Nghiên cứu

PHƯỚC THIỆN GIỮ GIỚI là gì? Phước báu nhận được của người giữ giới

Phước thiện là quả của thiện Pháp, cho thân tâm an lạc ở hiện tại và vị lai, ở thế gian và siêu thế.
Có 10 Pháp phát sinh phước thiện là: Bố thí, Giữ giới, Hành thiền, Cung kính, Hỗ trợ, Hồi hướng, Hoan hỷ, Nghe pháp, Thuyết Pháp, Chánh kiến, mà bậc thiện trí nên tạo, để phát sinh phước thiện cho quả báu an lạc.

Nội dung chính

    PHƯỚC THIỆN GIỮ GIỚI là gì?

    Hành giả biết hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi, có tác ý trong đại thiện tâm giữ gìn thân và khẩu tránh xa thân hành 3 điều ác (Sát sinh, trộm cướp, tà dâm) và tránh xa khẩu nói 4 điều ác (Nói dối, nói thô ác, nói chia rẽ, nói vô ích), giữ gìn giới của mình được trong sạch và trọn vẹn, làm nền tảng cho mọi thiện Pháp phát triển, nhất là pháp hành Thiền Định và Thiền Tuệ. Giới trong sạch nghĩa là tác ý trong thiện tâm giữ giới không bị ô nhiễm, phiền não. Và trọn vẹn nghĩa là giữ các điều giới đầy đủ hoàn toàn.

    Bạn đang xem: PHƯỚC THIỆN GIỮ GIỚI là gì? Phước báu nhận được của người giữ giới

    Có ba loại bố thí: Bố thí vật chất, Bố thí sự bình yên và bố thí Giáo Pháp. Bố thí sự bình yên là sự giữ giới tự kiểm soát mình, không gây ra thiệt hại, đau khổ cho chúng sinh khác, giúp họ tránh sợ hãi. Vì thế, phước bố thí sự bình yên vượt xa phước bố thí vật chất. Ta nên chú trọng thực hành giữ giới hơn là bố thí vật chất. Khi không giữ ngũ giới, ta không thoát khỏi kẻ nội thù (ô nhiễm trong tâm) nên sống một cuộc đời đầy sợ hãi và hiểm nguy.

    Không giữ giới cấm sát sinh, vị đó gây oan trái, thù hận với nhiều chúng sinh, thậm chí giết hại người khác. Khi kẻ thất thế phải cúi đầu nhượng bộ, họ sẽ nuôi dưỡng trong tâm mối hận, chờ đợi cơ hội trả thù. Do đó, nếu không chế ngự được kẻ thù bên trong thì càng ngày con người càng có thêm kẻ ngoại thù và luôn bị hành hạ bởi nội thù phiền não, không thể an hưởng sự bình yên mà luôn sống trong sợ hãi. Họ khốn khổ vì không những phải gánh lấy hậu quả xấu ngay trong đời này, mà họ sẽ phải tái sinh vào khổ cảnh trong đời sau. Giữ giới làm cho thân, khẩu, ý trong sạch, nhân phẩm rạng ngời và nhờ trì giới, ta được tái sinh vào nhàn cảnh.

    Đại Thí (Mahādāna): Cao hơn tất cả các vật thí kể trên là phước báu có được do giữ giới. Cho nên phước báu giữ giới được gọi là đại thí.

    ⦁ Cố ý không sát sinh gọi là đại thí, vì khi cố ý không sát sinh, vị ấy bố thí sự an toàn tánh mạng cho tất cả chúng sinh, là bố thí sự an lạc, không nguy hại, không oan trái đến tất cả chúng sinh.

    ⦁ Cố ý không Trộm cướp gọi là đại thí, vì cố ý không Trộm cướp là bố thí sự an toàn tài sản cho người.

    ⦁ Cố ý không tà dâm gọi là đại thí, vì không tà dâm là tôn trọng hạnh phúc gia đình người khác.

