quả Tú, Lộc Tồn

Thiên Di Quả Tú, Phá Toái

Huynh Đệ Cô, Kiếp

Phu Thê Quả Tú, Phá Toái, Không

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái không có Đào Hồng (ngoại trừ Thái Tuế Dần Thân thì giáp Đào Hồng). Điểm này cho thấy người có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái thông thường không phải là người lăng nhăng bay bướm, không có sức thu hút đối với người khác phái, thông thường là người hành xử theo lý trí hơn là con tim

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái không có sao nào của bộ Tứ Đức. Đây là đặc điểm chính đưa tới người có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái khi không có Tứ Linh thì hành xử hoàn toàn theo lý trí, không nhân nhượng, không khoan dung độ lượng. Đối với một lá số tốt thì là người đứng ở vị trí trên mà phán xử kẻ dưới (như là luật sư, quan tòa, nhà cầm quyền ), còn đối với một lá số xấu thì là người hành xử quá khích để rồi lãnh hậu quả (như bị kiện thưa, tranh chấp, tù tội..) tùy theo sự hội họp của sao

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái không gặp đủ bộ Khốc Hư trừ Thái Tuế mới dễ có (Thái Tuế ở Dần Thân Thìn Tuất mới không có bộ Khốc Hư. Quan Phù và Bạch Hổ hiếm khi gặp bộ Khốc Hư vì không có Thiên Hư, nhưng dễ gặp Thiên Khốc chiếu). Đây cũng là điểm làm cho Thái Tuế hoặc Bạch Hổ khác với Quan Phù. Thái Tuế tại Âm cung thì luôn luôn có Khốc Hư đủ bộ (nhưng lại có Tứ Linh) trong khi tại Dương cung thì ở Tí Ngọ mới có bộ này, các vị trí khác thì chỉ có Thiên Hư. Tại Tí Ngọ thì Thái Tuế có Khốc Hư miếu địa đồng cung tại Di. Tại Mão Dậu thì Thái Tuế đồng cung với Thiên Khốc đắc địa, có Thiên Hư đắc địa xung chiếu. Bộ Tuế Phá Thiên Hư tại Di là bộ phá tán nếu Thiên Hư hãm địa, do đó người có Thái Tuế thủ Mệnh thì khi ra ngoài thường hay ưu tư, có nhiều điều phải lo lắng, phải đối phó, phải bận tâm, phiền não, thông thường thì khi tuổi trẻ hoặc trung niên thì thành bại bất nhất, phải muộn phát thì mới bền vững và bớt các thị phi sầu muộn. Nếu có đủ bộ thủ hoặc Mệnh thì trường hợp này càng rõ.

Khốc Hư Tí Ngọ tại Di thì ra ngoài có danh tiếng, nếu hội cùng cát tinh hoặc gặp Lộc Tồn, Hóa Lộc đồng cung hay xung chiếu thì càng nổi danh và giàu có nhưng phải muộn phát mới tốt.

Khốc Hư Mão Dậu tại Mệnh Di thì là người có chí lớn, có văn tài lỗi lạc, nói năng đanh thép, hùng hồn, thích hoạt động về chính trị nhưng cũng phải tiên trở hậu thành thì mới tốt. Nếu gặp Lộc Tồn hay Hóa Lộc đồng cung hoặc xung chiếu thì càng đa tài, càng nổi danh. Nếu gặp Hóa Quyền thì là cách Khốc Quyền, là người có công nghiệp lớn lao được ghi vào sử sách, minh danh vu thế

Bạch Hổ thì luôn luôn có đủ bộ Tang Hổ và dễ bị Thiên Khốc chiếu nhưng không bao giờ gặp Thiên Hư tam hợp xung chiếu. Bạch Hổ tại Âm cung hoặc tại Thìn Tuất thì có Tứ Linh. Tại Tí Ngọ Dần Thân thì không có Tứ Linh. Tại Tí Ngọ thì Bạch Hổ hãm địa, không gặp Khốc Hư Cô Quả hay Thiên Mã. Tại Dần Thân thì Bạch Hổ đắc địa, gặp Cô Thần và Thiên Mã

Các bộ sao hợp cách Khốc Hư

Mệnh, Quan tại Tí Ngọ gặp Khốc Hư đồng cung

Khốc Hư Tí Ngọ Mão Dậu

Mã Hình Khốc

Khốc Hư gặp Mã Hình

Mệnh Khốc Hư Tí Ngọ gặp Mã Hình

Khốc Hư Mão Dậu gặp Quyền (cách Khốc Quyền)

Khốc Quyền đồng cung

Khốc Hư Tí Ngọ gặp cát tinh hoặc Lộc Tồn, Hóa Lộc

Khốc Hư Tí Ngọ gặp Sát hay Phá đồng cung

Khốc Hư Dần Thân gặp Đà La đồng cung

Hư đắc địa gặp Lộc đồng cung hoặc xung chiếu

Mã Khốc Khách

Hạn gặp Nhật tại cung Ngọ có Hình, Tang, Hổ Khốc

Tuổi Ất Tân Mệnh Cơ Nguyệt Đồng Lương gặp hạn có Hữu Bật, Kình, Tuế Phá, Điếu Khách, Thiên Hư

Các bộ sao phá cách Khốc Hư

Mệnh Thiên Hư thủ, có Tuế Phá Điếu Khách Kình hội họp

Khốc Hư Thìn Tuất

Thiên Khốc, Địa Võng (Thiên Khốc tại Tuất)

Phượng Các gặp Khốc Hư

Khốc Hư gặp Cô Thần đồng cung hay xung chiếu

Đồng Âm tại Tí gặp Hổ Khốc Riêu Tang

Cự Kỵ Khốc Hình Thìn Tuất

Khốc Hư gặp Thiên Cơ

Tử Tức có Thất Sát gặp Hình Hổ Khốc

Tử Tức có Khốc Hư gặp Dưỡng (QXT, VT)

Tử Tức có Khốc Hư gặp Cô Thần (TVT)

Tử Tức có Khốc Hư gặp Kình

Tử Tức có Thiên Hư gặp Kình

Thiên Hư cung Phu Thê

Phu Quân Khốc Hư gặp Tang Hỏa

Hạn gặp Khốc Hư

Hạn gặp Khốc Hư Tang Mã

Hạn gặp Khốc Hư gặpTang (QXT)

Hạn gặp Khốc Hư Tang Quả (VT)

Hạn có Nhật gặp Kiếp, Hồng, Phục, Khốc

Tuổi Tân và Quí, hạn gặp Khốc Kình Hình Hổ

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái khi đóng tại Tứ Sinh (Dần Thân Tỵ Hợi) gặp Thiên Mã xung chiếu, tại các vi trí khác không có Mã hội họp (Thái Tuế có Mã Phượng Các Thái Tuế tại Dần Thân thì Mã Phượng Các đồng cung nhau. Quan Phù có Mã Khốc Khách. Quan Phù tại Dần Thân thì Mã Khốc Khách đồng cung nhau . Bạch Hổ có Mã Tang Môn Cô Thần. Chú ý bộ Tuế Phù Hổ Long Cái tại Tỵ Hợi thì có Tứ Linh, tại Dần Thân chỉ có Thái Tuế mới có). Đây là trường hợp Mã tại Thiên Di. Tại vị trí này thì lợi hại tùy theo gặp cát tinh hay hung tinh hội họp, nếu Mệnh hoặc Di có cát tinh thủ (như Lộc Tồn, Hóa Lộc, Tử Phủ Dần Thân) hoặc hung tinh đắc địa (như Hỏa Linh) thì Mã sẽ kết hợp với các sao này làm tốt hơn bội phần. Nếu Mệnh Di gặp hung tinh hãm địa tọa thủ (như Đà, Hỏa Linh.Chú ý Đà La hãm địa tại Dần Thân Tỵ Hợi) thì càng xấu hơn vì Mã sẽ kết hợp với các sao này gây tác hại mạnh mẽ hơn

Các bộ sao hợp cách với Thiên Mã

Mã Lộc Tồn (đồng cung hoặc xung chiếu) tại Dần Thân

Mã Tràng Sinh đồng cung (Thanh Vân đắc lộ cách)

Mã Hỏa hoặc Linh đắc địa

Mã Khoa Quyền Lộc

Mã Tử Phủ đồng cung tại Dần Thân

Mã Lộc Tử Phủ

Mã Nhật, Nguyệt sáng sủa

Mã Khốc Khách

Các bộ sao kết hợp phá cách

Mã Hao (đồng cung hoặc xung chiếu) tại Dần Thân

Mã Đà (đồng cung hoặc xung chiếu) tại Tỵ Hợi

Mã gặp hung tinh hãm địa (như Hỏa Linh, Kình Đà, Không Kiếp hãm) thủ chiếu.

Mã Triệt, Mã Tuần (Mã Triệt thì xấu hơn Mã Tuần)

Mã Hình đồng cung (cho dù Hình đắc hay hãm, Hình hãm địa tại Tỵ Hợi thì càng bất lợi)

Mã Tuyệt đồng cung

Mã Hao đồng cung

Mã Lương Tỵ Hợi

Mã Tràng Sinh đồng cung tại Hợi

Mã Hỏa Linh hãm địa Mệnh hay Thiên Di

Kình hay Đà hãm thủ gặp Mã xung chiếu

Bộ Tuế Phù Hổ thì kỵ gặp Kình Đà hãm (kỵ Đà hơn Kình, Đà khi hóa khí là Kỵ), Hóa Kỵ hãm, Hình Riêu hãm hội họp, Không Kiếp hãm. Hỏa Linh hãm

Các bộ sao hợp cách Thái Tuế

Thái Tuế Văn Xương

Thái Tuế, Xương Khúc

Quan Phù Xương Khúc

Thái Tuế Xương Khúc Khôi Việt

Thất Sát Thái Tuế đồng cung

Thái Tuế Xương Khúc Kình

Thái Tuế Văn Xương tại cung Thìn Tuất gặp Thất Sát, Phá Quân, Tả Hữu, Mộ Khoa hội họp

Cự Môn Tuế Hình

Cự Môn gặp Tuế Phù Hổ

Các bộ sao hợp cách Bạch Hổ:

Nam nhân có Tang Hổ đắc địa tại Dần Thân Mão Dậu

Mệnh tại Dậu có Bạch Hổ tọa thủ

Hổ Tấu Thư đồng cung

Hổ Phi Liêm đồng cung

Bạch Hổ Thiên Hình đắc

Bạch Hổ đắc gặp Phi Liêm

Bạch Hổ Tấu Thư Đường Phù (?)

Hạn Thái Dương tại Ngọ có Tang Hổ, Khốc Hình

Các bộ sao phá cách Thái Tuế

Thất Sát gặp Quan Phù Bạch Hổ

Tham Lang Bạch Hổ tại Thìn Tuất

Tham Lang Thái Tuế

Thiên Phủ Tuế Đà cung Tỵ

Thất Sát Kình, Linh, Lưu Bạch Hổ

Thái Tuế gặp sát tinh hãm

Thái Tuế gặp Kình Đà hãm

Thái Tuế Kiếp Không

Thái Tuế Thiên Hình tại Dậu (Chú ý Thiên Hình cư Dậu thì đắc địa)

Thái Tuế Kỵ Phục

Thái Tuế Kỵ Phục, Kiếp, Không hãm

Tuế, Đà

Mệnh có Tuế Đà Dần Thân tọa thủ đồng cung

Tuế Đà Riêu Cái (Hoa Cái)

Tuế Đà Kỵ

Thân có Tuế Đà Kỵ

Tuế Đà Cự Kỵ

Tuế Đà Sát Kỵ

Thái Âm hãm, Tuế Đà, Hổ

Cự, Tuế Đà, Tấu

Tuế Phục Kỵ

Lộc Tồn Mã giao trì gặp Kiếp Không Tuế hội họp

Quan Phù Đà Kỵ

Mệnh tại Tuất có Quan Phù tọa thủ

Quan Phù Kình hãm

Quan Phù Đà hãm

Quan Phù, Hình, Không Kiếp

Sát Phù Hổ

Quan Phù cư Thiên Di giáp Thiên Hình và ThiênThương

Mệnh Thái Tuế, gặp hạn có Thái Tuế

Mệnh, Thân Thái Tuế Quan Phù, hạn phùng hung sát tinh

Mệnh hay Thân Cự Kỵ, hạn gặp Cự Kỵ lại thêm Thái Tuế, Quan Phù

Mệnh Đào, Thân Hồng, hạn Thái Tuế, Địa Kiếp

Mệnh Đào, Thân Hồng, hạn Thái Tuế

Mệnh Thái Tuế thủ đến tiểu hạn có Thái Tuế thủ

Hạn gặp Thái Tuế Quan Phù

Hạn Thái Tuế, Tang Môn

Hạn Cơ Lương hãm gặp Thái Tuế hoặc Tang Môn

Các bộ sao phá cách Bạch Hổ

Riêu gặp Hổ

Nữ Mệnh có Hổ Riêu tọa thủ đồng cung

Bạch Hổ Tướng Quân đồng cung

Liêm Trinh Bạch Hổ đồng cung

Tham Lang Bạch Hổ đồng cung

Tham Lang Bạch Hổ đồng cung tại Mệnh, tuổi Thìn Tuất

Tham Lang Bạch Hổ đồng cung tại Dần, Tuất (QXT)

Tham Lang Bạch Hổ tại Thìn Tuất

Tham tại Ngọ và Dần gặp Tang Hổ và sát tinh

Thái Âm hãm gặp Tuế, Hổ, Đà

Tang Hổ Khốc Riêu

Đồng Âm tại Tí gặp Tang Hổ Khốc Riêu (Nữ Mệnh)

Cơ Lương hãm gặp Thái Tuế hay Tang Môn

Mệnh Cơ Âm tại Thân mà hạn gặp Liêm Hổ Riêu Linh

Cung Tật Ách có Cự Đồng gặp Tang Hổ Riêu Ðà

Cung Tử Tức có Thất Sát gặp Hình Hổ hãm địa

Nô có Phá Tang Kỵ thì làm ơn mắc oán

Hạn gặp Thất Sát Kình Linh và Lưu Bạch Hổ

Thai Hổ (Nữ Mệnh Tật Ách)

Tật cung Thai Hổ

Phúc có Tang Đào Hồng

Điền có Tang Hổ

Tử Tức có Tang Hổ Kiếp Kình gặp Thái Âm hãm địa, Kỵ hội chiếu

Tử Tức Hổ Tang gặp Thất Sát, Dục (Mộc Dục)

Tử Tức Hình Sát Hổ

Tử Tức Khốc Hình Sát Hổ

Hạn Riêu Hổ

Hạn gặp Hổ Kình Đà Kỵ

Mệnh có Kình Linh hạn gặp Lưu Bạch Hổ

Hạn gặp Khốc Kình, Hình Hổ tuổi Tân và Quí

Hạn Kình, Đà, Hình, Hổ

Hạn có Nguyệt gặp Tang Hổ Đà Kỵ

Hạn Tang Hổ Lưu Hà, Nữ Mệnh, khi sinh đẻ

Kình Linh thủ Mệnh gặp Bạch Hổ

Bạch Hổ Thiên Hình hãm

Bạch Hổ hãm gặp Phi Liêm (???)

Đặc tính bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát

Thiếu Dương Thiên Không có Long Đức xung chiếu, có Tứ Đức chiếu

Tử Phù Nguyệt Đức có Trực Phù xung chiếu

Phúc Đức Thiên Đức có Thiếu Âm xung chiếu

Bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát thì không có Tứ Linh, Long Phượng tam hơp xung chiếu (Tử Phù tại Sửu Mùi có cách giáp Long Phượng), không có Thiên Mã, có sự xuất hiện của ít nhất hai trong ba sao Đào Hồng Hỉ đồng cung tam hợp xung chiếu, không có Khốc Hư tam hợp xung chiếu (chỉ có Tử Phù Sửu Mùi mới giáp bộ Khôc Hư). Cần chú ý xem có Cô Quả, Phá Toái hay không

Chỉ có Thiếu Dương ở Tứ Sinh (Dần Thân Tỵ Hợi) , Tử Phù ở Tứ Mộ (Thìn Tuất Sửu Mùi), Phúc Đức (và Thiếu Âm) ở Tứ Chính (Tí Ngọ Mão Dậu) mới có đủ bộ Tam Minh Đào Hồng Hỉ. Tại vị trí này chỉ có Phúc Đức lại không gặp bộ Cô Quả

Thiếu Dương tại Tứ Sinh, Tử Phù tại Tứ Chính, Phúc Đức tại Tứ Mộ (luôn đồng cung với Quả Tú) thì mới có đủ bộ Cô Quả thủ chiếu. Tại các vị trí khác thì Thiếu Dương không có bị Cô hay Quả chiếu

Người Thiếu Dương (Thiên Không) là người trí tuệ, khôn ngoan, nhạy bén, có trực giác cao, có khả năng xét đoán, hành xử rất thận trong, toan tính kỹ lưỡng trước khi ra tay hành động, và khi hành động thường quyết liệt nếu có Đào Hoa đồng cung, Mệnh có Thiên Không Hồng Loan đồng cung thì là người thông minh, vui vẻ, hòa nhã, nhân hậu, từ thiện, có tâm hồn hướng thiện, không hay ganh đua tranh giành đấu đá, ưa nơi yên tĩnh, thích chổ thanh vắng, ở ẩn hay đi tu . Mệnh có Thiên Không Đào Hoa đồng cung thì là người lanh lẹ hơn người, ưa lấn lướt người, đa mưu, thủ đoạn, về tình duyên thì hay bị ách gió trăng, lụy vì tình, về sự nghiệp thì chung cuộc cũng không có gì, tiêu tan tài lộc chức vụ, tu thân may ra có được tiếng tốt lúc về già

Người Phúc Đức (Thiên Đức) và người Tử Phù (Nguyệt Đức) đều là người có đức độ, hòa nhã, đoan chính, nhân hậu từ thiện, biết nhân nhượng người, không làm hại ai, trái lại hay giúp đở làm phúc, hay tha thứ. Nếu đồng cung với ĐàoHoa, Hồng Loan thì là người có duyên, có phẩm hạnh, thu hút người khác bằng tính nết đoan trang, không xảo trá gian manh vì không bao giờ có bộ Thiên Không Đào Hoa đồng cung thủ Mệnh. Phúc Đức tại Tứ Sinh (đồng cung với Kiếp Sát) và Tử Phù tại Tứ Mộ (đồng cung với Thiên Hỉ hoặc Hồng Loan) mới có Thiên Không Đào Hoa đồng cung tam hợp chiếu

Bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát có Tam Đức trong đó Thiên Đức (đồng cung với Phúc Đức) và Nguyệt Đức có tác dụng giải họa. Phú có câu:

Thiên Nguyệt Đức, Giải Thần tàng,

Cùng là Quan Phúc một làng trừ hung (NMB, AB)

Tác dụng giải họa này thiết tưởng không mạnh, thành ra ảnh hưởng nên xét khi thủ đồng cung, còn tam hợp xung chiếu không đáng kể. Điều này có thể thấy rõ tại vị trí Thiên Không mặc dù luôn luôn có Tứ Đức chiếu là vị trí hiểm họa trong tử vi. Chú ý Long Đức không có tác dụng giải họa vì luôn luôn có Thiên Không xung chiếu

Bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát luôn luôn có Thiên Không và Kiếp Sát trong tam hợp nên là bộ sao ẩn tàng tai họa. Cần chú ý ảnh hưởng của Kiếp Sát (luôn luôn tam hợp với Đào Hoa và luôn luôn đồng cung với một sao của bộ Dương Tử Phúc) chỉ có khi xuất hiện với các bộ sao xấu khác mà thôi. Tùy theo vị trí Thiên Không Kiếp Sát và sự kết hợp với các sao hung cát tinh khác mà biến chuyển sẽ khác nhau rất lớn. Bộ này tối kỵ gặp Không Kiếp hãm địa. Trong bộ này vị trí Thiên Không là vị trí cần chú ý nhất vì không có sao Đức nào tọa thủ đồng cung thành ra hiểm họa cao hơn. Cần chú ý đến bộ Thiên Không Đào Hoa đồng cung và Thiên Không Hồng Loan đồng cung

Vòng Thái Tuế: Bộ Đào Hồng Hỉ

Các bộ sao hợp cách Đào Hồng Hỉ

Hồng Đào tại Hợi Tí

Hồng Loan miếu vượng tại Dần Mão, Hợi Tí

Tam Minh Đào Hồng Hỉ 

Thiên Không Hồng Loan đồng cung

Đào Hoa chiếu Mệnh

Đào, Hồng tại Quan Lộc

Đào Hoa tại Quan hoặc Tài

Hồng Loan gặp Hóa Lộc Kình Đà

Thiên Hỉ, Hỉ Thần (bộ Song Hỉ)

Mệnh giáp Đào Hồng

Mệnh có Hồng Loan tại Tí

Mệnh có Xương Tấu Hồng Khôi

Mệnh Đào Hình đồng cung

Mệnh Hồng Hình đồng cung

Mệnh có Thiên Đức hay Nguyệt Đức đồng cung Đào Hoa hay Hồng Loan

Hồng Loan Thai Tọa

Mệnh Quan có Hồng Loan, Bát Tọa

Thân có Đào Hồng Thai Tọa

Nữ nhân tuổi Giáp Mệnh Sửu Mùi có Xương Khúc Sửu Mùi gặp Hồng Lộc

Mệnh Kiếp Thân Không gặp Hồng Loan và Kình Dương, được Nhật Nguyệt hay Tử Phủ hội họp

tử vi Thất Sát tại Tỵ gặp Bật Khoa Mã Ấn Tràng Sinh, Hồng Loan

Đào Hồng Hỉ, Tấu Thư gặp Vũ Khúc

Đào Hồng Hỉ, Tấu Thư gặp Thiên Cơ

Mệnh Đào Hồng gặp Thiên Cơ

Vũ Khúc, Hồng, Đào, Hỉ

Đào Hồng Tấu Vũ

Cơ, Tang, Hồng, Phúc (QXT, VVT)

