Nghiên cứu

Những Ác Nghiệp Và Quả Nghiệp Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Gotama)

Nội dung chính

    Nghiệp Và Quả Nghiệp Của Đức Phật Thích Ca (Gotama)

    Đức Phật Gotama là Đức Phật Chánh Đẳng Giác có trí tuệ siêu việt, là quả của đại thiện nghiệp 30 Pháp hạnh Ba La Mật được lưu trữ, tích lũy đầy đủ, trọn vẹn trong tâm, sinh rồi diệt liên tục từ Đức Bồ Tát kiếp đầu tiên cho đến Đức Bồ Tát kiếp cuối cùng, trải qua vô số kiếp sinh tử luân hồi trong 3 giới 4 loài, suốt 20 A Tăng Kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất.

    Kiếp Đầu Tiên Của Đức Phật Thích Ca (Gotama)

    Tiền thân của Ngài từ vô thủy đã trải qua vô số kiếp tạo nghiệp thiện ác. Đến một kiếp, Ngài thấy một vị Tỳ Khưu hành hạnh đầu đà trong rừng, nên phát sinh đức tin trong sạch cúng dường “một tấm vải cũ” đến vị ấy. Ngay khi ấy, Ngài phát nguyện tâm đại bi muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác để tế độ chúng sinh thoát khỏi khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.

    Bạn đang xem: Những Ác Nghiệp Và Quả Nghiệp Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Gotama)

    Kiếp Cuối Cùng Của Đức Phật Thích Ca (Gotama)

    Từ khi phát nguyện trong tâm, Ngài trải qua vô số kiếp không chỉ tích lũy 30 Ba La Mật, mà có khi còn tạo mọi ác nghiệp (Vì Bồ Tát vẫn còn là Phàm Phu) đến kiếp cuối cùng qua 3 thời kỳ:

    • Thời kỳ đầu: Ngài có trí tuệ siêu việt, nguyện trong tâm muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, và tiếp tục tích lũy Ba La Mật suốt 7 A Tăng Kỳ.
    • Thời kỳ giữa: Ngài phát nguyện bằng lời nói, để chúng sinh biết ý nguyện muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, rồi tiếp tục và tiếp tục tích lũy Ba La Mật suốt 9 A Tăng Kỳ.
    • Thời kỳ cuối: Ngài là Đạo sĩ Sumedha, được Đức Phật Dīpaṅkara (Phật Nhiên Đăng) thọ ký đầu tiên, xác định thời gian còn lại 4 A Tăng Kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa, sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama.

    Như vậy, từ lúc phát nguyện trong tâm đến lúc trở thành Thái Tử Siddhattha, trải qua 20 A Tăng Kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất, Ngài đã được 24 vị Phật Toàn Giác quá khứ thọ ký, tích lũy đủ 30 Ba La Mật để trở thành Đức Phật Gotama.

    ⦁ Đại Thiện Nghiệp Ba La Mật Hỗ Trợ Cho Quả

    Đức Bồ Tát Thái Tử Siddhattha sinh làm người có đủ 32 tướng tốt của bậc đại nhân và 80 vẻ đẹp, đó là quả của đại thiện nghiệp 30 hạnh Ba La Mật mà Ngài đã tích lũy trong vô số kiếp. Năm tròn đúng 35 tuổi, cũng nhờ thiện nghiệp ấy, Ngài đã chứng ngộ Thánh Quả, trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác Gotama. Từ khi đó, Ngài không còn tạo bất cứ nghiệp mới nào nữa, vì có tác ý tâm sở đồng sinh với tâm duy tác, nên tác ý ấy không gọi là nghiệp, mà chỉ thuộc về Pháp không thiện, không ác.

    Tuy Chư Phật và A La Hán hoàn toàn không tạo thêm nghiệp thiện ác mới, nhưng vẫn còn tất cả nghiệp thiện ác cũ đã tạo từ quá khứ được lưu trữ trong tâm. Nếu nghiệp thiện ác cũ nào có cơ hội thì nghiệp ấy cho quả trong kiếp hiện tại. Còn sau khi các Ngài tịch diệt Niết Bàn, thì tất cả các nghiệp còn lại trở thành vô hiệu nghiệp, không còn cơ hội cho quả được nữa.

    Ác Nghiệp Cũ Của Đức Phật Thích Ca (Gotama)

    Trong Kinh Tiểu Bộ (Chú giải Apadāna phần Buddhāpadāna), Đức Phật thuyết giảng về những ác nghiệp cũ của Ngài cho quả trong kiếp cuối như sau:

    Đức Bồ Tát Hành Khổ Hạnh Suốt 6 Năm Trường

    Trong thời Đức Phật Kassapa (vị Phật trước kế Đức Phật Gotama), Đức Bồ Tát là Bà La Môn Jotipāla có tính ngã mạn về dòng dõi, chưa có đức tin nơi Đức Phật nên khi nghe đến danh hiệu Đức Phật Kassapa, Ngài nói:
    “Sa môn ấy không dễ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác là điều khó khăn lắm.”
    Ghaṭikāra, bạn thân của Ngài, vốn là một Cư sĩ nam có đức tin trong sạch nơi Đức Phật Kassapa nên thường khuyến khích Ngài đến hầu Đức Phật nghe Pháp, nhưng lần nào Ngài cũng chối từ.

