Nghiên cứu

Hướng Dẫn Ngồi Thiền, Đi Kinh Hành và Thiền Trong Đời Sống

Nội dung chính

    Hướng Dẫn Ngồi Thiền

    Để tu tập có hiệu quả, chúng ta phải tìm một nơi yên tĩnh,  và  không  bị  quấy  nhiễu,  như  một  khu  vườn,  dưới bóng mát của một tàng cây, hay bất cứ nơi nào mà chúng ta có thể ngồi yên tĩnh một mình. Nếu là Tăng Ni, chúng ta nên tìm một cái chòi trong rừng hay một hang động. Vùng rừng núi vắng vẻ cũng là một nơi rất thích hợp cho sự tu hành.

    Hãy thử ngồi xuống, bắt chân này lên chân kia (ngồi bán già), hoặc cả hai tréo vào nhau (ngồi kiết già) hay cả hai chân xếp bằng trên sàn tọa có tấm lót cách mặt đất. Hai tay ngửa, đặt chồng lên nhau trên lòng bàn chân giống như hình tượng Phật. Chúng ta có thể chọn ngồi tư thế nào hợp nhất với mình để duy trì ít nhất trong 1 giờ.

    Bạn đang xem: Hướng Dẫn Ngồi Thiền, Đi Kinh Hành và Thiền Trong Đời Sống

    Với người tật bệnh, chúng ta có thể ngồi trên ghế cũng tu tập được. Quan trọng là chúng ta giữ lưng thẳng (không quá chùn lưng, không quá ưỡn ngực), cổ thẳng (không quá ngửa mặt lên hay quá cúi xuống), nhưng hơi thả lỏng toàn thân cho tâm thoải mái. Hãy nhắm mắt lại và hướng tâm quan sát đối tượng thiền.

    Sự  định  tâm  có  thể  đạt  được  bằng  nhiều  phương pháp khác nhau. Thông thường nhất mà mọi người đều có thể thực hành là chánh niệm về hơi thở, tức là phát triển khả năng nhận biết hơi thở vào và hơi thở ra. Lúc bắt đầu, bạn phải dứt khoát với mình rằng đây là lúc để huấn luyện tâm và không thứ gì khác. Đừng để tâm chạy sang bên trái hay bên phải, tới đằng trước hay đằng sau, lên trên hay xuống dưới. Vào lúc này, bổn phận duy nhất của chúng ta là thực tập chánh niệm về hơi thở.

    Rồi tập trung sự chú ý nơi đỉnh đầu và di chuyển nó xuống thân thể, tới dần ngón chân và rồi đi lên đầu trở lại. Truyền sự tỉnh giác của bạn xuống, xuyên qua thân thể và quan sát với trí tuệ.

    Chúng ta thực tập như thế để đạt được sự hiểu biết cơ bản về thân thể của mình. Rồi chúng ta bắt đầu thiền. Nhớ rằng bổn phận duy nhất của bạn là quan sát hơi thở ra và hơi thở vào. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình vào chóp mũi và phát triển ý thức về hơi thở vào ra và niệm thầm từ: “Buddho”.

    Khi thấy hơi thở vào, ta niệm thầm “Buddho”, Khi thấy hơi thở ra, ta niệm thầm “Budhho”. Thiền sinh cũng có thể sử dụng một chữ khác, hay chỉ việc nhận biết sự chuyển động ra vào của hơi thở một cách tự nhiên, không điều khiển hơi thở. Đừng ép buộc hơi thở dài hơn hay ngắn hơn bình thường. Hãy để nó trôi chảy tự nhiên, đều đặn, nhẹ nhàng. Quan trọng là thiền sinh nhận thức hơi thở của mình trong hiện tại, nghĩa là nhận biết mỗi hơi thở ra và hơi thở vào ngay khi nó đi vào, đi ra. Hãy thực tập buông bỏ với mỗi hơi thở ra và hơi thở vào.

    Trong lúc thiền, bạn không cần để tâm đến các cảm xúc. Mỗi khi tâm bị quấy nhiễu bởi sự tiếp xúc với ngoại cảnh, hay có một cảm xúc nảy sinh trong tâm, chỉ việc để nó đi qua. Bất kể những cảm xúc này là tốt hay xấu đều không quan trọng. Đừng cho chúng một ý nghĩa nào cả, mà chỉ việc để chúng đi qua và xoay sự chú ý của bạn về hơi thở. Duy trì sự tỉnh giác về hơi thở đi ra, đi vào. Đừng làm cho mình khổ sở vì hơi thở của mình quá ngắn hay quá dài. Chỉ việc quan sát hơi thở mà không tìm cách điều khiển hay miễn cưỡng nó. Nói cách khác, đừng ham thích hay nổi nóng với mọi hiện tượng, đừng dính mắc nó!

    Trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta đều phải cố gắng duy trì chánh niệm về hơi thở một cách liên tục. Nếu sự chú ý của mình vào hơi thở đi lạc, hãy đưa tâm trở lại theo dõi hơi thở và niệm thầm “Buddho”. Hãy cố gắng đặt tất cả những tư tưởng khác qua một bên! Đừng nghĩ đến bất cứ điều gì, chỉ việc quan sát hơi thở mà thôi! Nếu thấy một tư tưởng, suy nghĩ xuất hiện, hãy kiên trì đưa tâm về chú ý hơi thở. Hãy tái lập chánh niệm và thở vào thật sâu cho đến khi không còn chỗ để chứa nữa. Sau đó, thở ra hoàn toàn cho đến khi không còn lại gì hết. Thở vào thật sâu, và thở ra hoàn toàn. Làm như thế hai, ba lần, rồi tập trung sự chú ý lên hơi thở trở lại. Tâm sẽ yên lặng hơn. Mỗi khi một cảm thọ kích động, tâm cứ việc lặp lại tiến trình trên. Đôi lúc, tâm có thể khởi nghi, nên bạn phải có chánh niệm. Hãy là người biết, là người liên tục theo dõi và xem xét cái tâm hiếu động trong bất kỳ hình thái nào của nó. Đây gọi là có chánh niệm. Sự chánh niệm canh chừng và chăm sóc tâm. Bạn phải duy trì cái biết này và không bất cẩn hay đi lạc hướng, bất kể tình trạng của tâm vào lúc đó là gì.

    Hãy để chánh niệm điều khiển và giám sát tâm. Một khi  tâm  đã  hợp  nhất  với  chánh  niệm,  một  loại  tỉnh  giác mới sẽ phát sinh. Một cái tâm đã bình an sẽ được giám sát bởi chính sự bình an đó, cũng giống như một con gà bị nhốt trong chuồng; con gà không thể đi ra ngoài, nhưng vẫn có thể đi tới đi lui bên trong chuồng. Cùng thế ấy, sự tỉnh thức phát sinh khi tâm bình an và có chánh niệm là loại  tỉnh  thức  không  gây  phiền  phức.  Không  có  sự  suy nghĩ và cảm xúc nào nảy sinh bên trong cái tâm bình an để gây bất lợi cho bạn.

    Có người không muốn kinh nghiệm bất kỳ ý tưởng hay cảm xúc nào, nhưng đây là một thái độ cực đoan. Cảm xúc nảy sinh bên trong cái tâm bình an. Tâm vừa kinh nghiệm các cảm xúc khác nhau, vừa kinh nghiệm sự bình an, mà không bị khuấy động. Khi có sự bình an như thế thì sẽ không có những kết quả bất lợi. Vấn đề chỉ phát sinh khi con gà xổng khỏi chuồng.

    Ví dụ, bạn đang quan sát hơi thở ra vào, rồi quên mất chính mình và để tâm đi lang thang ra ngoài, đi về nhà, đi tới các cửa tiệm tạp hóa hay tới những nơi khác. Có lẽ phải nửa tiếng đồng hồ sau, bạn mới sực nhớ là bạn đã rời khỏi sự hành thiền của mình, và rồi bạn quở trách mình là thiếu chánh niệm. Đây là nơi bạn phải thật cẩn thận, bởi vì đây là nơi con gà xổng khỏi chuồng tâm, rời khỏi vị trí bình an của nó. Bạn phải cố duy trì sự tỉnh giác với chánh niệm và kéo tâm trở lại. Mặc dù tôi dùng chữ “kéo tâm lại” nhưng trên thực tế, tâm không thật sự đi đâu cả, chỉ là đối tượng của sự tỉnh giác đã thay đổi. Bạn phải làm cho tâm ở lại ngay tại đây và bây giờ.

    Chừng nào còn có chánh niệm, chừng đó còn có sự hiện diện của tâm. Nó giống như bạn đang kéo tâm trở lại, nhưng thật sự thì tâm chẳng đi đâu cả, nó chỉ thay đổi một chút. Khi chánh niệm được tái lập, chỉ trong chớp mắt, bạn đã quay lại với tâm mà không cần phải có sự lôi kéo nào cả. Khi có sự hiểu biết trọn vẹn, một sự tỉnh giác liên tục và không gián đoạn, chúng ta gọi đây là sự hiện diện của tâm. Khi sự chú ý của bạn trôi dạt từ hơi thở đến những nơi khác, cái biết bị gián đoạn. Mỗi khi có sự nhận biết hơi thở, tâm đang ở đó.

