Nghiên cứu

Ý nghĩa của tâm hoan hỷ trong Phật giáo

Tâm hoan hỷ có nghĩa là tâm vui mừng hân hoan, hạnh phúc, không ích kỷ khi làm một việc gì đó hoặc khi cảm nhận sự thành công của người khác. Trong Phật giáo, Hỷ là một trong Tứ Vô Lượng Tâm (Brahma-vihara), bốn phẩm chất cao quý của bậc Thánh.

Hoan hỷ là gì?

Hoan hỷ hay hoan hỉ (tiếng Phạn: mudita) thường được giải thích bằng cách so sánh nó với niềm vui và sự hài lòng mà cha mẹ nhận được khi thấy con mình lớn lên và thành công trong cuộc sống.

Cha mẹ đã bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức cho con cái, những hành động đó xuất phát từ niềm mong muốn, yêu thương chứ không phải bị bắt buộc. Họ hạnh phúc khi bỏ công sức để nuôi dưỡng và dạy dỗ con cái.

Bạn đang xem: Ý nghĩa của tâm hoan hỷ trong Phật giáo

Điều này có nghĩa là người có tâm hoan hỷ sẽ vui sướng khi được làm một việc gì đó, giúp đỡ một ai đó hoặc chứng kiến sự thành công của một người, một tổ chức mà mình có hoặc không đóng góp công sức vào đó. Những người có tâm hỷ thích làm điều tốt vì lợi ích của nhiều người. Tất nhiên, “nhiều người” ở đây cũng bao gồm chính họ, rất khó để hoan hỷ làm cái gì đó gây hại cho mình.

Mudita được giảng dạy trong Phật giáo như một cái gì đó của niềm vui vô hạn tồn tại bên trong mà con người có thể truy cập và tận hưởng. Nó có thể nâng cao chất lượng sống của bất cứ ai đạt được nó, và có thể mở rộng cho tất cả chúng sinh, không chỉ cho những người thân yêu.

Đôi khi một số học giả giảng về mudita như một “niềm vui đồng cảm”, chúng ta hạnh phúc khi thấy người khác hạnh phúc.

Chúng ta có thể phát triển tâm hoan hỷ thông qua thiền Mudita. Bằng cách thực hành phương pháp này, một hành giả có thể trau dồi niềm vui khi cảm nhận những điều tốt đẹp xảy ra với người khác.


Đối lập với hoan hỷ là nghen tỵ hoặc schadenfreude, một từ thường được sử dụng để chỉ niềm vui trên sự bất hạnh của người khác. Rõ ràng, cả hai cảm xúc này đều được đánh dấu bởi sự ích kỷ và ác ý. Nuôi dưỡng tâm hoan hỷ là thuốc giải độc cho cả hai.

Cách nuôi dưỡng tâm hoan hỷ

Vị học giả Phật giáo thế kỷ thứ 5, Ngài Phật Âm (tiếng Phạn: Buddhaghosa) đã đưa ra lời khuyên về việc nuôi dưỡng và phát triển tâm hoan hỷ trong công trình nổi tiếng nhất của ông, Visuddhimagga – Con Đường Thanh Tịnh.

Người mới bắt đầu phát triển tâm hỷ, Buddhaghosa nói,

“không nên tập trung vào người thân yêu, kẻ thù hoặc một người trung lập. Thay vào đó, hãy bắt đầu với một người vui vẻ là một người bạn tốt.”

Hãy chiêm ngưỡng sự vui vẻ này với sự đánh giá cao và để nó lấp đầy bạn. Khi trạng thái của niềm vui đồng cảm này mạnh mẽ, hãy hướng nó đến một người thân yêu, một người trung lập, và cuối cùng là một người gây khó chịu cho bạn.”

Giai đoạn tiếp theo là phát triển tính công bằng giữa bốn người – người thân, người trung lập, kẻ thù và bản thân mình. Và sau đó, tâm hoan hỷ sẽ được mở rộng để đón nhận tất cả chúng sinh.

Trên thực tế, quá trình này không thể xảy ra trong một buổi chiều. Hơn nữa, Ngài Phật Âm nói, chỉ có những người đã phát triển sự hấp thụ mới có thể thành công. “Hấp thụ” ở đây đề cập đến trạng thái thiền định sâu, trong đó ý thức về bản ngã và sự riêng biệt biến mất.

Hoan hỷ giúp đẩy lùi sự nhàm chán

Hoan hỷ cũng được cho là thuốc giải độc cho sự thờ ơ và chán nản. Các nhà tâm lý xác định sự nhàm chán xuất hiện khi chúng ta không có khả năng kết nối với một ai đó hoặc một hoạt động nào đó.

Điều này có thể là do chúng ta buộc phải làm điều gì đó mà chúng ta không thích, hoặc vì lý do nào đó mà chúng ta dường như không thể tập trung vào những gì chúng ta phải làm.

Một việc phải làm và thích làm rất khác nhau, và khi chúng ta thực hiện công việc mà mình không hứng thú, nó sẽ khiến chúng ta cảm thấy mệt mõi và chán nản.

Theo cách này, sự nhàm chán ngược lại với sự say mê. Thông qua hành thiền mudita, bạn sẽ có một cảm giác tràn đầy sinh lực để quét đi màn sương mù của sự nhàm chán.

Hoan hỷ là nền tảng của sự khôn ngoan

Trong quá trình nuôi dưỡng và phát triển tâm hoan hỷ, chúng ta đánh giá cao người khác như những sinh vật hoàn chỉnh và phức tạp, không phải là nhân vật trong vở kịch cá nhân của chúng ta. Theo cách này, hoan hỷ là nền tảng vững chắc để các phẩm chất cao quý khác phát triển, và là một trong những yếu tố không thể thiếu để đạt giác ngộ.

Thông qua cuộc đời Đức Phật chúng ta thấy rằng, việc tu tập để giác ngộ giải thoát không đòi hỏi chúng ta phải tách biệt khỏi thế giới. Mặc dù một số người thích lui về ở những nơi yên tĩnh để chiêm nghiệm và hành thiền, nhưng xã hội là nơi phù hợp nhất để thực hành và là thước đo chuẩn xác cho sự tu tập của chúng ta.

Trong cuộc sống, trong các mối quan hệ và những thách thức của xã hội sẽ cho chúng ta biết chúng ta đang ở đâu trên con đường giác ngộ.

Đức Phật nói,

“Ở đây, các Tỳ kheo, một người cho phép tâm trí của mình tràn ngập một phần tư thế giới với những suy nghĩ của niềm vui không vị kỷ, và thứ hai, và thứ ba, và thứ tư.

Như vậy, cả thế giới rộng lớn, ở trên, bên dưới, xung quanh, ở khắp mọi nơi và bình đẳng, người đó tiếp tục tràn ngập với một tâm hoan hỷ dồi dào, phát triển tuyệt vời, không đo lường được, không có sự thù địch hoặc ác ý.” (Digha Nikaya 13)

Các giáo lý Phật giáo cho chúng ta biết rằng, thực hành nuôi dưỡng tâm hoan hỷ sẽ tạo ra một trạng thái tinh thần thanh thản, tự do, không sợ hãi và là tiền đề cho cái nhìn sâu sắc. Bằng cách này, tâm hỷ là một sự chuẩn bị quan trọng để đạt giác ngộ.

PGVN – Theo: thoughtco.com

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Nghiên cứu

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button