Nghiên cứu

31 CẢNH GIỚI TỒN TẠI TRONG THẾ GIAN | Con người nằm ở cảnh giới nào ?

Theo Phật Giáo, quả địa cầu chỉ là một điểm nhỏ trong vũ trụ bao la, không phải là nơi duy nhất có các sinh linh, mà con người cũng không phải là chúng sinh duy nhất. Chúng sinh vô cùng tận, mà hệ thống tinh tú cũng vô cùng, vô tận.

“Bào thai không phải là con đường duy nhất để tái sinh”.

Tùy theo nghiệp thiện ác đã tạo mà chúng sinh có thể tái sinh vào một trong ba mươi mốt cảnh giới.

Bạn đang xem: 31 CẢNH GIỚI TỒN TẠI TRONG THẾ GIAN | Con người nằm ở cảnh giới nào ?

Ngoài Chư Phật và Chư Vị A La Hán đã giác ngộ rốt ráo, tất cả các chúng sinh còn lại đều còn luân hồi sinh tử trong 3 giới 4 loài (Tam giới, tứ loài).

Ba giới: Có tất cả 31 cõi gồm 11 cõi Dục giới (4 cõi khổ và 7 cõi lành), 16 cõi Sắc giới và 4 cõi Vô Sắc giới.

Bốn loài:

a) Thai sinh: Sinh từ thai mẹ như người, thú,….

b) Noãn sinh: Sinh từ trứng như gà, vịt,…

c) Thấp sinh: Sinh từ nơi ướt, ẩm thấp,….

d) Hóa sinh: Hóa ra thân hình có đủ các bộ phận cơ thể ngay mà không cần thời gian lớn lên như:

– Con người đầu tiên trên trái đất, từ cõi trời xuống.

– Chư Thiên trong 6 cõi trời Dục giới.

– Chư Phạm Thiên trong 16 tầng trời Sắc giới và 4 tầng trời Vô Sắc giới.

– Chúng sinh ở Địa ngục, Asura, Ngạ quỷ.

Nội dung chính

    ➢ Ác Giới (Đọa Xứ):

    Là chúng sinh tái tục bằng tâm Quan Sát Thọ Xả Quả Bất Thiện, chịu khổ trong 4 cảnh giới: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh và Asura.

    1. Địa ngục:

    Có hai nơi: Trong lòng địa cầu và một chỗ tập trung trong vũ trụ mà mắt thường không thấy, gồm 8 cõi Đại địa ngục và vô số cõi địa ngục lớn nhỏ tương ứng với tội trạng nặng nhẹ của chúng sinh. Chúng sinh ở đây luôn chịu quả khổ, đến khi hết ác nghiệp mới ra khỏi. Cõi địa ngục có tuổi thọ lâu nhất là 84 ngàn Đại Kiếp nằm ở ranh giới của các vũ trụ, nơi ánh sáng mặt trời, mặt trăng không thể chiếu rọi tới và cũng không bị ảnh hưởng trong các vụ hoại kiếp. Đây là Địa Ngục Không Gian dành cho những người Tà Kiến Cố Định. Trong đó, ghê rợn nhất là Địa ngục Avīci có tuổi thọ tối đa là 1 trung gián kiếp.

    2. Ngạ quỷ:

    Loài ngạ quỷ không có cõi riêng, mà sống chung với người, nơi rừng núi, nghĩa địa,… Họ có thân hình rất vi tế, mắt người thường không thể thấy được, chỉ vị nào có thiên nhãn thông mới thấy. Hay khi họ biến thành thân hình thô như con người, con vật,…. thì mắt người mới thấy. Ngạ quỷ có nhiều nhóm, loài khác nhau, thân hình kỳ dị, ghê tởm, thường đói khát, lạnh lẽo,… và bị hành hạ như chúng sinh địa ngục.

    Ngạ quỷ nói gọn có 4 loại:

    1- Loài ngạ quỷ sống gần người và nhờ người khác hồi hướng phần phước thiện (Paradattupajīvikapeta).

    2- Loài ngạ quỷ thường chịu cảnh đói khát, lạnh lẽo,…

    3- Loài ngạ quỷ thường bị lửa thiêu đốt.

    4- Loài ngạ quỷ có nhiều thần lực trong nhóm loài Asura hay ngạ quỷ có tên giống loài Asura.

    Nếu ngạ quỷ nào đến khi ác nghiệp nhẹ dần thì hóa thành loài ngạ quỷ Paradattupajīvikapeta sống gần loài người, chờ cơ hội hoan hỷ phần phước thiện bố thí của thí chủ. Khi bà con, thân quyến hay vị nào tạo phước thiện như cúng dường Tam Bảo, rồi hồi hướng đến tất cả chúng sinh, nếu ngạ quỷ nào hay biết được và có thiện tâm trong sạch hoan hỷ, nói lên lời: Sādhu! Sādhu! Lành thay! Ngạ quỷ ấy sẽ nhận được phước thiện ấy và thoát ngay kiếp khổ, sinh lên các cõi lành như thiên giới.

    3. Súc sinh:

    gồm có nhiều loài lớn nhỏ khác nhau, sống nơi cõi người, trên cạn, dưới nước, có loài có phước báu và thần lực lớn như: Nāga (Vua rắn), Kinnara (Thân có giống phần như người, ngựa và chim), Sīha (Sư tử) , Garuḍa (Chim Kim Xí Điểu có cánh vàng, ăn rồng). Có số loài vì ác nghiệp nên sinh làm súc sinh, nhưng nhờ thiện nghiệp mà an ổn.

    4. Asura (Quỷ Thần):

    Họ sống khổ tâm, khổ thân, thiếu thốn, có thân hình rất vi tế, mắt người không thể thấy. Loài Asura có 3 loại: Asura Thiên, Asura ngạ quỷ và Asura địa ngục. Asura ở địa ngục bị đói khát, khi kiếm ăn, gặp nhau, tưởng là vật thực nên cắn xé ăn thịt nhau đến chết, rồi cứ thế hóa sinh lại nơi địa ngục.