Nữ mệnh có Hồng Loan đồng cung với tử vi hay Thiên Phủ

Mệnh có Đào Hỉ gặp tử vi hay Thái Dương hội họp

Mệnh và Thân đều có Tử Phủ Khoa Quyền Hồng Khôi Hình Ấn

Hạn Tử Phủ Vũ Tướng gặp Hồng Quyền

Phu cung có Tử Phủ Vũ Tướng gặp Đào Riêu người tuổi Giáp, Mậu

Nữ Mệnh có Thiên Tướng Hồng Loan

Thái Dương cư Hợi được Khoa Quyền Lộc chiếu, Tả Hữu Hồng Khôi

Hạn gặp Cơ Nguyệt Đồng Hồng Hỉ Khôi Xương Khúc Tấu Thư, Phúc Đức

Sát, Phá, Liêm, Tham gặp Khoa, Quyền, Lộc có Hồng Loan, Thiên Hình, Tả Hữu

Mệnh có Liêm Trinh sáng sủa tọa thủ gặp Hồng Khôi, Xương hội họp

Hồng Khôi, Xương, Tấu

Hồng Khôi Xương Liêm sáng sủa

Nữ Mệnh có Tham Đào Hoa gặp Triệt Tuần

Cung Tử Tức có Nhật Nguyệt sáng sủa chiếu gặp Thiên Hỉ tọa thủ

Nhật Nguyệt Sửu Mùi gặp Xương Khúc, Ân Quang, Thiên Quí, Thai Tọa, Hồng Khôi

Điền có Ân Quang hay Thiên Quí gặp Đào Hồng

Phu có Hồng Loan Địa Kiếp, Mệnh tốt

Hạn có thai gặp Hỉ, Thanh Long

Hạn có thai gặp Hỉ, Phi Liêm

Hạn có thai gặp Hỉ Đào Hoa

Hạn Vũ, Cơ, Lộc, Mã, Hỉ, Hồng

Vũ, Cơ, Lộc, Mã, Quả (Quả Tú), Loan (Hồng Loan),

Các bộ sao phá cách Đào Hồng Hỉ

Đào Hồng Thân Mệnh Nữ Mệnh

Đào Hoa cư tại Nô

Đào Hoa nhập hạn trên 50 tuổi

Hồng Loan hãm địa

Hồng Loan gặp Địa Kiếp Cô Quả

Thiên Không Đào Hoa đồng cung

Thiên Không Đào Hoa đồng cung tại Tí Mão (VVT)

Đào Hoa gặp Không Kiếp

Đào Hoa gặp Hỏa Linh

Mệnh Đào Hoa

Đào Hoa cư Dậu

Hồng Loan thủ Nữ Mệnh :

Mệnh Đào Hoa thủ gặp Kình Đà, Hình Kỵ

Xương Tấu Hồng Khôi Hóa Kỵ

Mệnh có Đào Hoa tọa thủ gặp Địa Kiếp

Mệnh Hồng Loan gặp Không Kiếp

Mệnh hay Thân có Phá Quân gặp Hồng Loan Không Kiếp

Mệnh có Đào Hồng Không Kiếp Đà Linh thủ chiếu

Đào Riêu đồng cung

Riêu Hỉ đồng cung hay xung chiếu

Phu Thê có thai thủ gặp Đào

Đào Hồng Riêu Hỉ

Đào Hồng Riêu Hỉ gặp Binh Tướng

Hồng Loan gặp Phục Binh hay Tướng Quân thủ đồng cung

Phục Binh hay Tướng Quân thủ gặp Đào, Hồng, Hỉ, Thai

Đào Hồng Thai Phục Tướng

Mệnh có Đào Hoa gặp Phi Liêm

Mệnh tử vi gặp Đào Hồng Không Kiếp

Nữ Mệnh Thiên Tướng gặp Ðào Khúc, Mộc Dục

Nữ Mệnh Thiên Tướng gặp Hoa Cái, Khúc, Mộc Dục

Nữ Mệnh có Đào Hồng Sát Phá Liêm Tham

Nữ Mệnh cung Tử Tức có thai Đào gặp Kiếp

Đàn bà Mệnh Thân có Đào hay Hồng tọa thủ gặp tam ám Riêu, Đà, Kỵ hội họp

Đàn bà Mệnh Thân có Đào hay Hồng tọa thủ gặp Thai Phục Tướng hội họp

Nữ Mệnh có Đào Thai Phục Tướng

Nữ Mệnh Đào Thai Tướng Quân

Nữ Mệnh có Tham Đào Hoa

Sát, Phá, Liêm, Tham gặp Khoa, Quyền, Lộc lại có Hồng, Hình, Tả Hữu bị Hóa Kỵ, Không hay Triệt xâm phạm

Thiên Di có sao Phục Tướng, Phá Quân, có thai thủ, Đào Hồng hội họp

Nam Mệnh Nô Bộc có Đào Hoa

Cung Thê có Hồng Loan

Cung Phu ở Tứ Mộ gặp Hồng Loan thủ

Phu có Hồng Loan (có người ghi là Đào Hồng) đồng cung vói Hóa Kỵ

Phu có Hồng Loan Địa Kiếp, Mệnh xấu

Phu có Hồng Loan Tứ Sát (Kình Đà Hỏa Linh, nên thêm Không Kiếp)

Đào Tang (Tang Môn) ở Mệnh

Tang, Đào ở Mệnh

Phúc cung ngộ Tang Đào Hồng

Phúc (cung phúc) Thai, Tang ngộ Đào Hồng,

(Đào Hồng không tam hợp xung chiếu nhị hợp với Tang Môn ngoại trừ tuổi Tỵ Đào cư Ngọ và tuổi Hợi Đào tại Tí thì nhị hợp Tang Môn)

Thiên Tướng tại Mão gặp Sinh Vượng Ðào Hồng Tả Hữu Quyền Xương hạn gặp Phá Ðà Kình Kiếp

Hạn có Nhật gặp Kiếp, Hồng, Binh, Khốc

Hạn gặp Riêu Hỉ Đào Hồng

Mệnh Đào Thân Hồng hạn có Thái Tuế

Nhìn chung thì bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát thích hợp cho cách Nhật Nguyêt nhất vì bộ Tam Minh là bộ hỗ trợ cho Nhật Nguyệt, hơn nữa Thiếu Dương đồng cung với Thái Dương thì lại rất thích hợp. Tùy theo vị trí của Đào Hồng (Đào Hồng thủ Mệnh khác với Đào Hồng tại Tài Quan Di) và các bộ sao kết hợp mà biến chuyển khác nhau, hoặc là rất tốt (khi kết hợp với các bộ sao hợp cách), hoặc là rất xấu (khi kết hợp với bộ sao phá cách). Cần nắm vững ý nghĩa của Đào Hồng, Cô Quả, Thiên Không Đào Hoa đồng cung và Thiên Không Hồng Loan đồng cung cùng Kiếp Sát để giải đoán. Bộ sao này không bao giờ kết hợp với Tang Hổ Khốc Hư là một ưu thế nhưng bù lại có rất nhiều phá cách lớn ví dụ như tối kỵ Không Kiếp xâm nhập, kỵ Hỏa Linh Kình Đà…

Riêng Tử Phù tại Sửu Mùi có cách giáp Long Phượng. Cách giáp Long giáp Phượng mà có mệnh Tử Phù nếu không có ác sát tinh xâm phạm thì là người vui tính, miệng cười tươi (Thiên Hỉ), hay gặp may mắn và rất có duyên được nhiều người theo, tính tình thông thường là nghiêm chỉnh (có Nguyệt Đức Hỉ Hồng Đào). Mệnh Quan giáp Phượng Long thì có tiếng tăm và được nhiều người mến chuộng

Bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát rất cần các phúc thiện tinh như Thiên Quan, Thiên Phúc, Ân Quang, Thiên Quí hoặc các sao chủ về đoan chính hoặc khắc chế được tính hoa nguyệt như Thái Dương, Lộc Tồn hội họp, nhất là tại vị trí Thiếu Dương thì sự nghiệp mới được bền vững. Bộ này không hợp với cách Sát Phá Tham nhất là hãm địa sẽ gia tăng sự thất bại đổ vỡ vì những hành động sát phạt không nương tay gây ra

Chú ý

Thiên Không Thiếu Dương tại Tứ Sinh (Dần Thân Tỵ Hợi) thì có đủ bộ Đào Hồng Hỉ Kiếp Sát Cô Quả trong đó Thiếu Dương Thiên Không Kiếp Sát Cô Thần đồng cung. Tại Dần Thân thì đồng cung với Hông Loan, với Thiên Hỉ Long Đức xung chiếu. Tại Tỵ Hợi thì đồng cung với Thiên Hỉ với Hông Loan Long Đức xung chiếu. Tại Tỵ còn có Phá Toái tam chiếu. Chú ý bộ Cô Quả chỉ có khi Thiên Không Thiếu Dương tại Tứ Sinh mà thôi, tại các vị trí khác thì Thiên Không không có

Thiên Không Thiếu Dương tại Tứ Chính (Tí Ngọ Mão Dậu) thì có Thiên Không Đào Hoa đồng cung, tam hợp với Kiếp Sát và Hồng Loan hoặc Thiên Hỉ (tại Mão Dậu thì có Thiên Hỉ tam hợp với Phá Toái xung chiếu hoặc đồng cung, tại Tí Ngọ thì có Hồng Loan tam hợp, không có Phá Toái). Như vậy Thiên Không tại Tí Ngọ tốt hơn Mão Dậu (vì tại Tí Ngọ có Đào Hồng không có Phá Toái, tại Mão Dậu thì chỉ có Đào Hỉ lại gặp Phá Toái). Thiên Không Đào Hoa đồng cung tại Dậu xấu nhất (vì Phá Toái đồng cung, tại Mão thì Phá Toái xung chiếu)

Thiên Không Thiếu Dương tại Tứ Mộ (Thìn Tuất Sửu Mùi) thì không đồng cung với Đào Hồng Hỉ, luôn tam hợp với Đào Hoa Kiếp Sát. Tại Thìn Tuất thì tam hợp với Đào Hồng đồng cung, tại Sửu Mùi thì tam hợp với Đào Hỉ (ở Sửu còn gặp Phá Toái đồng cung nên xấu nhất)

Đặc tính bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã

Tang Môn có Bạch Hổ xung chiếu (bộ Tang Hổ) (không có bộ Long Phượng tam hợp xung chiếu vì thiếu Long Trì)

Tuế Phá Thiên Hư có Thái Tuế xung chiếu (chú ý xem có bộ Khốc Hư không vì luôn có Thiên Hư) (không có bộ Long Phượng tam hợp xung chiếu vì thiếu Long Trì)

Điếu Khách có Quan Phù Long Trì xung chiếu (chú ý coi xem có bộ Long Phượng hay không)

Bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã không bao giờ gặp Đào Hồng Hỉ tam hợp xung chiếu (chỉ có Tuế Phá Thìn Tuất thì giáp bộ Đào Hồng, Điếu Khách Sửu Mùi có cách nhị hợp với Đào Hồng Tí Ngọ nhưng lại gặp Quả thủ Cô chiếu), khó gặp bộ Long Phượng (chỉ có Điếu Khách mới dễ gặp Long Phượng thủ đồng cung, tam hơp chiếu hoặc đồng cung xung chiếu, chỉ khi Điếu Khách tại Mão Dậu Tỵ Hợi mới không gặp), dễ gặp bộ Khốc Hư (vì luôn có Thiên Hư. Tại Dương cung luôn luôn có bộ Khốc Hư. Chú ý chỉ có Tang Môn mới có khả năng có đủ bộ Tang Hổ Khốc Hư), không có Đào Hồng (chỉ có cách giáp Đào Hồng nhưng thỉnh thoảng mới có), không có Tứ Linh, Kiếp Sát

Khi có Khốc Hư đủ bộ thì có bộ Mã Khốc Khách

Khi Tang Môn ở Thìn Tuất Sừu Mùi, Tuế Phá ở Dần Thân Tỵ Hợi, Thìn Tuất, Điếu Khách ở Tí Ngọ Mão Dậu Dần Thân Tỵ Hợi thì có bộ Mã Khốc Khách

Bộ này luôn luôn có Thiên Mã xuất hiện trong tam hợp. Đây là điểm nổi bật nhất. Thiên Mã là bộ sao có liên quan, ảnh hưởng đến công danh, tài lộc, phúc thọ, chủ sự thay đổi, di chuyển, có liên quan đến xe cộ hoặc chân tay. Thủ Mệnh và đắc cách thì là người đa tài, thao lược, nhiều tài năng, đặc biệt là tài tổ chức, nghị lực, hiếu động, nhanh nhẹn, thao vát, mau mắn, khéo léo, ăn nói giỏi, có tài ngoại giao. Cần xét kỹ sao này với các sao phối hơp để biết ảnh hưởng của nó (coi phần Thiên Mã)

Bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã khó gặp bộ Long Phượng (chỉ có Điếu Khách mới dễ gặp Long Phượng thủ đồng cung, tam hợp chiếu hoặc đồng cung xung chiếu, Điếu Khách tại Âm cung là Mão Dậu Tỵ Hợi mới không gặp bộ Long Phượng tại Mệnh). Đây là đặc điểm khiến cho Mệnh Điếu Khách khác với Mệnh Tang Môn, Tuế Phá. Ngoài ra Mệnh Điếu Khách luôn luôn có Quan Phù Long Trì đồng cung tại Di nên dễ có Tứ Linh tại Di (tại tam hợp Phúc Di Phối) hơn Mệnh Tang Môn hoặc Tuế Phá. Mệnh Điếu Khách có đặc điểm là sẽ có bộ Long Phượng tại Mệnh hoặc Di hoặc cả tại Mệnh và Di (Điếu Khách tại Thìn Tuất Sửu Mùi thì có Long Phượng tại Mệnh và Tứ Linh tại Di. Điếu Khách tại Tí Ngọ Dần Thân thì có Long Phượng tại Mệnh, Di không có Tứ Linh, Điếu Khách tại Tỵ Hợi Mão Dậu thì Mệnh không có Long Phượng nhưng Di có Tứ Linh). Nhìn chung thì Mệnh Tang Tuế Điếu là Mệnh dễ có Tứ Linh tại Di (Di tại Âm cung luôn có Tứ Linh) nên khi xem xét Mệnh Tang Tuế Điếu Hư Mã thì cần chú ý. Thiên Di có Tứ Linh hay không. Di có Tứ Linh thì ra ngoài hanh thông may mắn, gặp cát tinh thì càng tốt hơn, gặp hung tinh lạc hãm thì cũng đỡ lo lắng vì Tứ Linh giải họa rất mạnh

Tang Môn luôn có bộ Tang Hổ Hư. Ngoài vị trí Mão Dậu Tỵ Hợi, tại tất cả các vị trí khác thì Tang Môn luôn có đủ bộ Tang Hổ Khốc Hư. Đây là bộ hao bại tinh chủ sự hao hụt, suy bại, tang thương nên vị trí Tang Môn thường đem lại buồn thương cho cuộc sống hơn là vị trí Tuế Phá hoặc Điếu Khách. Cần chú ý vị trí đắc địa của Tang Môn (Dần Thân Mão Dậu). Tang Môn tại Dần Thân Mão Dậu thì tốt hơn các vị trí khác vì Tang Môn tại Dần Thân thì có bộ Tang Hổ Khốc Hư đắc địa, Tang Môn tại Mão Dậu thì đắc, có thêm Phượng Cát Giải Thần, lại không gặp Khốc Hư Cô Quả. Tang Môn tại các vị trí khác thì gặp bộ Tang Hổ Khốc Hư hoặc bộ Tang Hổ Cô Quả hội họp. Mệnh Tang Môn tại Âm cung thì luôn luôn có Tứ Linh (khi tại Mão Dậu có thêm Phượng Cát Giải Thần) thành ra đỡ bất lợi hơn Mệnh Tang Môn tại tại Dương cung (ngoại trừ tại Dần Thân) mặc dù tại Dương cung thì luôn luôn có Phượng Các Giải Thần trong tam hợp nhưng Di không bao giờ có Tứ Linh, chỉ có Tuế Phù Hổ

Bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã là bộ sao suy bại (luôn có Tang Môn, Thiên Hư lại dễ gặp Thiên Khốc là các bại tinh chủ suy bại) báo hiệu sự khó khăn trắc trở trong việc lập sự nghiệp nên lúc nào cũng có Thiên Mã trong tam hợp để đương sự có nghị lực ý chí đứng lên đấu tranh với đời, sự thành bại thì tùy theo sự đắc vị của Thiên Mã, Tang Môn, Thiên Hư cùng các sao phối hợp, nhưng dù gì thì sự thành công cũng dựa vào sự phấn đấu của bản thân là chính, ít khi gặp may mắn khi ra tay hành động (vì thiếu Tứ Linh, Tam Minh). Tại vị trí Điếu Khách thì tương đối đỡ xấu hơn các vị trí khác (vì dễ có bộ Long Phượng và Mã Khốc Khách), còn Tang Môn thì luôn có Bạch Hổ xung (bộ Tang Hổ Hư) và Tuế Phá thì luôn đồng cung với Thiên Hư với Thái Tuế xung là hai vị trí dễ gặp nghịch cảch. Chú ý bộ Mã Khốc Khách phải đồng cung thì mới đúng và cần phối hợp với các sao khác, tốt nhất là Lộc Tồn thì mới phát huy tính chất tốt đẹp được. Thông thường người có bộ sao Tang Tuế Điếu Hư Mã này là người nổi loạn, hay chống đối, thường có tư tưởng và hành động đi nghịch với xã hội đương thời nên bộ này thích hợp cho cách Sát Phá Tham sáng sủa tốt đẹp hoặc các hung tinh đắc địa. Đây là bộ sao canh cải, thay cũ đổi mới, sẵng sàng bất kể dư luận, mạnh dạn ra tay thực hiện mục tiêu của mình. Người Tang Tuế Điếu Hư Mã là người dễ có Tứ Linh tại Thiên Di (tại Âm cung luôn có Tứ Linh) , khi có Tứ Linh thì tuy dễ gặp may mắn thuận lợi khi bước ra ngoài xã hội nhưng bù lại khi bắt tay hành động thì thường dễ thất bại, trong khi người Tuế Phù Hổ Long Cái mặc dù dễ gặp khó khăn khi bước ra ngoài xã hội (Tang Tuế Điếu Hư Mã tại Thiên Di) nhưng lại được hanh thông khi bắt tay thực hiện (ít nhất Mệnh Tài Quan phải có Tứ Linh)

Người Tang Môn thì nặng lo và tính toán, khi bất mãn thì khóc lóc bi thương. Nếu đắc địa tại Dần Thân Mão Dậu thì có tài xét đoán và lý luận sắc bén, thao lược, thích hoạt động về chính trị, tính tình cương dũng, văn võ song toàn, lập nên sự nghiệp lớn. Đàn ông có Tang đắc địa thủ Mệnh thì học rộng biết nhiều, hiển đạt về võ nghiệp, quán xuyến cả về quân sự lẫn chính trị

Người Tuế Phá là người ngang ngược, phá tán, tinh nghịch, phá phách, có tính quật khởi, ưa chống đối, tranh luận, bàn cãi, thích thay cũ đổi mới, khi bất mãn thì hận lòng, đả phá quật ngược. Khi bị hoàn cảnh làm cho vụng suy thất ý, nếu không có phúc thiện tinh tại Mệnh thì rất dễ làm những điều bạo nghịch

Người Ðiếu Khách là người hay nói, hay tranh luận, hay làm chuyện mạo hiểm, chống đối, đi ngược lại với người, khi bất mãn thường hay lấy lời lẽ phân trần. Nếu hội với Mã Khốc Khách cư Mệnh thì là người có học vấn, có tài hùng biện, mẫn tiệp, rất khéo léo về ngoại giao. Hội với sao xấu thì là người nói năng không cẩn thận, ham mê chơi bời, nhất là bài bạc, khắc tổ ly tông

Bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã rất cần các phúc thiện tinh tọa thủ đồng cung, đặc biệt là Thiên Quan, Thiên Phúc, Ân Quang, Thiên Quí hoặc Tuần Triệt án ngữ hóa giải các điểm bất lợi, trở thành con người rất có từ tâm, ngay thẳng, thấy chuyện bất bình sẵng sàng ra tay tương trợ . Bộ này cũng rất cần có Tam Thai, Bát Tọa hội họp làm giảm sự lo lắng, phiền muộn, đối kháng, bất mãn trong cuộc sống

Các bộ sao hợp cách

Tang Môn tại Mão

Nam nhân có Tang Hổ đắc địa tại Dần Thân Mão Dậu

Cơ, Tang, Hồng, Phúc

Hạn gặp Thái Dương tại Ngọ có Hình, Tang, Hổ Khốc

Các bộ sao phá cách

Điếu Khách Tang Hình

Tang Môn, Kình

Tang Hổ Khốc Riêu

Mệnh Đào Hoa, Tang Môn nhị hợp

Tang Môn gặp Hỏa Tinh

Tham tại Dần, Ngọ gặp Tang Hổ và sát tinh

Đồng Âm tại Tí gặp Tang Hổ Khốc Riêu (Nữ Mệnh)

Đồng Âm tại Tí gặp Tang, Khốc Riêu (Nữ Mệnh)

Mệnh Tang Môn ở Thìn Tuất

Cơ Lương hãm gặp Thái Tuế hay Tang Môn

Tham Vũ Thìn Tuất gặp Tang Điếu

Cung Tật Ách có Cự Đồng gặp Tang Hổ Ðà Riêu

Nô có Phá Hóa Kỵ Tang Môn

Cung Phúc có Tang Đào Hồng

Điền có Tang Hổ

Tử Tức có Tang Hổ Kiếp Kình gặp Thái Âm hãm địa, Kỵ hội chiếu

Tử Tức Tang Hổ gặp Thất Sát, Dục (Mộc Dục)

Tử Tức Khốc Hổ Hình Sát

Phúc Thai, Tang ngộ Đào Hồng,

Phúc Tang Đào Hồng

Phúc Tang, Đào, Hồng, Hỉ,

Tử, Tang, Tả, Hữu

Hạn Tang Môn, Mã Kình Dương

Hạn Lưu Tang lưu Mã gặp

Lưu Dương Lưu Tang (VT)

Hạn Tang Môn Hỏa Tinh

Hạn Tang Môn Thái Tuế

Hạn gặp Khốc Kình Hình Hổ tuổi Tân và Quí

Hạn có Nguyệt gặp Đà Kỵ Hổ Tang

Hạn gặp Tang Môn Mã Kình Dương tại Hợi

Hạn gặp Khốc Hư Tang Mã

Hạn Tang Tú (Quả Tú) Khốc Hư

Hạn Khốc Hư Tang Mã

Hạn Tang Môn, Điếu Khách thủ

Hạn Vũ Tham Linh,Tang, Khốc, Thái Tuế tại Thìn, Tuất

Tham Thái Tuế đồng cung

Cơ Lương hãm gặp Tang Tuế

Tham Vũ đóng tại Võng La, Gặp phải Tang Điếu một nhà càng hung

Tuế (Tuế Phá) Khách (Điếu Khách), Hư (Thiên Hư), Kình hãm địa

Mệnh Thiên Hư thủ, Tuế Phá, Điếu Khách, Kình hãm

Bộ Âm Long Trực

Đặc tính bộ Âm Long Trực

Thiếu Âm có Phúc Đức Thiên Đức xung chiếu

Long Đức có Thiếu Dương Thiên Không xung chiếu

Trực Phù có Tử Phù Nguyệt Đức xung chiếu 

Bộ Âm Long Trực thì không có Khốc Hư thủ chiếu (chỉ có cách giáp hoặc nhị hợp. Long Đức luôn nhị hợp với Thiên Khốc. Long Đức ở Sửu Mùi thì nhị hợp với bộ Khốc Hư Tí Ngọ. Long Đức tại Tí Ngọ thì giáp bộ Khốc Hư), không có Tang Hổ, Long Phượng (Thiếu Âm Sửu Mùi thì giáp bộ Long Phượng. Thiếu Âm tại Tí Ngọ thì nhị hợp với Long Phượng đồng cung tại Sửu Mùi), không có Thiên Mã thủ chiếu, không có Thiên Không ngoại trừ Long Đức luôn luôn có Thiên Không xung chiếu, luôn luôn có ít nhất một sao của bộ Đào Hồng Hỉ, có từ một đến ba sao của bộ Tứ Đức. Cần chú ý xem có Cô Quả, Kiếp Sát, Phá Toái hay không

Thái Âm có Tam Đức, Trực Phù có Nhị Đức, Long Đức chỉ có một mình

Chỉ có Thiếu Âm hoặc Phúc Đức tại Tí Ngọ Mão Dậu (tuổi Tí Ngọ Mão Dậu) thì mới có đủ bộ Tam Minh

Trong bộ này thì vị trí Long Đức là vị trí xấu hơn các vị trí khác (vì luôn có Thiên Không xung chiếu, nhị hợp với Thiên Khốc). Sự không xuất hiện của Thiên Không (trừ Long Đức), Tang Hổ Khốc Hư, Thiên Mã trong tam hợp xung chiếu khiến cho người có bộ này nhìn chung hiền lành, có cuộc sống êm đềm, an phận thủ thường, ít âu lo, không hay bon chen phấn đấu. Tùy theo vị trí của Đào Hồng Hỉ, có Cô Quả hoặc Kiếp Sát cùng các bộ sao khác mà có sự khác biệt. Chú ý rằng Thiếu Âm khi đồng cung với Thái Âm thì rất tốt đẹp. Bộ Âm Long Trực tốt đẹp cho người có Thiếu Âm tại Tí Ngọ Mão Dậu (tuổi Tí Ngọ Mão Dậu) có đủ bộ Tam Minh lại không bị Cô Quả Kiếp Sát Thiên Không xâm nhập. Riêng Thiếu Âm tại Tí Ngọ đồng cung với Thiên Hỉ thì được thêm bộ Long Phượng tại Sửu Mùi nhị hợp

Người Thiếu Âm thì suy tính âm thầm, thông minh, hòa nhã, vui vẻ, nhân hậu, từ thiện, cả tin, dễ lầm lẫn, đôi khi quá tin tưởng người nên hay bị lợi dụng, dễ bị thiệt thòi vì chủ quan

Người Long Ðức thì đoan chính, ưa làm điều lành, từ bi, hay giúp đở người làm phúc, không hay bon chen, an phận, ít mạo hiểm, biết nhân nhượng, chấp nhận thua thiệt người

Nếu gặp Đào-Hoa, Hồng-Loan thì là người có duyên, có phẩm hạnh

Người Trực Phù thì trực tính, ăn ngay nói thẳng, trong cuộc sống chịu nhiều thiệt thòi, công lao không được hưởng xứng đáng

Vòng thái tuế tượng trưng cho sự hanh thông may mắn hay xui sẻo trong công việc làm ăn qua những hành động cử chỉ tác phong phẩm hạnh của đương số trong việc giao tiếp với xã hội.

