Nghiên cứu

Bát Quan Trai Giới là gì? Chi tiết về Bát Giới

Bát Quan Trai Giới là gì? (BÁT GIỚI UPOSATHASĪLA)

Người cư sĩ thường giữ tám giới gọi là Bát Quan Trai Giới (Uposatha) trong tám ngày Bát Quan Trai là mùng 5, mùng 8, 14, 15, 20, 22, 29 và 30 âm lịch hằng tháng. Ngoài các ngày này, cư sĩ giữ gìn Ngũ Giới. Còn các Tu Nữ thọ Bát Giới suốt đời tu của mình.

Bát Giới Uposathasīla có 8 điều là cố ý:

1. Tránh xa sự sát sinh.
2. Tránh xa sự trộm cướp.
3. Tránh xa sự hành dâm.
4. Tránh xa sự nói dối.
5. Tránh xa sự dễ duôi do uống rượu và các chất say.
6. Tránh xa sự dùng vật thực phi thời.
7. Tránh xa sự nhảy múa, ca hát, thổi kèn, đánh đàn, xem nhảy múa, nghe ca hát, trang điểm, làm đẹp bằng phấn son, xức nước hoa là nhân sinh tham ái.
8. Tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.

Bạn đang xem: Bát Quan Trai Giới là gì? Chi tiết về Bát Giới

Trong Bát Giới Uposathasīla, có 4 điều giới là:

“Tránh xa sự sát sinh, tránh xa sự trộm cướp, tránh xa sự nói dối, tránh xa sự dễ duôi do uống rượu và các chất say” đã được giải thích trong phần Ngũ Giới. Trong phần này sẽ giải thích 4 điều giới còn lại.

a. Cố Ý Tránh Xa Sự Hành Dâm

Giới không hành dâm cao thượng hơn Giới không tà dâm ở chỗ là không được quan hệ đôi lứa với bất cứ ai.

✓ Chi Pháp phạm giới hành dâm

Hành giả phạm giới hành dâm khi hội đủ 2 chi Pháp:

1- Tâm muốn hành dâm.
2- Sự tiếp xúc giữa 2 bộ phận sinh dục của 2 bên.

Nếu hội đủ 2 chi Pháp này, thì gọi là phạm giới hành dâm. Nếu thiếu 1 trong 2 chi Pháp, thì không phạm.

Hành giả khi thọ trì Bát Giới Uposathasīla được trong sạch, trọn vẹn sẽ tạo phước thiện cao quý, có phước báu đặc biệt, an lạc ở hiện tại và vô số kiếp vị lai.

Nếu vị ấy quan hệ với vợ (chồng) của mình thì phạm điều giới hành dâm, không tạo được phước thiện này, nhưng không phạm tà dâm, nên không tạo ác nghiệp tà dâm.

Nếu hành giả nào đã thọ trì Bát Giới Uposathasīla mà quan hệ tình dục với vợ (chồng), hay con của người khác, thì phạm cả hai điều giới hành dâm và tà dâm, tạo ác nghiệp tà dâm, phải chịu quả khổ của ác nghiệp ấy trong kiếp hiện tại và vô số kiếp vị lai.

b. Cố Ý Tránh Xa Sự Dùng Vật Thực Phi Thời

✓ Chi Pháp phạm giới dùng vật thực phi thời

Hành giả phạm giới dùng vật thực phi thời khi hợp
đủ 3 chi Pháp:

1- Đang dùng vật thực trong thời gian từ quá 12 giờ trưa cho đến trước lúc bình minh ngày hôm sau.
2- Các thứ vật thực như cơm, đồ ăn, bánh, trái cây, ngũ cốc, sữa tươi, sữa chua, bơ đặc, …
3- Vật thực được nuốt qua khỏi cổ.

Nếu hội đủ 3 chi Pháp này, thì phạm giới dùng vật thực phi thời. Nếu thiếu 1 trong 3 chi, thì không phạm. Hành giả đã thọ trì Bát Giới Uposathasīla, chỉ được phép dùng vật thực từ lúc rạng đông cho đến đúng 12 giờ trưa. Nếu hành giả bị bệnh đói hành hạ thì có thể dùng nước trái cây xay nhuyễn, lọc kỹ, bỏ xác lấy nước uống, hoặc có thể dùng 5 thứ thuốc là nước bơ, nước bơ lỏng, dầu mè, mật ong và nước đường, hoặc các loại thuốc dùng để trị bệnh.

Nếu hành giả thọ trì Bát Giới Uposathasīla được trong sạch và trọn vẹn thì tạo được phước thiện cao quý đặc biệt, hưởng sự an lạc đặc biệt trong hiện tại và vị lai.

Nếu hành giả đã thọ trì Bát Giới Uposathasīla mà phạm giới dùng vật thực phi thời, thì không tạo được phước thiện cao quý đặc biệt, cũng không tạo ác nghiệp nào, vì hành giả dùng vật thực của mình, không làm khổ mình hay khổ người khác.

c. Cố ý tránh xa sự nhảy múa, ca hát, thổi kèn, đánh đàn, xem nhảy múa, nghe ca hát, trang điểm, trang sức, đeo tràng hoa, làm đẹp bằng phấn son, xức nước hoa là nhân sinh tham ái.

✓ Chi Pháp phạm giới nhảy múa, ca hát, …..

Hành giả phạm điều giới này khi hội đủ 3 chi Pháp:

1- Nhảy múa, ca hát, thổi kèn, đánh đàn…
2- Tâm thỏa thích.
3- Đã thỏa thích hành động bằng thân và khẩu.

Nếu hội đủ 3 chi Pháp này thì phạm giới này, nếu thiếu 1 trong 3 chi thì không phạm.

Hành giả nào thọ trì Bát Giới Uposathasīla được trong sạch và trọn vẹn thì tạo được phước báu đặc biệt, hưởng được an lạc đặc biệt trong kiếp này và vô số kiếp sau. Nếu hành giả nào thọ trì Bát Giới Uposathasīlai, mà nhảy múa ca hát, thổi kèn, đánh đàn,…; hay sai khiến người khác nhảy múa, ca hát, thổi kèn, đánh đàn,… hay xem người khác nhảy múa, ca hát, thổi kèn, đánh đàn… làm nhân phát sinh tâm tham ái trong đối tượng ấy, thì phạm giới này và bị trở ngại trong thực hành Thiền Định và Thiền Tuệ, nhưng không tạo ác nghiệp nặng.

d. Cố ý tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao, xinh đẹp

✓ Chi Pháp phạm giới nằm ngồi ….

Chỗ nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp: Chỗ quá cao (tính từ mặt đất lên quá 5 tấc tây (dm)), sang cả, thoải mái, khiến thân xác dễ chịu làm cho tham ái dễ sinh.

Hành giả phạm giới này khi hợp đủ 3 chi Pháp:

1- Chỗ nằm, chỗ ngồi quá cao và xinh đẹp.
2- Tâm muốn nằm, ngồi nơi ấy.
3- Đã nằm, đã ngồi nơi ấy với tâm thỏa thích.

Nếu hội đủ 3 chi Pháp này, thì phạm giới này. Nếu thiếu 1 trong 3 chi, thì không phạm.

Nếu Hành giả đã thọ trì Bát Giới Uposathasīla mà nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp, thì phạm giới này, nên không tạo được phước thiện cao quý đặc biệt, nhưng không tạo ác nghiệp nặng.

