Tử vi

Vương Đình Chi -07

98. “Phủ Tướng triều viên” trọng Thiên Tướng

“Phủ Tướng triều viên cách” – tức hai sao Thiên Phủ, Thiên Tướng hội chiếu cung Mệnh, như cung Mệnh cư ngọ, Thiên Phủ cư tuất, Thiên Tướng cư dần, tức là xem cả một kết cấu “Phủ Tướng triều viên” (hình 5).

Cổ ca rằng:

Bạn đang xem: Vương Đình Chi -07

Mệnh cung Phủ Tướng đắc câu phùng

Vô sát thân đương thị thánh quân

Phú quý song toàn nhân cảnh ngưỡng

Nguy nguy đức nghiệp mãn càn khôn.

(Cung Mệnh có Phủ Tướng củng chiếu, vô sát tinh xung phá thì như đối diện với thánh quân, phú quý song toàn người người ngưỡng mộ, sự nghiệp và tài đức nguy nga khắp đất trời)

Thiên Phủ là chính tinh nam đẩu, cổ nhân gọi là “Ti mệnh thượng tướng”, “Trấn quốc chi tinh”, chuyên chấp chưởng sở quan về tài khố (trông coi kho tiền, vật phẩm); Thiên Tướng là ấn tinh, người chiếm giữ ví như “Ti tước chi tinh” (sao trông coi chức vụ), cho nên Thiên Tướng cùng Thiên Phủ dễ trở thành một đôi “Tước lộc chi thần”. Đẩu số có một số tinh diệu thường phải xem trọng sự liên hợp, đối địa, xem chúng như một đôi, gọi những sao này là “Đối tinh”, vì vậy gọi Phủ Tướng tức là trong đó ẩn tàng sự trọng yếu cả đôi. Câu quyết “Phùng Phủ khán Tướng”, chính là ý tứ này.

Bởi vì Thiên Tướng lạc hãm khi vào hai cung mão dậu, cho nên liên đới khi hội hợp với cung mão, là Thiên Phủ ở cung hợi hoặc cung mùi; cùng hội hợp cung dậu là Thiên Phủ cư cung tị hoặc sửu, tính chất biến thành đều có điểm khiếm lực.

Thiên Phủ vào mười hai cung đều không rơi vào hãm địa, nhưng “Phủ Tướng triều viên” thì Thiên Phủ lại không thích cư bốn cung tị hợi sửu mùi, tức là duyên cớ như vậy.

Kết cấu “Phủ Tướng triều viên” tốt nhất chính là Thiên Tướng cư tý, Thiên Phủ tại thân; Thiên Tướng cư ngọ, Thiên Phủ cư dần; Thiên Tướng cư thân, Thiên Phủ cư thìn.

Thiên Phủ không độc thủ ấy càng là mỹ cách, chủ người ngay thẳng không thiên vị điều gì, nếu không vậy (độc thủ) thì dễ rơi vào gian giảo. không lại cái gọi là gian giảo, kỳ thật thì ngày nay cũng chỉ là “Thương cổ chi mệnh” mà thôi (*).

Chúc thích:

(*) Thương cổ chi mệnh : mệnh của các lái buôn, mệnh người kinh doanh, buôn bán,…

67. Thiên Phủ Thiên Tướng là “Đối tinh”

Dụng “Đẩu số” xem mệnh, bất luận là ai cũng sẽ có thiên kiến riêng nên Vương Đình Chi bàn sao Thiên Phủ dù cho không hứng thú cho lắm. Thiên Phủ là nam đẩu đích chủ tinh, nhưng nó lại thiết hụt khí thế lãnh đạo quần chúng; Thiên Phủ vừa mang tính chất “Tài khố” (kho bạc), như ngân hàng trung ương của một quốc gia, nhưng cũng bởi khuynh hướng vào “Lý tài”, cho nên bản thân khó tránh khỏi cẩn thận quá mức từng ly từng tý, tuy vai trò chủ (Phủ là chủ tinh) là đương đầu khó khăn, hiểm trở nhưng làm việc lại đi vào tiểu tiết. Tính chất của sao này và nơi tính cách Vương Đình Chi thấy không thích thú, cho nên phàm nhìn thấy lá số có Thiên Phủ tọa mệnh, Vương Đình Chi sẽ không cho một đánh giá chung quá cao, đây là nhược điểm nơi tâm lý Vương Đình Chi.

Toán mệnh ở Tử vi Đẩu số rất coi trọng “Đối tinh”, tỷ như Thái Âm Thái Dương; Văn Xương Văn Khúc; Tả Phụ Hữu Bật; Thiên Khôi Thiên Việt; Kình Dương Đà La; Địa Không Địa kiếp; Hỏa Tinh Linh Tinh; Tam Thai Bát Tọa; Thiên Hình Thiên Riêu, v.v…, vị trí của tổ hợp “Đối tinh” thường thường có tác dụng tăng cường hoặc suy yếu lẫn nhau, Thiên Phủ tuy là chủ tinh, nhưng nó cũng hình thành một tổ hợp “Đối tinh”, đó là Thiên Phủ Thiên Tướng.

Vì thế, “Phủ Tướng triều viên” có thể thành một cách cục, còn cách cục “Tử Phủ triều viên” rất dễ khiên cưỡng nguyên nhân ở chỗ Thiên Phủ cùng Thiên Tướng có quan hệ “Đối tinh”, nhưng Tử Vi cùng Thiên Phủ lại không có quan hệ này; cho nên Thiên Phủ Thiên Tướng cùng hội chiếu về một cung có thể tăng mạnh ảnh hưởng đối với cung này, còn Tử Vi Thiên Phủ đồng hội chiếu một cung, chỉ là gặp gỡ của hai chủ tinh bắc đẩu và nam đẩu, căn bản không có tăng mạnh quan hệ ảnh hưởng.

