Nghiên cứu

Tại Sao Bạn Phải Hành Thiền, Lợi Ích Khi Thiền Và Sự Phát Sinh Trí Tuệ

“Cố đừng suy nghĩ quá nhiều. Nếu bạn phải nghĩ thì suy nghĩ với sự tỉnh giác. Hãy làm cho tâm bình an trước. Nơi nào có sự hiểu biết, nơi đó không cần có sự suy nghĩ. Sự tỉnh giác sẽ thay thế vào đó và trí tuệ phát sinh.”

Nội dung chính

    Tại Sao Bạn Hành Thiền?

    Vì tâm bạn không hiểu những gì cần được hiểu. Nói cách khác, bạn không thật sự biết là điều gì và chuyện gì đang xảy ra. Bạn không biết đâu là sai, đâu là đúng, dù là thứ mang đến khổ đau và khiến bạn nghi ngờ. Bạn đến đây để tìm kiếm sự bình an và kiềm thúc là vì tâm  của  bạn  bất  an.  Chúng  cứ  bị  lung  lay  bởi  sự  hoài nghi và hiếu động. Mặc dù dường như có rất nhiều cách để  tu  hành,  chung  quy  chỉ  có  một  mà  thôi.  Cũng  như những cây ăn trái, chúng ta có thể có trái sớm hơn bằng cách trồng cây chiết, nhưng cây đó sẽ không dẻo dai và bền bỉ. Nếu chúng ta trồng cây từ hạt, thì cây lớn lên sẽ khỏe mạnh và có nhiều sức chịu đựng hơn. Sự tu hành cũng vậy. Khi mới tu hành, tôi không hiểu điều này. Chừng nào tôi vẫn chưa hiểu biết đúng đắn, tôi vẫn thấy việc ngồi thiền là khổ sở, đến độ có lần tôi phát khóc. Có lúc tôi đặt mục tiêu cho mình quá cao, có lúc thì không đủ cao. Tôi không bao giờ biết thế nào là sự quân bình. Tu hành một cách bình an là không đặt tâm quá cao hay quá thấp, mà ở điểm quân bình.

    Bạn đang xem: Tại Sao Bạn Phải Hành Thiền, Lợi Ích Khi Thiền Và Sự Phát Sinh Trí Tuệ

    Tu  hành  nhiều  cách  khác  nhau  với  nhiều  vị  Thầy khác nhau có thể rất rối rắm. Vị thầy này bảo bạn phải tu cách này, vị kia bảo bạn tu cách kia. Bạn không biết đâu là đúng, đâu là sai, không biết cốt tủy của sự tu hành là gì. Kết quả là sự rối rắm và nghi ngờ. Không ai biết cách để hài hòa sự tu hành của họ. Cho nên, cố đừng suy nghĩ quá nhiều. Nếu bạn phải nghĩ, thì suy nghĩ với sự tỉnh giác. Hãy làm cho tâm bình an trước. Nơi nào có sự hiểu biết, nơi đó không cần có sự suy nghĩ. Sự tỉnh giác sẽ thay thế vào đó và trí tuệ phát sinh. Lối suy nghĩ bình thường  không  phải  là  trí  tuệ,  nhưng  đó  chỉ  là  sự  lang thang không chủ đích và không ý thức của tâm mà kết quả chỉ là sự hiếu động. Ở giai đoạn này, bạn không cần suy  nghĩ.  Suy  nghĩ  chỉ  khuấy  động  tâm.  Suy  nghĩ  quá nhiều có thể khiến bạn khóc.

    Phát Triển Định Lực

    Phát triển định lực để làm cho đầu óc vững vàng và kiên  định  để  có  sự  bình  an  trong  tâm.  Tâm chưa  được huấn luyện thường rất hiếu động và khó điều khiển. Nó chạy lăng xăng theo trần cảnh, giống như dòng nước lúc chảy qua bên này, lúc chảy qua bên kia, tìm kiếm những nơi thấp nhất. Các nông gia và kỹ sư nông nghiệp biết cách điều khiển dòng nước để sử dụng hiệu quả cho xã hội và con người. Cũng vậy, tâm được kiềm chế và huấn luyện liên tục sẽ là một công cụ vô cùng hữu ích. Đức Phật dạy rằng: “Tâm được điều phục sẽ mang đến chân hạnh phúc, vì thế hãy điều phục tâm cho tốt để đạt được những lợi ích cao nhất”.