✓ Giới Cấm Và Giới Hành

Trong Bát Giới Uposathasīla có 2 phần giới:

1- Phần giới cấm là giới không được phạm.
2- Phần giới hành là giới nên thực hành.

1. Phần giới cấm có 4 điều giới là cố ý:

– Tránh xa sự sát sinh.
– Tránh xa sự trộm cướp.
– Tránh xa sự nói dối.
– Tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say.

Nếu người nào giữ gìn 4 điều giới này được trong sạch và trọn vẹn thì đã tạo đại thiện nghiệp của 4 điều giới ấy, có quả báu an lạc ở hiện tại và vị lai. Nếu người nào phạm giới cấm nào thì tạo ác nghiệp giới cấm ấy, rồi phải chịu quả khổ của ác nghiệp ấy ở hiện tại và vô số kiếp vị lai.

2. Phần giới hành có 4 điều giới là cố ý:

– Tránh xa sự hành dâm.
– Tránh xa sự dùng vật thực phi thời.
– Tránh xa sự nhảy múa, ca hát, thổi kèn,…
– Tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.

Nếu hành giả thọ trì Bát Giới Uposathasīla được trong sạch và trọn vẹn thì đã tạo đại thiện nghiệp cao quý đặc biệt, có quả báu cao quý đặc biệt, hưởng được sự an lạc ở hiện tại và vị lai, còn nếu phạm giới hành nào thì hành giả ấy không tạo đại thiện nghiệp cao quý đặc biệt của giới hành ấy, nhưng không tạo ác nghiệp nào, vì không tự làm khổ mình hay người khác.

Thật vậy, các cư sĩ nam (nữ) tại gia, có người là bậc Thánh Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn), bậc Thánh Nhất Lai (Tư Đà Hàm) sống tại gia, các vị ấy chắc chắn có Ngũ Giới hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn, nhưng họ vẫn có vợ (chồng) và con cái. Hai bậc Thánh Nhân ấy có thể hành dâm nhưng chắc chắn không bao giờ phạm giới tà dâm. Riêng bậc Thánh Bất Lai (A Na Hàm) đã diệt tận được tâm tham ái trong cõi Dục giới, dù sống tại gia, nhưng vị ấy cũng không bao giờ ham thích hành dâm.

Cho nên, vị ấy sống tại gia tuyệt nhiên không có vợ hay chồng. Nếu vị ấy đã có vợ (chồng) trước khi trở thành bậc Thánh Bất Lai, thì vị ấy tuyệt nhiên không bao giờ sống chung với người vợ (chồng) của mình như trước nữa.

BÁT GIỚI ĀJĪVAṬṬHAMAKASĪLA

Giới ājīvaṭṭhamakasīla: Bát Giới có điều giới thứ 8 là giới chánh mạng. Đây là giới chung của tất cả mọi người tại gia và xuất gia, đặc biệt là giới của các hành giả thực hành Thiền Định và Thiền Tuệ nữa. Vì vậy, vị nào đã thọ trì và giữ gìn trong sạch, trọn vẹn giới này, vị ấy có nền tảng phát triển cho mọi thiện pháp, nhất là tu tập chứng các tầng Thiền Định và thành tựu các Thánh Quả.

Bát Giới ājīvaṭṭhamakasīla có 8 điều là cố ý:

1. Tránh xa sự sát sinh.
2. Tránh xa sự trộm cướp.
3. Tránh xa sự tà dâm.
4. Tránh xa sự nói dối.
5. Tránh xa sự nói lời chia rẽ.
6. Tránh xa sự nói lời thô tục.
7. Tránh xa sự nói lời vô ích.
8. Tránh xa cách sống tà mạng.

Trong 8 điều giới trên, 4 điều đầu đã được giải thích ở phần Ngũ Giới, nên phần này chỉ xét 4 điều giới còn lại.

a. Cố Ý Tránh Xa Sự Nói Lời Chia Rẽ

Nói lời chia rẽ là nói lời làm cho những người thân thiết chia rẽ nhau, để có lợi cho mình.

✓ Chi Pháp của ác nghiệp nói lời chia rẽ

Để biết có tạo ác nghiệp nói lời chia rẽ hay không, cần phải căn cứ vào 5 chi Pháp sau:

1- Những người thân thiết nhau bị chia rẽ.
2- Ác tâm làm cho họ chia rẽ nhau.
3- Cố gắng bằng khẩu, thân để họ chia rẽ.
4- Họ nghe và tin lời nói chia rẽ ấy.
5- Họ ghét bỏ lẫn nhau, rồi chia rẽ xa lánh nhau.

Nếu người nào có đầy đủ 5 chi Pháp này thì phạm giới nói lời chia rẽ; nếu không đủ 5 chi Pháp thì không phạm giới nói lời chia rẽ.

✓ Cố gắng tạo ác nghiệp nói lời chia rẽ

Người cố tạo ác nghiệp chia rẽ bằng thân, khẩu:

– Ác nghiệp biểu hiện chia rẽ bằng thân là viết thư hay ra dấu để cho người khác hiểu biết ý nghĩa của mình.
– Ác nghiệp biểu hiện chia rẽ bằng khẩu là sử dụng lời nói đặt điều, nói xấu người kia cho người này biết, rồi đến nói xấu người này cho người kia biết, để cho 2 người hiểu lầm với nhau, rồi ghét bỏ, chia rẽ nhau.

✓ Ác nghiệp nói lời chia rẽ nặng hoặc nhẹ

Tạo ác nghiệp nói lời chia rẽ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào đối tượng là người có giới đức hay không. Nếu người nào có ác tâm nói lời chia rẽ giữa những người có giới đức thì người ấy tạo ác nghiệp nặng hơn chia rẽ giữa những người không có giới đức.

✓ Phước báu của thiện nghiệp không nói lời chia rẽ Người nào giữ gìn điều giới “cố ý tránh xa sự nói lời chia rẽ” trong sạch và trọn vẹn, sau khi chết, thiện nghiệp không nói lời chia rẽ có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau để vị ấy sinh ở cõi người hoặc Chư Thiên cõi trời, hưởng an lạc. Khi hết phước ở cõi trời, nếu thiện nghiệp có cơ hội cho quả tái sinh thì vị ấy lại làm người. Cả 2 trường hợp ấy, ở kiếp sau, vị ấy còn hưởng các quả tốt của thiện nghiệp không nói lời chia rẽ mà tiền kiếp tạo:

Kiếp hiện tại của người ấy:

1- Sống hòa thuận với người thân và người khác.
2- Không bị người khác đánh đập, không bị tàn tật.
3- Có nhiều bạn bè thân thiết, tâm ít bị phiền não.
4- Có nhiều người thương yêu, quý mến.
5- Sống được an lạc, có thể tu chứng Thiền, đắc Quả.

