Tử vi

Xuyến liên thể dụng Lương Phái

Bất cứ cung nào cũng có khả năng phát động phi hóa, nhưng không phải lúc nào cũng có quyền phát động phi hóa. Giống như cá nhân chúng ta trong biển người đều có thể phát ngôn, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng nắm được micro phát ngôn cho cả biển người nghe. Quyền phát ngôn đó thuộc về Thái Tuế, quyền phát ngôn đó thuộc về Mệnh cung, và quyền phát ngôn đó thuộc về những cung được lựa chọn làm Thể Dụng. Đại vận và lưu niên thái tuế nắm thời lệnh, cho nên cũng có quyền phát ngôn, và khi người nắm lệnh phát ngôn, không ai có thể ngó lơ. Bất cứ cung nào cũng có thể được lựa chọn làm Thể Dụng, giống như phép chọn dụng thần của bốc dịch, cho nên bạn cần hiểu Thể Dụng là linh hoạt. Những công thức Thể Dụng giới thiệu trong sách này là cơ bản, và bạn hoàn toàn có thể lựa chọn bộ Thể Dụng của riêng mình nếu thấy đúng và hợp lý.

Đầu tiên cần nắm vững cung Thể và cung Dụng là gì. Cung Thể là một cung hoặc nhiều cung trực tiếp cho biết vấn đề ta cần xét, ví dụ xét gia đạo thì cung Điền là cung Thể. Cung Dụng là những cung có liên quan trực tiếp tới vấn đề ta xét. Ví dụ cung mệnh cung phúc cung di là ba cung liên quan trực tiếp tới vấn đề gia đạo ta xét. Cho nên những cung có tính chất giống nhau được dùng là nhóm cung có cùng chức năng, chức năng Thể hoặc Dụng. Việc phân thể dụng cũng như phân ra âm dương, như phân ra tay trái và tay phải, hai tay vỗ vào nhau mới thành tiếng. Khi thể va chạm tương tác với dụng thì mới xảy ra sự kiện. Cảnh sát gặp tội phạm mới xảy ra sự kiện bắt bớ giam cầm nghiêm trọng. Cảnh sát gặp cảnh sát là cùng phe, không xảy ra sự kiện bắt bớ giam cầm. Sau này khi xem vận, bạn phải đặc biệt lưu ý điều này. Như xem tính cách, cần xuyến liên ba cung là mệnh phúc và tật. Ba cung này là một phe, cho dù coi đó là Thể hay Dụng. Bởi vì ba cung này có mối quan hệ nhất lục cộng tông. Mệnh là 1 thì tật là 6, tật là 1 thì phúc là 6. Cho nên ba cung này cùng tông, có thể xếp chung với nhau. Khi đó Tật và Phúc làm rõ nghĩa cho mệnh. Và xuyến liên ba cung để đoán định đương nhiên đầy đủ và chính xác hơn chỉ xem một cung bất kỳ trong ba cung đó. Giống như ta có ba góc nhìn về một vật thể, ta có ba thông tin về một sự kiện, đương nhiên sự xét đoán sẽ đầy đủ và chính xác hơn.

Ta hiểu ở đây có thể tìm mối liên hệ giữa các cung Thể, coi nó là nhóm cung Thể. Hoặc có thể tìm mối liên hệ giữa các cung Dụng, coi nó là nhóm cung Dụng. Nhưng các nhóm đó chưa tạo ra sự kiện. Sự kiện được xảy ra khi có sự va chạm tương tác giữa cung Thể và cung Dụng. Xuyến liên Thể Dụng là đi tìm mối liên hệ giữa cung Thể và cung Dụng bằng hai đường Lộc chuyển Kỵ và Kỵ chuyển Kỵ. Nếu có nhiều cung Thể, hoặc nhiều cung Dụng, ta vẫn cứ xét tương tác đôi một giữa hai cung Thể Dụng. Sau đó kết nối tất cả các tương tác đôi một nói trên thành bức tranh chung để đánh giá.

Bạn đang xem: Xuyến liên thể dụng Lương Phái

Số lượng Lộc hay Kỵ trong xuyến liên thể dụng cho ta biết cường độ tốt xấu của các liên kết đó.

