Nghiên cứu

Phân Loại Về Nghiệp Chi Tiết

Theo bộ Abhidhammatthasaṅgaha (Vi Diệu Pháp Yếu Nghĩa) của Đại Trưởng Lão Anuruddha trình bày trong phần Kammacatukka, có 4 phần nghiệp:

⦁ Nghiệp cho quả theo tuần tự, có 4 loại: Cực trọng nghiệp, Cận tử nghiệp, Tập quán nghiệp và Tích lũy nghiệp.

⦁ Nghiệp cho quả theo thời gian, có 4 loại: Hiện báo nghiệp, Sinh báo nghiệp, Hậu báo nghiệp và Vô hiệu quả nghiệp.

Bạn đang xem: Phân Loại Về Nghiệp Chi Tiết

⦁ Nghiệp cho quả theo cõi giới, có 4 loại: Bất thiện nghiệp, Dục giới thiện nghiệp, Sắc giới thiện nghiệp và Vô Sắc giới thiện nghiệp.

⦁ Nghiệp cho quả theo phận sự của nghiệp, có 4 loại: Sinh quả nghiệp, Hỗ trợ nghiệp, Chướng nghiệp và Đoạn nghiệp.

Như vậy, Có 4 phần nghiệp, mỗi phần lại có 4 loại nghiệp, tổng cộng có 16 loại nghiệp.

⦁ Nghiệp cho quả theo tuần tự

Có 4 loại nghiệp:

⦁ Cực trọng nghiệp: là nghiệp trọng nặng nhất có quyền ưu tiên hàng đầu cho quả tái sinh kiếp sau, có 2 loại:

⦁ Cực trọng ác nghiệp: Nghiệp nặng cho quả tái sinh kiếp sau ở cõi địa ngục Avīci (Vô gián), bị thiêu đốt suốt thời gian dài nhiều đại kiếp trái đất, cho đến khi hết nghiệp ấy mới thoát khỏi địa ngục ấy, có 2 loại:

⦁ Tà kiến cố định: là ác nghiệp nặng nhất vì không tin nghiệp và quả của nghiệp, có 3 loại:
⦁ Vô quả tà kiến: Thấy sai chấp lầm rằng không có quả của nghiệp, không có quả khổ của ác nghiệp, không có quả lành của thiện nghiệp, chết là hết, không có kiếp sau, gọi là Đoạn Kiến.
⦁ Vô nhân tà kiến: Chấp rằng không có nhân cho ra quả, không có ác nghiệp cho ra quả khổ, không có thiện nghiệp cho ra quả lành; tất cả mọi chúng sinh đều tự nhiên hiện hữu (không phải do nghiệp), tự nhiên ô nhiễm, thanh tịnh,…. và tự nhiên giải thoát.
⦁ Vô hành tà kiến: Thấy sai chấp lầm rằng không có hành ác, không có hành thiện; người tạo ác nghiệp không gọi là hành ác; người tạo thiện nghiệp không gọi là hành thiện. Hành chỉ là hành mà thôi.
⦁ Ngũ nghịch đại tội: Có 5 ác nghiệp cực kỳ nặng: Giết cha, giết mẹ, giết vị A La Hán, làm thân Phật chảy máu và chia rẽ Tăng Đoàn. Người nào đã phạm tội này, nếu biết sám hối, hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi, từ bỏ mọi ác nghiệp, thì chỉ có thể cố gắng tu tập, tạo nghiệp thiện Dục giới, mà không thể chứng Thiền hay đắc Thánh, vì bị ác nghiệp này ngăn cản cho đến lúc lâm chung. Sau khi chết, đáng lẽ bị đọa vào địa ngục Avīci, chịu khổ nhiều đại kiếp trái đất, nhưng nhờ nghiệp thiện Dục giới, vị ấy chỉ bị đọa ở cõi tiểu địa ngục, chịu khổ thời gian ngắn hơn.

Ví như Vua Ajātasattu (A Xà Thế), vì phạm tội giết cha (Vua Bimbisāra) nên ông không thể đắc Thánh Quả Nhập Lưu khi nghe Đức Phật thuyết Pháp. Nhưng vì thiện nghiệp đã ăn năn, sám hối tội lỗi, tin tưởng, quy y và phục vụ Tam Bảo trọn đời (hộ độ chư vị A La Hán kết tập Kinh điển), nên ông chỉ bị đọa vào tiểu địa ngục, chịu khổ 60.000 năm, khi hết nghiệp đó, sẽ sinh làm người tu thành Phật Độc Giác ở vị lai.

Người nào phạm đại tội này sau khi đọa vào địa ngục Avīci, đến khi hết nghiệp, thoát khỏi địa ngục, nếu có thiện nghiệp tái sinh làm người, vẫn có thể tạo mọi thiện nghiệp, tu chứng Thiền, đắc Thánh, ví như trường hợp của Ngài Mahāmoggallāna (Mục Kiền Liên). Tiền kiếp của Ngài, trước là người con chí hiếu nhưng về sau nghe lời vợ mà đánh chết cha mẹ. Sau đó, vị ấy biết ăn năn, hối hận, rồi lâm bệnh chết.

Vì phạm đến 2 tội nặng (giết cha và giết mẹ), vị ấy đọa vào địa ngục Avīci, chịu khổ bị thiêu đốt thời gian gấp đôi, rồi từ đại địa ngục này sang các cõi tiểu địa ngục kia. Đến khi hết nghiệp, nhờ thiện nghiệp cũ, vị ấy sinh làm người, nhưng kiếp nào cũng bị đánh tan xương nát thịt mà chết do ác nghiệp còn dư sót. Vào thời Đức Phật Gotama, nhờ đại thiện nghiệp cũ, Ngài đã tu tập đắc Thánh Quả A La Hán, có thần thông đệ nhất. Nhưng vì ác nghiệp cũ dư sót, nên Ngài cũng bị đánh chết thê thảm, rồi mới tịch diệt Niết Bàn.

Tà kiến cố định có ác nghiệp nặng hơn ngũ nghịch đại tội vì người có tà kiến cố định không tin nghiệp và quả của nghiệp, nên không biết hổ thẹn, ghê sợ tội lỗi mà vẫn tiếp tục tạo mọi ác nghiệp, rồi liên tục đọa xứ. Nếu người nào tạo nhiều cực trọng ác nghiệp, sau khi chết, chỉ có ác nghiệp nào nặng nhất sẽ ưu tiên cho quả sinh ở địa ngục Avīci, còn các ác nghiệp nặng còn lại sẽ hỗ trợ làm quả khổ nặng thêm bội phần.

⦁ Cực trọng thiện nghiệp: Có 2 loại:

⦁ Sắc giới thiện nghiệp: là tác ý tâm sở đồng sinh với các bậc thiền Sắc giới thiện tâm. Nếu vị nào đạt bậc thiền nào mà có thể giữ gìn, duy trì cho đến lúc chết, vị ấy sẽ hóa sinh kiếp sau làm Phạm Thiên ở tầng trời Sắc giới tương ứng với bậc thiền chứng của mình.
⦁ Vô Sắc giới thiện nghiệp: là tác ý tâm sở đồng sinh với 4 bậc thiền Vô Sắc giới thiện tâm. Nếu vị nào đạt bậc thiền nào mà có thể giữ gìn, duy trì cho đến lúc chết, vị ấy sẽ hóa sinh kiếp sau làm Phạm Thiên ở tầng trời Vô Sắc giới tương ứng với bậc thiền chứng. Chư vị Phạm Thiên trong 4 cõi trời Vô Sắc giới chỉ có tâm (thọ, tưởng, hành, thức) mà không có thân.
Trong các cực trọng thiện nghiệp, nếu vị nào đắc nhiều bậc thiền, sau khi chết, chỉ có bậc thiền cao nhất ưu tiên giúp tái sinh làm Phạm Thiên ở cõi trời tương ứng cao nhất, còn các bậc thiền thấp hơn đều vô hiệu.