Vòng Thái tuế có 12 sao nhưng có thêm 20 sao cùng chi tuổi phụ vào diễn tả trạng thái tâm hồn cũng như thể xác: Thiên Không – Thiếu dương là lúc phấn chấn, Tang Môn là lúc buồn rầu, Tử phù là lúc chống chọi với tử thần, điếu khách là lúc chán nản với đời sinh ra chơi bời cờ bạc…

Sao nào của vòng thái tuế an mệnh thì sao đó là thần sát thủ mệnh – là sao hoạ phúc mang điềm lành hay dở may mắn hay xui xẻo đối với mệnh. Với 12 địa chi thì mỗi địa chi đều có hành khí hội cục cùng với âm dương.

Thân Tí Thìn: Thuỷ cục, Dần Ngọ Tuất: Hoả cục, Tỵ Dậu Sửu: Kim cục, Hợi Mão Mùi: Mộc cục. Những hội cục này so với hội cục tuổi về ngũ hành sinh khắc mà tính tốt xấu – Khi mệnh thân an ở hội cục nào hay khi gặp đại tiểu hạn.

Ví dụ: Tuổi Thân Tí Thìn được mệnh an tại Thân Tí Thìn là hợp an ở Tỵ dậu sửu là được sinh nhập độ số tốt.

Tuổi: Dần Ngọ Tuất an tại Tỵ Dậu Sửu là khắc xuất – cuộc đồi phải nỗ lực phấn đấu mới vượt qua được mọi chật vật.

Tuổi: Tỵ Dậu Sửu mà mệnh thân an ở Thân Tý Thìn là sinh xuất thì cuộc đời lao đao, cố gắng làm kết cuộc người khác hưởng.

Tuổi Hợi mão Mùi mà mệnh thân an ở Tỵ Dậu Sửu là khắc nhập, thì cuộc đời thất bại nhiều hơn thắng lợi, tranh đua lắm chỉ thua thiệt mà thôi.

Theo phái Thiên Lương thì những người mệnh an ở:

Thái tuế, quan phù Bạch hổ: Là hạng người đáng kính trọng nhưng chưa hẳn đã đắc ý. Nếu Thân cũng ở tam hợp này thì lúc thiếu thời vất vả, nhưng trung thành với lý tưởng mình đã vạch ra chứ không sống theo kiểu sống vô nghĩa. Nhưng Mệnh Thaâ đồng cung bị Tả hữu Không Kiếp ngăn trở thì đa tài mà bất hữu dụng.

Tuế Phá Điếu Khách Tang Môn: Là hạng người thường gặp điều không hài lòng nếu quật khởi trái với lương tâm thì cũng không thành công như ý mà cứ nếu ngồi phân trần than thân trách phận thì cũng không có kết quả tốt đẹp cho mình, cần có nghị lực và quả cảm để không thua kém ai.

Thiếu dương Thiên Không Tử phù Nguyệt Đức Thiên Đức Phúc Đức -> là hạng người sáng suốt tinh khôn – Nhưng cần phải có ngoan – cần biết lẻ phải quấy đừng hai cho ai vì không qua mặt được lý công bằng của tạo hoá. Không phải chỉ co mình là nhất. Nên theo tứ đức để an hưởng tuổi già.

Thiếu âm Long đức Trực Phù -> Là hạng người chân thật, tưởng ai cũng như mình không phải cứ chịu thiệt thôi mãi mãi, mà cũng có lúc khá giả nhưng cần biết tự an ủi để đời sống được an vui, chịu khó một chút để cuộc sống phong phú (đọc thêm phái Thiên lương)

Mệnh Thái Tuế Quan Phù Bạch Hổ Thân Tuế Phá Điếu Khaác Tang Môn là hạng người vẫn lầm đầy đủ bổn phận trong cuộc sống nhưng hậu vận vẫn cso điều gì cản trở không thi thố được hết tài năng theo ước nguyện.

Thân Tuế Phá Điếu Khách Tang Môn: Nếu có đạt được trong ý muốn thì cũng vì một lý do gì buộc lòng phải theo mà không dám thổ lộ và cũng đành chấp nhận một sự bạc đãi (nếu có) chứ không dám đổ trách nhiệm cho người khác.

Thái Tuê Quan Phù bạch Hổ là chính danh: Làm tròn bổn phận nếu gặp chính tinh hãm thì thiếu tình came hành động ác.

Tuế Phá Điếu Khách Tang Môn: Là chính nghĩa – Làm việc đặt mục đích riêng cho mình thừa thãi mới đến lợi ích chung – nặng về mưu tính, gặp chính tinh hãm thì hành động trái với lẽ thường, khó đặt niềm tin ở hạng người này.

Thiếu Dương, Tử Phù, Phúc Đức: Là chánh đạo nêu cao đạo lý, thực tâm hay giả dối, Nếu gặp chính tinh hãm thì hành động dã tâm – thừa hành nhiều hơn là chỉ huy.

Thiếu âm Long đức Trực Phù: Là chính đạo chân thành, khờ khạo dễ bị lôi cuốn, gặp chính tinh hãm thì mê tín dị đoan.

Về âm dương khi xem tiểu hạn thì những năm khác loại mang lại điềm lành cho ta như luật âm dương đã định.

Dương đắc âm vi tài (giầu có)

Âm đắc dương vi quan (danh dự)

Các năm đồng loại dương gặp dương – âm gặp âm thường bất lợi vì làm mất quân bình sẵn có (nếu có) khiến phải phản ứng khó nhọc.

Thái Tuế: Thị phi, Khẩu Thiệt, Bực mình

Quan phù: Thù oán, kiện cáo

Bạch hổ: Hại mình

Tuế Phá: Thất bại

Điếu Khách: Bi ai

Tang môn: Tang tóc

Thiếu dương: Điều may, Phấn chấn nhưng đừng tham vọng quá

Tử phù: Êm đềm nhưng phải thận trọng

Phúc đức: Phúc lành

Thiếu âm: Êm đẹp

Long đức: Phúc lành

Trực Phù: Vui tươi

Vòng Thái Tuế và cung Di

Phái Thiên Lương rất coi trọng vòng Thái Tuế, cho đó là chỗ để đánh giá tư cách, nhân phẩm con người. Mệnh Thân trong tam hợp Thái tuế được coi là đắc cách, con người sẽ có nhân phẩm, tư cách, sự thuận lợi hơn hẳn các tam hợp khác. Ngoài ra thì họ luôn coi cung Di là đối phương, đối thủ, tuyệt đối không phải là mình. Cái nhìn khô cứng này dẫn đến nhiều sai lầm khi nghiệm lý thực tế.

Với cách nhìn mới về cung Di, ta có thể đưa ra phản biện về tính nhân phẩm tư cách của tam hợp Thái tuế. Như bài trên đã chỉ rõ, Di là hoàn cảnh xã hội trong sự quan hệ với ta. Di là hoạt động của mình với hoàn cảnh, nên Di cũng là mình. Di là chỗ bộc lộ ra của con người bên trong, Di là con người trong tương tác với môi trường xã hội từ rộng đến hẹp. Nên Mệnh đắc Thái tuế thì tất yếu Di là Tuế phá, có nghĩa là chủ thể có cái đương lệnh, đắc thời nhưng vì môi trường hoàn cảnh là Tuế phá nên tất khi hành động sẽ có việc càn bậy, làm bừa theo kiểu cậy thế làm càn. Đó chính là kẻ nắm quyền trong tay nhưng lợi dụng chức vụ để sách nhiễu, vòi vĩnh tiêu cực. Họ có khuynh hướng tạo ra sự âm ám, u mê để từ đó lợi dụng thủ lợi hoặc có khi chỉ đơn giản để thể hiện bản thân, để nhấn mạnh cái vị thế đương lệnh sinh sát của mình. Ví dụ cụ thể là các nơi giải quyết thủ tục hành chính. Ngược lại mệnh Tuế phá thì tất Di là Thái tuế, tức chủ thể không ở trong cái đương quyền, bị Thái tuế giám sát nên khi tương tác với hoàn cảnh, hoạt động với xã hội lại luôn phải chú ý để hành xử đúng theo phép tắc. Nếu Thái Tuế không tiêu cực, cứ làm đúng như qui định thì Mệnh tuy là Tuế phá mà không dễ làm bừa được. Ví dụ cụ thể là các doanh nghiệp, họ luôn phải đối mặt với đủ loại Thái tuế kiểm tra, soi xét. Họ ưa gian lận trốn thuế nhưng có làm được không lại chính do Thái tuế. Nếu Thái tuế kia không tiêu cực thì chính họ cũng chả làm gì được.

Cộng cả Mệnh và Di thì chưa chắc mệnh Tuế phá đã âm ám tiêu cực hơn mệnh Thái tuế. Đắc Thái tuế là kẻ nắm lệnh có sự chủ động chứ không phải là có tư cách. Có khi nắm lệnh đấy nhưng lại chỉ thích lợi dụng vị thế để làm bậy, để có hành vi tiêu cực cá nhân. Còn Tuế phá tuy âm ám, đối nghịch Thái tuế nhưng điều đó chả ảnh hưởng gì tới tư cách. Chính vì Thái Tuế có khuynh hướng lợi dụng vị thế để làm bậy nên Tuế Phá mới hay tỏ ra bất mãn, đi phê phán, chửi bới lại Thái Tuế ! Từ việc cân bằng Mệnh và Di thấy rằng việc xét riêng từng tam hợp của vòng Thái tuế sẽ không còn ý nghĩa gì nhiều về mặt tư cách nhân phẩm. Không có tam hợp nào gọi là có tư cách tốt được cả. Cho rằng Mệnh tam hợp tốt thì tất đối cung Di xấu, tức là hành vi tương tác với ngoại cảnh có cái không tốt, vậy là hòa.

Tóm lại, tam hợp Thái tuế chỉ có cái ý là đắc lệnh, giống như nằm trong hệ thống đương quyền, thường có sự chủ động. Tất cả mọi điều thuận lợi đều từ đó mà ra. Còn nói Thái Tuế có tư cách là sai hoàn toàn. Ngược lại, mệnh Thái Tuế thường ưa tạo ra những cái âm ám, u mê, tiêu cực để có khi chỉ đơn giản là gây khó dễ cho người, thể hiện sự quan trọng của bản thân, hoặc nhờ sự u mê, thiếu sáng suốt của người mà thủ lợi. Phái Thiên Lương chỉ thấy cái đương lệnh của Thái tuế, thấy sự chủ động, thuận lợi trong hành động của nó mà vội cho nó có nhân phẩm tư cách chính phái. Đó là cái nhìn thiển cận. Sự nhầm lẫn của họ là do tuyệt đối hóa cung Di, coi đó hoàn toàn là đối thủ, chả dính gì đến mình. Cứ chắc mẩm Mệnh Thái tuế thì đối phương Tuế phá đen tối u mê kém mình rồi. Có ai ngờ cái u mê tối tăm ấy có khi lại chính do mình góp phần tích cực tạo ra !

Tam hợp Thái Tuế thực chất là 3 vị trí Sinh, Vượng, Mộ của vòng năng lượng địa chi năm sinh. Nó tạo ra tính chủ động, quyền quyết định, nên thông thường phải có tính chính đáng. Giống như cầm luật thì đương nhiên phải theo luật chứ còn gì nữa. Nhưng đó chỉ là lý thuyết, với môi trường Tuế Phá, thêm vài hung sát tinh, Thái tuế trở nên u mê đen tối hơn bất kỳ tam hợp nào khác !

Mệnh Di là một cặp đối đãi không thể tách rời. Không bao giờ có chuyện Mệnh tốt Di xấu thì ta toàn cái hay, thiên hạ toàn cái dở hoặc ngược lại. Di là môi trường xã hội chủ quan khi ta hoạt động trong đó, nên nó có các đặc điểm của chính ta. Di thực ra chỉ là một trong các mặt biểu hiện khác của Mệnh. Nên có học phái cho rằng 12 cung số thực ra tất cả đều là mình, đó là 12 mặt biểu hiện của chính ta mà thôi !

Vòng Thái Tuế thường là đề tài sôi nổi, và không thiếu những tranh luận nảy lửa. Từ xưa tới giờ, những gì bí ẩn đằng sau vòng Thái Tuế cũng dần được hé mở, tuy nhiên vì có nhiều học thuyết thành ra chúng thật giả lẫn lộn. Cụ Thiên Lương đã tái khám phá ra bí ẩn vòng Thái Tuế, giới nghiên cứu tử vi không khỏi phải ngạc nhiên khi cụ đề cao vòng Thái Tuế. Trong đó có người tán thành, người phản đối.

Hôm nay tôi viết chút ít về tam hợp Tuế – Phù – Hổ. Hỵ vọng sẽ phần nào được chia sẻ, tham luận cùng các bạn

Người học tử vi ở Việt Nam ít nhiều cũng biết về cách luận vòng Thái Tuế của Cụ Thiên Lương, trong đó cụ nói người Tuế – Phù – Hổ là chính nhân quân tử, người Tang – Tuế – Điếu là tiểu nhân. Vậy thực hư nó như thế nào? người Tuế – Phù – Hổ chiếm 1/4 dân số không lẽ họ là quân tử hết, người Tang – Tuế – Điếu chiếm 1/4 dân số, họ cũng là tiểu nhân sao. Tôi nói rằng không phải vậy, quan trọng vòng Thái Tuế đi cùng cách cục nào, bộ sao nào mới quyết đoán được. Như người Tang Tuế Điếu mà ăn vào Tử Phủ, không bị sát kỵ xung phá thì sao lại kết luận vội vàng đây là tiểu nhân được. Hay như người Tuế – Phù – Hổ mà gặp Phá Quân Thìn Tuất hội sát kỵ thiếu sao giải thì hẳn cũng không thể kết luận là người quân tử được, vì luận số phải ưu tiên cho cách cục trước. Cách cục phối với vòng Thái Tuế mới quyết đoán được.

vậy thì vòng Thái Tuế có đặc trưng như sau. Người mệnh trong tam hợp Thái Tuế có xu hướng là người quân Tử, nhưng không phải người nào có Thái Tuế cũng là quân tử, vì người thái tuế là quân tử chỉ là cái xu hướng thôi, và nó chiếm phần nhiều.

Người Tuế Phá cũng chưa chắc đã là tiểu nhân, nhưng xu hướng chung của người Tuế Phá là tiểu nhân, tất nhiên cũng có những người Tuế Phá là quân tử.

Cụ Thiên Lương còn có một cách luận đặc sắc mà học giả nghiên cứu thâm sâu có thể hiểu được nguyên lý đằng sau đó. Đó là vận Thái Tuế, một người khi vào vận Thái Tuế thì thường có sức mạnh phi thường giúp họ dễ dàng thành công, vận Thái Tuế là vận có bước chuyển tạo nên bước ngoặt trong cuộc đời. Vì vậy người vào vận Thái Tuế thường là người ta sẽ thõa mãn/hài lòng với một cái gì đó, hay là đạt được một cái gì đó. và hẳn là không phải vào vận Thái Tuế sẽ được thành công này nọ như một số người đã nhận định. nhiều Học giả nghiên cứu tử vi đã cất công đi tìm cái bí ẩn đằng sau vận Thái Tuế, tất nhiên là vận Thái Tuế cũng có cái lý/nguyên lý đừng đằng sau nó. Phần này để các học giả nghiên cứu, tôi chỉ gợi mở thôi.

nói về Tuế – Phù – Hổ thì phần quan trọng mà người ta tranh luận rất nhiều đó là 2 sao này thường mang lại tai họa, dính dáng luật pháp…nhất là vị trí Bạch Hổ thường là vị trí nguy hiểm khi đi với sao hung. Bạch hổ hãm địa là vị trí xấu, sách có nói nhiều, tôi cũng nghiệm lý được. Bạch hổ hãm cần phải có hóa giải, hóa giải được thì biến thành rất tốt, còn không hóa giải được thì là rất xấu, cho dù có Long Phượng hoa cái đi nữa.Tuy nhiên cũng cần phải nhận định khi Bạch Hổ được cát hóa thì sẽ không còn tính chất hung nữa mà trở thành một yếu tố giúp con người thành công nhanh chóng, nhưng sao giải Bạch Hổ như Thiên Quan – Thiên Phúc, Thanh Long. Đặc biệt là nếu Bạch Hổ và Thanh Long đồng cung được gọi là cách “Thanh Long – Bạch Hổ” người có cách này không sợ nguy hiểm của bạch Hổ mà lại dễ gặp vận hội để Thành Công hơn người khác. Quan Phúc chủ cứu giải, phò nguy…có thể giải được cái họa do Bạch Hổ gây ra. Không phải là Quan Phúc giải bạch hổ mà Quạn Phúc giải cái họa do Bạch Hổ gây ra, đây là điểm khác biệt so với Thanh Long.

Long Phượng Hổ Cái thì có tuổi chỉ có Long Hổ Cái, Thiếu mất Phượng, Tứ Linh chỉ thật sự mạnh khi có đủ bộ. vì vậy nói Tuế Phù Hổ tốt vì nó có Long Phượng Hổ Cái là chưa chính xác, ( trong tử vi Giảng Minh giải thích vì có Tứ Linh )

Vấn đề của Thái Tuế không hẳn chỉ là tính cách, mà còn do nhiều yếu tố. Vì vậy có Phái đã xem Thái Tuế là 1 cung và các kiến thức như Nhập Quái, mệnh ẩn… (Tử Vân). Đủ để thấy tầm quan trong của Thái Tuế, vậy khi xem sao Thái Tuế thì phải xem cả 1 cung. Khi nó đóng ở mệnh Tài Quan tức mệnh trong tam hợp Tuế Phù Hổ, thì phải xem Thái Tuế ở vị trí cung nào, cung đó sẽ có những dữ kiện tương ứng liên quan đến cuộc đời, nhất là về hậu vận.

Như Thái Tuế cung Quan thì xem cung Quan là cung quan trọng đặc biệt của địa bàn…Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao lại xem Thái Tuế là một cung mà không phải là một sao, đơn giản vì cung có Thái Tuế là Cung tương ứng với Địa Chi tuổi, và Cung ứng với địa chi tuổi là đại diện quan trọng cho yếu tố Địa trong Tử vi

Nói về tính cách, người Thái Tuế thường tự hào, thường xem mình là đúng, thích đứng trên người khác, có khả năng lãnh đạo, có xu hướng làm việc của người quân Tử…Thái Tuế thường ngôn ngữ hùng hồn, có tài phản biện…nhưng cái này chỉ là bổ trợ.

Người Tuế Phù Hổ nói chung là người có nghị lực để làm nên chuyện lớn, do ý nghĩa của cung vị Thái Tuế…nếu vòng Thái Tuế gặp cách cục kết cấu tốt thì sẽ làm nên chuyện lớn, nhưng gặp cách cục xấu thì lại thành ra rất xấu…do ý nghĩa Tam hợp Thái Tuế như là tam hợp có năng lượng / sức mạnh lớn…

Nói đến Tuế Phù Hổ là sát thủ trong sát Tinh, nghe cũng hợp lý, nhất là khi nó đi với sao hung thì cực hung vì nó có ý nghĩa phóng đại, tử vi Đẩu Số Toàn Thư đã nói quan rồi.

khi xem vận thì chú ý nhiều đến lưu Thái Tuế, hay người ta còn gọi là lưu Thái Tuế kích động, vậy thì lúc sinh ra nếu cung Mệnh ở trong tam hợp Tuế Phù Hổ thì tam hợp mệnh đã bị kích động mạnh, có một năng lượng lớn, tạo ra yếu tố tiên thiên của tam hợp Thái Tuế. Đó chính là yếu tố kích động của Thái Tuế.

