Tử vi

Vương Đình Chi -06

66. Liêm Trinh và “Sát Phá Tham”

Quan hệ giữa Liêm Trinh và “Sát Phá Tham” có thể chia làm hai, một là đồng cung, một xung chiếu:

– Đồng cung, Liêm Trinh tại sửu mùi tất cùng Thất Sát đồng cung; tại mão dậu tất có Phá Quân đồng cung; tại tị hợi tất Tham Lang đồng cung.

Bạn đang xem: Vương Đình Chi -06

– Xung chiếu, Liêm Trinh tại dần thân tất cùng Tham Lang xung chiếu nhau.

Liêm Trinh vốn tựu xưng là “thứ đào hoa”, phàm đào hoa tất tính chất có điểm mẫn cảm mà “Sát Phá Tham” lại chủ chuyển biến, cho nên một sao mẫn cảm hội một sao có tính chất biến hóa dễ dàng xuất hiện các biến cục, rất cần xét xu thế đại vận luân chuyển ra sao, cũng như tam phương tứ chánh hội tinh diệu gì về cung Mệnh, sau đó mới có thể quyết định việc phát sinh biến hóa tốt hay xấu. Từ tính chất cơ bản mà nói, tại dần thân hai cung, Liêm Trinh độc

tọa hội Tham Lang độc tọa là “thứ đào hoa” hội “chánh đào hoa”, điều này ứng vào mệnh lẵng lơ hoa liễu (thủy tính dương hoa chi mệnh), nhưng theo kinh nghiệm Vương Đình Chi, mệnh cục này hết sức say mê, hứng thú trong phương diện nghệ thuật, nhất là trong việc phối hợp tuyển chọn nhan sắc, họ thường có nhãn quang dị thường, độc đáo. Tại xã hội ngày nay, vị tất hạ thấp hay xem thường địa vị mệnh cục loại này, ngoài ra, theo thuyết pháp “Trung châu phái” nếu mệnh cục này kiến Lộc, ngược lại trở thành “thanh bạch chi cách” (cách cục trong sạch), không thể coi là đào hoa cách.

Tại tị hợi, hai đào hoa tinh Liêm Trinh Tham Lang đồng cung, ngược lại biến thành thần kinh quá mẫn cảm, nếu không có đào hoa tinh khác hội chiếu, cũng không thể lẵng lơ hoa nguyệt một cách tùy tiện. Có một số người dụng “Đẩu số” đoán mệnh loại này, hơi một chút là nhận định người khác dâm đãng, tính dục cường,… vậy rất thô thiển, hơn nữa tư tưởng như vậy chỉ là những ý nghĩ tầm thường, nhỏ bé. Kỳ thật, loại người này đại đa số chỉ là vất vả bôn ba mà thôi.

Liêm Trinh Thất Sát đồng cung, tính chất biến hóa rất lớn, cùng cư cung Mệnh, nhưng có thể có cách cục cao thấp, chênh lệch rất lớn. “Mân phái” cho rằng sửu cung tốt hơn mùi cung, “Trung châu phái” lại trái ngược, cho rằng phải có sự phối hợp thêm sao khác thì người Liêm Sát cư mùi cung mới thành tựu hơn sửu cung.

Về phần Liêm Trinh Phá Quân đồng cung, tính chất đào hoa bị giảm rất nhiều, trái lại còn chủ một đời “đa ba chiết” (nhiều trắc trở, thăng trầm), việc lập nghiệp luôn xắn tay vào hành động mà không chịu ngồi yên. Có một phái cho rằng người có mệnh cục này dễ bị chó cắn, kỳ thật cũng không nên một mực cho là như vậy.

71. So sánh Tham Lang – Liêm Trinh

Cái tên Tham Lang (*) nghe lên rất e ngại, kỳ thật cũng không phải nghĩa sao Tham Lang là như thế, nguồn gốc (mục đích) chính của mệnh danh này là do cùng “Liêm Trinh” xung đối (**), một Liêm một Tham, trở thành một đôi “Đối tinh” trọng yếu trong Đẩu số.

Tham Lang tại Đẩu số xưng là “Chánh Đào Hoa”, Liêm Trinh xưng là “Thứ Đào Hoa”, nhưng hai sao cùng tính chất (lý tính) nhưng lại có rất nhiều điểm không giống, đại khái Liêm Trinh dường như thiên hướng vào âm nhu, Tham Lang lại thiên vào dương cương, bởi vậy cái Đào Hoa ở Tham Lang nổi rõ như kẻ gặp vận hội lớn phô trương ngựa hay, rượu ngon; mà Đào Hoa ở Liêm Trinh lại chỉ là len lén cái khuôn mẫu mang thanh sắc khuyển mã.

Vì lẽ đó Tham Lang thủ mệnh ngộ tai ách cũng ngộ một cách đường đường chánh chánh, như “Tham Lang tị hợi cư hãm địa, bất vi đồ nhân diệc tao hình”; “Tham cư hợi vu ngộ Dương Đà, danh vi phiếm thủy Đào Hoa” (chú: nam nữ tham hoa mê tửu đến táng thân); “Tham Vũ Phá Quân ngộ cát diệu, mê luyến hoa tửu dĩ vong thân”. không giống Liêm Trinh đóng cung hãm phùng ác diệu, gặp phải tai hại dị thường như “Liêm Trinh Vũ Khúc hội vu thụ chế chi hương, khủng mộc áp xà thương”; “Liêm Trinh Hỏa Tinh đồng Không hãm, đầu hà bạch ải” (Liêm, Hỏa, Địa Không hãm đồng cung, thắt cổ hoặc đâm đầu xuống sông tự tử); “Liêm Trinh Phá Quân hội Kình Dương vu Thiên di, tử vu ngoại đạo”. – nhưng xin độc giả chú ý, suy đoán này cấn có rất nhiều điều kiện tiên quyết khác, hy vọng không gặp chuyện độc giả tự mình khởi lá số nhìn thấy cách cục vừa kể trên lại tự mình làm mình sợ hãi đến nổi không ăn được cơm.

Tính chất Tham Lang ở cung vị miếu vượng lợi hãm khi đi cùng các tinh diệu khác rất không giống nhau, đối với độc giả nghiên cứu “Tử vi Đẩu số” điều này cần chú ý thêm.

Bình thường mà nói Tham Lang hỉ nhập miếu (cư thìn, tuất, sửu, mùi bốn cung), gọi là “Tham Lang nhập miếu năng tập chánh” nhưng mà vẫn phong lưu; “Tham Lang nhập miếu thọ nguyên trường”, nhưng đặc biệt không thích tọa vượng cung (tý, ngọ, mão, dậu bốn cung). Phú rằng: “Tham Lang vượng cung, chung thân thử thiết”, “Tham Lang cư vu ngọ mão dậu thủ mệnh, chung thân bất năng hữu vi”. Song các thuyết pháp này lại cũng có rất nhiều điều kiện tiên quyết không thể một mực mà nói vậy được.

Tham Lang không thích lạc hãm, nhưng hỉ ngộ Không diệu; sẽ làm giảm bớt tửu sắc tài khí, nhưng ngộ Văn Xương Văn Khúc có thể trở thành kẻ vì phong lưu mà ô danh, đây là chính là chổ khác biệt lớn nhất giữa Tham Lang và Liêm Trinh, mặc dù “Liêm Trinh ngộ Văn Xương hảo lễ nhạc”; còn Liêm Trinh ngộ Không diệu, lại không thể giảm bớt tập tính thanh sắc khuyển mã.

Chú thích:

(*) Tham Lang: Tham: ăn của đút lót, tham lam,…; Lang: con chó sói.

(**) Tham Lang và Liêm Trinh đối xứng nhau qua trục Tị Hợi. Tại Dần Thân, Tham và Liêm thể hiện bản chất rõ ràng nhất: Tham Lang ăn chơi trác táng, mê đắm tửu sắc, “phong lưu thái trượng”; Liêm Trinh thì “thanh bạch năng tương thủ” (ý tác giả nhấn mạnh đối tinh là vậy).

102. Cách “Liêm Trinh văn vũ” thiếu năng lực khai sáng

“Liêm Trinh văn vũ cách” – tức là Liêm Trinh nhập miếu thủ mệnh (cung Mệnh tại dần, thân) ngộ Văn Xương Văn Khúc củng chiếu (hình 9).

Ca rằng:

Mệnh trung văn vũ hỷ triều viên,

Nhập miếu bình sanh phúc khí toàn

Thuần túy năng văn cao chiết quế (*)

Chiến chinh vũ định trấn tam biên.

“Mệnh mừng gặp được Liêm Trinh miếu vượng và Xương/Khúc đồng cung triều củng, là mệnh phúc khí vượng; theo đuổi văn nghiệp thì thành danh đỗ cao như bẻ cành quế, theo võ nghiệp thì như võ quan trấn thủ các nơi biên cương trọng yếu”

Liêm Trinh đúng là một sao rất khó suy tính, có thể cực tốt cũng có thể cực xấu, biến hóa đa đoan, cho nên gặp phải người Liêm Trinh độc thủ cung Mệnh suy đoán thời phải hết sức cẩn thận.