Cực trọng ác nghiệp có quyền ưu tiên tái sinh kiếp sau vào khổ cảnh hơn là cực trọng thiện nghiệp.
⦁ Cận tử nghiệp: là nghiệp (thiện hay bất thiện) phát sinh lúc lâm chung, cho quả tái sinh kiếp sau nếu không có cực trọng nghiệp, có 2 trường hợp:
⦁ Nhớ lại nghiệp trong lúc gần lâm chung:
⦁ Nhớ đại thiện nghiệp: Người nào tự ý hay được nhắc nhở nhớ đến những phước thiện đã làm trong kiếp này lúc gần lâm chung, sẽ tái sinh vào cõi thiện Dục giới (cõi người hay 6 cõi trời) hưởng quả lành. Ví như có người đã từng đến chùa, hoan hỷ dâng y Kathina. Đến lúc lâm chung, có ai đó nhắc cho vị ấy nhớ đến phước thiện này, nên vị ấy khởi tâm hoan hỷ, sau khi chết, sinh vào cõi trời hưởng phước.
⦁ Nhớ bất thiện nghiệp: Người nào tự ý hay bị kích động nhớ đến những ác nghiệp đã làm trong kiếp này lúc gần lâm chung, sẽ tái sinh, chịu khổ ở một trong bốn cõi ác giới (Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, Asura). Ví như vị Tỳ Khưu trẻ thời Đức Phật Kassapa đã nhớ lại chuyện làm đứt lá cỏ bên bờ sông (phạm giới nhẹ) mà chưa sám hối, rồi tâm ăn năn, hối hận tội lỗi, tự nghĩ giới của mình không trong sạch, nên bị đọa làm Long Vương (súc sinh).
⦁ Tạo nghiệp trong lúc gần lâm chung:
⦁ Tạo thiện nghiệp: Người nào tự ý hay được hướng dẫn tạo phước thiện lúc gần lâm chung, sẽ tái sinh vào cõi thiện Dục giới (cõi người hay 6 cõi trời) hưởng quả lành. Ví như thân phụ của Ngài Soṇa cả đời săn bắn thú rừng. Khi lớn tuổi, ông xuất gia trở thành Tỳ Khưu, rồi lâm trọng bệnh. Trước lúc lâm chung, ông thấy những hiện tượng ác nghiệp sát sinh nên kinh hoảng kêu la. Ngài Soṇa sắp xếp để ông dâng hoa đến ngôi Bảo Tháp với tâm thành kính Tam Bảo. Nhờ thiện Pháp này, sau khi chết, ông tái sinh làm thiên nam ở cõi trời Dục giới.
⦁ Tạo bất thiện nghiệp: Người nào tự ý hay bị kích động tạo ác nghiệp lúc gần lâm chung, sẽ tái sinh, chịu khổ ở một trong bốn cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, Asura. Ví như những người chết đột ngột do đánh nhau (tâm sân), uống chất say, đang tham đắm trong sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, xúc chạm thỏa thích…. sẽ tái sinh vào cõi khổ.
⦁ Tập quán nghiệp: là nghiệp tạo do thói quen thường ngày, cho quả tái sinh kiếp sau nếu không có Cực trọng nghiệp và Cận tử nghiệp. Có 2 loại:
⦁ Tập quán ác nghiệp: Người nào tạo ác nghiệp bằng thân, khẩu, ý hằng ngày để nuôi mạng hay vui chơi, giải trí như người làm nghề sát sinh, trộm cướp, bán chất say….. hoặc chỉ tạo ác nghiệp một lần, rồi luôn bị ám ảnh, hối hận trong tâm, sẽ tái sinh, chịu khổ ở một trong bốn cõi ác giới.

⦁ Tập quán thiện nghiệp: Những vị có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, thường xuyên tạo nhiều thiện nghiệp như bố thí, giữ giới, hành thiền,…. hoặc chỉ tạo phước thiện một lần, nhưng thường hay nhớ tưởng đến thiện Pháp ấy, sẽ tái sinh vào các cõi lành để hưởng phước.
Cận tử nghiệp có quyền ưu tiên quyết định tái sinh hơn là Tập quán nghiệp vì nó phát sinh lúc lâm chung, làm xuất hiện một trong ba đối tượng là nghiệp, hiện tượng của nghiệp hay hiện tượng cõi giới tái sinh, làm đối tượng cho cận tử lộ trình tâm. Ví như, dù là bò yếu nhưng nếu đứng ngay cửa chuồng thì con bò yếu đó sẽ ra ngoài trước nhất.
⦁ Tích lũy nghiệp: là nghiệp thiện ác vặt vãnh, được tích lũy bình thường từ vô số kiếp trước đến kiếp này, được lưu giữ trong tâm, cho quả tái sinh kiếp sau nếu không có 3 loại nghiệp trên. Tích lũy nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau trong những trường hợp như:
⦁ Những người tai nạn chết đột ngột, thai nhi, trẻ sơ sinh, nhỏ dại bị chết,… được tái sinh tùy theo nghiệp thiện ác được tích lũy trong tâm từ vô số kiếp trước.
⦁ Vị Phạm Thiên ở tầng trời Sắc giới Vô Tưởng Thiên, khi hết tuổi thọ, phải tái sinh kiếp sau với thiện nghiệp tích lũy trong tiền kiếp quá khứ, kể từ tiền kiếp thứ ba trở về trước. Vì khi ở cõi trời đó, vị ấy chỉ có sắc uẩn (có thân, không có tâm) nên không tạo thiện nghiệp hay ác nghiệp nào cả, mà chỉ hưởng quả của ngũ thiền Sắc giới.
Ngài Buddhaghosa có đưa ra một ví dụ về 4 loại nghiệp trên như sau: Mỗi sáng, khi chuồng bò được mở cửa thì con bò mạnh nhất hoặc con bò đứng gần cửa nhất sẽ có cơ hội chạy ra ngoài đầu tiên. Con bò mạnh nhất tượng trưng cho Cực trọng nghiệp. Nếu không có con bò này, thì con bò gần cửa chuồng nhất (tượng trưng cho Cận tử nghiệp) sẽ là con đầu tiên chạy ra. Loại nghiệp thứ ba (đứng sau Cận tử nghiệp) là Tập quán nghiệp, có thể trở thành Cận tử nghiệp khi đương sự tưởng nhớ lại những bối cảnh cũ, thường xuyên tạo tác.
Loại nghiệp yếu nhất là Tích lũy nghiệp. Tuy nói là yếu nhất nhưng đôi khi nó cũng có thể là Cận tử nghiệp để đưa người ta đi tái sinh. Đó là trường hợp của Hoàng Hậu Mallikā. Bà suốt đời là một tín nữ thuần cố đạo tâm, là vị Hoàng Hậu được sủng ái nhất của Vua Ba Tư Nặc (Vua Pasenadi – Một vị Phật tương lai). Chính bà là người đã nghĩ ra buổi cúng dường Vô Song Thí đến Đức Phật, nhưng phút lâm chung, bà đã không nhớ gì ngoài lòng hối hận vì đã có lần dối gạt nhà vua. Chuyện đó chỉ là Tích lũy nghiệp, nhưng trở thành Cận tử nghiệp đưa bà xuống địa ngục 7 ngày, trước khi sinh về cõi Đâu Suất Đà Thiên.
⦁ Nghiệp cho quả theo thời gian
Theo Vi Diệu Pháp, tác ý tâm sở là ác nghiệp hay thiện nghiệp đồng sinh với 12 ác tâm hay 21 hoặc 37 thiện tâm làm phận sự tác hành tâm trong 6 loại lộ trình tâm: Nhãn môn, Nhĩ môn, Tỷ môn, Thiệt môn, Thân môn và Ý môn. Nếu mỗi loại lộ trình tâm có các loại tâm sinh diệt liên tục, đầy đủ thì chắc chắn có đủ 7 sát na tâm của tác hành tâm. Bảy sát na tâm này liên quan trực tiếp đến 4 loại nghiệp có cơ hội cho quả theo thời gian như sau:
⦁ Hiện báo nghiệp: là nghiệp cho quả trong kiếp hiện tại (kiếp thứ nhất) khi tác ý tâm sở đồng sinh với tác hành tâm thứ nhất. Nếu không có cơ hội cho quả ở hiện tại, Hiện báo nghiệp sẽ vô hiệu nghiệp.
⦁ Ác nghiệp cho quả ngay trong kiếp hiện tại
Người nào tạo ác nghiệp, nếu đủ duyên, ác nghiệp ấy cho quả, người ấy sẽ thường tiếp xúc với các đối tượng xấu ngay hiện tại như Sắc xấu, Thanh dở, Mùi hôi, Vị dở, Xúc khó chịu.
⦁ Thiện nghiệp cho quả ngay trong kiếp hiện tại
Người nào tạo thiện nghiệp, nếu đủ duyên, thiện nghiệp ấy cho quả, người ấy sẽ thường tiếp xúc với các đối tượng tốt ngay hiện tại như Sắc đẹp, Thanh hay, Mùi thơm, Vị ngon, Xúc dễ chịu.
⦁ Năng lực của Hiện báo nghiệp, có 2 loại:
– Hiện báo nghiệp cho quả trong vòng 7 ngày
Thiện nghiệp bố thí cho quả trong vòng 7 ngày, cần phải hội đủ 4 nhân duyên:
⦁ Bậc thọ thí là Đức Phật, A La Hán, Thánh Bất Lai.
⦁ Vật bố thí hợp Pháp và hoàn toàn trong sạch.
⦁ Thí chủ có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, có tác ý thiện tâm trong sạch và hoan hỷ đủ 3 thời kỳ: Trước khi tạo phước thiện, đang khi tạo phước thiện và sau khi đã tạo phước thiện.
⦁ Bậc thọ thí có ân đức đặc biệt là Đức Phật, Thánh A La Hán, Thánh A Na Hàm sau 7 ngày nhập Diệt Thọ Tưởng Định, rồi xả định, đi khất thực.
Ví như ông bà Puṇṇa nhà nghèo, tạo phước cúng dường đến Ngài Sāriputta mới xả Diệt Thọ Tưởng Định sáng hôm ấy. Sau đó, ruộng cày của ông bà xuất hiện vô số thỏi vàng. Nhờ vậy, ông bà được Đức Vua Bimbisāra phong là đại phú hộ có số vàng nhiều nhất, rồi cả hai đắc Thánh Nhập Lưu khi nghe Đức Phật thuyết Pháp.
Ác nghiệp cho quả trong 7 ngày với ác tâm mạnh
Tên đồ tể Nanda làm nghề giết bò để bán thịt. Một hôm, người nhà bán hết thịt, không còn lại miếng thịt nào cho y. Tức giận, y lấy dao cắt lưỡi con bò đang còn sống, đem vào bảo vợ làm món ăn cho y. Ngay khi ăn món lưỡi bò ấy, lưỡi của y bị đứt lìa, rơi xuống, vô cùng đau đớn, khiến y quằn quại, rống lên như bò bị cắt tiết, rồi chết tại nơi ấy và sinh vào cõi đại địa ngục Avīci (Vô gián).
– Hiện báo nghiệp cho quả sau 7 ngày cho đến hết kiếp hiện tại.
Người nào đã tạo nghiệp thiện ác trong thời thiếu niên, nếu nghiệp ấy có cơ hội cho quả thì người ấy thọ nhận quả lạc hay khổ của nghiệp thiện ác ấy trong thời thiếu niên, hoặc trung niên, hoặc lão niên trong kiếp này.
⦁ Sinh báo nghiệp: là nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau (hoặc sau khi đã tái sinh) khi tác ý tâm sở đồng sinh với tác hành tâm thứ bảy. Trong 7 sát na Dục giới tác hành tâm, sát na thứ 7 đóng vai trò chính để tạo nghiệp, nên có năng lực cho quả nghiệp mạnh hơn 6 sát na đầu. Vì vậy, tác ý tâm sở đồng sinh với sát na Dục giới tác hành tâm thứ 7 này tạo nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau ngay khi kiếp này kết thúc (chết), không có thời gian chờ đợi, nghĩa là trong cận tử lộ trình tâm, các tâm sinh rồi diệt tuần tự đến tử tâm diệt (chết) kết thúc kiếp này, liền tiếp theo xuất hiện thức tái sinh (1 sát na tâm) bắt đầu kiếp mới, rồi diệt, tiếp theo là hộ kiếp tâm hộ trì, giữ gìn suốt kiếp hiện tại của mỗi chúng sinh nói chung. Vậy tái sinh tâm kiếp này hoàn toàn khác với tử tâm kiếp trước, nên không có một linh hồn thường hằng.
⦁ Ác nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau
Chỉ có ác nghiệp cực trọng (Tà kiến cố định và Ngũ nghịch đại tội) chắc chắn có quyền ưu tiên cho quả tái sinh kiếp sau ở đại địa ngục Avīci. Còn các ác nghiệp khác nếu có cơ hội cũng cho quả tái sinh kiếp sau vào 1 trong 4 cõi khổ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, Asura).
⦁ Thiện nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau
Trong tất cả mọi thiện nghiệp, không có thiện nghiệp nào chắc chắn cho quả tái sinh kiếp sau. Cho nên, các thiện nghiệp nếu có cơ hội, mới cho quả tái sinh kiếp sau vào 1 trong 7 cõi thiện Dục giới (cõi người hay 6 cõi trời).
Tóm lại, Sinh báo nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau hay sau khi đã tái sinh nếu có cơ hội. Còn nếu không có cơ hội ra quả thì Sinh báo nghiệp thành vô hiệu nghiệp.
⦁ Hậu báo nghiệp: là nghiệp có cơ hội cho quả từ kiếp thứ 3 cho đến kiếp cuối cùng của vị A La Hán, trước khi nhập Niết Bàn khi tác ý tâm sở đồng sinh với 5 tác hành tâm từ thứ 2 đến thứ 6. Cho nên, mỗi chúng sinh nếu còn tồn tại trong 3 giới 4 loài thì Hậu báo nghiệp vẫn còn hiệu lực, ngay cả các bậc Thánh còn thân ngũ uẩn. Bởi vì dù cho các vị Thánh A La Hán, Phật Độc Giác, Phật Toàn Giác không còn tạo nghiệp thiện ác mới (vì sống bằng Tâm duy tác), nhưng mọi nghiệp cũ nếu có cơ hội thì sẽ cho quả trong kiếp cuối này. Chỉ khi nào các vị Thánh tịch diệt Niết Bàn rốt ráo, mới thoát khỏi ảnh hưởng của Hậu báo nghiệp.