    ➢ Dục Giới:

    Gồm nhân loại và Chư Thiên ở sáu cõi Dục Thiên (Tứ Thiên Vương, Đao Lợi, Dạ Ma, Đâu Suất, Hóa Lạc Thiên, Tha Hóa Tự Tại). Các vị tái sinh bằng một trong 3 tâm: Quan sát thọ xả quả thiện, Đại quả ly trí và Đại quả hợp trí. Hạnh phúc ở các cõi Dục Thiên càng cao, càng vi tế dần. Ví như cách bày tỏ tình cảm nam nữ cũng thế. Từ cõi Đao Lợi trở xuống, mọi chuyện giống như cõi người. Ở cõi Dạ Ma chỉ ôm chầm nhau, ở cõi Đâu Suất chỉ nắm tay nhau, ở Hóa Lạc Thiên chỉ mỉm cười với nhau và ở Tha Hóa Tự Tại chỉ cần nhìn nhau bằng tâm nhiễm dục. Cõi càng cao thì tham dục càng ít và tuổi thọ càng lâu. Đó là lý do khiến điều kiện sinh lên các cõi Dục Thiên cao rất khó khăn. Chư Thiên ở cõi trên có thể xuống cõi dưới, nhưng Chư Thiên ở cõi dưới không thể lên hay thấy Chư Thiên cõi cao hơn, trừ khi họ hóa hiện thô tướng.

    5. Nhân Loại:

    Có 4 châu là Bắc cưu lưu châu, Đông thắng thần châu, Tây ngưu hoá châu và Nam thiện bộ châu, nằm ở 4 hướng của núi Sineru (Tu Di).

    – Bắc cưu lưu châu: Ở hướng Bắc núi Sineru.

    Loài người ở đây có 3 đức tính là:

    * Không chấp thủ của cải tài sản là của mình.

    * Không chấp thủ con cái, vợ, chồng là của mình.

    * Có tuổi thọ đúng từ 1.000 – 1 A tăng kỳ (10 140) năm.

    Toàn bộ y phục, thực phẩm và trang sức đều có thể được lấy từ những cây Như Ý Thọ ở khắp nơi. Cho nên, họ giữ ngũ giới trong sạch tự nhiên, khi chết, chắc chắn sinh làm vị thiên nhân dục giới. Sau khi thiên nhân đó chết sẽ tái sinh tuỳ theo nghiệp quả, có khi bị đọa vào cõi ác giới, có khi lại sinh vào cõi thiện dục giới.

    – Đông thắng thần châu: Ở hướng Đông của núi Sineru.

    Loài người sống an lành, xinh đẹp, ăn mặc những thứ sẵn có trong thiên nhiên, tuổi thọ từ 700 – 10 140 năm.

    – Tây ngưu hoá châu: Ở hướng Tây của núi Sineru.

    Loài người ở đây cũng sống an nhàn, xinh đẹp có tuổi thọ 500 – 10 140 năm. Phương tiện đi lại duy nhất là xe bò.

    – Nam thiện bộ châu (Jambūdīpa): Ở hướng Nam của núi Sineru, là trái đất mà chúng ta đang sống.

    Chúng ta có tuổi thọ không nhất định, tuỳ theo thời kỳ thiện Pháp hay ác Pháp tăng trưởng. Khi loài người có thiện Pháp tăng trưởng, thì tuổi thọ lên đến tột đỉnh là 1 A tăng kỳ (10 140) năm. Còn thời kỳ ác Pháp tăng trưởng thì tuổi thọ giảm xuống đến tột cùng là 10 năm. Nơi đây có người cực thiện, tu tập trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác (chỉ xuất hiện ở cõi này), Đức Phật Độc Giác, Thánh A La Hán. Nhưng cũng có người cực ác, tạo ngũ nghịch đại tội (giết cha, mẹ,….) hay ác nghiệp tà kiến cố định, mà chúng sinh ở châu khác không thể tạo.

    Người ở Nam thiện bộ châu có 3 đức tin ưu việt:

    – Nhiệt tâm thực hành Bố thí

    – Trì giới

    – Hành thiền.

    – Niệm vững vàng ân đức Tam Bảo.

    – Xuất gia trở thành Tỳ Khưu, tu tập Giới – Định – Tuệ.

    6. Tứ Thiên Vương:

    là cõi thấp nhất trong 6 cõi trời Dục giới, ở giữa núi Sineru (Tu Di), cách mặt đất 42.000 do tuần (Đơn vị đo chiều dài của Ấn Độ cổ, 1 Do tuần = 4.7 km.).

    Có Tứ Đại Thiên Vương trị vì tất cả Chư Thiên nam, Thiên nữ quanh bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc của núi Sineru. Tứ Đại Thiên Vương có lâu đài to lớn, nguy nga. Còn Chư thiên thuộc hạ ở nhiều nơi như hư không, mặt trời, mặt trăng, mặt đất, núi, cây, sông, biển, chùa, tháp, nhà,….

    Có 4 nhóm:

    – Dạ Xoa (Yakkha): Có vị xinh đẹp, hào quang sáng như Chư Thiên. Có vị xấu xí như súc sinh. Họ có thể xuống địa ngục hóa ra chúa ngục, chó, kên kên,… để hành hạ, ăn thịt chúng sinh địa ngục hay xác chết.

    – Càn Thát Bà (Gandhabba): Có vị sống trên cây có mùi thơm, rồi trú vĩnh viễn ở cây đó dù cây ấy chết hay được làm thành đồ gỗ trong nhà. Có vị nhập vào thân người, điều khiển hoàn toàn người đó. Khi vị ấy xuất ra, người ấy mới trở lại bình thường như trước.

    – Kumbhaṇḍa: Có thân hình to lớn, mắt đỏ lồi. Có vị ở cõi người giữ gìn kho báu, ngọc quý ở núi cao, đền tháp, rừng cây, sông nước,…. Có vị ở cõi địa ngục làm chúa ngục, chó, kên kên,… để hành hạ, ăn thịt chúng sinh địa ngục.

    – Thiên Long (Nāga, nāgī): Ở dưới mặt đất và dưới núi. Họ có phép biến hóa thành người, Chư Thiên, cọp,… Có vị thích hành hạ chúng sinh địa ngục.

    Tóm lại Chư Thiên ở cõi Tứ Thiên Vương có nhiều nhóm thiện hay ác, chánh kiến hay tà kiến, tin hay không tin Tam Bảo, hộ trì hay hãm hại người,… Có nhóm ác tâm hung dữ hành hạ lẫn nhau. Họ có tuổi thọ 500 năm (9 triệu năm nhân loại), 1 ngày đêm bằng 50 năm cõi người.

