Nghiên cứu

Ý nghĩa của Phật tánh trong Phật giáo

Phật tánh là một thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong Phật giáo Đại Thừa, nhưng không phải dễ dàng để hiểu được ý nghĩa sâu sắc của nó. Về cơ bản, Phật tánh được xem là bản chất vốn có của tất cả chúng sinh. Do đó, tất cả chúng sinh đều có khả năng đạt được giác ngộ.

Chúng ta có thể tìm thấy nhiều cách luận giải và giáo lý về Phật tánh nhưng đa số có thể khó hiểu cho những người Phật tử. Đó là bởi vì Phật tánh không phải là một phần của sự hiểu biết thông thường và ngôn ngữ không thể diễn tả chính xác về nó.

Phật tánh là gì?

Phật tánh hay Phật tính (Buddhadhātu – Tathāgatagarbha – Buddha-svabhāva) là một trong những nền tảng quan trọng và đầy cảm hứng nhất trong Phật giáo Đại Thừa. Hoa sen là biểu tượng nổi bật nhất để nói về Phật tánh: Hoa sen (Phật tánh) phá vỡ lớp bùn dơ bên dưới (tạp chất che mờ tâm trí) để vương lên đón ánh nắng mặt trời.

Bạn đang xem: Ý nghĩa của Phật tánh trong Phật giáo

Định nghĩa nhanh nhất về Phật tánh là: Tâm sáng suốt có trong chúng sinh sẽ xóa bỏ tất cả phiền não để đạt giác ngộ. Nói cách khác, tất cả chúng sinh đều có tiềm năng thành Phật.

“Bản chất của Đức Phật bao gồm toàn bộ…Bản chất Phật hiện diện cũng giống như mặt trời đang hiện diện trên bầu trời.” Tulku Urgyen Rinpoche

Mặt trời có thể bị che khuất bởi những đám mây, nhưng nó luôn ở đó. Bản chất Phật của chúng ta bị che khuất bởi những chấp trước và phiền não, nhưng nó luôn ở đó. Nó không phải là cái gì chúng ta có (như một linh hồn) mà là một thứ chúng ta đang có.

“Phật tánh thường được mô tả như mặt trời đằng sau những đám mây. Mặt trời luôn ở đó, ngay cả khi bạn không thể nhìn thấy nó. Nhưng khi sự tắc nghẽn thị giác biến mất, mặt trời được nhận diện rõ ràng chân thật. Tất cả chúng sinh đều là chư Phật, nhưng bị che khuất bởi những tạp chất và phiền não do quan niệm sai lầm gây ra. Khi những tạp chất đó được loại bỏ, thì có Phật quả.”- Karmapa Rangjun Dorje.

Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, do bị che khuất bởi tham ái và vô minh, nhưng cuối cùng, với lòng bi mẫn, thực hành, thiền định và từ bỏ, chúng ta có thể “nổi lên từ rác bẩn” như hoa sen tinh khiết từ bùn.

Hoa sen tinh khiết dù xuất hiện từ bùn. Tương tự như vậy, Phật tánh của chúng ta sẽ vượt qua những chướng ngại gây ra bởi chấp trước, bản ngã và ác nghiệp.
Hoa sen tinh khiết dù xuất hiện từ bùn. Tương tự như vậy, Phật tánh của chúng ta sẽ vượt qua những chướng ngại gây ra bởi chấp trước, bản ngã và ác nghiệp.

Nguồn gốc

Khái niệm về Phật tánh có thể được bắt nguồn từ một điều mà Đức Phật Thích Ca đã nói, và nó được ghi lại trong kinh Tạng Pali (Pabhassara Sutta, Anguttara Nikaya 1.49-52):

“Luminous, Tỳ kheo, đó là tâm trí, và nó bị ô nhiễm bởi những phiền não. Người bình thường sẽ không thể nhìn thấy rõ ràng như nó thực sự có mặt, đó là lý do tại sao tôi nói với bạn rằng – người bình thường – không có sự phát triển của tâm.

“Luminous, Tỳ kheo, đó là tâm trí, và nó được giải phóng khỏi những phiền não. Những đệ tử được dạy dỗ bởi những người thầy cao quý sẽ nhận ra nó thực sự có mặt, đó là lý do tại sao tôi nói với bạn rằng – những đệ tử được dạy dỗ bởi những người cao quý – có sự phát triển của tâm.” [Bản dịch Thanissaro Bhikkhu ]. Luminous có nghĩa là chói sáng, rõ ràng, phát sáng trong bóng đêm.

