Tử vi

Vuivui tuyển tập

Tứ Trụ

Tứ trụ, trong tử vi cũng như tử bình là thời gian. Nói như thế thì quá tầm thường. Nhưng sẽ không tầm thường chút nào cả khi chúng ta biết rằng. Đông phương, người ta gọi Vũ Trụ, tương ứng với người Tây phương gọi là Không gian Thời gian. Vũ là Không gian, Trụ là Thời gian. Vì thế, tứ trụ không phải là bốn cột trụ, nó là bốn mốc thời gian. Vì thế gọi là Tứ Trụ, diễn nôm là Tứ Thời. Cho nên, Tử vi cũng như Tử bình, được lập bởi 4 trụ – thời gian này. Chứ không phải là 4 yếu tố, hay 4 cột trụ nào của số mạng cả. Nó chẳng khác gì như hàm trạng thái của hệ vật lý được xác định – theo quan điểm cổ điển – là Lagrangien – là một hàm L với hai biến x và t là hai biến không gian và thời gian vậy. Ở đông phương học, yếu tố Vũ được quán xét bởi Phong Thủy. Còn yếu tố Trụ được quán xét ở các môn tử vi và tử bình. Mặc dù ở cả các môn này, cả Vũ và Trụ đều được quán xét, nhưng với phong thủy thì yếu tố Trụ ẩn, còn tử vi và tử bình thì yếu tố Vũ ẩn, mà yếu tố Trụ nổi và được sử dụng trực tiếp. Điều này, nếu liên hệ với vật lý lượng tử thì chúng ta cũng sẽ rất dễ hiểu khi chúng ta xét hàm trạng thái của hạt vi mô. Nó có nguyên nhân sâu sa, bởi ngay từ đầu đông phương học đã không coi không thời gian là tách biệt. Điểm này, Descartes đã không xét đến.

Nhưng nếu chỉ nói đến đây thì rất tầm thường, mặc dù chúng ta đã có thể hiểu tứ trụ là bốn thời – thời gian của tử vi và tử bình. Và có thể cũng thấy ngay rằng, tử vi và tử bình thực chất chỉ là hai phép biểu diễn khác nhau của cùng một bài toán. Chúng ta cũng thấy nó tựa như là sự liên hệ giữa hai biểu diễn cơ học lượng tử như biểu diễn Heidenberg và biểu diễn Srodinger vậy. Và nói theo thời đại thì tử bình và tử vi có một “đối ngẫu Langland” như là đối ngẫu Langland của hình học và đại số vậy. Trong đó, tử vi ứng với hình học, tử bình ứng với đại số.

Nói thế cho dễ hiểu đối với những ai có tây phương học.

Bạn đang xem: Vuivui tuyển tập

Bây giờ ta xét thuần túy đông phương. Bởi có hiểu đó là 4 Trụ, thì mới nói chuyện đông phương được. Do Vũ và Trụ là một cặp âm dương. Vũ âm, còn Trụ dương. Vũ thì tĩnh, Trụ thì động. Đúng với mệnh đề Dương động, Âm tĩnh. Trụ của đông phương đối với tử vi, lịch pháp là sự phối hợp thiên can địa chi. Với ngũ hành, ta có ngũ hành nạp âm. Đó là hình ảnh thời gian vuông – tròn, hình vuông nội tiếp hình tròn – do trời tròn, đất vuông. Trời quay về bên phải, bao lấy đất. Ngược lại Đất quay về bên trái nằm trong vòm trời mà hình thành nên thời gian, đó là Trụ. Được lập bởi thang “đo” thiên can và địa chi. Theo nguyên lý âm dương giao phối, vạn vật sinh. Thì Trụ với lịch pháp và tử vi, mô tả thiên văn khí tượng bốn mùa, con người sinh sinh hóa hóa mà phát triển, thì đương nhiên Trụ của nó phải là sự giao phối âm dương thiên địa. Chính là sự giao phối thiên can địa chi mà thành ra ngũ hành nạp âm.

Bởi vậy, lịch pháp, tử vi cũng như tử bình, dựa trên Trụ mà ngũ hành là ngũ hành nạp âm, đã đảm bảo một tiêu chuẩn khởi đầu, khả dĩ mô tả được vạn vật bốn mùa và đời sống con người !

Nhưng đi tiếp, chúng ta sẽ thấy. Trụ là thời gian. Thời gian động, nên trôi, chảy mãi vô tận. Đông phương cho thời gian tuần hoàn viên miễn. Vậy thời về mặt hình học ta cũng dễ thấy, hình vuông và hình tròn “đều quay”. Nhưng hình vuông và hình tròn thì quay không thể đồng bộ được như hai bánh xe tròn của một chiếc xe được. Thể hiện thiên can thì chỉ có 5, còn địa chi thì có 6. Chính sự “khập khiễng” thiếu khuyết này cần được bù lấp để thỏa mãn cho cái gọi là thời gian phải Động. Hay nói theo đông phương thì Trụ phải đồng bộ. Người xưa đã bổ sung sự thiếu khuyết này bằng một chữ Tuần. Mục đích là để san bằng sự lệch giữa thiên can và địa chi trong hành trình của thời gian-Trụ. Theo tây học thì chúng ta gọi Tuần là một Đại lượng. Đông phương học, có nơi xem Tuần như một Thần sát. Tử vi, xem Tuần như một Sao. Qua đây, chúng ta thấy ngay, bản chất của Tuần là Thời gian. Nên chúng ta không lạ gì Tuần là Không – sau này khi đi sâu bản chất sao của tử vi, chúng ta sẽ thấy tuần có cái nghĩa Không. Nhưng ngay ở đây, chúng ta cũng thấy Tuần là Dương, động, ứng với Không. Đối lập với Triệt liên hệ với Vũ nên âm, ứng với Vong !

Đến đây, chúng ta thấy Cơ nhân có một cái gọi rất chặt chẽ, khoa học và thống nhất. Tuần dương, nghĩa Không, và Triệt âm với nghĩa Vong. Tuần có bản chất thời gian, triệt có bản chất vũ nên triệt ứng với phương vị. Nên mới nói là triệt lộ, ngăn cách. Như nói hình ảnh: Đường đi gặp triệt là tắc. Hoàn toàn mang ý nghĩa phương hướng của không gian. Trong khi Tuần có ý nghĩa ngưng trệ, là bản chất của thời gian.

Đến đây, chúng ta có thể thấy chỉ cần hiểu đúng khái niệm mà Cổ nhân đặt cho chúng ta gọi, chúng ta cũng sẽ thấy được nhiều điều bổ ích, thấy được bản chất. Mà ở đây, ví dụ là thấy được Tuần xuất hiện là bởi cái gì. Liệu chúng ta có Dám vứt bỏ Tuần đi không luận nữa không ?

Chúng ta thử vứt Tuần đi xem thế nào nhé. Có nghĩa là chúng ta đã xem thời gian đông phương không còn là vuông tròn nữa, không còn là ngũ hành nạp âm, do can chi âm dương phối hợp nữa. Tức là chúng ta đã vứt bỏ điều kiện tiên quyết để cho tử vi khả dĩ mô tả được cuộc đời của một con người !!! Tự nhiên chúng ta đã làm tử vi biến dạng đi một cách đáng sợ.

Chúng ta cũng thấy rằng, các kiến thức về Tuần ở trên, cũng như cách thiết lập Tuần là không có gì mới lạ cả. Có đầy đủ ở trong các sách. Nhưng chúng ta cần phải hiểu được bản chất của Vũ Trụ là không thời gian đông phương. Là một cặp âm dương thì chúng ta mới có thể hệ thống hóa mà thấy được bản chất cũng như thấy sự cần thiết phải có nó.

Nhân đây chúng ta cũng thấy năng lực tư duy siêu việt của cổ nhân. Đã nhìn thấy sự bất đối xứng âm dương của Vũ Trụ và xuyên qua nó mà xây dựng nên một nền lý học đồ sộ – đó không phải là Khoa học thì nó là cái gì ? Để có lý đâu chúng ta cứ thắc mắc cái sự bất đối xứng âm dương bởi các quái phối trên đồ thư rồi phán quyết là phải đổi Tốn – khôn ? Mới là khoa học ? Ngay đến bản chất của Vũ Trụ, cổ nhân đã thấy rằng không có sự đối xứng âm dương !!! Huống chi với một Đồ – Thư. Đó có phải là do chúng ta đã không hiểu lý học đông phương cho tới nơi chốn, nên mới có chuyện sáng tạo vô lối như thế không ?

Tiếp nữa, nếu chúng ta suy tư với tư duy tây phương, sẽ thấy rằng. Tây phương với triết học Descartes cho rằng không – thời gian là tuyệt đối độc lập với nhau. Không gian là trống rỗng. Thì tới Einstein không – thời gian không còn tách biệt, và không thời gian cũng không còn là trống rỗng nữa. Chúng đã chứa Vật chất. Vật chất đó là gì ? Tây học đang minh thuyết. Nhưng với đông phương học, Vũ Trụ là một Thể thống nhất, không tách rời, đã phối với nhau để “làm ra” vạn vật – theo nguyên lý âm dương giao hòa vạn vật sinh. Vậy bên trong Vũ Trụ là gì ? Chu Hy đã nói: “Trong khoảng trời đất, chỉ có một vật là Khí, chia ra làm hai thì là âm, dương (khí âm và khí dương), năm hành gây dựng (khí ngũ hành) muôn vật trước sau bị cai quản ở đó – trích kinh dịch.

Đó là Khí, Khí của Vũ Trụ, là “vật chất” đông phương đó. Chúng ta, những người học tây phương, cứ mãi không hiểu Khí là gì, nó từ đâu tới. Bản chất ra sao. Lại cứ đi tìm cách xác định, định nghĩa, rồi đo nó. Thì đây, có một đối ngẫu với không thời gian tây phương. Choán trong không thời gian là vật chất – như năng lượng. Thì choán trong Vũ Trụ chính là Khí. Nhưng “metric của Không thời gian và Vũ Trụ thì hoàn toàn khác nhau.

Tại sao Chu Hy không nói : Trong khoảng vũ trụ mà lại nói là trời đất ? Hậu học không hiểu trời đất của Chu Hy chính là vũ trụ càn khôn. Không hiểu vũ trụ can khôn chứa đầy Khí thì làm sao nắm được cấu trúc của quái dịch ! Cho nên có nhiều Vị đã vội vàng phê phán Chu Hy chẳng phải là sự lầm lỡ hay sao ?

Đến đây thì các Vị có thể hiểu làm thế nào để có thể khoa học hóa đông phương ? Chứ không phải là những mô tả bằng tư duy tây phương mà áp đặt cho đông phương học được. Muốn làm được cái việc áp đặt đó. Trước hết các Vị cần phải hiểu được Vũ Trụ đông phương cái đã. Hiểu rồi thì các Vị sẽ thấy việc áp đặt thật sự là khập khiễng. Bất toàn.

Còn nhiều thứ bất ngờ nữa lắm khi nghiên cứu lý học đông phương. Vấn đề Vũ Trụ mới là tầng thấp nhất của lý âm dương thôi. Nên tôi thấy, khoa học hóa đông phương học không đơn giản như các Vị đã trình bày. Chỉ nội Hiểu sao cho đúng cổ nhân, và có sự so sánh, đối chiếu để thấy được đối ngẫu giữa hai nền lý học, đã vô tận rồi.

Thân ái.

Mệnh Chủ

Trước hết về mệnh chủ. Tôi nhắc lại, mệnh chủ dùng để định cách cục. Cũng như phương trình vật lý toán, muốn giải thích hiện tượng, hiệu ứng, … vật lý được biểu diễn bởi phương trình xác định thì phải xác định nghiệm của phương trình đó. Rồi từ nghiệm đó người ta mới lý giải cái vấn đề được đặt ra. Có nghiệm trực tiếp và có cả nghiệm gián tiếp. Nhưng đều thu được từ việc giải phương trình đó mà ra. Trong tử vi cũng vậy, phải xác định cách cục rồi thì mới luận được. Phép hội sao là phép xác định cách cục cổ điển. Nó đòi hỏi phải có hai điều kiện như tôi đã đưa ra.

Điều kiện thứ nhất nói đên tính xác xuất khả dĩ lớn nhất, tức là tìm ra đặc điểm chung của cách cục. Người ta đã thấy ngay bản chất của điều kiện này. Phụ thuộc vào kinh nghiệm sống, linh cảm, năng khiếu của người giải đoán. Tức là tổng quát hóa.

Điều kiện thứ hai là tính khả dụng, tức là áp dụng cụ thể vào thực tế thì liên hệ trực tiếp tới vốn sống, kinh nghiệm và sự hiểu đời – liên quan tới ngũ sự, … – của người giải đoán. Chả thế mà chúng ta vẫn hay nghe nói những người giỏi luận tử vi nào la cần năng khiếu, cần giác quan thứ sáu, cần trải đời, v. v. .. Trước kia chúng ta chỉ hay nghe nói thế thôi, nhưng nay thì thấy rõ, bản chất của nó là do cái phép hội sao nó yêu cầu tới hai điều kiện trên, do đó số người giỏi tử vi mới ít như vậy, và cũng ít người có thể theo được đến cùng. Tức là đặc biệt hóa.