Xuyến liên thể dụng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Dụng quy về Thể
  • Dụng bất ly Thể
  • Dụng xung phá Thể

Nói tóm lại làm sao cho Dụng gặp được Thể. Trong nam phái ta có cung tý xung cung ngọ, khi đó cung tý gặp cung ngọ bằng mối quan hệ tương xung. Tương tự như vậy cung tý gặp cung sửu bằng mối quan hệ nhị hợp. Cung tý gặp cung thìn bằng mối quan hệ tam hợp. Nhưng trong tứ hóa phi tinh, các cung có thể gặp nhau bằng Lộc hoặc Kỵ. Ví dụ một cung A hóa Kỵ nhập cung B là cung A gặp cung B bằng mối quan hệ Kỵ. Cung A hóa Kỵ nhập cung B sau đó chuyển Kỵ sang cung C là cung A gặp cung C bằng mối quan hệ Kỵ. Cung A hóa Kỵ nhập cung B, cung C cũng hóa Kỵ nhập cung B, khi đó cung A gặp cung C tại cung B bằng mối quan hệ Kỵ. Cứ như vậy cung Dụng có các cách gặp cung Thể nhìn qua công cụ Kỵ sẽ có những trường hợp như sau (xem ví dụ cụ thể trên hình vẽ tương ứng):

  • Đồng cung tương bách (bách trong từ bức bách nghĩa là chèn ép nhau)
  • Lưỡng đầu kiến Kỵ (hai cung xung nhau đều có Kỵ)
  • Kỵ xung phá Thể (Kỵ của cung dụng tới đối cung với cung Thể)

Sau khi xuyến liên được cung Dụng và cung Thể bằng Kỵ hoặc Lộc, cần đếm số lượng Kỵ hoặc Lộc trong xuyến liên này. Có bao nhiêu Kỵ, có bao nhiêu Lộc đi xuyên qua các cung này. Số lượng Kỵ hay Lộc thể hiện cường độ xấu tốt của xuyến liên.

Cách đếm số lượng Kỵ trong xuyến liên (cách đếm số lượng Lộc là tương tự):

  • Số lượng Kỵ trong một trục được tính bằng cộng gộp hai đầu, ví dụ đầu tý có 3 Kỵ, đầu ngọ có 2 Kỵ thì coi như trục tý ngọ có 5 Kỵ, và coi như đầu tý có 5 Kỵ và đầu Kỵ cũng có 5 Kỵ. Ta hiểu là Kỵ ở bất cứ đầu nào trong trục cũng có thể ảnh hưởng trong toàn trục.
  • Không tính Tự hóa Kỵ xuất vào số lượng Kỵ trong xuyến liên, nhưng khi luận thì lưu ý luận tượng Kỵ xuất. Tượng Kỵ xuất là gì thì xem cụ thể trong phần Kỵ xuất.
  • Lưu xuất Kỵ trong các trục được cộng vào số lượng Kỵ trong xuyến liên. Ví dụ cung tý tọa 3 Kỵ và cung ngọ tọa 2 Kỵ. Trong khi đó cung tý lưu xuất Kỵ tới cung ngọ, như cung giáp tý mà cung ngọ có sao Thái Dương thì tý lưu xuất Kỵ sang ngọ. Khi đó trục tý ngọ có tổng cộng 2 + 3 + 1 = 6 Kỵ.
  • Không tính số Kỵ bị trùng lặp Hóa Kỵ và chuyển Kỵ. Ví dụ cung Điền hóa Kỵ nhập cung Phúc, cung Phúc hóa Kỵ nhập cung Di. Khi xem gia đạo hưng suy, cung Điền cung Phúc đều là những cung có quyền phát động Hóa Kỵ. Thế nhưng ở đây có sự trùng lặp Hóa Kỵ từ Phúc sang Di và Chuyển Kỵ từ Phúc sang Di, cho nên cả chuỗi Điền-Phúc-Di chỉ tính có 1 Kỵ chứ không phải 2 Kỵ.

Theo như cách tính số lượng Kỵ trong xuyến liên trên đây, thì nếu trong quá trình xuyến liên, càng có nhiều lưu xuất Kỵ thì số lượng Kỵ càng nhiều, có nghĩa là xấu. Lưu xuất Kỵ trong các trục hàm ý mâu thuẫn nội tại, tự mâu thuẫn bên trong vấn đề làm cho vấn đề càng xấu đi.