Cổ nhân rất trọng văn sĩ, không trọng nhân sĩ ra ngoài hành nghiệp, thậm chí ngay cả võ tướng bảo vệ kinh đô cũng không được ở nhãn nội (**), là bởi vì Liêm Trinh hàm chứa tính chất “vũ biên” không thực, cho nên cổ nhân luận mệnh Liêm Trinh thường đánh giá không cao; nhưng một khi Liêm Trinh gặp “văn tinh” cổ nhân lập tức có cái nhìn khắc hẳn, cho rằng đúng là người “văn vũ kiêm tư chi tài” (***), cái nhìn này để ý áp dụng ở xã hội hiện đại thật ra cũng có chút lệch lạc, bởi vì người kinh thương cũng như người mở xưởng làm ăn, tại xã hội hiện đại cũng không hẳn là địa vị quá cao.

Liêm Trinh thủ mệnh tại dần hoặc thân thì cung Tài bạch tất là Tử Vi Thiên Tướng; Quan lộc tất vi Thiên Phủ Vũ Khúc, nhưng hội chiếu thêm Văn Xương Văn Khúc, có thể gọi là nhiều cát hội hợp, hơn nữa đầy đủ hết các loại sao văn võ, cơ bản phải công nhận là một sự phối hợp rất tốt đẹp.

Nhưng ông chủ xí nghiệp lại sẽ không nhất định phải có lá số như thế này, bởi vì Liêm Trinh có chút nghi ngờ là hoa nhi bất thật (có vẻ hào nhoáng bên ngoài, không thực), khiếm khuyết năng lực khai sáng cục diện, làm cho đến nơi đến chốn, bởi vậy “Liêm Trinh văn vũ cách” vỏn vẹn chỉ có khả năng thuộc loại mệnh quản trị điều hành doanh nghiệp hoặc là hiệu trưởng một trường học, học viện.

Chú thích:

(*) Cây quế: có công dụng dùng để làm thuốc. Chiết quế là bẻ cành quế thơm. Từ mặt đất nhìn lên mặt trăng, cái bóng đen ở trong mặt trăng tục gọi là cóc, là thỏ, là cây quế. “Chiết quế” là uyển ngữ, ở đời khoa cử, ai đỗ khoa Hương gọi là thiềm cung chiết quế (bẻ quế thơm nơi cung trăng).

(**) Nhãn nội: chổ trọng yếu, thường là nơi vua ở. Lo sợ ko cho quan võ đóng trong nội cung vì lo sợ binh biến tiếm ngôi (vì lý do an ninh)

(***) Quan có tài kiêm cả việc văn và việc võ.

80. Thiên Lương tọa mệnh phần nhiều chủ cô lập

Chánh diệu cùng Thiên Lương có quan hệ mật thiết nhất là Thái Dương, Thiên Đồng, Thiên Cơ; cụ thể như sau:

– Tại tý ngọ, Thiên Lương độc tọa có Thái Dương xung chiếu

– Tại sửu mùi, Thiên Lương độc tọa có Thiên Cơ xung chiếu

– Tại dần thân, Thiên Lương cùng Thiên Đồng đồng cung

– Tại mão dậu, Thiên Lương cùng Thái Dương đồng cung

– Tại thìn tuất, Thiên Lương cùng Thiên Cơ đồng cung

– Tại tị hợi Thiên Lương độc tọa có Thiên Đồng xung chiếu.

Khi Thiên Lương cùng Thái Dương cấu thành tinh hệ, đích thị là kết cấu tốt nhất, bởi vì Thiên Lương vốn có tính chất “cô khắc” có khả năng nhờ Thái Dương hóa giải, do vậy có thể thấy rằng Thái Dương nên vào nhập miếu hoặc vượng, tỷ như Thái Dương vào cung ngọ hay mão, ánh quang và tỏa nhiệt đều thịnh hơn dậu cung hoặc tý cung, vì lẽ đó Thiên Lương nên tọa tý được Thái Dương cư cung ngọ chiếu soi; từ Thiên Lương Thái Dương đồng cư mão thời tốt đẹp hơn cư dậu, cho đến phần Thiên Lương tọa ngọ có Thái Dương cư tý củng chiếu, so sánh với cách cục Thiên Lương cư tý xem ra không bằng được.

Phàm Thiên Lương cùng Thái Dương cấu thành tinh hệ, dễ dàng hình thành cách cục “Dương Lương Xương Lộc”, tức là gia hội Văn Xương và Lộc Tồn, cách này lợi nhất khi tham gia thi cử, nhất là đối với các kỳ thi quốc gia trọng yếu rất có lợi. Bởi vậy người vốn có đủ cách cục này, dễ dàng trở thành nhân tài chuyên nghiệp hoặc người nghiên cứu, học thuật. Hoặc ngay như không thấy Văn Xương cùng Lộc Tồn thì kết cấu Thái Dương Thiên Lương đích kỳ thật cũng lợi vào nghiên cứu học thuật; vì lý do đó, ngược lại đương số nếu theo con đường chính trị sẽ là sự mạo hiểm rất lớn, hoặc nếu theo nghiệp kinh thương buôn bán thuần túy, cũng có biến đổi bất ngờ.

Thiên Lương cùng Thiên Cơ, cổ nhân cho rằng người thiện nói chuyện binh. Điều này là do Thiên Cơ có tài ăn nói linh hoạt cơ biến, còn Thiên Lương thích tự mình thể hiện, soi xét sự việc duyên cớ, ở thời xưa văn nhân có khả năng bàn luận binh pháp thì được cho rằng đích thị văn vũ toàn tài, nhược ở hiện đại, kết cấu Cơ Lương tất không nhất định “thiện đàm binh pháp” mà có thể chỉ là ba hoa, khoác lác lý luận chuyện làm ăn, đầu cơ.

Thiên Lương đi cùng Thiên Đồng là một tổ hợp dễ biểu hiện hành vi sơ cuồng (*), vì Thiên Lương thích soi mói bắt bẻ, Thiên Đồng thì thích hưởng thụ, hai loại tính chất kết lại thường khiến người dễ nghĩ rằng xã hội luôn có rối ren, lộn xộn,… nói xin lỗi các cụ bô lão chứ chính người này tự mình ra vẻ “tọa nhi luận đạo” (**), như là quốc sĩ trong thiên hạ vô song vậy! song, nếu có thể hướng những ưu điểm đến những điều tích cực, tất ngược lại có thể đạt được tâm tư tinh tế, không chịu “hòa quang đồng trần” (sống ẩn dật, tiêu cực không đấu tranh), đại khái có Thiên Lương đồng cung phần nhiều chủ cô lập vậy.

Chúc thích:

(*) sơ cuồng: sơ xài, hời hợt và có vẻ rồ, ngông, thiếu suy nghĩ chín chắn làm liều…

(**) ngồi nói suông, lý luận suông

122. “Cơ Lương gia hội” cao nghệ tùy thân
(*)

(“Cơ Lương gia hội” là người có tay nghề cao)

“Cơ Lương gia hội cách” – tức Thiên Cơ Thiên Lương đồng thủ cung Mệnh.

Cổ ca:

Cơ Lương nhập miếu tối kham ngôn

Đắc địa giáo quân phúc lộc toàn

Diệu toán thần cơ ứng cái thế

Uy uy lẫm lẫm chưởng binh quyền.

(Cơ Lương nhập miếu khó nói hết đc điều tốt, vào đắc địa là thầy giáo dạy học cho vua phúc lộc vẹn toàn, có tài thần cơ diệu toán cái thế thiên hạ, khi chấp chưởng binh quyền uy danh lẫm liệt.)

Thiên Cơ Thiên Lương đồng cung, chỉ có hai trường hợp, một là ở cung thìn, lúc này Thiên Cơ thừa lợi, Thiên Lương nhập miếu; một là ở tuất cung, cũng là Thiên Cơ thừa lợi, Thiên Lương nhập miếu, nhưng tuất không bằng thìn, bởi vì khi ở thìn cung thì hội hợp Thái Âm Thiên Đồng ở tý cung là miếu vượng, còn khi ở tuất cung hội hợp Thái Âm Thiên Đồng thất hãm ở cung ngọ. Vì lẽ đó chiếu theo giải thích của Vương Đình Chi, bản thân cách cục Thiên Cơ Thiên Lương tọa thìn cung không chỉ vào cách cục “Cơ Lương nhập miếu”.

Cổ nhân đối với tinh hệ “Cơ Lương” này, khẩu quyết rất nhiều, như “Cơ Lương Tả Hữu Xương Khúc hội, văn vi quý hiển vũ trung lương”, “Thiên Cơ Thiên Lương đồng cung Thìn Tuất, tất hữu cao nghệ tùy thân”; “Cơ Lương hội hợp thiện đàm binh”; “Cơ Lương đồng tại thìn tuất thủ mệnh, gia cát diệu, phú quý từ tường, nhược ngộ Dương Đà / Không diệu, thiên nghi tăng đạo.”

