Tử vi

Vương Đình Chi -01

Tổng Luận

1. “Tử vi đẩu số” chỉ là thuật số

Hồng Kông đang lúc cao trào sử dụng “Tử vi Đẩu số” để đoán mệnh, có thể nói đúng là sự việc xảy ra khá đột nhiên, cũng là xu thế tất yếu, chẳng những dạo trên phố sách nhiều như rừng, mà còn có rất nhiều nhà mệnh lý học cũng ra lời kêu gọi dùng “Đẩu số mệnh lý”. Trong ký ức, hơn 10 năm trước chỉ có không ngoài một vị “Quân sư Ngô Dụng”
(1)
, là người công khai lấy Đẩu số phê mệnh; cũng như từng có một vị danh gia ở Thượng Hải là Lục Bân Triệu tiên sinh mở lớp dạy đẩu số ở Hồng Kông, nhưng hiện nay người biết đến không nhiều lắm; trước kia, xem lại ở các thành phố, như Hồng Kông, Ma-cao, quả thực có thể nói là không có danh gia Đẩu Số Mệnh Lý, chỉ lưu hành Tử Bình Mệnh Lý, cũng tức là dùng Bát Tự, an thành “Tứ Trụ” để luận mệnh, mà nói chung phương thức luận mệnh này từ thời Minh tới nay đã trở thành chánh tông.

Bạn đang xem: Vương Đình Chi -01

Nếu mà việc luận mệnh cũng chia làm hai phái “Học” và “Thuật”, hiển nhiên khoa “Tử Bình” chuyên luận ngũ hành sanh khắc chế hóa lại được các nho gia triết học khai thông, nên thuộc về lưu phái “Học”, mà ở “Tử Bình” chuyên luận Thần sát cùng với “Tử vi Đẩu số” “Hà lạc lý số”, thậm chí bây giờ rất ít người hiểu được từ khoa “Ngũ ốc” đến khoa “Thiết bản thần số” đều chỉ là “Thuật” mà thôi.

Lấy “Học” luận mệnh, thắng ở sự linh hoạt, hơn nữa có thể từ triết lý cuộc sống đời thường được kiểm chứng nên hứng thú vô cùng, đồng thời có thể suy đi tính lại đại cục, thấy được một ít bao quát cái cùng-thông-đắc-thất của người; nhưng khuyết điểm của nó là không dễ dàng thấy cái chi tiết, tỉ mĩ. Thí dụ như từ học thuật Tử Bình tuyệt đối nhìn không ra trên người có hay không có nốt ruồi, nhưng “Đẩu Số” lại có thể. Trái lại, lấy “Thuật” luận Mệnh, thắng ở khả năng tính ra được chi tiết, tỉ mĩ; luận hôn nhân, luận tài vận đều có chổ riêng biệt, nhưng bởi vì khuyến điểm của nguyên lý luận Mệnh có khi rất khó nhìn ra từ lá số toàn cục được hay mất, thường bất chợt một sơ xuất mà “Nhân tiểu thất đại” (nguyên nhân nhỏ gây tổn thất lớn).

Vì lẽ đó nếu mà lấy học thuật “Tử Bình” bàn thuật số, dùng để đoán mệnh ứng nghiệm là lý tưởng nhất, nhưng “nhiều hoa thì rối mắt”, quan trọng ở sự thấu hiểu thì thực cũng không dễ dàng, làm thế nào khiến “Học” và “Thuật” hợp thành một sợ rằng vẫn còn là chủ đề nghiên cứu trọng điểm trong giới Mệnh Lý sau này.

Về phần lưu hành của “Đẩu Số Mệnh Lý”, hiển nhiên làn gió mới này từ Đài Loan thổi qua bởi vì “Đẩu Số” nguyên lưu hành ở Phúc Kiến, và loại thuật số đoán mệnh này dễ dàng nhập môn tự nhiên nhất thời trở thành thị hiếu, mà “Đẩu Số danh gia” cũng lập tức từ đó xuất hiện, chỉ tiếc đường học Đẩu Số dễ học mà khó tinh, hơn nữa các sách viết của cổ nhân có rất nhiều chỗ không chịu nói rõ, cho nên nếu xem qua vài quyển “phường bổn” (2) rồi dụng Đẩu Số đoán mệnh tất sinh ra ấn tượng xấu cho người khác.

Chú thích:

(1) Ngô Dụng: một nhân vật có tài quân sự đc ví sánh ngang với Khổng Minh trong truyện Thủy Hử, ban đầu theo phò tá Tiều Cái, sau thành quân sư của Tống Giang, nổi tiếng với khả năng “nhìn trâu đánh trận” (chuyện là, trong triều có nuôi 1 con trâu quý, Ngô Dụng sai do thám đêm đến nhìn trâu ngủ, nếu mặt con trâu quay về hướng nào thì hôm sau cứ hướng đó mà tấn công tất thắng).