(Phi tinh Lương Phái – Alex Alpha)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Xuyến liên thể dụng Lương Phái

Bất cứ cung nào cũng có khả năng phát động phi hóa, nhưng không phải lúc nào cũng có quyền phát động phi hóa. Giống như cá nhân chúng ta trong biển người đều có thể phát ngôn, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng nắm được micro phát ngôn cho cả biển người nghe. Quyền phát ngôn đó thuộc về Thái Tuế, quyền phát ngôn đó thuộc về Mệnh cung, và quyền phát ngôn đó thuộc về những cung được lựa chọn làm Thể Dụng. Đại vận và lưu niên thái tuế nắm thời lệnh, cho nên cũng có quyền phát ngôn, và khi người nắm lệnh phát ngôn, không ai có thể ngó lơ. Bất cứ cung nào cũng có thể được lựa chọn làm Thể Dụng, giống như phép chọn dụng thần của bốc dịch, cho nên bạn cần hiểu Thể Dụng là linh hoạt. Những công thức Thể Dụng giới thiệu trong sách này là cơ bản, và bạn hoàn toàn có thể lựa chọn bộ Thể Dụng của riêng mình nếu thấy đúng và hợp lý.

Đầu tiên cần nắm vững cung Thể và cung Dụng là gì. Cung Thể là một cung hoặc nhiều cung trực tiếp cho biết vấn đề ta cần xét, ví dụ xét gia đạo thì cung Điền là cung Thể. Cung Dụng là những cung có liên quan trực tiếp tới vấn đề ta xét. Ví dụ cung mệnh cung phúc cung di là ba cung liên quan trực tiếp tới vấn đề gia đạo ta xét. Cho nên những cung có tính chất giống nhau được dùng là nhóm cung có cùng chức năng, chức năng Thể hoặc Dụng. Việc phân thể dụng cũng như phân ra âm dương, như phân ra tay trái và tay phải, hai tay vỗ vào nhau mới thành tiếng. Khi thể va chạm tương tác với dụng thì mới xảy ra sự kiện. Cảnh sát gặp tội phạm mới xảy ra sự kiện bắt bớ giam cầm nghiêm trọng. Cảnh sát gặp cảnh sát là cùng phe, không xảy ra sự kiện bắt bớ giam cầm. Sau này khi xem vận, bạn phải đặc biệt lưu ý điều này. Như xem tính cách, cần xuyến liên ba cung là mệnh phúc và tật. Ba cung này là một phe, cho dù coi đó là Thể hay Dụng. Bởi vì ba cung này có mối quan hệ nhất lục cộng tông. Mệnh là 1 thì tật là 6, tật là 1 thì phúc là 6. Cho nên ba cung này cùng tông, có thể xếp chung với nhau. Khi đó Tật và Phúc làm rõ nghĩa cho mệnh. Và xuyến liên ba cung để đoán định đương nhiên đầy đủ và chính xác hơn chỉ xem một cung bất kỳ trong ba cung đó. Giống như ta có ba góc nhìn về một vật thể, ta có ba thông tin về một sự kiện, đương nhiên sự xét đoán sẽ đầy đủ và chính xác hơn.

Ta hiểu ở đây có thể tìm mối liên hệ giữa các cung Thể, coi nó là nhóm cung Thể. Hoặc có thể tìm mối liên hệ giữa các cung Dụng, coi nó là nhóm cung Dụng. Nhưng các nhóm đó chưa tạo ra sự kiện. Sự kiện được xảy ra khi có sự va chạm tương tác giữa cung Thể và cung Dụng. Xuyến liên Thể Dụng là đi tìm mối liên hệ giữa cung Thể và cung Dụng bằng hai đường Lộc chuyển Kỵ và Kỵ chuyển Kỵ. Nếu có nhiều cung Thể, hoặc nhiều cung Dụng, ta vẫn cứ xét tương tác đôi một giữa hai cung Thể Dụng. Sau đó kết nối tất cả các tương tác đôi một nói trên thành bức tranh chung để đánh giá.

Số lượng Lộc hay Kỵ trong xuyến liên thể dụng cho ta biết cường độ tốt xấu của các liên kết đó.