✓ Quả báo của ác nghiệp nói lời chia rẽ

Nếu người nào tạo ác nghiệp nói lời chia rẽ nặng giữa những người thân yêu với nhau, khi chết, nếu ác nghiệp nặng ấy có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì người ấy sinh vào 1 trong 4 cõi ác giới. Khi hết nghiệp, ra khỏi cõi ác giới, nếu có thiện nghiệp nào có cơ hội cho quả tái sinh thì người ấy sinh làm người. Còn người nào tạo ác nghiệp nói lời chia rẽ nhẹ, khi chết, nếu ác nghiệp nhẹ ấy không có cơ hội cho quả, mà thiện nghiệp nào có cơ hội cho quả tái sinh, thì người ấy sinh làm người. Cả 2 trường hợp này, ở kiếp sau, người ấy còn chịu các quả xấu của tội nói lời chia rẽ mà tiền kiếp đã tạo:

Kiếp sau của người ấy:

1- Thường bất hòa với người thân,…, với mọi người.
2- Thường bị người khác đánh đập, bị tàn tật.
3- Không có bạn bè thân thiết.
4- Có bạn bè không lâu sẽ bỏ nhau.
5- Có nhiều người không ưa thích, không thân thiết.
6- Sống khổ tâm, bị phiền não làm ô nhiễm, …

b. Cố Ý Tránh Xa Sự Nói Lời Thô Tục

Nói lời thô tục là nói lời dù thô tục, chửi mắng, ác độc, chua chát hay ngọt ngào, êm tai với tâm sân để làm khổ đối phương hay người mình oán ghét.

✓ Chi Pháp của ác nghiệp nói lời thô tục

Để biết có tạo ác nghiệp nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) hay không, cần phải căn cứ vào 3 chi Pháp:

1- Tâm sân, tức giận.
2- Có người bị chửi rủa, mắng nhiếc.
3- Nói lời chửi rủa, mắng nhiếc.

Nếu người nào có đầy đủ 3 chi Pháp này thì phạm giới nói lời thô tục; nếu không đủ 3 chi Pháp thì không phạm giới nói lời thô tục. Thật ra, ác nghiệp hay thiện
nghiệp căn cứ vào ác ý hay thiện ý, mục đích có lợi hay gây hại cho đối phương.

Trong Chú giải Aṭṭhasālinī giảng giải rằng:

“Cha mẹ rầy la con, hoặc thầy cô rầy la học trò, … là cốt để dạy dỗ, khuyên răn, hăm dọa, … Những lời rầy la ấy hoàn toàn không có tác ý trong ác tâm để làm hại con cái, làm hại học trò.”

Như vậy, khi cha mẹ, thầy cô rầy la đã tạo ác nghiệp nói lời thô tục không hội đủ các chi Pháp, nên ác nghiệp này không có năng lực cho quả tái sinh kiếp sau, nếu có cơ hội thì chỉ cho quả ở kiếp sau.

Trong Phụ Chú giải (Ṭikā) của Trường Bộ Kinh và Tăng Chi Bộ Kinh giảng giải rằng:

“Người nào nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) có tác ý tâm sở đồng sinh với tâm sân dù không có người oán thù nghe, hoặc người thù ghét đã chết, người ấy vẫn tạo ác nghiệp nói lời thô tục hợp đủ 3 chi Pháp.”

✓ Ác nghiệp nói lời thô tục nặng hay nhẹ

Nếu người nào tạo ác nghiệp nói lời thô tục đến cha mẹ, Thầy Tổ, những bậc Trưởng Lão, chư Tỳ Khưu, Sadi,… có giới đức trong sạch hay chửi rủa, mắng nhiếc xúc phạm đến các bậc Thánh, Đức Phật Độc Giác, Đức Phật Chánh Đẳng Giác thì người ấy tạo ác nghiệp trọng tội. Sau khi chết, ác nghiệp nói lời thô tục ấy cho quả tái sinh kiếp sau trong cõi địa ngục. Nếu người nào tạo ác
nghiệp nói lời thô tục đến người không có giới đức trong sạch thì người ấy tạo ác nghiệp nhẹ.

✓ Phước báu của thiện nghiệp không nói lời thô tục

Người nào giữ gìn điều giới “cố ý tránh xa sự nói lời thô tục” trong sạch và trọn vẹn, sau khi chết, thiện nghiệp không nói lời thô tục có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau để vị ấy sinh ở cõi người hoặc Chư Thiên cõi trời, hưởng an lạc. Khi hết phước ở cõi trời, nếu thiện nghiệp có cơ hội cho quả tái sinh thì vị ấy lại làm người. Cả 2 trường hợp ấy, ở kiếp sau, vị ấy còn hưởng các quả tốt của thiện nghiệp không nói lời thô tục mà tiền kiếp tạo:

Kiếp hiện tại của người ấy:

1- Có nhiều người thương yêu, quý mến.
2- Thường được nghe những lời đáng hài lòng.
3- Thường được tán dương ca tụng, không bị vu oan.
4- Thường nghe những lời ngọt ngào thân thiết.
5- Sống được an lạc, có thể tu chứng Thiền, đắc Quả.

✓ Quả báo của ác nghiệp nói lời thô tục

Nếu người nào đã tạo ác nghiệp nói lời thô tục nặng đến Bậc có giới đức trong sạch, khi chết, nếu ác nghiệp ấy có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì người ấy sinh vào 1 trong 4 cõi ác giới. Khi hết nghiệp, ra khỏi cõi ác giới, nếu thiện nghiệp nào có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì người ấy sinh làm người. Còn người nào tạo ác nghiệp nói lời thô tục nhẹ, khi chết, nếu ác nghiệp nhẹ ấy không có cơ hội cho quả, mà thiện nghiệp nào có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì người ấy sinh làm người.

Cả 2 trường hợp này, ở kiếp sau, người ấy còn chịu 6 quả xấu của tội nói lời thô tục mà tiền kiếp đã tạo là:

Kiếp sau của người ấy:

1- Thường nghe những lời khó nghe, chửi mắng,…
2- Có nhiều người ghét.
3- Thường bị chê trách, bị vu oan giá họa.
4- Ít được nghe những lời ngon ngọt.
5- Có cuộc sống nghèo nàn khổ cực.
6- Bị tàn tật, câm điếc, đui mù.

c. Cố Ý Tránh Xa Sự Nói Lời Vô Ích

Nói lời vô ích là nói lời không đem lại sự lợi ích với ác tâm làm cho người khác say mê theo lời nói của mình, làm mất sự lợi ích, an lạc của họ.

  • Nếu người nói hay viết những chuyện không thật để làm ví dụ trong việc giảng dạy, giúp cho người khác dễ hiểu theo lời dạy ấy, thì đó không gọi là lời nói vô ích.
  • Nếu người nói hay viết trình bày những câu chuyện có thật, nhưng không lợi ích cho người khác, thì lời nói của người ấy không gọi là lời nói vô ích.
  • Nếu người nói hay viết những câu chuyện nhảm nhí, hoang đường, không có thật để làm cho người khác say mê tiêu khiển trong chốc lát, làm mất thời gian mà không lợi ích, gọi là lời nói vô ích mà không gọi là lời nói dối, vì người nói hay viết không có tác ý ác tâm nói dối làm cho người khác tin theo rồi gây ra sự tai hại.

Nhưng nếu người nói hay viết những chuyện nhảm nhí, hoang đường, không có thật để làm cho người khác say mê tin theo, làm mất lợi ích, gây ra tai hại đến với họ, thì người nói hay viết tạo ác nghiệp nói lời vô ích và ác nghiệp nói dối nữa.

✓ Chi Pháp của ác nghiệp nói lời vô ích

Để biết có tạo ác nghiệp nói lời vô ích hay không, cần phải căn cứ vào 2 chi Pháp sau:

1- Tác ý trong tâm nói lời vô ích.