Bởi vậy, dụng “Đẩu số” luận mệnh, gặp Thiên Phủ nhất định phải đồng thời tìm Thiên Tướng ở cung nào, từ quan hệ đối tinh của hai sao mà tiến hành nghiên cứu, sau đó mới có thể chỉ ra cát hung lành dữ của Thiên Phủ tọa thủ cung viên.

Cổ nhân nói “Thiên Phủ cư ngọ, tuất cung Thiên Tướng lai triều, Giáp sanh nhân, nhất phẩm chi quý”, tức là vì người tuổi Giáp có Lộc tồn ở cung dần, ba cung dần ngọ tuất vừa vặn được phân bổ Lộc Tồn, Thiên Phủ, Thiên Tướng, tạo thành một tổ hợp “Tam giác sắt” khá đẹp. Lúc này, ngược lại không coi trọng Thiên Phủ đồng cung với Vũ Khúc nữa (Thiên Phủ cư tý ngọ luôn luôn đồng cung với Vũ Khúc).

Dụng “Đẩu số” luận mệnh, có rất nhiều then chốt, “Kiến Phủ tầm Tướng” là một trong các mấu chốt đó, điều này quá sáng tỏ rồi, cũng dễ hiểu đối với những phán đoàn về tính chất “Đối tinh”.

77. Tổ hợp tinh hệ của Thiên Tướng

Thiên Tướng và Thiên Phủ là “Đối tinh” ở Đẩu số, tức hai sao có liên quan và cùng ảnh hưởng lẫn nhau. Gọi là “Phùng Phủ khán Tướng”, tức suy đoán tượng chinh lực Thiên Phủ thì phải đồng thời kiêm xem xét ảnh hưởng của Thiên Tướng đối với nó, cũng như quan sát cát hung của Thiên Tướng thì đương nhiên cũng đồng thời nghiên cứu Thiên Phủ.

Thiên Phủ là “Khố tinh”, Thiên Tướng là “Ấn tinh”, khố không có ấn tất không thể vận dụng tiền của giàu có của kho tiền, ấn vô tài tất thuộc loại quyền lực trống rỗng, vì lẽ đó phải chiếu cố đến cả hai sao, sau đó mới có thể hợp tài và quyền làm một chỉnh thể thống nhất mà quan sát.

Thiên Phủ vô hãm địa, cho nên không cung vị nào cư trú mà không tốt, nhưng Thiên Tướng tại hai cung mão dậu là lạc hãm, bởi vậy phàm Thiên Tướng thuộc hai cung mão dậu gặp gỡ Thiên Phủ, thì cũng như lực lượng bị đánh đến giảm sút, vơi bớt đi.

Về phần tổ hợp tinh hệ của Thiên Tướng, cũng có thể chia làm sáu cách cục:

Ở hai cung tý ngọ, Thiên Tướng cùng Liêm Trinh đồng cung

Ở sửu mùi, Thiên Tướng độc tọa, Tử Vi Phá Quân xung chiếu

Ở dần thân , Thiên Tướng và Vũ Khúc đồng cung

Ở mão dậu , Thiên Tướng độc tọa, Liêm Trinh Phá Quân xung chiếu

Ở thìn tuất, Thiên Tướng và Tử Vi đồng cung

Ở tị hợi, Thiên Tướng độc tọa, Vũ Khúc Phá Quân xung chiếu.

Từ các tổ hợp trên có thể thấy Thiên Tướng có quan hệ đặc biệt với các chính diệu Tử Vi, Liêm Trinh, Phá Quân và Vũ Khúc:

– Tử Vi Thiên Tướng đồng cung không bằng đối chiếu, bởi vì đồng cung thì lạc vào thiên la địa võng của hai cung thìn tuất, là khiến người khó có thể phát huy tiến mạnh. Khi xung đối thì do lực “chạy nước rút” và bức phá của Tử Vi Phá Quân mà có thể kích phát năng lực Thiên Tướng.

– Thiên Tướng Vũ Khúc đồng cung cũng không bằng xung chiếu, bởi vì đồng cung thì Thiên Tướng tuy có thể giảm bớt tính chất hình khắc của Vũ Khúc nhưng đồng thời cũng giảm bớt năng lực bản thân của nó; không như khi có Vũ Khúc Phá Quân xung chiếu, ngược lại có thể lợi dụng sự bức phá của tinh hệ này.

– Thiên Tướng lại nên đồng cung với Liêm Trinh, vì đồng cung thì Thiên Tướng có khả năng hóa giải cái xấu của Liêm Trinh; nếu Thiên Tướng tọa mão dậu và Liêm Trinh Phá Quân xung chiếu, thì lực hóa giải kém đi một chút, vận đồ dễ có thể nhiều trắc trở, thăng trầm.

62. Thiên Đồng không thuần là “Phúc tinh”

“Tử vi Đẩu số” có một sao rất dễ bị người ta hiểu lầm, sao này là Thiên Đồng.

Bình thường trong thư tịch Đẩu số, cố gọi Thiên Đồng là “Phúc tinh”, vì ấn tượng này liền dễ coi phúc khí người mệnh Thiên Đồng quá trọng. Cổ thư thuyết: “Thiên Đồng thủ mệnh phúc tự thâm, bất úy Hình Sát Kỵ tương xâm” (Thiên Đồng thủ mệnh thì phúc rất dày, nên không sợ các sao Hình Sát Kỵ xâm phạm), càng làm cho người học hiểu sai về tính chất của sao Thiên Đồng. Trên thực tế, tính cách tinh diệu này có rất nhiều khuyết điểm.