Nhưng tiền nhân ta đã không thỏa mãn sớm như vậy. Họ đã nghiên cứu, mày mò để tìm cách hóa giải những khó khăn của hai điều kiện trên. Phép hóa giải đầu tiên là việc đưa ra hai sao chủ mệnh và chủ thân ở thiên bàn của lá số. Nhưng phép này ta thấy ngay là thô thiển – tuy nhiên trong một vài trường hợp, mà đối với xã hội xưa kia thì cũng thấy khá là đủ bởi đâu có phức tạp và phong phú như cuộc sống xã hội hiện đại. Thô thiển là bởi vì, hai sao chu thân mệnh được xác định như là quy tắc cố định theo năm sinh. Mỗi năm có một cặp sao mà thôi. Dễ thấy là cho dù mỗi lá số, với cùng cặp chủ mệnh thân tuy luận sẽ có khác nhau, nhưng cùng một lá số là không có cách gì luận khác nhau được cả. Tinh tế hơn chút nữa chúng ta cũng thấy, mỗi năm có tới hơn 8 ngàn lá số. Chúng ta lại luận theo kiểu xác định cách cục chính tinh phụ tinh thì chúng ta sẽ rơi vào cái thế tự trói chân tay minh. Ví dụ như chúng ta thấy có cách phủ tướng triều viên. Đương nhiên không thể bỏ. Lại chỉ có một cặp chủ thân mệnh, nên không thể thoát ra khỏi hai cái giới hạn đó. Chỉ còn có cách mở bằng gia hội thêm sao, chế hóa, … các bạn nào chưa làm thì bây giờ làm thử xem. Sẽ rơi vào mê hồn trận. Tệ hơn nữa là luận xong rồi, chẳng biết có đúng không nữa. Mà khi biết là sai thì cũng chẳng biết sai ở đâu. Cứ thử đi !. Rồi các bạn sẽ còn gặp nhiều chuyện bất khả, và tức mình hơn nữa. Cái phép chủ mệnh thân này nó cổ lỗ, và thô tới mức nhiều người còn không thèm học. Đặc biệt là những người của phái đông a. Tiền nhân ta khi nghiên cứu tử vi đều nhận ra điểm này mà tìm cách khắc phục nó. Một hướng khác phục có lẽ là phổ biến nhất hiện nay, nhưng nguồn khởi của nó, thú thực tôi không dám xác quyết, vì thực tế nắm được là những gì truyền lại, lại không có những kiểm chứng khoa học. Nên chỉ viết ra đây, xem như là một chút thư giãn, khỏi bức bối mà thôi.

Số là khi giải đoán những lá số mệnh VCD tiền nhân ta đã đúc kết khá nhiều công thức. Nhưng phảng phất thấy vai trò của những hung tinh, cát tinh đặc biệt. Mà một trong các thông số đặc biệt đó là sự đồng hành với ngũ hành bản mệnh của một vài tinh đẩu có trong cách cục được nêu bởi các công thức – tuy không phải là tất cả một cách tuyệt đối – nhưng phảng phất và dễ tìm được cái lý để các tinh đẩu đó lộ diện. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, sẽ gặp ngay cản trở bởi tính hạn chế của sự đồng hành chỉ trong cung mệnh.

Tiền nhân ta tháo gỡ khó khăn này bằng cách không hạn chế xét sao nòng cốt chỉ ở trong khuôn khổ một cung an mệnh, hay cung an thân mà mở rộng ra tới cung thiên ri, tài và quan. Nhưng có một số người không hiểu lại giàu trí tưởng tượng liền mở rộng cho các cung khác nữa, có biết đâu rằng do hạn chế bởi sự mất cân đối của ngũ hành, nên sự mở rộng càng lớn thì tính mất cân đối càng lớn và do đó tính phi lý càng rõ nét, đưa tới sự vận dụng ngày càng mơ hồ hơn, gượng ép hơn. Hơn hết là cho dù sự mở rộng hợp lý, nó vẫn gặp những trở ngại không vượt qua được. Thực tế là phương pháp định cách cục dừng lại ở đây rồi lại loanh quanh trở về với phép hội sao và kết hợp cả hai. Nhưng lối thoát vẫn không thể có, người đời không chịu dừng lại và thế là cách mạng, là sáng tạo. Nhưng hầu hết đều nhằm vào cải tiến cách luận và trên cơ sở đó mà đưa thêm nhiều thông số, nhiều biến hóa của cách cục, tinh đẩu. Phép lưu tứ hóa, phép thái tuế, phép hóa khí, … tất thảy chỉ là những phép nhằm giải quyết vấn đề là do phép định cách cục bị hạn chế, nên phải mở rộng “phạm vi hoạt động” của cách cục, sao cho cải thiện được cái điều kiện thứ nhất là xác xuất khả dĩ lớn nhất – tức là sẽ khắc phục sự mơ hồ của tâm linh phần nào – và khả dụng lớn nhất vì khi cho cách cục biến hóa thì cái kinh nghiệm sống, sự trải đời của người giải đoán mới có “đất dụng võ”.

Như thế, giải đoán đã phát triển thành hai hướng, hướng nâng cấp phép định cách cục và Hướng thứ hai là mở rộng phạm vi hoạt động của cách cục. Rõ ràng hướng thứ hai rất dễ được chấp nhận, và thực tế nó đã được hào hứng tiếp đón. Nhưng rút cục, tình hình tuy có được cải thiện, song vấn nạn vẫn còn đó.

Tổ tiên phái đông a – bằng con đường riêng của minh – đã phát minh ra sao treo. Nhưng giữ thật kỹ. Cho nên, mặc cho đời xoay chuyển, càn khôn nổi sóng gió thế nào Nó vẫn lẳng lặng giữ yên “một bờ cõi”. Thiên hạ bàn tán xôn xao, tò mò hay chọc ngoáy, Nó vẫn sản sinh ra những lời đoán thần kỳ. Ẩn hiện như rồng lượn khiến người đời ngưỡng mộ mà phải liệt nó vào những giai thoại. Phương pháp sao treo, vượt lên phép nòng cốt – mặc dù sự ra đời của sao treo chưa chắc đã là do sự khắc phục hạn chế của các phép định cách cục trên – mà là do họ đã hiểu được bản chất thực của tử vi. Nhưng tự nhiên, nó giải quyết được hàng loạt vấn nạn của môn tử vi. Song, nó vẫn im lặng. Nó trở thành bí truyền.

Phương pháp mệnh chủ tiếp nối nền tảng của phép treo sao. Có vậy thôi. Không nên thấy nó có chữ mệnh chủ mà ngộ chữ rồi hỏi thế còn thân chủ đâu rồi !

    Linh Xương Đà Vũ và Cải Số

    Những người xem tử vi, có lẽ không ai là không biết cái bộ này ?. Sách vở đều cho rằng, gặp bộ này là số: Nào là tự tử, nào là bị bức tử, bị độc tử, …Nhưng có lẽ, khi gặp nó, hầu như chỉ đoán đến thế thôi. Hạn gặp nó, tất bị hung họa nặng, có thể dẫn đến cái chết thảm thương. Bộ này ở cung nào, gây tai ách cho cung đó. Nhưng nặng nhất, và có ý nghĩa xác định phải là ở những cung: Mệnh – Thân, Phu/Thê, Tử tức, Phụ mẫu, Huynh đệ. Và cả những cung trong tam hợp hay xung chiếu với Mệnh.

    Khi câu hỏi, có cái gì chế hóa, hay hóa giải được nó không ?. Gặp nó thì Cải số như thế nào ?. Thì với sự hiểu biết về nó đơn sơ như vậy, thời không thể giải được !. Vì thế, câu hỏi đặt ra, thực thì nó tác hóa như thế nào ?. là một lẽ tự nhiên.

    Phải nói rằng, Linh Xương Đà Vũ rất độc. Cái độc của nó không phải chỉ là ở cái chết của đương số. Mà cái độc của nó nằm ở chỗ bức tử đương số. Cái chết nào rồi thì cũng là chết. Có cái chết nặng tựa Thái sơn, có cái chết nhẹ tựa Lông Hồng. Có cái chết đau đớn quằn quại, trên phương diện tinh thần cũng như thể xác. Có cái chết tưng tửng. Ra đi vào cõi vĩnh hằng mà cứ như không có chuyện gì xảy ra cả. Thì cái chết do bộ Linh Xương Đà Vũ gây ra, quả thật thuộc về cái chết đớn đau. Nặng nhất về tinh thần. Sau nữa là sự giày vò về thể xác.

    Người xem tử vi có kinh nghiệm, thấy rằng đằng nào cũng chết, nếu gặp Linh Xương Đà Vũ thì thà gặp Kiếp sát Hình Hổ hơn. Nhìn về mặt lý số, thấy cái anh Kiếp sát Hình Hổ sát khí nặng như thế, sao lại bảo thà gặp nó hơn là gặp Bộ Linh Xương Đà Vũ ?.

    Thật ra, tuy sách vở đều đề cập bốn sao, đủ cả bốn sao: Linh tinh, Văn xương, Đà la, Vũ khúc. Nhưng thật ra, cái bộ này, nhân của nó là Linh Xương Đà. Mà hạt nhân trung tâm lại chỉ có Xương Đà mà thôi !. Thực ra Vũ khúc không phải là cái nhân họa của bộ này. Người ta có thể thấy, nếu không phải là Vũ khúc, có thể là một sao khác. Chẳng hạn như thế Vũ khúc bằng Kiếp sát, hoặc cả bộ như Cơ Lộc Mã cũng vẫn nguy hiểm như là với Vũ khúc. Nhưng cái cách bức tử con người ta sẽ khác nhau, cũng như nguyên nhân kích hoạt cái bộ Linh Xương Đà sẽ khác nhau mà thôi.

    Điểm đặc biệt, nếu là Vũ khúc, thì bất kể Vũ có thể miếu vượng, vẫn hung hiểm như thường. Bởi vì đó là do khả năng chế giải của Vũ khúc với Linh Đà, đặc biệt là Đà la âm hiểm và tàn độc, khi Vũ khúc gặp nó, khác nào Chuột gặp Mèo đang đói. Thế nhưng Linh Xương Đà mà gặp phải Thiên phủ thì đương số chỉ lao đao thôi, chứ sức mấy mà bức tử nổi đương số. Tùy mỗi cách cục gặp Linh Xương Đà, mà gia giảm hung họa khác nhau.

    Vũ khúc thì bị bức tử vì cùng quẫn. Âm Dương thì bị bức tử vì tuyệt vọng, bế tắc không tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm. Cơ Lộc Mã thì bế tắc, tuyệt đường sinh nhai, chứ không phải là cứ đi ăn mày là thoát. …

    Như đã nói, cái Nhân của nó là Linh Xương Đà. Nhưng cái Hạt nhân trung tâm, chính là Đà Xương. Có điều, nó liên quan đến sự thành cách. Không phải cứ thấy Xương Đà là tá hỏa tam tinh.

    Việc thành cách, kiểu gì cũng có những dạng sau đây:

    • Mệnh – Thân hay trong tam hợp có cả Xương lẫn Đà, và chỉ khi chúng thực là sao bản mệnh mới đúng là thành cách Xương Đà. Khi ấy, vào Vận, chỉ cần gặp Linh, các cách cục tham gia hội họp ra sao, đều là ở vị thế thay cho Vũ khúc mà thôi, đó gọi là biến cách. Gặp một Linh, là đủ quyết đoán rồi. Nếu ngay trong mệnh thân không có sao hay cách cục hóa giải Xương Đà, hay có sao ngăn chặn Đà la. Thì Họa tất sẽ xảy ra.
    • Gặp cả ba sao này trong mệnh – thân và tam hợp, mà không có sao hay cách cục khác chia cắt chúng, thì cách này thành với điều kiện Đà Xương phải là sao bản mệnh, còn nếu chỉ có Linh là sao bản mệnh thì cũng không sợ, cho dù cách cục đã thành.
    • Nếu chỉ có một sao Xương hay Đà, dù là sao bản mệnh, khi nhập vận gặp Đà hay Xương, thì cũng không thành cách. Nhưng trái lại, gặp Linh thì vẫn hung hiểm như thường, nhưng khi ấy không phải là hung hiểm của bộ Linh Xương Đà. Vì thế, dù có thấy cả bộ, chớ có đoán rằng đương số sẽ bị bức tử !. Đoán như thế, mu rùa có thể bị đập bể có ngày đó. Hi Hi …
    • Xương và Đà gặp nhau kết thành hạt nhân trung tâm của cách, cũng phải xét đoán cho tinh. Đừng thấy khi Đà la độc thủ Dần – Thân là miếu địa mà đã vội cho hạt nhân này là cách cục tốt. Đừng tưởng Văn xương yếu liễu đào tơ, khuê các mà gặp được người anh Hùng – Đà la độc thủ cung VCD tại Dần – Thân là miếu địa, dẫu có gia thêm Bắc đẩu bội tinh (Ấn Tướng) để trở thành anh hùng QDND mà đã vội mừng. Các bậc phụ mẫu chớ có đem gả bán con gái mình vào những nơi như vậy. Đừng tưởng đó là trai anh hùng, gái thuyền quyên gặp nhau. Nhầm to đấy. Ây là đưa con gái mình vào chỗ chết. Sướng cũng chết, mà khổ cũng chết. Còn khi Đà la hãm địa, thì khỏi nói rồi.
    • Sợ nhất là khi Xương gặp Kỵ. Nó mà thành cách Xương Đà, thì chả cần gặp Linh. Đơn sơ như vậy cũng đủ hồn về chín suối rồi, bởi khi ấy cả hai đứa đều “tranh nhau” làm sao bản mệnh.