2- Nói lời vô ích.

Nếu người nào có đầy đủ 2 chi Pháp này thì phạm giới nói lời vô ích; nếu không đủ 2 chi Pháp thì không phạm giới nói lời vô ích.

✓ Ác nghiệp nói lời vô ích nặng hoặc nhẹ.

Nếu người nào hằng ngày nói lời vô ích trở thành thói quen như các diễn viên hài; người viết chuyện vui cười, nhảm nhí, hoang đường, không có thật làm cho người nghe, người đọc say mê, làm mất lợi ích,… thì người ấy tạo ác nghiệp nặng nói lời vô ích. Nếu đôi khi vui đùa nói lời vô ích thì người ấy tạo ác nghiệp nhẹ.

✓ Phước báu của thiện nghiệp không nói lời vô ích

Người nào giữ gìn điều giới “cố ý tránh xa sự nói lời vô ích” trong sạch và trọn vẹn, sau khi chết, thiện nghiệp không nói lời vô ích có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau để vị ấy sinh ở cõi người hoặc Chư Thiên cõi trời, hưởng an lạc. Khi hết phước ở cõi trời, nếu thiện nghiệp có cơ hội cho quả tái sinh thì vị ấy lại làm người. Cả 2 trường hợp ấy, ở kiếp sau, vị ấy còn hưởng các quả tốt của thiện nghiệp không nói lời vô ích mà tiền kiếp đã tạo:

Kiếp hiện tại của người ấy:

1- Có nhiều người thương yêu, quý mến, kính trọng.
2- Có nhiều người tin theo lời nói, có nhiều quyền lực.
3- Có nhiều trí tuệ, có tài đối đáp nhanh nhẹn.
4- Sống được an lạc, có thể tu chứng Thiền, đắc Quả.

✓ Quả báo của ác nghiệp nói lời vô ích

Nếu người nào đã tạo ác nghiệp nói lời vô ích làm mất sự lợi ích cho những người khác, sau khi chết, nếu ác nghiệp ấy có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì người ấy sinh vào 1 trong 4 cõi ác giới. Khi hết nghiệp, ra khỏi cõi ác giới, nếu thiện nghiệp nào có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì người ấy sinh làm người.

Nếu người nào tạo ác nghiệp nói lời vô ích nhẹ. Sau khi chết, nếu ác nghiệp ấy không có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau, mà có thiện nghiệp nào có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì người ấy sinh làm người.

Cả 2 trường hợp trên, ở kiếp sau, người ấy còn phải chịu 4 quả xấu của tội nói lời vô ích mà tiền kiếp đã tạo là:

Kiếp hiện tại của người ấy:

1- Có nhiều người không tin lời nói của mình.
2- Có nhiều người không ưa thích, hay kính trọng
3- Nghèo khổ, không có quyền lực.
4- Thiểu trí (ngu dốt).

d. Cố Ý Tránh Xa Cách Sống Tà Mạng

Cách sống tà mạng là nuôi mạng sống bằng cách thân hành 3 ác nghiệp, khẩu hành 4 ác nghiệp.
– Thân hành 3 ác nghiệp: Sát sinh, Trộm cướp, Tà dâm gọi là tà nghiệp.
– Khẩu nói 4 ác nghiệp: Nói dối, Nói lời chia rẽ, Nói lời thô ác, Nói lời vô ích gọi là tà ngữ.

✓ Người sống tà mạng do làm năm nghề như:

1- Buôn bán vũ khí, thuốc độc giết hại chúng sinh.
2- Buôn bán người để làm tôi tớ, buôn bán thú vật,…
3- Giết gia cầm, giết gia súc để bán thịt.
4- Buôn bán rượu, bia, và các chất say như thuốc phiện, ma túy, thuốc lá,…
5- Cờ bạc, cá độ ăn thua, lừa đảo, lừa gạt, …

Người nào tránh xa cách sống tà mạng là hoàn toàn tránh xa tà nghiệp và tà ngữ, rồi sống theo chánh mạng là sống bằng những thứ tài sản được tạo ra một cách hợp với thiện Pháp bằng chánh nghiệp (không sát sinh, trộm cướp, tà dâm) và chánh ngữ (Không nói dối, nói lời vô ích, nói lời thô tục, nói lời chia rẽ).

Trước kia, một người sống tà mạng, đã tạo ra những của cải bằng tà nghiệp, tà ngữ, bằng nghề buôn bán bất lương làm khổ chúng sinh, hay lừa đảo, lừa gạt,… Về sau, người ấy nghe hiểu Chánh Pháp, nên đã đã từ bỏ cách sống tà mạng, rồi sống theo chánh mạng nên có thể tiếp tục sử dụng những thứ của cải cũ (do tà mạng tạo ra từ trước) cho đến hết, mà không tạo ra thêm những thứ của cải mới không hợp với Chánh Pháp nữa. Người ấy chỉ làm những nghề lương thiện, hợp với thiện Pháp. Như vậy, tuy thân vẫn còn sử dụng những của cải cũ, nhưng tâm của người ấy hoàn toàn đã tránh xa tà nghiệp và tà ngữ bằng cách tránh xa các nghề buôn bán bất lương, tránh xa nghề lừa đảo, lừa gạt,… Đây là cách sống chánh mạng. Những người phạm các giới về tà nghiệp, tà ngữ mà không liên quan đến sự nuôi mạng thì không phạm giới tà mạng như câu cá giải trí, nói dối cho vui, … Họ chỉ phạm tội sát sinh hay nói dối mà thôi.

✓ Phước báu của thiện nghiệp sống chánh mạng

Người nào sống chánh mạng, nuôi sinh mạng bằng nghề nghiệp hợp Pháp cũng đã hạn chế tạo ác nghiệp qua thân và khẩu rất nhiều, khi chết, nếu thiện nghiệp sống chánh mạng có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau, vị ấy sinh ở cõi người hoặc Chư Thiên cõi trời, hưởng an lạc đồng thời có cơ hội tu tập chứng Thiền, đắc Thánh.

Khi hết phước ở cõi trời, nếu thiện nghiệp có cơ hội cho quả tái sinh thì vị ấy lại làm người, hưởng nhiều quả lành với thiện nghiệp tương ứng đã tạo như nói ở phần trên.

✓ Quả báo của ác nghiệp sống tà mạng

Người nào sống tà mạng là trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ác nghiệp, phạm các điều giới về tà nghiệp, tà ngữ về thân và khẩu, cho nên trong hiện tại, họ gặp nhiều tai hại, oan trái, khi chết, nếu ác nghiệp ấy có cơ hội cho quả tái sinh thì họ vào 1 trong 4 cõi ác giới chịu khổ. Khi hết nghiệp, ra cõi ác đó, nếu có thiện nghiệp nào có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì người ấy sinh làm người và còn phải chịu thêm các quả xấu tương ứng với ác nghiệp họ đã tạo trong tiền kiếp như đã nói ở phần trên.

Bát Giới ājīvaṭṭhamakasīla có giới thứ 8 chánh mạng là giới có tính chất sâu và rộng hơn Ngũ Giới, là giới nền tảng của các thiền sinh hành Thiền Định và Thiền Tuệ trên con đường hướng đến giải thoát, giác ngộ.