Đoạn văn này đã dẫn đến nhiều lý thuyết và diễn giải trong Phật giáo thời kỳ đầu. Các tu sĩ và học giả cũng phải vật lộn với các câu hỏi về thuyết vô ngã (anatta), và làm thế nào để một người không có bản ngã lại có thể được tái sinh, bị ảnh hưởng bởi nghiệp, hay trở thành một vị Phật. Tâm sáng suốt này hiện diện trong mỗi chúng sinh dù ta có nhận thức được hay không.

Phật giáo Nguyên Thủy không đặt niềm tin vào Phật tánh. Tuy nhiên, những trường phái Phật giáo khác bắt đầu mô tả Phật tánh như là một ý thức tinh vi, vốn hiện diện trong tất cả chúng sinh, hoặc như một tiềm năng cho sự giác ngộ lan tỏa khắp mọi nơi.

Phật tánh trong Phật giáo Đại thừa

Vào thế kỷ thứ 5, một văn bản được gọi là Kinh Niết Bàn (Nirvana Sutra – Mahayana Mahaparinirvana Sutra) được dịch từ tiếng Phạn sang Trung Hoa. Kinh Niết Bàn là một trong ba kinh điển của Đại Thừa tạo thành một bộ sưu tập được gọi là Tathagatagarbha (“Phôi của các vị Như Lai”).

Ngày nay một số học giả tin rằng, các văn bản này đã được phát triển từ các văn bản Mahasanghika trước đây. Mahasanghika là một tông phái đầu tiên của đạo Phật xuất hiện vào thế kỷ thứ 4 TCN và là tiền thân của Phật giáo Đại Thừa.

Các văn bản trong Tathagatagarbha được ghi nhận là diễn giải đầy đủ về Phật tánh. Kinh Niết Bàn có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của Phật giáo ở Trung Quốc. Phật tánh là một giáo huấn thiết yếu trong một số trường phái Phật giáo Đại Thừa tại đây.

Một số văn bản trong Tathagatagarbha cũng đã được dịch sang ngôn ngữ Tây Tạng, có lẽ là vào cuối thế kỷ thứ 8 SCN. Phật tánh là cũng một giáo huấn quan trọng trong Phật giáo Tây Tạng, mặc dù có một số trường phái không hoàn toàn đồng ý về nó. Trường phái Sakya và Nyingma nhấn mạnh rằng, Phật tánh là bản chất thiết yếu của tâm trí, trong khi Gelugpa thì coi nó như là một tiềm năng trong tâm.

Phật tánh trong Phật giáo Nguyên thủy

Phật giáo Nguyên Thủy không nói một cách rõ ràng là có bản chất của Phật. Và đôi lúc, Phật tánh còn vấp phải sự phản đối từ một số người theo trường phái này, vì họ dựa vào thuyết vô ngã và khẳng định rằng, không thể có một “cái tôi vĩnh cửu bất diệt” tồn tại trong một cá thể nằm trong vòng luân hồi.

Tuy nhiên, giống như hầu hết các khái niệm Đại Thừa như Tánh không hay Bồ Tát, khái niệm chung xuất hiện trong kinh điển Pali.

Rất nhiều lần Đức Phật tuyên bố là có vô điều kiện – nếu không có vô điều kiện, sẽ không có lợi ích hoặc kết quả sống cho các vị giác ngộ. Nhưng vì có vô điều kiện nên họ sống đời sống thánh thiện có mục tiêu.

“Vô điều kiện” ở đây là gì? Có phải là trạng thái nằm ngoài chu kỳ sinh tử, không còn chịu ảnh hưởng bởi vô thường và đau khổ?

Đại Thừa đã cụ thể hóa nó bằng một cái tên – Phật tánh. Trong khi đó, Nguyên Thủy chỉ sử dụng một tính từ để mô tả trạng thái của giác ngộ đó là – vô điều kiện.

Phật tánh là một bản ngã?

Đôi khi Phật tánh được mô tả như một “cái tôi chân chính” và mọi người đều có Phật tánh. Điều này có thể khiến người ta tưởng tượng rằng, Phật tánh là một cái gì đó giống như một linh hồn, hoặc một số thuộc tính mà chúng ta sở hữu, như trí thông minh hoặc một tính khí xấu. Đây không phải là một cách nhìn chính xác.