    Còn nhiều biến cách nữa, từ cái hạt nhân này. Mỗi biến cách đều có những luận giải khác nhau. Cần cẩn thận xét đoán, không thì nó tốt lại tưởng là xấu và ngược lại. Đơn cử như Linh Xương Đà hội đủ thành cách là cách cực xấu. Nhưng nếu có thấy Vũ được thay bằng Cự – cho dù là hãm địa – mà hóa Quyền thì trước cùng cực, nhưng sau đại phát, cách này là phản vi kỳ cách, người có cách này, làm quân nhân thì lên tướng, cầm quân đánh đông dẹp bắc, uy quyền khét tiếng. Đi buôn thì lỗ lên lỗ xuống, trốn chui trốn lủi, cuối cùng hanh thông, độc bá thiên hạ (đây chỉ là cách dùng hình ảnh thôi nhé, đừng tưởng thành vua thành chúa, rồi khi không được làm vua, làm chúa đến đòi đập mu rùa thì oan khiên lắm).

    Xem thế, bộ Linh Xương Đà thật vi diệu, nhiêu khê. Phải tường tận thì mới mong cải được số do nó gây ra.

    Không phải cứ thấy Linh Xương Đà, thầy bói kê đơn Cải số, là cứ cho một toa thuốc là sẽ giải được đâu. Có khi uống nhằm thuốc độc, nặng thêm, đẩy con người ta tới chỗ cùng cực hơn đó.

    Ví như lá số Endopain. Lá số này, dẫu có thấy Đà la nhị hợp cũng không thành cách Xương Đà được. Vì vậy, lá số này không bị hại về Linh Xương Đà cố định. Nhưng ở vận 44-53 tất sẽ bị hại, lý do chính là bộ Linh Xương Đà Sát lưu động bị Liêm Phủ ở Mệnh rung dữ dội kích hoạt mà sụp đổ.

    Số này, đại vận này giàu có, mặc dù từ nay đến lức 44 có một lần bị rung chuyển, nếu nói về số lượng nhà cụ thể, thời tử vi, như Tôi thì bó tay, đơn giản là vì, một triệu đô, người ta có thể mua vài ba căn nhà, nhưng cũng có khi lại chỉ có một căn mà thôi. Cũng có thể dùng Mai hoa dịch hay các môn khác mà đoán ra số lượng nhà cửa đã có. Nếu theo tử vi, chúng ta có thể xem xét ở dạng, tổng số tài sản, ước lượng là bao nhiêu. Thời, cái lá số này, vào thời điểm này thì tiền mặt không có bao nhiêu, đủ dùng xài (tiền mặt có bao nhiêu đều nhăm nhe đầu tư buôn bán). Nhưng tài sản nằm trong bds cũng đã có trên 10 triệu Mỹ kim rồi.

    Sơ lược về cách Linh Xương Đà Vũ là như vậy !.

    Nên nhớ, không phải là hỏi cách giải bộ này, mà phải là cải số, khi bị bộ này tác hóa. Tuy nhiên, biết được căn nguyên của nó, mới chỉ là bước đầu gọi là chẩn đoán bệnh. Còn giải, tức là kê toa thuốc ra sao, lại là chuyện khác, chuyện của cải số. Có những nguyên tắc của nó.

    Đây là một vấn đề, về thường lý, nó rất nan giải. Từ đó dễ dẫn đến những ngộ nhận sau:

    -Sau khi tìm được phép Cải số, ví dụ như trường hợp của Jany. Việc tìm người có lá số như đã được chỉ dẫn là vô cùng khó. Ngay cả khi đã tìm được rồi, chắc gì người ấy đã có thể cùng với mình kết thành phu thê ?.

    Về thường lý thì đúng là vậy. Nhưng về lý số thì không như vậy !.

    Thật vậy. Lấy ví dụ, người có bệnh. Tìm thầy có khả năng chữa đúng được bệnh cho mình là khó. Nhiều khi, với bệnh nan y, lại vô cùng khó. Nhưng đó là công cuộc, là vận động nhân sinh. Nó không thuộc về cái gọi là lý luận của y học. Vì thế, đương nhiên, không chỉ bệnh nhân, người nhà của bệnh nhân, bạn bè, …cùng nỗ lực tìm kiếm. Đó chính là sự vận động nhân sinh, là sự nỗ lực của con người trong việc chữa bệnh. Còn khi gặp rồi, đương nhiên, khi người thầy thuốc thấy đúng con bệnh mà mình có khả năng chữa. Có khi nào người thầy thuốc đó từ chối không chữa, để mặc cho bệnh nhân chết không ?. Có thể có, nhưng ít lắm. Và cái phần trăm nhỏ nhoi đó, nó không thuộc về cái gọi là lý luận y học. Nó thuộc về y đức.

    Cải số cũng gần giống như vậy. Tìm được người đúng như đã được chỉ dẫn. Khó thật. Nhưng đó là sự vận động của con người, sự cố gắng, bản lĩnh và nghị lực cùng với biết bao nhiêu nhân tố khác nữa !. Có thể người ta bảo rằng, gặp được đó cũng là Phúc. Vâng !, đúng là Phúc. Nhưng trên phương diện mệnh lý tử vi, thì phúc đó không phải là phúc theo cái lý của tử vi !. Đó là cái Phúc tổng quát hơn nhiều. Nó thuộc về lý luận nào, chẳng ai nói tới cho cụ thể được. Có người thì bảo đó là do Phúc thực tại. Ừ thì là Phúc thực tại. Khi mà ta không sờ được nó, không thấy được nó bằng xương bằng thịt. lại chẳng có một cái lý luận cơ bản nào hướng dẫn. Thì nói thế nào mà chẳng được. Thế nên, nếu nói Mệnh, mà chẳng nói là mệnh lý tử vi, thì nói thế nào mà cũng được. Nhưng ở đây, rõ ràng, bệnh được chỉ ra trên mệnh, chính là theo cái lý của tử vi. Thì muốn chữa cái bệnh đó, thời dùng chính lý tử vi mà chữa. Chứ nếu chỉ nói chung chung như : Bảo con bệnh rằng: cứ tu đi, làm việc thiện, hãy thanh tâm, hãy ăn chay, mà quên đi cái cần có là phải dùng y học để chữa bệnh, thì đó đâu phải là chữa bệnh. Mệnh cũng thế. Phải nói bằng chính cái lý của tử vi thời để chữa cho cái mệnh lý tử vi.

    Tất nhiên, trong nhiều trường hợp, mệnh vẫn có thể chữa, hay cải được bằng những phép chữa mệnh tổng quát hơn trên nền tảng mệnh lý tổng quát nhất. Nhưng rõ ràng, người ta, nếu theo phương pháp đó, từ xưa đến nay, vẫn đã và đang, có lẽ cũng là sẽ vẫn làm thì không thể có một môn học xác định. Cũng như kiểu chữa bệnh bằng tập thể dục vậy. Tất nhiên sẽ khỏe mạnh, nhưng y học sẽ không thể phát triển nếu cứ lấy đó làm phương pháp bao trùm cho hết thảy.

    Khi đã tìm ra rồi. Thì khỏi lo. Một lá số đã ứng như thế, khi gặp nhau, họ sẽ thấy sự cần thiết phải có nhau. Về mặt lý số, đó gọi là ứng số. Cho dù trên lá số của Jany, người chồng đúng số là người chẳng ra gì !.

    xem ra, có vẻ thấy mâu thuẫn ?. Nhưng thực không phải vậy. Bởi đây là sự vận dụng những nguyên lý tổng quát nhất, có tính chất nền tảng của tử vi vào thực tiễn đời sống. Có thể hình dung như thế này:

    Một chiếc xe ô tô. bạn đang lái nó, nhưng đến giữa đường bị hỏng, chẳng hạn như két nước làm mát bị vỡ. Khi đó, đương nhiên chiếc xe đó bị hỏng, không thể tiếp tục được hành trình. Nếu cố gắng thực hiện hành trình, thời máy sẽ cháy. Hệ lụy của nó là vô lường. Nhưng nếu bạn là người có kiến thức về động cơ, hay xe. Bạn sẽ có cách khắc phục nó để đi tới nơi có thể sửa chữa. Hoặc như bạn có cái quạt điện, nhưng nó lại bị nóng khi chạy, chạy lâu sẽ cháy. Bạn tìm cách làm mát nó, thì bạn sẽ dùng được nó.

    Tôi lấy ví dụ đó, để cho thấy rằng, con người ta, đối với hệ động lực hoạt động theo các nguyên lý vật lý, thì khi nó bị sự cố, muốn khắc phục sự cố, người ta cũng phải vận dụng những định luật khác khả dĩ khắc phục được sự cố đó. Các định luật đó cũng vẫn sẽ là những định luật vật lý. Thì ở cải số cũng vậy. Trường hợp trên lá số gặp người chồng chẳng ra gì, thì bằng những nguyên lý vận hành mà tử vi tiềm tàng, chúng ta khai thác nó, vận dụng nó đúng đắn thì những điểm yếu trên lá số, như lá số Jany về người chồng, rồi cả việc sinh đẻ, là có khả năng khắc phục.

    Nếu Bạn là cái người có biết về trường hợp giờ Kim sà, mà Tôi đã đưa ra tới ba lá số: Một lá số của người thầy, hai là số của người con nuôi, và cuối cùng là số của người con dâu. Tổ hợp cả ba lá số đó chính là đã có sự sắp xếp về lý số để cho cái mục tiêu Cải số, khắc phục cái tính lý nguy hiểm của giờ Kim sà có thể được thực hiện.

    Bạn nói đúng. Việc tìm những lá số đó khả dĩ đối với thời đại ngày xưa. Nhưng ở thời đại ngày nay, người ta vẫn nỗ lực được, và cao nhất là bằng tâm và đức. Cùng với sự kiên tâm, tất sẽ có khả năng thành công. Với sự lần lượt, đầu tiên phải tìm cho được người thầy. sau đến đứa con nuôi. Cứ kiên tâm làm, cánh cửa vào kho tàng dần sẽ mở toang !.Tôi không còn bao nhiêu bài nữa, cũng như đã hứa không tranh luận. Nhưng viết như apollo như trên, thật là chẳng hiểu gì cả. Không chỉ có thể chứng minh ràng mạch cái bộ Linh Xương Đà Vũ, mà cách này còn có thể nhìn từ nhiều khía cạnh để nhìn rõ bản chất.

    Vì thế, apollo có hiểu hay không, không còn là vấn đề của Tôi, nhưng trong chủ đề này của Tôi, Là người đề cập đến cách cục này, nên vì trách nhiệm với bạn đọc, ở mức độ cho phép, Tôi viết thêm ý nữa, nếu bạn đọc có hiểu, thì tốt, nếu không hiểu thời đành chịu.

    Trước hết cần thấy rõ bản chất hung họa của bộ Linh Xương Đà Vũ. Do bức đương số đến chỗ tự vẫn. Tiến trình của hung họa cũng do đó mà bộc lộ rõ ràng. Từ Hung đến Sát. Ta thấy rõ, Đà chủ hung, Linh chủ sát. Tuy rằng cả hai đều âm độc. Từ đó mà suy, thấy rõ Đà đến trước, Linh đến sau. Ép đương số cho đến chết. Quá trình là rõ ràng, chẳng có cái chết nào chết trước, phiền muộn, lo lắng sau cả !!! Xem Bộ Linh Xương Đà Vũ, thấy ngay Đà là hung, Linh thì Sát, Vũ là kết cục cũng là nội dung của họa hại, bởi thế, nếu không phải là Vũ, mà là Cơ Lộc Mã thì tuyệt đường sinh nhai mà chết. Còn nhiều biến cách nữa.

    Biến cách Linh Đà Xương Vũ rất phức tạp và tinh tế. Trong đó, thấy rõ chỉ có ba sao đóng vai biến hóa là Xương Đà Vũ. Mỗi biến hóa là một biến cách. Chỉ có Linh cố định, ngồi ỳ một chỗ. Nhưng như thế không có nghĩa đó là nhân. Cái nhân của cách cục ở đây chỉ rõ là cái nhân gây họa. Chứ không phải là một cái nhân tĩnh tại.

    Có hiểu được lẽ biến hóa đó, mới có thể hy vọng vận dụng được biến hóa của Linh Xương Đà Vũ.

    Đừng nhìn thấy, đương số nào bị dính Linh Xương Đà Vũ là có kết cục của cái chết, rồi nói rằng Linh chủ Sát, gây nên cái chết mà cho rằng đó là hạt nhân trung tâm. Nắm bộ này theo cách đó, thì làm sao hiểu được biến hóa và vận dụng biến cách của Kiếm chiêu, qua một chiêu này.

    Bao nhiêu trường hợp ví dụ mà mọi người đã hỏi, đủ thấy biến hóa của Bộ này như thế nào. Nếu lấy sự cố định của Linh mà luận làm trung tâm, thì làm sao hiểu được căn nguyên, cội rễ của hung họa.

    Viết đến thế này là quá nhiều. Tôi sẽ không trình bày thêm.