(2) “phường bổn”: bản in , khắc của môn phái, ngành nghề nào đó, ở đây chỉ bản in khắc của phái Tử Vi. (Ngày xưa công nghệ làm giấy hiếm, chưa xuất hiện rộng rãi nên chữ chỉ khắc vào gổ/tre rồi ghép từng miếng lại với nhau thành sách).

2. Giải thích “Tử Vi Đẩu Số”

Bài này là muốn giải thích tên gọi “Tử Vi Đẩu Số”. Tên “Tử Vi” chính là chỉ một “Tinh viên” (1) mà không phải một tinh diệu. Ở cực bắc cũng tức là vào “Hợi vị” của la bàn, tức “Tử Vi viên” lấy sao Bắc cực làm chủ, căn cứ thuyết pháp của tinh gia (2) qua các thời kỳ cùng lấy đây là “Đế tọa”, cũng tức đại biểu đế vương nên “Tử Vi viên” nên sáng không nên ám, ám thì quân vương vô đạo chủ quốc gia loạn lạc.

“Tử Vi Đẩu Số” kế thừa phát triển từ “Ngũ tinh” để đoán sự tốt lành của số mệnh, khởi nguyên từ các đạo gia thời nhà Tống, vì việc đoán mệnh Ngũ tinh lưu truyền lại của “Cầm đường phái” truyện không chuẩn, nguyên nhân chủ yếu ở trình độ thuật đoán mệnh thời xưa không tinh, cách mấy trăm năm vẫn y khẩu quyết mà suy đoán tinh diệu phân bố ở mười hai cung, thường gặp sai ở một cung vị nào đó, bởi vậy có người nghĩ nếu mà dùng vị trí bắc cực chủ tinh cố định lại làm chuẩn tắc, phát triển thuật xem mệnh bằng một hệ tinh diệu hẳn là có thể giải quyết được vấn đề nan giải không chính xác này.

Căn cứ vào ý niệm này phát triển thành thuật số, có hai hệ là “Thái Ất số” và “Tử Vi Đẩu Số”; gọi là Thái Ất và Tử Vi, kỳ thực đều là trỏ về bắc cực tinh, đều là “Thí như bắc thần, chúng tinh củng chi” (Tất cả sao đều chắp tay cung kính thần phương Bắc). Nhìn nhận từ quan điểm thiên văn học hiện đại, khái niệm này có sai lầm, nhưng khái niệm của các nhà thuật số lúc ấy lại chính xác.

“Đẩu” là chỉ nam bắc đẩu, lấy nam bắc đẩu trên bầu trời là chính tinh phân bố vào mệnh bàn (lá số) dùng để suy đoán tốt xấu của mệnh, xưng là “Đẩu Số”, bởi sự phân bố tinh đẩu theo sao Tử Vi là chuẩn tắc, khi định vị được sao Tử Vi tất 14 sao nam bắc đẩu cũng được định vị, cho nên mới gọi là “Tử Vi Đẩu Số”.

Chú thích:

(1)“Tinh viên” : chỉ khu vực của ngôi sao.

(2)“Tinh gia” : Nghề, người xem sao, người coi về các việc xem sao để nghiệm sự tốt sự xấu gọi là tinh gia.

3. Đẩu Số ứng tùy thời đại phát triển

Không dám dối các vị, Vương Đình Chi ngày học Đẩu Số từ tiên sư thật sự là rất xa lìa yếu tố thời đại, như cứ thấy “Quan lộc cung” thì vẫn chú trọng công danh khoa cử như cũ, nhưng lại không biết là ngày nay xã hội thương nghiệp có người “khoa danh” như Bác sỹ Thạc sĩ trái lại chỉ có thể đi làm công, như một ông chủ dưới tay có hơn mười Bác sỹ, nhưng ông này ngay cả tiểu học cũng chưa tốt nghiệp.

Với Cung Tật Ách, cũng chỉ có thể nói ra các loại bệnh tật như “Âm phân khuy tổn” (Phần âm bị hao tổn), “Can dương thượng kháng” (Gan hoạt động thái quá), “Can phong trừu súc” (khí Gan suy yếu đi) (*), không như hiện nay có đủ loại bệnh tật như ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư biểu mô (mũi họng), ung thư máu, cao huyết áp, tiểu đường…

Đối với cung Tử Tức, cũng chỉ suy đoán con cái ngần ấy người, con cái đầu lòng là nam hay nữ, v.v…, không chú trọng lắm cảm tình con cái với cũng không coi trọng xem tính cách con cái để biết cách bồi dưỡng mai sau.