    Tương tự, con vật chung quanh chúng ta như voi, ngựa, trâu, bò cần phải được huấn luyện trước khi dùng chúng làm việc. Khi đó, sức mạnh của chúng mới thật sự mang lại lợi ích cho chúng ta. Tâm được huấn luyện sẽ mang đến cho chúng ta nhiều phúc lành hơn một cái tâm thô kệch. Đức Phật và các đệ tử đều có cùng một khởi đầu như chúng ta với tâm chưa được huấn luyện. Nhưng sau  này,  các  vị  đã  trở  thành  những  bậc  Thánh  Nhân, những người mà chúng ta vô cùng tôn kính và học hỏi. Tâm được kiểm soát và huấn luyện có thể giúp cho chúng ta tốt hơn trong mọi lĩnh vực, mọi tình huống. Tâm được huấn luyện sẽ giúp cho đời sống của chúng ta quân bình, khiến cho công việc dễ dàng hơn và phát triển khả năng lý luận để kiềm chế hành động của mình. Nhờ thế, chúng ta sẽ ngày càng trở nên hạnh phúc hơn.

    Sự Phát Sinh Trí Tuệ Từ Chánh Niệm Và Thiền Định

    Trí tuệ là nhìn thấy chân lý về những tiến trình khác nhau  của  thân  và  tâm.  Khi  dùng  cái  tâm  an  định, được huấn luyện của mình để quán chiếu ngũ uẩn, chúng ta sẽ nhận ra rằng cả thân và tâm đều vô thường, bất toại nguyện và vô ngã. Khi nhìn thấy mọi việc với trí tuệ, chúng ta không còn dính mắc hay bám víu nữa. Bất cứ những gì đến, chúng ta chấp nhận một cách tỉnh thức mà không buồn phiền hay đau khổ, vì chúng ta nhận thấy rõ bản chất vô thường của vạn vật. Khi bệnh hoạn hay đau đớn, chúng ta vẫn bình thản vì tâm đã được huấn luyện tốt. Tâm như thế sẽ là nơi nương náu thật sự cho chính mình. Sự hiểu biết này chính là trí tuệ, trí tuệ hiểu biết thực chất của mọi sự khi chúng phát sinh.

    Trí  tuệ  phát  sinh  từ  Chánh  Niệm  và  Thiền  Định. Thiền Định đặt nền tảng trên giới luật. Cả ba điều này – Giới, Định, Tuệ – tương quan mật thiết đến độ hành giả không thể chỉ tập trung vào một khía cạnh để được giải thoát. Tiến trình tu hành diễn ra như thế này. Trước hết, chúng ta rèn luyện cho tâm chú ý vào hơi thở. Đây là sự phát sinh đức hạnh. Khi sự chánh niệm về hơi thở được thực  hành  cho  đến  khi  tâm  tĩnh  lặng  thì  định  lực  phát sinh. Rồi từ sự quan sát, chúng ta thấy rằng hơi thở là vô thường, khổ và vô ngã. Sự xả bỏ sẽ theo sau đó và đây là sự phát sinh của trí tuệ.

    Cho nên, thực tập chánh niệm về hơi thở có thể được xem là nền tảng cho sự phát triển Giới, Định, Tuệ. Ba pháp tu này phụ thuộc chặt chẽ với nhau như thế đó. Khi  cả  ba  pháp  Giới,  Định,  Tuệ  đều  được  phát  triển, chúng ta gọi sự tu hành này là Bát Chánh Đạo, là con đường duy nhất để thoát khổ. Bát Chánh Đạo là Pháp môn vô thượng bởi vì nếu được thực hành đúng đắn, nó sẽ dẫn đến Niết Bàn, đến sự bình an rốt ráo.