    —————-

    Thực ra chẳng có ai tranh công, tranh danh vị phát minh trước sau gì cả. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Như tôi chẳng hạn. Tôi biết nhiều phép giải đoán tử vi từ rất là lâu. Nhưng biết là biết nội dung có những tên gọi mang tính cá nhân – do người truyền lại tự đặt tên. Nên nhiều khi có nói ra cũng chẳng gây hiệu ứng gì, hoặc cũng chẳng có thể so sánh với chính phương pháp đó nhưng khoác một cái tên đã chính danh. Chỉ khi có điều kiện nào đó đem sánh các phương pháp đó với nhau, mới té ngửa ra rằng, chúng cùng một nội dung. Như phép quản, chế, lý chẳng hạn. Tất cả các phương pháp, từ treo, rung, tràng sinh bay, lưu tứ hóa, thái tuế nhập quái mà không có quản chế lý thì có xem cũng khó đi đến quyết đoán. Cùng lắm chỉ có thể liệt kê được ra cách cục, đưa tới lời giải đoán mang tính xác xuất cao. Nhưng mà, nói ra cái tên, nghe thì biết để đấy. Nếu có ai hỏi, nhiều khi muốn trả lời, cũng phải trình bày dài dòng, có khi người đọc chả hiểu. Mà quả thực, cũng chả mấy ai hiểu. Không phải vì người đọc kém cỏi. Mà vì cái nền chung là người học tử vi hiện nay, kiến thức về triết đông phương rất yếu. Lý âm dương ngũ hành chưa thông tỏ thì giải thích, giảng giải sao đây. Đâu phải cứ chỉ chiêu thức là xong. Ví dụ như: Phương pháp luận mệnh thân tôi đã nhiều lần trình bày. Là một trong những phương pháp căn bản của luận giải tử vi. Thông tỏ được nó, chỉ cần có nó, thoạt nhìn lá số đã có thể phân biệt người có số ở tầm mức nào trong xã hội, thọ yểu, phú quý ra sao cũng sơ bộ đánh giá có tính quyết đoán đươc rồi. Nhưng phương pháp này muốn thông tỏ, phải nắm rất vững lý âm dương dịch. Tôi đã thử trình bày đôi lần trên cả TVLS lẫn cả HKLS, nhưng đều rơi vào thinh không. Thế là đủ hiểu, có nên trình bày hay là trình bày ra tới đâu. Và cũng chứng tỏ rằng, muốn để bạn đọc nắm được, rõ ràng phải cần có một khối lượng kiến thức khổng lồ từ âm dương dịch lý, thiên văn, tượng số đến hà lạc đồ thư cũng như không thời gian đông phương học và cả lịch pháp nữa được hệ thống thành một dòng, mạch liên tục rồi mới đưa hậu học tới tử vi được. Điều này là bất khả nếu không viết thành sách. Nên nhiều khi, nói ra ở những chỗ này lại còn bị chửi bới: khoe chữ, khùng, lắm chuyện. Lại còn bị bới móc ở những dấu phẩy, dấu chấm, từ ngữ mà trong bối cảnh sinh hoạt phổ thông thì đáng lẽ nên đọc lời để được ý thì lại không làm. Đúng là một cái chợ. Mà đã là cái chợ, thì ai có tiền, phải thủ cho kỹ. Không thì tiền dễ mất, tật cũng mang !!!

    Đến như phép lưu tứ hóa. Tôi có dùng lâu lắm rồi. Nhưng nay có người hỏi tới, tôi mới trả lời. Thực cũng đã có thể có chứng cứ: Như phép này tôi đã từng trao đổi với Longnguyenquang trong chủ đề của aoanh72 đủ để nói rằng, cả tôi và longnguyenquang đã nắm rõ nó từ – ít nhất là tư đó !

    Cho nên, nêu người Đài mà tuyên ngôn là họ phát minh. Thực thì cũng chẳng sao. Có quan trọng gì đâu. Bởi Dùng Thế Nào, Hoàn Thiện cả về lý lẫn dụng mới là quan trọng. Bởi cho dù họ có phát minh, mà không có cái Gốc, thì sự phát triển của họ cũng tới cấp coi Lộc tại tị xung chiếu hợi cung là Lộc tại hợi, để mà cố ghép cung Tý có Hóa lộc tại sửu cùng với Lộc tồn tại tị thành cách Giáp song lộc !

    Đấy mới là cái đáng phải bận tâm.

    Nói như trong chưởng: Nghĩ ra chiêu thức kiếm thì dễ, nhưng chiêu thức mà không có kiếm quyết thì cũng như múa gậy vườn hoang, một mình độc diễn. Đến khi cần biến hóa là biết tay nhau ngay.

    Hoặc như khi tôi đề cập đến Cải số. Nhiều người la ó. Đương nhiên thôi. Nhưng mà các Vị đã Học Kant chưa ? Đã thấy được Kant đã đi gần đến đông phương học tới mức nào chưa ? Chưa chứ gì, Vậy mà đã đòi “chặn mồm” người ta rồi. Có biết đâu, dù không cần Kant, nhưng phái Đông A đã tiến hành Cải số từ cả ngàn năm nay rồi. Nay Tôi có Kant, là có phương tiện để phổ biến cho đại công chúng. Chứ nếu không có Kant, mà cứ trông chờ người của Đông A phái rò rỉ ra, có đến “mùa quýt” cũng chẳng biết được nó là cái gì ! Hơn nữa, người của Đông A phái có muốn phổ biến đâu.

    Cũng như phép sao treo, vòng tràng sinh bay. Thực thì tôi học từ tiền nhân tôi. Nhưng tiền nhân không có nói đó là của đông a. Cũng chẳng nói là của ai cả. Nhưng khi thấy có người đề cập sơ sơ qua nội dung, tôi mới biết, à, hình như là của đông a thì phải. Rồi chả biết ai là người phát minh ra trước. Mà cũng chẳng cần. Chỉ cần biết vận dụng là đủ. Nhưng tôi nhớ lời dạy của tiền nhân, phải tìm cho được cái gốc của phương pháp này. Khi tôi tìm ra, thì cần gì ai phát minh ra trước. Bởi vì, nói mà không chứng minh được nó thì cũng là để nói mà thôi. Như NBC đâu có phát biểu cái bổ đê cơ bản. Anh ta chỉ chứng minh thôi. Thế là mọt cái fields đã rơi trên đầu anh ta rôi. Nói điều này là ý rằng, người đời đâu có bất công. Công đến đâu, đánh giá đến đó. Và cũng minh bạch lắm. Song đó là ở tầm vóc thế giới. Còn làng tử vi, tôi khuyên, nên thủ cho ký, kẻo tiền mất tật mang ! Như bí kíp võ công vậy.

    Khi tìm cái gốc của sao treo, tôi mới thấy rằng, thực thì phương pháp này đã có khả năng thống nhất được tất cả các phương pháp mà chúng ta đã biết theo ý nghĩa tương thích. Có nghĩa là có khả năng phối hợp tất cả các phương pháp, và dùng đúng lý các sao nguyên bản để luận ra các kết quả thần sầu. Phương pháp này đã có cả ngàn năm nay rồi, là của Đông A phái. Tàu và Đài; Đâu có, cũng đâu có biết gì về nó ? Thế mới biết, tiền nhân ta cũng thâm thúy, và cực kỳ cẩn trọng, nhìn rất xa. Chứ không thì bây giờ, nó là của người Tàu rồi. Song phương pháp này có khiếm khuyết, những trở ngại và cần được giải quyết. Nhờ đó, phương pháp mệnh chủ ra đời, cùng với biện chứng luận mệnh thân và phép quả, chế, lý mà trở nên tổng quát, cho ra những lời giải không chỉ tổng quát, mà còn cả chi tiết nữa.

    —————————————————–

    Trích dẫn: Bác có thể giải thích mệnh chủ và cách chủ khác nhau thế nào ạ? Và ngoài mệnh ra thì các cung khá cũng có một (bộ) sao chủ phải không ạ? Như phụ mẫu chủ?

    Mệnh chủ và cách chủ khác nhau ở cách gọi thôi. Tôi thường gọi mệnh chủ là sao đơn lẻ, cách chủ là một tập sao đã thành cách. Như cách gọi thông thường mà thôi. Có khác chăng chỉ là chỗ chúng đóng vai trò “chủ” đối với đương số, là tinh đẩu của lá số tử vi.

    Cung an mệnh cũng như tất cả các cung khác trên lá số, cung nào cũng có chủ, gọi là chủ cung. Gọi là chủ cung mệnh, chủ cung phụ mẫu, chủ cung tai, … Gọi là chủ cũng được, hay gọi là gì gì cũng được . Nhưng cần nhớ rằng, sao chủ mệnh hay cách chủ mệnh không phải là sao hay cách cục chủ của cung mệnh. Sao hay cách chủ của cung thì phải thuộc cung, và cũng có khi cung đó không có chủ cung. Nhưng sao chủ cung mệnh hay cách chủ cung mệnh thì bao giờ cũng có, hoặc là sao chủ hoặc là cách chủ gọi chung là mệnh chủ.

    Trích dẫn: Hóa ra là phương pháp Mệnh Chủ mà vuivui tiên sinh xiển dương cũng dùng lưu tứ Hóa?

    Nói như thế có nghĩa là Alađin chưa có cái nhìn thống nhất về bức tranh tử vi. Các phương pháp giải đoán tử vi đều phải “mở”, chúng cần phải tương thích với nhau, mặc dù chúng độc lập về sự tồn tại và trong ứng dụng, như về nguyên tắc, phải có một giải đoán tổng hợp sao cho chúng phối hợp được với nhau và tạo nên một bức tranh tử vi thống nhất, như ứng với một cuộc đời, mà sự tồn tại của các cuộc đời như một minh chứng, hiện thực để khẳng định lại sự đúng đắn của sự tương thích đó. Vì thế, phương pháp mệnh chủ có tính bao hàm cả phương pháp nòng cột, sao treo, di cung, tứ hoá, phép gần đúng tuần triệt, vòng tràng sinh bay, lưu tinh, thái tuế nhập quái, chồng chập lá số và cả phép cải số, … Tất nhiên cũng có những phương pháp nó “không chịu” tương thích, như phép tam hợp thái tuế và … chắc chắn, nó cũng không chịu tương thích với phép tử vi nút – cho dù tôi chưa được biết cụ thể phương pháp này, nhưng qua những nội dung mà chúng ta đã được chứng kiến thì có thể khẳng định. Thậm chí ngay cả lối “luận theo truyền thống mà ông TVN vừa nêu ra ở trên, nó cũng không chịu tương thích. Bởi vậy tôi mới trình bày cách giải số Gấu Trắng trước và xem như chúng ta đứng ở không gian 3 chiều mà quan sát không gian hai chiều vậy.

    Tính hợp lý cần thiết của điều này cũng tương tự như tính cần thiết của các phương pháp vật lý khác nhau. Nhưng đều phải tương thích với nhau để có sự phối hợp mà tạo nên một bức tranh vật lý thống nhât. Chẳng hạn như, vật lý lượng tử và vật lý tương đối, tuy “trái ngược nhau” nhưng phải tương thích với nhau. Cũng vì lý do này mà các nhà vật lý mới lao tâm khổ tứ đi tìm một lý thuyết thống nhất cả hai lý thuyết đó. Do đó mới có chuyện có hay không một TOE – lý thuyết vật lý thống nhất. Mà điều này phải có như là tự nhiên phải vậy, bởi vì, bức tranh vật lý là một bức tranh thống nhất. Đơn giản chỉ có vậy. Cũng như ta phải thấy rằng: Dù có hàng trăm lý thuyết về con người, thì mọi lý thuyết về con người, đều phải tương thích với nhau. Đấy là nguyên tắc lớn của triết học. Của mọi triết học.

    @LienHuong.

    LienHuong nói đúng. Di cung và lưu tứ hoá xưa như trái đất. Người nào không biết, ấy chỉ là do không có hoặc chưa có duyên với nó mà thôi. Tôi thì từ xưa tới nay, luận tử vi, lúc nào mà chả dùng đến chúng !. Bây giờ thì cứ hô lên là của Đài, của Tàu. Thây kệ. Nhưng thực ra, ngay như Tử Vân cũng thế, xài phép di cung cũng đâu có chuẩn, tính vận cũng sai – nhưng cũng phải công nhận ông ta may mắn, bởi vì cái sai của ông ta rất khó thấy trong thực tiễn giải đoán. Nhưng nếu để ý chút chút thời cũng nhận ra, điển hình là do có khuyết tật, nên ông ta phải dùng phép lấy Lộc xung của cung xung chiếu làm Lộc chính cung, để mà gượng ép thành cách Giáp Lộc.

    Rồi phép thái tuế nhập quái cũng thế. Có rất nhiều khuyết tật. Thực chất, muốn dùng chuẩn phép này, phải thông tỏ phép chồng số và quay số. Nếu nhìn theo quan điểm toán học, thì phép thái tuế nhập quái chỉ là phép gần đúng thô nhất có thể có của phép chồng chập lá số mà thôi. Ví như 2,6 mà làm tròn số thành 3 vậy.

    Bởi vậy, tôi có dùng di cung, tứ hoá lưu, hay thái tuế nhập quái, thì cũng tự nhiên “như về nhà xưa”. Thấy người Tàu, Đài có tuyên nguyên, thì cũng … cười … trừ. Coi như không có chuyện gì xảy ra vậy. Kệ.

    Thân ái.