Nhưng thật ra tổ hợp Thiên Cơ Thiên Lương, chủ chỉ người tò mò, thích sự lạ, biện luận gian trá, thích biểu hiện, hơn nữa đa phần không phụ họa ý kiến người khác. Ở thời xưa, có thể tư liệu sống, tài liệu thực tế nói viết, soi sáng không nhiều lắm, nhất là thường thấy văn nhân đàm luận binh pháp, cho nên mới có thuyết pháp “Cơ Lương hội hợp thiện đàm binh”.

Vương Đình Chi khi so sánh chú trọng thuyết pháp “tất hữu cao nghệ tùy thân”, cái gọi là “cao nghệ”, là nói có tay nghề kỹ thuật, thủ công mà thôi. Vào thời hiện đại, người có tổ hợp tinh hệ loại này tốt nhất là nên học tính toán máy móc hoặc làm nghề kế toán, thống kê.

(*) tùy thân : cái gì mang theo bên người thì gọi là tùy thân, như tiền bạc tùy thân, hành lý tùy thân,…

81. Phân biệt tính chất cát hung của Thiên Lương

Bởi vì Thiên Lương tàng chứa nhiều tính chất biến hóa, bất kể tổ hợp “Thiên Lương Thái Dương”, “Thiên Lương Thiên Cơ” hay “Thiên Lương Thiên Đồng” đều rất dễ có biến hóa hết sức cực đoan, cho nên Vương Đình Chi ý định nói rõ kỷ càng tỉ mỉ một chút tư liệu này.

– Thiên Lương không nên gặp tinh diệu có tính chất thiên về phù động, đây chính là đặc điểm đầu tiên của nó, nên thuyết pháp cổ có “Thiên lương Thiên mã hãm, phiêu đãng vô nghi” (Thiên Lương Thiên Mã hãm, phiêu đãng không nghi ngờ); “Thiên Lương Nguyệt diệu, nữ dâm bần”; “Lương dậu Nguyệt tị, khước tác phiêu phùng chi khách”.

– Thiên Lương tối kỵ gặp Kình Dương Đà La, là đặc điểm thứ hai, nên cổ nhân có thuyết pháp “Thiên Lương hãm địa kiến Dương Đà, thương phong bại tục”. (Lương hãm gặp Dương Đà đồng cung làm tổn hại đến đạo đức, phong tục, tập quán truyền thống).

– Thiên Lương mừng được cư cung miếu vượng và đắc các sao phụ tá triều củng trợ giúp, cho nên Thiên Lương không thích 3 cung hãm là tị thân hợi, vào dậu cung cũng chê cho là bình thường, cái gọi là phụ tá chi diệu, đầu tiên phải kể đến là Thiên Khôi Thiên Việt, Tả Phụ Hữu Bật, Văn Xương Văn Khúc, Lộc Tồn Thiên Mã; thứ nữa là một trong các bộ sao tạp diệu Tam Thai Bát Tọa; Long Trì Phượng Các; Ân Quang Thiên Quý; Thiên Quan Thiên Phúc. Đây là đặc điểm thứ ba, nên cổ nhân có các thuyết pháp “Thiên Lương thủ chiếu, cát tương phùng, bình sanh phúc thọ”, “Thiên Lương miếu vượng, Tả Hữu Xương Khúc gia hội, xuất tướng nhập tướng”.

Lưu niên tiểu hạn, sao lưu theo tuổi, gặp Thiên Lương cũng có ảnh hưởng tương đương. Thiên Lương hỉ gặp sao lưu Thanh Long, Tấu Thư, gặp là chủ có chuyện mừng về văn thư, giấy tờ, bằng sắc; song cái gọi là “Văn thư chi hỉ” thì Thanh Long, Tấu Thư cùng Văn Xương Văn Khúc cũng không giống nhau; “Văn thư” Văn Xương Văn Khúc có thể chỉ trái khoán, chi phiếu cùng cổ phiếu; nhưng Thiên Lương kiến “Văn thư” Thanh Long Tấu Thư, chỉ có thể nói là công văn chính phủ hoặc một đại cơ cấu. Bình thường phần nhiều chỉ chức vị thăng tiến, hoặc thu hoạch, đạt được danh hàm. Tin rằng một nhân vật nổi tiếng về chuyện gì, năm đó đương số tất có Thiên Lương gặp được Thanh Long hoặc Tấu Thư vậy.

Bởi vì Thiên Lương cát thì giơ tay làm một mình, hung thì tính tình lầm lỳ, cho nên bất kể cát hung cùng lợi vào sự học thuật nghiên cứu. Cổ nhân chỉ cho là “Lương Đồng Cơ Nguyệt dần thân vị, nhất sanh lợi nghiệp thông minh” (Lương Đồng Cơ Nguyệt dần thân vị, cả đời thông minh lợi nghiệp”, (các vị trí) còn lại là tổn hại vì dâm cùng cơ trí, và phát huy tính chất cô khắc nếu gặp thêm Hình Kỵ, nhưng nếu ở hậu thiên có cách cục có khả năng tương phù, tháo gỡ thì tính cách biến thành linh động (khó hợp vào học thuật nghiên cứu), vậy bản thân cũng khó thể trở thành người tài giỏi trong giới học thuật.

79. Đặc tính “tiêu tai giải nạn” của Thiên Lương

Cổ thư thường dẫn giảng sai cho độc giả, chớ dựa chỉ vào một sao Thiên Lương để suy đoán. Bổn mộc cổ thư đều nói Thiên Lương là thọ tinh, hóa khí là ấm (*), chuyên việc khống chế hóa giải tai ách, ấm vào thân mệnh, cái phúc truyền đến đời con đời cháu, thậm chí thuyết “Nãi vạn toàn thanh danh, hiển vu vương thất” (Ấy là thanh danh vẹn toàn, vinh hiển vào hàng họ hàng của vua); “Nhược canh phùng Tả Hữu Xương Khúc gia hội, tắc xuất tướng nhập tướng” (Nếu Thiên Lương hội hợp Tả Hữu Xuong Khúc tất oai phong như vị quan tướng). Đích thực những điều đã nói về Thiên Lương quá ư tốt lành một cách dị thường.

Chỉ có Tuệ Tâm Trai Chủ (**) là người tiên phong có thể chỉ ra đích xác chân tướng, đặc chất của Thiên Lương. Bà ta nói rằng: “Trong các sao, Thiên Lương là một sao có đầy đủ khả năng phùng hung hóa cát, gặp khó khăn nguy hiểm là xuất hiện điềm lành, do đó nhất định phải biểu hiện khả năng giải nạn cho đến khi tỏ rõ điềm lành (hết nạn), cho nên người có Thiên Lương tọa mệnh, bất kể cung vị nào, có hay không hội chiếu cát tinh đều không khỏi gặp phải khó khăn, khiến Thiên Lương thực thi hóa giải.”

Người sau viết và xuất bản sách Đẩu số, bởi vậy mà cũng hiểu được cái nhìn có thay đổi đối với Thiên Lương, tuy không xứng đáng khen ngợi nhưng được như vậy là rõ ràng mạch lạc rồi! (PhucLoc: đang nhận xét những người viết sách thời nay như Tuệ Tâm Trai Chủ). Người dùng Đẩu số xưa, chỉ có thể căn cứ ca quyết cổ: “Thiên Lương, Nguyệt diệu nữ dâm tham”, để cử ra khuyết điểm duy nhất của kết cấu tinh hệ Thiên Lương, nhưng rồi lại hiểu lầm ý tứ của “Lương Đồng đối cư tị hợi, nam lãng đãng, nữ đa dâm”, cơ hồ tưởng rằng nữ nhân có loại kết cấu tinh hệ này hết thảy đều thành “dâm oa đãng phụ” (***) cả sao.

Kỳ thực, sao Thiên Lương không quá xấu cũng không quá tốt, chỉ là trước tiên làm cho người ta gặp phải khó khăn hoặc hung hiểm, sau đó lại hóa giải thành như không mà thôi. Cho nên, dù khai đao phẫu thuật ắt hẳn không chết; hoặc sự nghiệp sắp sửa sập tiệm lại có thể đột nhiên gặp được tư trợ; mang đến hết thảy tai nạn bệnh thống, rồi kết quả là cuộc sống đều chống chỏi được mà đi tới, nguyên nhân chính là như thế, cho nên người có Thiên Lương tọa mệnh, từ tuổi trung niên trở đi, quay đầu nhìn lại chuyện cũ trong quá khứ, thường thường cảm thấy đời người như hư không, vì thế nên tư tưởng phần nhiều tinh thần u uất, có khuynh hướng tiêu cực.

Một tính chất khác của Thiên Lương là thần bí, người có Thiên Lương tọa mệnh, không có khuynh hướng tự giác tin tưởng sự vật thần bí. Nếu phát triển một phương diện tích cực, thì người Thiên Lương ham thích nghiên cứu và thảo luận về xã hội đương thời, thường cho rằng cái lý của nhận thức rất thâm thúy, nhưng giới hạn ở chổ nặng lý luận mà ít thật tiễn; nhưng nếu định hướng phát triển không tốt, thì tính cách rơi vào soi mói, kiếm chuyện bắt bẻ con chữ, khiến người khác hiểu rằng khó mà tiếp cận, gần gũi.