Khi mệnh ở Tuế Phá thì cũng đồng nghĩa với việc bị Thái Tuế năm sinh kích động, nhưng ở đây là Tuế Phá xung Thái tuế là phạm thái tuế, nhưng vì cũng bị Thái Tuế năm sinh kích động nên nếu mệnh Tuế phá có đủ lực thì lại thành ra người phi thường mà thành công lớn, do Thái Tuế kích động mà có. vì vậy song lộc đóng ở Tuế Phá hay Thái Tuế thường là có lực hơn, Thiên Hư tốt khi có Lộc cũng vì được Thái Tuế kích động, hay nó gọi khác là Tuế Lộc

nói đến Thái Tuế và liên tưởng đến người trong tam hợp Tang – Tuế – Điếu. Rất nhiều người nghiên cứu cũng như học tử vi đều cho rằng Thiên Mã là nghị lực cho người Tang – Tuế – Điếu, và cổ nhân đặt ra sao Thiên Mã là để dành cho người Tang – Tuế – Điếu, có nghị lực hơn trong cuộc đời. Tuy nhiên không đồng ý với quan điểm này.

Nói đến Thiên Mã, thì Thiên Mã là vị trí tổng động năng của Tam Hợp tổng số Thái Huyền.

số Thái Huyền như sau.

Tý Ngọ là 9, Sửu Mùi là 8, Dần Thân là 7, Mão Dậu là 6, Thìn Tuất là 5, Tỵ Hợi là 4.

vậy tổng số Thái Huyền của tam hợp là 18.

như tam hợp Hợi Mão Mùi tổng số Thái Huyền là 18, từ Tý đếm thuận 18 cung là cung Tỵ an Thiên Mã , hay nói cách khác Thiên Mã là tổng hợp động của tam hợp. Vì vậy bản chất của sao Thiên Mã không có liên quan gì đến Tang – Tuế – Điếu.

xét như vậy để thấy Thiên Mã thực ra là 1 cung, và sự Thành công của người Tang Tuế Điếu cũng phụ thuộc ít nhiều vào cung chưa Thiên Mã, vì vậy cách đây không lâu Can đã cho ra phát kiến xem Thiên Mã phải xem cả cung.

Nhưng đó chỉ là yếu tố Thiên Mã, còn yếu tố kích động của Thái Tuế khi mệnh ở Tuế Phá và có sao Lộc thì đã rõ ràng rồi, sách nói Thiên Hư gặp Lộc là tốt, thực ra không phải tốt do thiên hư mà là do Thái Tuế kích động.

Với người có Tiểu Vận luôn xung với Lưu Thái tuế thì gọi là phạm Thái Tuế, người có cách này thường gặp khó khăn luôn, như người Tàu khi vào hạn phạm Thái Tuế thì thường có nghi lễ cúng bái để hạn được bình an vô sự.

(Nguồn: sưu tầm)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Vòng Thái tuế

Giới thiệu

 Vòng Thái Tuế : tượng trựng tư tưởng của mình.

– Vòng Thân : Tượng trưng hành động của mình.

Vòng Thái Tuế là Tam hợp của ba cung có tên giống địa chỉ năm sinh. Vòng Mệnh là Tam hợp của ba cung an Mệnh, cung Quan Lộc và cung Tài Bạch. Vòng Thân là tam hạp của ba cung liên quan với cung an Thân. Sau đó, ta ghi nhận ngũ hành của mỗi vòng :

– Hợi Mão Mùi là Mộc;

– Dần Ngọ Tuất là Hỏa;

– Thân Tí Thìn là Thủy;

– Tỵ Dậu Sửu là Kim.

Rồi lý luận theo tám trường hợp kể sau :

– Vòng Mệnh cùng hành với vòng Thái Tuế, còn Vòng Thân ở thế ngũ hành tương khắc, là người ngụy quân tử nói hay mà làm điều ác hiểm (giống như vai trò Nhạc Bất Quần trong Tiếu Ngạo Giang Hồ của Văn sĩ Kim Dung)

– Vòng Thân cùng hành với vòng Thái Tuế, còn Vòng Mệnh ở thế ngũ hành tương khắc, là người nói dữ dằn nhưng hành động lại quang minh chính trực (như mẫu người Từ Hải trong truyện Kiều)

– Vòng Mệnh, Vòng Thân cùng hành với vòng Thái Tuế : tốt nhất, quân tử chính danh.

– Vòng Mệnh cùng hành với Vòng Thân nhưng xung khắc ngũ hành với vòng Thái Tuế, là người chung thân bất mãn, lãnh tụ của đối lập, thích nghi và làm điều ngang trái.

– Vòng Thái Tuế sinh xuất vòng Mệnh nhưng Vòng an Thân lại sinh nhập Vòng Thái Tuế, là mẫu người cực kỳ khôn ngoan, chủ trương nhượng bộ trong lý thuyết rồi lấn lướt trong hành động.

– Vòng Mệnh cùng hành với Vòng Thân nhưng sinh nhập vòng Thái Tuế là người luôn chủ trương lấn lướt tha nhân, chuyên nghĩ và xếp đặt chuyện ăn người, mẫu người tham vọng.

– Vòng Mệnh cùng hành với vòng Thân nhưng được Vòng Thái Tuế sinh xuất là người hiền lành đến nhu nhược, luôn cam phận thiệt thòi (một sự nhịn, chín sự lành).

– Vòng Mệnh sinh nhập Vòng Thái Tuế, rồi Vòng Thái Tuế sinh xuất Vòng Thân là người nói hay làm dở, nói nhiều làm ít đa lý thuyết, thiếu thực hành, dốt hay nói chữ.

Quan sát Thiên Văn thấy Mộc Tinh chuyển động một chu kỳ hết 11,86 năm (hay xấp xỉ 12 năm). Lại căn cứ vào Nhị Thập Bát Tú, lấy sao Bắc Thần làm tâm mà các nhà Thiên Văn cổ Phương Đông đã chia bầu trời thành 12 cung lấy tên theo 12 con Giáp bắt đầu từ cung Tý. Và căn cứ vào vị trí của Mộc Tinh mà định xem năm đó là năm gì Tý, Sửu hay Dần, Mão,….

Mộc Tinh ở cung Tý thì đó là năm Tý. Thiên Văn học hiện đại đã khẳng định và chứng minh chặt chẽ chu kỳ chuyển động của Mộc Tinh như trên là hoàn toàn chính xác và họ còn chỉ ra rằng Mộc Tinh có chiều chuyển động từ Đông sang Tây. Thế nhưng tại sao trong thực tế quan sát từ Mặt Đất lại thấy Mộc Tinh đi từ Tây sang Đông? Cái này chẳng có gì là khó hiểu, đấy chẳng qua chỉ là chuyển động biểu kiến và chuyển động thực. Nếu chúng ta đứng ở Mặt Trời và nhìn Mộc Tinh chuyển động thì sẽ thấy Mộc Tinh đúng là chuyển động từ Đông sang Tây (cái này tức là chúng ta chọn Hệ Quy Chiếu quán tính đứng yên – do Mặt Trời đứng yên so với các hành tinh trong Thái Dương hệ). Nhưng nếu chúng ta đứng Trái Đất để nhìn Mộc Tinh thì sẽ thấy Mộc Tinh đi từ Tây sang Đông 8 do Hệ Quy Chiếu bây giờ là Quả Đất, và hệ quy chiếu chuyển động).

Như vậy Thái Tuế chẳng qua là Mộc Tinh. Mộc Tinh chuyển động thực từ Đông sang Tây cho nên vòng Thái Tuế lúc nào cũng an theo chiều thuận bất kể là Nam hay Nữ. Khoa học hiện đại còn chứng minh được Mộc Tinh có trường Điện Tử ảnh hưởng lên Trái Đất chúng ta mạnh thứ hai chỉ sau Mặt Trời, lực hấp dẫn của nó tác động đến lên chúng ta chỉ thua Mặt Trời và Mặt Trăng. Chính vì thế Mộc Tinh ảnh hưởng rất mạnh mẽ lên con ngời, và chính vì điều đó mà vòng THÁI TUẾ nó ảnh hưởng cực mạnh lên mỗi lá số của đương số.

Khoa học hiện đại còn chứng minh được những đứa trẻ nào sinh ra vào đúng chu kỳ hoạt động mạnh của Mộc Tinh (biểu hiện trong lá số tử vi là cung Mệnh nằm trong tam hợp Thái Tuế) thì những đứa trẻ đó sau này thường thông minh hơn người, bản tính kiêu ngạo thích làm lãnh đạo, làm thầy, không chịu ở dưới người khác. Và đặc biệt là khả năng hùng biện thiên về Luật Pháp, Chính Trị, Ngoại Giao đồng thời cũng kèm theo một bản tính cực kỳ bảo thủ, không thích người khác nói ra sai lầm của mình. Dưới tác dụng của môi trường gia đình, giáo dục và những tính chất của Mộc Tinh được bộc lộ rõ ràng.

Nói như thế không có nghĩa là Mệnh không nằm trong tam hợp Thái Tuế thì không thể làm thầy làm Vua. Nên nhớ là ảnh hưởng to lớn của Mộc Tinh nó có hai mặt, cũng như sao Thái Tuế trong tử vi là con dao 2 lưỡi. Nếu mệnh nằm trong tam hợp Thái Tuế lại them nhiều Cát Tinh phù tá, Chính Tinh miếu địa (tức là được dạy dỗ trong môi trường tốt) thì quả thật là những người có thiên hướng lãnh đạo, có thực tài. Ngược lại nếu bị Hung Sát tinh xâm phạm (tức là môi trường giáo dục không tốt) thì những bản chất như bảo thủ, cứng đầu của Thái Tuế sẽ bộc lộ rõ và đương số nếu nói rõ hơn chính là những cá nhân cá biệt bảo thủ, miệng lưỡi điêu ngoa, gian ác.

Hơn nữa, ảnh hưởng của Mộc Tinh không chỉ cố định như vậy trong lá số mà ảnh hưởng của nó di động theo từng năm (theo chu kỳ chuyển động của Mộc Tinh). Để minh hoạ cho sự ảnh hưởng này, tử vi đặt ra sao Lưu Thái Tuế. Lưu Thái Tuế rơi vào cung nào, tức là năm đó Mộc Tinh ảnh hưởng rất mạnh lên cung đó và do sự ảnh hưởng này mà các sao tại bản cung bị PHÁT ĐÔNG. Chính vì thế Thái Tuế và Lưu Thái Tuế phải được xem xét rất kỹ càng khi xem tử vi, đặc biệt là khi xem Vận Hạn.

Tóm lại có thể nói vòng Thái Tuế là sự mã hoá tuyệt vời của tử vi ảnh hưởng của Mộc Tinh lên đương số

Thái Tuế và các bộ sao liên quan:

Ta đã nói ở trên về cách an Thái Tuế theo chi Năm Sinh. An theo Năm Sinh còn có bộ Long Phượng, bộ Đào Hồng, bộ Khốc Hư Tang Mã. Vậy những sao này có liên quan gì với nhau ? Trước hết hãy nhìn vào cách an các sao đó.

Thái Tuế chẳng qua cách an là : lấy cung Tý kể là năm Tý, đếm theo chiều thuận đến năm sinh thì an Thái Tuế. Long Trì thì kể cung THÌN là năm Tý, đếm theo chiều thuận đến năm sinh. Một cái nhìn ban đầu cho thấy Thái Tuế và Long Trì luôn Tam Hợp nhau.

Nhưng tại sao lại là cung THÌN? Bởi vì ngày xưa ngày Đông Chí là lúc khí Dương bắt đầu sinh, Vua vào chính xác ngày Đông Chí phải làm lễ tế trời. Cho nên xác định đúng ngày Đông Chí là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Sử Quan. Và vào ngày ĐÔNG CHÍ, Mặt Trời mọc lên ở cung THÌN, chính vì thế mà Long Trì được khởi từ cung Thìn. Bản thân sao Long Trì không phải là một sao có thật trên bầu trời, nó chỉ là 1 cách để tử vimô tả cho vị trí ảnh hưởng của Thái Tuế. Mệnh nằm trong Tam Hợp Thái Tuế thì sẽ có Long Trì, và như đã nói ở trên về ảnh hưởng của Mộc Tinh, sao Long Trì tượng là sự sang trọng, quý hiển của 1 người lãnh đạo, của 1 ông Vua (Thái Tuế là Vua cai quản 1 năm). Từ cách an như vậy có thể thấy Long Trì tượng cho sự đài các cao sang. Thái Tuế Long Trì nếu đi kèm với Cát Tinh thì chủ cho sự thành công, sang trọng, đài các, ngược lại nếu đi kèm Không Kiếp, Thiên Hình, Kiếp Sát,… thì bản chất bảo thủ, thủ đoạn của Thái Tuế bộc lộ rõ ràng, và Long Trì chỉ là tượng cho sự lãnh đạo của một tay anh chị, Mafia có đẳng cấp mà thôi. Sự đài các sang quý của Long Trì bị mất hẳn. Long Trì thực sự phát huy hết tác dụng của nó (tức là ảnh hưởng của Mộc Tinh là ảnh hưởng tích cực) khi đi kèm bộ Xương Khúc, bộ Thai Cáo, bộ Khôi Việt, Khoa Quyền Lộc và đặc biệt là sao Quốc ấn (chủ ấn tín lãnh đạo). Từ cách an của Long Trì (là từ cung Thìn, nơi Mặt Trời mọc vào ngày Đông Chí) có thể thấy sao Long Trì đặc biệt thích hợp cho hai Chính Tinh : tử vi và Thái Dương.

Bây giờ chúng ta xét đến bộ Khốc Hư. Khốc Hư lấy cung Ngọ làm năm Tý, Khốc theo chiều nghịch, Hư theo chiều thuận đến năm sinh. Như vậy có thể thấy như sau: bộ Khốc Hư này an ở vị trí khởi đầu xung với Thái Tuế. Nhưng để ý kỹ sẽ thấy, Thiên Hư luôn xung chiếu với Thái Tuế, còn Thiên Khốc thì không? Khoa học hiện đại về tâm lýhọc có nói : những đứa trẻ nào sinh ra vào những lúc xung với ảnh hưởng của Mộc Tinh (tức là nghịch với chu kỳ hoạt động của Mộc Tinh) thì thường có hai xu hướngtâm lý như sau:

+ Buồn rầu, bất mãn và cam chịu nó ở trong lòng

+ Buồn rầu, bất mãn và ngấm ngầm phấn đấu để vươn lên, và sự vươn lên này thường là bất chấp thủ đoạn kể cả gây đau khổ cho người khác.

Như vậy bộ Khốc Hư chính là sự mã hoá cho 2 xu hướng trên. Người nào cung Mệnh có Thiên Hư mà không có Thiên Khốc (Thiên Khốc chiếu sẽ xét sau) thì chắc chắn là người có tâm lý buồn, và cam chịu, bất mãn. Ngược lại nếu có Thiên Khốc sẽ là con người bất mãn, hay buồn nhưng rất có nghị lực, sẵn sàng đạp lên tất cả để đi đến thành công. Chính vì thế là tử vi có cách Mã Khốc Khách tượng là chịu khó, nghị lức chứ còn Mã Hư Khách không thành cách, và cũng thấy là Mã Khốc Khách chỉ tính khi cả 3 sao này đồng cung. Khi Khốc Hư đồng cung, thì con người hay bị hai luồng tư tưởng chi phối mạnh mẽ, lúc thì kiên gan phấn đấu, lúc thì chán nản, chính vì lẽ đó mà chỉ khi gặp Vận tốt và thường là vào Hậu Vận khi đã vào tuổi “Tri Thiên Mệnh“, khi mà sự đấu tranh tư tưởng đã ngã ngũ thì mới thành công. Mà cũng chỉ thành công khi Vận tốt và bản thân bộ Khốc Hư có nhiều Cát Tinh phù trợ. tử vi có câu phú : “Khốc Hư Tý Ngọ, ăn nói đanh thép, phát về hậu vận“ và cũng không biết bao nhiêu cách lý giải này nọ, nhưng thật ra là họ đều lý giải sai hết, một lý giải hoàn toàn Cảm Tính. Khốc Hư mà không xét đến Thái Tuế là một sai lầm nghiêm trọng.

Một điều rất thú vị là sao Phượng Các khởi từ cung Tuất và đi ngược. Nó luôn tam hợp với sao Thiên Khốc. Như vậy là ta càng thấy rõ sự khác nhau giữa Khốc và Hư. Sách tử vi có nói Long Phượng là Đài Các Tinh, tính chất như nhau. Quan niệm đó là thiếu chính xác. Long Trì là sự đài các của Thái Tuế, một sự đài các hiển nhiên. Ngược lại Phượng Các là sự mô tả cho sự thành công nhờ nỗ lực không ngừng (Thiên Khốc xung Thái Tuế và đi ngược), sự đài các sang trọng sau một quá trình phấn đấu nỗ lực vất vả , có thể ví Long Trì như sự sang trọng đài các của vua Lê Thánh Tông, còn Phượng Các là sự sang trọng đài các của vua Lê Thái Tổ. Chính vì thế nếu Mệnh nằm trong tam hợp Thái Tuế mà có thêm sao Thiên Khốc , tức là Thiên Khốc đồng cung hay tam hợp với Thái Tuế , lại có thêm nhiều Cát Tinh và đặc biệt là chính tinh thủ Mệnh là các bộ sau : Tử Sát, Nhật Nguyệt thì con người này có tài năng phi thường, nghị lực phấn đấu không mệt mỏi, cách cục của các vị Vua khai sáng một triều đại, hay của một người khai sáng một chế độ (dĩ nhiên là cần phải kèm thêm nhiều Cát Tinh và Vận Hạn đến cung mà những tính chất tiềm tàng của tử vi, Nhật Nguyệt được bộc lộ toàn bộ). Cũng tương tự như Long Trì, Phượng Cách chỉ thực sự phát huy là đài các sang quý khi không bị Hung Sát Tinh như Không Kiếp Thiên Hình Kiếp Sát xâm phạm.

Nói đến bộ Khốc Hư không thể không nhắc đến Thiên Mã. Thiên Mã chỉ thực sự chỉ sự nghị lực, nỗ lực phấn đấu khi nó có Thiên Khốc chiếu hay đồng cung. Nhưng khi 4 sao Tang Môn, Thiên Mã, Thiên Khốc, Thiên Hư hội hợp đầy đủ thì là cách cục của những người có nội tâm thường đấu tranh dữ dội giữa việc cam chịu hay phải phấn đấu, chính vì thế mà nét mặt họ thường ít khi vui vẻ. Bộ này khi đi kèm Cát Tinh thường là những người có nghị lực, phấn đấu (nhưng nếu dù có Cát Tinh mà mệnh chỉ có sao THIÊN HƯ thì cũng chỉ là người lúc nào cũng kêu ca, chán nản, nghị lực phấn đấu kém). Ngược lại khi bộ Tang mã Khốc Hư đi kèm Cát Tinh mà có lẫn Hung Tinh vào đó đặc biệt là Lục Sát Tinh, những người này là những người dám nghĩ dám làm, sẵn sàng đạp lên tất cả để đi đến thành công. Bộ Tang Mã Khốc Hư phải lấy nòng cốt là hai sao Khốc Hư mà đoán.

Sau cùng xét đến bộ Đào Hồng. Thái Tuế khởi từ Tý, Hồng Loan khởi từ Mão như vậy Hồng Loan luôn nằm trong thế tam hợp Thiếu Âm, một sự nhường nhịn, nhu thuận. Do vậy tính chất của Hồng Loan là sự dịu dàng nhu thuận kín đào nhưng “Lạt mềm buộc chặt“. Còn Đào Hoa an theo tam hợp tuổi cứ đứng trước cung Tứ Sinh của Tam Hợp tuổi 1 cung, tức là nó vượt lên trên Thái Tuế 1 cung. Cho nên Đào Hoa tượng cho sự phô trương, bộc lộ hết ra ngoài, sớm nở nhưng cũng sớm tàn. Do tính chất của Đào Hồng là sự duyên dáng nó chính là sự mô tả cho những người sinh ra trước và sau chu kỳ ảnh hưởng của Mộc Tinh. Những người sinh ra trước chu kỳ của Mộc Tinh là người hay khoe khoang, cậy tài (Thiếu Dương) ; còn sinh ra sau chu kỳ của Mộc Tinh là những người có bản chất kín đáo, ít nói, nhưng rất thâm thuý và sâu sắc. Hồng Loan nếu gặp các sao Quyền Lực như Đầu Quân, Hoá Quyền, Binh Hình Tướng ấn và đóng tại cung Mệnh, Quan là cách cục của những người biết suy nghĩ, biết che giấu thủ đoạn, cách cục của những chính khách có tài. Đào Hoa khi đóng cung Quan tượng là sự lập nghiệp sớm nhưng nếu không có Cát Tinh thì cũng chóng tàn. Đặc biệt Đào Hoa do bản tính là khoe hết sắc đẹp ra cho nên khi đi kèm Dâm Tinh sẽ thể hiện tính dâm rất mạnh.