⦁ Vô hiệu nghiệp: là nghiệp không còn hiệu lực cho quả của nghiệp theo thời gian của 3 loại nghiệp trên như:
⦁ Các nghiệp thiện ác quá nhẹ khi tác ý tâm sở đồng sinh với nghiệp thiện ác không đủ chi Pháp, quá nhẹ.
⦁ Các nghiệp thiện ác đã hết hạn cho quả (do bị chèn lấn bởi các nghiệp khác mạnh hơn).
⦁ Với các vị đã không còn cơ hội chịu quả (Như các bậc Thánh đã tịch diệt Niết Bàn).
⦁ Các nghiệp không còn giữ được tác dụng cũ (như người đắc Nhị thiền thì lúc lâm chung, Sơ thiền của vị ấy là Vô hiệu nghiệp).
Tóm lại, một người tạo một nghiệp thiện ác nếu đủ 7 tác hành tâm sẽ chịu quả của nghiệp khi có cơ hội trong 3 thời kỳ: kiếp hiện tại, kiếp sau và các kiếp khác cho đến khi tịch diệt Niết Bàn.
⦁ Nghiệp cho quả theo cõi giới
Có 4 loại nghiệp: Bất thiện nghiệp, Dục giới thiện nghiệp, Sắc giới thiện nghiệp và Vô Sắc giới thiện nghiệp.
⦁ Bất thiện nghiệp: gồm có 3 loại, 10 chi Pháp:
⦁ Thân ác nghiệp: Sát sinh, Trộm cướp và Tà dâm
⦁ Khẩu ác nghiệp: Nói dối, Nói lời chia rẽ, Nói lời thô ác (chửi rủa, mắng nhiếc) và Nói lời vô ích.
⦁ Ý ác nghiệp: Tham lam, Sân hận và Tà kiến.
⦁ Nguồn gốc phát sinh 10 ác nghiệp
⦁ 3 ác nghiệp là: Tà dâm, Tham lam, Tà kiến được phát sinh từ gốc tâm Tham.
⦁ 3 ác nghiệp là: Sát sinh, Nói lời thô tục, Thù hận
được phát sinh từ gốc tâm Sân.

* 4 ác nghiệp là: Trộm cướp, Nói dối, Nói lời chia rẽ, Nói lời vô ích được phát sinh có khi từ gốc tâm Tham, có khi từ gốc tâm Sân.
⦁ 30 loại ác nghiệp tính theo 3 thời kỳ tác ý
10 loại ác nghiệp này nếu tính theo 3 thời kỳ tác ý thì có 30 loại ác nghiệp như sau:
⦁ Tác ý ác tâm phát sinh trước khi tạo 10 ác nghiệp.
⦁ Tác ý ác tâm phát sinh đang khi tạo 10 ác nghiệp.
⦁ Tác ý ác tâm phát sinh sau khi tạo 10 ác nghiệp.
⦁ 40 loại ác nghiệp tính theo 4 hạng người
10 loại ác nghiệp này tính theo 4 hạng người thì có 40 loại ác nghiệp như sau:
⦁ Tự mình tạo 10 ác nghiệp.
⦁ Sai khiến người tạo 10 ác nghiệp.
⦁ Tán dương ca tụng người tạo 10 ác nghiệp.
⦁ Tâm hài lòng hoan hỷ trong 10 ác nghiệp.
⦁ Ý ác nghiệp có nhiều năng lực nhất
Trong Kinh Upālisutta, Đức Phật đã dạy rằng trong 3 loại ác nghiệp (qua thân, khẩu, ý), Ý ác nghiệp có tội ác nghiêm trọng nhất trong việc tạo ác nghiệp.
⦁ Quả báo của ác nghiệp
⦁ Kiếp Hiện tại: Ác nghiệp có cơ hội cho quả tiếp xúc biết các đối tượng xấu về Sắc, Thanh, Mùi, Vị, Xúc.
⦁ Tái sinh kiếp sau: Ác nghiệp có cơ hội cho quả tái sinh vào 1 trong 4 cõi ác giới (Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, Asura), chịu quả khổ đến khi hết nghiệp ấy, mới tái sinh ở cõi giới khác tùy theo nghiệp quả thiện ác quá khứ. Thật ra, các chúng sinh sau khi ra khỏi cõi ác giới, mà có thiện nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau trở lại làm nhân thiên thật là điều rất khó. Cho nên ở kiếp hiện tại, chúng ta phải cố gắng tu tập, vun bồi thiện Pháp.
– Sau khi đã tái sinh: Ác nghiệp có cơ hội cho quả tiếp xúc các đối tượng xấu về Sắc, Thanh, Mùi, Vị, Xúc.