    Để có kết quả, sự hành thiền phải được thực tập liên tục, nếu có thể được. Đừng thiền một chút hôm nay và rồi sau một, hai tuần lễ, hay một, hai tháng mới thiền lại. Tu hành như vậy sẽ không có kết quả tốt. Đức Phật dạy chúng ta tu hành thường xuyên và chuyên cần, có nghĩa là tu hành càng liên tục càng tốt.

    Lợi Ích Của Sự Hành Thiền, Tu Hành

    Khi chúng ta hành thiền như cách trên, thành quả của sự tu hành sẽ có ba giai đoạn như sau:

    • Thứ nhất, đối với những hành giả mà sự phát tâm bắt nguồn từ đức tin thì sự tin tưởng của họ vào Phật, Pháp, Tăng sẽ tăng trưởng dần dần. Đức tin này sẽ củng cố sự tu hành của họ. Họ cũng sẽ hiểu biết về tính chất nhân quả của mọi việc rằng hành động thiện lành mang lại kết quả thiện lành, và hành động bất thiện sẽ mang lại hậu quả bất thiện. Những người này sẽ đạt được sự bình an và hạnh phúc lớn lao.
    • Thứ hai, những người đã đạt các Thánh Quả A Na Hàm, Tư Đà Hàm, Tu Đà Hoàn phát triển đức tin Tam Bảo không thể lay chuyển. Họ rất an lạc và đều hướng đến mục tiêu là cảnh giới Niết Bàn.
    • Thứ ba, những người đã đạt đến Thánh quả A La Hán hay Phật Toàn Giác đã đoạn diệt tất cả phiền não.  Họ  là  những  vị  đã  giải  thoát  rốt  ráo  và  hoàn  tất hành trình tâm linh. Chúng ta thật may mắn là đã được sinh làm người và được nghe chánh pháp. Đây là một cơ hội mà cả triệu triệu chúng sinh khác không có được. Cho nên, đừng xem thường nó. Hãy nhanh chóng phát triển sự toàn thiện và đi theo con đường tu hành đúng đắn để đạt đến những đẳng cấp cao nhất. Đừng lãng phí thời gian. Đừng sống một cuộc đời không có mục đích. Hãy cố đạt cho được sự chứng ngộ chân lý ngay trong ngày hôm nay, nếu có thể được.

    Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

    Chuyên mục: Nghiên cứu

    Xem thêm Tại Sao Bạn Phải Hành Thiền, Lợi Ích Khi Thiền Và Sự Phát Sinh Trí Tuệ

    “Cố đừng suy nghĩ quá nhiều. Nếu bạn phải nghĩ thì suy nghĩ với sự tỉnh giác. Hãy làm cho tâm bình an trước. Nơi nào có sự hiểu biết, nơi đó không cần có sự suy nghĩ. Sự tỉnh giác sẽ thay thế vào đó và trí tuệ phát sinh.”

    Nội dung chính

      Tại Sao Bạn Hành Thiền?

      Vì tâm bạn không hiểu những gì cần được hiểu. Nói cách khác, bạn không thật sự biết là điều gì và chuyện gì đang xảy ra. Bạn không biết đâu là sai, đâu là đúng, dù là thứ mang đến khổ đau và khiến bạn nghi ngờ. Bạn đến đây để tìm kiếm sự bình an và kiềm thúc là vì tâm  của  bạn  bất  an.  Chúng  cứ  bị  lung  lay  bởi  sự  hoài nghi và hiếu động. Mặc dù dường như có rất nhiều cách để  tu  hành,  chung  quy  chỉ  có  một  mà  thôi.  Cũng  như những cây ăn trái, chúng ta có thể có trái sớm hơn bằng cách trồng cây chiết, nhưng cây đó sẽ không dẻo dai và bền bỉ. Nếu chúng ta trồng cây từ hạt, thì cây lớn lên sẽ khỏe mạnh và có nhiều sức chịu đựng hơn. Sự tu hành cũng vậy. Khi mới tu hành, tôi không hiểu điều này. Chừng nào tôi vẫn chưa hiểu biết đúng đắn, tôi vẫn thấy việc ngồi thiền là khổ sở, đến độ có lần tôi phát khóc. Có lúc tôi đặt mục tiêu cho mình quá cao, có lúc thì không đủ cao. Tôi không bao giờ biết thế nào là sự quân bình. Tu hành một cách bình an là không đặt tâm quá cao hay quá thấp, mà ở điểm quân bình.