Bởi vậy đối với người Thiên Lương tọa mệnh, làm danh sĩ tốt hơn, điều này mới là tính chất cơ bản của Thiên Lương.

Chú thích:

(*) Ấm : bóng cây che mát. Được nhờ ơn của người khác đều gọi là ấm.

(**) Tuệ Tâm Trai Chủ : sáng lập “Tân Thuyên phái”, một trong những phái tử vi truyền thống (giống như Vương Đình Chi và Liễu Vô Cư Sỹ), một tác giả viết khá nhiều sách Tử Vi, cống hiến cho làng lý số rất nhiều. Một số tác phẩm như: “Như hà thôi toán mệnh vận”- Tử vi đẩu sổ dữ Tứ hóa tinh ; Tử vi đẩu sổ xu cát tị hung pháp ; Tử vi đẩu sổ khai phát tiềm năng…

(***) “dâm oa đãng phụ” : là gái đẹp (oa) thì dâm loàn, là phụ nữ có chồng thì phóng đãng bất chính.

120. “Thiên Lương chấn kỷ” không hợp trào lưu

“Thiên Lương chấn kỷ cách” – tức Văn Khúc ngộ Thiên Lương vượng địa thủ mệnh.

Cổ ca :

“Văn khúc cảnh hành ngộ Thiên lương

Vị liệt Hoàng môn Ô phủ hành

Cương kỷ triều trung công nghiệp kiến

Bức nhân thanh khí mãn càn khôn.”

(Văn Khúc sáng sủa đi cùng Thiên Lương, đứng vào hàng Hoàng môn Ô phủ (*), ra vào phủ vua, việc triều đình hay cương kỷ giường mối đều hỏi ý kiến, khiến thanh khí trong lành của người dân lan tỏa đầy khắp đất trời.)

Thiên Lương tại sáu cung tý ngọ, thìn tuất, dần mão là nơi nhập miếu, tại hai cung sửu mùi thừa vượng; Văn Khúc vào ba cung tị dậu sửu là miếu, ba cung dần mão mùi thừa vượng, cho nên cung vị mà hai sao đều miếu vượng liền chỉ có ba cung sửu, mão, mùi.

Thiên Lương tại sửu mùi là độc tọa, đối cung là Thiên Cơ; Thiên Lương tại cung mão, tất đồng cung với Thái Dương, so sánh hai kết cấu, dễ thấy kết cấu Thái Dương Thiên Lương đồng cung là ưu việt, lấy Thiên Lương so sánh cùng Thiên Cơ thì tính cách Thiên Lương hàm chứa tính cô khắc.

Cổ quyết nói: “Văn Khúc Thiên Lương đồng cung, vị chí thai cương” tức là căn cứ vào “Thiên Lương chấn kỷ cách”. Nhưng có người sáng chú rằng: “Hai tinh đồng tại ngọ cung an mệnh thượng cách, dần cung thứ chi” (hai sao cùng ở cung ngọ an mệnh là thượng cách, ở cung dần là thứ cách), không đúng, bởi vì Văn Khúc vào cung ngọ lạc hãm, tại cung dần thuộc loại nhàn cung, mặc dù Thiên Lương miếu vượng ở 8 cung, cũng không cách nào chỉ vì Văn Khúc đồng cung mà tăng thêm phần đặc sắc.

Thiên Lương ở thời xưa là Giám sát Ngự sử (Thai cương (**)), gia ngộ Văn Khúc, chẳng những gia tăng tài văn chương mà còn tăng mạnh khả năng trình bày tấu sớ của Giám quan (quan chuyên giám sát vạch tội của các quan), vì lẽ đó bản thân cách cục xưng là “Thiên Lương chấn kỷ”; “chấn kỷ” chính là chấn chỉnh, làm hứng khởi lại cái kỷ cương vậy.

Cổ nhân trọng quý không trọng phú, nên cách này có thể thành lập. Nếu ở ngày nay, người có cách cục này thủ mệnh, dễ dàng bỏ qua người có lỗi lầm, vị tất thành mỹ cách được.

Chú thích:

(*) Hoàng môn Ô phủ : phủ vua. Tương truyền ở Hàm Dương đời nhà Đường, phủ của quan Ngự sử có trồng 1 hàng cây tùng bách, có một bầy quạ thường đậu trên đó, nên dân gọi phủ của vị quan này là Ô phủ (ô là con quạ). Từ đó về sau, nói đến Ô phủ là hiểu rằng nói đến dinh thự của vua quan.

(**) Thai cương : chữ “Thai” bắt nguồn từ thiên văn, sao Tam Thai, đc ví như ngôi vị Tam Công, nên trong thư tịch tỏ ra tôn trọng 1 ai đều gọi là “Thai”, “cương” là lề lối trọng yếu, thời phong kiến không một người nào đc phép đi ra ngoài vòng kiểm soát của “tam cương ngũ thường”.

78. Bí mật “Phùng Phủ khán Tướng”

Tại Đẩu số, Thiên Tướng xem ra là một tinh diệu rất khó suy đoán, bình thường thuyết pháp cho rằng Thiên Tướng có cảm khái chánh nghĩa, thích làm người phục vụ, thích ôm sự việc chống lại sự bất bình. Tại mệnh bàn không sợ ác sát xâm phạm, thậm chí tại mười hai cung đều đánh giá tốt, phúc rõ ràng, nhưng trên thực tế suy đoán, không đơn giản như thế.

Nghiêm túc mà nói, có thể cho rằng Thiên Tướng là một tinh diệu thiếu một tính cách rõ ràng. Sự mềm dẻo, uyển chuyển của nó quá lớn, gặp được tinh diệu phân bố ở “Tam phương tứ chánh” mà tốt, Thiên Tướng khuynh hướng dễ phát triển thành tốt ở một phương diện nào đó; nhưng nếu gặp tinh diệu phân bố bất hảo, tính chất tốt của Thiên Tướng cũng liền có khuynh hướng phôi pha, hỏng bét. Cổ nhân cho rằng “Phùng Phủ khán Tướng, phùng Tướng khán Phủ”, vào nghiên cứu cát hung của Thiên Tướng ở tinh bàn thì tất kiêm xem xét nơi Thiên Phủ, cũng chính là bởi vì Phủ Tướng là hai sao vĩnh viễn gặp nhau ở tam phương, cho nên mới đưa ra phương thức quan sát toàn diện này.

Ví dụ, Thiên Tướng cư mùi cung thủ mệnh, hội hợp Thiên Phủ ở mão cung (cũng là cung Tài bạch), đối cung là Tử Vi Phá Quân. Ví như ở mão cung Thiên Phủ gặp phải Hỏa Linh Dương Đà (Tứ Sát), hoặc Hình Kỵ ác diệu, cho dù ác diệu này chủ yếu là từ cung dậu bắn phá mão cung từ xa, vốn cùng Thiên Tướng ở cung mùi không quan hệ, nhưng bởi vì tính chất Thiên Phủ đã biến thành xấu (phùng Tứ sát) nên cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến Thiên Tướng, trở thành một người chuộng sự tham lận, vô chủ kiến hơn nữa cũng thành người hành động không nhìn trước nhìn sau, tiến thoái vô căn cứ (tiến thoái thất cứ).

Giả như không để ý tới điểm lý giải này, vừa thấy Thiên Tướng bản thân không phùng ác sát, liền tùy tiện căn cứ một vài lời của cổ nhân mà cho rằng cách cục đại hảo, rất dễ phạm vào sai lầm, ngộ nhận.

Cách xem này, chính là một bí mật nho nhỏ của “Trung châu phái”. Cổ nhân thường không thích thuyết minh bí quyết một cách kỷ càng tỉ mỉ, mọi việc đều thích lưu giữ trong tay một ít, bởi vậy dễ có sự mơ hồ trong từ ngữ lời văn, đó là nói “Phùng Phủ khán Tướng” nhưng ngay cả “Phùng Tướng khán Phủ” cũng không chịu bật mí rõ ràng, người đi sau thực tâm nghiên cứu, tự nhiên có thể khám phá bí quyết, nếu không chịu nghiên cứu một cách đàng hoàng tựu chỉ là người hồ đồ mà không sành việc (hốt luân thôn tảo).

Mân phái biết rõ bí mật này, nhưng lại chỉ sử dụng miếu hãm của Thiên Tướng để xem ảnh hưởng của nó đối với Thiên Phủ, tất đối với câu “Phùng Phủ khán Tướng” của cổ nhân, thật sự cũng chưa khám phá một cách hoàn toàn. Vương Đình Chi xét thấy sao Thiên Tướng khó ở chổ bình phán, nên lấy đặc điểm này nói thẳng ra, tin tưởng đối với độc giả sẽ có ích lợi.