    7. Đao Lợi Thiên (Tam Thập Tam Thiên):

    Ở đỉnh núi Sineru, cách mặt đất 84.000 do tuần. Nhờ làm phước thiện, công ích như vệ sinh, làm đường, xây dựng trại nghỉ chân, nơi uống nước cho người,… nên nhóm 33 người bạn nam khi chết tái sinh lên cõi này, có nhóm trưởng là Đức Vua Trời Sakka (Đế Thích). Cõi này có nhiều lâu đài nguy nga, tráng lệ dưới núi Sineru và nổi trong hư không trên đỉnh núi.

    Thiên nam trẻ trung như tuổi 20. Thiên nữ xinh đẹp như tuổi 16. Chư thiên không có già, bệnh,… mà vẫn luôn trẻ đẹp, ở độ tuổi ấy đến khi hết tuổi thọ 1.000 năm (36 triệu năm nhân loại), thi thể biến mất. Vật thực của các vị vô cùng vi tế nên không có tiểu, tiện. Thiên nữ không có kinh nguyệt hay có thai vì tất cả các vị đều hóa sinh. Mỗi vị thiên nam có 500, 700, 1.000,… thiên nữ làm vợ. Do phước báu khác nhau, nên có chủ, có tớ, các vị khác biệt nhau về hào quang, trang sức, châu báu, lâu đài, mỹ tướng…. Cõi trời này có 4 hoa viên xinh đẹp, lộng lẫy để giải trí, vui chơi, hưởng lạc. Đức Vua Trời Sakka là đệ tử Phật và là bậc Thánh Nhập Lưu.

    8. Dạ Ma Thiên:

    Ở hư không cách cõi Đao Lợi Thiên 42.000 do tuần.

    Chư Thiên nam nữ không có khổ, chỉ có lạc. Các vị có thân hình, hào quang, lâu đài, trang sức,… hưởng lạc vi tế hơn các cõi thấp, có tuổi thọ 2.000 năm (114 triệu năm nhân loại).

    9. Đâu Suất Đà Thiên:

    Ở hư không cách cõi Dạ Ma Thiên 42.000 do tuần.

    Chư Thiên luôn có tâm hoan hỷ và an lạc.

    Thiên chủ cõi này là Đức Bồ Tát Metteyya (Bồ Tát Di Lặc) sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác khi tuổi thọ con người khoảng 80.000 năm. Chư Thiên ở đây có mọi thứ cũng vi tế hơn, tuổi thọ 4.000 năm (576 triệu năm).

    10. Hóa Lạc Thiên:

    Ở hư không cách cõi Đâu Suất Đà Thiên 42.000 do tuần.

    Chư Thiên nam nữ có thể hóa ra 5 đối tượng ngũ dục như ý, rồi hưởng lạc. Khác với các cõi trời Dục giới thấp hơn (Chư Thiên nam và nữ có đôi có cặp riêng), Chư Thiên ở cõi này khi nào muốn hưởng dục thì tự hóa ra đối tượng mình thích, rồi thụ hưởng, xong rồi cho biến mất. Chư Thiên ở 108 đây có mọi thứ cũng vi tế hơn, tuổi thọ 8.000 năm (2.304 triệu năm).

    11. Tha Hóa Tự Tại Thiên:

    Ở hư không cách cõi Hóa Lạc Thiên 42.000 do tuần. Nơi đây, Chư Thiên nam nữ hưởng lạc ngũ dục đều do các vị thiên nhân thuộc hạ biết ý chủ, mà hóa ra đối tượng theo ý ấy. Chư Thiên ở đây có mọi thứ cũng vi tế hơn, tuổi thọ 16.000 năm (9.216 triệu năm).

    Đức Vua Trời Vasavattī không chỉ trị vì cõi này, mà còn có oai lực cai quản cả 6 cõi Dục Thiên.

    Trước đó, Ác Ma Thiên (Devaputtamāra) có oai lực lớn ở cõi này, với ác tâm không muốn chúng sinh nào thoát khỏi quyền lực của mình nên đã quấy phá Bồ Tát Siddhattha và 2 lần thỉnh Đức Phật Gotama tịch diệt Niết Bàn.

    Hiện tượng của Chư Thiên trước khi chết Chư Thiên sắp hết tuổi thọ tại cõi trời dục giới, thường có 5 hiện tượng báo trước là: Vòng hoa héo, y phục phai màu, mồ hôi chảy ra từ 2 bên nách, sắc thân xấu dần, không còn hài lòng cõi trời dục giới đang sống. Khi chết, các vị sẽ tái sinh tùy theo nghiệp quả của mình. Nếu vị thiên nhân nào giữ giới trong sạch, khi chết với tâm tỉnh táo, sáng suốt, có thể chọn 1 trong 6 cõi Dục Thiên tái sinh để hưởng lạc như ý.

    ➢ Sắc Giới:

    Gồm 16 cõi Phạm Thiên, dành cho những vị đắc từ Sơ Thiền đến Ngũ Thiền Sắc giới.

    Trong đó, có một cõi chỉ có thân mà không có tâm (Vô Tưởng Thiên). Các vị tái sinh bằng 1 trong 5 tâm Quả Sắc giới tương ứng tùy theo trường hợp và chỉ có thấy, nghe, chứ không cần các giác quan khác.

    Vị Thánh Bất Lai (A Na Hàm) nếu chưa từng chứng tầng thiền nào, khi lâm chung, do năng lực của sự ly dục, ly sân nên tự nhiên thành tựu Sơ Thiền cận tử, sinh về cõi 109 Sơ Thiền. Nếu vị ấy trước đó đã chứng tầng thiền nào, dưới Ngũ Thiền, thì sau khi chết, dĩ nhiên sẽ sinh về cõi Phạm Thiên tương ứng. Nếu vị ấy đã chứng Ngũ Thiền Sắc giới thì khi chết sẽ sinh vào 5 cõi dành riêng cho Thánh Bất Lai (Ngũ Tịnh Cư Thiên gồm Vô Phiền, Vô Nhiệt, Thiện Hiện, Thiện Kiến và Sắc Cứu Cánh).

    ✓ Sơ Thiền: Có 3 cõi

    12. Phạm Chúng Thiên

    là thuộc hạ của Đại Phạm Thiên, có tuổi thọ 1/3 A Tăng kỳ trụ 5 của kiếp trái đất.

    13. Phạm Phụ Thiên:

    là Cố vấn của Đại Phạm Thiên, có tuổi thọ 1/2 A Tăng kỳ trụ của kiếp trái đất.

    14. Đại Phạm Thiên

    là Chư Phạm Thiên cao thượng, có tuổi thọ 1 A Tăng kỳ trụ của kiếp trái đất.