    Phải  có  cả  hai,  đó  là  sự  chánh  niệm  và  tỉnh  giác. Ngay lúc này, bạn hoàn toàn ý thức về hơi thở của mình. Bài tập quan sát hơi thở này giúp phát triển cả hai: chánh niệm và tỉnh giác. Chúng chia sẻ công việc. Có cả hai thứ chánh  niệm  và  tỉnh  giác  thì  cũng  giống  như  có  cả  hai công nhân cùng làm việc để nâng một tấm gỗ nặng lên. Giả sử hai công nhân này cố gắng nâng vài tấm gỗ, nhưng chúng quá nặng. Thấy thế, người công nhân thứ ba, với thiện ý, chạy tới giúp một tay. Cùng thế ấy, khi có chánh niệm và tỉnh giác, trí tuệ sẽ đồng thời phát sinh để giúp một tay. Và rồi cả ba sẽ củng cố lẫn nhau.

    Với trí tuệ, sự hiểu biết về lục trần sẽ phát sinh. Chẳng hạn, trong lúc thiền, bạn có thể nhớ đến một người bạn, nhưng trí tuệ sẽ lập tức đẩy lùi ý nghĩ đó với câu “Không có gì quan trọng cả” hay “Bỏ xuống đi”. Hay nếu có những tư tưởng về những công việc bạn phải làm ngày mai, thì sự đáp trả của trí tuệ sẽ là “Ta không muốn bận tâm với những thứ đó”. Nếu bạn thấy mình nghĩ về một người  nào  đó,  chỉ  việc  nói  với  mình,  “Không,  ta  không muốn dính dấp vào chuyện đó, bỏ xuống đi” hay “Không có gì chắc chắn cả”. Đây là cách bạn đối phó với lục trần trong lúc hành thiền, nhận biết chúng như những sự việc “không  chắc  chắn,  không  bền  vững”  và  duy  trì  sự  tỉnh giác này. Bạn phải buông bỏ mọi suy nghĩ, các cuộc nói chuyện bên trong và tất cả nghi ngờ. Đừng dính mắc vào những thứ này trong lúc hành thiền. Cuối cùng thì tất cả những gì còn lại trong tâm sẽ chỉ là thể dạng thuần khiết nhất của sự chánh niệm, sự nhận biết và trí tuệ.

    Mỗi khi những thứ này yếu đi, hoài nghi sẽ phát sinh. Cứ cố gắng buông bỏ những hoài nghi đó ngay lập tức, chỉ giữ lại sự chánh  niệm,  tỉnh  giác  và  trí  tuệ  mà  thôi.  Cố  gắng  phát triển chánh niệm như thế này cho đến khi nó có thể hiện diện liên tục trong tất cả thời gian.

    Hãy tập trung sự chú ý như thế, rồi bạn sẽ thấy sự chánh  niệm,  tỉnh  giác,  định  tâm  và  trí  tuệ  hợp  nhất  nơi đây. Bất kể là bạn bị lôi kéo hay bị khước từ bởi lục trần, bạn sẽ có thể nói với chính mình, “Nó không chắc chắn”. Dù gì đi nữa, chúng cũng chỉ là những chướng ngại cần được quét sạch cho đến khi tâm hoàn toàn tinh khiết. Tất cả những gì cần  ở lại là sự  chánh niệm, tỉnh giác, định tâm vững vàng, không lay động và trí tuệ tối thượng.

    Cứ tiếp tục thực hành như thế, tâm bạn sẽ dần dần yên tĩnh, hơi thở sẽ trở nên thanh nhẹ hơn mãi cho đến khi nó dường như không còn ở đó nữa. Thân và tâm đều cảm thấy nhẹ nhàng và đầy sinh lực. Những gì còn lại chỉ là sự chú ý nhất tâm. Tâm đã đạt đến trạng thái tĩnh lặng. Khi tâm đã bình an và tập trung, đừng cột nó vào hơi thở nữa. Bây giờ, hãy bắt đầu quan sát thân và tâm như một thực thể được cấu tạo bởi ngũ uẩn: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Hãy xem xét ngũ uẩn này đến và đi. Bạn sẽ nhận thấy rõ rằng chúng vô thường, thay đổi, sinh diệt liên tục.