Xuyến liên thể dụng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Dụng quy về Thể
  • Dụng bất ly Thể
  • Dụng xung phá Thể

Nói tóm lại làm sao cho Dụng gặp được Thể. Trong nam phái ta có cung tý xung cung ngọ, khi đó cung tý gặp cung ngọ bằng mối quan hệ tương xung. Tương tự như vậy cung tý gặp cung sửu bằng mối quan hệ nhị hợp. Cung tý gặp cung thìn bằng mối quan hệ tam hợp. Nhưng trong tứ hóa phi tinh, các cung có thể gặp nhau bằng Lộc hoặc Kỵ. Ví dụ một cung A hóa Kỵ nhập cung B là cung A gặp cung B bằng mối quan hệ Kỵ. Cung A hóa Kỵ nhập cung B sau đó chuyển Kỵ sang cung C là cung A gặp cung C bằng mối quan hệ Kỵ. Cung A hóa Kỵ nhập cung B, cung C cũng hóa Kỵ nhập cung B, khi đó cung A gặp cung C tại cung B bằng mối quan hệ Kỵ. Cứ như vậy cung Dụng có các cách gặp cung Thể nhìn qua công cụ Kỵ sẽ có những trường hợp như sau (xem ví dụ cụ thể trên hình vẽ tương ứng):

  • Đồng cung tương bách (bách trong từ bức bách nghĩa là chèn ép nhau)
  • Lưỡng đầu kiến Kỵ (hai cung xung nhau đều có Kỵ)
  • Kỵ xung phá Thể (Kỵ của cung dụng tới đối cung với cung Thể)

Sau khi xuyến liên được cung Dụng và cung Thể bằng Kỵ hoặc Lộc, cần đếm số lượng Kỵ hoặc Lộc trong xuyến liên này. Có bao nhiêu Kỵ, có bao nhiêu Lộc đi xuyên qua các cung này. Số lượng Kỵ hay Lộc thể hiện cường độ xấu tốt của xuyến liên.

Cách đếm số lượng Kỵ trong xuyến liên (cách đếm số lượng Lộc là tương tự):

  • Số lượng Kỵ trong một trục được tính bằng cộng gộp hai đầu, ví dụ đầu tý có 3 Kỵ, đầu ngọ có 2 Kỵ thì coi như trục tý ngọ có 5 Kỵ, và coi như đầu tý có 5 Kỵ và đầu Kỵ cũng có 5 Kỵ. Ta hiểu là Kỵ ở bất cứ đầu nào trong trục cũng có thể ảnh hưởng trong toàn trục.
  • Không tính Tự hóa Kỵ xuất vào số lượng Kỵ trong xuyến liên, nhưng khi luận thì lưu ý luận tượng Kỵ xuất. Tượng Kỵ xuất là gì thì xem cụ thể trong phần Kỵ xuất.
  • Lưu xuất Kỵ trong các trục được cộng vào số lượng Kỵ trong xuyến liên. Ví dụ cung tý tọa 3 Kỵ và cung ngọ tọa 2 Kỵ. Trong khi đó cung tý lưu xuất Kỵ tới cung ngọ, như cung giáp tý mà cung ngọ có sao Thái Dương thì tý lưu xuất Kỵ sang ngọ. Khi đó trục tý ngọ có tổng cộng 2 + 3 + 1 = 6 Kỵ.
  • Không tính số Kỵ bị trùng lặp Hóa Kỵ và chuyển Kỵ. Ví dụ cung Điền hóa Kỵ nhập cung Phúc, cung Phúc hóa Kỵ nhập cung Di. Khi xem gia đạo hưng suy, cung Điền cung Phúc đều là những cung có quyền phát động Hóa Kỵ. Thế nhưng ở đây có sự trùng lặp Hóa Kỵ từ Phúc sang Di và Chuyển Kỵ từ Phúc sang Di, cho nên cả chuỗi Điền-Phúc-Di chỉ tính có 1 Kỵ chứ không phải 2 Kỵ.

Theo như cách tính số lượng Kỵ trong xuyến liên trên đây, thì nếu trong quá trình xuyến liên, càng có nhiều lưu xuất Kỵ thì số lượng Kỵ càng nhiều, có nghĩa là xấu. Lưu xuất Kỵ trong các trục hàm ý mâu thuẫn nội tại, tự mâu thuẫn bên trong vấn đề làm cho vấn đề càng xấu đi.

(Phi tinh Lương Phái – Alex Alpha)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button