⦁ Dục giới thiện nghiệp
⦁ Mười thiện nghiệp
⦁ Thân cố ý: Không sát sinh,
Không trộm cướp, Không tà dâm.
⦁ Khẩu cố ý: Không nói dối, không nói lời chia rẽ; Không nói lời thô ác,
Không nói lời vô ích.
⦁ Ý cố tình : Không tham lam tài sản người khác. Không thù hận người khác.
Có Chánh kiến thấy đúng thật tánh Pháp.
⦁ Quả báo của thiện nghiệp
Mười đại thiện nghiệp này là Pháp của con người mà chúng ta cần phải hành trọn vẹn và trong sạch.
⦁ Kiếp Hiện tại: Thiện nghiệp có cơ hội cho quả tiếp xúc biết các đối tượng tốt về Sắc, Thanh, Mùi, Vị, Xúc.
⦁ Tái sinh kiếp sau: Nếu thiện nghiệp hợp với trí tuệ có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì vị ấy làm người Tam Nhân, hưởng lạc ở cõi người hay 6 cõi trời Dục giới, có thể tu tập chứng Thiền, đắc Thánh.
Nếu thiện nghiệp không hợp với trí tuệ có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì vị ấy làm người (Chư Thiên) Nhị Nhân, hưởng lạc ở cõi người hay 6 cõi trời Dục giới, nhưng không thể tu tập chứng Thiền, đắc Thánh.
Nếu thiện nghiệp bậc thấp không hợp với trí tuệ có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì vị ấy làm người Vô

Nhân, bị đui mù, câm điếc, tàn tật bẩm sinh hay làm Chư Thiên Vô Nhân trên mặt đất, hưởng an lạc ít.
– Sau khi đã tái sinh: Thiện nghiệp có cơ hội cho quả thường tiếp xúc biết các đối tượng tốt như Sắc đẹp, Thanh hay, Mùi thơm, Vị ngon, Xúc dễ chịu.
⦁ Sắc giới thiện nghiệp
Hành giả là hạng người Tam nhân (Vô tham, Vô sân, Vô si), có giới hạnh trong sạch và trọn vẹn, hành Thiền Định có thể chứng 5 tầng thiền Sắc giới, khi chết, nếu giữ được tâm thiền ấy, căn cứ trên Tứ Như Ý Túc (Dục, Cần, Định, Tuệ), sẽ sinh ở cõi Sắc giới tương ứng:
⦁ Sơ Thiền:
⦁ Sơ thiền thiện bậc hạ (Tứ Như Ý Túc yếu) sinh ở cõi Phạm Chúng Thiên.
⦁ Sơ thiền thiện bậc trung (Tứ Như Ý Túc trung bình) sinh ở cõi Phạm Phụ Thiên.
⦁ Sơ thiền thiện bậc thượng (Tứ Như Ý Túc mạnh) sinh ở cõi Đại Phạm Thiên.
⦁ Nhị Thiền và Tam Thiền:
⦁ Nhị thiền bậc hạ và Tam Thiền bậc hạ sinh ở cõi Thiểu Quang Thiên.
⦁ Nhị thiền bậc trung và Tam Thiền bậc trung sinh ở cõi Vô Lượng Quang Thiên.
⦁ Nhị thiền bậc thượng và Tam Thiền bậc thượng sinh ở cõi Quang Âm Thiên.
⦁ Tứ Thiền:
⦁ Tứ thiền bậc hạ sinh ở cõi Thiểu Tịnh Thiên.
⦁ Tứ thiền bậc trung sinh ở cõi Vô Lượng Tịnh Thiên.
⦁ Tứ thiền bậc thượng sinh ở cõi Biến Tịnh Thiên.
⦁ Ngũ Thiền:
– Ngũ thiền bậc hạ sinh ở cõi Quảng Quả thiên.

⦁ Vị đắc Ngũ thiền nhàm chán tâm thức thì sinh về cõi Vô Tưởng thiên bằng Sắc tái tục.
⦁ Nếu vị đắc Ngũ Thiền là Bậc Tam Quả thì tùy vào 5 Quyền (Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ) mà sinh về cõi tương ứng.
⦁ Vô Sắc giới thiện nghiệp
Sau khi chứng đắc được ngũ thiền Sắc giới, hành giả tinh tấn tu tập với các đề mục Thiền Định Vô sắc có thể chứng đắc 4 tầng thiền Vô Sắc giới (Không Vô Biên Xứ Thiền, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiền). Sau khi chết, nếu vẫn giữ được tâm thiền Vô Sắc giới ấy, hành giả sẽ tái sinh ở tầng trời Vô Sắc giới tương ứng với bậc thiền chứng ấy.
⦁ Nghiệp và quả của nghiệp đối với chúng sinh các cõi giới
Chúng sinh đang ở cõi địa ngục, chỉ có ác nghiệp có cơ hội cho quả khổ, còn thiện nghiệp không có cơ hội cho quả an lạc. Khi hết ác nghiệp nặng trong cõi đại địa ngục ấy, ác nghiệp ấy còn có năng lực thì tiếp tục cho quả tái sinh ở các cõi tiểu địa ngục liên tiếp cho đến khi hết ác nghiệp ấy, mới ra khỏi cõi địa ngục. Nếu có thiện nghiệp nào có cơ hội cho quả thì tái sinh kiếp sau làm người, nhưng vẫn có thể chịu quả khổ do ác nghiệp cũ.
Chúng sinh là loài súc sinh có một số như voi báu, ngựa báu, chim nói tiếng người, chó, mèo tinh khôn,… tuy chúng sinh ra do quả của ác nghiệp, nhưng sau khi đã tái sinh, do nhờ thiện nghiệp quá khứ, nên cho quả tốt, quả an lạc trong kiếp hiện tại.
Chư vị Thiên Nam hoặc Thiên Nữ trong 6 cõi trời Dục giới, chỉ có thiện nghiệp có cơ hội cho quả an lạc mà thôi, còn ác nghiệp không có cơ hội cho quả khổ. Khi hết thiện nghiệp ấy, vị ấy chết, nếu thiện nghiệp còn năng lực thì tiếp tục có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau trở lại cõi trời cũ, hoặc cõi trời dục giới cao hơn, hoặc thấp hơn cõi trời cũ, hay tái sinh kiếp sau làm người.
Chư Thiên ở cõi trời Dục giới bậc thấp hết tuổi thọ, sau khi chết, nếu ác nghiệp có cơ hội cho quả thì tái sinh kiếp sau trong cõi ác giới, chịu quả khổ.
Chư Phạm Thiên trên các tầng trời Sắc giới hay Vô Sắc giới, chỉ hưởng an lạc của thiện nghiệp. Khi hết thiện nghiệp ấy, nếu vị ấy còn chứng tầng thiền nào thì tiếp tục sinh làm Phạm Thiên ở cõi trời tương ứng; còn không, nếu thiện nghiệp nào có cơ hội cho quả, vị ấy sinh về cõi trời dục giới hay cõi người tùy theo phước báu.
Loài người đặc biệt đang sống trong cõi Nam thiện bộ châu này, khi thì thiện nghiệp có cơ hội cho quả lạc, khi thì ác nghiệp có cơ hội cho quả khổ, cứ như vậy cho đến khi hết tuổi thọ, hay hết quả của thiện nghiệp hỗ trợ (chết). Con người trong cõi người Nam thiện bộ châu này có khả năng đặc biệt hơn tất cả mọi chúng sinh trong các cõi giới khác như sau:
⦁ Có khả năng thuận lợi tạo mọi thiện nghiệp từ Dục giới thiện nghiệp, Sắc giới thiện nghiệp, Vô Sắc giới thiện nghiệp cho đến Siêu Tam Giới thiện nghiệp .
⦁ Có khả năng thuận lợi nhất tạo đầy đủ Pháp hạnh Ba La Mật để trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, Đức Phật Độc Giác và bậc Thánh A La Hán, …
⦁ Có thể tạo ác nghiệp cực trọng như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A La Hán, làm thân Đức Phật chảy máu, chia rẽ Tăng, khi chết, chắc chắn ác nghiệp ấy cho quả tái sinh ở cõi đại địa ngục Avīci, chịu quả khổ suốt thời gian nhiều đại kiếp trái đất.
Tất cả mọi chúng sinh dù lớn hay nhỏ, ở cảnh giới cao hay thấp, Thánh hay Phàm nếu còn thân ngũ uẩn thì đều phải chịu sự chi phối của nghiệp báo cho đến khi vị ấy tịch diệt Niết Bàn (Đức Phật hay A La Hán).
⦁ Nghiệp cho quả theo phận sự
Có 4 loại nghiệp:
⦁ Sinh nghiệp: là nghiệp cho quả tái sinh thân tâm.
⦁ Trì nghiệp: là nghiệp duy trì đời sống một chúng sinh.
⦁ Chướng nghiệp: là những nghiệp ngăn trở hay gây khó khăn trong đời sống hằng ngày của chúng sinh.
⦁ Đoạn nghiệp: là nghiệp có tác dụng tàn phá hay chặn đứng sức sống của một chúng sinh.
Ta có thể lấy cuộc đời của ông Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) để minh họa cho 4 loại nghiệp này: Nhờ Sanh nghiệp tốt nên ông là người Tam nhân trong một gia đình hoàng tộc. Nhờ Trì nghiệp tốt nên ông có cả một thời tuổi trẻ quyền quý, cao sang và thành công mà ai cũng mong muốn. Chướng nghiệp bắt đầu xuất hiện khi ông có lòng chống đối Đức Phật và chia rẽ Tăng Đoàn, những thứ tốt đẹp mà ông có trước đó cũng vì vậy mà dần dần mất sạch, từ Thiền Định, thắng trí (thần thông) đến uy tín và sức khỏe. Và Đoạn nghiệp đã xuất hiện khi ông bị đất rút vì đã tạo cùng lúc hai ác nghiệp Vô Gián cực nặng (trong Ngũ nghịch đại tội) là Chia rẽ Tăng Đoàn và Làm thân Đức Phật chảy máu.