    (Dẫn theo diễn đàn Tử Vi Lý Số)

    Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

    Chuyên mục: Học tử vi

    Xem thêm Vuivui tuyển tập

    Tứ Trụ

    Tứ trụ, trong tử vi cũng như tử bình là thời gian. Nói như thế thì quá tầm thường. Nhưng sẽ không tầm thường chút nào cả khi chúng ta biết rằng. Đông phương, người ta gọi Vũ Trụ, tương ứng với người Tây phương gọi là Không gian Thời gian. Vũ là Không gian, Trụ là Thời gian. Vì thế, tứ trụ không phải là bốn cột trụ, nó là bốn mốc thời gian. Vì thế gọi là Tứ Trụ, diễn nôm là Tứ Thời. Cho nên, Tử vi cũng như Tử bình, được lập bởi 4 trụ – thời gian này. Chứ không phải là 4 yếu tố, hay 4 cột trụ nào của số mạng cả. Nó chẳng khác gì như hàm trạng thái của hệ vật lý được xác định – theo quan điểm cổ điển – là Lagrangien – là một hàm L với hai biến x và t là hai biến không gian và thời gian vậy. Ở đông phương học, yếu tố Vũ được quán xét bởi Phong Thủy. Còn yếu tố Trụ được quán xét ở các môn tử vi và tử bình. Mặc dù ở cả các môn này, cả Vũ và Trụ đều được quán xét, nhưng với phong thủy thì yếu tố Trụ ẩn, còn tử vi và tử bình thì yếu tố Vũ ẩn, mà yếu tố Trụ nổi và được sử dụng trực tiếp. Điều này, nếu liên hệ với vật lý lượng tử thì chúng ta cũng sẽ rất dễ hiểu khi chúng ta xét hàm trạng thái của hạt vi mô. Nó có nguyên nhân sâu sa, bởi ngay từ đầu đông phương học đã không coi không thời gian là tách biệt. Điểm này, Descartes đã không xét đến.

    Nhưng nếu chỉ nói đến đây thì rất tầm thường, mặc dù chúng ta đã có thể hiểu tứ trụ là bốn thời – thời gian của tử vi và tử bình. Và có thể cũng thấy ngay rằng, tử vi và tử bình thực chất chỉ là hai phép biểu diễn khác nhau của cùng một bài toán. Chúng ta cũng thấy nó tựa như là sự liên hệ giữa hai biểu diễn cơ học lượng tử như biểu diễn Heidenberg và biểu diễn Srodinger vậy. Và nói theo thời đại thì tử bình và tử vi có một “đối ngẫu Langland” như là đối ngẫu Langland của hình học và đại số vậy. Trong đó, tử vi ứng với hình học, tử bình ứng với đại số.

    Nói thế cho dễ hiểu đối với những ai có tây phương học.

    Bây giờ ta xét thuần túy đông phương. Bởi có hiểu đó là 4 Trụ, thì mới nói chuyện đông phương được. Do Vũ và Trụ là một cặp âm dương. Vũ âm, còn Trụ dương. Vũ thì tĩnh, Trụ thì động. Đúng với mệnh đề Dương động, Âm tĩnh. Trụ của đông phương đối với tử vi, lịch pháp là sự phối hợp thiên can địa chi. Với ngũ hành, ta có ngũ hành nạp âm. Đó là hình ảnh thời gian vuông – tròn, hình vuông nội tiếp hình tròn – do trời tròn, đất vuông. Trời quay về bên phải, bao lấy đất. Ngược lại Đất quay về bên trái nằm trong vòm trời mà hình thành nên thời gian, đó là Trụ. Được lập bởi thang “đo” thiên can và địa chi. Theo nguyên lý âm dương giao phối, vạn vật sinh. Thì Trụ với lịch pháp và tử vi, mô tả thiên văn khí tượng bốn mùa, con người sinh sinh hóa hóa mà phát triển, thì đương nhiên Trụ của nó phải là sự giao phối âm dương thiên địa. Chính là sự giao phối thiên can địa chi mà thành ra ngũ hành nạp âm.

    Bởi vậy, lịch pháp, tử vi cũng như tử bình, dựa trên Trụ mà ngũ hành là ngũ hành nạp âm, đã đảm bảo một tiêu chuẩn khởi đầu, khả dĩ mô tả được vạn vật bốn mùa và đời sống con người !

    Nhưng đi tiếp, chúng ta sẽ thấy. Trụ là thời gian. Thời gian động, nên trôi, chảy mãi vô tận. Đông phương cho thời gian tuần hoàn viên miễn. Vậy thời về mặt hình học ta cũng dễ thấy, hình vuông và hình tròn “đều quay”. Nhưng hình vuông và hình tròn thì quay không thể đồng bộ được như hai bánh xe tròn của một chiếc xe được. Thể hiện thiên can thì chỉ có 5, còn địa chi thì có 6. Chính sự “khập khiễng” thiếu khuyết này cần được bù lấp để thỏa mãn cho cái gọi là thời gian phải Động. Hay nói theo đông phương thì Trụ phải đồng bộ. Người xưa đã bổ sung sự thiếu khuyết này bằng một chữ Tuần. Mục đích là để san bằng sự lệch giữa thiên can và địa chi trong hành trình của thời gian-Trụ. Theo tây học thì chúng ta gọi Tuần là một Đại lượng. Đông phương học, có nơi xem Tuần như một Thần sát. Tử vi, xem Tuần như một Sao. Qua đây, chúng ta thấy ngay, bản chất của Tuần là Thời gian. Nên chúng ta không lạ gì Tuần là Không – sau này khi đi sâu bản chất sao của tử vi, chúng ta sẽ thấy tuần có cái nghĩa Không. Nhưng ngay ở đây, chúng ta cũng thấy Tuần là Dương, động, ứng với Không. Đối lập với Triệt liên hệ với Vũ nên âm, ứng với Vong !

    Đến đây, chúng ta thấy Cơ nhân có một cái gọi rất chặt chẽ, khoa học và thống nhất. Tuần dương, nghĩa Không, và Triệt âm với nghĩa Vong. Tuần có bản chất thời gian, triệt có bản chất vũ nên triệt ứng với phương vị. Nên mới nói là triệt lộ, ngăn cách. Như nói hình ảnh: Đường đi gặp triệt là tắc. Hoàn toàn mang ý nghĩa phương hướng của không gian. Trong khi Tuần có ý nghĩa ngưng trệ, là bản chất của thời gian.

    Đến đây, chúng ta có thể thấy chỉ cần hiểu đúng khái niệm mà Cổ nhân đặt cho chúng ta gọi, chúng ta cũng sẽ thấy được nhiều điều bổ ích, thấy được bản chất. Mà ở đây, ví dụ là thấy được Tuần xuất hiện là bởi cái gì. Liệu chúng ta có Dám vứt bỏ Tuần đi không luận nữa không ?

    Chúng ta thử vứt Tuần đi xem thế nào nhé. Có nghĩa là chúng ta đã xem thời gian đông phương không còn là vuông tròn nữa, không còn là ngũ hành nạp âm, do can chi âm dương phối hợp nữa. Tức là chúng ta đã vứt bỏ điều kiện tiên quyết để cho tử vi khả dĩ mô tả được cuộc đời của một con người !!! Tự nhiên chúng ta đã làm tử vi biến dạng đi một cách đáng sợ.

    Chúng ta cũng thấy rằng, các kiến thức về Tuần ở trên, cũng như cách thiết lập Tuần là không có gì mới lạ cả. Có đầy đủ ở trong các sách. Nhưng chúng ta cần phải hiểu được bản chất của Vũ Trụ là không thời gian đông phương. Là một cặp âm dương thì chúng ta mới có thể hệ thống hóa mà thấy được bản chất cũng như thấy sự cần thiết phải có nó.

    Nhân đây chúng ta cũng thấy năng lực tư duy siêu việt của cổ nhân. Đã nhìn thấy sự bất đối xứng âm dương của Vũ Trụ và xuyên qua nó mà xây dựng nên một nền lý học đồ sộ – đó không phải là Khoa học thì nó là cái gì ? Để có lý đâu chúng ta cứ thắc mắc cái sự bất đối xứng âm dương bởi các quái phối trên đồ thư rồi phán quyết là phải đổi Tốn – khôn ? Mới là khoa học ? Ngay đến bản chất của Vũ Trụ, cổ nhân đã thấy rằng không có sự đối xứng âm dương !!! Huống chi với một Đồ – Thư. Đó có phải là do chúng ta đã không hiểu lý học đông phương cho tới nơi chốn, nên mới có chuyện sáng tạo vô lối như thế không ?

    Tiếp nữa, nếu chúng ta suy tư với tư duy tây phương, sẽ thấy rằng. Tây phương với triết học Descartes cho rằng không – thời gian là tuyệt đối độc lập với nhau. Không gian là trống rỗng. Thì tới Einstein không – thời gian không còn tách biệt, và không thời gian cũng không còn là trống rỗng nữa. Chúng đã chứa Vật chất. Vật chất đó là gì ? Tây học đang minh thuyết. Nhưng với đông phương học, Vũ Trụ là một Thể thống nhất, không tách rời, đã phối với nhau để “làm ra” vạn vật – theo nguyên lý âm dương giao hòa vạn vật sinh. Vậy bên trong Vũ Trụ là gì ? Chu Hy đã nói: “Trong khoảng trời đất, chỉ có một vật là Khí, chia ra làm hai thì là âm, dương (khí âm và khí dương), năm hành gây dựng (khí ngũ hành) muôn vật trước sau bị cai quản ở đó – trích kinh dịch.

    Đó là Khí, Khí của Vũ Trụ, là “vật chất” đông phương đó. Chúng ta, những người học tây phương, cứ mãi không hiểu Khí là gì, nó từ đâu tới. Bản chất ra sao. Lại cứ đi tìm cách xác định, định nghĩa, rồi đo nó. Thì đây, có một đối ngẫu với không thời gian tây phương. Choán trong không thời gian là vật chất – như năng lượng. Thì choán trong Vũ Trụ chính là Khí. Nhưng “metric của Không thời gian và Vũ Trụ thì hoàn toàn khác nhau.

    Tại sao Chu Hy không nói : Trong khoảng vũ trụ mà lại nói là trời đất ? Hậu học không hiểu trời đất của Chu Hy chính là vũ trụ càn khôn. Không hiểu vũ trụ can khôn chứa đầy Khí thì làm sao nắm được cấu trúc của quái dịch ! Cho nên có nhiều Vị đã vội vàng phê phán Chu Hy chẳng phải là sự lầm lỡ hay sao ?

    Đến đây thì các Vị có thể hiểu làm thế nào để có thể khoa học hóa đông phương ? Chứ không phải là những mô tả bằng tư duy tây phương mà áp đặt cho đông phương học được. Muốn làm được cái việc áp đặt đó. Trước hết các Vị cần phải hiểu được Vũ Trụ đông phương cái đã. Hiểu rồi thì các Vị sẽ thấy việc áp đặt thật sự là khập khiễng. Bất toàn.

    Còn nhiều thứ bất ngờ nữa lắm khi nghiên cứu lý học đông phương. Vấn đề Vũ Trụ mới là tầng thấp nhất của lý âm dương thôi. Nên tôi thấy, khoa học hóa đông phương học không đơn giản như các Vị đã trình bày. Chỉ nội Hiểu sao cho đúng cổ nhân, và có sự so sánh, đối chiếu để thấy được đối ngẫu giữa hai nền lý học, đã vô tận rồi.

    Thân ái.

    Mệnh Chủ

    Trước hết về mệnh chủ. Tôi nhắc lại, mệnh chủ dùng để định cách cục. Cũng như phương trình vật lý toán, muốn giải thích hiện tượng, hiệu ứng, … vật lý được biểu diễn bởi phương trình xác định thì phải xác định nghiệm của phương trình đó. Rồi từ nghiệm đó người ta mới lý giải cái vấn đề được đặt ra. Có nghiệm trực tiếp và có cả nghiệm gián tiếp. Nhưng đều thu được từ việc giải phương trình đó mà ra. Trong tử vi cũng vậy, phải xác định cách cục rồi thì mới luận được. Phép hội sao là phép xác định cách cục cổ điển. Nó đòi hỏi phải có hai điều kiện như tôi đã đưa ra.

    Điều kiện thứ nhất nói đên tính xác xuất khả dĩ lớn nhất, tức là tìm ra đặc điểm chung của cách cục. Người ta đã thấy ngay bản chất của điều kiện này. Phụ thuộc vào kinh nghiệm sống, linh cảm, năng khiếu của người giải đoán. Tức là tổng quát hóa.

    Điều kiện thứ hai là tính khả dụng, tức là áp dụng cụ thể vào thực tế thì liên hệ trực tiếp tới vốn sống, kinh nghiệm và sự hiểu đời – liên quan tới ngũ sự, … – của người giải đoán. Chả thế mà chúng ta vẫn hay nghe nói những người giỏi luận tử vi nào la cần năng khiếu, cần giác quan thứ sáu, cần trải đời, v. v. .. Trước kia chúng ta chỉ hay nghe nói thế thôi, nhưng nay thì thấy rõ, bản chất của nó là do cái phép hội sao nó yêu cầu tới hai điều kiện trên, do đó số người giỏi tử vi mới ít như vậy, và cũng ít người có thể theo được đến cùng. Tức là đặc biệt hóa.