Kỳ thực nếu mà tiến hành nghiên cứu tỉ mỉ hết thảy ca quyết cùng luận thuật thời xưa có liên quan đến Thiên Đồng cũng dễ biết khuyết điểm của nó ở đâu, sách nói: “Thiên Đồng Kình Dương đồng cung, thân thể tao thương” (Thiên Đồng Kình Dương đồng cung, trên thân thể phải gặp tổn thương), “Thiên Đồng Thái Âm đồng cung, nữ mệnh tuy mỹ tất dâm” (Thiên Đồng Thái Âm đồng cung, nữ mệnh tuy đẹp nhưng rất dâm), “Nữ mệnh Thiên lương Thiên đồng, nghi tác thiên phòng thiếp thị” (Nữ mệnh Thiên Lương Thiên Đồng, nên làm vợ lẽ, tỳ thiếp hầu hạ).

Cổ nhân đối với khuyết điểm của Thiên Đồng tuy tiết lộ không được nhiều lắm nhưng cũng có thể nhìn ra, Thiên Đồng cũng không phải là hoàn toàn không sợ sát tinh, như các sao Hỏa Tinh, Linh Tinh, Kình Dương, Đà La, Thiên Hình, Hóa Kị, chỉ bất quá cổ nhân thích giữ lại một ít, không chịu tuyệt đối công khai, cho nên mới chỉ tiết lộ khuyết điểm của nó khi gặp gỡ Kình Dương, vậy là tự mình phản đối chính mình bằng thuyết pháp “Bất úy Hình Sát Kỵ tương xâm” (Không sợ Hình Sát Kỵ gây nguy hiểm), và mở ra con đường nghiên cứu cho hậu nhân.

Vương Đình Chi giúp một vị độc giả tuần san toán Đẩu số, vừa nhìn thiên bàn, hỏi rằng: “Bạn chẳng phải muốn tự sát sao ?” vị độc giả kia lập tức khóc lên, nói rằng đúng là chính mình đã từng muốn mở khí gaz tự sát, chỉ là muốn tìm Vương Đình Chi đoán mệnh, xem hậu vận như thế nào sau đó mới quyết định. Phen trả lời này, làm Vương Đình Chi kinh sợ đổ mồ hôi thấm ướt cả lưng.

“Tử vi Đẩu số” ở Mân phái, Thiên Đồng không hóa Kị, nhưng Trung Châu phái lại cho rằng Thiên Đồng vẫn có thể hóa Kị. Bằng mệnh tạo vị độc giả tuần san ở trên suy tính ra, chứng minh Trung Châu phái truyền lại tựa hồ có điểm hợp lý hơn Mân phái. Ngược lại nếu là “Phúc tinh” tức không sợ Hóa Kị, có khi dựa vào đây suy đoán sẽ sai một ly, đi ngàn dặm. Bởi vậy Vương Đình Chi hy vọng độc giả nghiên cứu Đẩu số, không thể câu nệ vào thuyết pháp của bản phường (bản in của các phường khắc), vừa thấy Thiên Đồng liền lập tức nói là “Phúc tinh”.

Vương Đình Chi có thể lớn mật cho rằng, Thiên Đồng cư mười hai cung đều có khuyết điểm, thậm chí ngay cả cư cung Phúc cũng khiến tinh thần đương số sa sút, tiêu cực, độc giả dù sao cũng phải ghi nhớ, ấn tượng điều này.

63. Ba loại tổ hợp của sao Thiên Đồng

Thiên Đồng tại mười hai cung, có sáu loại phối hợp, hấp thụ ảnh hưởng của ba tinh diệu Thái Âm, Cự Môn, Thiên Lương. Sắp xếp như sau:

– Tại tý, ngọ cung, Thiên Đồng cùng Thái Âm đồng cung.

– Tại mão, dậu cung, Thiên Đồng cùng Thái Âm xung đối.

“Tý ngọ mão dậu” là nơi đất Đào Hoa, vì vậy cũng ảnh hưởng đến tính chất Thiên Đồng, vì lẽ đó cổ nhân cho rằng nữ mệnh gặp sự phối hợp này, tuy đẹp mà dâm. Trong đó khi cùng Thái Âm đồng cung dường như ảnh hưởng khá mạnh, cùng Thái Âm xung đối mức độ trên có thể giảm bớt.

– Tại sửu, mùi cung, Thiên Đồng cùng Cự Môn đồng cung.

– Tại thìn, tuất cung, Thiên Đồng cùng Cự Môn xung đối.

“Thìn tuất sửu mùi” là đất tứ Mộ, nhưng Cự Môn lại lạc hãm khi vào tứ Mộ địa (cổ ca: “Mộ địa ứng hiềm hãm Cự Môn”), bởi thế cũng ảnh hưởng đến Thiên Đồng khi Cự đồng cung hoặc khi xung đối, như “Thái thái đoàn” (một đoàn các bà vợ quan), một mặt chơi mạt trượt một mặt bàn tán xôn xao rằng Trương gia tài giỏi, rằng Lý gia yếu kém, v.v… loại nữ mệnh này, rất có thể có mệnh cục là tổ hợp Thiên Đồng đi cùng Cự Môn.

– Tại dần, thân cung, Thiên Đồng cùng Thiên Lương đồng cung.

– Tại tị, hợi cung, Thiên Đồng cùng Thiên Lương xung đối.

“Dần thân tị hợi” là nơi tứ Trường sanh. Đối với Thiên Đồng có lợi nhất, có thể gia tăng “Phúc trạch” của Thiên Đồng, nhưng nó lại vẫn cứ là một kết cấu nguy hiểm, câu chuyện đã thuật trước của vị độc giả tuần san giúp cho Vương Đình Chi nhìn ra Anh ta có ý niệm tự sát trong đầu, mệnh tạo của vị độc giả kia là thuộc về kết cấu, cách cục này.

Kết cấu này, rất nhiều khi ngược lại không sợ gặp Sát, Hình, Kỵ, nhưng lại sợ một số cát tinh, cái lý trong đó rất là vi diệu.