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Nghiên cứu

Xem thêm Bát Quan Trai Giới là gì? Chi tiết về Bát Giới

Bát Quan Trai Giới là gì? (BÁT GIỚI UPOSATHASĪLA)

Người cư sĩ thường giữ tám giới gọi là Bát Quan Trai Giới (Uposatha) trong tám ngày Bát Quan Trai là mùng 5, mùng 8, 14, 15, 20, 22, 29 và 30 âm lịch hằng tháng. Ngoài các ngày này, cư sĩ giữ gìn Ngũ Giới. Còn các Tu Nữ thọ Bát Giới suốt đời tu của mình.

Bát Giới Uposathasīla có 8 điều là cố ý:

1. Tránh xa sự sát sinh.
2. Tránh xa sự trộm cướp.
3. Tránh xa sự hành dâm.
4. Tránh xa sự nói dối.
5. Tránh xa sự dễ duôi do uống rượu và các chất say.
6. Tránh xa sự dùng vật thực phi thời.
7. Tránh xa sự nhảy múa, ca hát, thổi kèn, đánh đàn, xem nhảy múa, nghe ca hát, trang điểm, làm đẹp bằng phấn son, xức nước hoa là nhân sinh tham ái.
8. Tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.

Trong Bát Giới Uposathasīla, có 4 điều giới là:

“Tránh xa sự sát sinh, tránh xa sự trộm cướp, tránh xa sự nói dối, tránh xa sự dễ duôi do uống rượu và các chất say” đã được giải thích trong phần Ngũ Giới. Trong phần này sẽ giải thích 4 điều giới còn lại.

a. Cố Ý Tránh Xa Sự Hành Dâm

Giới không hành dâm cao thượng hơn Giới không tà dâm ở chỗ là không được quan hệ đôi lứa với bất cứ ai.

✓ Chi Pháp phạm giới hành dâm

Hành giả phạm giới hành dâm khi hội đủ 2 chi Pháp:

1- Tâm muốn hành dâm.
2- Sự tiếp xúc giữa 2 bộ phận sinh dục của 2 bên.

Nếu hội đủ 2 chi Pháp này, thì gọi là phạm giới hành dâm. Nếu thiếu 1 trong 2 chi Pháp, thì không phạm.

Hành giả khi thọ trì Bát Giới Uposathasīla được trong sạch, trọn vẹn sẽ tạo phước thiện cao quý, có phước báu đặc biệt, an lạc ở hiện tại và vô số kiếp vị lai.

Nếu vị ấy quan hệ với vợ (chồng) của mình thì phạm điều giới hành dâm, không tạo được phước thiện này, nhưng không phạm tà dâm, nên không tạo ác nghiệp tà dâm.

Nếu hành giả nào đã thọ trì Bát Giới Uposathasīla mà quan hệ tình dục với vợ (chồng), hay con của người khác, thì phạm cả hai điều giới hành dâm và tà dâm, tạo ác nghiệp tà dâm, phải chịu quả khổ của ác nghiệp ấy trong kiếp hiện tại và vô số kiếp vị lai.

b. Cố Ý Tránh Xa Sự Dùng Vật Thực Phi Thời

✓ Chi Pháp phạm giới dùng vật thực phi thời

Hành giả phạm giới dùng vật thực phi thời khi hợp
đủ 3 chi Pháp:

1- Đang dùng vật thực trong thời gian từ quá 12 giờ trưa cho đến trước lúc bình minh ngày hôm sau.
2- Các thứ vật thực như cơm, đồ ăn, bánh, trái cây, ngũ cốc, sữa tươi, sữa chua, bơ đặc, …
3- Vật thực được nuốt qua khỏi cổ.

Nếu hội đủ 3 chi Pháp này, thì phạm giới dùng vật thực phi thời. Nếu thiếu 1 trong 3 chi, thì không phạm. Hành giả đã thọ trì Bát Giới Uposathasīla, chỉ được phép dùng vật thực từ lúc rạng đông cho đến đúng 12 giờ trưa. Nếu hành giả bị bệnh đói hành hạ thì có thể dùng nước trái cây xay nhuyễn, lọc kỹ, bỏ xác lấy nước uống, hoặc có thể dùng 5 thứ thuốc là nước bơ, nước bơ lỏng, dầu mè, mật ong và nước đường, hoặc các loại thuốc dùng để trị bệnh.

Nếu hành giả thọ trì Bát Giới Uposathasīla được trong sạch và trọn vẹn thì tạo được phước thiện cao quý đặc biệt, hưởng sự an lạc đặc biệt trong hiện tại và vị lai.

Nếu hành giả đã thọ trì Bát Giới Uposathasīla mà phạm giới dùng vật thực phi thời, thì không tạo được phước thiện cao quý đặc biệt, cũng không tạo ác nghiệp nào, vì hành giả dùng vật thực của mình, không làm khổ mình hay khổ người khác.

c. Cố ý tránh xa sự nhảy múa, ca hát, thổi kèn, đánh đàn, xem nhảy múa, nghe ca hát, trang điểm, trang sức, đeo tràng hoa, làm đẹp bằng phấn son, xức nước hoa là nhân sinh tham ái.

✓ Chi Pháp phạm giới nhảy múa, ca hát, …..

Hành giả phạm điều giới này khi hội đủ 3 chi Pháp:

1- Nhảy múa, ca hát, thổi kèn, đánh đàn…
2- Tâm thỏa thích.
3- Đã thỏa thích hành động bằng thân và khẩu.

Nếu hội đủ 3 chi Pháp này thì phạm giới này, nếu thiếu 1 trong 3 chi thì không phạm.

Hành giả nào thọ trì Bát Giới Uposathasīla được trong sạch và trọn vẹn thì tạo được phước báu đặc biệt, hưởng được an lạc đặc biệt trong kiếp này và vô số kiếp sau. Nếu hành giả nào thọ trì Bát Giới Uposathasīlai, mà nhảy múa ca hát, thổi kèn, đánh đàn,…; hay sai khiến người khác nhảy múa, ca hát, thổi kèn, đánh đàn,… hay xem người khác nhảy múa, ca hát, thổi kèn, đánh đàn… làm nhân phát sinh tâm tham ái trong đối tượng ấy, thì phạm giới này và bị trở ngại trong thực hành Thiền Định và Thiền Tuệ, nhưng không tạo ác nghiệp nặng.

d. Cố ý tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao, xinh đẹp

✓ Chi Pháp phạm giới nằm ngồi ….

Chỗ nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp: Chỗ quá cao (tính từ mặt đất lên quá 5 tấc tây (dm)), sang cả, thoải mái, khiến thân xác dễ chịu làm cho tham ái dễ sinh.

Hành giả phạm giới này khi hợp đủ 3 chi Pháp:

1- Chỗ nằm, chỗ ngồi quá cao và xinh đẹp.
2- Tâm muốn nằm, ngồi nơi ấy.
3- Đã nằm, đã ngồi nơi ấy với tâm thỏa thích.

Nếu hội đủ 3 chi Pháp này, thì phạm giới này. Nếu thiếu 1 trong 3 chi, thì không phạm.

Nếu Hành giả đã thọ trì Bát Giới Uposathasīla mà nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp, thì phạm giới này, nên không tạo được phước thiện cao quý đặc biệt, nhưng không tạo ác nghiệp nặng.