    Nhưng tiền nhân ta đã không thỏa mãn sớm như vậy. Họ đã nghiên cứu, mày mò để tìm cách hóa giải những khó khăn của hai điều kiện trên. Phép hóa giải đầu tiên là việc đưa ra hai sao chủ mệnh và chủ thân ở thiên bàn của lá số. Nhưng phép này ta thấy ngay là thô thiển – tuy nhiên trong một vài trường hợp, mà đối với xã hội xưa kia thì cũng thấy khá là đủ bởi đâu có phức tạp và phong phú như cuộc sống xã hội hiện đại. Thô thiển là bởi vì, hai sao chu thân mệnh được xác định như là quy tắc cố định theo năm sinh. Mỗi năm có một cặp sao mà thôi. Dễ thấy là cho dù mỗi lá số, với cùng cặp chủ mệnh thân tuy luận sẽ có khác nhau, nhưng cùng một lá số là không có cách gì luận khác nhau được cả. Tinh tế hơn chút nữa chúng ta cũng thấy, mỗi năm có tới hơn 8 ngàn lá số. Chúng ta lại luận theo kiểu xác định cách cục chính tinh phụ tinh thì chúng ta sẽ rơi vào cái thế tự trói chân tay minh. Ví dụ như chúng ta thấy có cách phủ tướng triều viên. Đương nhiên không thể bỏ. Lại chỉ có một cặp chủ thân mệnh, nên không thể thoát ra khỏi hai cái giới hạn đó. Chỉ còn có cách mở bằng gia hội thêm sao, chế hóa, … các bạn nào chưa làm thì bây giờ làm thử xem. Sẽ rơi vào mê hồn trận. Tệ hơn nữa là luận xong rồi, chẳng biết có đúng không nữa. Mà khi biết là sai thì cũng chẳng biết sai ở đâu. Cứ thử đi !. Rồi các bạn sẽ còn gặp nhiều chuyện bất khả, và tức mình hơn nữa. Cái phép chủ mệnh thân này nó cổ lỗ, và thô tới mức nhiều người còn không thèm học. Đặc biệt là những người của phái đông a. Tiền nhân ta khi nghiên cứu tử vi đều nhận ra điểm này mà tìm cách khắc phục nó. Một hướng khác phục có lẽ là phổ biến nhất hiện nay, nhưng nguồn khởi của nó, thú thực tôi không dám xác quyết, vì thực tế nắm được là những gì truyền lại, lại không có những kiểm chứng khoa học. Nên chỉ viết ra đây, xem như là một chút thư giãn, khỏi bức bối mà thôi.

    Số là khi giải đoán những lá số mệnh VCD tiền nhân ta đã đúc kết khá nhiều công thức. Nhưng phảng phất thấy vai trò của những hung tinh, cát tinh đặc biệt. Mà một trong các thông số đặc biệt đó là sự đồng hành với ngũ hành bản mệnh của một vài tinh đẩu có trong cách cục được nêu bởi các công thức – tuy không phải là tất cả một cách tuyệt đối – nhưng phảng phất và dễ tìm được cái lý để các tinh đẩu đó lộ diện. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, sẽ gặp ngay cản trở bởi tính hạn chế của sự đồng hành chỉ trong cung mệnh.

    Tiền nhân ta tháo gỡ khó khăn này bằng cách không hạn chế xét sao nòng cốt chỉ ở trong khuôn khổ một cung an mệnh, hay cung an thân mà mở rộng ra tới cung thiên ri, tài và quan. Nhưng có một số người không hiểu lại giàu trí tưởng tượng liền mở rộng cho các cung khác nữa, có biết đâu rằng do hạn chế bởi sự mất cân đối của ngũ hành, nên sự mở rộng càng lớn thì tính mất cân đối càng lớn và do đó tính phi lý càng rõ nét, đưa tới sự vận dụng ngày càng mơ hồ hơn, gượng ép hơn. Hơn hết là cho dù sự mở rộng hợp lý, nó vẫn gặp những trở ngại không vượt qua được. Thực tế là phương pháp định cách cục dừng lại ở đây rồi lại loanh quanh trở về với phép hội sao và kết hợp cả hai. Nhưng lối thoát vẫn không thể có, người đời không chịu dừng lại và thế là cách mạng, là sáng tạo. Nhưng hầu hết đều nhằm vào cải tiến cách luận và trên cơ sở đó mà đưa thêm nhiều thông số, nhiều biến hóa của cách cục, tinh đẩu. Phép lưu tứ hóa, phép thái tuế, phép hóa khí, … tất thảy chỉ là những phép nhằm giải quyết vấn đề là do phép định cách cục bị hạn chế, nên phải mở rộng “phạm vi hoạt động” của cách cục, sao cho cải thiện được cái điều kiện thứ nhất là xác xuất khả dĩ lớn nhất – tức là sẽ khắc phục sự mơ hồ của tâm linh phần nào – và khả dụng lớn nhất vì khi cho cách cục biến hóa thì cái kinh nghiệm sống, sự trải đời của người giải đoán mới có “đất dụng võ”.

    Như thế, giải đoán đã phát triển thành hai hướng, hướng nâng cấp phép định cách cục và Hướng thứ hai là mở rộng phạm vi hoạt động của cách cục. Rõ ràng hướng thứ hai rất dễ được chấp nhận, và thực tế nó đã được hào hứng tiếp đón. Nhưng rút cục, tình hình tuy có được cải thiện, song vấn nạn vẫn còn đó.

    Tổ tiên phái đông a – bằng con đường riêng của minh – đã phát minh ra sao treo. Nhưng giữ thật kỹ. Cho nên, mặc cho đời xoay chuyển, càn khôn nổi sóng gió thế nào Nó vẫn lẳng lặng giữ yên “một bờ cõi”. Thiên hạ bàn tán xôn xao, tò mò hay chọc ngoáy, Nó vẫn sản sinh ra những lời đoán thần kỳ. Ẩn hiện như rồng lượn khiến người đời ngưỡng mộ mà phải liệt nó vào những giai thoại. Phương pháp sao treo, vượt lên phép nòng cốt – mặc dù sự ra đời của sao treo chưa chắc đã là do sự khắc phục hạn chế của các phép định cách cục trên – mà là do họ đã hiểu được bản chất thực của tử vi. Nhưng tự nhiên, nó giải quyết được hàng loạt vấn nạn của môn tử vi. Song, nó vẫn im lặng. Nó trở thành bí truyền.

    Phương pháp mệnh chủ tiếp nối nền tảng của phép treo sao. Có vậy thôi. Không nên thấy nó có chữ mệnh chủ mà ngộ chữ rồi hỏi thế còn thân chủ đâu rồi !

      Linh Xương Đà Vũ và Cải Số

      Những người xem tử vi, có lẽ không ai là không biết cái bộ này ?. Sách vở đều cho rằng, gặp bộ này là số: Nào là tự tử, nào là bị bức tử, bị độc tử, …Nhưng có lẽ, khi gặp nó, hầu như chỉ đoán đến thế thôi. Hạn gặp nó, tất bị hung họa nặng, có thể dẫn đến cái chết thảm thương. Bộ này ở cung nào, gây tai ách cho cung đó. Nhưng nặng nhất, và có ý nghĩa xác định phải là ở những cung: Mệnh – Thân, Phu/Thê, Tử tức, Phụ mẫu, Huynh đệ. Và cả những cung trong tam hợp hay xung chiếu với Mệnh.

      Khi câu hỏi, có cái gì chế hóa, hay hóa giải được nó không ?. Gặp nó thì Cải số như thế nào ?. Thì với sự hiểu biết về nó đơn sơ như vậy, thời không thể giải được !. Vì thế, câu hỏi đặt ra, thực thì nó tác hóa như thế nào ?. là một lẽ tự nhiên.

      Phải nói rằng, Linh Xương Đà Vũ rất độc. Cái độc của nó không phải chỉ là ở cái chết của đương số. Mà cái độc của nó nằm ở chỗ bức tử đương số. Cái chết nào rồi thì cũng là chết. Có cái chết nặng tựa Thái sơn, có cái chết nhẹ tựa Lông Hồng. Có cái chết đau đớn quằn quại, trên phương diện tinh thần cũng như thể xác. Có cái chết tưng tửng. Ra đi vào cõi vĩnh hằng mà cứ như không có chuyện gì xảy ra cả. Thì cái chết do bộ Linh Xương Đà Vũ gây ra, quả thật thuộc về cái chết đớn đau. Nặng nhất về tinh thần. Sau nữa là sự giày vò về thể xác.

      Người xem tử vi có kinh nghiệm, thấy rằng đằng nào cũng chết, nếu gặp Linh Xương Đà Vũ thì thà gặp Kiếp sát Hình Hổ hơn. Nhìn về mặt lý số, thấy cái anh Kiếp sát Hình Hổ sát khí nặng như thế, sao lại bảo thà gặp nó hơn là gặp Bộ Linh Xương Đà Vũ ?.

      Thật ra, tuy sách vở đều đề cập bốn sao, đủ cả bốn sao: Linh tinh, Văn xương, Đà la, Vũ khúc. Nhưng thật ra, cái bộ này, nhân của nó là Linh Xương Đà. Mà hạt nhân trung tâm lại chỉ có Xương Đà mà thôi !. Thực ra Vũ khúc không phải là cái nhân họa của bộ này. Người ta có thể thấy, nếu không phải là Vũ khúc, có thể là một sao khác. Chẳng hạn như thế Vũ khúc bằng Kiếp sát, hoặc cả bộ như Cơ Lộc Mã cũng vẫn nguy hiểm như là với Vũ khúc. Nhưng cái cách bức tử con người ta sẽ khác nhau, cũng như nguyên nhân kích hoạt cái bộ Linh Xương Đà sẽ khác nhau mà thôi.

      Điểm đặc biệt, nếu là Vũ khúc, thì bất kể Vũ có thể miếu vượng, vẫn hung hiểm như thường. Bởi vì đó là do khả năng chế giải của Vũ khúc với Linh Đà, đặc biệt là Đà la âm hiểm và tàn độc, khi Vũ khúc gặp nó, khác nào Chuột gặp Mèo đang đói. Thế nhưng Linh Xương Đà mà gặp phải Thiên phủ thì đương số chỉ lao đao thôi, chứ sức mấy mà bức tử nổi đương số. Tùy mỗi cách cục gặp Linh Xương Đà, mà gia giảm hung họa khác nhau.

      Vũ khúc thì bị bức tử vì cùng quẫn. Âm Dương thì bị bức tử vì tuyệt vọng, bế tắc không tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm. Cơ Lộc Mã thì bế tắc, tuyệt đường sinh nhai, chứ không phải là cứ đi ăn mày là thoát. …

      Như đã nói, cái Nhân của nó là Linh Xương Đà. Nhưng cái Hạt nhân trung tâm, chính là Đà Xương. Có điều, nó liên quan đến sự thành cách. Không phải cứ thấy Xương Đà là tá hỏa tam tinh.

      Việc thành cách, kiểu gì cũng có những dạng sau đây:

      • Mệnh – Thân hay trong tam hợp có cả Xương lẫn Đà, và chỉ khi chúng thực là sao bản mệnh mới đúng là thành cách Xương Đà. Khi ấy, vào Vận, chỉ cần gặp Linh, các cách cục tham gia hội họp ra sao, đều là ở vị thế thay cho Vũ khúc mà thôi, đó gọi là biến cách. Gặp một Linh, là đủ quyết đoán rồi. Nếu ngay trong mệnh thân không có sao hay cách cục hóa giải Xương Đà, hay có sao ngăn chặn Đà la. Thì Họa tất sẽ xảy ra.
      • Gặp cả ba sao này trong mệnh – thân và tam hợp, mà không có sao hay cách cục khác chia cắt chúng, thì cách này thành với điều kiện Đà Xương phải là sao bản mệnh, còn nếu chỉ có Linh là sao bản mệnh thì cũng không sợ, cho dù cách cục đã thành.
      • Nếu chỉ có một sao Xương hay Đà, dù là sao bản mệnh, khi nhập vận gặp Đà hay Xương, thì cũng không thành cách. Nhưng trái lại, gặp Linh thì vẫn hung hiểm như thường, nhưng khi ấy không phải là hung hiểm của bộ Linh Xương Đà. Vì thế, dù có thấy cả bộ, chớ có đoán rằng đương số sẽ bị bức tử !. Đoán như thế, mu rùa có thể bị đập bể có ngày đó. Hi Hi …
      • Xương và Đà gặp nhau kết thành hạt nhân trung tâm của cách, cũng phải xét đoán cho tinh. Đừng thấy khi Đà la độc thủ Dần – Thân là miếu địa mà đã vội cho hạt nhân này là cách cục tốt. Đừng tưởng Văn xương yếu liễu đào tơ, khuê các mà gặp được người anh Hùng – Đà la độc thủ cung VCD tại Dần – Thân là miếu địa, dẫu có gia thêm Bắc đẩu bội tinh (Ấn Tướng) để trở thành anh hùng QDND mà đã vội mừng. Các bậc phụ mẫu chớ có đem gả bán con gái mình vào những nơi như vậy. Đừng tưởng đó là trai anh hùng, gái thuyền quyên gặp nhau. Nhầm to đấy. Ây là đưa con gái mình vào chỗ chết. Sướng cũng chết, mà khổ cũng chết. Còn khi Đà la hãm địa, thì khỏi nói rồi.
      • Sợ nhất là khi Xương gặp Kỵ. Nó mà thành cách Xương Đà, thì chả cần gặp Linh. Đơn sơ như vậy cũng đủ hồn về chín suối rồi, bởi khi ấy cả hai đứa đều “tranh nhau” làm sao bản mệnh.