Một đặc điểm riêng của kết cấu này là không nên gặp ở nữ mệnh, nữ mệnh gặp Thiên Đồng Thiên Lương, rất nhiều khi gặp gỡ biến thành “quá lộ khê tiễn” (tiền qua đường, qua suối) hoặc là “đơn liệu đồng bảo” (tiên liệu nung chảy đồng) (*), vì lẽ đó cũng dễ dàng sa ngã, không lại nhất định là thông minh hơn người, “nói đầu dấu đuôi”. Nhưng thường thường có phối hợp của một hai tá diệu hoặc tạp diệu mới có thể phát sinh thay đổi rất lớn, đôi khi là chủ nhân thông minh mà trinh liệt, cho nên gặp lá số nữ nhân có cách cục “Đồng Lương mệnh”, không thể không suy tính cẩn thận, y theo bản phường mà nói thẳng, thời giống như ăn nhiều bội thực cứng nhắc.

P/S: Mệnh Thiên Đồng luôn luôn nhị hợp Tham Lang (một sao tù tinh, tai họa tinh), luôn có Thái dương cư Phúc, phải chăng ảnh hưởng mạnh ??? Ông Vương Đình Chi cho rằng cung Phúc là sự hưởng thụ về mặt tinh thần, tác động mạnh đến các cung, đặc biệt là mặt sự nghiệp, Thái dương chủ đầu óc nên căng thẳng, xì-trét mà …suy nghĩ tiêu cực !

Từ ngày đọc sách của ông Vương, PL ngộ ra rất nhiều điều hay, cũng như cách lập luận của ổng rất là logic và hợp lý, bảo sao ổng xứng đáng là tông sư (bậc thầy của một trường phái)

82. Thất Sát thủ viên, “làm ra làm chơi ra chơi”

Tại Đẩu số, Thất Sát thuộc về sao “cương mãnh” thẳng tắp một mạch, vì thế phối hợp “Sát Phá Tham” đặc biệt có nhiều thâm ý. Khả năng biến đổi cục diện của Tham Lang khá tròn trĩnh, có thể từ chuyện mà chuyển hóa một cách vô thanh vô sắc (không hình không tiếng), lực biến đổi cục diện của Phá Quân dứt khoát nhất thiết không để sót lại gì, nhưng Thất Sát biến đổi thường thường thuộc trường hợp lập mưu mà dẫn đến động. Nên “Sát Phá Tham” hội hợp, hết sức đầy đủ sắc thái “cương nhu tương tế” (kết hợp cứng rắn với mềm dẻo).

Cử một thí dụ, Phá Quân giống như xây một cái nhà mới, không quan tâm điều gì cứ đem nhà cũ dời đến nơi đất bằng phẳng, sau đó bắt đầu xây dựng từ đầu, có thể ví như làm việc nghĩa, việc quan trọng không cho phép chùn bước; Tham Lang không như vậy, nó không nhất định phải xây một cái nhà mới hoàn toàn, khả năng chỉ là trang hoàng, che đậy cái khuyết điểm của mình, không theo đường lối sách vở, rồi căn nhà tự nhiên rực rỡ hẳn lên như mới; còn Thất Sát thấy nứt thì đập bỏ, thấy khuyết điểm thì trang hoàng che đậy lại, không biến đổi một cách vô nghĩa cũng không tốn công hành sự vô ích, hời hợt bề ngoài.

Cho nên người có Thất Sát thủ mệnh, có đặc điểm là thực tế, bám sát thực tiễn, không siểm nịnh cũng không rụt rè cẩu thả; song chính yếu vẫn phải phối hợp cả kết cấu tinh hệ lại mà định, ví như Thất Sát hội hợp các tinh diệu quá mãnh liệt như kiến Hỏa Tinh Linh Tinh, người có loại mệnh tạo này dễ dàng chiêu oán; nếu hội hợp Địa Không Địa Kiếp, tắc tâm linh dễ giác ngộ hư không, hơn nữa việc xã giao trong cuộc sống cũng lẻ loi lập dị, ít hợp với ai.

Ở thời xưa, mỗi người vốn có một nghề đặc thù, mới có cảnh ngộ ở ẩn hay bôn ba vào đời, nếu không ắt là cao nhân ẩn sĩ, cho nên cổ quyết nói: “Thiên Hình hãm địa, xảo nghệ mưu sinh” lại nói: “Kỳ tính nhược thanh lương chi trạng, kỳ sổ tắc nghi vu tăng đạo” (Số tốt thì như Trạng Nguyên, số xấu thì đi theo đường tu hành) hay như: “Thất Sát cư hãm địa, trầm ngâm phúc bất sanh”.

Thật ra người có Thất Sát thủ mệnh, cũng không phú quý “cả đời tước lộc vinh xương” theo như lời cổ thư, cũng không thê lương như lời câu phú ghi bên trên. Vương Đình Chi đặc biệt thích thú tính cách Thất Sát, hiểu được xã hội hiện đại, khắc họa được một ít người “làm ra làm chơi ra chơi”. Cổ thư nói: “Thất Sát nhập mệnh thân cung kiến cát, diệc tất lịch thụ gian tân” (Sát thủ mệnh thân dù gặp được cát tinh cũng trải qua gian khổ), câu phú này đánh giá quá phù hợp và đúng đắn, không giống Tham Lang dễ rơi vào thủ xảo, lại không giống Phá Quân là biến đổi hết thảy, hành động không chút chần chừ, hoặc sống hoặc chết. Vì vậy mới cho là Thất Sát “lịch thụ gian tân” rồi sau đó thành tựu là thế.

Người có Thất Sát thủ mệnh bộ phổi phần nhiều không đủ khả năng chống cự thiên nhiên, mà trình độ y dược thời xưa lạc hậu, bởi vậy dễ cho rằng Thất Sát gia hung tinh dễ yểu chiết, dễ chết về bệnh phổi hoặc bệnh suyễn, xã hội hiện đại văn minh, điểm này thấy không ứng nghiệm.