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Nghiên cứu

Xem thêm Phân Loại Về Nghiệp Chi Tiết

Theo bộ Abhidhammatthasaṅgaha (Vi Diệu Pháp Yếu Nghĩa) của Đại Trưởng Lão Anuruddha trình bày trong phần Kammacatukka, có 4 phần nghiệp:

⦁ Nghiệp cho quả theo tuần tự, có 4 loại: Cực trọng nghiệp, Cận tử nghiệp, Tập quán nghiệp và Tích lũy nghiệp.

⦁ Nghiệp cho quả theo thời gian, có 4 loại: Hiện báo nghiệp, Sinh báo nghiệp, Hậu báo nghiệp và Vô hiệu quả nghiệp.

⦁ Nghiệp cho quả theo cõi giới, có 4 loại: Bất thiện nghiệp, Dục giới thiện nghiệp, Sắc giới thiện nghiệp và Vô Sắc giới thiện nghiệp.

⦁ Nghiệp cho quả theo phận sự của nghiệp, có 4 loại: Sinh quả nghiệp, Hỗ trợ nghiệp, Chướng nghiệp và Đoạn nghiệp.

Như vậy, Có 4 phần nghiệp, mỗi phần lại có 4 loại nghiệp, tổng cộng có 16 loại nghiệp.

⦁ Nghiệp cho quả theo tuần tự

Có 4 loại nghiệp:

⦁ Cực trọng nghiệp: là nghiệp trọng nặng nhất có quyền ưu tiên hàng đầu cho quả tái sinh kiếp sau, có 2 loại:

⦁ Cực trọng ác nghiệp: Nghiệp nặng cho quả tái sinh kiếp sau ở cõi địa ngục Avīci (Vô gián), bị thiêu đốt suốt thời gian dài nhiều đại kiếp trái đất, cho đến khi hết nghiệp ấy mới thoát khỏi địa ngục ấy, có 2 loại:

⦁ Tà kiến cố định: là ác nghiệp nặng nhất vì không tin nghiệp và quả của nghiệp, có 3 loại:
⦁ Vô quả tà kiến: Thấy sai chấp lầm rằng không có quả của nghiệp, không có quả khổ của ác nghiệp, không có quả lành của thiện nghiệp, chết là hết, không có kiếp sau, gọi là Đoạn Kiến.
⦁ Vô nhân tà kiến: Chấp rằng không có nhân cho ra quả, không có ác nghiệp cho ra quả khổ, không có thiện nghiệp cho ra quả lành; tất cả mọi chúng sinh đều tự nhiên hiện hữu (không phải do nghiệp), tự nhiên ô nhiễm, thanh tịnh,…. và tự nhiên giải thoát.
⦁ Vô hành tà kiến: Thấy sai chấp lầm rằng không có hành ác, không có hành thiện; người tạo ác nghiệp không gọi là hành ác; người tạo thiện nghiệp không gọi là hành thiện. Hành chỉ là hành mà thôi.
⦁ Ngũ nghịch đại tội: Có 5 ác nghiệp cực kỳ nặng: Giết cha, giết mẹ, giết vị A La Hán, làm thân Phật chảy máu và chia rẽ Tăng Đoàn. Người nào đã phạm tội này, nếu biết sám hối, hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi, từ bỏ mọi ác nghiệp, thì chỉ có thể cố gắng tu tập, tạo nghiệp thiện Dục giới, mà không thể chứng Thiền hay đắc Thánh, vì bị ác nghiệp này ngăn cản cho đến lúc lâm chung. Sau khi chết, đáng lẽ bị đọa vào địa ngục Avīci, chịu khổ nhiều đại kiếp trái đất, nhưng nhờ nghiệp thiện Dục giới, vị ấy chỉ bị đọa ở cõi tiểu địa ngục, chịu khổ thời gian ngắn hơn.

Ví như Vua Ajātasattu (A Xà Thế), vì phạm tội giết cha (Vua Bimbisāra) nên ông không thể đắc Thánh Quả Nhập Lưu khi nghe Đức Phật thuyết Pháp. Nhưng vì thiện nghiệp đã ăn năn, sám hối tội lỗi, tin tưởng, quy y và phục vụ Tam Bảo trọn đời (hộ độ chư vị A La Hán kết tập Kinh điển), nên ông chỉ bị đọa vào tiểu địa ngục, chịu khổ 60.000 năm, khi hết nghiệp đó, sẽ sinh làm người tu thành Phật Độc Giác ở vị lai.

Người nào phạm đại tội này sau khi đọa vào địa ngục Avīci, đến khi hết nghiệp, thoát khỏi địa ngục, nếu có thiện nghiệp tái sinh làm người, vẫn có thể tạo mọi thiện nghiệp, tu chứng Thiền, đắc Thánh, ví như trường hợp của Ngài Mahāmoggallāna (Mục Kiền Liên). Tiền kiếp của Ngài, trước là người con chí hiếu nhưng về sau nghe lời vợ mà đánh chết cha mẹ. Sau đó, vị ấy biết ăn năn, hối hận, rồi lâm bệnh chết.

Vì phạm đến 2 tội nặng (giết cha và giết mẹ), vị ấy đọa vào địa ngục Avīci, chịu khổ bị thiêu đốt thời gian gấp đôi, rồi từ đại địa ngục này sang các cõi tiểu địa ngục kia. Đến khi hết nghiệp, nhờ thiện nghiệp cũ, vị ấy sinh làm người, nhưng kiếp nào cũng bị đánh tan xương nát thịt mà chết do ác nghiệp còn dư sót. Vào thời Đức Phật Gotama, nhờ đại thiện nghiệp cũ, Ngài đã tu tập đắc Thánh Quả A La Hán, có thần thông đệ nhất. Nhưng vì ác nghiệp cũ dư sót, nên Ngài cũng bị đánh chết thê thảm, rồi mới tịch diệt Niết Bàn.

Tà kiến cố định có ác nghiệp nặng hơn ngũ nghịch đại tội vì người có tà kiến cố định không tin nghiệp và quả của nghiệp, nên không biết hổ thẹn, ghê sợ tội lỗi mà vẫn tiếp tục tạo mọi ác nghiệp, rồi liên tục đọa xứ. Nếu người nào tạo nhiều cực trọng ác nghiệp, sau khi chết, chỉ có ác nghiệp nào nặng nhất sẽ ưu tiên cho quả sinh ở địa ngục Avīci, còn các ác nghiệp nặng còn lại sẽ hỗ trợ làm quả khổ nặng thêm bội phần.

⦁ Cực trọng thiện nghiệp: Có 2 loại:

⦁ Sắc giới thiện nghiệp: là tác ý tâm sở đồng sinh với các bậc thiền Sắc giới thiện tâm. Nếu vị nào đạt bậc thiền nào mà có thể giữ gìn, duy trì cho đến lúc chết, vị ấy sẽ hóa sinh kiếp sau làm Phạm Thiên ở tầng trời Sắc giới tương ứng với bậc thiền chứng của mình.
⦁ Vô Sắc giới thiện nghiệp: là tác ý tâm sở đồng sinh với 4 bậc thiền Vô Sắc giới thiện tâm. Nếu vị nào đạt bậc thiền nào mà có thể giữ gìn, duy trì cho đến lúc chết, vị ấy sẽ hóa sinh kiếp sau làm Phạm Thiên ở tầng trời Vô Sắc giới tương ứng với bậc thiền chứng. Chư vị Phạm Thiên trong 4 cõi trời Vô Sắc giới chỉ có tâm (thọ, tưởng, hành, thức) mà không có thân.
Trong các cực trọng thiện nghiệp, nếu vị nào đắc nhiều bậc thiền, sau khi chết, chỉ có bậc thiền cao nhất ưu tiên giúp tái sinh làm Phạm Thiên ở cõi trời tương ứng cao nhất, còn các bậc thiền thấp hơn đều vô hiệu.