Vòng Thái Tuế được an theo năm sinh bao gồm Thái Tuế, Thiếu Dương (Thiên Không đồng cung), Tang Môn (có bộ Tang Hổ vì Bạch Hổ luôn xung chiếu), Thiếu Âm, Quan Phù (Long Trì đồng cung), Tử Phù (Nguyệt Đức đồng cung, có Kiếp Sát đồng cung hoặc tam hợp chiếu), Tuế Phá (Thiên Hư đồng cung), Long Đức, Bạch Hổ (Tang Môn xung chiếu), Phúc Đức (Thiên Đức đồng cung, có Kiếp Sát đồng cung hoặc tam hợp chiếu), Điếu Khách, Trực Phù. Vòng Thái Tuế thường được phân thành bốn tam hợp là Tuế Phù Hổ, Tang Tuế Điếu, Dương Tử Phúc, Âm Long Trực

Đi sâu phân tích các sao an theo năm, chúng ta nhận thấy:

Thiên Mã luôn luôn đồng cung với một trong ba sao của bộ Tang Tuế Điếu

Nguyệt Đức và Thiên Đức, Phúc Đức luôn luôn tam hợp chiếu

Kiếp Sát luôn luôn tam hợp với Đào Hoa và luôn luôn thuộc về bộ Dương Tử Phúc

Bạch Hổ và Hoa Cái luôn luôn đồng cung hoặc tam hợp chiếu

Thiếu Dương luôn luôn có Tứ Đức là Nguyệt Đức, Long Đức, Phúc Đức, Thiên Đức chiếu và có Kiếp Sát đồng cung hoặc tam hợp chiếu

Do đó ta có bốn tam hợp như sau

Thái Tuế, Quan Phù – Long Trì, Bạch Hổ với Hoa Cái trong tam hợp, gọi tắt là Tuế Phù Hổ Long Cái

Thiếu Dương – Thiên Không, Tử Phù – Nguyệt Đức, Phúc Đức – Thiên Đức với Kiếp Sát trong tam hợp, gọi tắt là Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát (Tam Đức là Nguyệt Đức, Phúc Đức, Thiên Đức). Riêng Thiếu Dương thì có thêm Long Đức xung chiếu nên có Tứ Đức chiếu

Tang Môn, Tuế Phá – Thiên Hư, Điếu Khách với Thiên Mã trong tam hợp, gọi tắt là Tang Tuế Điếu Hư Mã

Âm Long Trực

Khi xét các tam hợp này chúng ta cần chú ý đến các sao an theo năm và chú ý đến các bộ như bộ Khốc Hư, Tang Hổ Khốc Hư, Long Phượng, Tứ Linh (Long Phương Hổ Cái), Tứ Đức, Cô Quả, Đào Hồng Cô Quả, Mã Khốc Khách, Tam Minh (Đào Hồng Hỉ), Thiên Không Đào Hoa đồng cung, Thiên Không Hồng Loan đồng cung hay xung chiếu và các sao như Kiếp Sát, Phá Toái. Chú ý:

Cô Quả luôn tam hợp chiếu với nhau. Cô Thần chỉ an tại Tứ Sinh, Quả Tú chỉ an tại Tứ Mộ. Do đó nếu có Cô hay Quả thủ hoặc tam chiếu thì sẽ có đủ bộ Cô Quả, còn nếu xung chiếu thì chỉ gặp sao đó mà thôi. Khi có Cô Quả tam hợp xung chiếu thì hiếm khi có bộ Khốc Hư

Đào Hoa chỉ an tại Tứ Chính Tí Ngọ Mão Dậu

Phá Toái chỉ an tại Tỵ Dậu Sửu

Hồng Loan khi ở Tứ Chính mới không gặp Cô Quả

Bộ Long Phượng chỉ dành riêng cho bộ Tuế Phù Hổ, Thiếu Âm ở Tứ chính, Điếu Khách ở Tứ Mộ và Tí Ngọ Dần Thân (ở Dương cung và ở Sửu Mùi), Tử Phù ở Sửu Mùi. Bộ Âm Long Trực không bao giờ có Long Phượng tam hợp xung chiếu. Thiếu Âm và Tử Phù tại Sửu Mùi có cách giáp Long Phượng

Cần chú ý người có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái, bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã là người Âm Dương thuận lý, người có bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát, bộ Âm Long Trực là người Âm Dương nghịch lý

Mệnh có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái thì Di có bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã . Mệnh có bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã thì Di có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái. Tuế Phù Hổ khi ở Âm cung thì luôn luôn có Tứ Linh. Như vậy người Âm Dương thuận lý thì Tứ Linh dễ có tại Mệnh hay Di. Mệnh quan trọng hơn Di thành ra có Tứ Linh tại Mệnh tốt hơn tại Di, nghĩa ra ra ngoài tuy phải phấn đấu nhưng khi ra tay hành động thì kết quả có lợi hơn là ra ngoài hanh thông nhưng khi ra tay hành động thì cuối cùng dễ thất bại . Như vậy Mệnh Tuế Phù Hổ Long Cái ưu thế hơn Mệnh có bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã. Đây chỉ là điểm khái quát vì còn phụ thuộc rất lớn vào sự phối hợp với các sao khác mà có kết quả khác nhau

Đặc tính bộ Tuế Phù Hổ Long Cái

Thái Tuế có Tuế Phá Thiên Hư xung chiếu (chú ý xem có bộ Khốc Hư hay không)

Quan Phù Long Trì có Điếu Khách xung chiếu

Bạch Hổ có Tang Môn xung chiếu (bộ Tang Hổ)

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái thì dễ có Tứ Linh (vì luôn luôn có Long Trì, Bạch Hổ, Hoa Cái trong tam hợp. Bộ Tuế Phù Hổ khi ở Âm cung thì luôn luôn có Tứ Linh, khi tại Dương cung thì chỉ một trong ba sao Thái Tuế, Quan Phù hoặc Bạch Hổ mới có Tứ Linh . Thái Tuế không có Tứ Linh khi an tại Tí Ngọ, Thìn Tuất. Quan Phù không có Tứ Linh khi an tại Dần Thân, Thìn Tuât . Bạch Hổ không có Tứ Linh khi an tại Tí Ngọ, Dần Thân), khó gặp Cô hay Quả (nếu có thì chỉ có một sao xung chiếu, riêng Thái Tuế thì không bao giờ gặp Cô Quả), không có Đào Hồng (ngoại trừ Thái Tuế Dần Thân thì giáp Đào Hồng), không có sao nào của bộ Tứ Đức, không có Kiếp Sát, không gặp đủ bộ Khốc Hư trừ Thái Tuế mới dễ có (Thái Tuế ở Dần Thân Thìn Tuất mới không có bộ Khốc Hư. Quan Phù và Bạch Hổ hiếm khi gặp bộ Khốc Hư vì không có Thiên Hư, nhưng dễ gặp Thiên Khốc chiếu), chỉ gặp Thiên Mã xung chiếu khi đóng tại Tứ Sinh (Dần Thân Tỵ Hợi). Cần chú ý Bạch Hổ luôn luôn có Tang Môn xung chiếu (bộ Tang Hổ). Cần xét có Phá Toái hay không

Người Thái Tuế rất tự hào, biết xét đoán, hay lý luận, hay nói, hay bắt bẻ, thích tranh luận, dễ cãi vã với người, hay phê bình người nhưng lại không thích người khác phê bình mình, không gian xảo lừa lọc, hơi khó tính, ít khi hợp với người khác, ít giao thiệp, thường ít bạn bè, ít cảm tình, hành xử theo lý trí, đôi khi lạnh lùng khinh người, đàng hoàng, nghiêm chỉnh, không lăng nhăng bay bướm, mở miệng nói ra cũng có người nghe theo. Gặp nhiều sao xấu thì dễ bị họa vì miệng, gặp nhiều sao tốt thì ăn nói hùng hồn, đanh thép, nhiều người kính nể, giỏi về pháp lý, tranh chấp, đấu lý, dễ thành công khi làm những nghề cần ăn nói như quan tòa, luật sư, nhà giáo, chính trị gia

Người Quan Phù (Long Trì) là người ôn hòa nhưng trịnh trọng, lương thiện, biết xét đoán lý luận, suy tính kỹ càng, thận trọng trước khi hành động, có mưu cơ, quyền biến, biết thời cơ, lúc tiến, lúc lui, có tinh thần ganh đua, bình tĩnh, có năng khiếu về pháp luật, thông minh, tuấn dật, thanh tú, phong nhã, có văn chất

Người Bạch Hổ thì can đảm, cương nghị, gan lì, hơi ương ngạnh bướng bỉnh, cứng cỏi, giỏi chịu đựng, chịu khó, ưa làm theo ý mình, hay lo lắng, âu sầu, ưu tư, nếu đắc địa tại Dần Thân Mão Dậu thì hăm hở làm việc, thường hay có tham vọng, có tài thao lược, xét đoán và lý luận sắc bén, học rộng biết nhiều. Đàn ông có Tang Hổ đắc địa thủ Mệnh thì tính cương cường, anh hùng quả cảm, tài kiêm văn võ, hiển đạt về võ nghiệp, thích hoạt động về chính trị, quán xuyến cả về quân sự, gặp nhiều sao sáng sủa thì có thể chuyên về pháp lý, làm luật sư, quan tòa. Nếu hãm địa thì thích ăn ngon mặc đẹp, tính hay chơi bời, thích ăn nhậu (nam giới), thiếu cương quyết, vẻ mặt không tươi, có nét u buồn, hay ưu tư phiền muộn

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái thì dễ có Tứ Linh (vì luôn luôn có Long Trì, Bạch Hổ, Hoa Cái trong tam hợp. Bộ Tuế Phù Hổ khi ở Âm cung thì luôn luôn có Tứ Linh, khi tại Dương cung thì chỉ một trong ba sao Thái Tuế, Quan Phù hoặc Bạch Hổ mới có Tứ Linh). Sự xuất hiện của Tứ Linh là một ưu thế lớn của bộ Tuế Phù Hổ Long Cái vì Tứ Linh đem lại may mắn hanh thông về mọi mặt, chủ về công danh quyền thế khi gặp cát tinh hội họp và xa lánh sát tinh hãm địa (như Kình Đà, Không Kiếp, Hỏa Linh, hoặc Hình Riêu Hóa Kỵ hãm). Nếu có sát tinh hãm địa hội họp thì tuy làm suy giảm đi tính chất tốt đẹp về công danh, quyền thế, tài lộc nhưng cũng không đáng quá lo ngại vì Tứ Linh làm giảm bớt tai họa rất nhiều. Khi không có Tứ Linh tại cung nào thì cung đó thì cần phải xét kỹ xem có sự xuất hiện của sát tinh hãm địa hay không, rơi vào cung nào (Mệnh, Quan hay Tài), đặc biệt chú ý vị trí của Bạch Hổ (luôn có Tang Môn xung chiếu) và Thái Tuế ( luôn có Tuế Phá Thiên Hư xung chiếu) và tính chất đắc hãm của nó (Tang Hổ đắc tại Dần Thân Mão Dậu, Khốc Hư đắc tại Tí Ngọ Mão Dậu ). Có rất nhiều bộ sao xấu, đặc biệt liên quan đến Thái Tuế và Bạch Hổ cần nắm vững. Vị trí của bộ Tuế Phù Hổ không có Tứ Linh là vị trí cát phù hung diệt, gặp cát tinh hội họp thì sẽ tốt lên, gặp hung tinh hãm địa hội họp thì đưa đến chỗ tranh chấp, thị phi, kiện cáo, cãi vã, tù tội, bệnh tật, tai nạn, tang thương, làm ngăn trở mọi công việc, gây rắc rối tổn hại đến công danh, quyền thế, tài lộc tùy theo sao nào hội họp mà luận giải . Không có Tứ Linh tại Mệnh thì luận giải cũng khác với không có Tứ Linh tại Quan hay Tài. Mệnh Quan Phù Long Trì thì Thiên Di có Điếu Khách là nơi có khả năng gặp bộ Long Phương (Điếu Khách tại Âm cung là Mão Dậu Tỵ Hợi mới không gặp bộ Long Phương). Bộ Long Phượng là bộ cũng rất đẹp nên Mệnh Quan Phù Long Trì thường có ưu thế hơn Mệnh Thái Tuế (Di dễ có bộ Khốc Hư) hoặc Mệnh Bạch Hổ (Di có bộ Tang Hổ) trong môi trường giao tiếp ngoài xã hội, dễ hanh thông may mắn, ít phiền muộn hơn

Khi có Tứ Linh trong tam hợp thì cần chú ý đến bộ Long Phượng Giải Thần tọa thủ tại cung nào. Phượng Cát và Giải Thần luôn luôn đồng cung với nhau. Phượng Cát và Thiên Khốc luôn luôn tam hợp chiếu với nhau. Giải Thần là phúc tinh chủ giải trừ bệnh tật tai họa, gia tăng phúc thọ. Long Trì và Quan Phù luôn luôn đồng cung, vì đồng cung với Quan Phù và có Bạch Hổ tam hợp nên khi gặp Sát Tinh như Không Kiếp, Thiên Hình thì trở nên xấu

Nói chung bộ Tuế Phù Hổ Long Cái khi có bộ Long Phượng thủ chiếu Mệnh (ít nhất Long hoặc Phượng thủ) thì ôn hòa, lương thiện, hòa nhã, nhã nhặn. Tính chất này rất mạnh mẽ, cho dù có Không Kiếp Kỵ xâm phạm cũng là người ôn hòa, lương thiện.

Đàng hoàng, đứng đắn, đoan trang, không lăng nhăng bay bướm

Thông minh, tuấn dật, thanh tú, phong nhã, có văn chất

Bình tĩnh, trịnh trọng

Hay gặp may mắn, cuộc đời cho dù có chìm nổi cũng không đến nỗi bần cùng

Mệnh Long Trì thì điềm đạm, bình tĩnh, trì trệ, chủ về khoa giáp và hỷ sự

Mệnh Thân có Phượng Các tính ôn hòa, vui vẻ, người có cốt cách, có địa vị khoa giáp, chủ sự vinh hiển lâu dài. Nam Mệnh mà gặp thì có lợi cho công danh tài lộc. Nữ Mệnh rất hợp khi có Long Phượng, là người hiền lành, ôn hòa, dịu dàng, thuần hậu, lấy được chồng sang và có danh giá

Long Phượng Sửu Mùi gặp nhiều sao sáng sủa thì thi đỗ cao, nữ nhân dễ lấy chồng quyền quí

Long Phượng là vừa là đài các chi tinh vừa là văn tinh chủ về khoa giáp, đem lại may mắn hưng thịnh về mọi mặt (đặc biệt khi miếu địa) như công danh, tài lộc, nhà cửa, thi cử và đặc biệt là hôn nhân, sinh đẻ. Tọa thủ tại tất cả các cung nó đều mang đến sự may mắn, tốt lành nhưng phải đi đủ bộ và phải có sao thủ thì mới tốt hơn, hoặc cả hai sao trên nếu đồng cung tại Sửu Mùi thì càng tốt đẹp rực rỡ hơn nhiều so với các vị trí khác vì sẽ có đủ bộ tứ linh (Long, Phượng, Hổ, Cái), vừa đồng cung và đồng thời lại có Giải Thần đứng đồng cung để giải họa. Có lẽ chính vì vậy một số người đã cho rằng Long Phượng miếu địa tại Sửu Mùi

Long Phượng chủ sự may mắn hanh thông, do đó tùy sao phối hợp mà luận giải như gặp quí tinh như Khôi Việt, Thai Cáo, Quốc Ấn… hoặc Quang Quí thì chủ may mắn về quan trường, thi cử, công danh, thăng quan tiến chức, gặp hỉ tinh như Riêu, Hỉ Thần (chú ý Long Phượng không bao giờ gặp Thiên Hỉ) thì may mắn về hôn nhân, con cái, gặp thời, gặp tài tinh như Lộc Tồn, Vũ Khúc, Hóa Lộc thì chủ may mắn về tiền tài … (Chú ý do đặc tính văn tinh nên Long Phượng khi gặp văn tinh như Xương Khúc Khôi Việt… thì gia tăng tính chất may mắn về công danh sự nghiệp rất nhiều). Gặp hung sát tinh như Không Kiếp thì cũng giảm thiểu được tác họa do gặp may mắn (chú ý Long Trì hành Thủy, đa số các hung tinh là hành Hỏa, Long Trì giải họa mạnh hơn Phượng Các)

Long Phượng là sao đem lại may mắn, đi với mọi cách đều có lợi, nhưng phụ tá cho bộ Tử Phủ, Nhật Nguyệt và Cơ Lương rất đắc lực. Đối với trung tinh, bộ Long Phượng kết hợp với bộ Tả Hữu là tốt nhất, chủ sự may mắn đến dồn dập. Long Phương đi với Quang Quí là cách kim bảng đề tên.

Long Phượng gặp Sát Tinh hoặc Tuần Triệt thì không sợ, không bị suy giảm tính chất

Long Phượng hội họp cùng với Hỷ Thần, Hình Riêu, Hình, Kỵ đắc địa là đồng tính chất, tăng thêm hỉ sự, đài các nguy nga, văn chương siêu việt ví như rồng có vảy râu tỏa ánh hào quang, Phượng có lông sực sỡ

Long Phượng tọa thủ tại Tài thì tiền tài hanh thông, tại Quan thì quan trường thuận lợi, tại Thiên Di thì ra ngoài dễ gặp may mắn, dễ thoát nhiều tai nạn, tại hạn thì gặp may mắn mọi chuyện

Các bộ sao kết hợp mang tính chất tốt đẹp

Long Phượng Cái Hổ gọi là bộ Tứ Linh,

Long Phượng Tả Hữu

Long Phượng Tả Hữu Khoa Quyền Lộc

Phượng Xương, Khúc, Khôi, Việt

Long Phượng Xương, Khúc, Khôi Việt, Khoa

Long Phượng gặp Xương Khúc, Khôi Việt, Tả Hữu

Long, Phượng Phi Liêm

Long, Phượng, Riêu, Hỉ

Long, Phượng Sửu Mùi gặp Quang, Quí, Khôi Hồng

Long, Phượng, Lương

Long củng Thân, Mệnh ngộ Phượng và Xương, Khúc hay Khôi, Việt

Các bộ sao kết hợp phá cách

Long gặp Không, Kiếp, Kỵ

Phượng, Kỵ

Long Trì, Quan Phù, Thiên Hình gặp Không hay Kiếp

Long Trì Quan Phù gặp Thất Sát hãm địa

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái khó gặp Cô hay Quả (nếu có thì chỉ có một sao xung chiếu, riêng Thái Tuế thì không bao giờ gặp Cô Quả). Chỉ có Quan Phù ở Thìn Tuất Sửu Mùi thì bị Quả Tú xung chiếu và Bạch Hổ ỏ Dần Thân Tỵ Hợi bị Cô Thần xung chiếu, còn các vị trí khác thì bộ Tuế Phù Hổ không bao giờ bị Cô Quả chiếu thủ. Hai sao Cô Quả này ảnh hưởng đến tinh thần là chủ yếu khi đóng ở Mệnh, Thân, Bào, Phụ Mẫu, Tử Tức, Thiên Di, Phối, Nô, Phúc Đức. Vì có ý nghĩa cô độc, trơ trọi, lẻ loi, đơn chiếc, lạnh lẽo, hiếm hoi nên nếu không gặp cát tinh (chú ý điều này) thì có hại cho việc cầuhôn nhân, cưới hỏi, đoàn tụ, gây bất lợi cho cá nhân trong quan hệ ngoài xã hội, tronggia đình như trong tương quan giữa cá nhân với bạn bè, người giúp việc, người hôn phối, cha mẹ, con cái, anh em, họ hàng. Vì tránh được bộ Cô Quả thành ra người có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái thường đỡ gặp lận đận hơn về các mặt đã nêu. Chú ý trường hợp Quan Phù hay Bạch Hổ gặp Cô hay Quả xung chiếu, đây là trường hợp rơi vào cung Thiên Di có Cô hay Quả thủ thì ra ngoài thông thường có nhiều bạn, có quan hệ rộng rãi, nhưng ít kết bạn thân, chọn lọc kỹ lưỡng. Nếu Di xấu thì ít được người giúp đỡ, thường phải tự lực là chủ yếu. Nếu Di tốt thì cũng được người giúp. Cô Thần gặp Quí Tinh đồng cung thì được nhiều người giúp đỡ. Quả Tú gặp Phá Toái đồng cung thì đi đường hay bị nguy hiểm, gặp Phục Binh đồng cung thì hay bị nói xấu, gặp Hóa Kỵ đồng cung thì thường bị người ghét bỏ

Các bộ sao

Các bộ sao hợp cách Cô Quả

Cô Quả cát tinh hội họp 

Cô Quả gặp Tử Phủ và cát tinh hội họp

Cô Quả Điền Tài

Thiên Di Cô Thần gặp Quí Tinh

Cô Thần, Thiếu Dương đồng cung tại Dần Thân Tỵ Hợi

Cô Thần gặp Thiên Không Hồng Loan đồng cung tại Dần Thân Tỵ Hợi

Các bộ sao phá cách Cô Quả

Cô hay Quả gặp Vũ Khúc, nữ Mệnh

Quả Tú, Phục Binh

Quả Tú, Hóa Kỵ

Quả Tú, Hóa Kỵ, Tuế

Quả Tú Đào Hoa gặp Thiên Mã (???)

Tử Tức Cô Quả

Tử Tức Quả Tú gặp Thiên Hình

Tử Tức Cô, Quả gặp Thiên Hình

Tử Tức Cô Kỵ

Tử Tức Quả Tú, Lộc Tồn

Phúc đức Quả Tang

Phúc đức Quả Tú, Lộc Tồn

Thiên Di Quả Tú, Phá Toái

Huynh Đệ Cô, Kiếp

Phu Thê Quả Tú, Phá Toái, Không

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái không có Đào Hồng (ngoại trừ Thái Tuế Dần Thân thì giáp Đào Hồng). Điểm này cho thấy người có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái thông thường không phải là người lăng nhăng bay bướm, không có sức thu hút đối với người khác phái, thông thường là người hành xử theo lý trí hơn là con tim

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái không có sao nào của bộ Tứ Đức. Đây là đặc điểm chính đưa tới người có bộ Tuế Phù Hổ Long Cái khi không có Tứ Linh thì hành xử hoàn toàn theo lý trí, không nhân nhượng, không khoan dung độ lượng. Đối với một lá số tốt thì là người đứng ở vị trí trên mà phán xử kẻ dưới (như là luật sư, quan tòa, nhà cầm quyền ), còn đối với một lá số xấu thì là người hành xử quá khích để rồi lãnh hậu quả (như bị kiện thưa, tranh chấp, tù tội..) tùy theo sự hội họp của sao

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái không gặp đủ bộ Khốc Hư trừ Thái Tuế mới dễ có (Thái Tuế ở Dần Thân Thìn Tuất mới không có bộ Khốc Hư. Quan Phù và Bạch Hổ hiếm khi gặp bộ Khốc Hư vì không có Thiên Hư, nhưng dễ gặp Thiên Khốc chiếu). Đây cũng là điểm làm cho Thái Tuế hoặc Bạch Hổ khác với Quan Phù. Thái Tuế tại Âm cung thì luôn luôn có Khốc Hư đủ bộ (nhưng lại có Tứ Linh) trong khi tại Dương cung thì ở Tí Ngọ mới có bộ này, các vị trí khác thì chỉ có Thiên Hư. Tại Tí Ngọ thì Thái Tuế có Khốc Hư miếu địa đồng cung tại Di. Tại Mão Dậu thì Thái Tuế đồng cung với Thiên Khốc đắc địa, có Thiên Hư đắc địa xung chiếu. Bộ Tuế Phá Thiên Hư tại Di là bộ phá tán nếu Thiên Hư hãm địa, do đó người có Thái Tuế thủ Mệnh thì khi ra ngoài thường hay ưu tư, có nhiều điều phải lo lắng, phải đối phó, phải bận tâm, phiền não, thông thường thì khi tuổi trẻ hoặc trung niên thì thành bại bất nhất, phải muộn phát thì mới bền vững và bớt các thị phi sầu muộn. Nếu có đủ bộ thủ hoặc Mệnh thì trường hợp này càng rõ.

Khốc Hư Tí Ngọ tại Di thì ra ngoài có danh tiếng, nếu hội cùng cát tinh hoặc gặp Lộc Tồn, Hóa Lộc đồng cung hay xung chiếu thì càng nổi danh và giàu có nhưng phải muộn phát mới tốt.