    Sự vô thường này khiến cho chúng không còn giá  trị,  không  còn  cần  thiết.  Chúng  đến  và  đi  tùy  thích: không có một “bản ngã hay ai đó” đang điều hành mọi việc, mà chỉ là sự chuyển biến tự nhiên thuận theo nhân quả. Tất cả mọi việc trên thế gian này đều có tính thay đổi (Vô thường), không kiểm soát được nên bất an, bất toại (Khổ), và không có một tự ngã hay linh hồn vĩnh cửu (Vô ngã). Nếu bạn nhìn vạn vật bằng cách này, mọi sự ràng buộc và dính mắc sẽ giảm thiểu dần dần. Đó là vì bạn nhìn thấy bản chất thật của thế gian. Chúng ta gọi đây là sự phát sinh trí tuệ.

    Hướng Dẫn Đi kinh hành

    Đối với một thiền sinh thật sự, việc hành thiền không chỉ ở tư thế ngồi, mà là phải luôn cố gắng duy trì chánh niệm hay biết đối tượng thiền (hơi thở) ở mọi lúc, mọi nơi ngoài lúc ngủ. Cho nên, việc đi kinh hành trước và sau khi ngồi thiền khoảng vài chục phút là điều quan trọng. Khi đi kinh hành, chúng ta đi tự nhiên, tương đối chậm và cố gắng nhận biết những cảm giác của lòng bàn chân khi chúng chạm trên mặt đất. Chúng ta đi kinh hành trước khi ngồi  thiền  để  tâm  chuẩn  bị  an  định  dần.  Sau  khi  ngồi thiền, chúng ta cũng có thể kinh hành một lúc tùy thích để tâm bắt đầu hòa nhập với thế giới bên ngoài. Khi bạn đang đi kinh hành, nếu tâm trở nên kích động, hãy dừng lại, lắng dịu tâm, tái lập chánh niệm lên đối tượng thiền và rồi tiếp tục đi. Ngồi thiền hay đi kinh hành cũng như nhau, chỉ có tư thế là khác mà thôi.

    Hướng Dẫn Thiền trong sinh hoạt đời sống hàng ngày

    Ngoài giờ ngồi thiền và đi kinh hành, chúng ta vẫn cố gắng để tâm theo dõi hơi thở hoặc cảm nhận bất cứ cảm giác nào trên thân hay cảm xúc nào trong tâm ngay khi có thể trong bất cứ hoạt động nào hàng ngày.

    Tất nhiên, trong sinh hoạt, nhiệm vụ chính của tâm là tập trung hoàn thành công việc đang làm. Tuy nhiên, cái tâm vọng tưởng vẫn rảnh rỗi chạy đây chạy đó mà xao lãng công việc hiện tại. Cho nên, chúng ta phải luôn ý thức hơi thở hay cảm giác, cảm xúc trong thân tâm để duy trì tâm luôn chánh niệm hay biết thân tâm mình. Đây là cách để duy trì chánh niệm, tỉnh giác liên tục từ lúc ngồi đến lúc đi và trong đời sống sinh hoạt.

    Hãy theo dõi tâm mình. Hãy quan sát và theo dõi cảm giác và tư tưởng đến rồi đi như thế nào. Đừng để bị dính mắc vào bất cứ điều gì, chuyện gì. Chỉ cần chú tâm tỉnh thức trước những gì đang xảy ra. Đó  là con đường tiến đến chân lý. Hãy tự nhiên trong mọi việc làm. Mọi động tác của bạn ở đây đều là cơ hội để bạn thực tập Thiền Quán. Tất cả đều là Giáo Pháp. Bất kỳ làm công việc gì bạn cũng phải cố gắng chánh niệm.

    Trong khi quét dọn, phụ bếp, rửa chén,…, bạn phải chú tâm tỉnh thức, giữ chánh niệm. Khi bạn đi đổ rác, đổ ống nhổ, chùi rửa nhà cầu, …, đừng nghĩ bạn làm những công việc đó vì lợi ích cho kẻ khác. Chân lý nằm ngay trong việc đổ ống nhổ, trong công tác chùi rửa cầu tiêu. Đừng nghĩ rằng chỉ những lúc ngồi kiết già mới là những giờ phút hành thiền. Nhiều người than phiền là không có dư thì giờ để hành thiền. Điều đó thật sai lầm. Bộ bạn không có đủ thì giờ để thở sao? Thiền của bạn nằm ở đây: chánh niệm, giác tỉnh, hoàn toàn tự nhiên, thoải mái trong mọi công việc bạn đang làm.

    Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

    Chuyên mục: Nghiên cứu

    Xem thêm Hướng Dẫn Ngồi Thiền, Đi Kinh Hành và Thiền Trong Đời Sống

    Nội dung chính

      Hướng Dẫn Ngồi Thiền

      Để tu tập có hiệu quả, chúng ta phải tìm một nơi yên tĩnh,  và  không  bị  quấy  nhiễu,  như  một  khu  vườn,  dưới bóng mát của một tàng cây, hay bất cứ nơi nào mà chúng ta có thể ngồi yên tĩnh một mình. Nếu là Tăng Ni, chúng ta nên tìm một cái chòi trong rừng hay một hang động. Vùng rừng núi vắng vẻ cũng là một nơi rất thích hợp cho sự tu hành.

      Hãy thử ngồi xuống, bắt chân này lên chân kia (ngồi bán già), hoặc cả hai tréo vào nhau (ngồi kiết già) hay cả hai chân xếp bằng trên sàn tọa có tấm lót cách mặt đất. Hai tay ngửa, đặt chồng lên nhau trên lòng bàn chân giống như hình tượng Phật. Chúng ta có thể chọn ngồi tư thế nào hợp nhất với mình để duy trì ít nhất trong 1 giờ.

      Với người tật bệnh, chúng ta có thể ngồi trên ghế cũng tu tập được. Quan trọng là chúng ta giữ lưng thẳng (không quá chùn lưng, không quá ưỡn ngực), cổ thẳng (không quá ngửa mặt lên hay quá cúi xuống), nhưng hơi thả lỏng toàn thân cho tâm thoải mái. Hãy nhắm mắt lại và hướng tâm quan sát đối tượng thiền.

      Sự  định  tâm  có  thể  đạt  được  bằng  nhiều  phương pháp khác nhau. Thông thường nhất mà mọi người đều có thể thực hành là chánh niệm về hơi thở, tức là phát triển khả năng nhận biết hơi thở vào và hơi thở ra. Lúc bắt đầu, bạn phải dứt khoát với mình rằng đây là lúc để huấn luyện tâm và không thứ gì khác. Đừng để tâm chạy sang bên trái hay bên phải, tới đằng trước hay đằng sau, lên trên hay xuống dưới. Vào lúc này, bổn phận duy nhất của chúng ta là thực tập chánh niệm về hơi thở.

      Rồi tập trung sự chú ý nơi đỉnh đầu và di chuyển nó xuống thân thể, tới dần ngón chân và rồi đi lên đầu trở lại. Truyền sự tỉnh giác của bạn xuống, xuyên qua thân thể và quan sát với trí tuệ.

      Chúng ta thực tập như thế để đạt được sự hiểu biết cơ bản về thân thể của mình. Rồi chúng ta bắt đầu thiền. Nhớ rằng bổn phận duy nhất của bạn là quan sát hơi thở ra và hơi thở vào. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình vào chóp mũi và phát triển ý thức về hơi thở vào ra và niệm thầm từ: “Buddho”.

      Khi thấy hơi thở vào, ta niệm thầm “Buddho”, Khi thấy hơi thở ra, ta niệm thầm “Budhho”. Thiền sinh cũng có thể sử dụng một chữ khác, hay chỉ việc nhận biết sự chuyển động ra vào của hơi thở một cách tự nhiên, không điều khiển hơi thở. Đừng ép buộc hơi thở dài hơn hay ngắn hơn bình thường. Hãy để nó trôi chảy tự nhiên, đều đặn, nhẹ nhàng. Quan trọng là thiền sinh nhận thức hơi thở của mình trong hiện tại, nghĩa là nhận biết mỗi hơi thở ra và hơi thở vào ngay khi nó đi vào, đi ra. Hãy thực tập buông bỏ với mỗi hơi thở ra và hơi thở vào.

      Trong lúc thiền, bạn không cần để tâm đến các cảm xúc. Mỗi khi tâm bị quấy nhiễu bởi sự tiếp xúc với ngoại cảnh, hay có một cảm xúc nảy sinh trong tâm, chỉ việc để nó đi qua. Bất kể những cảm xúc này là tốt hay xấu đều không quan trọng. Đừng cho chúng một ý nghĩa nào cả, mà chỉ việc để chúng đi qua và xoay sự chú ý của bạn về hơi thở. Duy trì sự tỉnh giác về hơi thở đi ra, đi vào. Đừng làm cho mình khổ sở vì hơi thở của mình quá ngắn hay quá dài. Chỉ việc quan sát hơi thở mà không tìm cách điều khiển hay miễn cưỡng nó. Nói cách khác, đừng ham thích hay nổi nóng với mọi hiện tượng, đừng dính mắc nó!

      Trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta đều phải cố gắng duy trì chánh niệm về hơi thở một cách liên tục. Nếu sự chú ý của mình vào hơi thở đi lạc, hãy đưa tâm trở lại theo dõi hơi thở và niệm thầm “Buddho”. Hãy cố gắng đặt tất cả những tư tưởng khác qua một bên! Đừng nghĩ đến bất cứ điều gì, chỉ việc quan sát hơi thở mà thôi! Nếu thấy một tư tưởng, suy nghĩ xuất hiện, hãy kiên trì đưa tâm về chú ý hơi thở. Hãy tái lập chánh niệm và thở vào thật sâu cho đến khi không còn chỗ để chứa nữa. Sau đó, thở ra hoàn toàn cho đến khi không còn lại gì hết. Thở vào thật sâu, và thở ra hoàn toàn. Làm như thế hai, ba lần, rồi tập trung sự chú ý lên hơi thở trở lại. Tâm sẽ yên lặng hơn. Mỗi khi một cảm thọ kích động, tâm cứ việc lặp lại tiến trình trên. Đôi lúc, tâm có thể khởi nghi, nên bạn phải có chánh niệm. Hãy là người biết, là người liên tục theo dõi và xem xét cái tâm hiếu động trong bất kỳ hình thái nào của nó. Đây gọi là có chánh niệm. Sự chánh niệm canh chừng và chăm sóc tâm. Bạn phải duy trì cái biết này và không bất cẩn hay đi lạc hướng, bất kể tình trạng của tâm vào lúc đó là gì.

      Hãy để chánh niệm điều khiển và giám sát tâm. Một khi  tâm  đã  hợp  nhất  với  chánh  niệm,  một  loại  tỉnh  giác mới sẽ phát sinh. Một cái tâm đã bình an sẽ được giám sát bởi chính sự bình an đó, cũng giống như một con gà bị nhốt trong chuồng; con gà không thể đi ra ngoài, nhưng vẫn có thể đi tới đi lui bên trong chuồng. Cùng thế ấy, sự tỉnh thức phát sinh khi tâm bình an và có chánh niệm là loại  tỉnh  thức  không  gây  phiền  phức.  Không  có  sự  suy nghĩ và cảm xúc nào nảy sinh bên trong cái tâm bình an để gây bất lợi cho bạn.

      Có người không muốn kinh nghiệm bất kỳ ý tưởng hay cảm xúc nào, nhưng đây là một thái độ cực đoan. Cảm xúc nảy sinh bên trong cái tâm bình an. Tâm vừa kinh nghiệm các cảm xúc khác nhau, vừa kinh nghiệm sự bình an, mà không bị khuấy động. Khi có sự bình an như thế thì sẽ không có những kết quả bất lợi. Vấn đề chỉ phát sinh khi con gà xổng khỏi chuồng.

      Ví dụ, bạn đang quan sát hơi thở ra vào, rồi quên mất chính mình và để tâm đi lang thang ra ngoài, đi về nhà, đi tới các cửa tiệm tạp hóa hay tới những nơi khác. Có lẽ phải nửa tiếng đồng hồ sau, bạn mới sực nhớ là bạn đã rời khỏi sự hành thiền của mình, và rồi bạn quở trách mình là thiếu chánh niệm. Đây là nơi bạn phải thật cẩn thận, bởi vì đây là nơi con gà xổng khỏi chuồng tâm, rời khỏi vị trí bình an của nó. Bạn phải cố duy trì sự tỉnh giác với chánh niệm và kéo tâm trở lại. Mặc dù tôi dùng chữ “kéo tâm lại” nhưng trên thực tế, tâm không thật sự đi đâu cả, chỉ là đối tượng của sự tỉnh giác đã thay đổi. Bạn phải làm cho tâm ở lại ngay tại đây và bây giờ.

      Chừng nào còn có chánh niệm, chừng đó còn có sự hiện diện của tâm. Nó giống như bạn đang kéo tâm trở lại, nhưng thật sự thì tâm chẳng đi đâu cả, nó chỉ thay đổi một chút. Khi chánh niệm được tái lập, chỉ trong chớp mắt, bạn đã quay lại với tâm mà không cần phải có sự lôi kéo nào cả. Khi có sự hiểu biết trọn vẹn, một sự tỉnh giác liên tục và không gián đoạn, chúng ta gọi đây là sự hiện diện của tâm. Khi sự chú ý của bạn trôi dạt từ hơi thở đến những nơi khác, cái biết bị gián đoạn. Mỗi khi có sự nhận biết hơi thở, tâm đang ở đó.