(Dẫn theo trang kilotuvi.blogspot.com/)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Vương Đình Chi -06

66. Liêm Trinh và “Sát Phá Tham”

Quan hệ giữa Liêm Trinh và “Sát Phá Tham” có thể chia làm hai, một là đồng cung, một xung chiếu:

– Đồng cung, Liêm Trinh tại sửu mùi tất cùng Thất Sát đồng cung; tại mão dậu tất có Phá Quân đồng cung; tại tị hợi tất Tham Lang đồng cung.

– Xung chiếu, Liêm Trinh tại dần thân tất cùng Tham Lang xung chiếu nhau.

Liêm Trinh vốn tựu xưng là “thứ đào hoa”, phàm đào hoa tất tính chất có điểm mẫn cảm mà “Sát Phá Tham” lại chủ chuyển biến, cho nên một sao mẫn cảm hội một sao có tính chất biến hóa dễ dàng xuất hiện các biến cục, rất cần xét xu thế đại vận luân chuyển ra sao, cũng như tam phương tứ chánh hội tinh diệu gì về cung Mệnh, sau đó mới có thể quyết định việc phát sinh biến hóa tốt hay xấu. Từ tính chất cơ bản mà nói, tại dần thân hai cung, Liêm Trinh độc

tọa hội Tham Lang độc tọa là “thứ đào hoa” hội “chánh đào hoa”, điều này ứng vào mệnh lẵng lơ hoa liễu (thủy tính dương hoa chi mệnh), nhưng theo kinh nghiệm Vương Đình Chi, mệnh cục này hết sức say mê, hứng thú trong phương diện nghệ thuật, nhất là trong việc phối hợp tuyển chọn nhan sắc, họ thường có nhãn quang dị thường, độc đáo. Tại xã hội ngày nay, vị tất hạ thấp hay xem thường địa vị mệnh cục loại này, ngoài ra, theo thuyết pháp “Trung châu phái” nếu mệnh cục này kiến Lộc, ngược lại trở thành “thanh bạch chi cách” (cách cục trong sạch), không thể coi là đào hoa cách.

Tại tị hợi, hai đào hoa tinh Liêm Trinh Tham Lang đồng cung, ngược lại biến thành thần kinh quá mẫn cảm, nếu không có đào hoa tinh khác hội chiếu, cũng không thể lẵng lơ hoa nguyệt một cách tùy tiện. Có một số người dụng “Đẩu số” đoán mệnh loại này, hơi một chút là nhận định người khác dâm đãng, tính dục cường,… vậy rất thô thiển, hơn nữa tư tưởng như vậy chỉ là những ý nghĩ tầm thường, nhỏ bé. Kỳ thật, loại người này đại đa số chỉ là vất vả bôn ba mà thôi.

Liêm Trinh Thất Sát đồng cung, tính chất biến hóa rất lớn, cùng cư cung Mệnh, nhưng có thể có cách cục cao thấp, chênh lệch rất lớn. “Mân phái” cho rằng sửu cung tốt hơn mùi cung, “Trung châu phái” lại trái ngược, cho rằng phải có sự phối hợp thêm sao khác thì người Liêm Sát cư mùi cung mới thành tựu hơn sửu cung.

Về phần Liêm Trinh Phá Quân đồng cung, tính chất đào hoa bị giảm rất nhiều, trái lại còn chủ một đời “đa ba chiết” (nhiều trắc trở, thăng trầm), việc lập nghiệp luôn xắn tay vào hành động mà không chịu ngồi yên. Có một phái cho rằng người có mệnh cục này dễ bị chó cắn, kỳ thật cũng không nên một mực cho là như vậy.

71. So sánh Tham Lang – Liêm Trinh

Cái tên Tham Lang (*) nghe lên rất e ngại, kỳ thật cũng không phải nghĩa sao Tham Lang là như thế, nguồn gốc (mục đích) chính của mệnh danh này là do cùng “Liêm Trinh” xung đối (**), một Liêm một Tham, trở thành một đôi “Đối tinh” trọng yếu trong Đẩu số.

Tham Lang tại Đẩu số xưng là “Chánh Đào Hoa”, Liêm Trinh xưng là “Thứ Đào Hoa”, nhưng hai sao cùng tính chất (lý tính) nhưng lại có rất nhiều điểm không giống, đại khái Liêm Trinh dường như thiên hướng vào âm nhu, Tham Lang lại thiên vào dương cương, bởi vậy cái Đào Hoa ở Tham Lang nổi rõ như kẻ gặp vận hội lớn phô trương ngựa hay, rượu ngon; mà Đào Hoa ở Liêm Trinh lại chỉ là len lén cái khuôn mẫu mang thanh sắc khuyển mã.

Vì lẽ đó Tham Lang thủ mệnh ngộ tai ách cũng ngộ một cách đường đường chánh chánh, như “Tham Lang tị hợi cư hãm địa, bất vi đồ nhân diệc tao hình”; “Tham cư hợi vu ngộ Dương Đà, danh vi phiếm thủy Đào Hoa” (chú: nam nữ tham hoa mê tửu đến táng thân); “Tham Vũ Phá Quân ngộ cát diệu, mê luyến hoa tửu dĩ vong thân”. không giống Liêm Trinh đóng cung hãm phùng ác diệu, gặp phải tai hại dị thường như “Liêm Trinh Vũ Khúc hội vu thụ chế chi hương, khủng mộc áp xà thương”; “Liêm Trinh Hỏa Tinh đồng Không hãm, đầu hà bạch ải” (Liêm, Hỏa, Địa Không hãm đồng cung, thắt cổ hoặc đâm đầu xuống sông tự tử); “Liêm Trinh Phá Quân hội Kình Dương vu Thiên di, tử vu ngoại đạo”. – nhưng xin độc giả chú ý, suy đoán này cấn có rất nhiều điều kiện tiên quyết khác, hy vọng không gặp chuyện độc giả tự mình khởi lá số nhìn thấy cách cục vừa kể trên lại tự mình làm mình sợ hãi đến nổi không ăn được cơm.

Tính chất Tham Lang ở cung vị miếu vượng lợi hãm khi đi cùng các tinh diệu khác rất không giống nhau, đối với độc giả nghiên cứu “Tử vi Đẩu số” điều này cần chú ý thêm.

Bình thường mà nói Tham Lang hỉ nhập miếu (cư thìn, tuất, sửu, mùi bốn cung), gọi là “Tham Lang nhập miếu năng tập chánh” nhưng mà vẫn phong lưu; “Tham Lang nhập miếu thọ nguyên trường”, nhưng đặc biệt không thích tọa vượng cung (tý, ngọ, mão, dậu bốn cung). Phú rằng: “Tham Lang vượng cung, chung thân thử thiết”, “Tham Lang cư vu ngọ mão dậu thủ mệnh, chung thân bất năng hữu vi”. Song các thuyết pháp này lại cũng có rất nhiều điều kiện tiên quyết không thể một mực mà nói vậy được.

Tham Lang không thích lạc hãm, nhưng hỉ ngộ Không diệu; sẽ làm giảm bớt tửu sắc tài khí, nhưng ngộ Văn Xương Văn Khúc có thể trở thành kẻ vì phong lưu mà ô danh, đây là chính là chổ khác biệt lớn nhất giữa Tham Lang và Liêm Trinh, mặc dù “Liêm Trinh ngộ Văn Xương hảo lễ nhạc”; còn Liêm Trinh ngộ Không diệu, lại không thể giảm bớt tập tính thanh sắc khuyển mã.

Chú thích:

(*) Tham Lang: Tham: ăn của đút lót, tham lam,…; Lang: con chó sói.

(**) Tham Lang và Liêm Trinh đối xứng nhau qua trục Tị Hợi. Tại Dần Thân, Tham và Liêm thể hiện bản chất rõ ràng nhất: Tham Lang ăn chơi trác táng, mê đắm tửu sắc, “phong lưu thái trượng”; Liêm Trinh thì “thanh bạch năng tương thủ” (ý tác giả nhấn mạnh đối tinh là vậy).

102. Cách “Liêm Trinh văn vũ” thiếu năng lực khai sáng

“Liêm Trinh văn vũ cách” – tức là Liêm Trinh nhập miếu thủ mệnh (cung Mệnh tại dần, thân) ngộ Văn Xương Văn Khúc củng chiếu (hình 9).

Ca rằng:

Mệnh trung văn vũ hỷ triều viên,

Nhập miếu bình sanh phúc khí toàn

Thuần túy năng văn cao chiết quế (*)

Chiến chinh vũ định trấn tam biên.

“Mệnh mừng gặp được Liêm Trinh miếu vượng và Xương/Khúc đồng cung triều củng, là mệnh phúc khí vượng; theo đuổi văn nghiệp thì thành danh đỗ cao như bẻ cành quế, theo võ nghiệp thì như võ quan trấn thủ các nơi biên cương trọng yếu”

Liêm Trinh đúng là một sao rất khó suy tính, có thể cực tốt cũng có thể cực xấu, biến hóa đa đoan, cho nên gặp phải người Liêm Trinh độc thủ cung Mệnh suy đoán thời phải hết sức cẩn thận.