Khốc Hư Mão Dậu tại Mệnh Di thì là người có chí lớn, có văn tài lỗi lạc, nói năng đanh thép, hùng hồn, thích hoạt động về chính trị nhưng cũng phải tiên trở hậu thành thì mới tốt. Nếu gặp Lộc Tồn hay Hóa Lộc đồng cung hoặc xung chiếu thì càng đa tài, càng nổi danh. Nếu gặp Hóa Quyền thì là cách Khốc Quyền, là người có công nghiệp lớn lao được ghi vào sử sách, minh danh vu thế

Bạch Hổ thì luôn luôn có đủ bộ Tang Hổ và dễ bị Thiên Khốc chiếu nhưng không bao giờ gặp Thiên Hư tam hợp xung chiếu. Bạch Hổ tại Âm cung hoặc tại Thìn Tuất thì có Tứ Linh. Tại Tí Ngọ Dần Thân thì không có Tứ Linh. Tại Tí Ngọ thì Bạch Hổ hãm địa, không gặp Khốc Hư Cô Quả hay Thiên Mã. Tại Dần Thân thì Bạch Hổ đắc địa, gặp Cô Thần và Thiên Mã

Các bộ sao hợp cách Khốc Hư

Mệnh, Quan tại Tí Ngọ gặp Khốc Hư đồng cung

Khốc Hư Tí Ngọ Mão Dậu

Mã Hình Khốc

Khốc Hư gặp Mã Hình

Mệnh Khốc Hư Tí Ngọ gặp Mã Hình

Khốc Hư Mão Dậu gặp Quyền (cách Khốc Quyền)

Khốc Quyền đồng cung

Khốc Hư Tí Ngọ gặp cát tinh hoặc Lộc Tồn, Hóa Lộc

Khốc Hư Tí Ngọ gặp Sát hay Phá đồng cung

Khốc Hư Dần Thân gặp Đà La đồng cung

Hư đắc địa gặp Lộc đồng cung hoặc xung chiếu

Mã Khốc Khách

Hạn gặp Nhật tại cung Ngọ có Hình, Tang, Hổ Khốc

Tuổi Ất Tân Mệnh Cơ Nguyệt Đồng Lương gặp hạn có Hữu Bật, Kình, Tuế Phá, Điếu Khách, Thiên Hư

Các bộ sao phá cách Khốc Hư

Mệnh Thiên Hư thủ, có Tuế Phá Điếu Khách Kình hội họp

Khốc Hư Thìn Tuất

Thiên Khốc, Địa Võng (Thiên Khốc tại Tuất)

Phượng Các gặp Khốc Hư

Khốc Hư gặp Cô Thần đồng cung hay xung chiếu

Đồng Âm tại Tí gặp Hổ Khốc Riêu Tang

Cự Kỵ Khốc Hình Thìn Tuất

Khốc Hư gặp Thiên Cơ

Tử Tức có Thất Sát gặp Hình Hổ Khốc

Tử Tức có Khốc Hư gặp Dưỡng (QXT, VT)

Tử Tức có Khốc Hư gặp Cô Thần (TVT)

Tử Tức có Khốc Hư gặp Kình

Tử Tức có Thiên Hư gặp Kình

Thiên Hư cung Phu Thê

Phu Quân Khốc Hư gặp Tang Hỏa

Hạn gặp Khốc Hư

Hạn gặp Khốc Hư Tang Mã

Hạn gặp Khốc Hư gặpTang (QXT)

Hạn gặp Khốc Hư Tang Quả (VT)

Hạn có Nhật gặp Kiếp, Hồng, Phục, Khốc

Tuổi Tân và Quí, hạn gặp Khốc Kình Hình Hổ

Bộ Tuế Phù Hổ Long Cái khi đóng tại Tứ Sinh (Dần Thân Tỵ Hợi) gặp Thiên Mã xung chiếu, tại các vi trí khác không có Mã hội họp (Thái Tuế có Mã Phượng Các Thái Tuế tại Dần Thân thì Mã Phượng Các đồng cung nhau. Quan Phù có Mã Khốc Khách. Quan Phù tại Dần Thân thì Mã Khốc Khách đồng cung nhau . Bạch Hổ có Mã Tang Môn Cô Thần. Chú ý bộ Tuế Phù Hổ Long Cái tại Tỵ Hợi thì có Tứ Linh, tại Dần Thân chỉ có Thái Tuế mới có). Đây là trường hợp Mã tại Thiên Di. Tại vị trí này thì lợi hại tùy theo gặp cát tinh hay hung tinh hội họp, nếu Mệnh hoặc Di có cát tinh thủ (như Lộc Tồn, Hóa Lộc, Tử Phủ Dần Thân) hoặc hung tinh đắc địa (như Hỏa Linh) thì Mã sẽ kết hợp với các sao này làm tốt hơn bội phần. Nếu Mệnh Di gặp hung tinh hãm địa tọa thủ (như Đà, Hỏa Linh.Chú ý Đà La hãm địa tại Dần Thân Tỵ Hợi) thì càng xấu hơn vì Mã sẽ kết hợp với các sao này gây tác hại mạnh mẽ hơn

Các bộ sao hợp cách với Thiên Mã

Mã Lộc Tồn (đồng cung hoặc xung chiếu) tại Dần Thân

Mã Tràng Sinh đồng cung (Thanh Vân đắc lộ cách)

Mã Hỏa hoặc Linh đắc địa

Mã Khoa Quyền Lộc

Mã Tử Phủ đồng cung tại Dần Thân

Mã Lộc Tử Phủ

Mã Nhật, Nguyệt sáng sủa

Mã Khốc Khách

Các bộ sao kết hợp phá cách

Mã Hao (đồng cung hoặc xung chiếu) tại Dần Thân

Mã Đà (đồng cung hoặc xung chiếu) tại Tỵ Hợi

Mã gặp hung tinh hãm địa (như Hỏa Linh, Kình Đà, Không Kiếp hãm) thủ chiếu.

Mã Triệt, Mã Tuần (Mã Triệt thì xấu hơn Mã Tuần)

Mã Hình đồng cung (cho dù Hình đắc hay hãm, Hình hãm địa tại Tỵ Hợi thì càng bất lợi)

Mã Tuyệt đồng cung

Mã Hao đồng cung

Mã Lương Tỵ Hợi

Mã Tràng Sinh đồng cung tại Hợi

Mã Hỏa Linh hãm địa Mệnh hay Thiên Di

Kình hay Đà hãm thủ gặp Mã xung chiếu

Bộ Tuế Phù Hổ thì kỵ gặp Kình Đà hãm (kỵ Đà hơn Kình, Đà khi hóa khí là Kỵ), Hóa Kỵ hãm, Hình Riêu hãm hội họp, Không Kiếp hãm. Hỏa Linh hãm

Các bộ sao hợp cách Thái Tuế

Thái Tuế Văn Xương

Thái Tuế, Xương Khúc

Quan Phù Xương Khúc

Thái Tuế Xương Khúc Khôi Việt

Thất Sát Thái Tuế đồng cung

Thái Tuế Xương Khúc Kình

Thái Tuế Văn Xương tại cung Thìn Tuất gặp Thất Sát, Phá Quân, Tả Hữu, Mộ Khoa hội họp

Cự Môn Tuế Hình

Cự Môn gặp Tuế Phù Hổ

Các bộ sao hợp cách Bạch Hổ:

Nam nhân có Tang Hổ đắc địa tại Dần Thân Mão Dậu

Mệnh tại Dậu có Bạch Hổ tọa thủ

Hổ Tấu Thư đồng cung

Hổ Phi Liêm đồng cung

Bạch Hổ Thiên Hình đắc

Bạch Hổ đắc gặp Phi Liêm

Bạch Hổ Tấu Thư Đường Phù (?)

Hạn Thái Dương tại Ngọ có Tang Hổ, Khốc Hình

Các bộ sao phá cách Thái Tuế

Thất Sát gặp Quan Phù Bạch Hổ

Tham Lang Bạch Hổ tại Thìn Tuất

Tham Lang Thái Tuế

Thiên Phủ Tuế Đà cung Tỵ

Thất Sát Kình, Linh, Lưu Bạch Hổ

Thái Tuế gặp sát tinh hãm

Thái Tuế gặp Kình Đà hãm

Thái Tuế Kiếp Không

Thái Tuế Thiên Hình tại Dậu (Chú ý Thiên Hình cư Dậu thì đắc địa)

Thái Tuế Kỵ Phục

Thái Tuế Kỵ Phục, Kiếp, Không hãm

Tuế, Đà

Mệnh có Tuế Đà Dần Thân tọa thủ đồng cung

Tuế Đà Riêu Cái (Hoa Cái)

Tuế Đà Kỵ

Thân có Tuế Đà Kỵ

Tuế Đà Cự Kỵ

Tuế Đà Sát Kỵ

Thái Âm hãm, Tuế Đà, Hổ

Cự, Tuế Đà, Tấu

Tuế Phục Kỵ

Lộc Tồn Mã giao trì gặp Kiếp Không Tuế hội họp

Quan Phù Đà Kỵ

Mệnh tại Tuất có Quan Phù tọa thủ

Quan Phù Kình hãm

Quan Phù Đà hãm

Quan Phù, Hình, Không Kiếp

Sát Phù Hổ

Quan Phù cư Thiên Di giáp Thiên Hình và ThiênThương

Mệnh Thái Tuế, gặp hạn có Thái Tuế

Mệnh, Thân Thái Tuế Quan Phù, hạn phùng hung sát tinh

Mệnh hay Thân Cự Kỵ, hạn gặp Cự Kỵ lại thêm Thái Tuế, Quan Phù

Mệnh Đào, Thân Hồng, hạn Thái Tuế, Địa Kiếp

Mệnh Đào, Thân Hồng, hạn Thái Tuế

Mệnh Thái Tuế thủ đến tiểu hạn có Thái Tuế thủ

Hạn gặp Thái Tuế Quan Phù

Hạn Thái Tuế, Tang Môn

Hạn Cơ Lương hãm gặp Thái Tuế hoặc Tang Môn

Các bộ sao phá cách Bạch Hổ

Riêu gặp Hổ

Nữ Mệnh có Hổ Riêu tọa thủ đồng cung

Bạch Hổ Tướng Quân đồng cung

Liêm Trinh Bạch Hổ đồng cung

Tham Lang Bạch Hổ đồng cung

Tham Lang Bạch Hổ đồng cung tại Mệnh, tuổi Thìn Tuất

Tham Lang Bạch Hổ đồng cung tại Dần, Tuất (QXT)

Tham Lang Bạch Hổ tại Thìn Tuất

Tham tại Ngọ và Dần gặp Tang Hổ và sát tinh

Thái Âm hãm gặp Tuế, Hổ, Đà

Tang Hổ Khốc Riêu

Đồng Âm tại Tí gặp Tang Hổ Khốc Riêu (Nữ Mệnh)

Cơ Lương hãm gặp Thái Tuế hay Tang Môn

Mệnh Cơ Âm tại Thân mà hạn gặp Liêm Hổ Riêu Linh

Cung Tật Ách có Cự Đồng gặp Tang Hổ Riêu Ðà

Cung Tử Tức có Thất Sát gặp Hình Hổ hãm địa

Nô có Phá Tang Kỵ thì làm ơn mắc oán

Hạn gặp Thất Sát Kình Linh và Lưu Bạch Hổ

Thai Hổ (Nữ Mệnh Tật Ách)

Tật cung Thai Hổ

Phúc có Tang Đào Hồng

Điền có Tang Hổ

Tử Tức có Tang Hổ Kiếp Kình gặp Thái Âm hãm địa, Kỵ hội chiếu

Tử Tức Hổ Tang gặp Thất Sát, Dục (Mộc Dục)

Tử Tức Hình Sát Hổ

Tử Tức Khốc Hình Sát Hổ

Hạn Riêu Hổ

Hạn gặp Hổ Kình Đà Kỵ

Mệnh có Kình Linh hạn gặp Lưu Bạch Hổ

Hạn gặp Khốc Kình, Hình Hổ tuổi Tân và Quí

Hạn Kình, Đà, Hình, Hổ

Hạn có Nguyệt gặp Tang Hổ Đà Kỵ

Hạn Tang Hổ Lưu Hà, Nữ Mệnh, khi sinh đẻ

Kình Linh thủ Mệnh gặp Bạch Hổ

Bạch Hổ Thiên Hình hãm

Bạch Hổ hãm gặp Phi Liêm (???)

Đặc tính bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát

Thiếu Dương Thiên Không có Long Đức xung chiếu, có Tứ Đức chiếu

Tử Phù Nguyệt Đức có Trực Phù xung chiếu

Phúc Đức Thiên Đức có Thiếu Âm xung chiếu

Bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát thì không có Tứ Linh, Long Phượng tam hơp xung chiếu (Tử Phù tại Sửu Mùi có cách giáp Long Phượng), không có Thiên Mã, có sự xuất hiện của ít nhất hai trong ba sao Đào Hồng Hỉ đồng cung tam hợp xung chiếu, không có Khốc Hư tam hợp xung chiếu (chỉ có Tử Phù Sửu Mùi mới giáp bộ Khôc Hư). Cần chú ý xem có Cô Quả, Phá Toái hay không

Chỉ có Thiếu Dương ở Tứ Sinh (Dần Thân Tỵ Hợi) , Tử Phù ở Tứ Mộ (Thìn Tuất Sửu Mùi), Phúc Đức (và Thiếu Âm) ở Tứ Chính (Tí Ngọ Mão Dậu) mới có đủ bộ Tam Minh Đào Hồng Hỉ. Tại vị trí này chỉ có Phúc Đức lại không gặp bộ Cô Quả

Thiếu Dương tại Tứ Sinh, Tử Phù tại Tứ Chính, Phúc Đức tại Tứ Mộ (luôn đồng cung với Quả Tú) thì mới có đủ bộ Cô Quả thủ chiếu. Tại các vị trí khác thì Thiếu Dương không có bị Cô hay Quả chiếu

Người Thiếu Dương (Thiên Không) là người trí tuệ, khôn ngoan, nhạy bén, có trực giác cao, có khả năng xét đoán, hành xử rất thận trong, toan tính kỹ lưỡng trước khi ra tay hành động, và khi hành động thường quyết liệt nếu có Đào Hoa đồng cung, Mệnh có Thiên Không Hồng Loan đồng cung thì là người thông minh, vui vẻ, hòa nhã, nhân hậu, từ thiện, có tâm hồn hướng thiện, không hay ganh đua tranh giành đấu đá, ưa nơi yên tĩnh, thích chổ thanh vắng, ở ẩn hay đi tu . Mệnh có Thiên Không Đào Hoa đồng cung thì là người lanh lẹ hơn người, ưa lấn lướt người, đa mưu, thủ đoạn, về tình duyên thì hay bị ách gió trăng, lụy vì tình, về sự nghiệp thì chung cuộc cũng không có gì, tiêu tan tài lộc chức vụ, tu thân may ra có được tiếng tốt lúc về già

Người Phúc Đức (Thiên Đức) và người Tử Phù (Nguyệt Đức) đều là người có đức độ, hòa nhã, đoan chính, nhân hậu từ thiện, biết nhân nhượng người, không làm hại ai, trái lại hay giúp đở làm phúc, hay tha thứ. Nếu đồng cung với ĐàoHoa, Hồng Loan thì là người có duyên, có phẩm hạnh, thu hút người khác bằng tính nết đoan trang, không xảo trá gian manh vì không bao giờ có bộ Thiên Không Đào Hoa đồng cung thủ Mệnh. Phúc Đức tại Tứ Sinh (đồng cung với Kiếp Sát) và Tử Phù tại Tứ Mộ (đồng cung với Thiên Hỉ hoặc Hồng Loan) mới có Thiên Không Đào Hoa đồng cung tam hợp chiếu

Bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát có Tam Đức trong đó Thiên Đức (đồng cung với Phúc Đức) và Nguyệt Đức có tác dụng giải họa. Phú có câu:

Thiên Nguyệt Đức, Giải Thần tàng,

Cùng là Quan Phúc một làng trừ hung (NMB, AB)

Tác dụng giải họa này thiết tưởng không mạnh, thành ra ảnh hưởng nên xét khi thủ đồng cung, còn tam hợp xung chiếu không đáng kể. Điều này có thể thấy rõ tại vị trí Thiên Không mặc dù luôn luôn có Tứ Đức chiếu là vị trí hiểm họa trong tử vi. Chú ý Long Đức không có tác dụng giải họa vì luôn luôn có Thiên Không xung chiếu

Bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát luôn luôn có Thiên Không và Kiếp Sát trong tam hợp nên là bộ sao ẩn tàng tai họa. Cần chú ý ảnh hưởng của Kiếp Sát (luôn luôn tam hợp với Đào Hoa và luôn luôn đồng cung với một sao của bộ Dương Tử Phúc) chỉ có khi xuất hiện với các bộ sao xấu khác mà thôi. Tùy theo vị trí Thiên Không Kiếp Sát và sự kết hợp với các sao hung cát tinh khác mà biến chuyển sẽ khác nhau rất lớn. Bộ này tối kỵ gặp Không Kiếp hãm địa. Trong bộ này vị trí Thiên Không là vị trí cần chú ý nhất vì không có sao Đức nào tọa thủ đồng cung thành ra hiểm họa cao hơn. Cần chú ý đến bộ Thiên Không Đào Hoa đồng cung và Thiên Không Hồng Loan đồng cung

Vòng Thái Tuế: Bộ Đào Hồng Hỉ

Các bộ sao hợp cách Đào Hồng Hỉ

Hồng Đào tại Hợi Tí

Hồng Loan miếu vượng tại Dần Mão, Hợi Tí

Tam Minh Đào Hồng Hỉ 

Thiên Không Hồng Loan đồng cung

Đào Hoa chiếu Mệnh

Đào, Hồng tại Quan Lộc

Đào Hoa tại Quan hoặc Tài

Hồng Loan gặp Hóa Lộc Kình Đà

Thiên Hỉ, Hỉ Thần (bộ Song Hỉ)

Mệnh giáp Đào Hồng

Mệnh có Hồng Loan tại Tí

Mệnh có Xương Tấu Hồng Khôi

Mệnh Đào Hình đồng cung

Mệnh Hồng Hình đồng cung

Mệnh có Thiên Đức hay Nguyệt Đức đồng cung Đào Hoa hay Hồng Loan

Hồng Loan Thai Tọa

Mệnh Quan có Hồng Loan, Bát Tọa

Thân có Đào Hồng Thai Tọa

Nữ nhân tuổi Giáp Mệnh Sửu Mùi có Xương Khúc Sửu Mùi gặp Hồng Lộc

Mệnh Kiếp Thân Không gặp Hồng Loan và Kình Dương, được Nhật Nguyệt hay Tử Phủ hội họp

tử vi Thất Sát tại Tỵ gặp Bật Khoa Mã Ấn Tràng Sinh, Hồng Loan

Đào Hồng Hỉ, Tấu Thư gặp Vũ Khúc

Đào Hồng Hỉ, Tấu Thư gặp Thiên Cơ

Mệnh Đào Hồng gặp Thiên Cơ

Vũ Khúc, Hồng, Đào, Hỉ

Đào Hồng Tấu Vũ

Cơ, Tang, Hồng, Phúc (QXT, VVT)

Nữ mệnh có Hồng Loan đồng cung với tử vi hay Thiên Phủ

Mệnh có Đào Hỉ gặp tử vi hay Thái Dương hội họp

Mệnh và Thân đều có Tử Phủ Khoa Quyền Hồng Khôi Hình Ấn

Hạn Tử Phủ Vũ Tướng gặp Hồng Quyền

Phu cung có Tử Phủ Vũ Tướng gặp Đào Riêu người tuổi Giáp, Mậu

Nữ Mệnh có Thiên Tướng Hồng Loan

Thái Dương cư Hợi được Khoa Quyền Lộc chiếu, Tả Hữu Hồng Khôi

Hạn gặp Cơ Nguyệt Đồng Hồng Hỉ Khôi Xương Khúc Tấu Thư, Phúc Đức

Sát, Phá, Liêm, Tham gặp Khoa, Quyền, Lộc có Hồng Loan, Thiên Hình, Tả Hữu

Mệnh có Liêm Trinh sáng sủa tọa thủ gặp Hồng Khôi, Xương hội họp

Hồng Khôi, Xương, Tấu

Hồng Khôi Xương Liêm sáng sủa

Nữ Mệnh có Tham Đào Hoa gặp Triệt Tuần

Cung Tử Tức có Nhật Nguyệt sáng sủa chiếu gặp Thiên Hỉ tọa thủ

Nhật Nguyệt Sửu Mùi gặp Xương Khúc, Ân Quang, Thiên Quí, Thai Tọa, Hồng Khôi

Điền có Ân Quang hay Thiên Quí gặp Đào Hồng

Phu có Hồng Loan Địa Kiếp, Mệnh tốt

Hạn có thai gặp Hỉ, Thanh Long

Hạn có thai gặp Hỉ, Phi Liêm

Hạn có thai gặp Hỉ Đào Hoa

Hạn Vũ, Cơ, Lộc, Mã, Hỉ, Hồng

Vũ, Cơ, Lộc, Mã, Quả (Quả Tú), Loan (Hồng Loan),

Các bộ sao phá cách Đào Hồng Hỉ

Đào Hồng Thân Mệnh Nữ Mệnh

Đào Hoa cư tại Nô

Đào Hoa nhập hạn trên 50 tuổi

Hồng Loan hãm địa

Hồng Loan gặp Địa Kiếp Cô Quả

Thiên Không Đào Hoa đồng cung

Thiên Không Đào Hoa đồng cung tại Tí Mão (VVT)

Đào Hoa gặp Không Kiếp

Đào Hoa gặp Hỏa Linh

Mệnh Đào Hoa

Đào Hoa cư Dậu

Hồng Loan thủ Nữ Mệnh :

Mệnh Đào Hoa thủ gặp Kình Đà, Hình Kỵ

Xương Tấu Hồng Khôi Hóa Kỵ

Mệnh có Đào Hoa tọa thủ gặp Địa Kiếp

Mệnh Hồng Loan gặp Không Kiếp

Mệnh hay Thân có Phá Quân gặp Hồng Loan Không Kiếp

Mệnh có Đào Hồng Không Kiếp Đà Linh thủ chiếu

Đào Riêu đồng cung

Riêu Hỉ đồng cung hay xung chiếu

Phu Thê có thai thủ gặp Đào

Đào Hồng Riêu Hỉ

Đào Hồng Riêu Hỉ gặp Binh Tướng

Hồng Loan gặp Phục Binh hay Tướng Quân thủ đồng cung

Phục Binh hay Tướng Quân thủ gặp Đào, Hồng, Hỉ, Thai

Đào Hồng Thai Phục Tướng

Mệnh có Đào Hoa gặp Phi Liêm

Mệnh tử vi gặp Đào Hồng Không Kiếp

Nữ Mệnh Thiên Tướng gặp Ðào Khúc, Mộc Dục

Nữ Mệnh Thiên Tướng gặp Hoa Cái, Khúc, Mộc Dục

Nữ Mệnh có Đào Hồng Sát Phá Liêm Tham

Nữ Mệnh cung Tử Tức có thai Đào gặp Kiếp

Đàn bà Mệnh Thân có Đào hay Hồng tọa thủ gặp tam ám Riêu, Đà, Kỵ hội họp

Đàn bà Mệnh Thân có Đào hay Hồng tọa thủ gặp Thai Phục Tướng hội họp

Nữ Mệnh có Đào Thai Phục Tướng

Nữ Mệnh Đào Thai Tướng Quân

Nữ Mệnh có Tham Đào Hoa

Sát, Phá, Liêm, Tham gặp Khoa, Quyền, Lộc lại có Hồng, Hình, Tả Hữu bị Hóa Kỵ, Không hay Triệt xâm phạm