(Dẫn theo trang kilotuvi.blogspot.com/)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Vương Đình Chi -07

98. “Phủ Tướng triều viên” trọng Thiên Tướng

“Phủ Tướng triều viên cách” – tức hai sao Thiên Phủ, Thiên Tướng hội chiếu cung Mệnh, như cung Mệnh cư ngọ, Thiên Phủ cư tuất, Thiên Tướng cư dần, tức là xem cả một kết cấu “Phủ Tướng triều viên” (hình 5).

Cổ ca rằng:

Mệnh cung Phủ Tướng đắc câu phùng

Vô sát thân đương thị thánh quân

Phú quý song toàn nhân cảnh ngưỡng

Nguy nguy đức nghiệp mãn càn khôn.

(Cung Mệnh có Phủ Tướng củng chiếu, vô sát tinh xung phá thì như đối diện với thánh quân, phú quý song toàn người người ngưỡng mộ, sự nghiệp và tài đức nguy nga khắp đất trời)

Thiên Phủ là chính tinh nam đẩu, cổ nhân gọi là “Ti mệnh thượng tướng”, “Trấn quốc chi tinh”, chuyên chấp chưởng sở quan về tài khố (trông coi kho tiền, vật phẩm); Thiên Tướng là ấn tinh, người chiếm giữ ví như “Ti tước chi tinh” (sao trông coi chức vụ), cho nên Thiên Tướng cùng Thiên Phủ dễ trở thành một đôi “Tước lộc chi thần”. Đẩu số có một số tinh diệu thường phải xem trọng sự liên hợp, đối địa, xem chúng như một đôi, gọi những sao này là “Đối tinh”, vì vậy gọi Phủ Tướng tức là trong đó ẩn tàng sự trọng yếu cả đôi. Câu quyết “Phùng Phủ khán Tướng”, chính là ý tứ này.

Bởi vì Thiên Tướng lạc hãm khi vào hai cung mão dậu, cho nên liên đới khi hội hợp với cung mão, là Thiên Phủ ở cung hợi hoặc cung mùi; cùng hội hợp cung dậu là Thiên Phủ cư cung tị hoặc sửu, tính chất biến thành đều có điểm khiếm lực.

Thiên Phủ vào mười hai cung đều không rơi vào hãm địa, nhưng “Phủ Tướng triều viên” thì Thiên Phủ lại không thích cư bốn cung tị hợi sửu mùi, tức là duyên cớ như vậy.

Kết cấu “Phủ Tướng triều viên” tốt nhất chính là Thiên Tướng cư tý, Thiên Phủ tại thân; Thiên Tướng cư ngọ, Thiên Phủ cư dần; Thiên Tướng cư thân, Thiên Phủ cư thìn.

Thiên Phủ không độc thủ ấy càng là mỹ cách, chủ người ngay thẳng không thiên vị điều gì, nếu không vậy (độc thủ) thì dễ rơi vào gian giảo. không lại cái gọi là gian giảo, kỳ thật thì ngày nay cũng chỉ là “Thương cổ chi mệnh” mà thôi (*).

Chúc thích:

(*) Thương cổ chi mệnh : mệnh của các lái buôn, mệnh người kinh doanh, buôn bán,…

67. Thiên Phủ Thiên Tướng là “Đối tinh”

Dụng “Đẩu số” xem mệnh, bất luận là ai cũng sẽ có thiên kiến riêng nên Vương Đình Chi bàn sao Thiên Phủ dù cho không hứng thú cho lắm. Thiên Phủ là nam đẩu đích chủ tinh, nhưng nó lại thiết hụt khí thế lãnh đạo quần chúng; Thiên Phủ vừa mang tính chất “Tài khố” (kho bạc), như ngân hàng trung ương của một quốc gia, nhưng cũng bởi khuynh hướng vào “Lý tài”, cho nên bản thân khó tránh khỏi cẩn thận quá mức từng ly từng tý, tuy vai trò chủ (Phủ là chủ tinh) là đương đầu khó khăn, hiểm trở nhưng làm việc lại đi vào tiểu tiết. Tính chất của sao này và nơi tính cách Vương Đình Chi thấy không thích thú, cho nên phàm nhìn thấy lá số có Thiên Phủ tọa mệnh, Vương Đình Chi sẽ không cho một đánh giá chung quá cao, đây là nhược điểm nơi tâm lý Vương Đình Chi.

Toán mệnh ở Tử vi Đẩu số rất coi trọng “Đối tinh”, tỷ như Thái Âm Thái Dương; Văn Xương Văn Khúc; Tả Phụ Hữu Bật; Thiên Khôi Thiên Việt; Kình Dương Đà La; Địa Không Địa kiếp; Hỏa Tinh Linh Tinh; Tam Thai Bát Tọa; Thiên Hình Thiên Riêu, v.v…, vị trí của tổ hợp “Đối tinh” thường thường có tác dụng tăng cường hoặc suy yếu lẫn nhau, Thiên Phủ tuy là chủ tinh, nhưng nó cũng hình thành một tổ hợp “Đối tinh”, đó là Thiên Phủ Thiên Tướng.

Vì thế, “Phủ Tướng triều viên” có thể thành một cách cục, còn cách cục “Tử Phủ triều viên” rất dễ khiên cưỡng nguyên nhân ở chỗ Thiên Phủ cùng Thiên Tướng có quan hệ “Đối tinh”, nhưng Tử Vi cùng Thiên Phủ lại không có quan hệ này; cho nên Thiên Phủ Thiên Tướng cùng hội chiếu về một cung có thể tăng mạnh ảnh hưởng đối với cung này, còn Tử Vi Thiên Phủ đồng hội chiếu một cung, chỉ là gặp gỡ của hai chủ tinh bắc đẩu và nam đẩu, căn bản không có tăng mạnh quan hệ ảnh hưởng.