    ✓ Nhị Thiền: Có 3 cõi

    15. Thiểu Quang Thiên

    là Phạm Thiên có hào quang kém hơn các vị bậc cao, có tuổi thọ 2 đại kiếp trái đất.

    16. Vô Lượng Quang Thiên

    là Phạm Thiên có hào quang vô lượng, có tuổi thọ 4 đại kiếp trái đất.

    17. Quang Âm Thiên

    là Phạm Thiên có hào quang sáng ngời, phóng ra từ thân, có tuổi thọ 8 đại kiếp trái đất.

    ✓ Tam Thiền: Có 3 cõi

    18. Thiểu Tịnh Thiên

    là vị có hào quang xinh đẹp kém hơn các vị bậc cao, có tuổi thọ 16 đại kiếp trái đất.

    19. Vô Lượng Tịnh Thiên

    là vị có hào quang xinh đẹp tuyệt vời vô lượng, có tuổi thọ 32 đại kiếp trái đất. (Trong “Tự Điển Pali”, A Tăng kỳ (Asankheyya) là đơn vị không thể đếm, bằng 10 mũ 140 (sau số 1 có 140 số 0). Đại kiếp trái đất gồm 4 A Tăng kỳ: Thành, Trụ, Hoại, Không nên 1 A Tăng kỳ trụ của kiếp trái đất = ¼ Đại kiếp.)

    20. Biến Tịnh Thiên

    là vị có hào quang xinh đẹp tuyệt vời tỏa ra toàn thân, có tuổi thọ 64 đại kiếp trái đất.

    ✓ Tứ Thiền: Có 7 cõi

    21. Quảng Quả Thiên

    là Chư Phạm Thiên được bền vững, lâu dài đến khi hết tuổi thọ 500 đại kiếp trái đất.

    22. Vô Tưởng Thiên:

    Nếu vị nào đã đắc Ngũ Sắc giới thiện tâm mà nhàm chán tâm (thọ, tưởng, hành, thức), và chỉ muốn có thân, thì khi chết, vị ấy hoá sinh làm Phạm Thiên, chỉ có thân trong tư thế ngồi, nằm hay đứng ở cõi này. Vị ấy có tuổi thọ 500 đại kiếp trái đất, khi hết tuổi thọ, sẽ sinh ở cõi người hay Dục Thiên.

    • Ngũ Tịnh Cư: Có 5 tầng trời dành riêng cho bậc Thánh Bất Lai đã chứng Ngũ Thiền Sắc giới như sau:

    – Tín quyền mạnh thì sanh về cõi Vô Phiền Thiên.

    – Tấn quyền mạnh thì sanh về cõi Vô Nhiệt Thiên.

    – Niệm quyền mạnh thì sanh về cõi Thiện Hiện Thiên.

    – Định quyền mạnh thì sanh về cõi Thiện Kiến Thiên.

    – Tuệ quyền mạnh thì sanh về cõi Sắc Cứu Cánh Thiên.

    23. Vô Phiền Thiên:

    Có tuổi thọ 1.000 đại kiếp trái đất.

    24. Vô Nhiệt Thiên:

    Có tuổi thọ 2.000 đại kiếp trái đất.

    25. Thiện Hiện Thiên:

    Có tuổi thọ 4.000 đại kiếp trái đất.

    26. Thiện Kiến Thiên:

    Có tuổi thọ 8.000 đại kiếp trái đất.

    27. Sắc Cứu Cánh Thiên:

    Thọ 16.000 đại kiếp trái đất.

    Nếu cả 5 quyền đều yếu thì xem như Tín quyền trội nhất, nên khi lâm chung, vị ấy sinh về cõi Vô Phiền và cứ vậy sinh đủ 5 cõi Tịnh Cư. Trong Ngũ Tịnh Cư không hề có việc trở xuống cõi thấp. Sắc Cứu Cánh là cõi sau cùng mà đã vào đó thì vị ấy không còn trở ra để tiếp tục sinh tử, mà sẽ đắc Thánh Quả A La Hán và tịch diệt tại đây.

    Chư Phạm Thiên ở 7 tầng trời Tứ Thiền này được bền vững lâu dài đến hết tuổi thọ. Còn các tầng Sắc giới và Dục giới thấp hơn sẽ bị hoại diệt mỗi khi kiếp trái đất bị hoại bằng lửa, nước, gió.

    ✓ Vô Sắc giới: gồm có 4 cõi dành cho các vị Phạm Thiên đắc Ngũ Thiền Sắc giới mà nhàm chán Sắc thân, rồi tu tập các đề mục Vô Sắc và chứng các tầng thiền Vô Sắc. Các vị ấy tái tục bằng 1 trong 4 tâm Quả Vô Sắc. Nói là cõi nhưng tuyệt đối không có bất cứ dấu vết nào của vật chất từ hình bóng chúng sinh đến hoa viên, lâu đài, hồ nước, đều không có gì.

    28. Không Vô Biên Xứ Thiên:

    Thọ 20.000 đại kiếp trái đất.

    29. Thức Vô Biên Xứ Thiên:

    Thọ 40.000 đại kiếp trái đất.

    30. Vô Sở Hữu Xứ Thiên:

    Thọ 60.000 đại kiếp trái đất.

    31. Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên:

    Thọ 84.000 đại kiếp trái đất.

    Chư Phạm Thiên dù ở tầng trời cao nhất, nhưng khi hết tuổi thọ, các vị cũng phải tái sinh sang các cõi khác tùy theo thiện nghiệp của mình. Nếu vị nào vừa hưởng lạc ở cõi ấy, vừa tiếp tục hành Thiền Định và chứng đắc bậc thiền nào, thì khi chết sẽ sinh ở cõi trời tương ứng ở tầng thiền ấy. Nếu vị nào không đắc thêm bậc thiền nào thì khi chết sẽ sinh ở cõi người hay cõi Dục thiên. Tái sinh vào các cõi cao thấp là tùy vào nghiệp thiện ác của chúng sinh đó. Thiện nghiệp tạo ra càng lớn thì chúng sinh tái sinh vào cảnh giới càng cao và có tuổi thọ càng lâu.

    Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Phạm thiên cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng có trí tuệ bậc nhất. Các bậc Thánh Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Lai và A La Hán là đáng kính hơn hết vì các vị có trí tuệ giải thoát, ra khỏi vòng luân hồi trong 31 cảnh giới.

    Do vậy, dù ở cõi người, các vị Thánh Nhân mới đáng tôn kính, đáng được đảnh lễ, cúng dường và là phước điền vô lượng của chúng sinh.

    Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

    Chuyên mục: Nghiên cứu

    Xem thêm 31 CẢNH GIỚI TỒN TẠI TRONG THẾ GIAN | Con người nằm ở cảnh giới nào ?

    Theo Phật Giáo, quả địa cầu chỉ là một điểm nhỏ trong vũ trụ bao la, không phải là nơi duy nhất có các sinh linh, mà con người cũng không phải là chúng sinh duy nhất. Chúng sinh vô cùng tận, mà hệ thống tinh tú cũng vô cùng, vô tận.

    “Bào thai không phải là con đường duy nhất để tái sinh”.

    Tùy theo nghiệp thiện ác đã tạo mà chúng sinh có thể tái sinh vào một trong ba mươi mốt cảnh giới.

    Ngoài Chư Phật và Chư Vị A La Hán đã giác ngộ rốt ráo, tất cả các chúng sinh còn lại đều còn luân hồi sinh tử trong 3 giới 4 loài (Tam giới, tứ loài).

    Ba giới: Có tất cả 31 cõi gồm 11 cõi Dục giới (4 cõi khổ và 7 cõi lành), 16 cõi Sắc giới và 4 cõi Vô Sắc giới.

    Bốn loài:

    a) Thai sinh: Sinh từ thai mẹ như người, thú,….

    b) Noãn sinh: Sinh từ trứng như gà, vịt,…

    c) Thấp sinh: Sinh từ nơi ướt, ẩm thấp,….

    d) Hóa sinh: Hóa ra thân hình có đủ các bộ phận cơ thể ngay mà không cần thời gian lớn lên như:

    – Con người đầu tiên trên trái đất, từ cõi trời xuống.

    – Chư Thiên trong 6 cõi trời Dục giới.

    – Chư Phạm Thiên trong 16 tầng trời Sắc giới và 4 tầng trời Vô Sắc giới.

    – Chúng sinh ở Địa ngục, Asura, Ngạ quỷ.

    Nội dung chính

      ➢ Ác Giới (Đọa Xứ):

      Là chúng sinh tái tục bằng tâm Quan Sát Thọ Xả Quả Bất Thiện, chịu khổ trong 4 cảnh giới: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh và Asura.

      1. Địa ngục:

      Có hai nơi: Trong lòng địa cầu và một chỗ tập trung trong vũ trụ mà mắt thường không thấy, gồm 8 cõi Đại địa ngục và vô số cõi địa ngục lớn nhỏ tương ứng với tội trạng nặng nhẹ của chúng sinh. Chúng sinh ở đây luôn chịu quả khổ, đến khi hết ác nghiệp mới ra khỏi. Cõi địa ngục có tuổi thọ lâu nhất là 84 ngàn Đại Kiếp nằm ở ranh giới của các vũ trụ, nơi ánh sáng mặt trời, mặt trăng không thể chiếu rọi tới và cũng không bị ảnh hưởng trong các vụ hoại kiếp. Đây là Địa Ngục Không Gian dành cho những người Tà Kiến Cố Định. Trong đó, ghê rợn nhất là Địa ngục Avīci có tuổi thọ tối đa là 1 trung gián kiếp.

      2. Ngạ quỷ:

      Loài ngạ quỷ không có cõi riêng, mà sống chung với người, nơi rừng núi, nghĩa địa,… Họ có thân hình rất vi tế, mắt người thường không thể thấy được, chỉ vị nào có thiên nhãn thông mới thấy. Hay khi họ biến thành thân hình thô như con người, con vật,…. thì mắt người mới thấy. Ngạ quỷ có nhiều nhóm, loài khác nhau, thân hình kỳ dị, ghê tởm, thường đói khát, lạnh lẽo,… và bị hành hạ như chúng sinh địa ngục.

      Ngạ quỷ nói gọn có 4 loại:

      1- Loài ngạ quỷ sống gần người và nhờ người khác hồi hướng phần phước thiện (Paradattupajīvikapeta).

      2- Loài ngạ quỷ thường chịu cảnh đói khát, lạnh lẽo,…

      3- Loài ngạ quỷ thường bị lửa thiêu đốt.

      4- Loài ngạ quỷ có nhiều thần lực trong nhóm loài Asura hay ngạ quỷ có tên giống loài Asura.

      Nếu ngạ quỷ nào đến khi ác nghiệp nhẹ dần thì hóa thành loài ngạ quỷ Paradattupajīvikapeta sống gần loài người, chờ cơ hội hoan hỷ phần phước thiện bố thí của thí chủ. Khi bà con, thân quyến hay vị nào tạo phước thiện như cúng dường Tam Bảo, rồi hồi hướng đến tất cả chúng sinh, nếu ngạ quỷ nào hay biết được và có thiện tâm trong sạch hoan hỷ, nói lên lời: Sādhu! Sādhu! Lành thay! Ngạ quỷ ấy sẽ nhận được phước thiện ấy và thoát ngay kiếp khổ, sinh lên các cõi lành như thiên giới.

      3. Súc sinh:

      gồm có nhiều loài lớn nhỏ khác nhau, sống nơi cõi người, trên cạn, dưới nước, có loài có phước báu và thần lực lớn như: Nāga (Vua rắn), Kinnara (Thân có giống phần như người, ngựa và chim), Sīha (Sư tử) , Garuḍa (Chim Kim Xí Điểu có cánh vàng, ăn rồng). Có số loài vì ác nghiệp nên sinh làm súc sinh, nhưng nhờ thiện nghiệp mà an ổn.

      4. Asura (Quỷ Thần):

      Họ sống khổ tâm, khổ thân, thiếu thốn, có thân hình rất vi tế, mắt người không thể thấy. Loài Asura có 3 loại: Asura Thiên, Asura ngạ quỷ và Asura địa ngục. Asura ở địa ngục bị đói khát, khi kiếm ăn, gặp nhau, tưởng là vật thực nên cắn xé ăn thịt nhau đến chết, rồi cứ thế hóa sinh lại nơi địa ngục.