    Một hôm, bạn Ghaṭikāra bày kế mời Ngài đi tắm tại một bến nước gần nơi Đức Phật ngụ. Khi tắm xong, bạn Ghaṭikāra liền mời Ngài đến hầu Đức Phật nghe Pháp, nhưng Ngài không đi nên bị bạn Ghaṭikāra nắm tóc, dắt lôi đến hầu Đức Phật. Khi nghe Đức Phật Kassapa thuyết Pháp, Ngài có đức tin trong sạch nên xuất gia thành Tỳ Khưu, rồi được Đức Phật Kassapa thọ ký Ngài sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama.” Đức Phật Kassapa là Đức Phật Chánh Đẳng Giác thứ 24, là vị Phật cuối cùng thọ ký cho Tỳ Khưu Bồ Tát Jotipāla.

    Đến kiếp cuối cùng, Đức Bồ Tát Jotipāla chính là Thái Tử Siddhattha từ bỏ cung điện, đi xuất gia. Do khẩu ác nghiệp cũ, xúc phạm đến Đức Phật Kassapa trong thời quá khứ ấy, nên Đức Bồ Tát Siddhattha thực hành Pháp khổ hạnh bậc nhất suốt 6 năm trường (lâu hơn các vị Phật quá khứ) tại rừng Uruvelā. Về sau, Ngài từ bỏ Pháp tu sai lầm đó để hành theo Pháp Trung Đạo (Bát Chánh Đạo) mới chứng ngộ Phật Quả.

    Đức Phật Bị Nàng Ciñcāmāṇavikā Vu Khống

    Trong quá khứ, Đức Bồ Tát đã vu khống Ngài Trưởng Lão Nanda, bậc Thánh Thanh Văn Đệ Tử của một Đức Phật quá khứ. Sau khi chết, khẩu ác nghiệp ấy cho quả tái sinh ở cõi địa ngục, chịu khổ hàng ngàn năm. Do năng lực của khẩu ác nghiệp ấy còn dư sót nên mỗi khi sinh làm người, Ngài thường bị vu khống những điều xấu. Kiếp hiện tại, Ngài trở thành Đức Phật Gotama thuyết Pháp độ sinh, thu hút rất nhiều thành phần quý tộc và các tín đồ tôn giáo khác. Từ đó, nhóm tu sĩ ngoại đạo mất uy tín và lợi ích nên sắp xếp cô kỹ nữ Ciñcāmāṇavikā (tín đồ ngoan đạo của họ) ám hại Đức Phật.

    Mỗi chiều, cô ăn mặc đẹp đẽ, quyến rũ, cầm một bó hoa trên tay đến chùa Jetavana (Kỳ Viên), cố ý để mọi người đi nghe Pháp về nghi ngờ, rồi cô nghỉ đêm ở một tu viện ngoại đạo gần đó. Sáng sớm hôm sau, ngay lúc các Cư sĩ đến chùa Jetavana cúng dường, cô lại đi hướng ngược lại về thành Sāvatthi để họ trông thấy. Cứ nhiều ngày như vậy, có nhiều người hoài nghi, nên cô thú nhận thường qua đêm ở hương thất của Đức Phật. Khoảng 9 tháng sau, khi Đức Phật đang thuyết Pháp tại chùa Jetavana với hội chúng đông đảo, cô độn bụng, giả mang thai đến mắng nhiếc Đức Phật đã bỏ bê cô ta bụng mang dạ chửa. Đức Phật an nhiên, tự tại bảo rằng chỉ có Ngài và cô ấy biết rõ sự thật.

    Ngay đó, Đức Vua Trời Sakka đã khiến cô rơi tấm gỗ từ trong bụng xuống làm chân bầm máu. Sự thật được phơi bày, cô bị mắng nhiếc, đuổi khỏi chùa. Sau đó đất nứt ra, phát lửa thiêu cháy và hút cô xuống sâu vào lòng đất. Sau khi chết, cô sinh vào đại địa ngục Avīci, chịu khổ lâu dài do ác nghiệp ấy.

    Đức Phật Bị Tu Sĩ Ngoại Đạo Sundarī Vu Khống

    Trong quá khứ, Đức Bồ Tát là dân nghèo Munāḷi, thường thân cận với kẻ ác, nên sinh thói hư tật xấu. Một hôm, Ngài vu khống Đức Phật Độc Giác Surabhi rằng: “Sa-môn trọc đầu này phá giới! Hành pháp thấp hèn!”. Do khẩu ác nghiệp ấy, khi chết, Ngài rơi vào cõi địa ngục. Do ác nghiệp ấy còn dư sót nên mỗi khi sinh làm người, Ngài thường bị vu khống nói xấu.

    Kiếp hiện tại, Ngài là Đức Phật Gotama danh tiếng lừng lẫy, nên bị nhiều tu sĩ ngoại đạo ganh ghét, bày mưu tính kế hãm hại, làm mất uy tín. Họ sai khiến nữ tu sĩ ngoại đạo xinh đẹp Sundarī mỗi chiều đến chùa Jetavana, mỗi sáng sớm lại từ chùa về thành Sāvatthi. Cứ vậy nhiều ngày, Cô cố làm cho người ta nghi ngờ, rồi rêu rao qua đêm ở hương thất của Đức Phật hằng đêm.