    ⦁ Cố ý không nói dối gọi là đại thí, vì đó là bố thí lời chân thật, tạo nên lòng tin với mọi người.

    ⦁ Cố ý không dễ duôi, uống rượu và chất say là đại thí, vì điều đó giúp cho ta tỉnh táo, phân biệt đúng sai nên tránh được những việc ác như: Sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói dối…
    Năm đại thí này đem đến các phước báu lớn như: không bị nguy hại, không bị oan trái, không ai làm khổ mình. Có các loại giới như Ngũ giới, Bát giới, Thập giới, Tỳ Khưu giới, Tỳ Khưu Ni giới. Trong đó, ngũ giới là thường giới căn bản cho cư sĩ tại gia lẫn Tu sĩ xuất gia. Mỗi vị tùy theo bổn phận của mình mà cố gắng giữ gìn giới luật cho được trong sạch và trọn vẹn.

    Quả Khổ Của Người Phạm Giới

    ⦁ Tiêu hao tài sản lớn lao, do nhân dễ duôi (thất niệm).
    ⦁ Tiếng xấu bị lan truyền khắp mọi nơi.
    ⦁ Có bất thiện tâm e ngại, sợ sệt trước đám đông.
    ⦁ Có ác tâm mê muội lúc lâm chung.
    ⦁ Ác nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau trong cõi ác giới (Địa ngục, Asura, ngạ quỷ, súc sinh) để chịu quả khổ.

    Phước Báu Của Người Có Giới

    ⦁ Có nhiều của cải lớn lao, giàu sang, phú quý do nhờ nhân không dễ duôi (có trí nhớ biết mình).
    ⦁ Có danh thơm, tiếng tốt được lan truyền khắp mọi nơi.
    ⦁ Tâm dũng cảm, không rụt rè, e thẹn trước đám đông.
    ⦁ Tâm tỉnh táo, an lành, sáng suốt lúc lâm chung.
    ⦁ Thiện nghiệp giữ giới cho quả tái sinh cõi thiện dục giới (cõi người, cõi trời dục giới), hưởng mọi sự an lạc.

    Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

    Chuyên mục: Nghiên cứu

    Xem thêm PHƯỚC THIỆN GIỮ GIỚI là gì? Phước báu nhận được của người giữ giới

    Phước thiện là quả của thiện Pháp, cho thân tâm an lạc ở hiện tại và vị lai, ở thế gian và siêu thế.
    Có 10 Pháp phát sinh phước thiện là: Bố thí, Giữ giới, Hành thiền, Cung kính, Hỗ trợ, Hồi hướng, Hoan hỷ, Nghe pháp, Thuyết Pháp, Chánh kiến, mà bậc thiện trí nên tạo, để phát sinh phước thiện cho quả báu an lạc.

    Nội dung chính

      PHƯỚC THIỆN GIỮ GIỚI là gì?

      Hành giả biết hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi, có tác ý trong đại thiện tâm giữ gìn thân và khẩu tránh xa thân hành 3 điều ác (Sát sinh, trộm cướp, tà dâm) và tránh xa khẩu nói 4 điều ác (Nói dối, nói thô ác, nói chia rẽ, nói vô ích), giữ gìn giới của mình được trong sạch và trọn vẹn, làm nền tảng cho mọi thiện Pháp phát triển, nhất là pháp hành Thiền Định và Thiền Tuệ. Giới trong sạch nghĩa là tác ý trong thiện tâm giữ giới không bị ô nhiễm, phiền não. Và trọn vẹn nghĩa là giữ các điều giới đầy đủ hoàn toàn.

      Có ba loại bố thí: Bố thí vật chất, Bố thí sự bình yên và bố thí Giáo Pháp. Bố thí sự bình yên là sự giữ giới tự kiểm soát mình, không gây ra thiệt hại, đau khổ cho chúng sinh khác, giúp họ tránh sợ hãi. Vì thế, phước bố thí sự bình yên vượt xa phước bố thí vật chất. Ta nên chú trọng thực hành giữ giới hơn là bố thí vật chất. Khi không giữ ngũ giới, ta không thoát khỏi kẻ nội thù (ô nhiễm trong tâm) nên sống một cuộc đời đầy sợ hãi và hiểm nguy.