Bởi vậy, dụng “Đẩu số” luận mệnh, gặp Thiên Phủ nhất định phải đồng thời tìm Thiên Tướng ở cung nào, từ quan hệ đối tinh của hai sao mà tiến hành nghiên cứu, sau đó mới có thể chỉ ra cát hung lành dữ của Thiên Phủ tọa thủ cung viên.

Cổ nhân nói “Thiên Phủ cư ngọ, tuất cung Thiên Tướng lai triều, Giáp sanh nhân, nhất phẩm chi quý”, tức là vì người tuổi Giáp có Lộc tồn ở cung dần, ba cung dần ngọ tuất vừa vặn được phân bổ Lộc Tồn, Thiên Phủ, Thiên Tướng, tạo thành một tổ hợp “Tam giác sắt” khá đẹp. Lúc này, ngược lại không coi trọng Thiên Phủ đồng cung với Vũ Khúc nữa (Thiên Phủ cư tý ngọ luôn luôn đồng cung với Vũ Khúc).

Dụng “Đẩu số” luận mệnh, có rất nhiều then chốt, “Kiến Phủ tầm Tướng” là một trong các mấu chốt đó, điều này quá sáng tỏ rồi, cũng dễ hiểu đối với những phán đoàn về tính chất “Đối tinh”.

77. Tổ hợp tinh hệ của Thiên Tướng

Thiên Tướng và Thiên Phủ là “Đối tinh” ở Đẩu số, tức hai sao có liên quan và cùng ảnh hưởng lẫn nhau. Gọi là “Phùng Phủ khán Tướng”, tức suy đoán tượng chinh lực Thiên Phủ thì phải đồng thời kiêm xem xét ảnh hưởng của Thiên Tướng đối với nó, cũng như quan sát cát hung của Thiên Tướng thì đương nhiên cũng đồng thời nghiên cứu Thiên Phủ.

Thiên Phủ là “Khố tinh”, Thiên Tướng là “Ấn tinh”, khố không có ấn tất không thể vận dụng tiền của giàu có của kho tiền, ấn vô tài tất thuộc loại quyền lực trống rỗng, vì lẽ đó phải chiếu cố đến cả hai sao, sau đó mới có thể hợp tài và quyền làm một chỉnh thể thống nhất mà quan sát.

Thiên Phủ vô hãm địa, cho nên không cung vị nào cư trú mà không tốt, nhưng Thiên Tướng tại hai cung mão dậu là lạc hãm, bởi vậy phàm Thiên Tướng thuộc hai cung mão dậu gặp gỡ Thiên Phủ, thì cũng như lực lượng bị đánh đến giảm sút, vơi bớt đi.

Về phần tổ hợp tinh hệ của Thiên Tướng, cũng có thể chia làm sáu cách cục:

Ở hai cung tý ngọ, Thiên Tướng cùng Liêm Trinh đồng cung

Ở sửu mùi, Thiên Tướng độc tọa, Tử Vi Phá Quân xung chiếu

Ở dần thân , Thiên Tướng và Vũ Khúc đồng cung

Ở mão dậu , Thiên Tướng độc tọa, Liêm Trinh Phá Quân xung chiếu

Ở thìn tuất, Thiên Tướng và Tử Vi đồng cung

Ở tị hợi, Thiên Tướng độc tọa, Vũ Khúc Phá Quân xung chiếu.

Từ các tổ hợp trên có thể thấy Thiên Tướng có quan hệ đặc biệt với các chính diệu Tử Vi, Liêm Trinh, Phá Quân và Vũ Khúc:

– Tử Vi Thiên Tướng đồng cung không bằng đối chiếu, bởi vì đồng cung thì lạc vào thiên la địa võng của hai cung thìn tuất, là khiến người khó có thể phát huy tiến mạnh. Khi xung đối thì do lực “chạy nước rút” và bức phá của Tử Vi Phá Quân mà có thể kích phát năng lực Thiên Tướng.

– Thiên Tướng Vũ Khúc đồng cung cũng không bằng xung chiếu, bởi vì đồng cung thì Thiên Tướng tuy có thể giảm bớt tính chất hình khắc của Vũ Khúc nhưng đồng thời cũng giảm bớt năng lực bản thân của nó; không như khi có Vũ Khúc Phá Quân xung chiếu, ngược lại có thể lợi dụng sự bức phá của tinh hệ này.

– Thiên Tướng lại nên đồng cung với Liêm Trinh, vì đồng cung thì Thiên Tướng có khả năng hóa giải cái xấu của Liêm Trinh; nếu Thiên Tướng tọa mão dậu và Liêm Trinh Phá Quân xung chiếu, thì lực hóa giải kém đi một chút, vận đồ dễ có thể nhiều trắc trở, thăng trầm.

62. Thiên Đồng không thuần là “Phúc tinh”

“Tử vi Đẩu số” có một sao rất dễ bị người ta hiểu lầm, sao này là Thiên Đồng.

Bình thường trong thư tịch Đẩu số, cố gọi Thiên Đồng là “Phúc tinh”, vì ấn tượng này liền dễ coi phúc khí người mệnh Thiên Đồng quá trọng. Cổ thư thuyết: “Thiên Đồng thủ mệnh phúc tự thâm, bất úy Hình Sát Kỵ tương xâm” (Thiên Đồng thủ mệnh thì phúc rất dày, nên không sợ các sao Hình Sát Kỵ xâm phạm), càng làm cho người học hiểu sai về tính chất của sao Thiên Đồng. Trên thực tế, tính cách tinh diệu này có rất nhiều khuyết điểm.