      ➢ Dục Giới:

      Gồm nhân loại và Chư Thiên ở sáu cõi Dục Thiên (Tứ Thiên Vương, Đao Lợi, Dạ Ma, Đâu Suất, Hóa Lạc Thiên, Tha Hóa Tự Tại). Các vị tái sinh bằng một trong 3 tâm: Quan sát thọ xả quả thiện, Đại quả ly trí và Đại quả hợp trí. Hạnh phúc ở các cõi Dục Thiên càng cao, càng vi tế dần. Ví như cách bày tỏ tình cảm nam nữ cũng thế. Từ cõi Đao Lợi trở xuống, mọi chuyện giống như cõi người. Ở cõi Dạ Ma chỉ ôm chầm nhau, ở cõi Đâu Suất chỉ nắm tay nhau, ở Hóa Lạc Thiên chỉ mỉm cười với nhau và ở Tha Hóa Tự Tại chỉ cần nhìn nhau bằng tâm nhiễm dục. Cõi càng cao thì tham dục càng ít và tuổi thọ càng lâu. Đó là lý do khiến điều kiện sinh lên các cõi Dục Thiên cao rất khó khăn. Chư Thiên ở cõi trên có thể xuống cõi dưới, nhưng Chư Thiên ở cõi dưới không thể lên hay thấy Chư Thiên cõi cao hơn, trừ khi họ hóa hiện thô tướng.

      5. Nhân Loại:

      Có 4 châu là Bắc cưu lưu châu, Đông thắng thần châu, Tây ngưu hoá châu và Nam thiện bộ châu, nằm ở 4 hướng của núi Sineru (Tu Di).

      – Bắc cưu lưu châu: Ở hướng Bắc núi Sineru.

      Loài người ở đây có 3 đức tính là:

      * Không chấp thủ của cải tài sản là của mình.

      * Không chấp thủ con cái, vợ, chồng là của mình.

      * Có tuổi thọ đúng từ 1.000 – 1 A tăng kỳ (10 140) năm.

      Toàn bộ y phục, thực phẩm và trang sức đều có thể được lấy từ những cây Như Ý Thọ ở khắp nơi. Cho nên, họ giữ ngũ giới trong sạch tự nhiên, khi chết, chắc chắn sinh làm vị thiên nhân dục giới. Sau khi thiên nhân đó chết sẽ tái sinh tuỳ theo nghiệp quả, có khi bị đọa vào cõi ác giới, có khi lại sinh vào cõi thiện dục giới.

      – Đông thắng thần châu: Ở hướng Đông của núi Sineru.

      Loài người sống an lành, xinh đẹp, ăn mặc những thứ sẵn có trong thiên nhiên, tuổi thọ từ 700 – 10 140 năm.

      – Tây ngưu hoá châu: Ở hướng Tây của núi Sineru.

      Loài người ở đây cũng sống an nhàn, xinh đẹp có tuổi thọ 500 – 10 140 năm. Phương tiện đi lại duy nhất là xe bò.

      – Nam thiện bộ châu (Jambūdīpa): Ở hướng Nam của núi Sineru, là trái đất mà chúng ta đang sống.

      Chúng ta có tuổi thọ không nhất định, tuỳ theo thời kỳ thiện Pháp hay ác Pháp tăng trưởng. Khi loài người có thiện Pháp tăng trưởng, thì tuổi thọ lên đến tột đỉnh là 1 A tăng kỳ (10 140) năm. Còn thời kỳ ác Pháp tăng trưởng thì tuổi thọ giảm xuống đến tột cùng là 10 năm. Nơi đây có người cực thiện, tu tập trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác (chỉ xuất hiện ở cõi này), Đức Phật Độc Giác, Thánh A La Hán. Nhưng cũng có người cực ác, tạo ngũ nghịch đại tội (giết cha, mẹ,….) hay ác nghiệp tà kiến cố định, mà chúng sinh ở châu khác không thể tạo.

      Người ở Nam thiện bộ châu có 3 đức tin ưu việt:

      – Nhiệt tâm thực hành Bố thí

      – Trì giới

      – Hành thiền.

      – Niệm vững vàng ân đức Tam Bảo.

      – Xuất gia trở thành Tỳ Khưu, tu tập Giới – Định – Tuệ.

      6. Tứ Thiên Vương:

      là cõi thấp nhất trong 6 cõi trời Dục giới, ở giữa núi Sineru (Tu Di), cách mặt đất 42.000 do tuần (Đơn vị đo chiều dài của Ấn Độ cổ, 1 Do tuần = 4.7 km.).

      Có Tứ Đại Thiên Vương trị vì tất cả Chư Thiên nam, Thiên nữ quanh bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc của núi Sineru. Tứ Đại Thiên Vương có lâu đài to lớn, nguy nga. Còn Chư thiên thuộc hạ ở nhiều nơi như hư không, mặt trời, mặt trăng, mặt đất, núi, cây, sông, biển, chùa, tháp, nhà,….

      Có 4 nhóm:

      – Dạ Xoa (Yakkha): Có vị xinh đẹp, hào quang sáng như Chư Thiên. Có vị xấu xí như súc sinh. Họ có thể xuống địa ngục hóa ra chúa ngục, chó, kên kên,… để hành hạ, ăn thịt chúng sinh địa ngục hay xác chết.

      – Càn Thát Bà (Gandhabba): Có vị sống trên cây có mùi thơm, rồi trú vĩnh viễn ở cây đó dù cây ấy chết hay được làm thành đồ gỗ trong nhà. Có vị nhập vào thân người, điều khiển hoàn toàn người đó. Khi vị ấy xuất ra, người ấy mới trở lại bình thường như trước.

      – Kumbhaṇḍa: Có thân hình to lớn, mắt đỏ lồi. Có vị ở cõi người giữ gìn kho báu, ngọc quý ở núi cao, đền tháp, rừng cây, sông nước,…. Có vị ở cõi địa ngục làm chúa ngục, chó, kên kên,… để hành hạ, ăn thịt chúng sinh địa ngục.

      – Thiên Long (Nāga, nāgī): Ở dưới mặt đất và dưới núi. Họ có phép biến hóa thành người, Chư Thiên, cọp,… Có vị thích hành hạ chúng sinh địa ngục.

      Tóm lại Chư Thiên ở cõi Tứ Thiên Vương có nhiều nhóm thiện hay ác, chánh kiến hay tà kiến, tin hay không tin Tam Bảo, hộ trì hay hãm hại người,… Có nhóm ác tâm hung dữ hành hạ lẫn nhau. Họ có tuổi thọ 500 năm (9 triệu năm nhân loại), 1 ngày đêm bằng 50 năm cõi người.

      7. Đao Lợi Thiên (Tam Thập Tam Thiên):

      Ở đỉnh núi Sineru, cách mặt đất 84.000 do tuần. Nhờ làm phước thiện, công ích như vệ sinh, làm đường, xây dựng trại nghỉ chân, nơi uống nước cho người,… nên nhóm 33 người bạn nam khi chết tái sinh lên cõi này, có nhóm trưởng là Đức Vua Trời Sakka (Đế Thích). Cõi này có nhiều lâu đài nguy nga, tráng lệ dưới núi Sineru và nổi trong hư không trên đỉnh núi.