      Tu  hành  nhiều  cách  khác  nhau  với  nhiều  vị  Thầy khác nhau có thể rất rối rắm. Vị thầy này bảo bạn phải tu cách này, vị kia bảo bạn tu cách kia. Bạn không biết đâu là đúng, đâu là sai, không biết cốt tủy của sự tu hành là gì. Kết quả là sự rối rắm và nghi ngờ. Không ai biết cách để hài hòa sự tu hành của họ. Cho nên, cố đừng suy nghĩ quá nhiều. Nếu bạn phải nghĩ, thì suy nghĩ với sự tỉnh giác. Hãy làm cho tâm bình an trước. Nơi nào có sự hiểu biết, nơi đó không cần có sự suy nghĩ. Sự tỉnh giác sẽ thay thế vào đó và trí tuệ phát sinh. Lối suy nghĩ bình thường  không  phải  là  trí  tuệ,  nhưng  đó  chỉ  là  sự  lang thang không chủ đích và không ý thức của tâm mà kết quả chỉ là sự hiếu động. Ở giai đoạn này, bạn không cần suy  nghĩ.  Suy  nghĩ  chỉ  khuấy  động  tâm.  Suy  nghĩ  quá nhiều có thể khiến bạn khóc.

      Phát Triển Định Lực

      Phát triển định lực để làm cho đầu óc vững vàng và kiên  định  để  có  sự  bình  an  trong  tâm.  Tâm chưa  được huấn luyện thường rất hiếu động và khó điều khiển. Nó chạy lăng xăng theo trần cảnh, giống như dòng nước lúc chảy qua bên này, lúc chảy qua bên kia, tìm kiếm những nơi thấp nhất. Các nông gia và kỹ sư nông nghiệp biết cách điều khiển dòng nước để sử dụng hiệu quả cho xã hội và con người. Cũng vậy, tâm được kiềm chế và huấn luyện liên tục sẽ là một công cụ vô cùng hữu ích. Đức Phật dạy rằng: “Tâm được điều phục sẽ mang đến chân hạnh phúc, vì thế hãy điều phục tâm cho tốt để đạt được những lợi ích cao nhất”.

      Tương tự, con vật chung quanh chúng ta như voi, ngựa, trâu, bò cần phải được huấn luyện trước khi dùng chúng làm việc. Khi đó, sức mạnh của chúng mới thật sự mang lại lợi ích cho chúng ta. Tâm được huấn luyện sẽ mang đến cho chúng ta nhiều phúc lành hơn một cái tâm thô kệch. Đức Phật và các đệ tử đều có cùng một khởi đầu như chúng ta với tâm chưa được huấn luyện. Nhưng sau  này,  các  vị  đã  trở  thành  những  bậc  Thánh  Nhân, những người mà chúng ta vô cùng tôn kính và học hỏi. Tâm được kiểm soát và huấn luyện có thể giúp cho chúng ta tốt hơn trong mọi lĩnh vực, mọi tình huống. Tâm được huấn luyện sẽ giúp cho đời sống của chúng ta quân bình, khiến cho công việc dễ dàng hơn và phát triển khả năng lý luận để kiềm chế hành động của mình. Nhờ thế, chúng ta sẽ ngày càng trở nên hạnh phúc hơn.

      Sự Phát Sinh Trí Tuệ Từ Chánh Niệm Và Thiền Định

      Trí tuệ là nhìn thấy chân lý về những tiến trình khác nhau  của  thân  và  tâm.  Khi  dùng  cái  tâm  an  định, được huấn luyện của mình để quán chiếu ngũ uẩn, chúng ta sẽ nhận ra rằng cả thân và tâm đều vô thường, bất toại nguyện và vô ngã. Khi nhìn thấy mọi việc với trí tuệ, chúng ta không còn dính mắc hay bám víu nữa. Bất cứ những gì đến, chúng ta chấp nhận một cách tỉnh thức mà không buồn phiền hay đau khổ, vì chúng ta nhận thấy rõ bản chất vô thường của vạn vật. Khi bệnh hoạn hay đau đớn, chúng ta vẫn bình thản vì tâm đã được huấn luyện tốt. Tâm như thế sẽ là nơi nương náu thật sự cho chính mình. Sự hiểu biết này chính là trí tuệ, trí tuệ hiểu biết thực chất của mọi sự khi chúng phát sinh.