✓ Giới Cấm Và Giới Hành

Trong Bát Giới Uposathasīla có 2 phần giới:

1- Phần giới cấm là giới không được phạm.
2- Phần giới hành là giới nên thực hành.

1. Phần giới cấm có 4 điều giới là cố ý:

– Tránh xa sự sát sinh.
– Tránh xa sự trộm cướp.
– Tránh xa sự nói dối.
– Tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say.

Nếu người nào giữ gìn 4 điều giới này được trong sạch và trọn vẹn thì đã tạo đại thiện nghiệp của 4 điều giới ấy, có quả báu an lạc ở hiện tại và vị lai. Nếu người nào phạm giới cấm nào thì tạo ác nghiệp giới cấm ấy, rồi phải chịu quả khổ của ác nghiệp ấy ở hiện tại và vô số kiếp vị lai.

2. Phần giới hành có 4 điều giới là cố ý:

– Tránh xa sự hành dâm.
– Tránh xa sự dùng vật thực phi thời.
– Tránh xa sự nhảy múa, ca hát, thổi kèn,…
– Tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.

Nếu hành giả thọ trì Bát Giới Uposathasīla được trong sạch và trọn vẹn thì đã tạo đại thiện nghiệp cao quý đặc biệt, có quả báu cao quý đặc biệt, hưởng được sự an lạc ở hiện tại và vị lai, còn nếu phạm giới hành nào thì hành giả ấy không tạo đại thiện nghiệp cao quý đặc biệt của giới hành ấy, nhưng không tạo ác nghiệp nào, vì không tự làm khổ mình hay người khác.

Thật vậy, các cư sĩ nam (nữ) tại gia, có người là bậc Thánh Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn), bậc Thánh Nhất Lai (Tư Đà Hàm) sống tại gia, các vị ấy chắc chắn có Ngũ Giới hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn, nhưng họ vẫn có vợ (chồng) và con cái. Hai bậc Thánh Nhân ấy có thể hành dâm nhưng chắc chắn không bao giờ phạm giới tà dâm. Riêng bậc Thánh Bất Lai (A Na Hàm) đã diệt tận được tâm tham ái trong cõi Dục giới, dù sống tại gia, nhưng vị ấy cũng không bao giờ ham thích hành dâm.

Cho nên, vị ấy sống tại gia tuyệt nhiên không có vợ hay chồng. Nếu vị ấy đã có vợ (chồng) trước khi trở thành bậc Thánh Bất Lai, thì vị ấy tuyệt nhiên không bao giờ sống chung với người vợ (chồng) của mình như trước nữa.

BÁT GIỚI ĀJĪVAṬṬHAMAKASĪLA

Giới ājīvaṭṭhamakasīla: Bát Giới có điều giới thứ 8 là giới chánh mạng. Đây là giới chung của tất cả mọi người tại gia và xuất gia, đặc biệt là giới của các hành giả thực hành Thiền Định và Thiền Tuệ nữa. Vì vậy, vị nào đã thọ trì và giữ gìn trong sạch, trọn vẹn giới này, vị ấy có nền tảng phát triển cho mọi thiện pháp, nhất là tu tập chứng các tầng Thiền Định và thành tựu các Thánh Quả.

Bát Giới ājīvaṭṭhamakasīla có 8 điều là cố ý:

1. Tránh xa sự sát sinh.
2. Tránh xa sự trộm cướp.
3. Tránh xa sự tà dâm.
4. Tránh xa sự nói dối.
5. Tránh xa sự nói lời chia rẽ.
6. Tránh xa sự nói lời thô tục.
7. Tránh xa sự nói lời vô ích.
8. Tránh xa cách sống tà mạng.

Trong 8 điều giới trên, 4 điều đầu đã được giải thích ở phần Ngũ Giới, nên phần này chỉ xét 4 điều giới còn lại.

a. Cố Ý Tránh Xa Sự Nói Lời Chia Rẽ

Nói lời chia rẽ là nói lời làm cho những người thân thiết chia rẽ nhau, để có lợi cho mình.

✓ Chi Pháp của ác nghiệp nói lời chia rẽ

Để biết có tạo ác nghiệp nói lời chia rẽ hay không, cần phải căn cứ vào 5 chi Pháp sau:

1- Những người thân thiết nhau bị chia rẽ.
2- Ác tâm làm cho họ chia rẽ nhau.
3- Cố gắng bằng khẩu, thân để họ chia rẽ.
4- Họ nghe và tin lời nói chia rẽ ấy.
5- Họ ghét bỏ lẫn nhau, rồi chia rẽ xa lánh nhau.

Nếu người nào có đầy đủ 5 chi Pháp này thì phạm giới nói lời chia rẽ; nếu không đủ 5 chi Pháp thì không phạm giới nói lời chia rẽ.

✓ Cố gắng tạo ác nghiệp nói lời chia rẽ

Người cố tạo ác nghiệp chia rẽ bằng thân, khẩu:

– Ác nghiệp biểu hiện chia rẽ bằng thân là viết thư hay ra dấu để cho người khác hiểu biết ý nghĩa của mình.
– Ác nghiệp biểu hiện chia rẽ bằng khẩu là sử dụng lời nói đặt điều, nói xấu người kia cho người này biết, rồi đến nói xấu người này cho người kia biết, để cho 2 người hiểu lầm với nhau, rồi ghét bỏ, chia rẽ nhau.

✓ Ác nghiệp nói lời chia rẽ nặng hoặc nhẹ

Tạo ác nghiệp nói lời chia rẽ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào đối tượng là người có giới đức hay không. Nếu người nào có ác tâm nói lời chia rẽ giữa những người có giới đức thì người ấy tạo ác nghiệp nặng hơn chia rẽ giữa những người không có giới đức.

✓ Phước báu của thiện nghiệp không nói lời chia rẽ Người nào giữ gìn điều giới “cố ý tránh xa sự nói lời chia rẽ” trong sạch và trọn vẹn, sau khi chết, thiện nghiệp không nói lời chia rẽ có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau để vị ấy sinh ở cõi người hoặc Chư Thiên cõi trời, hưởng an lạc. Khi hết phước ở cõi trời, nếu thiện nghiệp có cơ hội cho quả tái sinh thì vị ấy lại làm người. Cả 2 trường hợp ấy, ở kiếp sau, vị ấy còn hưởng các quả tốt của thiện nghiệp không nói lời chia rẽ mà tiền kiếp tạo:

Kiếp hiện tại của người ấy:

1- Sống hòa thuận với người thân và người khác.
2- Không bị người khác đánh đập, không bị tàn tật.
3- Có nhiều bạn bè thân thiết, tâm ít bị phiền não.
4- Có nhiều người thương yêu, quý mến.
5- Sống được an lạc, có thể tu chứng Thiền, đắc Quả.