Kỳ thực nếu mà tiến hành nghiên cứu tỉ mỉ hết thảy ca quyết cùng luận thuật thời xưa có liên quan đến Thiên Đồng cũng dễ biết khuyết điểm của nó ở đâu, sách nói: “Thiên Đồng Kình Dương đồng cung, thân thể tao thương” (Thiên Đồng Kình Dương đồng cung, trên thân thể phải gặp tổn thương), “Thiên Đồng Thái Âm đồng cung, nữ mệnh tuy mỹ tất dâm” (Thiên Đồng Thái Âm đồng cung, nữ mệnh tuy đẹp nhưng rất dâm), “Nữ mệnh Thiên lương Thiên đồng, nghi tác thiên phòng thiếp thị” (Nữ mệnh Thiên Lương Thiên Đồng, nên làm vợ lẽ, tỳ thiếp hầu hạ).

Cổ nhân đối với khuyết điểm của Thiên Đồng tuy tiết lộ không được nhiều lắm nhưng cũng có thể nhìn ra, Thiên Đồng cũng không phải là hoàn toàn không sợ sát tinh, như các sao Hỏa Tinh, Linh Tinh, Kình Dương, Đà La, Thiên Hình, Hóa Kị, chỉ bất quá cổ nhân thích giữ lại một ít, không chịu tuyệt đối công khai, cho nên mới chỉ tiết lộ khuyết điểm của nó khi gặp gỡ Kình Dương, vậy là tự mình phản đối chính mình bằng thuyết pháp “Bất úy Hình Sát Kỵ tương xâm” (Không sợ Hình Sát Kỵ gây nguy hiểm), và mở ra con đường nghiên cứu cho hậu nhân.

Vương Đình Chi giúp một vị độc giả tuần san toán Đẩu số, vừa nhìn thiên bàn, hỏi rằng: “Bạn chẳng phải muốn tự sát sao ?” vị độc giả kia lập tức khóc lên, nói rằng đúng là chính mình đã từng muốn mở khí gaz tự sát, chỉ là muốn tìm Vương Đình Chi đoán mệnh, xem hậu vận như thế nào sau đó mới quyết định. Phen trả lời này, làm Vương Đình Chi kinh sợ đổ mồ hôi thấm ướt cả lưng.

“Tử vi Đẩu số” ở Mân phái, Thiên Đồng không hóa Kị, nhưng Trung Châu phái lại cho rằng Thiên Đồng vẫn có thể hóa Kị. Bằng mệnh tạo vị độc giả tuần san ở trên suy tính ra, chứng minh Trung Châu phái truyền lại tựa hồ có điểm hợp lý hơn Mân phái. Ngược lại nếu là “Phúc tinh” tức không sợ Hóa Kị, có khi dựa vào đây suy đoán sẽ sai một ly, đi ngàn dặm. Bởi vậy Vương Đình Chi hy vọng độc giả nghiên cứu Đẩu số, không thể câu nệ vào thuyết pháp của bản phường (bản in của các phường khắc), vừa thấy Thiên Đồng liền lập tức nói là “Phúc tinh”.

Vương Đình Chi có thể lớn mật cho rằng, Thiên Đồng cư mười hai cung đều có khuyết điểm, thậm chí ngay cả cư cung Phúc cũng khiến tinh thần đương số sa sút, tiêu cực, độc giả dù sao cũng phải ghi nhớ, ấn tượng điều này.

63. Ba loại tổ hợp của sao Thiên Đồng

Thiên Đồng tại mười hai cung, có sáu loại phối hợp, hấp thụ ảnh hưởng của ba tinh diệu Thái Âm, Cự Môn, Thiên Lương. Sắp xếp như sau:

– Tại tý, ngọ cung, Thiên Đồng cùng Thái Âm đồng cung.

– Tại mão, dậu cung, Thiên Đồng cùng Thái Âm xung đối.

“Tý ngọ mão dậu” là nơi đất Đào Hoa, vì vậy cũng ảnh hưởng đến tính chất Thiên Đồng, vì lẽ đó cổ nhân cho rằng nữ mệnh gặp sự phối hợp này, tuy đẹp mà dâm. Trong đó khi cùng Thái Âm đồng cung dường như ảnh hưởng khá mạnh, cùng Thái Âm xung đối mức độ trên có thể giảm bớt.

– Tại sửu, mùi cung, Thiên Đồng cùng Cự Môn đồng cung.

– Tại thìn, tuất cung, Thiên Đồng cùng Cự Môn xung đối.

“Thìn tuất sửu mùi” là đất tứ Mộ, nhưng Cự Môn lại lạc hãm khi vào tứ Mộ địa (cổ ca: “Mộ địa ứng hiềm hãm Cự Môn”), bởi thế cũng ảnh hưởng đến Thiên Đồng khi Cự đồng cung hoặc khi xung đối, như “Thái thái đoàn” (một đoàn các bà vợ quan), một mặt chơi mạt trượt một mặt bàn tán xôn xao rằng Trương gia tài giỏi, rằng Lý gia yếu kém, v.v… loại nữ mệnh này, rất có thể có mệnh cục là tổ hợp Thiên Đồng đi cùng Cự Môn.

– Tại dần, thân cung, Thiên Đồng cùng Thiên Lương đồng cung.

– Tại tị, hợi cung, Thiên Đồng cùng Thiên Lương xung đối.

“Dần thân tị hợi” là nơi tứ Trường sanh. Đối với Thiên Đồng có lợi nhất, có thể gia tăng “Phúc trạch” của Thiên Đồng, nhưng nó lại vẫn cứ là một kết cấu nguy hiểm, câu chuyện đã thuật trước của vị độc giả tuần san giúp cho Vương Đình Chi nhìn ra Anh ta có ý niệm tự sát trong đầu, mệnh tạo của vị độc giả kia là thuộc về kết cấu, cách cục này.

Kết cấu này, rất nhiều khi ngược lại không sợ gặp Sát, Hình, Kỵ, nhưng lại sợ một số cát tinh, cái lý trong đó rất là vi diệu.