Sự phân đôi giữa “Bản ngã và Phật tánh” dường như là điểm quan trọng trong cuộc đối thoại nổi tiếng giữa Thiền sư Triệu Châu (Chao-chou Ts’ung-shen 778-897) và một vị sư, người đã hỏi: “một con chó có Phật tánh không?”. Câu trả lời của thiền sư là Vô ! (không, hoặc không có) đã được coi như là một công án cho những người hành thiền.

Một số người cho rằng, bất cứ sinh vật nào cũng có Phật tánh, nhưng vì kiếp trước họ không nhận ra nên phải làm kiếp súc sinh, và Phật tánh vẫn tồn tại bất diệt theo họ trong vô lượng kiếp cho đến khi nhận thức rõ ràng, giác ngộ.

Quan điểm của Eihei Dogen (1200-1253): Phật tánh không phải là cái gì chúng ta có, mà đó là những gì chúng ta đang có. Và cái gì đó là một hoạt động hay quá trình liên quan đến tất cả chúng sinh. Dogen cũng nhấn mạnh rằng, thực hành không phải là thứ sẽ giúp chúng ta giác ngộ mà thay vào đó là hoạt động của bản chất đã giác ngộ của chúng ta, hay Phật tánh.

Chúng ta hãy trở lại với ý tưởng ban đầu về một tâm trí sáng suốt hiện diện, cho dù chúng ta có nhận thức được hay không. Người thầy Tây Tạng Dzogchen Ponlop Rinpoche mô tả Phật tánh theo cách này:

“… Bản chất căn bản của chúng ta về trí tuệ là một sự mở rộng sáng suốt của nhận thức vượt quá sự tưởng tượng và hoàn toàn không có sự chuyển động của ý nghĩ, những tính chất không thể so sánh được. Từ tính chất cơ bản của sự trống rỗng này, mọi thứ đều được thể hiện, hiện ra như chúng thật sự là.”

Bởi vì chúng sinh bám víu vào ý tưởng sai lầm về một cái tôi tách biệt khỏi mọi thứ khác, họ không có kinh nghiệm như những vị Phật. Nhưng khi bản chất của sự tồn tại được làm sáng tỏ, họ nhận ra Phật tánh luôn ở đó. Mỗi chúng ta đều có bản chất Phật, và bản chất này là giống nhau cho mỗi người chúng ta. Vì vậy nó khác với ý tưởng của một bản ngã.

Trong Kinh Pháp Hoa, trái tim của Đại Thừa, cho chúng ta biết rằng, Đức Phật và tất cả các vị A La Hán vẫn còn tồn tại ở một mức độ khác, và chúng ta sẽ gặp họ khi chúng ta giác ngộ. Do đó, bản chất giác ngộ của chúng ta là vĩnh cửu, ngay cả khi nó không được nói rõ ràng như là một Atman (Ngã cá nhân không thay đổi trong Ấn Độ giáo).

Nếu không phải là bản ngã, vậy Phật tánh là gì?

Phật tánh là một khái niệm cao cả, được hiểu biết bởi những vị giác ngộ, nhưng theo một cách nào đó, nó luôn hiện hữu trong tâm trí của những người chưa giác ngộ. Trong Uttaratantra, có nói:

“Nó tinh tế, vì vậy nó không phải là đối tượng học hỏi.

Nó là cuối cùng, vì vậy nó không phải là đối tượng của sự chiêm ngắm.

Pháp thân rất sâu sắc, vì vậy nó không phải là đối tượng thiền định … “

Nhận thức được nó ở đó, như nhận được lời dạy của các vị Phật. Nhưng để hiểu chính xác về nó là điều khó khăn. Nó có thể được thảo luận hoặc giảng dạy, nhưng nó là trí tuệ “cuối cùng”, vượt xa khả năng hiện tại của chúng ta để có thể nắm bắt đầy đủ.

Ở cấp độ đó, nó đòi hỏi đức tin. Nhưng, đối với những ai chấp nhận lời dạy của Đức Phật, đó cũng không phải là đức tin, mà chỉ là sự chấp nhận chân lý dù chúng ta vẫn chưa hiểu rõ. Mặc dù chúng ta không thể hiểu đầy đủ về nó, nhưng quan trọng là chúng ta phải biết chúng ta có Phật tánh.

Hai loại Phật tánh: Tự nhiên và Phát triển

Zasep Rinpoche nói rằng có hai loại Phật tánh:

“Phật tánh là cái gì đó bẩm sinh trong chúng ta, và phát triển Phật tánh có nghĩa là chúng ta phải phát triển những gì cần phát triển. Nói cách khác, ý thức của chúng ta đang phát triển Phật tánh.