    Đức Phật và Chư Tăng Bị Vu Khống Giết Nữ Tu Sĩ Ngoại Đạo Sundarī

    Trong quá khứ, Ngài là Bà La Môn đa văn túc trí, học nhiều hiểu rộng, làm Thầy dạy nhóm đệ tử 500 vị, dưới chân núi Himavanta. Một hôm, Ngài sinh tâm ganh tỵ với vị Đạo sĩ chứng Bát Thiền, ngũ thông 8 nên vu khống vị ấy với đệ tử mình rằng vị Đạo sĩ này là người lừa dối, thích hưởng dục lạc trong ngũ dục,… Rồi nhóm đệ tử tin theo lời Thầy, đi vào làng khất thực, cũng nói xấu vị ấy như vậy. Khi chết, ác nghiệp ấy khiến Ngài rơi vào cõi địa ngục, chịu khổ lâu dài.

    8 Ngũ thông: Thiên nhãn thông (Nhìn xuyên nhiều thế giới), Thiên nhĩ thông (Nghe hiểu tất cả âm thanh xa gần), Tha tâm thông (Hiểu được tâm chúng sinh khác), Túc mạng thông (Biết được tiền kiếp), Thần túc thông (Biến hóa khôn lường, độn thổ, bay trên không, đi dưới nước,…)

    Vì các tu sĩ ngoại đạo và nữ tu sĩ Sundarī vu khống Đức Phật mà vẫn không làm giảm uy tín Ngài được, nên họ thuê người giết nữ tu sĩ ngoại đạo Sundarī, rồi giấu xác chết của cô trong đống rác trước cổng chùa Jetavana. Sau khi cho Đức Vua Pasenadi (nước Kosala) biết rằng cô Sundarī mất tích, họ giả bộ đi tìm khắp nơi, rồi đến cổng chùa lôi xác chết của cô Sundarī ra và rêu rao rằng chính Đức Phật và Chư Tăng hãm hại cô. Với sự anh minh, sáng suốt, Đức Vua Pasenadi sai người điều tra và minh oan cho Đức Phật và Chư Tăng.

    Đức Phật Bị Mảnh Đá Đụng Nơi Ngón Chân Cái

    Tiền thân của Ngài sinh trong gia đình giàu sang, có một em trai cùng cha khác mẹ. Khi cha mẹ đều qua đời, vì muốn chiếm đoạt toàn bộ tài sản, Ngài xô người em té xuống hốc đá chết. Do ác nghiệp này, nên khi chết, Ngài bị đọa vào cõi địa ngục. Kiếp hiện tại, Ngài là Thái Tử Siddhattha, có người em cô cậu là Hoàng Tử Devadatta (anh trai của công chúa Yasodharā) hãm hại. Khi Đức Phật Gotama về thành Kapilavatthu tế độ dòng tộc Sakya, Hoàng Tử Devadatta xuất gia trở thành Tỳ Khưu, tu tập chứng các bậc Thiền Định và đắc ngũ thông.

    Tiền kiếp Tỳ Khưu Devadatta oan trái với Bồ Tát

    Trong thời quá khứ, có một gia đình trước đây là nhà phú hộ, nhưng hiện tại nghèo khó, chỉ còn chiếc mâm bằng vàng ròng bị bụi bám đầy. Người thừa kế là một bà ngoại già và đứa cháu gái không biết giá trị của nó. Một hôm, thấy người buôn bán nữ trang (tiền kiếp của Tỳ Khưu Devadatta) đi qua ngang nhà, cô cháu gái thích mua một món nữ trang, nhưng bà ngoại lấy chiếc mâm cũ kia mong đổi được một món nữ trang nhỏ nào đó.

    Với tính tham lam, xảo trá, người thương buôn muốn chiếm đoạt chiếc mâm vàng bằng một món nữ trang nhỏ không đáng giá, nên giả vờ bực dọc ném chiếc mâm xuống đất, rồi bỏ đi nơi khác. Hôm sau, thấy một người buôn bán nữ trang khác (Tiền kiếp của Đức Phật) đi ngang qua nhà, cô cháu gái lại khóc lóc năn nỉ đòi nữ trang. Bà lão kể lể hoàn cảnh khốn khó để mong đổi chiếc mâm cũ lấy một món nữ trang nhỏ. Với tính lương thiện, thật thà, Ngài nói thật cho bà cháu nghe giá trị chiếc mâm vàng quý giá ít nhất 100 ngàn đồng tiền vàng, nhưng hiện không đủ tư trang để mua món vật này. Bà lão cảm kích trước tấm chân tình ấy của Ngài nên bảo cứ lấy chiếc mâm vàng, rồi đổi cho bà món nữ trang nào cũng được.

    Sau nhiều lần từ chối không được, Ngài đành trao lại tất cả số nữ trang và trọn số tiền 500 đồng tiền vàng cho hai bà cháu, rồi đem chiếc mâm vàng đi xa. Sau đó, người lái buôn tham lam, gian xảo hôm trước, nay trở lại tìm bà lão, rồi biết chuyện nên uất hận cực độ, tức tốc đuổi theo Đức Bồ Tát nhưng không kịp. Quá tiếc của, nóng giận và căm hận Đức Bồ Tát nên y trào máu họng, lăn ra chết với câu lời thề độc: “Ta sẽ kết oan trái với ngươi”. Đây là lần kết oan trái đầu tiên của tiền kiếp Tỳ Khưu Devadatta với Đức Bồ Tát, tiền kiếp của Đức Phật.