Vương Đình Chi trải qua mười năm xem xét, thống kê một số lượng lớn lá số, hơn nữa coi xét thống kê theo chuyên đề sau đó mới đưa ra tính chất tinh hệ mà tiến hành phát triển, bây giờ có thể chỉ ra đủ loại tinh hệ chỉ “Bệnh thời hiện đại”. Ví như có hơn năm mươi tinh bàn cung cấp cho Vương Đình Chi nghiên cứu, Vương Đình Chi thậm chí có thể cam đoan ngay cả bệnh lý “Ái tư Bệnh” (bệnh AIDS) đều có thể nghiên cứu ra.

Học tập Đẩu Số, ắt hẳn phát triển theo tinh thần này, cho nên thuật số gọi lả bí mật thiếu sót gì thì tùy theo thời đại mà chỉnh lý và bổ sung thêm. Nếu cho rằng Đẩu Số là bí thuật không nên công khai truyền thụ, Vương Đình Chi tuyệt đối không tin.

Chú thích:

(*) những từ thuộc chuyên môn Đông Y, PL chỉ hiểu sơ sơ vậy thôi, ko biết cách dịch đúng 100%.

4. Một ví dụ về phát triển đặc tính Tinh hệ

Nói chuyện “Tử vi Đẩu số” có khả năng tiếp tục phát triển, bất tất xem thành quả nghiên cứu của bậc đi trước là “bí mật”, Vương Đình Chi có thể cử ra một ví dụ tiếp theo.

Cao thủ Bắc phái Trương tiên sinh luận tính chất Thái Âm nhập cung Phúc đức cho là “nam nhân vưu chủ hiền mỹ chi thê vi nội trợ, hãm kiến hung, tắc chung thân vô khuê phòng lạc thú” (nam nhân chủ có vợ hiền xinh đẹp, hãm địa gặp hung tinh, thì chung thân không có niềm vui thú nơi khuê phòng).

Lục Bân Triệu tiên sinh lược nói: “Thái Âm tinh nhập miếu lâm cung Phúc đức, chủ phúc hậu, thích hưởng thụ. Nhật Nguyệt đồng cung thêm tốt đẹp, Thái Âm Hóa Kị chủ bề ngoài an tĩnh, nội tâm bất an, Hỏa Tinh Đà La cùng vây bọc thời tự tìm đến sự bận bịu, hoặc tự tìm phiền não”, chẳng thấy nhắc tới chuyện “khuê phòng lạc thú”.

Tiên sư Huệ lão nói với Vương Đình Chi về quan điểm hai người này rằng: thuyết pháp Trương tiên sinh rất đặc biệt, đáng giá để nghiên cứu, bởi vì cung Phúc đức cùng cung Phu thê hội chiếu, cho nên rất có thể là tinh diệu không tốt cư cung Phu thê, sau cung Phúc đức có Thái Âm lạc hãm lại gặp hung diệu chính chiếu mới chủ không có niềm vui thú nơi khuê phòng. Lý do là vì Huệ lão đồng thời với thầy dạy của ông ấy. Thầy dạy Trương tiên sinh viết: “Thái Âm độc thủ cung Phúc đức lạc hãm, kiến Hình Kỵ, nữ mệnh độc thủ không vi” (Thái Âm lạc hãm độc thủ cung Phúc đức, gặp Hình Kỵ, nữ mệnh một mình sau màn trướng, ý nói một mình cô đơn trong khuê phòng), thuyết pháp này tương tự Trương tiên sanh, nhưng lại nói thêm: “Phu thê cung Thiên Cơ kiến Kỵ vưu đích” (Cung Phu thê có Thiên Cơ gặp Hóa Kị lại càng cô đơn như vậy) vì lẽ đó hẳn là phải xem cả hệ thống sao của cung Phúc đức cùng Phu thê mới đúng.

Nhưng thuyết pháp Lục tiên sinh lại hoàn toàn phù hợp với thầy Huệ lão, cho nên Huệ lão đối với từng thuyết pháp hai ông này mà dễ dàng nghiên cứu tổng hợp lại. Trải qua một số lượng mệnh bàn tương đương thống kê được cho kết luận như sau: Phàm nữ mệnh Thái Âm lạc hãm thủ cung Phúc đức gặp Hỏa Tinh Đà La, chồng nhiều phen bất mãn, nếu tinh hệ cung Phu thê lại bất cát thì chồng có ý ly dị.

Quý vị đừng ngại dùng lá số thực tế mà kiểm tra thuyết pháp ba ông này, theo kinh nghiệm Vương Đình Chi kết luận của tiên sư tựa hồ rõ ràng thỏa đáng. Đây là một ví dụ tốt về phát triển tính chất tinh hệ Đẩu số.