Cổ nhân rất trọng văn sĩ, không trọng nhân sĩ ra ngoài hành nghiệp, thậm chí ngay cả võ tướng bảo vệ kinh đô cũng không được ở nhãn nội (**), là bởi vì Liêm Trinh hàm chứa tính chất “vũ biên” không thực, cho nên cổ nhân luận mệnh Liêm Trinh thường đánh giá không cao; nhưng một khi Liêm Trinh gặp “văn tinh” cổ nhân lập tức có cái nhìn khắc hẳn, cho rằng đúng là người “văn vũ kiêm tư chi tài” (***), cái nhìn này để ý áp dụng ở xã hội hiện đại thật ra cũng có chút lệch lạc, bởi vì người kinh thương cũng như người mở xưởng làm ăn, tại xã hội hiện đại cũng không hẳn là địa vị quá cao.

Liêm Trinh thủ mệnh tại dần hoặc thân thì cung Tài bạch tất là Tử Vi Thiên Tướng; Quan lộc tất vi Thiên Phủ Vũ Khúc, nhưng hội chiếu thêm Văn Xương Văn Khúc, có thể gọi là nhiều cát hội hợp, hơn nữa đầy đủ hết các loại sao văn võ, cơ bản phải công nhận là một sự phối hợp rất tốt đẹp.

Nhưng ông chủ xí nghiệp lại sẽ không nhất định phải có lá số như thế này, bởi vì Liêm Trinh có chút nghi ngờ là hoa nhi bất thật (có vẻ hào nhoáng bên ngoài, không thực), khiếm khuyết năng lực khai sáng cục diện, làm cho đến nơi đến chốn, bởi vậy “Liêm Trinh văn vũ cách” vỏn vẹn chỉ có khả năng thuộc loại mệnh quản trị điều hành doanh nghiệp hoặc là hiệu trưởng một trường học, học viện.

Chú thích:

(*) Cây quế: có công dụng dùng để làm thuốc. Chiết quế là bẻ cành quế thơm. Từ mặt đất nhìn lên mặt trăng, cái bóng đen ở trong mặt trăng tục gọi là cóc, là thỏ, là cây quế. “Chiết quế” là uyển ngữ, ở đời khoa cử, ai đỗ khoa Hương gọi là thiềm cung chiết quế (bẻ quế thơm nơi cung trăng).

(**) Nhãn nội: chổ trọng yếu, thường là nơi vua ở. Lo sợ ko cho quan võ đóng trong nội cung vì lo sợ binh biến tiếm ngôi (vì lý do an ninh)

(***) Quan có tài kiêm cả việc văn và việc võ.

80. Thiên Lương tọa mệnh phần nhiều chủ cô lập

Chánh diệu cùng Thiên Lương có quan hệ mật thiết nhất là Thái Dương, Thiên Đồng, Thiên Cơ; cụ thể như sau:

– Tại tý ngọ, Thiên Lương độc tọa có Thái Dương xung chiếu

– Tại sửu mùi, Thiên Lương độc tọa có Thiên Cơ xung chiếu

– Tại dần thân, Thiên Lương cùng Thiên Đồng đồng cung

– Tại mão dậu, Thiên Lương cùng Thái Dương đồng cung

– Tại thìn tuất, Thiên Lương cùng Thiên Cơ đồng cung

– Tại tị hợi Thiên Lương độc tọa có Thiên Đồng xung chiếu.

Khi Thiên Lương cùng Thái Dương cấu thành tinh hệ, đích thị là kết cấu tốt nhất, bởi vì Thiên Lương vốn có tính chất “cô khắc” có khả năng nhờ Thái Dương hóa giải, do vậy có thể thấy rằng Thái Dương nên vào nhập miếu hoặc vượng, tỷ như Thái Dương vào cung ngọ hay mão, ánh quang và tỏa nhiệt đều thịnh hơn dậu cung hoặc tý cung, vì lẽ đó Thiên Lương nên tọa tý được Thái Dương cư cung ngọ chiếu soi; từ Thiên Lương Thái Dương đồng cư mão thời tốt đẹp hơn cư dậu, cho đến phần Thiên Lương tọa ngọ có Thái Dương cư tý củng chiếu, so sánh với cách cục Thiên Lương cư tý xem ra không bằng được.

Phàm Thiên Lương cùng Thái Dương cấu thành tinh hệ, dễ dàng hình thành cách cục “Dương Lương Xương Lộc”, tức là gia hội Văn Xương và Lộc Tồn, cách này lợi nhất khi tham gia thi cử, nhất là đối với các kỳ thi quốc gia trọng yếu rất có lợi. Bởi vậy người vốn có đủ cách cục này, dễ dàng trở thành nhân tài chuyên nghiệp hoặc người nghiên cứu, học thuật. Hoặc ngay như không thấy Văn Xương cùng Lộc Tồn thì kết cấu Thái Dương Thiên Lương đích kỳ thật cũng lợi vào nghiên cứu học thuật; vì lý do đó, ngược lại đương số nếu theo con đường chính trị sẽ là sự mạo hiểm rất lớn, hoặc nếu theo nghiệp kinh thương buôn bán thuần túy, cũng có biến đổi bất ngờ.

Thiên Lương cùng Thiên Cơ, cổ nhân cho rằng người thiện nói chuyện binh. Điều này là do Thiên Cơ có tài ăn nói linh hoạt cơ biến, còn Thiên Lương thích tự mình thể hiện, soi xét sự việc duyên cớ, ở thời xưa văn nhân có khả năng bàn luận binh pháp thì được cho rằng đích thị văn vũ toàn tài, nhược ở hiện đại, kết cấu Cơ Lương tất không nhất định “thiện đàm binh pháp” mà có thể chỉ là ba hoa, khoác lác lý luận chuyện làm ăn, đầu cơ.

Thiên Lương đi cùng Thiên Đồng là một tổ hợp dễ biểu hiện hành vi sơ cuồng (*), vì Thiên Lương thích soi mói bắt bẻ, Thiên Đồng thì thích hưởng thụ, hai loại tính chất kết lại thường khiến người dễ nghĩ rằng xã hội luôn có rối ren, lộn xộn,… nói xin lỗi các cụ bô lão chứ chính người này tự mình ra vẻ “tọa nhi luận đạo” (**), như là quốc sĩ trong thiên hạ vô song vậy! song, nếu có thể hướng những ưu điểm đến những điều tích cực, tất ngược lại có thể đạt được tâm tư tinh tế, không chịu “hòa quang đồng trần” (sống ẩn dật, tiêu cực không đấu tranh), đại khái có Thiên Lương đồng cung phần nhiều chủ cô lập vậy.

Chúc thích:

(*) sơ cuồng: sơ xài, hời hợt và có vẻ rồ, ngông, thiếu suy nghĩ chín chắn làm liều…

(**) ngồi nói suông, lý luận suông

122. “Cơ Lương gia hội” cao nghệ tùy thân
(*)

(“Cơ Lương gia hội” là người có tay nghề cao)

“Cơ Lương gia hội cách” – tức Thiên Cơ Thiên Lương đồng thủ cung Mệnh.

Cổ ca:

Cơ Lương nhập miếu tối kham ngôn

Đắc địa giáo quân phúc lộc toàn

Diệu toán thần cơ ứng cái thế

Uy uy lẫm lẫm chưởng binh quyền.

(Cơ Lương nhập miếu khó nói hết đc điều tốt, vào đắc địa là thầy giáo dạy học cho vua phúc lộc vẹn toàn, có tài thần cơ diệu toán cái thế thiên hạ, khi chấp chưởng binh quyền uy danh lẫm liệt.)

Thiên Cơ Thiên Lương đồng cung, chỉ có hai trường hợp, một là ở cung thìn, lúc này Thiên Cơ thừa lợi, Thiên Lương nhập miếu; một là ở tuất cung, cũng là Thiên Cơ thừa lợi, Thiên Lương nhập miếu, nhưng tuất không bằng thìn, bởi vì khi ở thìn cung thì hội hợp Thái Âm Thiên Đồng ở tý cung là miếu vượng, còn khi ở tuất cung hội hợp Thái Âm Thiên Đồng thất hãm ở cung ngọ. Vì lẽ đó chiếu theo giải thích của Vương Đình Chi, bản thân cách cục Thiên Cơ Thiên Lương tọa thìn cung không chỉ vào cách cục “Cơ Lương nhập miếu”.

Cổ nhân đối với tinh hệ “Cơ Lương” này, khẩu quyết rất nhiều, như “Cơ Lương Tả Hữu Xương Khúc hội, văn vi quý hiển vũ trung lương”, “Thiên Cơ Thiên Lương đồng cung Thìn Tuất, tất hữu cao nghệ tùy thân”; “Cơ Lương hội hợp thiện đàm binh”; “Cơ Lương đồng tại thìn tuất thủ mệnh, gia cát diệu, phú quý từ tường, nhược ngộ Dương Đà / Không diệu, thiên nghi tăng đạo.”