Cực trọng ác nghiệp có quyền ưu tiên tái sinh kiếp sau vào khổ cảnh hơn là cực trọng thiện nghiệp.
⦁ Cận tử nghiệp: là nghiệp (thiện hay bất thiện) phát sinh lúc lâm chung, cho quả tái sinh kiếp sau nếu không có cực trọng nghiệp, có 2 trường hợp:
⦁ Nhớ lại nghiệp trong lúc gần lâm chung:
⦁ Nhớ đại thiện nghiệp: Người nào tự ý hay được nhắc nhở nhớ đến những phước thiện đã làm trong kiếp này lúc gần lâm chung, sẽ tái sinh vào cõi thiện Dục giới (cõi người hay 6 cõi trời) hưởng quả lành. Ví như có người đã từng đến chùa, hoan hỷ dâng y Kathina. Đến lúc lâm chung, có ai đó nhắc cho vị ấy nhớ đến phước thiện này, nên vị ấy khởi tâm hoan hỷ, sau khi chết, sinh vào cõi trời hưởng phước.
⦁ Nhớ bất thiện nghiệp: Người nào tự ý hay bị kích động nhớ đến những ác nghiệp đã làm trong kiếp này lúc gần lâm chung, sẽ tái sinh, chịu khổ ở một trong bốn cõi ác giới (Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, Asura). Ví như vị Tỳ Khưu trẻ thời Đức Phật Kassapa đã nhớ lại chuyện làm đứt lá cỏ bên bờ sông (phạm giới nhẹ) mà chưa sám hối, rồi tâm ăn năn, hối hận tội lỗi, tự nghĩ giới của mình không trong sạch, nên bị đọa làm Long Vương (súc sinh).
⦁ Tạo nghiệp trong lúc gần lâm chung:
⦁ Tạo thiện nghiệp: Người nào tự ý hay được hướng dẫn tạo phước thiện lúc gần lâm chung, sẽ tái sinh vào cõi thiện Dục giới (cõi người hay 6 cõi trời) hưởng quả lành. Ví như thân phụ của Ngài Soṇa cả đời săn bắn thú rừng. Khi lớn tuổi, ông xuất gia trở thành Tỳ Khưu, rồi lâm trọng bệnh. Trước lúc lâm chung, ông thấy những hiện tượng ác nghiệp sát sinh nên kinh hoảng kêu la. Ngài Soṇa sắp xếp để ông dâng hoa đến ngôi Bảo Tháp với tâm thành kính Tam Bảo. Nhờ thiện Pháp này, sau khi chết, ông tái sinh làm thiên nam ở cõi trời Dục giới.
⦁ Tạo bất thiện nghiệp: Người nào tự ý hay bị kích động tạo ác nghiệp lúc gần lâm chung, sẽ tái sinh, chịu khổ ở một trong bốn cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, Asura. Ví như những người chết đột ngột do đánh nhau (tâm sân), uống chất say, đang tham đắm trong sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, xúc chạm thỏa thích…. sẽ tái sinh vào cõi khổ.
⦁ Tập quán nghiệp: là nghiệp tạo do thói quen thường ngày, cho quả tái sinh kiếp sau nếu không có Cực trọng nghiệp và Cận tử nghiệp. Có 2 loại:
⦁ Tập quán ác nghiệp: Người nào tạo ác nghiệp bằng thân, khẩu, ý hằng ngày để nuôi mạng hay vui chơi, giải trí như người làm nghề sát sinh, trộm cướp, bán chất say….. hoặc chỉ tạo ác nghiệp một lần, rồi luôn bị ám ảnh, hối hận trong tâm, sẽ tái sinh, chịu khổ ở một trong bốn cõi ác giới.

⦁ Tập quán thiện nghiệp: Những vị có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, thường xuyên tạo nhiều thiện nghiệp như bố thí, giữ giới, hành thiền,…. hoặc chỉ tạo phước thiện một lần, nhưng thường hay nhớ tưởng đến thiện Pháp ấy, sẽ tái sinh vào các cõi lành để hưởng phước.
Cận tử nghiệp có quyền ưu tiên quyết định tái sinh hơn là Tập quán nghiệp vì nó phát sinh lúc lâm chung, làm xuất hiện một trong ba đối tượng là nghiệp, hiện tượng của nghiệp hay hiện tượng cõi giới tái sinh, làm đối tượng cho cận tử lộ trình tâm. Ví như, dù là bò yếu nhưng nếu đứng ngay cửa chuồng thì con bò yếu đó sẽ ra ngoài trước nhất.
⦁ Tích lũy nghiệp: là nghiệp thiện ác vặt vãnh, được tích lũy bình thường từ vô số kiếp trước đến kiếp này, được lưu giữ trong tâm, cho quả tái sinh kiếp sau nếu không có 3 loại nghiệp trên. Tích lũy nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau trong những trường hợp như:
⦁ Những người tai nạn chết đột ngột, thai nhi, trẻ sơ sinh, nhỏ dại bị chết,… được tái sinh tùy theo nghiệp thiện ác được tích lũy trong tâm từ vô số kiếp trước.
⦁ Vị Phạm Thiên ở tầng trời Sắc giới Vô Tưởng Thiên, khi hết tuổi thọ, phải tái sinh kiếp sau với thiện nghiệp tích lũy trong tiền kiếp quá khứ, kể từ tiền kiếp thứ ba trở về trước. Vì khi ở cõi trời đó, vị ấy chỉ có sắc uẩn (có thân, không có tâm) nên không tạo thiện nghiệp hay ác nghiệp nào cả, mà chỉ hưởng quả của ngũ thiền Sắc giới.
Ngài Buddhaghosa có đưa ra một ví dụ về 4 loại nghiệp trên như sau: Mỗi sáng, khi chuồng bò được mở cửa thì con bò mạnh nhất hoặc con bò đứng gần cửa nhất sẽ có cơ hội chạy ra ngoài đầu tiên. Con bò mạnh nhất tượng trưng cho Cực trọng nghiệp. Nếu không có con bò này, thì con bò gần cửa chuồng nhất (tượng trưng cho Cận tử nghiệp) sẽ là con đầu tiên chạy ra. Loại nghiệp thứ ba (đứng sau Cận tử nghiệp) là Tập quán nghiệp, có thể trở thành Cận tử nghiệp khi đương sự tưởng nhớ lại những bối cảnh cũ, thường xuyên tạo tác.
Loại nghiệp yếu nhất là Tích lũy nghiệp. Tuy nói là yếu nhất nhưng đôi khi nó cũng có thể là Cận tử nghiệp để đưa người ta đi tái sinh. Đó là trường hợp của Hoàng Hậu Mallikā. Bà suốt đời là một tín nữ thuần cố đạo tâm, là vị Hoàng Hậu được sủng ái nhất của Vua Ba Tư Nặc (Vua Pasenadi – Một vị Phật tương lai). Chính bà là người đã nghĩ ra buổi cúng dường Vô Song Thí đến Đức Phật, nhưng phút lâm chung, bà đã không nhớ gì ngoài lòng hối hận vì đã có lần dối gạt nhà vua. Chuyện đó chỉ là Tích lũy nghiệp, nhưng trở thành Cận tử nghiệp đưa bà xuống địa ngục 7 ngày, trước khi sinh về cõi Đâu Suất Đà Thiên.
⦁ Nghiệp cho quả theo thời gian
Theo Vi Diệu Pháp, tác ý tâm sở là ác nghiệp hay thiện nghiệp đồng sinh với 12 ác tâm hay 21 hoặc 37 thiện tâm làm phận sự tác hành tâm trong 6 loại lộ trình tâm: Nhãn môn, Nhĩ môn, Tỷ môn, Thiệt môn, Thân môn và Ý môn. Nếu mỗi loại lộ trình tâm có các loại tâm sinh diệt liên tục, đầy đủ thì chắc chắn có đủ 7 sát na tâm của tác hành tâm. Bảy sát na tâm này liên quan trực tiếp đến 4 loại nghiệp có cơ hội cho quả theo thời gian như sau:
⦁ Hiện báo nghiệp: là nghiệp cho quả trong kiếp hiện tại (kiếp thứ nhất) khi tác ý tâm sở đồng sinh với tác hành tâm thứ nhất. Nếu không có cơ hội cho quả ở hiện tại, Hiện báo nghiệp sẽ vô hiệu nghiệp.
⦁ Ác nghiệp cho quả ngay trong kiếp hiện tại
Người nào tạo ác nghiệp, nếu đủ duyên, ác nghiệp ấy cho quả, người ấy sẽ thường tiếp xúc với các đối tượng xấu ngay hiện tại như Sắc xấu, Thanh dở, Mùi hôi, Vị dở, Xúc khó chịu.
⦁ Thiện nghiệp cho quả ngay trong kiếp hiện tại
Người nào tạo thiện nghiệp, nếu đủ duyên, thiện nghiệp ấy cho quả, người ấy sẽ thường tiếp xúc với các đối tượng tốt ngay hiện tại như Sắc đẹp, Thanh hay, Mùi thơm, Vị ngon, Xúc dễ chịu.
⦁ Năng lực của Hiện báo nghiệp, có 2 loại:
– Hiện báo nghiệp cho quả trong vòng 7 ngày
Thiện nghiệp bố thí cho quả trong vòng 7 ngày, cần phải hội đủ 4 nhân duyên:
⦁ Bậc thọ thí là Đức Phật, A La Hán, Thánh Bất Lai.
⦁ Vật bố thí hợp Pháp và hoàn toàn trong sạch.
⦁ Thí chủ có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, có tác ý thiện tâm trong sạch và hoan hỷ đủ 3 thời kỳ: Trước khi tạo phước thiện, đang khi tạo phước thiện và sau khi đã tạo phước thiện.
⦁ Bậc thọ thí có ân đức đặc biệt là Đức Phật, Thánh A La Hán, Thánh A Na Hàm sau 7 ngày nhập Diệt Thọ Tưởng Định, rồi xả định, đi khất thực.
Ví như ông bà Puṇṇa nhà nghèo, tạo phước cúng dường đến Ngài Sāriputta mới xả Diệt Thọ Tưởng Định sáng hôm ấy. Sau đó, ruộng cày của ông bà xuất hiện vô số thỏi vàng. Nhờ vậy, ông bà được Đức Vua Bimbisāra phong là đại phú hộ có số vàng nhiều nhất, rồi cả hai đắc Thánh Nhập Lưu khi nghe Đức Phật thuyết Pháp.
Ác nghiệp cho quả trong 7 ngày với ác tâm mạnh
Tên đồ tể Nanda làm nghề giết bò để bán thịt. Một hôm, người nhà bán hết thịt, không còn lại miếng thịt nào cho y. Tức giận, y lấy dao cắt lưỡi con bò đang còn sống, đem vào bảo vợ làm món ăn cho y. Ngay khi ăn món lưỡi bò ấy, lưỡi của y bị đứt lìa, rơi xuống, vô cùng đau đớn, khiến y quằn quại, rống lên như bò bị cắt tiết, rồi chết tại nơi ấy và sinh vào cõi đại địa ngục Avīci (Vô gián).
– Hiện báo nghiệp cho quả sau 7 ngày cho đến hết kiếp hiện tại.
Người nào đã tạo nghiệp thiện ác trong thời thiếu niên, nếu nghiệp ấy có cơ hội cho quả thì người ấy thọ nhận quả lạc hay khổ của nghiệp thiện ác ấy trong thời thiếu niên, hoặc trung niên, hoặc lão niên trong kiếp này.
⦁ Sinh báo nghiệp: là nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau (hoặc sau khi đã tái sinh) khi tác ý tâm sở đồng sinh với tác hành tâm thứ bảy. Trong 7 sát na Dục giới tác hành tâm, sát na thứ 7 đóng vai trò chính để tạo nghiệp, nên có năng lực cho quả nghiệp mạnh hơn 6 sát na đầu. Vì vậy, tác ý tâm sở đồng sinh với sát na Dục giới tác hành tâm thứ 7 này tạo nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau ngay khi kiếp này kết thúc (chết), không có thời gian chờ đợi, nghĩa là trong cận tử lộ trình tâm, các tâm sinh rồi diệt tuần tự đến tử tâm diệt (chết) kết thúc kiếp này, liền tiếp theo xuất hiện thức tái sinh (1 sát na tâm) bắt đầu kiếp mới, rồi diệt, tiếp theo là hộ kiếp tâm hộ trì, giữ gìn suốt kiếp hiện tại của mỗi chúng sinh nói chung. Vậy tái sinh tâm kiếp này hoàn toàn khác với tử tâm kiếp trước, nên không có một linh hồn thường hằng.
⦁ Ác nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau
Chỉ có ác nghiệp cực trọng (Tà kiến cố định và Ngũ nghịch đại tội) chắc chắn có quyền ưu tiên cho quả tái sinh kiếp sau ở đại địa ngục Avīci. Còn các ác nghiệp khác nếu có cơ hội cũng cho quả tái sinh kiếp sau vào 1 trong 4 cõi khổ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, Asura).
⦁ Thiện nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau
Trong tất cả mọi thiện nghiệp, không có thiện nghiệp nào chắc chắn cho quả tái sinh kiếp sau. Cho nên, các thiện nghiệp nếu có cơ hội, mới cho quả tái sinh kiếp sau vào 1 trong 7 cõi thiện Dục giới (cõi người hay 6 cõi trời).
Tóm lại, Sinh báo nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau hay sau khi đã tái sinh nếu có cơ hội. Còn nếu không có cơ hội ra quả thì Sinh báo nghiệp thành vô hiệu nghiệp.
⦁ Hậu báo nghiệp: là nghiệp có cơ hội cho quả từ kiếp thứ 3 cho đến kiếp cuối cùng của vị A La Hán, trước khi nhập Niết Bàn khi tác ý tâm sở đồng sinh với 5 tác hành tâm từ thứ 2 đến thứ 6. Cho nên, mỗi chúng sinh nếu còn tồn tại trong 3 giới 4 loài thì Hậu báo nghiệp vẫn còn hiệu lực, ngay cả các bậc Thánh còn thân ngũ uẩn. Bởi vì dù cho các vị Thánh A La Hán, Phật Độc Giác, Phật Toàn Giác không còn tạo nghiệp thiện ác mới (vì sống bằng Tâm duy tác), nhưng mọi nghiệp cũ nếu có cơ hội thì sẽ cho quả trong kiếp cuối này. Chỉ khi nào các vị Thánh tịch diệt Niết Bàn rốt ráo, mới thoát khỏi ảnh hưởng của Hậu báo nghiệp.