✓ Quả báo của ác nghiệp nói lời chia rẽ

Nếu người nào tạo ác nghiệp nói lời chia rẽ nặng giữa những người thân yêu với nhau, khi chết, nếu ác nghiệp nặng ấy có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì người ấy sinh vào 1 trong 4 cõi ác giới. Khi hết nghiệp, ra khỏi cõi ác giới, nếu có thiện nghiệp nào có cơ hội cho quả tái sinh thì người ấy sinh làm người. Còn người nào tạo ác nghiệp nói lời chia rẽ nhẹ, khi chết, nếu ác nghiệp nhẹ ấy không có cơ hội cho quả, mà thiện nghiệp nào có cơ hội cho quả tái sinh, thì người ấy sinh làm người. Cả 2 trường hợp này, ở kiếp sau, người ấy còn chịu các quả xấu của tội nói lời chia rẽ mà tiền kiếp đã tạo:

Kiếp sau của người ấy:

1- Thường bất hòa với người thân,…, với mọi người.
2- Thường bị người khác đánh đập, bị tàn tật.
3- Không có bạn bè thân thiết.
4- Có bạn bè không lâu sẽ bỏ nhau.
5- Có nhiều người không ưa thích, không thân thiết.
6- Sống khổ tâm, bị phiền não làm ô nhiễm, …

b. Cố Ý Tránh Xa Sự Nói Lời Thô Tục

Nói lời thô tục là nói lời dù thô tục, chửi mắng, ác độc, chua chát hay ngọt ngào, êm tai với tâm sân để làm khổ đối phương hay người mình oán ghét.

✓ Chi Pháp của ác nghiệp nói lời thô tục

Để biết có tạo ác nghiệp nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) hay không, cần phải căn cứ vào 3 chi Pháp:

1- Tâm sân, tức giận.
2- Có người bị chửi rủa, mắng nhiếc.
3- Nói lời chửi rủa, mắng nhiếc.

Nếu người nào có đầy đủ 3 chi Pháp này thì phạm giới nói lời thô tục; nếu không đủ 3 chi Pháp thì không phạm giới nói lời thô tục. Thật ra, ác nghiệp hay thiện
nghiệp căn cứ vào ác ý hay thiện ý, mục đích có lợi hay gây hại cho đối phương.

Trong Chú giải Aṭṭhasālinī giảng giải rằng:

“Cha mẹ rầy la con, hoặc thầy cô rầy la học trò, … là cốt để dạy dỗ, khuyên răn, hăm dọa, … Những lời rầy la ấy hoàn toàn không có tác ý trong ác tâm để làm hại con cái, làm hại học trò.”

Như vậy, khi cha mẹ, thầy cô rầy la đã tạo ác nghiệp nói lời thô tục không hội đủ các chi Pháp, nên ác nghiệp này không có năng lực cho quả tái sinh kiếp sau, nếu có cơ hội thì chỉ cho quả ở kiếp sau.

Trong Phụ Chú giải (Ṭikā) của Trường Bộ Kinh và Tăng Chi Bộ Kinh giảng giải rằng:

“Người nào nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) có tác ý tâm sở đồng sinh với tâm sân dù không có người oán thù nghe, hoặc người thù ghét đã chết, người ấy vẫn tạo ác nghiệp nói lời thô tục hợp đủ 3 chi Pháp.”

✓ Ác nghiệp nói lời thô tục nặng hay nhẹ

Nếu người nào tạo ác nghiệp nói lời thô tục đến cha mẹ, Thầy Tổ, những bậc Trưởng Lão, chư Tỳ Khưu, Sadi,… có giới đức trong sạch hay chửi rủa, mắng nhiếc xúc phạm đến các bậc Thánh, Đức Phật Độc Giác, Đức Phật Chánh Đẳng Giác thì người ấy tạo ác nghiệp trọng tội. Sau khi chết, ác nghiệp nói lời thô tục ấy cho quả tái sinh kiếp sau trong cõi địa ngục. Nếu người nào tạo ác
nghiệp nói lời thô tục đến người không có giới đức trong sạch thì người ấy tạo ác nghiệp nhẹ.

✓ Phước báu của thiện nghiệp không nói lời thô tục

Người nào giữ gìn điều giới “cố ý tránh xa sự nói lời thô tục” trong sạch và trọn vẹn, sau khi chết, thiện nghiệp không nói lời thô tục có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau để vị ấy sinh ở cõi người hoặc Chư Thiên cõi trời, hưởng an lạc. Khi hết phước ở cõi trời, nếu thiện nghiệp có cơ hội cho quả tái sinh thì vị ấy lại làm người. Cả 2 trường hợp ấy, ở kiếp sau, vị ấy còn hưởng các quả tốt của thiện nghiệp không nói lời thô tục mà tiền kiếp tạo:

Kiếp hiện tại của người ấy:

1- Có nhiều người thương yêu, quý mến.
2- Thường được nghe những lời đáng hài lòng.
3- Thường được tán dương ca tụng, không bị vu oan.
4- Thường nghe những lời ngọt ngào thân thiết.
5- Sống được an lạc, có thể tu chứng Thiền, đắc Quả.

✓ Quả báo của ác nghiệp nói lời thô tục

Nếu người nào đã tạo ác nghiệp nói lời thô tục nặng đến Bậc có giới đức trong sạch, khi chết, nếu ác nghiệp ấy có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì người ấy sinh vào 1 trong 4 cõi ác giới. Khi hết nghiệp, ra khỏi cõi ác giới, nếu thiện nghiệp nào có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì người ấy sinh làm người. Còn người nào tạo ác nghiệp nói lời thô tục nhẹ, khi chết, nếu ác nghiệp nhẹ ấy không có cơ hội cho quả, mà thiện nghiệp nào có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì người ấy sinh làm người.

Cả 2 trường hợp này, ở kiếp sau, người ấy còn chịu 6 quả xấu của tội nói lời thô tục mà tiền kiếp đã tạo là:

Kiếp sau của người ấy:

1- Thường nghe những lời khó nghe, chửi mắng,…
2- Có nhiều người ghét.
3- Thường bị chê trách, bị vu oan giá họa.
4- Ít được nghe những lời ngon ngọt.
5- Có cuộc sống nghèo nàn khổ cực.
6- Bị tàn tật, câm điếc, đui mù.

c. Cố Ý Tránh Xa Sự Nói Lời Vô Ích

Nói lời vô ích là nói lời không đem lại sự lợi ích với ác tâm làm cho người khác say mê theo lời nói của mình, làm mất sự lợi ích, an lạc của họ.

  • Nếu người nói hay viết những chuyện không thật để làm ví dụ trong việc giảng dạy, giúp cho người khác dễ hiểu theo lời dạy ấy, thì đó không gọi là lời nói vô ích.
  • Nếu người nói hay viết trình bày những câu chuyện có thật, nhưng không lợi ích cho người khác, thì lời nói của người ấy không gọi là lời nói vô ích.
  • Nếu người nói hay viết những câu chuyện nhảm nhí, hoang đường, không có thật để làm cho người khác say mê tiêu khiển trong chốc lát, làm mất thời gian mà không lợi ích, gọi là lời nói vô ích mà không gọi là lời nói dối, vì người nói hay viết không có tác ý ác tâm nói dối làm cho người khác tin theo rồi gây ra sự tai hại.

Nhưng nếu người nói hay viết những chuyện nhảm nhí, hoang đường, không có thật để làm cho người khác say mê tin theo, làm mất lợi ích, gây ra tai hại đến với họ, thì người nói hay viết tạo ác nghiệp nói lời vô ích và ác nghiệp nói dối nữa.

✓ Chi Pháp của ác nghiệp nói lời vô ích

Để biết có tạo ác nghiệp nói lời vô ích hay không, cần phải căn cứ vào 2 chi Pháp sau:

1- Tác ý trong tâm nói lời vô ích.