      Thiên nam trẻ trung như tuổi 20. Thiên nữ xinh đẹp như tuổi 16. Chư thiên không có già, bệnh,… mà vẫn luôn trẻ đẹp, ở độ tuổi ấy đến khi hết tuổi thọ 1.000 năm (36 triệu năm nhân loại), thi thể biến mất. Vật thực của các vị vô cùng vi tế nên không có tiểu, tiện. Thiên nữ không có kinh nguyệt hay có thai vì tất cả các vị đều hóa sinh. Mỗi vị thiên nam có 500, 700, 1.000,… thiên nữ làm vợ. Do phước báu khác nhau, nên có chủ, có tớ, các vị khác biệt nhau về hào quang, trang sức, châu báu, lâu đài, mỹ tướng…. Cõi trời này có 4 hoa viên xinh đẹp, lộng lẫy để giải trí, vui chơi, hưởng lạc. Đức Vua Trời Sakka là đệ tử Phật và là bậc Thánh Nhập Lưu.

      8. Dạ Ma Thiên:

      Ở hư không cách cõi Đao Lợi Thiên 42.000 do tuần.

      Chư Thiên nam nữ không có khổ, chỉ có lạc. Các vị có thân hình, hào quang, lâu đài, trang sức,… hưởng lạc vi tế hơn các cõi thấp, có tuổi thọ 2.000 năm (114 triệu năm nhân loại).

      9. Đâu Suất Đà Thiên:

      Ở hư không cách cõi Dạ Ma Thiên 42.000 do tuần.

      Chư Thiên luôn có tâm hoan hỷ và an lạc.

      Thiên chủ cõi này là Đức Bồ Tát Metteyya (Bồ Tát Di Lặc) sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác khi tuổi thọ con người khoảng 80.000 năm. Chư Thiên ở đây có mọi thứ cũng vi tế hơn, tuổi thọ 4.000 năm (576 triệu năm).

      10. Hóa Lạc Thiên:

      Ở hư không cách cõi Đâu Suất Đà Thiên 42.000 do tuần.

      Chư Thiên nam nữ có thể hóa ra 5 đối tượng ngũ dục như ý, rồi hưởng lạc. Khác với các cõi trời Dục giới thấp hơn (Chư Thiên nam và nữ có đôi có cặp riêng), Chư Thiên ở cõi này khi nào muốn hưởng dục thì tự hóa ra đối tượng mình thích, rồi thụ hưởng, xong rồi cho biến mất. Chư Thiên ở 108 đây có mọi thứ cũng vi tế hơn, tuổi thọ 8.000 năm (2.304 triệu năm).

      11. Tha Hóa Tự Tại Thiên:

      Ở hư không cách cõi Hóa Lạc Thiên 42.000 do tuần. Nơi đây, Chư Thiên nam nữ hưởng lạc ngũ dục đều do các vị thiên nhân thuộc hạ biết ý chủ, mà hóa ra đối tượng theo ý ấy. Chư Thiên ở đây có mọi thứ cũng vi tế hơn, tuổi thọ 16.000 năm (9.216 triệu năm).

      Đức Vua Trời Vasavattī không chỉ trị vì cõi này, mà còn có oai lực cai quản cả 6 cõi Dục Thiên.

      Trước đó, Ác Ma Thiên (Devaputtamāra) có oai lực lớn ở cõi này, với ác tâm không muốn chúng sinh nào thoát khỏi quyền lực của mình nên đã quấy phá Bồ Tát Siddhattha và 2 lần thỉnh Đức Phật Gotama tịch diệt Niết Bàn.

      Hiện tượng của Chư Thiên trước khi chết Chư Thiên sắp hết tuổi thọ tại cõi trời dục giới, thường có 5 hiện tượng báo trước là: Vòng hoa héo, y phục phai màu, mồ hôi chảy ra từ 2 bên nách, sắc thân xấu dần, không còn hài lòng cõi trời dục giới đang sống. Khi chết, các vị sẽ tái sinh tùy theo nghiệp quả của mình. Nếu vị thiên nhân nào giữ giới trong sạch, khi chết với tâm tỉnh táo, sáng suốt, có thể chọn 1 trong 6 cõi Dục Thiên tái sinh để hưởng lạc như ý.

      ➢ Sắc Giới:

      Gồm 16 cõi Phạm Thiên, dành cho những vị đắc từ Sơ Thiền đến Ngũ Thiền Sắc giới.

      Trong đó, có một cõi chỉ có thân mà không có tâm (Vô Tưởng Thiên). Các vị tái sinh bằng 1 trong 5 tâm Quả Sắc giới tương ứng tùy theo trường hợp và chỉ có thấy, nghe, chứ không cần các giác quan khác.

      Vị Thánh Bất Lai (A Na Hàm) nếu chưa từng chứng tầng thiền nào, khi lâm chung, do năng lực của sự ly dục, ly sân nên tự nhiên thành tựu Sơ Thiền cận tử, sinh về cõi 109 Sơ Thiền. Nếu vị ấy trước đó đã chứng tầng thiền nào, dưới Ngũ Thiền, thì sau khi chết, dĩ nhiên sẽ sinh về cõi Phạm Thiên tương ứng. Nếu vị ấy đã chứng Ngũ Thiền Sắc giới thì khi chết sẽ sinh vào 5 cõi dành riêng cho Thánh Bất Lai (Ngũ Tịnh Cư Thiên gồm Vô Phiền, Vô Nhiệt, Thiện Hiện, Thiện Kiến và Sắc Cứu Cánh).

      ✓ Sơ Thiền: Có 3 cõi

      12. Phạm Chúng Thiên

      là thuộc hạ của Đại Phạm Thiên, có tuổi thọ 1/3 A Tăng kỳ trụ 5 của kiếp trái đất.

      13. Phạm Phụ Thiên:

      là Cố vấn của Đại Phạm Thiên, có tuổi thọ 1/2 A Tăng kỳ trụ của kiếp trái đất.

      14. Đại Phạm Thiên

      là Chư Phạm Thiên cao thượng, có tuổi thọ 1 A Tăng kỳ trụ của kiếp trái đất.