      Phải  có  cả  hai,  đó  là  sự  chánh  niệm  và  tỉnh  giác. Ngay lúc này, bạn hoàn toàn ý thức về hơi thở của mình. Bài tập quan sát hơi thở này giúp phát triển cả hai: chánh niệm và tỉnh giác. Chúng chia sẻ công việc. Có cả hai thứ chánh  niệm  và  tỉnh  giác  thì  cũng  giống  như  có  cả  hai công nhân cùng làm việc để nâng một tấm gỗ nặng lên. Giả sử hai công nhân này cố gắng nâng vài tấm gỗ, nhưng chúng quá nặng. Thấy thế, người công nhân thứ ba, với thiện ý, chạy tới giúp một tay. Cùng thế ấy, khi có chánh niệm và tỉnh giác, trí tuệ sẽ đồng thời phát sinh để giúp một tay. Và rồi cả ba sẽ củng cố lẫn nhau.

      Với trí tuệ, sự hiểu biết về lục trần sẽ phát sinh. Chẳng hạn, trong lúc thiền, bạn có thể nhớ đến một người bạn, nhưng trí tuệ sẽ lập tức đẩy lùi ý nghĩ đó với câu “Không có gì quan trọng cả” hay “Bỏ xuống đi”. Hay nếu có những tư tưởng về những công việc bạn phải làm ngày mai, thì sự đáp trả của trí tuệ sẽ là “Ta không muốn bận tâm với những thứ đó”. Nếu bạn thấy mình nghĩ về một người  nào  đó,  chỉ  việc  nói  với  mình,  “Không,  ta  không muốn dính dấp vào chuyện đó, bỏ xuống đi” hay “Không có gì chắc chắn cả”. Đây là cách bạn đối phó với lục trần trong lúc hành thiền, nhận biết chúng như những sự việc “không  chắc  chắn,  không  bền  vững”  và  duy  trì  sự  tỉnh giác này. Bạn phải buông bỏ mọi suy nghĩ, các cuộc nói chuyện bên trong và tất cả nghi ngờ. Đừng dính mắc vào những thứ này trong lúc hành thiền. Cuối cùng thì tất cả những gì còn lại trong tâm sẽ chỉ là thể dạng thuần khiết nhất của sự chánh niệm, sự nhận biết và trí tuệ.

      Mỗi khi những thứ này yếu đi, hoài nghi sẽ phát sinh. Cứ cố gắng buông bỏ những hoài nghi đó ngay lập tức, chỉ giữ lại sự chánh  niệm,  tỉnh  giác  và  trí  tuệ  mà  thôi.  Cố  gắng  phát triển chánh niệm như thế này cho đến khi nó có thể hiện diện liên tục trong tất cả thời gian.

      Hãy tập trung sự chú ý như thế, rồi bạn sẽ thấy sự chánh  niệm,  tỉnh  giác,  định  tâm  và  trí  tuệ  hợp  nhất  nơi đây. Bất kể là bạn bị lôi kéo hay bị khước từ bởi lục trần, bạn sẽ có thể nói với chính mình, “Nó không chắc chắn”. Dù gì đi nữa, chúng cũng chỉ là những chướng ngại cần được quét sạch cho đến khi tâm hoàn toàn tinh khiết. Tất cả những gì cần  ở lại là sự  chánh niệm, tỉnh giác, định tâm vững vàng, không lay động và trí tuệ tối thượng.

      Cứ tiếp tục thực hành như thế, tâm bạn sẽ dần dần yên tĩnh, hơi thở sẽ trở nên thanh nhẹ hơn mãi cho đến khi nó dường như không còn ở đó nữa. Thân và tâm đều cảm thấy nhẹ nhàng và đầy sinh lực. Những gì còn lại chỉ là sự chú ý nhất tâm. Tâm đã đạt đến trạng thái tĩnh lặng. Khi tâm đã bình an và tập trung, đừng cột nó vào hơi thở nữa. Bây giờ, hãy bắt đầu quan sát thân và tâm như một thực thể được cấu tạo bởi ngũ uẩn: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Hãy xem xét ngũ uẩn này đến và đi. Bạn sẽ nhận thấy rõ rằng chúng vô thường, thay đổi, sinh diệt liên tục.

