Nghiên cứu

Quy y Tam Bảo là gì? Nghi thức quy y như thế nào? Lợi ích

Nghe bản audio trên youtube

Luân hồi là vô tận, 1 kiếp người cũng chỉ như một giấc mộng ngắn ngủi từ vô tận tái sinh. Vậy thì trong cái luân hồi của vô tận đó có cách nào để mình dừng lại không? Có cách nào để mình làm chủ sinh tử của cuộc đời mình không? Thì một trong những cái thềm thang đầu tiên đó chính là: Quy Y Tam Bảo.

Bạn đang xem: Quy y Tam Bảo là gì? Nghi thức quy y như thế nào? Lợi ích

Nội dung chính

    Quy y tam bảo là gì?

    Quy y tam bảo có nghĩa là trở về nương tựa vào Phật, Pháp, Tăng.

    Quy-y là gì?

    Quy là trở về.

    Y là nương tựa.

    Quy y có nghĩa là trở về nương tựa. Mình trở về nương tựa, hướng về một nơi để giúp cho cuộc sống của mình có thể hạnh phúc, an lành, tươi sáng hơn.

    Tam bảo là gì?

    Tam bảo có nghĩa là 3 ngôi báu:

    • Phật: tiếng Phạn là Buddha, Trung Hoa dịch là Giác giả. Chúng ta có thể nói về Phật đó là “Giác nhi bất mê” có nghĩa là cái người mà không mê thì gọi là người giác ngộ. Người giác ngộ chính là Phật, tức là mai đây mình có giác ngộ thì mình cũng sẽ là Phật.
    • Pháp: tiếng Phạn là Dharma, là những nơi kinh, những lời dạy của Đức Phật gọi là Tam Tạng Kinh Điển (Kinh-Luật-Luận). Chữ Pháp ở trong bối cảnh này nó rất là nhỏ so với chữ Pháp ở trong Phật giáo có ít nhất hơn 50 cái định nghĩa. Mọi thứ cỏ cây vô tình, hữu tình trên đời này mình đều gọi là một Pháp, kể cả chúng sinh, mưa, nắng, gió, lửa đều là một Pháp cả. Nhưng chữ Pháp ở trong cái nơi mà mình gọi là 3 ngôi tam bảo này thì giới hạn trong những lời dạy của Đức Phật.
    • Tăng: tiếng Phạn gọi là Sangha, Trung Hoa dịch là hòa hợp chúng, có nghĩa là một đoàn thể tu hành từ 4 người trở lên.

    Ba bậc tam bảo là gì?

    Hòa thượng định nghĩa ba bậc tam bảo gồm có: Đồng thể tam bảo, Xuất thế gian tam bảo, Thế gian trụ trì tam bảo.

    Đồng thể tam bảo

    • Đồng thể Phật bảo có nghĩa nói chúng sinh cùng Chư Phật đồng một thể tính không khác, tức là mình cũng có nhân duyên để thành Phật. Đồng một pháp tánh sáng suốt.
    • Đồng thể Pháp bảo có nghĩa là chúng sinh cùng Chư Phật đồng một pháp tánh từ bi bình đẳng.
    • Đồng thể Tăng bảo có nghĩa là chúng sinh cùng Chư Phật đồng một thể pháp tánh thanh tịnh hòa hợp.

    Xuất thế gian tam bảo

    • Xuất thế gian Phật bảo: Ví dụ chỉ cho Đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, chư Phật trong 10 phương 3 đời hiện tại là không có mặt trên thế gian.
    • Xuất thế gian Pháp bảo: Là những chánh pháp của Đức Phật dạy để chúng ta từ chúng sinh thành bậc thánh, thoát khỏi sự ràng buộc của thế gian bao gồm tứ diệu đế, thập nhị nhân duyên, lục độ…
    • Xuất thế gian Tăng bảo: Chỉ các vị thánh tăng như đức quán thế âm bồ tát, Đức Đại Thế Chí, Đức Văn Thù, ngài Mục Kiền Liên, ngài A Nan,…

    Thế gian trụ trì tam bảo

    • Thế gian trụ trì Phật bảo: Là Xá lợi của Đức Phật, tượng Phật, tranh Phật, hình Phật,…
    • Thế gian trụ trì Pháp bảo: Là các hình thức lưu trữ tam tạng kinh điển, 3 tạng giáo điển Kinh – Luật – Luận.
    • Thế gian trụ trì Tăng bảo: Là các vị Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni tu hành chân chính, giới luật trang nghiệm, đạo đức trong sạch.

    Quy y tam bảo là làm gì?

    Trong nhà Phật thì luôn có “Sự” và “Lý”, mình có thể hiểu đơn giản “Sự” là các yếu tố bên ngoài tức là cái hình ảnh, kiểu dáng, mẫu mã và “Lý” là cái bên trong, cái nội dung, tâm của ta. Mà nhà Phật mình luôn Lý Sự viên dung, nghĩa là không có một bên ngoài hay bên trong mà được.