    Từ đó về sau, trong vô số kiếp luân hồi sinh tử, hễ khi hai bên gặp nhau, dù trong hoàn cảnh, địa vị nào, hậu kiếp của người lái buôn tham lam, gian xảo kia cũng tìm cách giết hại, làm khổ Đức Bồ Tát.

    Trong kiếp hiện tại, do năng lực của ác nghiệp sát sinh cũ (xô người em té chết) và oan trái với người lái buôn gian ác còn dư sót, nên Đức Phật Gotama bị Tỳ Khưu Devadatta xô tảng đá từ núi lăn xuống đường Ngài đi kinh hành, làm ngón chân cái trên bàn chân phải của Ngài bị máu bầm. Vậy Tỳ Khưu Devadatta đã phạm phải một trong Ngũ nghịch đại tội nên sau đó ông bị đất rút xuống, thiêu cháy, rồi chết đọa vào địa ngục Avīci.

    Đức Phật Bị Voi Nāḷāgiri Rượt Đuổi

    Trong tiền kiếp, Ngài là người nài voi, phát sinh tâm sân làm voi nổi giận rượt đuổi theo Đức Phật Độc Giác. Ở kiếp này, do năng lực ác nghiệp ấy còn dư sót khiến Tỳ Khưu Devadatta sai người quản tượng thả voi Nāḷāgiri hung dữ, say rượu, điên cuồng xông thẳng đến Đức Phật khi Ngài đang vào thành Rājagaha khất thực. Ngay đó, Đức Phật niệm rải tâm từ cảm thắng voi Nāḷāgiri, nên voi quỳ xuống một cách cung kính dưới chân Ngài.

    Đức Phật Bị Bệnh Đau Đầu (Sīsadukkha)

    Tiền kiếp của Ngài sinh trong xóm ngư dân. Nhìn thấy đám ngư dân bắt được cá rất nhiều, tiền kiếp của Ngài phát sinh tâm hoan hỷ. Do năng lực của ác nghiệp hoan hỷ chứng kiến cảnh sát sinh còn dư sót, nên đôi khi cho quả khổ, làm Ngài đau đầu trong kiếp này. Còn đám ngư dân trong quá khứ, nay là dòng họ Sakya (tộc Thích Ca) bị Đức Vua Viṭaṭūbha (Vua Lưu Ly) tàn sát tất cả.

    Đức Phật và Chư Tăng Ăn Cơm Gạo Đỏ

    Tiền kiếp của Ngài trong quá khứ là kẻ si mê, sinh trong gia đình thuộc giai cấp thấp, kém học thức nên khi thấy Chư Tỳ Khưu Thanh Văn Giác độ vật thực (cơm gạo sāli) ngon lành, nên xúc phạm rằng: “Các Sa môn đầu trọc, hãy dùng cơm gạo đỏ, đừng dùng cơm gạo sāli,…”. Với khẩu ác nghiệp ấy, Ngài sinh trong cõi ác giới, chịu khổ dài. Đến kiếp này, do ác nghiệp cũ còn dư sót mà

    Đức Phật phải ăn cơm gạo đỏ (thức ăn của ngựa) suốt 3 tháng hạ ở xứ Verañjā. Đây là ác nghiệp riêng của Ngài, nhưng quả của ác nghiệp còn ảnh hưởng đến 500 Đại Đức Tỳ Khưu Tăng Thanh Văn đệ tử phải chịu chung.

    Đức Phật Bị Bệnh Đau Lưng

    Tiền kiếp của Ngài đã từng làm cho một võ sĩ đô vật lừng danh trong thời quá khứ đau sụn lưng cột sống. Do nghiệp cũ ấy còn dư sót, nên kiếp này, Ngài thường bị bệnh đau lưng, nhức mỏi.

    Đức Phật Bị Bệnh Đại Tiện Ra Máu

    Tiền kiếp của Ngài làm nghề thầy thuốc, vị thầy ấy chữa bệnh cho con trai phú hộ. Do không hài lòng con trai phú hộ, nên vị thầy đã bốc thuốc xổ cho con trai phú hộ uống. Do ác nghiệp cũ ấy cho quả, nên kiếp này, trên đường đến Kusinārā nhập Đại Niết Bàn, Ngài lâm bệnh kiết lỵ, đại tiện ra máu.

    Đức Phật Khát Nước

    Tiền kiếp của Ngài thấy bò mẹ đang uống nước đục, nên ngăn không cho nó uống. Ở kiếp này, trên đường đến Kusinārā nhập Diệt, do nghiệp cũ ấy còn sót, nên khiến Ngài chịu khát chờ đợi Ngài Ānanda xuống sông lấy nước tới 2 lần.

    Cho nên, Nghiệp và quả của nghiệp rất công bằng, không hề thiên vị ai, kể cả Đức Phật và chư vị A La Hán. Thật vậy, đại thiện nghiệp 30 Ba La Mật cho quả, giúp Ngài trở thành Đức Phật Gotama. Và những ác nghiệp cũ có cơ hội cho quả, khiến Ngài phải chịu quả xấu trong kiếp hiện tại cho đến trước khi tịch diệt Niết Bàn.

    Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

    Chuyên mục: Nghiên cứu

    Xem thêm Những Ác Nghiệp Và Quả Nghiệp Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Gotama)

    Nội dung chính

      Nghiệp Và Quả Nghiệp Của Đức Phật Thích Ca (Gotama)

      Đức Phật Gotama là Đức Phật Chánh Đẳng Giác có trí tuệ siêu việt, là quả của đại thiện nghiệp 30 Pháp hạnh Ba La Mật được lưu trữ, tích lũy đầy đủ, trọn vẹn trong tâm, sinh rồi diệt liên tục từ Đức Bồ Tát kiếp đầu tiên cho đến Đức Bồ Tát kiếp cuối cùng, trải qua vô số kiếp sinh tử luân hồi trong 3 giới 4 loài, suốt 20 A Tăng Kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất.

      Kiếp Đầu Tiên Của Đức Phật Thích Ca (Gotama)

      Tiền thân của Ngài từ vô thủy đã trải qua vô số kiếp tạo nghiệp thiện ác. Đến một kiếp, Ngài thấy một vị Tỳ Khưu hành hạnh đầu đà trong rừng, nên phát sinh đức tin trong sạch cúng dường “một tấm vải cũ” đến vị ấy. Ngay khi ấy, Ngài phát nguyện tâm đại bi muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác để tế độ chúng sinh thoát khỏi khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.

      Kiếp Cuối Cùng Của Đức Phật Thích Ca (Gotama)

      Từ khi phát nguyện trong tâm, Ngài trải qua vô số kiếp không chỉ tích lũy 30 Ba La Mật, mà có khi còn tạo mọi ác nghiệp (Vì Bồ Tát vẫn còn là Phàm Phu) đến kiếp cuối cùng qua 3 thời kỳ:

      • Thời kỳ đầu: Ngài có trí tuệ siêu việt, nguyện trong tâm muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, và tiếp tục tích lũy Ba La Mật suốt 7 A Tăng Kỳ.
      • Thời kỳ giữa: Ngài phát nguyện bằng lời nói, để chúng sinh biết ý nguyện muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, rồi tiếp tục và tiếp tục tích lũy Ba La Mật suốt 9 A Tăng Kỳ.
      • Thời kỳ cuối: Ngài là Đạo sĩ Sumedha, được Đức Phật Dīpaṅkara (Phật Nhiên Đăng) thọ ký đầu tiên, xác định thời gian còn lại 4 A Tăng Kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa, sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama.

      Như vậy, từ lúc phát nguyện trong tâm đến lúc trở thành Thái Tử Siddhattha, trải qua 20 A Tăng Kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất, Ngài đã được 24 vị Phật Toàn Giác quá khứ thọ ký, tích lũy đủ 30 Ba La Mật để trở thành Đức Phật Gotama.

      ⦁ Đại Thiện Nghiệp Ba La Mật Hỗ Trợ Cho Quả

      Đức Bồ Tát Thái Tử Siddhattha sinh làm người có đủ 32 tướng tốt của bậc đại nhân và 80 vẻ đẹp, đó là quả của đại thiện nghiệp 30 hạnh Ba La Mật mà Ngài đã tích lũy trong vô số kiếp. Năm tròn đúng 35 tuổi, cũng nhờ thiện nghiệp ấy, Ngài đã chứng ngộ Thánh Quả, trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác Gotama. Từ khi đó, Ngài không còn tạo bất cứ nghiệp mới nào nữa, vì có tác ý tâm sở đồng sinh với tâm duy tác, nên tác ý ấy không gọi là nghiệp, mà chỉ thuộc về Pháp không thiện, không ác.

      Tuy Chư Phật và A La Hán hoàn toàn không tạo thêm nghiệp thiện ác mới, nhưng vẫn còn tất cả nghiệp thiện ác cũ đã tạo từ quá khứ được lưu trữ trong tâm. Nếu nghiệp thiện ác cũ nào có cơ hội thì nghiệp ấy cho quả trong kiếp hiện tại. Còn sau khi các Ngài tịch diệt Niết Bàn, thì tất cả các nghiệp còn lại trở thành vô hiệu nghiệp, không còn cơ hội cho quả được nữa.

      Ác Nghiệp Cũ Của Đức Phật Thích Ca (Gotama)

      Trong Kinh Tiểu Bộ (Chú giải Apadāna phần Buddhāpadāna), Đức Phật thuyết giảng về những ác nghiệp cũ của Ngài cho quả trong kiếp cuối như sau:

      Đức Bồ Tát Hành Khổ Hạnh Suốt 6 Năm Trường

      Trong thời Đức Phật Kassapa (vị Phật trước kế Đức Phật Gotama), Đức Bồ Tát là Bà La Môn Jotipāla có tính ngã mạn về dòng dõi, chưa có đức tin nơi Đức Phật nên khi nghe đến danh hiệu Đức Phật Kassapa, Ngài nói:
      “Sa môn ấy không dễ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác là điều khó khăn lắm.”
      Ghaṭikāra, bạn thân của Ngài, vốn là một Cư sĩ nam có đức tin trong sạch nơi Đức Phật Kassapa nên thường khuyến khích Ngài đến hầu Đức Phật nghe Pháp, nhưng lần nào Ngài cũng chối từ.