      Sự vô thường này khiến cho chúng không còn giá  trị,  không  còn  cần  thiết.  Chúng  đến  và  đi  tùy  thích: không có một “bản ngã hay ai đó” đang điều hành mọi việc, mà chỉ là sự chuyển biến tự nhiên thuận theo nhân quả. Tất cả mọi việc trên thế gian này đều có tính thay đổi (Vô thường), không kiểm soát được nên bất an, bất toại (Khổ), và không có một tự ngã hay linh hồn vĩnh cửu (Vô ngã). Nếu bạn nhìn vạn vật bằng cách này, mọi sự ràng buộc và dính mắc sẽ giảm thiểu dần dần. Đó là vì bạn nhìn thấy bản chất thật của thế gian. Chúng ta gọi đây là sự phát sinh trí tuệ.

      Hướng Dẫn Đi kinh hành

      Đối với một thiền sinh thật sự, việc hành thiền không chỉ ở tư thế ngồi, mà là phải luôn cố gắng duy trì chánh niệm hay biết đối tượng thiền (hơi thở) ở mọi lúc, mọi nơi ngoài lúc ngủ. Cho nên, việc đi kinh hành trước và sau khi ngồi thiền khoảng vài chục phút là điều quan trọng. Khi đi kinh hành, chúng ta đi tự nhiên, tương đối chậm và cố gắng nhận biết những cảm giác của lòng bàn chân khi chúng chạm trên mặt đất. Chúng ta đi kinh hành trước khi ngồi  thiền  để  tâm  chuẩn  bị  an  định  dần.  Sau  khi  ngồi thiền, chúng ta cũng có thể kinh hành một lúc tùy thích để tâm bắt đầu hòa nhập với thế giới bên ngoài. Khi bạn đang đi kinh hành, nếu tâm trở nên kích động, hãy dừng lại, lắng dịu tâm, tái lập chánh niệm lên đối tượng thiền và rồi tiếp tục đi. Ngồi thiền hay đi kinh hành cũng như nhau, chỉ có tư thế là khác mà thôi.

      Hướng Dẫn Thiền trong sinh hoạt đời sống hàng ngày

      Ngoài giờ ngồi thiền và đi kinh hành, chúng ta vẫn cố gắng để tâm theo dõi hơi thở hoặc cảm nhận bất cứ cảm giác nào trên thân hay cảm xúc nào trong tâm ngay khi có thể trong bất cứ hoạt động nào hàng ngày.

      Tất nhiên, trong sinh hoạt, nhiệm vụ chính của tâm là tập trung hoàn thành công việc đang làm. Tuy nhiên, cái tâm vọng tưởng vẫn rảnh rỗi chạy đây chạy đó mà xao lãng công việc hiện tại. Cho nên, chúng ta phải luôn ý thức hơi thở hay cảm giác, cảm xúc trong thân tâm để duy trì tâm luôn chánh niệm hay biết thân tâm mình. Đây là cách để duy trì chánh niệm, tỉnh giác liên tục từ lúc ngồi đến lúc đi và trong đời sống sinh hoạt.

      Hãy theo dõi tâm mình. Hãy quan sát và theo dõi cảm giác và tư tưởng đến rồi đi như thế nào. Đừng để bị dính mắc vào bất cứ điều gì, chuyện gì. Chỉ cần chú tâm tỉnh thức trước những gì đang xảy ra. Đó  là con đường tiến đến chân lý. Hãy tự nhiên trong mọi việc làm. Mọi động tác của bạn ở đây đều là cơ hội để bạn thực tập Thiền Quán. Tất cả đều là Giáo Pháp. Bất kỳ làm công việc gì bạn cũng phải cố gắng chánh niệm.

      Trong khi quét dọn, phụ bếp, rửa chén,…, bạn phải chú tâm tỉnh thức, giữ chánh niệm. Khi bạn đi đổ rác, đổ ống nhổ, chùi rửa nhà cầu, …, đừng nghĩ bạn làm những công việc đó vì lợi ích cho kẻ khác. Chân lý nằm ngay trong việc đổ ống nhổ, trong công tác chùi rửa cầu tiêu. Đừng nghĩ rằng chỉ những lúc ngồi kiết già mới là những giờ phút hành thiền. Nhiều người than phiền là không có dư thì giờ để hành thiền. Điều đó thật sai lầm. Bộ bạn không có đủ thì giờ để thở sao? Thiền của bạn nằm ở đây: chánh niệm, giác tỉnh, hoàn toàn tự nhiên, thoải mái trong mọi công việc bạn đang làm.

      Related Articles

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Back to top button