    Rất nhiều người có quan điểm rằng chỉ cần tu tâm là được. Tiện đây cũng xin phản biện lại quan điểm này như sau: Nếu như Đức Phật chỉ quy y tâm thôi thì Phật chứng quả xong rồi Phật nhập niết bàn luôn chứ không đi thuyết pháp, sẽ không có 45 năm thuyết pháp của Đức Phật. Tiếp theo đến quý thầy, nếu các quý thầy thân cận Đức Phật hồi đó nghe hiểu chứng a la hán xong rồi nhập niết bàn luôn thì sẽ không có các bộ kinh ngày hôm nay. Rồi tới thời hiện đại nếu như các sư thầy, sư cô không chia sẻ, lan truyền những giáo lý vi diệu, nhiệm màu cho các phật tử, nếu như các phật tử cũng chỉ tu tâm không đến chùa, không thân cận gần gũi nghe pháp, không tạo công đức lành thì thật sự đó là một cuộc sống rất là ích kỷ. Suốt cuộc đời này mình sẽ không mang lại giá trị, hạnh phúc, an lạc cho bất kì ai hết. Tu là mình phải nghĩ tới người khác nữa, chứ mình chỉ tu tâm mình thôi thì chưa thể nào mà viên hành đạo nghiệp.

    Sự quy y tam bảo

    Sự quy y tam bảo cụ thể thể hiện bằng các hành động bên ngoài là:

    Sự quy y tam bảo là gì?
    Sự quy y tam bảo thể hiện bằng hành động

    Lý Quy y tam bảo

    Gồm có tự quy y Phật, tự quy y Pháp, tự quy y Tăng.

    Lý quy y tam bảo là gì?

    Lợi ích của quy y tam bảo

    Kết luận

    Theo sư cô Giác Lệ Hiếu

    Video Quay về nương tựa tam bảo – SC. Giác Lệ Hiếu trong chuỗi bài giảng Phật học phổ thông

    Nghi thức quy y tam bảo như thế nào?

    Tùy theo từng sư thầy, từng chùa khác nhau mà lễ quy y tam bảo có thể sẽ khác nhau một chút về nghi thức, cách đăng ký và yêu cầu. Tuy nhiên thì các nghi thức này khá đơn giản và được thực hiện nhanh chóng.

    Video thầy Thích Pháp Hòa giảng về quy y tam bảo

    Cảm ơn bạn vì đã đọc bài viết, hy vọng bạn đã hiểu thêm về quy y tam bảo.

    Xem ngay trên Youtube

    Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

    Chuyên mục: Nghiên cứu

    Xem thêm Quy y Tam Bảo là gì? Nghi thức quy y như thế nào? Lợi ích

    Nghe bản audio trên youtube

    Luân hồi là vô tận, 1 kiếp người cũng chỉ như một giấc mộng ngắn ngủi từ vô tận tái sinh. Vậy thì trong cái luân hồi của vô tận đó có cách nào để mình dừng lại không? Có cách nào để mình làm chủ sinh tử của cuộc đời mình không? Thì một trong những cái thềm thang đầu tiên đó chính là: Quy Y Tam Bảo.

    Nội dung chính

      Quy y tam bảo là gì?

      Quy y tam bảo có nghĩa là trở về nương tựa vào Phật, Pháp, Tăng.

      Quy-y là gì?

      Quy là trở về.

      Y là nương tựa.

      Quy y có nghĩa là trở về nương tựa. Mình trở về nương tựa, hướng về một nơi để giúp cho cuộc sống của mình có thể hạnh phúc, an lành, tươi sáng hơn.

      Tam bảo là gì?

      Tam bảo có nghĩa là 3 ngôi báu:

      • Phật: tiếng Phạn là Buddha, Trung Hoa dịch là Giác giả. Chúng ta có thể nói về Phật đó là “Giác nhi bất mê” có nghĩa là cái người mà không mê thì gọi là người giác ngộ. Người giác ngộ chính là Phật, tức là mai đây mình có giác ngộ thì mình cũng sẽ là Phật.
      • Pháp: tiếng Phạn là Dharma, là những nơi kinh, những lời dạy của Đức Phật gọi là Tam Tạng Kinh Điển (Kinh-Luật-Luận). Chữ Pháp ở trong bối cảnh này nó rất là nhỏ so với chữ Pháp ở trong Phật giáo có ít nhất hơn 50 cái định nghĩa. Mọi thứ cỏ cây vô tình, hữu tình trên đời này mình đều gọi là một Pháp, kể cả chúng sinh, mưa, nắng, gió, lửa đều là một Pháp cả. Nhưng chữ Pháp ở trong cái nơi mà mình gọi là 3 ngôi tam bảo này thì giới hạn trong những lời dạy của Đức Phật.
      • Tăng: tiếng Phạn gọi là Sangha, Trung Hoa dịch là hòa hợp chúng, có nghĩa là một đoàn thể tu hành từ 4 người trở lên.

      Ba bậc tam bảo là gì?