“Ý thức của chúng ta đang nhận thức và gắn nhãn lên các vật thể, nhìn những thứ như chủ thể và vật thể, mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng. Đối tượng của ý thức là phụ thuộc lẫn nhau, phụ thuộc phát sinh và không có sự tồn tại vốn có. Do đó, bản chất thật của ý thức là trống rỗng. Bản chất cuối cùng của tâm là trống rỗng, và nó được nói đến trong Tâm Kinh (Heart Sutra): “Tương tự như vậy, ý thức là trống rỗng, và Tánh không cũng là ý thức.” Thức là tánh không. Như vậy, Phật tánh tự nhiên là tánh không của tâm.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Ngay cả côn trùng cũng có Phật tánh”

Trong một bài giảng về Phật tánh, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói:

“Từ quan điểm của Đức Phật, con người đã qua huấn luyện, thông qua thực hành – có cái mà chúng ta gọi là trạng thái tinh thần giác ngộ cao nhất. Vì vậy, thông qua thực hành, con người, thông qua một loại tịnh hóa trạng thái tinh thần của một người, cuối cùng có thể trở thành một bậc giác ngộ. Ngay cả chính Đức Phật, để có được sự giác ngộ cuối cùng, cũng cần trải qua những thực hành khó khăn…”

“Tất cả các thụ thể sinh vật, thậm chí cả côn trùng đều có Phật tánh. Hạt của Phật có nghĩa là thức, năng lực nhận thức – hạt giống của sự khai sáng. Đó là quan điểm của Đức Phật. Tất cả những điều phá hoại có thể được loại bỏ khỏi tâm trí, do đó không có lý do gì để tin rằng một số chúng sinh không thể trở thành Phật. Vì mọi sinh vật đều có hạt giống đó.”

Đồng thời, Đức Đạt Lai Lạt Ma cảnh báo rằng, một kinh nghiệm giải phóng chỉ có thể tự phát triển. Không ai có thể làm điều đó cho bạn.

“Đức Phật nói rằng, bạn là bậc thầy của chính mình. Tương lai, mọi thứ phụ thuộc vào vai bạn. Trách nhiệm của Đức Phật chỉ là giúp bạn thấy con đường, đó là tất cả.”

Một số kinh điển đề cập đến Phật tánh

Các nguồn tư liệu về Phật tánh rất phong phú:

  • Tathāgatagarbha Sūtra
  • Śrīmālādevī Siṃhanāda Sūtra
  • Anunatva Apurnatva Nirdeśa
  • Aṅgulimālīya Sūtra
  • Ratnagotravibhāga, một bản tóm tắt về Tathāgatagarbha
  • Mahāyāna Mahāparinirvāṇa Sūtra
  • Laṅkāvatāra Sūtra

Kết luận

Orgyen Tobgyal Rinpoche đã nói:

Đá không có tiềm năng để sản xuất dầu, dù bạn nhấn nó, xay nó, ngay cả khi bạn sử dụng những công cụ và máy móc hiện đại thì bạn cũng không bao giờ lấy được dầu từ đá. Mặt khác, hạt mè có khả năng sản xuất dầu, và bằng cách xử lý nó đúng cách, dầu vừng sẽ được sản xuất. Do đó, Phật tánh là tiềm năng tồn tại như một bản chất cơ bản của chúng ta để chúng ta có thể trở thành một vị Phật.

Theo nghĩa này thì chỉ có con người mới có tiềm năng giác ngộ để trở thành một vị Phật, chứ không phải là tất cả chúng sinh! Vì một con kiến dù thông minh cỡ nào, trải qua quá trình huấn luyện như thế nào cũng không thể có nhận thức như một con người được.

Đối với tôi, Phật tánh chỉ là một phép ẩn dụ để nói về tiềm năng giác ngộ của con người, chứ không phải là một cái gì đó tồn tại trong tất cả chúng sinh. Phật tánh, Niết bàn hay giác ngộ tất cả đều rất khó giải thích, vì chúng ta không thể diễn giải sâu sắc cái mà chúng ta chưa trải nghiệm, chưa kiểm chứng được. Tìm kiếm cái gì đó mà chúng ta cũng không biết nó là cái gì thì đúng là bất khả thi. Cho nên, để chúng ta sống hạnh phúc trong cuộc đời này là xác định được nguyên nhân của đau khổ và xử lý nó, đó mới là điều quan trọng.

PGVN – Theo thoughtco.com và buddhaweekly.com

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Nghiên cứu

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button