Thiên Di có sao Phục Tướng, Phá Quân, có thai thủ, Đào Hồng hội họp

Nam Mệnh Nô Bộc có Đào Hoa

Cung Thê có Hồng Loan

Cung Phu ở Tứ Mộ gặp Hồng Loan thủ

Phu có Hồng Loan (có người ghi là Đào Hồng) đồng cung vói Hóa Kỵ

Phu có Hồng Loan Địa Kiếp, Mệnh xấu

Phu có Hồng Loan Tứ Sát (Kình Đà Hỏa Linh, nên thêm Không Kiếp)

Đào Tang (Tang Môn) ở Mệnh

Tang, Đào ở Mệnh

Phúc cung ngộ Tang Đào Hồng

Phúc (cung phúc) Thai, Tang ngộ Đào Hồng,

(Đào Hồng không tam hợp xung chiếu nhị hợp với Tang Môn ngoại trừ tuổi Tỵ Đào cư Ngọ và tuổi Hợi Đào tại Tí thì nhị hợp Tang Môn)

Thiên Tướng tại Mão gặp Sinh Vượng Ðào Hồng Tả Hữu Quyền Xương hạn gặp Phá Ðà Kình Kiếp

Hạn có Nhật gặp Kiếp, Hồng, Binh, Khốc

Hạn gặp Riêu Hỉ Đào Hồng

Mệnh Đào Thân Hồng hạn có Thái Tuế

Nhìn chung thì bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát thích hợp cho cách Nhật Nguyêt nhất vì bộ Tam Minh là bộ hỗ trợ cho Nhật Nguyệt, hơn nữa Thiếu Dương đồng cung với Thái Dương thì lại rất thích hợp. Tùy theo vị trí của Đào Hồng (Đào Hồng thủ Mệnh khác với Đào Hồng tại Tài Quan Di) và các bộ sao kết hợp mà biến chuyển khác nhau, hoặc là rất tốt (khi kết hợp với các bộ sao hợp cách), hoặc là rất xấu (khi kết hợp với bộ sao phá cách). Cần nắm vững ý nghĩa của Đào Hồng, Cô Quả, Thiên Không Đào Hoa đồng cung và Thiên Không Hồng Loan đồng cung cùng Kiếp Sát để giải đoán. Bộ sao này không bao giờ kết hợp với Tang Hổ Khốc Hư là một ưu thế nhưng bù lại có rất nhiều phá cách lớn ví dụ như tối kỵ Không Kiếp xâm nhập, kỵ Hỏa Linh Kình Đà…

Riêng Tử Phù tại Sửu Mùi có cách giáp Long Phượng. Cách giáp Long giáp Phượng mà có mệnh Tử Phù nếu không có ác sát tinh xâm phạm thì là người vui tính, miệng cười tươi (Thiên Hỉ), hay gặp may mắn và rất có duyên được nhiều người theo, tính tình thông thường là nghiêm chỉnh (có Nguyệt Đức Hỉ Hồng Đào). Mệnh Quan giáp Phượng Long thì có tiếng tăm và được nhiều người mến chuộng

Bộ Dương Tử Phúc Tam Đức Thiên Không Kiếp Sát rất cần các phúc thiện tinh như Thiên Quan, Thiên Phúc, Ân Quang, Thiên Quí hoặc các sao chủ về đoan chính hoặc khắc chế được tính hoa nguyệt như Thái Dương, Lộc Tồn hội họp, nhất là tại vị trí Thiếu Dương thì sự nghiệp mới được bền vững. Bộ này không hợp với cách Sát Phá Tham nhất là hãm địa sẽ gia tăng sự thất bại đổ vỡ vì những hành động sát phạt không nương tay gây ra

Chú ý

Thiên Không Thiếu Dương tại Tứ Sinh (Dần Thân Tỵ Hợi) thì có đủ bộ Đào Hồng Hỉ Kiếp Sát Cô Quả trong đó Thiếu Dương Thiên Không Kiếp Sát Cô Thần đồng cung. Tại Dần Thân thì đồng cung với Hông Loan, với Thiên Hỉ Long Đức xung chiếu. Tại Tỵ Hợi thì đồng cung với Thiên Hỉ với Hông Loan Long Đức xung chiếu. Tại Tỵ còn có Phá Toái tam chiếu. Chú ý bộ Cô Quả chỉ có khi Thiên Không Thiếu Dương tại Tứ Sinh mà thôi, tại các vị trí khác thì Thiên Không không có

Thiên Không Thiếu Dương tại Tứ Chính (Tí Ngọ Mão Dậu) thì có Thiên Không Đào Hoa đồng cung, tam hợp với Kiếp Sát và Hồng Loan hoặc Thiên Hỉ (tại Mão Dậu thì có Thiên Hỉ tam hợp với Phá Toái xung chiếu hoặc đồng cung, tại Tí Ngọ thì có Hồng Loan tam hợp, không có Phá Toái). Như vậy Thiên Không tại Tí Ngọ tốt hơn Mão Dậu (vì tại Tí Ngọ có Đào Hồng không có Phá Toái, tại Mão Dậu thì chỉ có Đào Hỉ lại gặp Phá Toái). Thiên Không Đào Hoa đồng cung tại Dậu xấu nhất (vì Phá Toái đồng cung, tại Mão thì Phá Toái xung chiếu)

Thiên Không Thiếu Dương tại Tứ Mộ (Thìn Tuất Sửu Mùi) thì không đồng cung với Đào Hồng Hỉ, luôn tam hợp với Đào Hoa Kiếp Sát. Tại Thìn Tuất thì tam hợp với Đào Hồng đồng cung, tại Sửu Mùi thì tam hợp với Đào Hỉ (ở Sửu còn gặp Phá Toái đồng cung nên xấu nhất)

Đặc tính bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã

Tang Môn có Bạch Hổ xung chiếu (bộ Tang Hổ) (không có bộ Long Phượng tam hợp xung chiếu vì thiếu Long Trì)

Tuế Phá Thiên Hư có Thái Tuế xung chiếu (chú ý xem có bộ Khốc Hư không vì luôn có Thiên Hư) (không có bộ Long Phượng tam hợp xung chiếu vì thiếu Long Trì)

Điếu Khách có Quan Phù Long Trì xung chiếu (chú ý coi xem có bộ Long Phượng hay không)

Bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã không bao giờ gặp Đào Hồng Hỉ tam hợp xung chiếu (chỉ có Tuế Phá Thìn Tuất thì giáp bộ Đào Hồng, Điếu Khách Sửu Mùi có cách nhị hợp với Đào Hồng Tí Ngọ nhưng lại gặp Quả thủ Cô chiếu), khó gặp bộ Long Phượng (chỉ có Điếu Khách mới dễ gặp Long Phượng thủ đồng cung, tam hơp chiếu hoặc đồng cung xung chiếu, chỉ khi Điếu Khách tại Mão Dậu Tỵ Hợi mới không gặp), dễ gặp bộ Khốc Hư (vì luôn có Thiên Hư. Tại Dương cung luôn luôn có bộ Khốc Hư. Chú ý chỉ có Tang Môn mới có khả năng có đủ bộ Tang Hổ Khốc Hư), không có Đào Hồng (chỉ có cách giáp Đào Hồng nhưng thỉnh thoảng mới có), không có Tứ Linh, Kiếp Sát

Khi có Khốc Hư đủ bộ thì có bộ Mã Khốc Khách

Khi Tang Môn ở Thìn Tuất Sừu Mùi, Tuế Phá ở Dần Thân Tỵ Hợi, Thìn Tuất, Điếu Khách ở Tí Ngọ Mão Dậu Dần Thân Tỵ Hợi thì có bộ Mã Khốc Khách

Bộ này luôn luôn có Thiên Mã xuất hiện trong tam hợp. Đây là điểm nổi bật nhất. Thiên Mã là bộ sao có liên quan, ảnh hưởng đến công danh, tài lộc, phúc thọ, chủ sự thay đổi, di chuyển, có liên quan đến xe cộ hoặc chân tay. Thủ Mệnh và đắc cách thì là người đa tài, thao lược, nhiều tài năng, đặc biệt là tài tổ chức, nghị lực, hiếu động, nhanh nhẹn, thao vát, mau mắn, khéo léo, ăn nói giỏi, có tài ngoại giao. Cần xét kỹ sao này với các sao phối hơp để biết ảnh hưởng của nó (coi phần Thiên Mã)

Bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã khó gặp bộ Long Phượng (chỉ có Điếu Khách mới dễ gặp Long Phượng thủ đồng cung, tam hợp chiếu hoặc đồng cung xung chiếu, Điếu Khách tại Âm cung là Mão Dậu Tỵ Hợi mới không gặp bộ Long Phượng tại Mệnh). Đây là đặc điểm khiến cho Mệnh Điếu Khách khác với Mệnh Tang Môn, Tuế Phá. Ngoài ra Mệnh Điếu Khách luôn luôn có Quan Phù Long Trì đồng cung tại Di nên dễ có Tứ Linh tại Di (tại tam hợp Phúc Di Phối) hơn Mệnh Tang Môn hoặc Tuế Phá. Mệnh Điếu Khách có đặc điểm là sẽ có bộ Long Phượng tại Mệnh hoặc Di hoặc cả tại Mệnh và Di (Điếu Khách tại Thìn Tuất Sửu Mùi thì có Long Phượng tại Mệnh và Tứ Linh tại Di. Điếu Khách tại Tí Ngọ Dần Thân thì có Long Phượng tại Mệnh, Di không có Tứ Linh, Điếu Khách tại Tỵ Hợi Mão Dậu thì Mệnh không có Long Phượng nhưng Di có Tứ Linh). Nhìn chung thì Mệnh Tang Tuế Điếu là Mệnh dễ có Tứ Linh tại Di (Di tại Âm cung luôn có Tứ Linh) nên khi xem xét Mệnh Tang Tuế Điếu Hư Mã thì cần chú ý. Thiên Di có Tứ Linh hay không. Di có Tứ Linh thì ra ngoài hanh thông may mắn, gặp cát tinh thì càng tốt hơn, gặp hung tinh lạc hãm thì cũng đỡ lo lắng vì Tứ Linh giải họa rất mạnh

Tang Môn luôn có bộ Tang Hổ Hư. Ngoài vị trí Mão Dậu Tỵ Hợi, tại tất cả các vị trí khác thì Tang Môn luôn có đủ bộ Tang Hổ Khốc Hư. Đây là bộ hao bại tinh chủ sự hao hụt, suy bại, tang thương nên vị trí Tang Môn thường đem lại buồn thương cho cuộc sống hơn là vị trí Tuế Phá hoặc Điếu Khách. Cần chú ý vị trí đắc địa của Tang Môn (Dần Thân Mão Dậu). Tang Môn tại Dần Thân Mão Dậu thì tốt hơn các vị trí khác vì Tang Môn tại Dần Thân thì có bộ Tang Hổ Khốc Hư đắc địa, Tang Môn tại Mão Dậu thì đắc, có thêm Phượng Cát Giải Thần, lại không gặp Khốc Hư Cô Quả. Tang Môn tại các vị trí khác thì gặp bộ Tang Hổ Khốc Hư hoặc bộ Tang Hổ Cô Quả hội họp. Mệnh Tang Môn tại Âm cung thì luôn luôn có Tứ Linh (khi tại Mão Dậu có thêm Phượng Cát Giải Thần) thành ra đỡ bất lợi hơn Mệnh Tang Môn tại tại Dương cung (ngoại trừ tại Dần Thân) mặc dù tại Dương cung thì luôn luôn có Phượng Các Giải Thần trong tam hợp nhưng Di không bao giờ có Tứ Linh, chỉ có Tuế Phù Hổ

Bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã là bộ sao suy bại (luôn có Tang Môn, Thiên Hư lại dễ gặp Thiên Khốc là các bại tinh chủ suy bại) báo hiệu sự khó khăn trắc trở trong việc lập sự nghiệp nên lúc nào cũng có Thiên Mã trong tam hợp để đương sự có nghị lực ý chí đứng lên đấu tranh với đời, sự thành bại thì tùy theo sự đắc vị của Thiên Mã, Tang Môn, Thiên Hư cùng các sao phối hợp, nhưng dù gì thì sự thành công cũng dựa vào sự phấn đấu của bản thân là chính, ít khi gặp may mắn khi ra tay hành động (vì thiếu Tứ Linh, Tam Minh). Tại vị trí Điếu Khách thì tương đối đỡ xấu hơn các vị trí khác (vì dễ có bộ Long Phượng và Mã Khốc Khách), còn Tang Môn thì luôn có Bạch Hổ xung (bộ Tang Hổ Hư) và Tuế Phá thì luôn đồng cung với Thiên Hư với Thái Tuế xung là hai vị trí dễ gặp nghịch cảch. Chú ý bộ Mã Khốc Khách phải đồng cung thì mới đúng và cần phối hợp với các sao khác, tốt nhất là Lộc Tồn thì mới phát huy tính chất tốt đẹp được. Thông thường người có bộ sao Tang Tuế Điếu Hư Mã này là người nổi loạn, hay chống đối, thường có tư tưởng và hành động đi nghịch với xã hội đương thời nên bộ này thích hợp cho cách Sát Phá Tham sáng sủa tốt đẹp hoặc các hung tinh đắc địa. Đây là bộ sao canh cải, thay cũ đổi mới, sẵng sàng bất kể dư luận, mạnh dạn ra tay thực hiện mục tiêu của mình. Người Tang Tuế Điếu Hư Mã là người dễ có Tứ Linh tại Thiên Di (tại Âm cung luôn có Tứ Linh) , khi có Tứ Linh thì tuy dễ gặp may mắn thuận lợi khi bước ra ngoài xã hội nhưng bù lại khi bắt tay hành động thì thường dễ thất bại, trong khi người Tuế Phù Hổ Long Cái mặc dù dễ gặp khó khăn khi bước ra ngoài xã hội (Tang Tuế Điếu Hư Mã tại Thiên Di) nhưng lại được hanh thông khi bắt tay thực hiện (ít nhất Mệnh Tài Quan phải có Tứ Linh)

Người Tang Môn thì nặng lo và tính toán, khi bất mãn thì khóc lóc bi thương. Nếu đắc địa tại Dần Thân Mão Dậu thì có tài xét đoán và lý luận sắc bén, thao lược, thích hoạt động về chính trị, tính tình cương dũng, văn võ song toàn, lập nên sự nghiệp lớn. Đàn ông có Tang đắc địa thủ Mệnh thì học rộng biết nhiều, hiển đạt về võ nghiệp, quán xuyến cả về quân sự lẫn chính trị

Người Tuế Phá là người ngang ngược, phá tán, tinh nghịch, phá phách, có tính quật khởi, ưa chống đối, tranh luận, bàn cãi, thích thay cũ đổi mới, khi bất mãn thì hận lòng, đả phá quật ngược. Khi bị hoàn cảnh làm cho vụng suy thất ý, nếu không có phúc thiện tinh tại Mệnh thì rất dễ làm những điều bạo nghịch

Người Ðiếu Khách là người hay nói, hay tranh luận, hay làm chuyện mạo hiểm, chống đối, đi ngược lại với người, khi bất mãn thường hay lấy lời lẽ phân trần. Nếu hội với Mã Khốc Khách cư Mệnh thì là người có học vấn, có tài hùng biện, mẫn tiệp, rất khéo léo về ngoại giao. Hội với sao xấu thì là người nói năng không cẩn thận, ham mê chơi bời, nhất là bài bạc, khắc tổ ly tông

Bộ Tang Tuế Điếu Hư Mã rất cần các phúc thiện tinh tọa thủ đồng cung, đặc biệt là Thiên Quan, Thiên Phúc, Ân Quang, Thiên Quí hoặc Tuần Triệt án ngữ hóa giải các điểm bất lợi, trở thành con người rất có từ tâm, ngay thẳng, thấy chuyện bất bình sẵng sàng ra tay tương trợ . Bộ này cũng rất cần có Tam Thai, Bát Tọa hội họp làm giảm sự lo lắng, phiền muộn, đối kháng, bất mãn trong cuộc sống

Các bộ sao hợp cách

Tang Môn tại Mão

Nam nhân có Tang Hổ đắc địa tại Dần Thân Mão Dậu

Cơ, Tang, Hồng, Phúc

Hạn gặp Thái Dương tại Ngọ có Hình, Tang, Hổ Khốc

Các bộ sao phá cách

Điếu Khách Tang Hình

Tang Môn, Kình

Tang Hổ Khốc Riêu

Mệnh Đào Hoa, Tang Môn nhị hợp

Tang Môn gặp Hỏa Tinh

Tham tại Dần, Ngọ gặp Tang Hổ và sát tinh

Đồng Âm tại Tí gặp Tang Hổ Khốc Riêu (Nữ Mệnh)

Đồng Âm tại Tí gặp Tang, Khốc Riêu (Nữ Mệnh)

Mệnh Tang Môn ở Thìn Tuất

Cơ Lương hãm gặp Thái Tuế hay Tang Môn

Tham Vũ Thìn Tuất gặp Tang Điếu

Cung Tật Ách có Cự Đồng gặp Tang Hổ Ðà Riêu

Nô có Phá Hóa Kỵ Tang Môn

Cung Phúc có Tang Đào Hồng

Điền có Tang Hổ

Tử Tức có Tang Hổ Kiếp Kình gặp Thái Âm hãm địa, Kỵ hội chiếu

Tử Tức Tang Hổ gặp Thất Sát, Dục (Mộc Dục)

Tử Tức Khốc Hổ Hình Sát

Phúc Thai, Tang ngộ Đào Hồng,

Phúc Tang Đào Hồng

Phúc Tang, Đào, Hồng, Hỉ,

Tử, Tang, Tả, Hữu

Hạn Tang Môn, Mã Kình Dương

Hạn Lưu Tang lưu Mã gặp

Lưu Dương Lưu Tang (VT)

Hạn Tang Môn Hỏa Tinh

Hạn Tang Môn Thái Tuế

Hạn gặp Khốc Kình Hình Hổ tuổi Tân và Quí

Hạn có Nguyệt gặp Đà Kỵ Hổ Tang

Hạn gặp Tang Môn Mã Kình Dương tại Hợi

Hạn gặp Khốc Hư Tang Mã

Hạn Tang Tú (Quả Tú) Khốc Hư

Hạn Khốc Hư Tang Mã

Hạn Tang Môn, Điếu Khách thủ

Hạn Vũ Tham Linh,Tang, Khốc, Thái Tuế tại Thìn, Tuất

Tham Thái Tuế đồng cung

Cơ Lương hãm gặp Tang Tuế

Tham Vũ đóng tại Võng La, Gặp phải Tang Điếu một nhà càng hung

Tuế (Tuế Phá) Khách (Điếu Khách), Hư (Thiên Hư), Kình hãm địa

Mệnh Thiên Hư thủ, Tuế Phá, Điếu Khách, Kình hãm

Bộ Âm Long Trực

Đặc tính bộ Âm Long Trực

Thiếu Âm có Phúc Đức Thiên Đức xung chiếu

Long Đức có Thiếu Dương Thiên Không xung chiếu

Trực Phù có Tử Phù Nguyệt Đức xung chiếu 

Bộ Âm Long Trực thì không có Khốc Hư thủ chiếu (chỉ có cách giáp hoặc nhị hợp. Long Đức luôn nhị hợp với Thiên Khốc. Long Đức ở Sửu Mùi thì nhị hợp với bộ Khốc Hư Tí Ngọ. Long Đức tại Tí Ngọ thì giáp bộ Khốc Hư), không có Tang Hổ, Long Phượng (Thiếu Âm Sửu Mùi thì giáp bộ Long Phượng. Thiếu Âm tại Tí Ngọ thì nhị hợp với Long Phượng đồng cung tại Sửu Mùi), không có Thiên Mã thủ chiếu, không có Thiên Không ngoại trừ Long Đức luôn luôn có Thiên Không xung chiếu, luôn luôn có ít nhất một sao của bộ Đào Hồng Hỉ, có từ một đến ba sao của bộ Tứ Đức. Cần chú ý xem có Cô Quả, Kiếp Sát, Phá Toái hay không

Thái Âm có Tam Đức, Trực Phù có Nhị Đức, Long Đức chỉ có một mình

Chỉ có Thiếu Âm hoặc Phúc Đức tại Tí Ngọ Mão Dậu (tuổi Tí Ngọ Mão Dậu) thì mới có đủ bộ Tam Minh

Trong bộ này thì vị trí Long Đức là vị trí xấu hơn các vị trí khác (vì luôn có Thiên Không xung chiếu, nhị hợp với Thiên Khốc). Sự không xuất hiện của Thiên Không (trừ Long Đức), Tang Hổ Khốc Hư, Thiên Mã trong tam hợp xung chiếu khiến cho người có bộ này nhìn chung hiền lành, có cuộc sống êm đềm, an phận thủ thường, ít âu lo, không hay bon chen phấn đấu. Tùy theo vị trí của Đào Hồng Hỉ, có Cô Quả hoặc Kiếp Sát cùng các bộ sao khác mà có sự khác biệt. Chú ý rằng Thiếu Âm khi đồng cung với Thái Âm thì rất tốt đẹp. Bộ Âm Long Trực tốt đẹp cho người có Thiếu Âm tại Tí Ngọ Mão Dậu (tuổi Tí Ngọ Mão Dậu) có đủ bộ Tam Minh lại không bị Cô Quả Kiếp Sát Thiên Không xâm nhập. Riêng Thiếu Âm tại Tí Ngọ đồng cung với Thiên Hỉ thì được thêm bộ Long Phượng tại Sửu Mùi nhị hợp

Người Thiếu Âm thì suy tính âm thầm, thông minh, hòa nhã, vui vẻ, nhân hậu, từ thiện, cả tin, dễ lầm lẫn, đôi khi quá tin tưởng người nên hay bị lợi dụng, dễ bị thiệt thòi vì chủ quan

Người Long Ðức thì đoan chính, ưa làm điều lành, từ bi, hay giúp đở người làm phúc, không hay bon chen, an phận, ít mạo hiểm, biết nhân nhượng, chấp nhận thua thiệt người

Nếu gặp Đào-Hoa, Hồng-Loan thì là người có duyên, có phẩm hạnh

Người Trực Phù thì trực tính, ăn ngay nói thẳng, trong cuộc sống chịu nhiều thiệt thòi, công lao không được hưởng xứng đáng

Vòng thái tuế tượng trưng cho sự hanh thông may mắn hay xui sẻo trong công việc làm ăn qua những hành động cử chỉ tác phong phẩm hạnh của đương số trong việc giao tiếp với xã hội.