Cho nên bất kể Vương Đình Chi miêu tả tính chất cơ bản của tinh hệ như thế nào, cũng chỉ có thể cung cấp cho độc giả một khái niệm sơ khởi, độc giả nhất thiết không thể xem lời Vương Đình Chi là “nguyên tắc vàng ngọc”, xuất phát từ khái niệm cơ bản và thông qua ví dụ thực được nghiệm chứng, cùng một ít phát hiện phù hợp với tính chất hiện đại mà viết ra. Cứ mang cái thái độ học tập như vậy vào Đẩu số thì mới không khiến Đẩu số trở thành công cụ cho mê tín dị đoan.

5. Phải học “Phép An sao”

Vương Đình Chi từng tham gia “Hội nghiên cứu thảo luận Tử vi Đẩu số” do Ích Triệu hội chủ sáng lập, một đêm tập thể hội viên trú ở thôn Trừng Bích, thảo luận nghiên cứu đến hai giờ khuya, đến khi người tham gia vừa lòng mới giải tán. Nhưng Vương Đình Chi lại không hài lòng, do phát hiện rằng người tham gia nghiên cứu thảo luận phần lớn không coi trọng “Phép an sao”.

Ngày nay người học tập Tử vi Đẩu số do mỗi quyển sách đều có bảng để tra cho nên lười ghi nhớ “An tinh pháp” chỉ là lật sách kiếm sao trong bảng mà an ra, cho dù đã xong việc song bởi thế mà sinh ra cái tai hại. Tai hại ở lúc suy tính đại hạn lưu niên, không thông thạo “An tinh pháp” liền lập tức phát sinh trở ngại, vì một chút suy tính này mà không thông thạo hệ thống sao lưu niên tạp diệu không thể an các sao lưu theo Can như tứ Hóa; lưu Lộc tồn; lưu Dương; Lưu Đà; Lưu Xương; lưu Khúc; lưu Khôi; lưu Việt cộng là 11 sao, cùng với ba vòng sao lưu niên tạp diệu, tức Bác Sỹ, Lực Sỹ, Thái Tuế, Hối Khí…Tướng Tinh, Phàn An…, cộng lại là 36 sao.

Vương Đình Chi không tin rằng lúc suy tính đại vận lưu niên có thể một mặt tra biểu một mặt động não, hơn nữa lại có khả năng suy đoán ra được tính chất biến hóa của tinh hệ. Không chỉ như vậy, cho dù là sắp xếp tạp diệu cố định ở trên lá số, vào suy đoán thì cũng có quan hệ lớn, tỷ như xem tình huống Bệnh mãn tính chủ yếu tìm sao Thiên Nguyệt (1), xem tiêu tai giải nạn lại xem sao Hoa Cái, nếu thành thục “An tinh pháp” thì cứ căn cứ năm sanh, tháng sanh, gần như ngay lập tức mà hoàn toàn không cần động não để có thể tìm ra cung đóng của những sao này trên lá số, còn ví như tra bảng sẽ khiến suy đoán phân tâm ảnh hưởng đến sự chuẩn xác của suy đoán.

Trung Châu phái có một bộ “An tinh chưởng quyết”, có khả năng sổ bấm ngón tay tìm ra cả trăm cung vị của sao, người y theo đó mà tập cho thành thục đều hiểu được so với tra biểu thì thuận tiện hơn. Năm ấy, Trương Khai Quyển tiên sinh sáng tạo ra “Bảng an nhanh” chỉ là vì muốn thuận tiện cho người mới học, người già nhập môn, Vương Đình Chi hy vọng học giả lúc nhập môn vẫn nên dành thời gian luyện tập và ghi nhớ “Phép an sao”. Khi quen thuộc an sao sẽ không gặp trở ngại khi lưu thời vận suy đoán, hơn nữa, có thể mọi lúc mọi nơi chỉ cầm một tờ giấy trắng mà an sao ra lá số, lấy nó làm đề tài câu chuyện khi “trà dư tửu hậu”.

Chú thích:

(1) Thiên Nguyệt: an theo tháng sinh

An Thiên nguyệt quyết:

Chánh nguyệt tại tuất nhị nguyệt tị, tam nguyệt thìn hề tứ nguyệt dần,

Ngũ nguyệt mùi lai lục nguyệt mão, thất hợi bát mùi cửu tại dần,

Thập nguyệt tại ngọ thập nhất tuất, thập nhị thiên nguyệt dần thượng tầm.

2

10

5,8

3

6

Tháng

01 và 11

4,9,12

7

hoặc:

Nhất khuyển nhị xà tam tại long tứ hổ ngũ dương lục thỏ cung,

Thất trư bát dương cửu tại hổ thập mã đông khuyển tịch dần chung.