      Trí  tuệ  phát  sinh  từ  Chánh  Niệm  và  Thiền  Định. Thiền Định đặt nền tảng trên giới luật. Cả ba điều này – Giới, Định, Tuệ – tương quan mật thiết đến độ hành giả không thể chỉ tập trung vào một khía cạnh để được giải thoát. Tiến trình tu hành diễn ra như thế này. Trước hết, chúng ta rèn luyện cho tâm chú ý vào hơi thở. Đây là sự phát sinh đức hạnh. Khi sự chánh niệm về hơi thở được thực  hành  cho  đến  khi  tâm  tĩnh  lặng  thì  định  lực  phát sinh. Rồi từ sự quan sát, chúng ta thấy rằng hơi thở là vô thường, khổ và vô ngã. Sự xả bỏ sẽ theo sau đó và đây là sự phát sinh của trí tuệ.

      Cho nên, thực tập chánh niệm về hơi thở có thể được xem là nền tảng cho sự phát triển Giới, Định, Tuệ. Ba pháp tu này phụ thuộc chặt chẽ với nhau như thế đó. Khi  cả  ba  pháp  Giới,  Định,  Tuệ  đều  được  phát  triển, chúng ta gọi sự tu hành này là Bát Chánh Đạo, là con đường duy nhất để thoát khổ. Bát Chánh Đạo là Pháp môn vô thượng bởi vì nếu được thực hành đúng đắn, nó sẽ dẫn đến Niết Bàn, đến sự bình an rốt ráo.

      Để có kết quả, sự hành thiền phải được thực tập liên tục, nếu có thể được. Đừng thiền một chút hôm nay và rồi sau một, hai tuần lễ, hay một, hai tháng mới thiền lại. Tu hành như vậy sẽ không có kết quả tốt. Đức Phật dạy chúng ta tu hành thường xuyên và chuyên cần, có nghĩa là tu hành càng liên tục càng tốt.

      Lợi Ích Của Sự Hành Thiền, Tu Hành

      Khi chúng ta hành thiền như cách trên, thành quả của sự tu hành sẽ có ba giai đoạn như sau:

      • Thứ nhất, đối với những hành giả mà sự phát tâm bắt nguồn từ đức tin thì sự tin tưởng của họ vào Phật, Pháp, Tăng sẽ tăng trưởng dần dần. Đức tin này sẽ củng cố sự tu hành của họ. Họ cũng sẽ hiểu biết về tính chất nhân quả của mọi việc rằng hành động thiện lành mang lại kết quả thiện lành, và hành động bất thiện sẽ mang lại hậu quả bất thiện. Những người này sẽ đạt được sự bình an và hạnh phúc lớn lao.
      • Thứ hai, những người đã đạt các Thánh Quả A Na Hàm, Tư Đà Hàm, Tu Đà Hoàn phát triển đức tin Tam Bảo không thể lay chuyển. Họ rất an lạc và đều hướng đến mục tiêu là cảnh giới Niết Bàn.
      • Thứ ba, những người đã đạt đến Thánh quả A La Hán hay Phật Toàn Giác đã đoạn diệt tất cả phiền não.  Họ  là  những  vị  đã  giải  thoát  rốt  ráo  và  hoàn  tất hành trình tâm linh. Chúng ta thật may mắn là đã được sinh làm người và được nghe chánh pháp. Đây là một cơ hội mà cả triệu triệu chúng sinh khác không có được. Cho nên, đừng xem thường nó. Hãy nhanh chóng phát triển sự toàn thiện và đi theo con đường tu hành đúng đắn để đạt đến những đẳng cấp cao nhất. Đừng lãng phí thời gian. Đừng sống một cuộc đời không có mục đích. Hãy cố đạt cho được sự chứng ngộ chân lý ngay trong ngày hôm nay, nếu có thể được.

      Related Articles

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Back to top button