      Một hôm, bạn Ghaṭikāra bày kế mời Ngài đi tắm tại một bến nước gần nơi Đức Phật ngụ. Khi tắm xong, bạn Ghaṭikāra liền mời Ngài đến hầu Đức Phật nghe Pháp, nhưng Ngài không đi nên bị bạn Ghaṭikāra nắm tóc, dắt lôi đến hầu Đức Phật. Khi nghe Đức Phật Kassapa thuyết Pháp, Ngài có đức tin trong sạch nên xuất gia thành Tỳ Khưu, rồi được Đức Phật Kassapa thọ ký Ngài sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama.” Đức Phật Kassapa là Đức Phật Chánh Đẳng Giác thứ 24, là vị Phật cuối cùng thọ ký cho Tỳ Khưu Bồ Tát Jotipāla.

      Đến kiếp cuối cùng, Đức Bồ Tát Jotipāla chính là Thái Tử Siddhattha từ bỏ cung điện, đi xuất gia. Do khẩu ác nghiệp cũ, xúc phạm đến Đức Phật Kassapa trong thời quá khứ ấy, nên Đức Bồ Tát Siddhattha thực hành Pháp khổ hạnh bậc nhất suốt 6 năm trường (lâu hơn các vị Phật quá khứ) tại rừng Uruvelā. Về sau, Ngài từ bỏ Pháp tu sai lầm đó để hành theo Pháp Trung Đạo (Bát Chánh Đạo) mới chứng ngộ Phật Quả.

      Đức Phật Bị Nàng Ciñcāmāṇavikā Vu Khống

      Trong quá khứ, Đức Bồ Tát đã vu khống Ngài Trưởng Lão Nanda, bậc Thánh Thanh Văn Đệ Tử của một Đức Phật quá khứ. Sau khi chết, khẩu ác nghiệp ấy cho quả tái sinh ở cõi địa ngục, chịu khổ hàng ngàn năm. Do năng lực của khẩu ác nghiệp ấy còn dư sót nên mỗi khi sinh làm người, Ngài thường bị vu khống những điều xấu. Kiếp hiện tại, Ngài trở thành Đức Phật Gotama thuyết Pháp độ sinh, thu hút rất nhiều thành phần quý tộc và các tín đồ tôn giáo khác. Từ đó, nhóm tu sĩ ngoại đạo mất uy tín và lợi ích nên sắp xếp cô kỹ nữ Ciñcāmāṇavikā (tín đồ ngoan đạo của họ) ám hại Đức Phật.

      Mỗi chiều, cô ăn mặc đẹp đẽ, quyến rũ, cầm một bó hoa trên tay đến chùa Jetavana (Kỳ Viên), cố ý để mọi người đi nghe Pháp về nghi ngờ, rồi cô nghỉ đêm ở một tu viện ngoại đạo gần đó. Sáng sớm hôm sau, ngay lúc các Cư sĩ đến chùa Jetavana cúng dường, cô lại đi hướng ngược lại về thành Sāvatthi để họ trông thấy. Cứ nhiều ngày như vậy, có nhiều người hoài nghi, nên cô thú nhận thường qua đêm ở hương thất của Đức Phật. Khoảng 9 tháng sau, khi Đức Phật đang thuyết Pháp tại chùa Jetavana với hội chúng đông đảo, cô độn bụng, giả mang thai đến mắng nhiếc Đức Phật đã bỏ bê cô ta bụng mang dạ chửa. Đức Phật an nhiên, tự tại bảo rằng chỉ có Ngài và cô ấy biết rõ sự thật.

      Ngay đó, Đức Vua Trời Sakka đã khiến cô rơi tấm gỗ từ trong bụng xuống làm chân bầm máu. Sự thật được phơi bày, cô bị mắng nhiếc, đuổi khỏi chùa. Sau đó đất nứt ra, phát lửa thiêu cháy và hút cô xuống sâu vào lòng đất. Sau khi chết, cô sinh vào đại địa ngục Avīci, chịu khổ lâu dài do ác nghiệp ấy.

      Đức Phật Bị Tu Sĩ Ngoại Đạo Sundarī Vu Khống

      Trong quá khứ, Đức Bồ Tát là dân nghèo Munāḷi, thường thân cận với kẻ ác, nên sinh thói hư tật xấu. Một hôm, Ngài vu khống Đức Phật Độc Giác Surabhi rằng: “Sa-môn trọc đầu này phá giới! Hành pháp thấp hèn!”. Do khẩu ác nghiệp ấy, khi chết, Ngài rơi vào cõi địa ngục. Do ác nghiệp ấy còn dư sót nên mỗi khi sinh làm người, Ngài thường bị vu khống nói xấu.

      Kiếp hiện tại, Ngài là Đức Phật Gotama danh tiếng lừng lẫy, nên bị nhiều tu sĩ ngoại đạo ganh ghét, bày mưu tính kế hãm hại, làm mất uy tín. Họ sai khiến nữ tu sĩ ngoại đạo xinh đẹp Sundarī mỗi chiều đến chùa Jetavana, mỗi sáng sớm lại từ chùa về thành Sāvatthi. Cứ vậy nhiều ngày, Cô cố làm cho người ta nghi ngờ, rồi rêu rao qua đêm ở hương thất của Đức Phật hằng đêm.