(Dẫn theo trang kilotuvi.blogspot.com/)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Vương Đình Chi -01

Tổng Luận

1. “Tử vi đẩu số” chỉ là thuật số

Hồng Kông đang lúc cao trào sử dụng “Tử vi Đẩu số” để đoán mệnh, có thể nói đúng là sự việc xảy ra khá đột nhiên, cũng là xu thế tất yếu, chẳng những dạo trên phố sách nhiều như rừng, mà còn có rất nhiều nhà mệnh lý học cũng ra lời kêu gọi dùng “Đẩu số mệnh lý”. Trong ký ức, hơn 10 năm trước chỉ có không ngoài một vị “Quân sư Ngô Dụng”
(1)
, là người công khai lấy Đẩu số phê mệnh; cũng như từng có một vị danh gia ở Thượng Hải là Lục Bân Triệu tiên sinh mở lớp dạy đẩu số ở Hồng Kông, nhưng hiện nay người biết đến không nhiều lắm; trước kia, xem lại ở các thành phố, như Hồng Kông, Ma-cao, quả thực có thể nói là không có danh gia Đẩu Số Mệnh Lý, chỉ lưu hành Tử Bình Mệnh Lý, cũng tức là dùng Bát Tự, an thành “Tứ Trụ” để luận mệnh, mà nói chung phương thức luận mệnh này từ thời Minh tới nay đã trở thành chánh tông.

Nếu mà việc luận mệnh cũng chia làm hai phái “Học” và “Thuật”, hiển nhiên khoa “Tử Bình” chuyên luận ngũ hành sanh khắc chế hóa lại được các nho gia triết học khai thông, nên thuộc về lưu phái “Học”, mà ở “Tử Bình” chuyên luận Thần sát cùng với “Tử vi Đẩu số” “Hà lạc lý số”, thậm chí bây giờ rất ít người hiểu được từ khoa “Ngũ ốc” đến khoa “Thiết bản thần số” đều chỉ là “Thuật” mà thôi.

Lấy “Học” luận mệnh, thắng ở sự linh hoạt, hơn nữa có thể từ triết lý cuộc sống đời thường được kiểm chứng nên hứng thú vô cùng, đồng thời có thể suy đi tính lại đại cục, thấy được một ít bao quát cái cùng-thông-đắc-thất của người; nhưng khuyết điểm của nó là không dễ dàng thấy cái chi tiết, tỉ mĩ. Thí dụ như từ học thuật Tử Bình tuyệt đối nhìn không ra trên người có hay không có nốt ruồi, nhưng “Đẩu Số” lại có thể. Trái lại, lấy “Thuật” luận Mệnh, thắng ở khả năng tính ra được chi tiết, tỉ mĩ; luận hôn nhân, luận tài vận đều có chổ riêng biệt, nhưng bởi vì khuyến điểm của nguyên lý luận Mệnh có khi rất khó nhìn ra từ lá số toàn cục được hay mất, thường bất chợt một sơ xuất mà “Nhân tiểu thất đại” (nguyên nhân nhỏ gây tổn thất lớn).

Vì lẽ đó nếu mà lấy học thuật “Tử Bình” bàn thuật số, dùng để đoán mệnh ứng nghiệm là lý tưởng nhất, nhưng “nhiều hoa thì rối mắt”, quan trọng ở sự thấu hiểu thì thực cũng không dễ dàng, làm thế nào khiến “Học” và “Thuật” hợp thành một sợ rằng vẫn còn là chủ đề nghiên cứu trọng điểm trong giới Mệnh Lý sau này.

Về phần lưu hành của “Đẩu Số Mệnh Lý”, hiển nhiên làn gió mới này từ Đài Loan thổi qua bởi vì “Đẩu Số” nguyên lưu hành ở Phúc Kiến, và loại thuật số đoán mệnh này dễ dàng nhập môn tự nhiên nhất thời trở thành thị hiếu, mà “Đẩu Số danh gia” cũng lập tức từ đó xuất hiện, chỉ tiếc đường học Đẩu Số dễ học mà khó tinh, hơn nữa các sách viết của cổ nhân có rất nhiều chỗ không chịu nói rõ, cho nên nếu xem qua vài quyển “phường bổn” (2) rồi dụng Đẩu Số đoán mệnh tất sinh ra ấn tượng xấu cho người khác.

Chú thích:

(1) Ngô Dụng: một nhân vật có tài quân sự đc ví sánh ngang với Khổng Minh trong truyện Thủy Hử, ban đầu theo phò tá Tiều Cái, sau thành quân sư của Tống Giang, nổi tiếng với khả năng “nhìn trâu đánh trận” (chuyện là, trong triều có nuôi 1 con trâu quý, Ngô Dụng sai do thám đêm đến nhìn trâu ngủ, nếu mặt con trâu quay về hướng nào thì hôm sau cứ hướng đó mà tấn công tất thắng).