2- Nói lời vô ích.

Nếu người nào có đầy đủ 2 chi Pháp này thì phạm giới nói lời vô ích; nếu không đủ 2 chi Pháp thì không phạm giới nói lời vô ích.

✓ Ác nghiệp nói lời vô ích nặng hoặc nhẹ.

Nếu người nào hằng ngày nói lời vô ích trở thành thói quen như các diễn viên hài; người viết chuyện vui cười, nhảm nhí, hoang đường, không có thật làm cho người nghe, người đọc say mê, làm mất lợi ích,… thì người ấy tạo ác nghiệp nặng nói lời vô ích. Nếu đôi khi vui đùa nói lời vô ích thì người ấy tạo ác nghiệp nhẹ.

✓ Phước báu của thiện nghiệp không nói lời vô ích

Người nào giữ gìn điều giới “cố ý tránh xa sự nói lời vô ích” trong sạch và trọn vẹn, sau khi chết, thiện nghiệp không nói lời vô ích có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau để vị ấy sinh ở cõi người hoặc Chư Thiên cõi trời, hưởng an lạc. Khi hết phước ở cõi trời, nếu thiện nghiệp có cơ hội cho quả tái sinh thì vị ấy lại làm người. Cả 2 trường hợp ấy, ở kiếp sau, vị ấy còn hưởng các quả tốt của thiện nghiệp không nói lời vô ích mà tiền kiếp đã tạo:

Kiếp hiện tại của người ấy:

1- Có nhiều người thương yêu, quý mến, kính trọng.
2- Có nhiều người tin theo lời nói, có nhiều quyền lực.
3- Có nhiều trí tuệ, có tài đối đáp nhanh nhẹn.
4- Sống được an lạc, có thể tu chứng Thiền, đắc Quả.

✓ Quả báo của ác nghiệp nói lời vô ích

Nếu người nào đã tạo ác nghiệp nói lời vô ích làm mất sự lợi ích cho những người khác, sau khi chết, nếu ác nghiệp ấy có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì người ấy sinh vào 1 trong 4 cõi ác giới. Khi hết nghiệp, ra khỏi cõi ác giới, nếu thiện nghiệp nào có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì người ấy sinh làm người.

Nếu người nào tạo ác nghiệp nói lời vô ích nhẹ. Sau khi chết, nếu ác nghiệp ấy không có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau, mà có thiện nghiệp nào có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì người ấy sinh làm người.

Cả 2 trường hợp trên, ở kiếp sau, người ấy còn phải chịu 4 quả xấu của tội nói lời vô ích mà tiền kiếp đã tạo là:

Kiếp hiện tại của người ấy:

1- Có nhiều người không tin lời nói của mình.
2- Có nhiều người không ưa thích, hay kính trọng
3- Nghèo khổ, không có quyền lực.
4- Thiểu trí (ngu dốt).

d. Cố Ý Tránh Xa Cách Sống Tà Mạng

Cách sống tà mạng là nuôi mạng sống bằng cách thân hành 3 ác nghiệp, khẩu hành 4 ác nghiệp.
– Thân hành 3 ác nghiệp: Sát sinh, Trộm cướp, Tà dâm gọi là tà nghiệp.
– Khẩu nói 4 ác nghiệp: Nói dối, Nói lời chia rẽ, Nói lời thô ác, Nói lời vô ích gọi là tà ngữ.

✓ Người sống tà mạng do làm năm nghề như:

1- Buôn bán vũ khí, thuốc độc giết hại chúng sinh.
2- Buôn bán người để làm tôi tớ, buôn bán thú vật,…
3- Giết gia cầm, giết gia súc để bán thịt.
4- Buôn bán rượu, bia, và các chất say như thuốc phiện, ma túy, thuốc lá,…
5- Cờ bạc, cá độ ăn thua, lừa đảo, lừa gạt, …

Người nào tránh xa cách sống tà mạng là hoàn toàn tránh xa tà nghiệp và tà ngữ, rồi sống theo chánh mạng là sống bằng những thứ tài sản được tạo ra một cách hợp với thiện Pháp bằng chánh nghiệp (không sát sinh, trộm cướp, tà dâm) và chánh ngữ (Không nói dối, nói lời vô ích, nói lời thô tục, nói lời chia rẽ).

Trước kia, một người sống tà mạng, đã tạo ra những của cải bằng tà nghiệp, tà ngữ, bằng nghề buôn bán bất lương làm khổ chúng sinh, hay lừa đảo, lừa gạt,… Về sau, người ấy nghe hiểu Chánh Pháp, nên đã đã từ bỏ cách sống tà mạng, rồi sống theo chánh mạng nên có thể tiếp tục sử dụng những thứ của cải cũ (do tà mạng tạo ra từ trước) cho đến hết, mà không tạo ra thêm những thứ của cải mới không hợp với Chánh Pháp nữa. Người ấy chỉ làm những nghề lương thiện, hợp với thiện Pháp. Như vậy, tuy thân vẫn còn sử dụng những của cải cũ, nhưng tâm của người ấy hoàn toàn đã tránh xa tà nghiệp và tà ngữ bằng cách tránh xa các nghề buôn bán bất lương, tránh xa nghề lừa đảo, lừa gạt,… Đây là cách sống chánh mạng. Những người phạm các giới về tà nghiệp, tà ngữ mà không liên quan đến sự nuôi mạng thì không phạm giới tà mạng như câu cá giải trí, nói dối cho vui, … Họ chỉ phạm tội sát sinh hay nói dối mà thôi.

✓ Phước báu của thiện nghiệp sống chánh mạng

Người nào sống chánh mạng, nuôi sinh mạng bằng nghề nghiệp hợp Pháp cũng đã hạn chế tạo ác nghiệp qua thân và khẩu rất nhiều, khi chết, nếu thiện nghiệp sống chánh mạng có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau, vị ấy sinh ở cõi người hoặc Chư Thiên cõi trời, hưởng an lạc đồng thời có cơ hội tu tập chứng Thiền, đắc Thánh.

Khi hết phước ở cõi trời, nếu thiện nghiệp có cơ hội cho quả tái sinh thì vị ấy lại làm người, hưởng nhiều quả lành với thiện nghiệp tương ứng đã tạo như nói ở phần trên.

✓ Quả báo của ác nghiệp sống tà mạng

Người nào sống tà mạng là trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ác nghiệp, phạm các điều giới về tà nghiệp, tà ngữ về thân và khẩu, cho nên trong hiện tại, họ gặp nhiều tai hại, oan trái, khi chết, nếu ác nghiệp ấy có cơ hội cho quả tái sinh thì họ vào 1 trong 4 cõi ác giới chịu khổ. Khi hết nghiệp, ra cõi ác đó, nếu có thiện nghiệp nào có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì người ấy sinh làm người và còn phải chịu thêm các quả xấu tương ứng với ác nghiệp họ đã tạo trong tiền kiếp như đã nói ở phần trên.

Bát Giới ājīvaṭṭhamakasīla có giới thứ 8 chánh mạng là giới có tính chất sâu và rộng hơn Ngũ Giới, là giới nền tảng của các thiền sinh hành Thiền Định và Thiền Tuệ trên con đường hướng đến giải thoát, giác ngộ.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button