Một đặc điểm riêng của kết cấu này là không nên gặp ở nữ mệnh, nữ mệnh gặp Thiên Đồng Thiên Lương, rất nhiều khi gặp gỡ biến thành “quá lộ khê tiễn” (tiền qua đường, qua suối) hoặc là “đơn liệu đồng bảo” (tiên liệu nung chảy đồng) (*), vì lẽ đó cũng dễ dàng sa ngã, không lại nhất định là thông minh hơn người, “nói đầu dấu đuôi”. Nhưng thường thường có phối hợp của một hai tá diệu hoặc tạp diệu mới có thể phát sinh thay đổi rất lớn, đôi khi là chủ nhân thông minh mà trinh liệt, cho nên gặp lá số nữ nhân có cách cục “Đồng Lương mệnh”, không thể không suy tính cẩn thận, y theo bản phường mà nói thẳng, thời giống như ăn nhiều bội thực cứng nhắc.

P/S: Mệnh Thiên Đồng luôn luôn nhị hợp Tham Lang (một sao tù tinh, tai họa tinh), luôn có Thái dương cư Phúc, phải chăng ảnh hưởng mạnh ??? Ông Vương Đình Chi cho rằng cung Phúc là sự hưởng thụ về mặt tinh thần, tác động mạnh đến các cung, đặc biệt là mặt sự nghiệp, Thái dương chủ đầu óc nên căng thẳng, xì-trét mà …suy nghĩ tiêu cực !

Từ ngày đọc sách của ông Vương, PL ngộ ra rất nhiều điều hay, cũng như cách lập luận của ổng rất là logic và hợp lý, bảo sao ổng xứng đáng là tông sư (bậc thầy của một trường phái)

82. Thất Sát thủ viên, “làm ra làm chơi ra chơi”

Tại Đẩu số, Thất Sát thuộc về sao “cương mãnh” thẳng tắp một mạch, vì thế phối hợp “Sát Phá Tham” đặc biệt có nhiều thâm ý. Khả năng biến đổi cục diện của Tham Lang khá tròn trĩnh, có thể từ chuyện mà chuyển hóa một cách vô thanh vô sắc (không hình không tiếng), lực biến đổi cục diện của Phá Quân dứt khoát nhất thiết không để sót lại gì, nhưng Thất Sát biến đổi thường thường thuộc trường hợp lập mưu mà dẫn đến động. Nên “Sát Phá Tham” hội hợp, hết sức đầy đủ sắc thái “cương nhu tương tế” (kết hợp cứng rắn với mềm dẻo).

Cử một thí dụ, Phá Quân giống như xây một cái nhà mới, không quan tâm điều gì cứ đem nhà cũ dời đến nơi đất bằng phẳng, sau đó bắt đầu xây dựng từ đầu, có thể ví như làm việc nghĩa, việc quan trọng không cho phép chùn bước; Tham Lang không như vậy, nó không nhất định phải xây một cái nhà mới hoàn toàn, khả năng chỉ là trang hoàng, che đậy cái khuyết điểm của mình, không theo đường lối sách vở, rồi căn nhà tự nhiên rực rỡ hẳn lên như mới; còn Thất Sát thấy nứt thì đập bỏ, thấy khuyết điểm thì trang hoàng che đậy lại, không biến đổi một cách vô nghĩa cũng không tốn công hành sự vô ích, hời hợt bề ngoài.

Cho nên người có Thất Sát thủ mệnh, có đặc điểm là thực tế, bám sát thực tiễn, không siểm nịnh cũng không rụt rè cẩu thả; song chính yếu vẫn phải phối hợp cả kết cấu tinh hệ lại mà định, ví như Thất Sát hội hợp các tinh diệu quá mãnh liệt như kiến Hỏa Tinh Linh Tinh, người có loại mệnh tạo này dễ dàng chiêu oán; nếu hội hợp Địa Không Địa Kiếp, tắc tâm linh dễ giác ngộ hư không, hơn nữa việc xã giao trong cuộc sống cũng lẻ loi lập dị, ít hợp với ai.

Ở thời xưa, mỗi người vốn có một nghề đặc thù, mới có cảnh ngộ ở ẩn hay bôn ba vào đời, nếu không ắt là cao nhân ẩn sĩ, cho nên cổ quyết nói: “Thiên Hình hãm địa, xảo nghệ mưu sinh” lại nói: “Kỳ tính nhược thanh lương chi trạng, kỳ sổ tắc nghi vu tăng đạo” (Số tốt thì như Trạng Nguyên, số xấu thì đi theo đường tu hành) hay như: “Thất Sát cư hãm địa, trầm ngâm phúc bất sanh”.

Thật ra người có Thất Sát thủ mệnh, cũng không phú quý “cả đời tước lộc vinh xương” theo như lời cổ thư, cũng không thê lương như lời câu phú ghi bên trên. Vương Đình Chi đặc biệt thích thú tính cách Thất Sát, hiểu được xã hội hiện đại, khắc họa được một ít người “làm ra làm chơi ra chơi”. Cổ thư nói: “Thất Sát nhập mệnh thân cung kiến cát, diệc tất lịch thụ gian tân” (Sát thủ mệnh thân dù gặp được cát tinh cũng trải qua gian khổ), câu phú này đánh giá quá phù hợp và đúng đắn, không giống Tham Lang dễ rơi vào thủ xảo, lại không giống Phá Quân là biến đổi hết thảy, hành động không chút chần chừ, hoặc sống hoặc chết. Vì vậy mới cho là Thất Sát “lịch thụ gian tân” rồi sau đó thành tựu là thế.

Người có Thất Sát thủ mệnh bộ phổi phần nhiều không đủ khả năng chống cự thiên nhiên, mà trình độ y dược thời xưa lạc hậu, bởi vậy dễ cho rằng Thất Sát gia hung tinh dễ yểu chiết, dễ chết về bệnh phổi hoặc bệnh suyễn, xã hội hiện đại văn minh, điểm này thấy không ứng nghiệm.

(Dẫn theo trang kilotuvi.blogspot.com/)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button