(2) “phường bổn”: bản in , khắc của môn phái, ngành nghề nào đó, ở đây chỉ bản in khắc của phái Tử Vi. (Ngày xưa công nghệ làm giấy hiếm, chưa xuất hiện rộng rãi nên chữ chỉ khắc vào gổ/tre rồi ghép từng miếng lại với nhau thành sách).

2. Giải thích “Tử Vi Đẩu Số”

Bài này là muốn giải thích tên gọi “Tử Vi Đẩu Số”. Tên “Tử Vi” chính là chỉ một “Tinh viên” (1) mà không phải một tinh diệu. Ở cực bắc cũng tức là vào “Hợi vị” của la bàn, tức “Tử Vi viên” lấy sao Bắc cực làm chủ, căn cứ thuyết pháp của tinh gia (2) qua các thời kỳ cùng lấy đây là “Đế tọa”, cũng tức đại biểu đế vương nên “Tử Vi viên” nên sáng không nên ám, ám thì quân vương vô đạo chủ quốc gia loạn lạc.

“Tử Vi Đẩu Số” kế thừa phát triển từ “Ngũ tinh” để đoán sự tốt lành của số mệnh, khởi nguyên từ các đạo gia thời nhà Tống, vì việc đoán mệnh Ngũ tinh lưu truyền lại của “Cầm đường phái” truyện không chuẩn, nguyên nhân chủ yếu ở trình độ thuật đoán mệnh thời xưa không tinh, cách mấy trăm năm vẫn y khẩu quyết mà suy đoán tinh diệu phân bố ở mười hai cung, thường gặp sai ở một cung vị nào đó, bởi vậy có người nghĩ nếu mà dùng vị trí bắc cực chủ tinh cố định lại làm chuẩn tắc, phát triển thuật xem mệnh bằng một hệ tinh diệu hẳn là có thể giải quyết được vấn đề nan giải không chính xác này.

Căn cứ vào ý niệm này phát triển thành thuật số, có hai hệ là “Thái Ất số” và “Tử Vi Đẩu Số”; gọi là Thái Ất và Tử Vi, kỳ thực đều là trỏ về bắc cực tinh, đều là “Thí như bắc thần, chúng tinh củng chi” (Tất cả sao đều chắp tay cung kính thần phương Bắc). Nhìn nhận từ quan điểm thiên văn học hiện đại, khái niệm này có sai lầm, nhưng khái niệm của các nhà thuật số lúc ấy lại chính xác.

“Đẩu” là chỉ nam bắc đẩu, lấy nam bắc đẩu trên bầu trời là chính tinh phân bố vào mệnh bàn (lá số) dùng để suy đoán tốt xấu của mệnh, xưng là “Đẩu Số”, bởi sự phân bố tinh đẩu theo sao Tử Vi là chuẩn tắc, khi định vị được sao Tử Vi tất 14 sao nam bắc đẩu cũng được định vị, cho nên mới gọi là “Tử Vi Đẩu Số”.

Chú thích:

(1)“Tinh viên” : chỉ khu vực của ngôi sao.

(2)“Tinh gia” : Nghề, người xem sao, người coi về các việc xem sao để nghiệm sự tốt sự xấu gọi là tinh gia.

3. Đẩu Số ứng tùy thời đại phát triển

Không dám dối các vị, Vương Đình Chi ngày học Đẩu Số từ tiên sư thật sự là rất xa lìa yếu tố thời đại, như cứ thấy “Quan lộc cung” thì vẫn chú trọng công danh khoa cử như cũ, nhưng lại không biết là ngày nay xã hội thương nghiệp có người “khoa danh” như Bác sỹ Thạc sĩ trái lại chỉ có thể đi làm công, như một ông chủ dưới tay có hơn mười Bác sỹ, nhưng ông này ngay cả tiểu học cũng chưa tốt nghiệp.

Với Cung Tật Ách, cũng chỉ có thể nói ra các loại bệnh tật như “Âm phân khuy tổn” (Phần âm bị hao tổn), “Can dương thượng kháng” (Gan hoạt động thái quá), “Can phong trừu súc” (khí Gan suy yếu đi) (*), không như hiện nay có đủ loại bệnh tật như ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư biểu mô (mũi họng), ung thư máu, cao huyết áp, tiểu đường…

Đối với cung Tử Tức, cũng chỉ suy đoán con cái ngần ấy người, con cái đầu lòng là nam hay nữ, v.v…, không chú trọng lắm cảm tình con cái với cũng không coi trọng xem tính cách con cái để biết cách bồi dưỡng mai sau.