      Đức Phật và Chư Tăng Bị Vu Khống Giết Nữ Tu Sĩ Ngoại Đạo Sundarī

      Trong quá khứ, Ngài là Bà La Môn đa văn túc trí, học nhiều hiểu rộng, làm Thầy dạy nhóm đệ tử 500 vị, dưới chân núi Himavanta. Một hôm, Ngài sinh tâm ganh tỵ với vị Đạo sĩ chứng Bát Thiền, ngũ thông 8 nên vu khống vị ấy với đệ tử mình rằng vị Đạo sĩ này là người lừa dối, thích hưởng dục lạc trong ngũ dục,… Rồi nhóm đệ tử tin theo lời Thầy, đi vào làng khất thực, cũng nói xấu vị ấy như vậy. Khi chết, ác nghiệp ấy khiến Ngài rơi vào cõi địa ngục, chịu khổ lâu dài.

      8 Ngũ thông: Thiên nhãn thông (Nhìn xuyên nhiều thế giới), Thiên nhĩ thông (Nghe hiểu tất cả âm thanh xa gần), Tha tâm thông (Hiểu được tâm chúng sinh khác), Túc mạng thông (Biết được tiền kiếp), Thần túc thông (Biến hóa khôn lường, độn thổ, bay trên không, đi dưới nước,…)

      Vì các tu sĩ ngoại đạo và nữ tu sĩ Sundarī vu khống Đức Phật mà vẫn không làm giảm uy tín Ngài được, nên họ thuê người giết nữ tu sĩ ngoại đạo Sundarī, rồi giấu xác chết của cô trong đống rác trước cổng chùa Jetavana. Sau khi cho Đức Vua Pasenadi (nước Kosala) biết rằng cô Sundarī mất tích, họ giả bộ đi tìm khắp nơi, rồi đến cổng chùa lôi xác chết của cô Sundarī ra và rêu rao rằng chính Đức Phật và Chư Tăng hãm hại cô. Với sự anh minh, sáng suốt, Đức Vua Pasenadi sai người điều tra và minh oan cho Đức Phật và Chư Tăng.

      Đức Phật Bị Mảnh Đá Đụng Nơi Ngón Chân Cái

      Tiền thân của Ngài sinh trong gia đình giàu sang, có một em trai cùng cha khác mẹ. Khi cha mẹ đều qua đời, vì muốn chiếm đoạt toàn bộ tài sản, Ngài xô người em té xuống hốc đá chết. Do ác nghiệp này, nên khi chết, Ngài bị đọa vào cõi địa ngục. Kiếp hiện tại, Ngài là Thái Tử Siddhattha, có người em cô cậu là Hoàng Tử Devadatta (anh trai của công chúa Yasodharā) hãm hại. Khi Đức Phật Gotama về thành Kapilavatthu tế độ dòng tộc Sakya, Hoàng Tử Devadatta xuất gia trở thành Tỳ Khưu, tu tập chứng các bậc Thiền Định và đắc ngũ thông.

      Tiền kiếp Tỳ Khưu Devadatta oan trái với Bồ Tát

      Trong thời quá khứ, có một gia đình trước đây là nhà phú hộ, nhưng hiện tại nghèo khó, chỉ còn chiếc mâm bằng vàng ròng bị bụi bám đầy. Người thừa kế là một bà ngoại già và đứa cháu gái không biết giá trị của nó. Một hôm, thấy người buôn bán nữ trang (tiền kiếp của Tỳ Khưu Devadatta) đi qua ngang nhà, cô cháu gái thích mua một món nữ trang, nhưng bà ngoại lấy chiếc mâm cũ kia mong đổi được một món nữ trang nhỏ nào đó.

      Với tính tham lam, xảo trá, người thương buôn muốn chiếm đoạt chiếc mâm vàng bằng một món nữ trang nhỏ không đáng giá, nên giả vờ bực dọc ném chiếc mâm xuống đất, rồi bỏ đi nơi khác. Hôm sau, thấy một người buôn bán nữ trang khác (Tiền kiếp của Đức Phật) đi ngang qua nhà, cô cháu gái lại khóc lóc năn nỉ đòi nữ trang. Bà lão kể lể hoàn cảnh khốn khó để mong đổi chiếc mâm cũ lấy một món nữ trang nhỏ. Với tính lương thiện, thật thà, Ngài nói thật cho bà cháu nghe giá trị chiếc mâm vàng quý giá ít nhất 100 ngàn đồng tiền vàng, nhưng hiện không đủ tư trang để mua món vật này. Bà lão cảm kích trước tấm chân tình ấy của Ngài nên bảo cứ lấy chiếc mâm vàng, rồi đổi cho bà món nữ trang nào cũng được.

      Sau nhiều lần từ chối không được, Ngài đành trao lại tất cả số nữ trang và trọn số tiền 500 đồng tiền vàng cho hai bà cháu, rồi đem chiếc mâm vàng đi xa. Sau đó, người lái buôn tham lam, gian xảo hôm trước, nay trở lại tìm bà lão, rồi biết chuyện nên uất hận cực độ, tức tốc đuổi theo Đức Bồ Tát nhưng không kịp. Quá tiếc của, nóng giận và căm hận Đức Bồ Tát nên y trào máu họng, lăn ra chết với câu lời thề độc: “Ta sẽ kết oan trái với ngươi”. Đây là lần kết oan trái đầu tiên của tiền kiếp Tỳ Khưu Devadatta với Đức Bồ Tát, tiền kiếp của Đức Phật.