Vòng Thái tuế có 12 sao nhưng có thêm 20 sao cùng chi tuổi phụ vào diễn tả trạng thái tâm hồn cũng như thể xác: Thiên Không – Thiếu dương là lúc phấn chấn, Tang Môn là lúc buồn rầu, Tử phù là lúc chống chọi với tử thần, điếu khách là lúc chán nản với đời sinh ra chơi bời cờ bạc…

Sao nào của vòng thái tuế an mệnh thì sao đó là thần sát thủ mệnh – là sao hoạ phúc mang điềm lành hay dở may mắn hay xui xẻo đối với mệnh. Với 12 địa chi thì mỗi địa chi đều có hành khí hội cục cùng với âm dương.

Thân Tí Thìn: Thuỷ cục, Dần Ngọ Tuất: Hoả cục, Tỵ Dậu Sửu: Kim cục, Hợi Mão Mùi: Mộc cục. Những hội cục này so với hội cục tuổi về ngũ hành sinh khắc mà tính tốt xấu – Khi mệnh thân an ở hội cục nào hay khi gặp đại tiểu hạn.

Ví dụ: Tuổi Thân Tí Thìn được mệnh an tại Thân Tí Thìn là hợp an ở Tỵ dậu sửu là được sinh nhập độ số tốt.

Tuổi: Dần Ngọ Tuất an tại Tỵ Dậu Sửu là khắc xuất – cuộc đồi phải nỗ lực phấn đấu mới vượt qua được mọi chật vật.

Tuổi: Tỵ Dậu Sửu mà mệnh thân an ở Thân Tý Thìn là sinh xuất thì cuộc đời lao đao, cố gắng làm kết cuộc người khác hưởng.

Tuổi Hợi mão Mùi mà mệnh thân an ở Tỵ Dậu Sửu là khắc nhập, thì cuộc đời thất bại nhiều hơn thắng lợi, tranh đua lắm chỉ thua thiệt mà thôi.

Theo phái Thiên Lương thì những người mệnh an ở:

Thái tuế, quan phù Bạch hổ: Là hạng người đáng kính trọng nhưng chưa hẳn đã đắc ý. Nếu Thân cũng ở tam hợp này thì lúc thiếu thời vất vả, nhưng trung thành với lý tưởng mình đã vạch ra chứ không sống theo kiểu sống vô nghĩa. Nhưng Mệnh Thaâ đồng cung bị Tả hữu Không Kiếp ngăn trở thì đa tài mà bất hữu dụng.

Tuế Phá Điếu Khách Tang Môn: Là hạng người thường gặp điều không hài lòng nếu quật khởi trái với lương tâm thì cũng không thành công như ý mà cứ nếu ngồi phân trần than thân trách phận thì cũng không có kết quả tốt đẹp cho mình, cần có nghị lực và quả cảm để không thua kém ai.

Thiếu dương Thiên Không Tử phù Nguyệt Đức Thiên Đức Phúc Đức -> là hạng người sáng suốt tinh khôn – Nhưng cần phải có ngoan – cần biết lẻ phải quấy đừng hai cho ai vì không qua mặt được lý công bằng của tạo hoá. Không phải chỉ co mình là nhất. Nên theo tứ đức để an hưởng tuổi già.

Thiếu âm Long đức Trực Phù -> Là hạng người chân thật, tưởng ai cũng như mình không phải cứ chịu thiệt thôi mãi mãi, mà cũng có lúc khá giả nhưng cần biết tự an ủi để đời sống được an vui, chịu khó một chút để cuộc sống phong phú (đọc thêm phái Thiên lương)

Mệnh Thái Tuế Quan Phù Bạch Hổ Thân Tuế Phá Điếu Khaác Tang Môn là hạng người vẫn lầm đầy đủ bổn phận trong cuộc sống nhưng hậu vận vẫn cso điều gì cản trở không thi thố được hết tài năng theo ước nguyện.

Thân Tuế Phá Điếu Khách Tang Môn: Nếu có đạt được trong ý muốn thì cũng vì một lý do gì buộc lòng phải theo mà không dám thổ lộ và cũng đành chấp nhận một sự bạc đãi (nếu có) chứ không dám đổ trách nhiệm cho người khác.

Thái Tuê Quan Phù bạch Hổ là chính danh: Làm tròn bổn phận nếu gặp chính tinh hãm thì thiếu tình came hành động ác.

Tuế Phá Điếu Khách Tang Môn: Là chính nghĩa – Làm việc đặt mục đích riêng cho mình thừa thãi mới đến lợi ích chung – nặng về mưu tính, gặp chính tinh hãm thì hành động trái với lẽ thường, khó đặt niềm tin ở hạng người này.

Thiếu Dương, Tử Phù, Phúc Đức: Là chánh đạo nêu cao đạo lý, thực tâm hay giả dối, Nếu gặp chính tinh hãm thì hành động dã tâm – thừa hành nhiều hơn là chỉ huy.

Thiếu âm Long đức Trực Phù: Là chính đạo chân thành, khờ khạo dễ bị lôi cuốn, gặp chính tinh hãm thì mê tín dị đoan.

Về âm dương khi xem tiểu hạn thì những năm khác loại mang lại điềm lành cho ta như luật âm dương đã định.

Dương đắc âm vi tài (giầu có)

Âm đắc dương vi quan (danh dự)

Các năm đồng loại dương gặp dương – âm gặp âm thường bất lợi vì làm mất quân bình sẵn có (nếu có) khiến phải phản ứng khó nhọc.

Thái Tuế: Thị phi, Khẩu Thiệt, Bực mình

Quan phù: Thù oán, kiện cáo

Bạch hổ: Hại mình

Tuế Phá: Thất bại

Điếu Khách: Bi ai

Tang môn: Tang tóc

Thiếu dương: Điều may, Phấn chấn nhưng đừng tham vọng quá

Tử phù: Êm đềm nhưng phải thận trọng

Phúc đức: Phúc lành

Thiếu âm: Êm đẹp

Long đức: Phúc lành

Trực Phù: Vui tươi

Vòng Thái Tuế và cung Di

Phái Thiên Lương rất coi trọng vòng Thái Tuế, cho đó là chỗ để đánh giá tư cách, nhân phẩm con người. Mệnh Thân trong tam hợp Thái tuế được coi là đắc cách, con người sẽ có nhân phẩm, tư cách, sự thuận lợi hơn hẳn các tam hợp khác. Ngoài ra thì họ luôn coi cung Di là đối phương, đối thủ, tuyệt đối không phải là mình. Cái nhìn khô cứng này dẫn đến nhiều sai lầm khi nghiệm lý thực tế.

Với cách nhìn mới về cung Di, ta có thể đưa ra phản biện về tính nhân phẩm tư cách của tam hợp Thái tuế. Như bài trên đã chỉ rõ, Di là hoàn cảnh xã hội trong sự quan hệ với ta. Di là hoạt động của mình với hoàn cảnh, nên Di cũng là mình. Di là chỗ bộc lộ ra của con người bên trong, Di là con người trong tương tác với môi trường xã hội từ rộng đến hẹp. Nên Mệnh đắc Thái tuế thì tất yếu Di là Tuế phá, có nghĩa là chủ thể có cái đương lệnh, đắc thời nhưng vì môi trường hoàn cảnh là Tuế phá nên tất khi hành động sẽ có việc càn bậy, làm bừa theo kiểu cậy thế làm càn. Đó chính là kẻ nắm quyền trong tay nhưng lợi dụng chức vụ để sách nhiễu, vòi vĩnh tiêu cực. Họ có khuynh hướng tạo ra sự âm ám, u mê để từ đó lợi dụng thủ lợi hoặc có khi chỉ đơn giản để thể hiện bản thân, để nhấn mạnh cái vị thế đương lệnh sinh sát của mình. Ví dụ cụ thể là các nơi giải quyết thủ tục hành chính. Ngược lại mệnh Tuế phá thì tất Di là Thái tuế, tức chủ thể không ở trong cái đương quyền, bị Thái tuế giám sát nên khi tương tác với hoàn cảnh, hoạt động với xã hội lại luôn phải chú ý để hành xử đúng theo phép tắc. Nếu Thái Tuế không tiêu cực, cứ làm đúng như qui định thì Mệnh tuy là Tuế phá mà không dễ làm bừa được. Ví dụ cụ thể là các doanh nghiệp, họ luôn phải đối mặt với đủ loại Thái tuế kiểm tra, soi xét. Họ ưa gian lận trốn thuế nhưng có làm được không lại chính do Thái tuế. Nếu Thái tuế kia không tiêu cực thì chính họ cũng chả làm gì được.

Cộng cả Mệnh và Di thì chưa chắc mệnh Tuế phá đã âm ám tiêu cực hơn mệnh Thái tuế. Đắc Thái tuế là kẻ nắm lệnh có sự chủ động chứ không phải là có tư cách. Có khi nắm lệnh đấy nhưng lại chỉ thích lợi dụng vị thế để làm bậy, để có hành vi tiêu cực cá nhân. Còn Tuế phá tuy âm ám, đối nghịch Thái tuế nhưng điều đó chả ảnh hưởng gì tới tư cách. Chính vì Thái Tuế có khuynh hướng lợi dụng vị thế để làm bậy nên Tuế Phá mới hay tỏ ra bất mãn, đi phê phán, chửi bới lại Thái Tuế ! Từ việc cân bằng Mệnh và Di thấy rằng việc xét riêng từng tam hợp của vòng Thái tuế sẽ không còn ý nghĩa gì nhiều về mặt tư cách nhân phẩm. Không có tam hợp nào gọi là có tư cách tốt được cả. Cho rằng Mệnh tam hợp tốt thì tất đối cung Di xấu, tức là hành vi tương tác với ngoại cảnh có cái không tốt, vậy là hòa.

Tóm lại, tam hợp Thái tuế chỉ có cái ý là đắc lệnh, giống như nằm trong hệ thống đương quyền, thường có sự chủ động. Tất cả mọi điều thuận lợi đều từ đó mà ra. Còn nói Thái Tuế có tư cách là sai hoàn toàn. Ngược lại, mệnh Thái Tuế thường ưa tạo ra những cái âm ám, u mê, tiêu cực để có khi chỉ đơn giản là gây khó dễ cho người, thể hiện sự quan trọng của bản thân, hoặc nhờ sự u mê, thiếu sáng suốt của người mà thủ lợi. Phái Thiên Lương chỉ thấy cái đương lệnh của Thái tuế, thấy sự chủ động, thuận lợi trong hành động của nó mà vội cho nó có nhân phẩm tư cách chính phái. Đó là cái nhìn thiển cận. Sự nhầm lẫn của họ là do tuyệt đối hóa cung Di, coi đó hoàn toàn là đối thủ, chả dính gì đến mình. Cứ chắc mẩm Mệnh Thái tuế thì đối phương Tuế phá đen tối u mê kém mình rồi. Có ai ngờ cái u mê tối tăm ấy có khi lại chính do mình góp phần tích cực tạo ra !

Tam hợp Thái Tuế thực chất là 3 vị trí Sinh, Vượng, Mộ của vòng năng lượng địa chi năm sinh. Nó tạo ra tính chủ động, quyền quyết định, nên thông thường phải có tính chính đáng. Giống như cầm luật thì đương nhiên phải theo luật chứ còn gì nữa. Nhưng đó chỉ là lý thuyết, với môi trường Tuế Phá, thêm vài hung sát tinh, Thái tuế trở nên u mê đen tối hơn bất kỳ tam hợp nào khác !

Mệnh Di là một cặp đối đãi không thể tách rời. Không bao giờ có chuyện Mệnh tốt Di xấu thì ta toàn cái hay, thiên hạ toàn cái dở hoặc ngược lại. Di là môi trường xã hội chủ quan khi ta hoạt động trong đó, nên nó có các đặc điểm của chính ta. Di thực ra chỉ là một trong các mặt biểu hiện khác của Mệnh. Nên có học phái cho rằng 12 cung số thực ra tất cả đều là mình, đó là 12 mặt biểu hiện của chính ta mà thôi !

Vòng Thái Tuế thường là đề tài sôi nổi, và không thiếu những tranh luận nảy lửa. Từ xưa tới giờ, những gì bí ẩn đằng sau vòng Thái Tuế cũng dần được hé mở, tuy nhiên vì có nhiều học thuyết thành ra chúng thật giả lẫn lộn. Cụ Thiên Lương đã tái khám phá ra bí ẩn vòng Thái Tuế, giới nghiên cứu tử vi không khỏi phải ngạc nhiên khi cụ đề cao vòng Thái Tuế. Trong đó có người tán thành, người phản đối.

Hôm nay tôi viết chút ít về tam hợp Tuế – Phù – Hổ. Hỵ vọng sẽ phần nào được chia sẻ, tham luận cùng các bạn

Người học tử vi ở Việt Nam ít nhiều cũng biết về cách luận vòng Thái Tuế của Cụ Thiên Lương, trong đó cụ nói người Tuế – Phù – Hổ là chính nhân quân tử, người Tang – Tuế – Điếu là tiểu nhân. Vậy thực hư nó như thế nào? người Tuế – Phù – Hổ chiếm 1/4 dân số không lẽ họ là quân tử hết, người Tang – Tuế – Điếu chiếm 1/4 dân số, họ cũng là tiểu nhân sao. Tôi nói rằng không phải vậy, quan trọng vòng Thái Tuế đi cùng cách cục nào, bộ sao nào mới quyết đoán được. Như người Tang Tuế Điếu mà ăn vào Tử Phủ, không bị sát kỵ xung phá thì sao lại kết luận vội vàng đây là tiểu nhân được. Hay như người Tuế – Phù – Hổ mà gặp Phá Quân Thìn Tuất hội sát kỵ thiếu sao giải thì hẳn cũng không thể kết luận là người quân tử được, vì luận số phải ưu tiên cho cách cục trước. Cách cục phối với vòng Thái Tuế mới quyết đoán được.

vậy thì vòng Thái Tuế có đặc trưng như sau. Người mệnh trong tam hợp Thái Tuế có xu hướng là người quân Tử, nhưng không phải người nào có Thái Tuế cũng là quân tử, vì người thái tuế là quân tử chỉ là cái xu hướng thôi, và nó chiếm phần nhiều.

Người Tuế Phá cũng chưa chắc đã là tiểu nhân, nhưng xu hướng chung của người Tuế Phá là tiểu nhân, tất nhiên cũng có những người Tuế Phá là quân tử.

Cụ Thiên Lương còn có một cách luận đặc sắc mà học giả nghiên cứu thâm sâu có thể hiểu được nguyên lý đằng sau đó. Đó là vận Thái Tuế, một người khi vào vận Thái Tuế thì thường có sức mạnh phi thường giúp họ dễ dàng thành công, vận Thái Tuế là vận có bước chuyển tạo nên bước ngoặt trong cuộc đời. Vì vậy người vào vận Thái Tuế thường là người ta sẽ thõa mãn/hài lòng với một cái gì đó, hay là đạt được một cái gì đó. và hẳn là không phải vào vận Thái Tuế sẽ được thành công này nọ như một số người đã nhận định. nhiều Học giả nghiên cứu tử vi đã cất công đi tìm cái bí ẩn đằng sau vận Thái Tuế, tất nhiên là vận Thái Tuế cũng có cái lý/nguyên lý đừng đằng sau nó. Phần này để các học giả nghiên cứu, tôi chỉ gợi mở thôi.

nói về Tuế – Phù – Hổ thì phần quan trọng mà người ta tranh luận rất nhiều đó là 2 sao này thường mang lại tai họa, dính dáng luật pháp…nhất là vị trí Bạch Hổ thường là vị trí nguy hiểm khi đi với sao hung. Bạch hổ hãm địa là vị trí xấu, sách có nói nhiều, tôi cũng nghiệm lý được. Bạch hổ hãm cần phải có hóa giải, hóa giải được thì biến thành rất tốt, còn không hóa giải được thì là rất xấu, cho dù có Long Phượng hoa cái đi nữa.Tuy nhiên cũng cần phải nhận định khi Bạch Hổ được cát hóa thì sẽ không còn tính chất hung nữa mà trở thành một yếu tố giúp con người thành công nhanh chóng, nhưng sao giải Bạch Hổ như Thiên Quan – Thiên Phúc, Thanh Long. Đặc biệt là nếu Bạch Hổ và Thanh Long đồng cung được gọi là cách “Thanh Long – Bạch Hổ” người có cách này không sợ nguy hiểm của bạch Hổ mà lại dễ gặp vận hội để Thành Công hơn người khác. Quan Phúc chủ cứu giải, phò nguy…có thể giải được cái họa do Bạch Hổ gây ra. Không phải là Quan Phúc giải bạch hổ mà Quạn Phúc giải cái họa do Bạch Hổ gây ra, đây là điểm khác biệt so với Thanh Long.

Long Phượng Hổ Cái thì có tuổi chỉ có Long Hổ Cái, Thiếu mất Phượng, Tứ Linh chỉ thật sự mạnh khi có đủ bộ. vì vậy nói Tuế Phù Hổ tốt vì nó có Long Phượng Hổ Cái là chưa chính xác, ( trong tử vi Giảng Minh giải thích vì có Tứ Linh )

Vấn đề của Thái Tuế không hẳn chỉ là tính cách, mà còn do nhiều yếu tố. Vì vậy có Phái đã xem Thái Tuế là 1 cung và các kiến thức như Nhập Quái, mệnh ẩn… (Tử Vân). Đủ để thấy tầm quan trong của Thái Tuế, vậy khi xem sao Thái Tuế thì phải xem cả 1 cung. Khi nó đóng ở mệnh Tài Quan tức mệnh trong tam hợp Tuế Phù Hổ, thì phải xem Thái Tuế ở vị trí cung nào, cung đó sẽ có những dữ kiện tương ứng liên quan đến cuộc đời, nhất là về hậu vận.

Như Thái Tuế cung Quan thì xem cung Quan là cung quan trọng đặc biệt của địa bàn…Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao lại xem Thái Tuế là một cung mà không phải là một sao, đơn giản vì cung có Thái Tuế là Cung tương ứng với Địa Chi tuổi, và Cung ứng với địa chi tuổi là đại diện quan trọng cho yếu tố Địa trong Tử vi

Nói về tính cách, người Thái Tuế thường tự hào, thường xem mình là đúng, thích đứng trên người khác, có khả năng lãnh đạo, có xu hướng làm việc của người quân Tử…Thái Tuế thường ngôn ngữ hùng hồn, có tài phản biện…nhưng cái này chỉ là bổ trợ.

Người Tuế Phù Hổ nói chung là người có nghị lực để làm nên chuyện lớn, do ý nghĩa của cung vị Thái Tuế…nếu vòng Thái Tuế gặp cách cục kết cấu tốt thì sẽ làm nên chuyện lớn, nhưng gặp cách cục xấu thì lại thành ra rất xấu…do ý nghĩa Tam hợp Thái Tuế như là tam hợp có năng lượng / sức mạnh lớn…

Nói đến Tuế Phù Hổ là sát thủ trong sát Tinh, nghe cũng hợp lý, nhất là khi nó đi với sao hung thì cực hung vì nó có ý nghĩa phóng đại, tử vi Đẩu Số Toàn Thư đã nói quan rồi.

khi xem vận thì chú ý nhiều đến lưu Thái Tuế, hay người ta còn gọi là lưu Thái Tuế kích động, vậy thì lúc sinh ra nếu cung Mệnh ở trong tam hợp Tuế Phù Hổ thì tam hợp mệnh đã bị kích động mạnh, có một năng lượng lớn, tạo ra yếu tố tiên thiên của tam hợp Thái Tuế. Đó chính là yếu tố kích động của Thái Tuế.

Khi mệnh ở Tuế Phá thì cũng đồng nghĩa với việc bị Thái Tuế năm sinh kích động, nhưng ở đây là Tuế Phá xung Thái tuế là phạm thái tuế, nhưng vì cũng bị Thái Tuế năm sinh kích động nên nếu mệnh Tuế phá có đủ lực thì lại thành ra người phi thường mà thành công lớn, do Thái Tuế kích động mà có. vì vậy song lộc đóng ở Tuế Phá hay Thái Tuế thường là có lực hơn, Thiên Hư tốt khi có Lộc cũng vì được Thái Tuế kích động, hay nó gọi khác là Tuế Lộc

nói đến Thái Tuế và liên tưởng đến người trong tam hợp Tang – Tuế – Điếu. Rất nhiều người nghiên cứu cũng như học tử vi đều cho rằng Thiên Mã là nghị lực cho người Tang – Tuế – Điếu, và cổ nhân đặt ra sao Thiên Mã là để dành cho người Tang – Tuế – Điếu, có nghị lực hơn trong cuộc đời. Tuy nhiên không đồng ý với quan điểm này.

Nói đến Thiên Mã, thì Thiên Mã là vị trí tổng động năng của Tam Hợp tổng số Thái Huyền.

số Thái Huyền như sau.

Tý Ngọ là 9, Sửu Mùi là 8, Dần Thân là 7, Mão Dậu là 6, Thìn Tuất là 5, Tỵ Hợi là 4.

vậy tổng số Thái Huyền của tam hợp là 18.

như tam hợp Hợi Mão Mùi tổng số Thái Huyền là 18, từ Tý đếm thuận 18 cung là cung Tỵ an Thiên Mã , hay nói cách khác Thiên Mã là tổng hợp động của tam hợp. Vì vậy bản chất của sao Thiên Mã không có liên quan gì đến Tang – Tuế – Điếu.

xét như vậy để thấy Thiên Mã thực ra là 1 cung, và sự Thành công của người Tang Tuế Điếu cũng phụ thuộc ít nhiều vào cung chưa Thiên Mã, vì vậy cách đây không lâu Can đã cho ra phát kiến xem Thiên Mã phải xem cả cung.

Nhưng đó chỉ là yếu tố Thiên Mã, còn yếu tố kích động của Thái Tuế khi mệnh ở Tuế Phá và có sao Lộc thì đã rõ ràng rồi, sách nói Thiên Hư gặp Lộc là tốt, thực ra không phải tốt do thiên hư mà là do Thái Tuế kích động.

Với người có Tiểu Vận luôn xung với Lưu Thái tuế thì gọi là phạm Thái Tuế, người có cách này thường gặp khó khăn luôn, như người Tàu khi vào hạn phạm Thái Tuế thì thường có nghi lễ cúng bái để hạn được bình an vô sự.

(Nguồn: sưu tầm)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button