Vương Đình Chi trải qua mười năm xem xét, thống kê một số lượng lớn lá số, hơn nữa coi xét thống kê theo chuyên đề sau đó mới đưa ra tính chất tinh hệ mà tiến hành phát triển, bây giờ có thể chỉ ra đủ loại tinh hệ chỉ “Bệnh thời hiện đại”. Ví như có hơn năm mươi tinh bàn cung cấp cho Vương Đình Chi nghiên cứu, Vương Đình Chi thậm chí có thể cam đoan ngay cả bệnh lý “Ái tư Bệnh” (bệnh AIDS) đều có thể nghiên cứu ra.

Học tập Đẩu Số, ắt hẳn phát triển theo tinh thần này, cho nên thuật số gọi lả bí mật thiếu sót gì thì tùy theo thời đại mà chỉnh lý và bổ sung thêm. Nếu cho rằng Đẩu Số là bí thuật không nên công khai truyền thụ, Vương Đình Chi tuyệt đối không tin.

Chú thích:

(*) những từ thuộc chuyên môn Đông Y, PL chỉ hiểu sơ sơ vậy thôi, ko biết cách dịch đúng 100%.

4. Một ví dụ về phát triển đặc tính Tinh hệ

Nói chuyện “Tử vi Đẩu số” có khả năng tiếp tục phát triển, bất tất xem thành quả nghiên cứu của bậc đi trước là “bí mật”, Vương Đình Chi có thể cử ra một ví dụ tiếp theo.

Cao thủ Bắc phái Trương tiên sinh luận tính chất Thái Âm nhập cung Phúc đức cho là “nam nhân vưu chủ hiền mỹ chi thê vi nội trợ, hãm kiến hung, tắc chung thân vô khuê phòng lạc thú” (nam nhân chủ có vợ hiền xinh đẹp, hãm địa gặp hung tinh, thì chung thân không có niềm vui thú nơi khuê phòng).

Lục Bân Triệu tiên sinh lược nói: “Thái Âm tinh nhập miếu lâm cung Phúc đức, chủ phúc hậu, thích hưởng thụ. Nhật Nguyệt đồng cung thêm tốt đẹp, Thái Âm Hóa Kị chủ bề ngoài an tĩnh, nội tâm bất an, Hỏa Tinh Đà La cùng vây bọc thời tự tìm đến sự bận bịu, hoặc tự tìm phiền não”, chẳng thấy nhắc tới chuyện “khuê phòng lạc thú”.

Tiên sư Huệ lão nói với Vương Đình Chi về quan điểm hai người này rằng: thuyết pháp Trương tiên sinh rất đặc biệt, đáng giá để nghiên cứu, bởi vì cung Phúc đức cùng cung Phu thê hội chiếu, cho nên rất có thể là tinh diệu không tốt cư cung Phu thê, sau cung Phúc đức có Thái Âm lạc hãm lại gặp hung diệu chính chiếu mới chủ không có niềm vui thú nơi khuê phòng. Lý do là vì Huệ lão đồng thời với thầy dạy của ông ấy. Thầy dạy Trương tiên sinh viết: “Thái Âm độc thủ cung Phúc đức lạc hãm, kiến Hình Kỵ, nữ mệnh độc thủ không vi” (Thái Âm lạc hãm độc thủ cung Phúc đức, gặp Hình Kỵ, nữ mệnh một mình sau màn trướng, ý nói một mình cô đơn trong khuê phòng), thuyết pháp này tương tự Trương tiên sanh, nhưng lại nói thêm: “Phu thê cung Thiên Cơ kiến Kỵ vưu đích” (Cung Phu thê có Thiên Cơ gặp Hóa Kị lại càng cô đơn như vậy) vì lẽ đó hẳn là phải xem cả hệ thống sao của cung Phúc đức cùng Phu thê mới đúng.

Nhưng thuyết pháp Lục tiên sinh lại hoàn toàn phù hợp với thầy Huệ lão, cho nên Huệ lão đối với từng thuyết pháp hai ông này mà dễ dàng nghiên cứu tổng hợp lại. Trải qua một số lượng mệnh bàn tương đương thống kê được cho kết luận như sau: Phàm nữ mệnh Thái Âm lạc hãm thủ cung Phúc đức gặp Hỏa Tinh Đà La, chồng nhiều phen bất mãn, nếu tinh hệ cung Phu thê lại bất cát thì chồng có ý ly dị.

Quý vị đừng ngại dùng lá số thực tế mà kiểm tra thuyết pháp ba ông này, theo kinh nghiệm Vương Đình Chi kết luận của tiên sư tựa hồ rõ ràng thỏa đáng. Đây là một ví dụ tốt về phát triển tính chất tinh hệ Đẩu số.