Nhưng thật ra tổ hợp Thiên Cơ Thiên Lương, chủ chỉ người tò mò, thích sự lạ, biện luận gian trá, thích biểu hiện, hơn nữa đa phần không phụ họa ý kiến người khác. Ở thời xưa, có thể tư liệu sống, tài liệu thực tế nói viết, soi sáng không nhiều lắm, nhất là thường thấy văn nhân đàm luận binh pháp, cho nên mới có thuyết pháp “Cơ Lương hội hợp thiện đàm binh”.

Vương Đình Chi khi so sánh chú trọng thuyết pháp “tất hữu cao nghệ tùy thân”, cái gọi là “cao nghệ”, là nói có tay nghề kỹ thuật, thủ công mà thôi. Vào thời hiện đại, người có tổ hợp tinh hệ loại này tốt nhất là nên học tính toán máy móc hoặc làm nghề kế toán, thống kê.

(*) tùy thân : cái gì mang theo bên người thì gọi là tùy thân, như tiền bạc tùy thân, hành lý tùy thân,…

81. Phân biệt tính chất cát hung của Thiên Lương

Bởi vì Thiên Lương tàng chứa nhiều tính chất biến hóa, bất kể tổ hợp “Thiên Lương Thái Dương”, “Thiên Lương Thiên Cơ” hay “Thiên Lương Thiên Đồng” đều rất dễ có biến hóa hết sức cực đoan, cho nên Vương Đình Chi ý định nói rõ kỷ càng tỉ mỉ một chút tư liệu này.

– Thiên Lương không nên gặp tinh diệu có tính chất thiên về phù động, đây chính là đặc điểm đầu tiên của nó, nên thuyết pháp cổ có “Thiên lương Thiên mã hãm, phiêu đãng vô nghi” (Thiên Lương Thiên Mã hãm, phiêu đãng không nghi ngờ); “Thiên Lương Nguyệt diệu, nữ dâm bần”; “Lương dậu Nguyệt tị, khước tác phiêu phùng chi khách”.

– Thiên Lương tối kỵ gặp Kình Dương Đà La, là đặc điểm thứ hai, nên cổ nhân có thuyết pháp “Thiên Lương hãm địa kiến Dương Đà, thương phong bại tục”. (Lương hãm gặp Dương Đà đồng cung làm tổn hại đến đạo đức, phong tục, tập quán truyền thống).

– Thiên Lương mừng được cư cung miếu vượng và đắc các sao phụ tá triều củng trợ giúp, cho nên Thiên Lương không thích 3 cung hãm là tị thân hợi, vào dậu cung cũng chê cho là bình thường, cái gọi là phụ tá chi diệu, đầu tiên phải kể đến là Thiên Khôi Thiên Việt, Tả Phụ Hữu Bật, Văn Xương Văn Khúc, Lộc Tồn Thiên Mã; thứ nữa là một trong các bộ sao tạp diệu Tam Thai Bát Tọa; Long Trì Phượng Các; Ân Quang Thiên Quý; Thiên Quan Thiên Phúc. Đây là đặc điểm thứ ba, nên cổ nhân có các thuyết pháp “Thiên Lương thủ chiếu, cát tương phùng, bình sanh phúc thọ”, “Thiên Lương miếu vượng, Tả Hữu Xương Khúc gia hội, xuất tướng nhập tướng”.

Lưu niên tiểu hạn, sao lưu theo tuổi, gặp Thiên Lương cũng có ảnh hưởng tương đương. Thiên Lương hỉ gặp sao lưu Thanh Long, Tấu Thư, gặp là chủ có chuyện mừng về văn thư, giấy tờ, bằng sắc; song cái gọi là “Văn thư chi hỉ” thì Thanh Long, Tấu Thư cùng Văn Xương Văn Khúc cũng không giống nhau; “Văn thư” Văn Xương Văn Khúc có thể chỉ trái khoán, chi phiếu cùng cổ phiếu; nhưng Thiên Lương kiến “Văn thư” Thanh Long Tấu Thư, chỉ có thể nói là công văn chính phủ hoặc một đại cơ cấu. Bình thường phần nhiều chỉ chức vị thăng tiến, hoặc thu hoạch, đạt được danh hàm. Tin rằng một nhân vật nổi tiếng về chuyện gì, năm đó đương số tất có Thiên Lương gặp được Thanh Long hoặc Tấu Thư vậy.

Bởi vì Thiên Lương cát thì giơ tay làm một mình, hung thì tính tình lầm lỳ, cho nên bất kể cát hung cùng lợi vào sự học thuật nghiên cứu. Cổ nhân chỉ cho là “Lương Đồng Cơ Nguyệt dần thân vị, nhất sanh lợi nghiệp thông minh” (Lương Đồng Cơ Nguyệt dần thân vị, cả đời thông minh lợi nghiệp”, (các vị trí) còn lại là tổn hại vì dâm cùng cơ trí, và phát huy tính chất cô khắc nếu gặp thêm Hình Kỵ, nhưng nếu ở hậu thiên có cách cục có khả năng tương phù, tháo gỡ thì tính cách biến thành linh động (khó hợp vào học thuật nghiên cứu), vậy bản thân cũng khó thể trở thành người tài giỏi trong giới học thuật.

79. Đặc tính “tiêu tai giải nạn” của Thiên Lương

Cổ thư thường dẫn giảng sai cho độc giả, chớ dựa chỉ vào một sao Thiên Lương để suy đoán. Bổn mộc cổ thư đều nói Thiên Lương là thọ tinh, hóa khí là ấm (*), chuyên việc khống chế hóa giải tai ách, ấm vào thân mệnh, cái phúc truyền đến đời con đời cháu, thậm chí thuyết “Nãi vạn toàn thanh danh, hiển vu vương thất” (Ấy là thanh danh vẹn toàn, vinh hiển vào hàng họ hàng của vua); “Nhược canh phùng Tả Hữu Xương Khúc gia hội, tắc xuất tướng nhập tướng” (Nếu Thiên Lương hội hợp Tả Hữu Xuong Khúc tất oai phong như vị quan tướng). Đích thực những điều đã nói về Thiên Lương quá ư tốt lành một cách dị thường.

Chỉ có Tuệ Tâm Trai Chủ (**) là người tiên phong có thể chỉ ra đích xác chân tướng, đặc chất của Thiên Lương. Bà ta nói rằng: “Trong các sao, Thiên Lương là một sao có đầy đủ khả năng phùng hung hóa cát, gặp khó khăn nguy hiểm là xuất hiện điềm lành, do đó nhất định phải biểu hiện khả năng giải nạn cho đến khi tỏ rõ điềm lành (hết nạn), cho nên người có Thiên Lương tọa mệnh, bất kể cung vị nào, có hay không hội chiếu cát tinh đều không khỏi gặp phải khó khăn, khiến Thiên Lương thực thi hóa giải.”

Người sau viết và xuất bản sách Đẩu số, bởi vậy mà cũng hiểu được cái nhìn có thay đổi đối với Thiên Lương, tuy không xứng đáng khen ngợi nhưng được như vậy là rõ ràng mạch lạc rồi! (PhucLoc: đang nhận xét những người viết sách thời nay như Tuệ Tâm Trai Chủ). Người dùng Đẩu số xưa, chỉ có thể căn cứ ca quyết cổ: “Thiên Lương, Nguyệt diệu nữ dâm tham”, để cử ra khuyết điểm duy nhất của kết cấu tinh hệ Thiên Lương, nhưng rồi lại hiểu lầm ý tứ của “Lương Đồng đối cư tị hợi, nam lãng đãng, nữ đa dâm”, cơ hồ tưởng rằng nữ nhân có loại kết cấu tinh hệ này hết thảy đều thành “dâm oa đãng phụ” (***) cả sao.

Kỳ thực, sao Thiên Lương không quá xấu cũng không quá tốt, chỉ là trước tiên làm cho người ta gặp phải khó khăn hoặc hung hiểm, sau đó lại hóa giải thành như không mà thôi. Cho nên, dù khai đao phẫu thuật ắt hẳn không chết; hoặc sự nghiệp sắp sửa sập tiệm lại có thể đột nhiên gặp được tư trợ; mang đến hết thảy tai nạn bệnh thống, rồi kết quả là cuộc sống đều chống chỏi được mà đi tới, nguyên nhân chính là như thế, cho nên người có Thiên Lương tọa mệnh, từ tuổi trung niên trở đi, quay đầu nhìn lại chuyện cũ trong quá khứ, thường thường cảm thấy đời người như hư không, vì thế nên tư tưởng phần nhiều tinh thần u uất, có khuynh hướng tiêu cực.

Một tính chất khác của Thiên Lương là thần bí, người có Thiên Lương tọa mệnh, không có khuynh hướng tự giác tin tưởng sự vật thần bí. Nếu phát triển một phương diện tích cực, thì người Thiên Lương ham thích nghiên cứu và thảo luận về xã hội đương thời, thường cho rằng cái lý của nhận thức rất thâm thúy, nhưng giới hạn ở chổ nặng lý luận mà ít thật tiễn; nhưng nếu định hướng phát triển không tốt, thì tính cách rơi vào soi mói, kiếm chuyện bắt bẻ con chữ, khiến người khác hiểu rằng khó mà tiếp cận, gần gũi.