⦁ Vô hiệu nghiệp: là nghiệp không còn hiệu lực cho quả của nghiệp theo thời gian của 3 loại nghiệp trên như:
⦁ Các nghiệp thiện ác quá nhẹ khi tác ý tâm sở đồng sinh với nghiệp thiện ác không đủ chi Pháp, quá nhẹ.
⦁ Các nghiệp thiện ác đã hết hạn cho quả (do bị chèn lấn bởi các nghiệp khác mạnh hơn).
⦁ Với các vị đã không còn cơ hội chịu quả (Như các bậc Thánh đã tịch diệt Niết Bàn).
⦁ Các nghiệp không còn giữ được tác dụng cũ (như người đắc Nhị thiền thì lúc lâm chung, Sơ thiền của vị ấy là Vô hiệu nghiệp).
Tóm lại, một người tạo một nghiệp thiện ác nếu đủ 7 tác hành tâm sẽ chịu quả của nghiệp khi có cơ hội trong 3 thời kỳ: kiếp hiện tại, kiếp sau và các kiếp khác cho đến khi tịch diệt Niết Bàn.
⦁ Nghiệp cho quả theo cõi giới
Có 4 loại nghiệp: Bất thiện nghiệp, Dục giới thiện nghiệp, Sắc giới thiện nghiệp và Vô Sắc giới thiện nghiệp.
⦁ Bất thiện nghiệp: gồm có 3 loại, 10 chi Pháp:
⦁ Thân ác nghiệp: Sát sinh, Trộm cướp và Tà dâm
⦁ Khẩu ác nghiệp: Nói dối, Nói lời chia rẽ, Nói lời thô ác (chửi rủa, mắng nhiếc) và Nói lời vô ích.
⦁ Ý ác nghiệp: Tham lam, Sân hận và Tà kiến.
⦁ Nguồn gốc phát sinh 10 ác nghiệp
⦁ 3 ác nghiệp là: Tà dâm, Tham lam, Tà kiến được phát sinh từ gốc tâm Tham.
⦁ 3 ác nghiệp là: Sát sinh, Nói lời thô tục, Thù hận
được phát sinh từ gốc tâm Sân.

* 4 ác nghiệp là: Trộm cướp, Nói dối, Nói lời chia rẽ, Nói lời vô ích được phát sinh có khi từ gốc tâm Tham, có khi từ gốc tâm Sân.
⦁ 30 loại ác nghiệp tính theo 3 thời kỳ tác ý
10 loại ác nghiệp này nếu tính theo 3 thời kỳ tác ý thì có 30 loại ác nghiệp như sau:
⦁ Tác ý ác tâm phát sinh trước khi tạo 10 ác nghiệp.
⦁ Tác ý ác tâm phát sinh đang khi tạo 10 ác nghiệp.
⦁ Tác ý ác tâm phát sinh sau khi tạo 10 ác nghiệp.
⦁ 40 loại ác nghiệp tính theo 4 hạng người
10 loại ác nghiệp này tính theo 4 hạng người thì có 40 loại ác nghiệp như sau:
⦁ Tự mình tạo 10 ác nghiệp.
⦁ Sai khiến người tạo 10 ác nghiệp.
⦁ Tán dương ca tụng người tạo 10 ác nghiệp.
⦁ Tâm hài lòng hoan hỷ trong 10 ác nghiệp.
⦁ Ý ác nghiệp có nhiều năng lực nhất
Trong Kinh Upālisutta, Đức Phật đã dạy rằng trong 3 loại ác nghiệp (qua thân, khẩu, ý), Ý ác nghiệp có tội ác nghiêm trọng nhất trong việc tạo ác nghiệp.
⦁ Quả báo của ác nghiệp
⦁ Kiếp Hiện tại: Ác nghiệp có cơ hội cho quả tiếp xúc biết các đối tượng xấu về Sắc, Thanh, Mùi, Vị, Xúc.
⦁ Tái sinh kiếp sau: Ác nghiệp có cơ hội cho quả tái sinh vào 1 trong 4 cõi ác giới (Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, Asura), chịu quả khổ đến khi hết nghiệp ấy, mới tái sinh ở cõi giới khác tùy theo nghiệp quả thiện ác quá khứ. Thật ra, các chúng sinh sau khi ra khỏi cõi ác giới, mà có thiện nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau trở lại làm nhân thiên thật là điều rất khó. Cho nên ở kiếp hiện tại, chúng ta phải cố gắng tu tập, vun bồi thiện Pháp.
– Sau khi đã tái sinh: Ác nghiệp có cơ hội cho quả tiếp xúc các đối tượng xấu về Sắc, Thanh, Mùi, Vị, Xúc.