      Còn nhiều biến cách nữa, từ cái hạt nhân này. Mỗi biến cách đều có những luận giải khác nhau. Cần cẩn thận xét đoán, không thì nó tốt lại tưởng là xấu và ngược lại. Đơn cử như Linh Xương Đà hội đủ thành cách là cách cực xấu. Nhưng nếu có thấy Vũ được thay bằng Cự – cho dù là hãm địa – mà hóa Quyền thì trước cùng cực, nhưng sau đại phát, cách này là phản vi kỳ cách, người có cách này, làm quân nhân thì lên tướng, cầm quân đánh đông dẹp bắc, uy quyền khét tiếng. Đi buôn thì lỗ lên lỗ xuống, trốn chui trốn lủi, cuối cùng hanh thông, độc bá thiên hạ (đây chỉ là cách dùng hình ảnh thôi nhé, đừng tưởng thành vua thành chúa, rồi khi không được làm vua, làm chúa đến đòi đập mu rùa thì oan khiên lắm).

      Xem thế, bộ Linh Xương Đà thật vi diệu, nhiêu khê. Phải tường tận thì mới mong cải được số do nó gây ra.

      Không phải cứ thấy Linh Xương Đà, thầy bói kê đơn Cải số, là cứ cho một toa thuốc là sẽ giải được đâu. Có khi uống nhằm thuốc độc, nặng thêm, đẩy con người ta tới chỗ cùng cực hơn đó.

      Ví như lá số Endopain. Lá số này, dẫu có thấy Đà la nhị hợp cũng không thành cách Xương Đà được. Vì vậy, lá số này không bị hại về Linh Xương Đà cố định. Nhưng ở vận 44-53 tất sẽ bị hại, lý do chính là bộ Linh Xương Đà Sát lưu động bị Liêm Phủ ở Mệnh rung dữ dội kích hoạt mà sụp đổ.

      Số này, đại vận này giàu có, mặc dù từ nay đến lức 44 có một lần bị rung chuyển, nếu nói về số lượng nhà cụ thể, thời tử vi, như Tôi thì bó tay, đơn giản là vì, một triệu đô, người ta có thể mua vài ba căn nhà, nhưng cũng có khi lại chỉ có một căn mà thôi. Cũng có thể dùng Mai hoa dịch hay các môn khác mà đoán ra số lượng nhà cửa đã có. Nếu theo tử vi, chúng ta có thể xem xét ở dạng, tổng số tài sản, ước lượng là bao nhiêu. Thời, cái lá số này, vào thời điểm này thì tiền mặt không có bao nhiêu, đủ dùng xài (tiền mặt có bao nhiêu đều nhăm nhe đầu tư buôn bán). Nhưng tài sản nằm trong bds cũng đã có trên 10 triệu Mỹ kim rồi.

      Sơ lược về cách Linh Xương Đà Vũ là như vậy !.

      Nên nhớ, không phải là hỏi cách giải bộ này, mà phải là cải số, khi bị bộ này tác hóa. Tuy nhiên, biết được căn nguyên của nó, mới chỉ là bước đầu gọi là chẩn đoán bệnh. Còn giải, tức là kê toa thuốc ra sao, lại là chuyện khác, chuyện của cải số. Có những nguyên tắc của nó.

      Đây là một vấn đề, về thường lý, nó rất nan giải. Từ đó dễ dẫn đến những ngộ nhận sau:

      -Sau khi tìm được phép Cải số, ví dụ như trường hợp của Jany. Việc tìm người có lá số như đã được chỉ dẫn là vô cùng khó. Ngay cả khi đã tìm được rồi, chắc gì người ấy đã có thể cùng với mình kết thành phu thê ?.

      Về thường lý thì đúng là vậy. Nhưng về lý số thì không như vậy !.

      Thật vậy. Lấy ví dụ, người có bệnh. Tìm thầy có khả năng chữa đúng được bệnh cho mình là khó. Nhiều khi, với bệnh nan y, lại vô cùng khó. Nhưng đó là công cuộc, là vận động nhân sinh. Nó không thuộc về cái gọi là lý luận của y học. Vì thế, đương nhiên, không chỉ bệnh nhân, người nhà của bệnh nhân, bạn bè, …cùng nỗ lực tìm kiếm. Đó chính là sự vận động nhân sinh, là sự nỗ lực của con người trong việc chữa bệnh. Còn khi gặp rồi, đương nhiên, khi người thầy thuốc thấy đúng con bệnh mà mình có khả năng chữa. Có khi nào người thầy thuốc đó từ chối không chữa, để mặc cho bệnh nhân chết không ?. Có thể có, nhưng ít lắm. Và cái phần trăm nhỏ nhoi đó, nó không thuộc về cái gọi là lý luận y học. Nó thuộc về y đức.

      Cải số cũng gần giống như vậy. Tìm được người đúng như đã được chỉ dẫn. Khó thật. Nhưng đó là sự vận động của con người, sự cố gắng, bản lĩnh và nghị lực cùng với biết bao nhiêu nhân tố khác nữa !. Có thể người ta bảo rằng, gặp được đó cũng là Phúc. Vâng !, đúng là Phúc. Nhưng trên phương diện mệnh lý tử vi, thì phúc đó không phải là phúc theo cái lý của tử vi !. Đó là cái Phúc tổng quát hơn nhiều. Nó thuộc về lý luận nào, chẳng ai nói tới cho cụ thể được. Có người thì bảo đó là do Phúc thực tại. Ừ thì là Phúc thực tại. Khi mà ta không sờ được nó, không thấy được nó bằng xương bằng thịt. lại chẳng có một cái lý luận cơ bản nào hướng dẫn. Thì nói thế nào mà chẳng được. Thế nên, nếu nói Mệnh, mà chẳng nói là mệnh lý tử vi, thì nói thế nào mà cũng được. Nhưng ở đây, rõ ràng, bệnh được chỉ ra trên mệnh, chính là theo cái lý của tử vi. Thì muốn chữa cái bệnh đó, thời dùng chính lý tử vi mà chữa. Chứ nếu chỉ nói chung chung như : Bảo con bệnh rằng: cứ tu đi, làm việc thiện, hãy thanh tâm, hãy ăn chay, mà quên đi cái cần có là phải dùng y học để chữa bệnh, thì đó đâu phải là chữa bệnh. Mệnh cũng thế. Phải nói bằng chính cái lý của tử vi thời để chữa cho cái mệnh lý tử vi.

      Tất nhiên, trong nhiều trường hợp, mệnh vẫn có thể chữa, hay cải được bằng những phép chữa mệnh tổng quát hơn trên nền tảng mệnh lý tổng quát nhất. Nhưng rõ ràng, người ta, nếu theo phương pháp đó, từ xưa đến nay, vẫn đã và đang, có lẽ cũng là sẽ vẫn làm thì không thể có một môn học xác định. Cũng như kiểu chữa bệnh bằng tập thể dục vậy. Tất nhiên sẽ khỏe mạnh, nhưng y học sẽ không thể phát triển nếu cứ lấy đó làm phương pháp bao trùm cho hết thảy.

      Khi đã tìm ra rồi. Thì khỏi lo. Một lá số đã ứng như thế, khi gặp nhau, họ sẽ thấy sự cần thiết phải có nhau. Về mặt lý số, đó gọi là ứng số. Cho dù trên lá số của Jany, người chồng đúng số là người chẳng ra gì !.

      xem ra, có vẻ thấy mâu thuẫn ?. Nhưng thực không phải vậy. Bởi đây là sự vận dụng những nguyên lý tổng quát nhất, có tính chất nền tảng của tử vi vào thực tiễn đời sống. Có thể hình dung như thế này:

      Một chiếc xe ô tô. bạn đang lái nó, nhưng đến giữa đường bị hỏng, chẳng hạn như két nước làm mát bị vỡ. Khi đó, đương nhiên chiếc xe đó bị hỏng, không thể tiếp tục được hành trình. Nếu cố gắng thực hiện hành trình, thời máy sẽ cháy. Hệ lụy của nó là vô lường. Nhưng nếu bạn là người có kiến thức về động cơ, hay xe. Bạn sẽ có cách khắc phục nó để đi tới nơi có thể sửa chữa. Hoặc như bạn có cái quạt điện, nhưng nó lại bị nóng khi chạy, chạy lâu sẽ cháy. Bạn tìm cách làm mát nó, thì bạn sẽ dùng được nó.

      Tôi lấy ví dụ đó, để cho thấy rằng, con người ta, đối với hệ động lực hoạt động theo các nguyên lý vật lý, thì khi nó bị sự cố, muốn khắc phục sự cố, người ta cũng phải vận dụng những định luật khác khả dĩ khắc phục được sự cố đó. Các định luật đó cũng vẫn sẽ là những định luật vật lý. Thì ở cải số cũng vậy. Trường hợp trên lá số gặp người chồng chẳng ra gì, thì bằng những nguyên lý vận hành mà tử vi tiềm tàng, chúng ta khai thác nó, vận dụng nó đúng đắn thì những điểm yếu trên lá số, như lá số Jany về người chồng, rồi cả việc sinh đẻ, là có khả năng khắc phục.

      Nếu Bạn là cái người có biết về trường hợp giờ Kim sà, mà Tôi đã đưa ra tới ba lá số: Một lá số của người thầy, hai là số của người con nuôi, và cuối cùng là số của người con dâu. Tổ hợp cả ba lá số đó chính là đã có sự sắp xếp về lý số để cho cái mục tiêu Cải số, khắc phục cái tính lý nguy hiểm của giờ Kim sà có thể được thực hiện.

      Bạn nói đúng. Việc tìm những lá số đó khả dĩ đối với thời đại ngày xưa. Nhưng ở thời đại ngày nay, người ta vẫn nỗ lực được, và cao nhất là bằng tâm và đức. Cùng với sự kiên tâm, tất sẽ có khả năng thành công. Với sự lần lượt, đầu tiên phải tìm cho được người thầy. sau đến đứa con nuôi. Cứ kiên tâm làm, cánh cửa vào kho tàng dần sẽ mở toang !.Tôi không còn bao nhiêu bài nữa, cũng như đã hứa không tranh luận. Nhưng viết như apollo như trên, thật là chẳng hiểu gì cả. Không chỉ có thể chứng minh ràng mạch cái bộ Linh Xương Đà Vũ, mà cách này còn có thể nhìn từ nhiều khía cạnh để nhìn rõ bản chất.

      Vì thế, apollo có hiểu hay không, không còn là vấn đề của Tôi, nhưng trong chủ đề này của Tôi, Là người đề cập đến cách cục này, nên vì trách nhiệm với bạn đọc, ở mức độ cho phép, Tôi viết thêm ý nữa, nếu bạn đọc có hiểu, thì tốt, nếu không hiểu thời đành chịu.

      Trước hết cần thấy rõ bản chất hung họa của bộ Linh Xương Đà Vũ. Do bức đương số đến chỗ tự vẫn. Tiến trình của hung họa cũng do đó mà bộc lộ rõ ràng. Từ Hung đến Sát. Ta thấy rõ, Đà chủ hung, Linh chủ sát. Tuy rằng cả hai đều âm độc. Từ đó mà suy, thấy rõ Đà đến trước, Linh đến sau. Ép đương số cho đến chết. Quá trình là rõ ràng, chẳng có cái chết nào chết trước, phiền muộn, lo lắng sau cả !!! Xem Bộ Linh Xương Đà Vũ, thấy ngay Đà là hung, Linh thì Sát, Vũ là kết cục cũng là nội dung của họa hại, bởi thế, nếu không phải là Vũ, mà là Cơ Lộc Mã thì tuyệt đường sinh nhai mà chết. Còn nhiều biến cách nữa.

      Biến cách Linh Đà Xương Vũ rất phức tạp và tinh tế. Trong đó, thấy rõ chỉ có ba sao đóng vai biến hóa là Xương Đà Vũ. Mỗi biến hóa là một biến cách. Chỉ có Linh cố định, ngồi ỳ một chỗ. Nhưng như thế không có nghĩa đó là nhân. Cái nhân của cách cục ở đây chỉ rõ là cái nhân gây họa. Chứ không phải là một cái nhân tĩnh tại.

      Có hiểu được lẽ biến hóa đó, mới có thể hy vọng vận dụng được biến hóa của Linh Xương Đà Vũ.

      Đừng nhìn thấy, đương số nào bị dính Linh Xương Đà Vũ là có kết cục của cái chết, rồi nói rằng Linh chủ Sát, gây nên cái chết mà cho rằng đó là hạt nhân trung tâm. Nắm bộ này theo cách đó, thì làm sao hiểu được biến hóa và vận dụng biến cách của Kiếm chiêu, qua một chiêu này.

      Bao nhiêu trường hợp ví dụ mà mọi người đã hỏi, đủ thấy biến hóa của Bộ này như thế nào. Nếu lấy sự cố định của Linh mà luận làm trung tâm, thì làm sao hiểu được căn nguyên, cội rễ của hung họa.

      Viết đến thế này là quá nhiều. Tôi sẽ không trình bày thêm.