      Hòa thượng định nghĩa ba bậc tam bảo gồm có: Đồng thể tam bảo, Xuất thế gian tam bảo, Thế gian trụ trì tam bảo.

      Đồng thể tam bảo

      • Đồng thể Phật bảo có nghĩa nói chúng sinh cùng Chư Phật đồng một thể tính không khác, tức là mình cũng có nhân duyên để thành Phật. Đồng một pháp tánh sáng suốt.
      • Đồng thể Pháp bảo có nghĩa là chúng sinh cùng Chư Phật đồng một pháp tánh từ bi bình đẳng.
      • Đồng thể Tăng bảo có nghĩa là chúng sinh cùng Chư Phật đồng một thể pháp tánh thanh tịnh hòa hợp.

      Xuất thế gian tam bảo

      • Xuất thế gian Phật bảo: Ví dụ chỉ cho Đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, chư Phật trong 10 phương 3 đời hiện tại là không có mặt trên thế gian.
      • Xuất thế gian Pháp bảo: Là những chánh pháp của Đức Phật dạy để chúng ta từ chúng sinh thành bậc thánh, thoát khỏi sự ràng buộc của thế gian bao gồm tứ diệu đế, thập nhị nhân duyên, lục độ…
      • Xuất thế gian Tăng bảo: Chỉ các vị thánh tăng như đức quán thế âm bồ tát, Đức Đại Thế Chí, Đức Văn Thù, ngài Mục Kiền Liên, ngài A Nan,…

      Thế gian trụ trì tam bảo

      • Thế gian trụ trì Phật bảo: Là Xá lợi của Đức Phật, tượng Phật, tranh Phật, hình Phật,…
      • Thế gian trụ trì Pháp bảo: Là các hình thức lưu trữ tam tạng kinh điển, 3 tạng giáo điển Kinh – Luật – Luận.
      • Thế gian trụ trì Tăng bảo: Là các vị Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni tu hành chân chính, giới luật trang nghiệm, đạo đức trong sạch.

      Quy y tam bảo là làm gì?

      Trong nhà Phật thì luôn có “Sự” và “Lý”, mình có thể hiểu đơn giản “Sự” là các yếu tố bên ngoài tức là cái hình ảnh, kiểu dáng, mẫu mã và “Lý” là cái bên trong, cái nội dung, tâm của ta. Mà nhà Phật mình luôn Lý Sự viên dung, nghĩa là không có một bên ngoài hay bên trong mà được.

      Rất nhiều người có quan điểm rằng chỉ cần tu tâm là được. Tiện đây cũng xin phản biện lại quan điểm này như sau: Nếu như Đức Phật chỉ quy y tâm thôi thì Phật chứng quả xong rồi Phật nhập niết bàn luôn chứ không đi thuyết pháp, sẽ không có 45 năm thuyết pháp của Đức Phật. Tiếp theo đến quý thầy, nếu các quý thầy thân cận Đức Phật hồi đó nghe hiểu chứng a la hán xong rồi nhập niết bàn luôn thì sẽ không có các bộ kinh ngày hôm nay. Rồi tới thời hiện đại nếu như các sư thầy, sư cô không chia sẻ, lan truyền những giáo lý vi diệu, nhiệm màu cho các phật tử, nếu như các phật tử cũng chỉ tu tâm không đến chùa, không thân cận gần gũi nghe pháp, không tạo công đức lành thì thật sự đó là một cuộc sống rất là ích kỷ. Suốt cuộc đời này mình sẽ không mang lại giá trị, hạnh phúc, an lạc cho bất kì ai hết. Tu là mình phải nghĩ tới người khác nữa, chứ mình chỉ tu tâm mình thôi thì chưa thể nào mà viên hành đạo nghiệp.

      Sự quy y tam bảo

      Sự quy y tam bảo cụ thể thể hiện bằng các hành động bên ngoài là:

      Sự quy y tam bảo là gì?
      Sự quy y tam bảo thể hiện bằng hành động

      Lý Quy y tam bảo

      Gồm có tự quy y Phật, tự quy y Pháp, tự quy y Tăng.

      Lý quy y tam bảo là gì?

      Lợi ích của quy y tam bảo

      Kết luận

      Theo sư cô Giác Lệ Hiếu

      Video Quay về nương tựa tam bảo – SC. Giác Lệ Hiếu trong chuỗi bài giảng Phật học phổ thông

      Nghi thức quy y tam bảo như thế nào?

      Tùy theo từng sư thầy, từng chùa khác nhau mà lễ quy y tam bảo có thể sẽ khác nhau một chút về nghi thức, cách đăng ký và yêu cầu. Tuy nhiên thì các nghi thức này khá đơn giản và được thực hiện nhanh chóng.

      Video thầy Thích Pháp Hòa giảng về quy y tam bảo

      Cảm ơn bạn vì đã đọc bài viết, hy vọng bạn đã hiểu thêm về quy y tam bảo.

      Xem ngay trên Youtube

      Related Articles

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Back to top button