Cho nên bất kể Vương Đình Chi miêu tả tính chất cơ bản của tinh hệ như thế nào, cũng chỉ có thể cung cấp cho độc giả một khái niệm sơ khởi, độc giả nhất thiết không thể xem lời Vương Đình Chi là “nguyên tắc vàng ngọc”, xuất phát từ khái niệm cơ bản và thông qua ví dụ thực được nghiệm chứng, cùng một ít phát hiện phù hợp với tính chất hiện đại mà viết ra. Cứ mang cái thái độ học tập như vậy vào Đẩu số thì mới không khiến Đẩu số trở thành công cụ cho mê tín dị đoan.

5. Phải học “Phép An sao”

Vương Đình Chi từng tham gia “Hội nghiên cứu thảo luận Tử vi Đẩu số” do Ích Triệu hội chủ sáng lập, một đêm tập thể hội viên trú ở thôn Trừng Bích, thảo luận nghiên cứu đến hai giờ khuya, đến khi người tham gia vừa lòng mới giải tán. Nhưng Vương Đình Chi lại không hài lòng, do phát hiện rằng người tham gia nghiên cứu thảo luận phần lớn không coi trọng “Phép an sao”.

Ngày nay người học tập Tử vi Đẩu số do mỗi quyển sách đều có bảng để tra cho nên lười ghi nhớ “An tinh pháp” chỉ là lật sách kiếm sao trong bảng mà an ra, cho dù đã xong việc song bởi thế mà sinh ra cái tai hại. Tai hại ở lúc suy tính đại hạn lưu niên, không thông thạo “An tinh pháp” liền lập tức phát sinh trở ngại, vì một chút suy tính này mà không thông thạo hệ thống sao lưu niên tạp diệu không thể an các sao lưu theo Can như tứ Hóa; lưu Lộc tồn; lưu Dương; Lưu Đà; Lưu Xương; lưu Khúc; lưu Khôi; lưu Việt cộng là 11 sao, cùng với ba vòng sao lưu niên tạp diệu, tức Bác Sỹ, Lực Sỹ, Thái Tuế, Hối Khí…Tướng Tinh, Phàn An…, cộng lại là 36 sao.

Vương Đình Chi không tin rằng lúc suy tính đại vận lưu niên có thể một mặt tra biểu một mặt động não, hơn nữa lại có khả năng suy đoán ra được tính chất biến hóa của tinh hệ. Không chỉ như vậy, cho dù là sắp xếp tạp diệu cố định ở trên lá số, vào suy đoán thì cũng có quan hệ lớn, tỷ như xem tình huống Bệnh mãn tính chủ yếu tìm sao Thiên Nguyệt (1), xem tiêu tai giải nạn lại xem sao Hoa Cái, nếu thành thục “An tinh pháp” thì cứ căn cứ năm sanh, tháng sanh, gần như ngay lập tức mà hoàn toàn không cần động não để có thể tìm ra cung đóng của những sao này trên lá số, còn ví như tra bảng sẽ khiến suy đoán phân tâm ảnh hưởng đến sự chuẩn xác của suy đoán.

Trung Châu phái có một bộ “An tinh chưởng quyết”, có khả năng sổ bấm ngón tay tìm ra cả trăm cung vị của sao, người y theo đó mà tập cho thành thục đều hiểu được so với tra biểu thì thuận tiện hơn. Năm ấy, Trương Khai Quyển tiên sinh sáng tạo ra “Bảng an nhanh” chỉ là vì muốn thuận tiện cho người mới học, người già nhập môn, Vương Đình Chi hy vọng học giả lúc nhập môn vẫn nên dành thời gian luyện tập và ghi nhớ “Phép an sao”. Khi quen thuộc an sao sẽ không gặp trở ngại khi lưu thời vận suy đoán, hơn nữa, có thể mọi lúc mọi nơi chỉ cầm một tờ giấy trắng mà an sao ra lá số, lấy nó làm đề tài câu chuyện khi “trà dư tửu hậu”.

Chú thích:

(1) Thiên Nguyệt: an theo tháng sinh

An Thiên nguyệt quyết:

Chánh nguyệt tại tuất nhị nguyệt tị, tam nguyệt thìn hề tứ nguyệt dần,

Ngũ nguyệt mùi lai lục nguyệt mão, thất hợi bát mùi cửu tại dần,

Thập nguyệt tại ngọ thập nhất tuất, thập nhị thiên nguyệt dần thượng tầm.

2

10

5,8

3

6

Tháng

01 và 11

4,9,12

7

hoặc:

Nhất khuyển nhị xà tam tại long tứ hổ ngũ dương lục thỏ cung,

Thất trư bát dương cửu tại hổ thập mã đông khuyển tịch dần chung.

(Dẫn theo trang kilotuvi.blogspot.com/)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button