      —————-

      Thực ra chẳng có ai tranh công, tranh danh vị phát minh trước sau gì cả. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Như tôi chẳng hạn. Tôi biết nhiều phép giải đoán tử vi từ rất là lâu. Nhưng biết là biết nội dung có những tên gọi mang tính cá nhân – do người truyền lại tự đặt tên. Nên nhiều khi có nói ra cũng chẳng gây hiệu ứng gì, hoặc cũng chẳng có thể so sánh với chính phương pháp đó nhưng khoác một cái tên đã chính danh. Chỉ khi có điều kiện nào đó đem sánh các phương pháp đó với nhau, mới té ngửa ra rằng, chúng cùng một nội dung. Như phép quản, chế, lý chẳng hạn. Tất cả các phương pháp, từ treo, rung, tràng sinh bay, lưu tứ hóa, thái tuế nhập quái mà không có quản chế lý thì có xem cũng khó đi đến quyết đoán. Cùng lắm chỉ có thể liệt kê được ra cách cục, đưa tới lời giải đoán mang tính xác xuất cao. Nhưng mà, nói ra cái tên, nghe thì biết để đấy. Nếu có ai hỏi, nhiều khi muốn trả lời, cũng phải trình bày dài dòng, có khi người đọc chả hiểu. Mà quả thực, cũng chả mấy ai hiểu. Không phải vì người đọc kém cỏi. Mà vì cái nền chung là người học tử vi hiện nay, kiến thức về triết đông phương rất yếu. Lý âm dương ngũ hành chưa thông tỏ thì giải thích, giảng giải sao đây. Đâu phải cứ chỉ chiêu thức là xong. Ví dụ như: Phương pháp luận mệnh thân tôi đã nhiều lần trình bày. Là một trong những phương pháp căn bản của luận giải tử vi. Thông tỏ được nó, chỉ cần có nó, thoạt nhìn lá số đã có thể phân biệt người có số ở tầm mức nào trong xã hội, thọ yểu, phú quý ra sao cũng sơ bộ đánh giá có tính quyết đoán đươc rồi. Nhưng phương pháp này muốn thông tỏ, phải nắm rất vững lý âm dương dịch. Tôi đã thử trình bày đôi lần trên cả TVLS lẫn cả HKLS, nhưng đều rơi vào thinh không. Thế là đủ hiểu, có nên trình bày hay là trình bày ra tới đâu. Và cũng chứng tỏ rằng, muốn để bạn đọc nắm được, rõ ràng phải cần có một khối lượng kiến thức khổng lồ từ âm dương dịch lý, thiên văn, tượng số đến hà lạc đồ thư cũng như không thời gian đông phương học và cả lịch pháp nữa được hệ thống thành một dòng, mạch liên tục rồi mới đưa hậu học tới tử vi được. Điều này là bất khả nếu không viết thành sách. Nên nhiều khi, nói ra ở những chỗ này lại còn bị chửi bới: khoe chữ, khùng, lắm chuyện. Lại còn bị bới móc ở những dấu phẩy, dấu chấm, từ ngữ mà trong bối cảnh sinh hoạt phổ thông thì đáng lẽ nên đọc lời để được ý thì lại không làm. Đúng là một cái chợ. Mà đã là cái chợ, thì ai có tiền, phải thủ cho kỹ. Không thì tiền dễ mất, tật cũng mang !!!

      Đến như phép lưu tứ hóa. Tôi có dùng lâu lắm rồi. Nhưng nay có người hỏi tới, tôi mới trả lời. Thực cũng đã có thể có chứng cứ: Như phép này tôi đã từng trao đổi với Longnguyenquang trong chủ đề của aoanh72 đủ để nói rằng, cả tôi và longnguyenquang đã nắm rõ nó từ – ít nhất là tư đó !

      Cho nên, nêu người Đài mà tuyên ngôn là họ phát minh. Thực thì cũng chẳng sao. Có quan trọng gì đâu. Bởi Dùng Thế Nào, Hoàn Thiện cả về lý lẫn dụng mới là quan trọng. Bởi cho dù họ có phát minh, mà không có cái Gốc, thì sự phát triển của họ cũng tới cấp coi Lộc tại tị xung chiếu hợi cung là Lộc tại hợi, để mà cố ghép cung Tý có Hóa lộc tại sửu cùng với Lộc tồn tại tị thành cách Giáp song lộc !

      Đấy mới là cái đáng phải bận tâm.

      Nói như trong chưởng: Nghĩ ra chiêu thức kiếm thì dễ, nhưng chiêu thức mà không có kiếm quyết thì cũng như múa gậy vườn hoang, một mình độc diễn. Đến khi cần biến hóa là biết tay nhau ngay.

      Hoặc như khi tôi đề cập đến Cải số. Nhiều người la ó. Đương nhiên thôi. Nhưng mà các Vị đã Học Kant chưa ? Đã thấy được Kant đã đi gần đến đông phương học tới mức nào chưa ? Chưa chứ gì, Vậy mà đã đòi “chặn mồm” người ta rồi. Có biết đâu, dù không cần Kant, nhưng phái Đông A đã tiến hành Cải số từ cả ngàn năm nay rồi. Nay Tôi có Kant, là có phương tiện để phổ biến cho đại công chúng. Chứ nếu không có Kant, mà cứ trông chờ người của Đông A phái rò rỉ ra, có đến “mùa quýt” cũng chẳng biết được nó là cái gì ! Hơn nữa, người của Đông A phái có muốn phổ biến đâu.

      Cũng như phép sao treo, vòng tràng sinh bay. Thực thì tôi học từ tiền nhân tôi. Nhưng tiền nhân không có nói đó là của đông a. Cũng chẳng nói là của ai cả. Nhưng khi thấy có người đề cập sơ sơ qua nội dung, tôi mới biết, à, hình như là của đông a thì phải. Rồi chả biết ai là người phát minh ra trước. Mà cũng chẳng cần. Chỉ cần biết vận dụng là đủ. Nhưng tôi nhớ lời dạy của tiền nhân, phải tìm cho được cái gốc của phương pháp này. Khi tôi tìm ra, thì cần gì ai phát minh ra trước. Bởi vì, nói mà không chứng minh được nó thì cũng là để nói mà thôi. Như NBC đâu có phát biểu cái bổ đê cơ bản. Anh ta chỉ chứng minh thôi. Thế là mọt cái fields đã rơi trên đầu anh ta rôi. Nói điều này là ý rằng, người đời đâu có bất công. Công đến đâu, đánh giá đến đó. Và cũng minh bạch lắm. Song đó là ở tầm vóc thế giới. Còn làng tử vi, tôi khuyên, nên thủ cho ký, kẻo tiền mất tật mang ! Như bí kíp võ công vậy.

      Khi tìm cái gốc của sao treo, tôi mới thấy rằng, thực thì phương pháp này đã có khả năng thống nhất được tất cả các phương pháp mà chúng ta đã biết theo ý nghĩa tương thích. Có nghĩa là có khả năng phối hợp tất cả các phương pháp, và dùng đúng lý các sao nguyên bản để luận ra các kết quả thần sầu. Phương pháp này đã có cả ngàn năm nay rồi, là của Đông A phái. Tàu và Đài; Đâu có, cũng đâu có biết gì về nó ? Thế mới biết, tiền nhân ta cũng thâm thúy, và cực kỳ cẩn trọng, nhìn rất xa. Chứ không thì bây giờ, nó là của người Tàu rồi. Song phương pháp này có khiếm khuyết, những trở ngại và cần được giải quyết. Nhờ đó, phương pháp mệnh chủ ra đời, cùng với biện chứng luận mệnh thân và phép quả, chế, lý mà trở nên tổng quát, cho ra những lời giải không chỉ tổng quát, mà còn cả chi tiết nữa.

      —————————————————–

      Trích dẫn: Bác có thể giải thích mệnh chủ và cách chủ khác nhau thế nào ạ? Và ngoài mệnh ra thì các cung khá cũng có một (bộ) sao chủ phải không ạ? Như phụ mẫu chủ?

      Mệnh chủ và cách chủ khác nhau ở cách gọi thôi. Tôi thường gọi mệnh chủ là sao đơn lẻ, cách chủ là một tập sao đã thành cách. Như cách gọi thông thường mà thôi. Có khác chăng chỉ là chỗ chúng đóng vai trò “chủ” đối với đương số, là tinh đẩu của lá số tử vi.

      Cung an mệnh cũng như tất cả các cung khác trên lá số, cung nào cũng có chủ, gọi là chủ cung. Gọi là chủ cung mệnh, chủ cung phụ mẫu, chủ cung tai, … Gọi là chủ cũng được, hay gọi là gì gì cũng được . Nhưng cần nhớ rằng, sao chủ mệnh hay cách chủ mệnh không phải là sao hay cách cục chủ của cung mệnh. Sao hay cách chủ của cung thì phải thuộc cung, và cũng có khi cung đó không có chủ cung. Nhưng sao chủ cung mệnh hay cách chủ cung mệnh thì bao giờ cũng có, hoặc là sao chủ hoặc là cách chủ gọi chung là mệnh chủ.

      Trích dẫn: Hóa ra là phương pháp Mệnh Chủ mà vuivui tiên sinh xiển dương cũng dùng lưu tứ Hóa?

      Nói như thế có nghĩa là Alađin chưa có cái nhìn thống nhất về bức tranh tử vi. Các phương pháp giải đoán tử vi đều phải “mở”, chúng cần phải tương thích với nhau, mặc dù chúng độc lập về sự tồn tại và trong ứng dụng, như về nguyên tắc, phải có một giải đoán tổng hợp sao cho chúng phối hợp được với nhau và tạo nên một bức tranh tử vi thống nhất, như ứng với một cuộc đời, mà sự tồn tại của các cuộc đời như một minh chứng, hiện thực để khẳng định lại sự đúng đắn của sự tương thích đó. Vì thế, phương pháp mệnh chủ có tính bao hàm cả phương pháp nòng cột, sao treo, di cung, tứ hoá, phép gần đúng tuần triệt, vòng tràng sinh bay, lưu tinh, thái tuế nhập quái, chồng chập lá số và cả phép cải số, … Tất nhiên cũng có những phương pháp nó “không chịu” tương thích, như phép tam hợp thái tuế và … chắc chắn, nó cũng không chịu tương thích với phép tử vi nút – cho dù tôi chưa được biết cụ thể phương pháp này, nhưng qua những nội dung mà chúng ta đã được chứng kiến thì có thể khẳng định. Thậm chí ngay cả lối “luận theo truyền thống mà ông TVN vừa nêu ra ở trên, nó cũng không chịu tương thích. Bởi vậy tôi mới trình bày cách giải số Gấu Trắng trước và xem như chúng ta đứng ở không gian 3 chiều mà quan sát không gian hai chiều vậy.

      Tính hợp lý cần thiết của điều này cũng tương tự như tính cần thiết của các phương pháp vật lý khác nhau. Nhưng đều phải tương thích với nhau để có sự phối hợp mà tạo nên một bức tranh vật lý thống nhât. Chẳng hạn như, vật lý lượng tử và vật lý tương đối, tuy “trái ngược nhau” nhưng phải tương thích với nhau. Cũng vì lý do này mà các nhà vật lý mới lao tâm khổ tứ đi tìm một lý thuyết thống nhất cả hai lý thuyết đó. Do đó mới có chuyện có hay không một TOE – lý thuyết vật lý thống nhất. Mà điều này phải có như là tự nhiên phải vậy, bởi vì, bức tranh vật lý là một bức tranh thống nhất. Đơn giản chỉ có vậy. Cũng như ta phải thấy rằng: Dù có hàng trăm lý thuyết về con người, thì mọi lý thuyết về con người, đều phải tương thích với nhau. Đấy là nguyên tắc lớn của triết học. Của mọi triết học.

      @LienHuong.

      LienHuong nói đúng. Di cung và lưu tứ hoá xưa như trái đất. Người nào không biết, ấy chỉ là do không có hoặc chưa có duyên với nó mà thôi. Tôi thì từ xưa tới nay, luận tử vi, lúc nào mà chả dùng đến chúng !. Bây giờ thì cứ hô lên là của Đài, của Tàu. Thây kệ. Nhưng thực ra, ngay như Tử Vân cũng thế, xài phép di cung cũng đâu có chuẩn, tính vận cũng sai – nhưng cũng phải công nhận ông ta may mắn, bởi vì cái sai của ông ta rất khó thấy trong thực tiễn giải đoán. Nhưng nếu để ý chút chút thời cũng nhận ra, điển hình là do có khuyết tật, nên ông ta phải dùng phép lấy Lộc xung của cung xung chiếu làm Lộc chính cung, để mà gượng ép thành cách Giáp Lộc.

      Rồi phép thái tuế nhập quái cũng thế. Có rất nhiều khuyết tật. Thực chất, muốn dùng chuẩn phép này, phải thông tỏ phép chồng số và quay số. Nếu nhìn theo quan điểm toán học, thì phép thái tuế nhập quái chỉ là phép gần đúng thô nhất có thể có của phép chồng chập lá số mà thôi. Ví như 2,6 mà làm tròn số thành 3 vậy.

      Bởi vậy, tôi có dùng di cung, tứ hoá lưu, hay thái tuế nhập quái, thì cũng tự nhiên “như về nhà xưa”. Thấy người Tàu, Đài có tuyên nguyên, thì cũng … cười … trừ. Coi như không có chuyện gì xảy ra vậy. Kệ.

      Thân ái.

      (Dẫn theo diễn đàn Tử Vi Lý Số)

      Related Articles

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Back to top button