⦁ Dục giới thiện nghiệp
⦁ Mười thiện nghiệp
⦁ Thân cố ý: Không sát sinh,
Không trộm cướp, Không tà dâm.
⦁ Khẩu cố ý: Không nói dối, không nói lời chia rẽ; Không nói lời thô ác,
Không nói lời vô ích.
⦁ Ý cố tình : Không tham lam tài sản người khác. Không thù hận người khác.
Có Chánh kiến thấy đúng thật tánh Pháp.
⦁ Quả báo của thiện nghiệp
Mười đại thiện nghiệp này là Pháp của con người mà chúng ta cần phải hành trọn vẹn và trong sạch.
⦁ Kiếp Hiện tại: Thiện nghiệp có cơ hội cho quả tiếp xúc biết các đối tượng tốt về Sắc, Thanh, Mùi, Vị, Xúc.
⦁ Tái sinh kiếp sau: Nếu thiện nghiệp hợp với trí tuệ có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì vị ấy làm người Tam Nhân, hưởng lạc ở cõi người hay 6 cõi trời Dục giới, có thể tu tập chứng Thiền, đắc Thánh.
Nếu thiện nghiệp không hợp với trí tuệ có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì vị ấy làm người (Chư Thiên) Nhị Nhân, hưởng lạc ở cõi người hay 6 cõi trời Dục giới, nhưng không thể tu tập chứng Thiền, đắc Thánh.
Nếu thiện nghiệp bậc thấp không hợp với trí tuệ có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì vị ấy làm người Vô

Nhân, bị đui mù, câm điếc, tàn tật bẩm sinh hay làm Chư Thiên Vô Nhân trên mặt đất, hưởng an lạc ít.
– Sau khi đã tái sinh: Thiện nghiệp có cơ hội cho quả thường tiếp xúc biết các đối tượng tốt như Sắc đẹp, Thanh hay, Mùi thơm, Vị ngon, Xúc dễ chịu.
⦁ Sắc giới thiện nghiệp
Hành giả là hạng người Tam nhân (Vô tham, Vô sân, Vô si), có giới hạnh trong sạch và trọn vẹn, hành Thiền Định có thể chứng 5 tầng thiền Sắc giới, khi chết, nếu giữ được tâm thiền ấy, căn cứ trên Tứ Như Ý Túc (Dục, Cần, Định, Tuệ), sẽ sinh ở cõi Sắc giới tương ứng:
⦁ Sơ Thiền:
⦁ Sơ thiền thiện bậc hạ (Tứ Như Ý Túc yếu) sinh ở cõi Phạm Chúng Thiên.
⦁ Sơ thiền thiện bậc trung (Tứ Như Ý Túc trung bình) sinh ở cõi Phạm Phụ Thiên.
⦁ Sơ thiền thiện bậc thượng (Tứ Như Ý Túc mạnh) sinh ở cõi Đại Phạm Thiên.
⦁ Nhị Thiền và Tam Thiền:
⦁ Nhị thiền bậc hạ và Tam Thiền bậc hạ sinh ở cõi Thiểu Quang Thiên.
⦁ Nhị thiền bậc trung và Tam Thiền bậc trung sinh ở cõi Vô Lượng Quang Thiên.
⦁ Nhị thiền bậc thượng và Tam Thiền bậc thượng sinh ở cõi Quang Âm Thiên.
⦁ Tứ Thiền:
⦁ Tứ thiền bậc hạ sinh ở cõi Thiểu Tịnh Thiên.
⦁ Tứ thiền bậc trung sinh ở cõi Vô Lượng Tịnh Thiên.
⦁ Tứ thiền bậc thượng sinh ở cõi Biến Tịnh Thiên.
⦁ Ngũ Thiền:
– Ngũ thiền bậc hạ sinh ở cõi Quảng Quả thiên.

⦁ Vị đắc Ngũ thiền nhàm chán tâm thức thì sinh về cõi Vô Tưởng thiên bằng Sắc tái tục.
⦁ Nếu vị đắc Ngũ Thiền là Bậc Tam Quả thì tùy vào 5 Quyền (Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ) mà sinh về cõi tương ứng.
⦁ Vô Sắc giới thiện nghiệp
Sau khi chứng đắc được ngũ thiền Sắc giới, hành giả tinh tấn tu tập với các đề mục Thiền Định Vô sắc có thể chứng đắc 4 tầng thiền Vô Sắc giới (Không Vô Biên Xứ Thiền, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiền). Sau khi chết, nếu vẫn giữ được tâm thiền Vô Sắc giới ấy, hành giả sẽ tái sinh ở tầng trời Vô Sắc giới tương ứng với bậc thiền chứng ấy.
⦁ Nghiệp và quả của nghiệp đối với chúng sinh các cõi giới
Chúng sinh đang ở cõi địa ngục, chỉ có ác nghiệp có cơ hội cho quả khổ, còn thiện nghiệp không có cơ hội cho quả an lạc. Khi hết ác nghiệp nặng trong cõi đại địa ngục ấy, ác nghiệp ấy còn có năng lực thì tiếp tục cho quả tái sinh ở các cõi tiểu địa ngục liên tiếp cho đến khi hết ác nghiệp ấy, mới ra khỏi cõi địa ngục. Nếu có thiện nghiệp nào có cơ hội cho quả thì tái sinh kiếp sau làm người, nhưng vẫn có thể chịu quả khổ do ác nghiệp cũ.
Chúng sinh là loài súc sinh có một số như voi báu, ngựa báu, chim nói tiếng người, chó, mèo tinh khôn,… tuy chúng sinh ra do quả của ác nghiệp, nhưng sau khi đã tái sinh, do nhờ thiện nghiệp quá khứ, nên cho quả tốt, quả an lạc trong kiếp hiện tại.
Chư vị Thiên Nam hoặc Thiên Nữ trong 6 cõi trời Dục giới, chỉ có thiện nghiệp có cơ hội cho quả an lạc mà thôi, còn ác nghiệp không có cơ hội cho quả khổ. Khi hết thiện nghiệp ấy, vị ấy chết, nếu thiện nghiệp còn năng lực thì tiếp tục có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau trở lại cõi trời cũ, hoặc cõi trời dục giới cao hơn, hoặc thấp hơn cõi trời cũ, hay tái sinh kiếp sau làm người.
Chư Thiên ở cõi trời Dục giới bậc thấp hết tuổi thọ, sau khi chết, nếu ác nghiệp có cơ hội cho quả thì tái sinh kiếp sau trong cõi ác giới, chịu quả khổ.
Chư Phạm Thiên trên các tầng trời Sắc giới hay Vô Sắc giới, chỉ hưởng an lạc của thiện nghiệp. Khi hết thiện nghiệp ấy, nếu vị ấy còn chứng tầng thiền nào thì tiếp tục sinh làm Phạm Thiên ở cõi trời tương ứng; còn không, nếu thiện nghiệp nào có cơ hội cho quả, vị ấy sinh về cõi trời dục giới hay cõi người tùy theo phước báu.
Loài người đặc biệt đang sống trong cõi Nam thiện bộ châu này, khi thì thiện nghiệp có cơ hội cho quả lạc, khi thì ác nghiệp có cơ hội cho quả khổ, cứ như vậy cho đến khi hết tuổi thọ, hay hết quả của thiện nghiệp hỗ trợ (chết). Con người trong cõi người Nam thiện bộ châu này có khả năng đặc biệt hơn tất cả mọi chúng sinh trong các cõi giới khác như sau:
⦁ Có khả năng thuận lợi tạo mọi thiện nghiệp từ Dục giới thiện nghiệp, Sắc giới thiện nghiệp, Vô Sắc giới thiện nghiệp cho đến Siêu Tam Giới thiện nghiệp .
⦁ Có khả năng thuận lợi nhất tạo đầy đủ Pháp hạnh Ba La Mật để trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, Đức Phật Độc Giác và bậc Thánh A La Hán, …
⦁ Có thể tạo ác nghiệp cực trọng như giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A La Hán, làm thân Đức Phật chảy máu, chia rẽ Tăng, khi chết, chắc chắn ác nghiệp ấy cho quả tái sinh ở cõi đại địa ngục Avīci, chịu quả khổ suốt thời gian nhiều đại kiếp trái đất.
Tất cả mọi chúng sinh dù lớn hay nhỏ, ở cảnh giới cao hay thấp, Thánh hay Phàm nếu còn thân ngũ uẩn thì đều phải chịu sự chi phối của nghiệp báo cho đến khi vị ấy tịch diệt Niết Bàn (Đức Phật hay A La Hán).
⦁ Nghiệp cho quả theo phận sự
Có 4 loại nghiệp:
⦁ Sinh nghiệp: là nghiệp cho quả tái sinh thân tâm.
⦁ Trì nghiệp: là nghiệp duy trì đời sống một chúng sinh.
⦁ Chướng nghiệp: là những nghiệp ngăn trở hay gây khó khăn trong đời sống hằng ngày của chúng sinh.
⦁ Đoạn nghiệp: là nghiệp có tác dụng tàn phá hay chặn đứng sức sống của một chúng sinh.
Ta có thể lấy cuộc đời của ông Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) để minh họa cho 4 loại nghiệp này: Nhờ Sanh nghiệp tốt nên ông là người Tam nhân trong một gia đình hoàng tộc. Nhờ Trì nghiệp tốt nên ông có cả một thời tuổi trẻ quyền quý, cao sang và thành công mà ai cũng mong muốn. Chướng nghiệp bắt đầu xuất hiện khi ông có lòng chống đối Đức Phật và chia rẽ Tăng Đoàn, những thứ tốt đẹp mà ông có trước đó cũng vì vậy mà dần dần mất sạch, từ Thiền Định, thắng trí (thần thông) đến uy tín và sức khỏe. Và Đoạn nghiệp đã xuất hiện khi ông bị đất rút vì đã tạo cùng lúc hai ác nghiệp Vô Gián cực nặng (trong Ngũ nghịch đại tội) là Chia rẽ Tăng Đoàn và Làm thân Đức Phật chảy máu.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button