      Từ đó về sau, trong vô số kiếp luân hồi sinh tử, hễ khi hai bên gặp nhau, dù trong hoàn cảnh, địa vị nào, hậu kiếp của người lái buôn tham lam, gian xảo kia cũng tìm cách giết hại, làm khổ Đức Bồ Tát.

      Trong kiếp hiện tại, do năng lực của ác nghiệp sát sinh cũ (xô người em té chết) và oan trái với người lái buôn gian ác còn dư sót, nên Đức Phật Gotama bị Tỳ Khưu Devadatta xô tảng đá từ núi lăn xuống đường Ngài đi kinh hành, làm ngón chân cái trên bàn chân phải của Ngài bị máu bầm. Vậy Tỳ Khưu Devadatta đã phạm phải một trong Ngũ nghịch đại tội nên sau đó ông bị đất rút xuống, thiêu cháy, rồi chết đọa vào địa ngục Avīci.

      Đức Phật Bị Voi Nāḷāgiri Rượt Đuổi

      Trong tiền kiếp, Ngài là người nài voi, phát sinh tâm sân làm voi nổi giận rượt đuổi theo Đức Phật Độc Giác. Ở kiếp này, do năng lực ác nghiệp ấy còn dư sót khiến Tỳ Khưu Devadatta sai người quản tượng thả voi Nāḷāgiri hung dữ, say rượu, điên cuồng xông thẳng đến Đức Phật khi Ngài đang vào thành Rājagaha khất thực. Ngay đó, Đức Phật niệm rải tâm từ cảm thắng voi Nāḷāgiri, nên voi quỳ xuống một cách cung kính dưới chân Ngài.

      Đức Phật Bị Bệnh Đau Đầu (Sīsadukkha)

      Tiền kiếp của Ngài sinh trong xóm ngư dân. Nhìn thấy đám ngư dân bắt được cá rất nhiều, tiền kiếp của Ngài phát sinh tâm hoan hỷ. Do năng lực của ác nghiệp hoan hỷ chứng kiến cảnh sát sinh còn dư sót, nên đôi khi cho quả khổ, làm Ngài đau đầu trong kiếp này. Còn đám ngư dân trong quá khứ, nay là dòng họ Sakya (tộc Thích Ca) bị Đức Vua Viṭaṭūbha (Vua Lưu Ly) tàn sát tất cả.

      Đức Phật và Chư Tăng Ăn Cơm Gạo Đỏ

      Tiền kiếp của Ngài trong quá khứ là kẻ si mê, sinh trong gia đình thuộc giai cấp thấp, kém học thức nên khi thấy Chư Tỳ Khưu Thanh Văn Giác độ vật thực (cơm gạo sāli) ngon lành, nên xúc phạm rằng: “Các Sa môn đầu trọc, hãy dùng cơm gạo đỏ, đừng dùng cơm gạo sāli,…”. Với khẩu ác nghiệp ấy, Ngài sinh trong cõi ác giới, chịu khổ dài. Đến kiếp này, do ác nghiệp cũ còn dư sót mà

      Đức Phật phải ăn cơm gạo đỏ (thức ăn của ngựa) suốt 3 tháng hạ ở xứ Verañjā. Đây là ác nghiệp riêng của Ngài, nhưng quả của ác nghiệp còn ảnh hưởng đến 500 Đại Đức Tỳ Khưu Tăng Thanh Văn đệ tử phải chịu chung.

      Đức Phật Bị Bệnh Đau Lưng

      Tiền kiếp của Ngài đã từng làm cho một võ sĩ đô vật lừng danh trong thời quá khứ đau sụn lưng cột sống. Do nghiệp cũ ấy còn dư sót, nên kiếp này, Ngài thường bị bệnh đau lưng, nhức mỏi.

      Đức Phật Bị Bệnh Đại Tiện Ra Máu

      Tiền kiếp của Ngài làm nghề thầy thuốc, vị thầy ấy chữa bệnh cho con trai phú hộ. Do không hài lòng con trai phú hộ, nên vị thầy đã bốc thuốc xổ cho con trai phú hộ uống. Do ác nghiệp cũ ấy cho quả, nên kiếp này, trên đường đến Kusinārā nhập Đại Niết Bàn, Ngài lâm bệnh kiết lỵ, đại tiện ra máu.

      Đức Phật Khát Nước

      Tiền kiếp của Ngài thấy bò mẹ đang uống nước đục, nên ngăn không cho nó uống. Ở kiếp này, trên đường đến Kusinārā nhập Diệt, do nghiệp cũ ấy còn sót, nên khiến Ngài chịu khát chờ đợi Ngài Ānanda xuống sông lấy nước tới 2 lần.

      Cho nên, Nghiệp và quả của nghiệp rất công bằng, không hề thiên vị ai, kể cả Đức Phật và chư vị A La Hán. Thật vậy, đại thiện nghiệp 30 Ba La Mật cho quả, giúp Ngài trở thành Đức Phật Gotama. Và những ác nghiệp cũ có cơ hội cho quả, khiến Ngài phải chịu quả xấu trong kiếp hiện tại cho đến trước khi tịch diệt Niết Bàn.

      Related Articles

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Back to top button