      Không giữ giới cấm sát sinh, vị đó gây oan trái, thù hận với nhiều chúng sinh, thậm chí giết hại người khác. Khi kẻ thất thế phải cúi đầu nhượng bộ, họ sẽ nuôi dưỡng trong tâm mối hận, chờ đợi cơ hội trả thù. Do đó, nếu không chế ngự được kẻ thù bên trong thì càng ngày con người càng có thêm kẻ ngoại thù và luôn bị hành hạ bởi nội thù phiền não, không thể an hưởng sự bình yên mà luôn sống trong sợ hãi. Họ khốn khổ vì không những phải gánh lấy hậu quả xấu ngay trong đời này, mà họ sẽ phải tái sinh vào khổ cảnh trong đời sau. Giữ giới làm cho thân, khẩu, ý trong sạch, nhân phẩm rạng ngời và nhờ trì giới, ta được tái sinh vào nhàn cảnh.

      Đại Thí (Mahādāna): Cao hơn tất cả các vật thí kể trên là phước báu có được do giữ giới. Cho nên phước báu giữ giới được gọi là đại thí.

      ⦁ Cố ý không sát sinh gọi là đại thí, vì khi cố ý không sát sinh, vị ấy bố thí sự an toàn tánh mạng cho tất cả chúng sinh, là bố thí sự an lạc, không nguy hại, không oan trái đến tất cả chúng sinh.

      ⦁ Cố ý không Trộm cướp gọi là đại thí, vì cố ý không Trộm cướp là bố thí sự an toàn tài sản cho người.

      ⦁ Cố ý không tà dâm gọi là đại thí, vì không tà dâm là tôn trọng hạnh phúc gia đình người khác.

      ⦁ Cố ý không nói dối gọi là đại thí, vì đó là bố thí lời chân thật, tạo nên lòng tin với mọi người.

      ⦁ Cố ý không dễ duôi, uống rượu và chất say là đại thí, vì điều đó giúp cho ta tỉnh táo, phân biệt đúng sai nên tránh được những việc ác như: Sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói dối…
      Năm đại thí này đem đến các phước báu lớn như: không bị nguy hại, không bị oan trái, không ai làm khổ mình. Có các loại giới như Ngũ giới, Bát giới, Thập giới, Tỳ Khưu giới, Tỳ Khưu Ni giới. Trong đó, ngũ giới là thường giới căn bản cho cư sĩ tại gia lẫn Tu sĩ xuất gia. Mỗi vị tùy theo bổn phận của mình mà cố gắng giữ gìn giới luật cho được trong sạch và trọn vẹn.

      Quả Khổ Của Người Phạm Giới

      ⦁ Tiêu hao tài sản lớn lao, do nhân dễ duôi (thất niệm).
      ⦁ Tiếng xấu bị lan truyền khắp mọi nơi.
      ⦁ Có bất thiện tâm e ngại, sợ sệt trước đám đông.
      ⦁ Có ác tâm mê muội lúc lâm chung.
      ⦁ Ác nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau trong cõi ác giới (Địa ngục, Asura, ngạ quỷ, súc sinh) để chịu quả khổ.

      Phước Báu Của Người Có Giới

      ⦁ Có nhiều của cải lớn lao, giàu sang, phú quý do nhờ nhân không dễ duôi (có trí nhớ biết mình).
      ⦁ Có danh thơm, tiếng tốt được lan truyền khắp mọi nơi.
      ⦁ Tâm dũng cảm, không rụt rè, e thẹn trước đám đông.
      ⦁ Tâm tỉnh táo, an lành, sáng suốt lúc lâm chung.
      ⦁ Thiện nghiệp giữ giới cho quả tái sinh cõi thiện dục giới (cõi người, cõi trời dục giới), hưởng mọi sự an lạc.

      Related Articles

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Back to top button