Bởi vậy đối với người Thiên Lương tọa mệnh, làm danh sĩ tốt hơn, điều này mới là tính chất cơ bản của Thiên Lương.

Chú thích:

(*) Ấm : bóng cây che mát. Được nhờ ơn của người khác đều gọi là ấm.

(**) Tuệ Tâm Trai Chủ : sáng lập “Tân Thuyên phái”, một trong những phái tử vi truyền thống (giống như Vương Đình Chi và Liễu Vô Cư Sỹ), một tác giả viết khá nhiều sách Tử Vi, cống hiến cho làng lý số rất nhiều. Một số tác phẩm như: “Như hà thôi toán mệnh vận”- Tử vi đẩu sổ dữ Tứ hóa tinh ; Tử vi đẩu sổ xu cát tị hung pháp ; Tử vi đẩu sổ khai phát tiềm năng…

(***) “dâm oa đãng phụ” : là gái đẹp (oa) thì dâm loàn, là phụ nữ có chồng thì phóng đãng bất chính.

120. “Thiên Lương chấn kỷ” không hợp trào lưu

“Thiên Lương chấn kỷ cách” – tức Văn Khúc ngộ Thiên Lương vượng địa thủ mệnh.

Cổ ca :

“Văn khúc cảnh hành ngộ Thiên lương

Vị liệt Hoàng môn Ô phủ hành

Cương kỷ triều trung công nghiệp kiến

Bức nhân thanh khí mãn càn khôn.”

(Văn Khúc sáng sủa đi cùng Thiên Lương, đứng vào hàng Hoàng môn Ô phủ (*), ra vào phủ vua, việc triều đình hay cương kỷ giường mối đều hỏi ý kiến, khiến thanh khí trong lành của người dân lan tỏa đầy khắp đất trời.)

Thiên Lương tại sáu cung tý ngọ, thìn tuất, dần mão là nơi nhập miếu, tại hai cung sửu mùi thừa vượng; Văn Khúc vào ba cung tị dậu sửu là miếu, ba cung dần mão mùi thừa vượng, cho nên cung vị mà hai sao đều miếu vượng liền chỉ có ba cung sửu, mão, mùi.

Thiên Lương tại sửu mùi là độc tọa, đối cung là Thiên Cơ; Thiên Lương tại cung mão, tất đồng cung với Thái Dương, so sánh hai kết cấu, dễ thấy kết cấu Thái Dương Thiên Lương đồng cung là ưu việt, lấy Thiên Lương so sánh cùng Thiên Cơ thì tính cách Thiên Lương hàm chứa tính cô khắc.

Cổ quyết nói: “Văn Khúc Thiên Lương đồng cung, vị chí thai cương” tức là căn cứ vào “Thiên Lương chấn kỷ cách”. Nhưng có người sáng chú rằng: “Hai tinh đồng tại ngọ cung an mệnh thượng cách, dần cung thứ chi” (hai sao cùng ở cung ngọ an mệnh là thượng cách, ở cung dần là thứ cách), không đúng, bởi vì Văn Khúc vào cung ngọ lạc hãm, tại cung dần thuộc loại nhàn cung, mặc dù Thiên Lương miếu vượng ở 8 cung, cũng không cách nào chỉ vì Văn Khúc đồng cung mà tăng thêm phần đặc sắc.

Thiên Lương ở thời xưa là Giám sát Ngự sử (Thai cương (**)), gia ngộ Văn Khúc, chẳng những gia tăng tài văn chương mà còn tăng mạnh khả năng trình bày tấu sớ của Giám quan (quan chuyên giám sát vạch tội của các quan), vì lẽ đó bản thân cách cục xưng là “Thiên Lương chấn kỷ”; “chấn kỷ” chính là chấn chỉnh, làm hứng khởi lại cái kỷ cương vậy.

Cổ nhân trọng quý không trọng phú, nên cách này có thể thành lập. Nếu ở ngày nay, người có cách cục này thủ mệnh, dễ dàng bỏ qua người có lỗi lầm, vị tất thành mỹ cách được.

Chú thích:

(*) Hoàng môn Ô phủ : phủ vua. Tương truyền ở Hàm Dương đời nhà Đường, phủ của quan Ngự sử có trồng 1 hàng cây tùng bách, có một bầy quạ thường đậu trên đó, nên dân gọi phủ của vị quan này là Ô phủ (ô là con quạ). Từ đó về sau, nói đến Ô phủ là hiểu rằng nói đến dinh thự của vua quan.

(**) Thai cương : chữ “Thai” bắt nguồn từ thiên văn, sao Tam Thai, đc ví như ngôi vị Tam Công, nên trong thư tịch tỏ ra tôn trọng 1 ai đều gọi là “Thai”, “cương” là lề lối trọng yếu, thời phong kiến không một người nào đc phép đi ra ngoài vòng kiểm soát của “tam cương ngũ thường”.

78. Bí mật “Phùng Phủ khán Tướng”

Tại Đẩu số, Thiên Tướng xem ra là một tinh diệu rất khó suy đoán, bình thường thuyết pháp cho rằng Thiên Tướng có cảm khái chánh nghĩa, thích làm người phục vụ, thích ôm sự việc chống lại sự bất bình. Tại mệnh bàn không sợ ác sát xâm phạm, thậm chí tại mười hai cung đều đánh giá tốt, phúc rõ ràng, nhưng trên thực tế suy đoán, không đơn giản như thế.

Nghiêm túc mà nói, có thể cho rằng Thiên Tướng là một tinh diệu thiếu một tính cách rõ ràng. Sự mềm dẻo, uyển chuyển của nó quá lớn, gặp được tinh diệu phân bố ở “Tam phương tứ chánh” mà tốt, Thiên Tướng khuynh hướng dễ phát triển thành tốt ở một phương diện nào đó; nhưng nếu gặp tinh diệu phân bố bất hảo, tính chất tốt của Thiên Tướng cũng liền có khuynh hướng phôi pha, hỏng bét. Cổ nhân cho rằng “Phùng Phủ khán Tướng, phùng Tướng khán Phủ”, vào nghiên cứu cát hung của Thiên Tướng ở tinh bàn thì tất kiêm xem xét nơi Thiên Phủ, cũng chính là bởi vì Phủ Tướng là hai sao vĩnh viễn gặp nhau ở tam phương, cho nên mới đưa ra phương thức quan sát toàn diện này.

Ví dụ, Thiên Tướng cư mùi cung thủ mệnh, hội hợp Thiên Phủ ở mão cung (cũng là cung Tài bạch), đối cung là Tử Vi Phá Quân. Ví như ở mão cung Thiên Phủ gặp phải Hỏa Linh Dương Đà (Tứ Sát), hoặc Hình Kỵ ác diệu, cho dù ác diệu này chủ yếu là từ cung dậu bắn phá mão cung từ xa, vốn cùng Thiên Tướng ở cung mùi không quan hệ, nhưng bởi vì tính chất Thiên Phủ đã biến thành xấu (phùng Tứ sát) nên cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến Thiên Tướng, trở thành một người chuộng sự tham lận, vô chủ kiến hơn nữa cũng thành người hành động không nhìn trước nhìn sau, tiến thoái vô căn cứ (tiến thoái thất cứ).

Giả như không để ý tới điểm lý giải này, vừa thấy Thiên Tướng bản thân không phùng ác sát, liền tùy tiện căn cứ một vài lời của cổ nhân mà cho rằng cách cục đại hảo, rất dễ phạm vào sai lầm, ngộ nhận.

Cách xem này, chính là một bí mật nho nhỏ của “Trung châu phái”. Cổ nhân thường không thích thuyết minh bí quyết một cách kỷ càng tỉ mỉ, mọi việc đều thích lưu giữ trong tay một ít, bởi vậy dễ có sự mơ hồ trong từ ngữ lời văn, đó là nói “Phùng Phủ khán Tướng” nhưng ngay cả “Phùng Tướng khán Phủ” cũng không chịu bật mí rõ ràng, người đi sau thực tâm nghiên cứu, tự nhiên có thể khám phá bí quyết, nếu không chịu nghiên cứu một cách đàng hoàng tựu chỉ là người hồ đồ mà không sành việc (hốt luân thôn tảo).

Mân phái biết rõ bí mật này, nhưng lại chỉ sử dụng miếu hãm của Thiên Tướng để xem ảnh hưởng của nó đối với Thiên Phủ, tất đối với câu “Phùng Phủ khán Tướng” của cổ nhân, thật sự cũng chưa khám phá một cách hoàn toàn. Vương Đình Chi xét thấy sao Thiên Tướng khó ở chổ bình phán, nên lấy đặc điểm này nói thẳng ra, tin tưởng đối với độc giả sẽ có ích lợi.

(Dẫn theo trang kilotuvi.blogspot.com/)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button