      ✓ Nhị Thiền: Có 3 cõi

      15. Thiểu Quang Thiên

      là Phạm Thiên có hào quang kém hơn các vị bậc cao, có tuổi thọ 2 đại kiếp trái đất.

      16. Vô Lượng Quang Thiên

      là Phạm Thiên có hào quang vô lượng, có tuổi thọ 4 đại kiếp trái đất.

      17. Quang Âm Thiên

      là Phạm Thiên có hào quang sáng ngời, phóng ra từ thân, có tuổi thọ 8 đại kiếp trái đất.

      ✓ Tam Thiền: Có 3 cõi

      18. Thiểu Tịnh Thiên

      là vị có hào quang xinh đẹp kém hơn các vị bậc cao, có tuổi thọ 16 đại kiếp trái đất.

      19. Vô Lượng Tịnh Thiên

      là vị có hào quang xinh đẹp tuyệt vời vô lượng, có tuổi thọ 32 đại kiếp trái đất. (Trong “Tự Điển Pali”, A Tăng kỳ (Asankheyya) là đơn vị không thể đếm, bằng 10 mũ 140 (sau số 1 có 140 số 0). Đại kiếp trái đất gồm 4 A Tăng kỳ: Thành, Trụ, Hoại, Không nên 1 A Tăng kỳ trụ của kiếp trái đất = ¼ Đại kiếp.)

      20. Biến Tịnh Thiên

      là vị có hào quang xinh đẹp tuyệt vời tỏa ra toàn thân, có tuổi thọ 64 đại kiếp trái đất.

      ✓ Tứ Thiền: Có 7 cõi

      21. Quảng Quả Thiên

      là Chư Phạm Thiên được bền vững, lâu dài đến khi hết tuổi thọ 500 đại kiếp trái đất.

      22. Vô Tưởng Thiên:

      Nếu vị nào đã đắc Ngũ Sắc giới thiện tâm mà nhàm chán tâm (thọ, tưởng, hành, thức), và chỉ muốn có thân, thì khi chết, vị ấy hoá sinh làm Phạm Thiên, chỉ có thân trong tư thế ngồi, nằm hay đứng ở cõi này. Vị ấy có tuổi thọ 500 đại kiếp trái đất, khi hết tuổi thọ, sẽ sinh ở cõi người hay Dục Thiên.

      • Ngũ Tịnh Cư: Có 5 tầng trời dành riêng cho bậc Thánh Bất Lai đã chứng Ngũ Thiền Sắc giới như sau:

      – Tín quyền mạnh thì sanh về cõi Vô Phiền Thiên.

      – Tấn quyền mạnh thì sanh về cõi Vô Nhiệt Thiên.

      – Niệm quyền mạnh thì sanh về cõi Thiện Hiện Thiên.

      – Định quyền mạnh thì sanh về cõi Thiện Kiến Thiên.

      – Tuệ quyền mạnh thì sanh về cõi Sắc Cứu Cánh Thiên.

      23. Vô Phiền Thiên:

      Có tuổi thọ 1.000 đại kiếp trái đất.

      24. Vô Nhiệt Thiên:

      Có tuổi thọ 2.000 đại kiếp trái đất.

      25. Thiện Hiện Thiên:

      Có tuổi thọ 4.000 đại kiếp trái đất.

      26. Thiện Kiến Thiên:

      Có tuổi thọ 8.000 đại kiếp trái đất.

      27. Sắc Cứu Cánh Thiên:

      Thọ 16.000 đại kiếp trái đất.

      Nếu cả 5 quyền đều yếu thì xem như Tín quyền trội nhất, nên khi lâm chung, vị ấy sinh về cõi Vô Phiền và cứ vậy sinh đủ 5 cõi Tịnh Cư. Trong Ngũ Tịnh Cư không hề có việc trở xuống cõi thấp. Sắc Cứu Cánh là cõi sau cùng mà đã vào đó thì vị ấy không còn trở ra để tiếp tục sinh tử, mà sẽ đắc Thánh Quả A La Hán và tịch diệt tại đây.

      Chư Phạm Thiên ở 7 tầng trời Tứ Thiền này được bền vững lâu dài đến hết tuổi thọ. Còn các tầng Sắc giới và Dục giới thấp hơn sẽ bị hoại diệt mỗi khi kiếp trái đất bị hoại bằng lửa, nước, gió.

      ✓ Vô Sắc giới: gồm có 4 cõi dành cho các vị Phạm Thiên đắc Ngũ Thiền Sắc giới mà nhàm chán Sắc thân, rồi tu tập các đề mục Vô Sắc và chứng các tầng thiền Vô Sắc. Các vị ấy tái tục bằng 1 trong 4 tâm Quả Vô Sắc. Nói là cõi nhưng tuyệt đối không có bất cứ dấu vết nào của vật chất từ hình bóng chúng sinh đến hoa viên, lâu đài, hồ nước, đều không có gì.

      28. Không Vô Biên Xứ Thiên:

      Thọ 20.000 đại kiếp trái đất.

      29. Thức Vô Biên Xứ Thiên:

      Thọ 40.000 đại kiếp trái đất.

      30. Vô Sở Hữu Xứ Thiên:

      Thọ 60.000 đại kiếp trái đất.

      31. Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên:

      Thọ 84.000 đại kiếp trái đất.

      Chư Phạm Thiên dù ở tầng trời cao nhất, nhưng khi hết tuổi thọ, các vị cũng phải tái sinh sang các cõi khác tùy theo thiện nghiệp của mình. Nếu vị nào vừa hưởng lạc ở cõi ấy, vừa tiếp tục hành Thiền Định và chứng đắc bậc thiền nào, thì khi chết sẽ sinh ở cõi trời tương ứng ở tầng thiền ấy. Nếu vị nào không đắc thêm bậc thiền nào thì khi chết sẽ sinh ở cõi người hay cõi Dục thiên. Tái sinh vào các cõi cao thấp là tùy vào nghiệp thiện ác của chúng sinh đó. Thiện nghiệp tạo ra càng lớn thì chúng sinh tái sinh vào cảnh giới càng cao và có tuổi thọ càng lâu.

      Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Phạm thiên cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng có trí tuệ bậc nhất. Các bậc Thánh Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Lai và A La Hán là đáng kính hơn hết vì các vị có trí tuệ giải thoát, ra khỏi vòng luân hồi trong 31 cảnh giới.

      Do vậy, dù ở cõi người, các vị Thánh Nhân mới đáng tôn kính, đáng được đảnh lễ, cúng dường và là phước điền vô lượng của chúng sinh.

      Related Articles

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Back to top button