Nghiên cứu

Thập Giới là gì? Thường giới của bậc xuất gia Sadi

THẬP GIỚI (DASASĪLA)

Thập Giới vốn là thường giới của bậc xuất gia Sadi. Ngoài ra, vị Sadi còn có các loại giới khác cần phải giữ gìn suốt ngày đêm cho được trong sạch, trọn vẹn trong phẩm hạnh của mình. Tuy nhiên, nếu người cư sĩ tại gia có đức tin trong sạch đặc biệt nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, nhưng chưa có đủ duyên được xuất gia, vị ấy có thể thọ trì Thập Giới trong thời gian ngắn trong chùa, để có cơ hội tốt tu tập Giới – Định – Tuệ.

Thập Giới có 10 điều là cố ý:

Bạn đang xem: Thập Giới là gì? Thường giới của bậc xuất gia Sadi

1. Tránh xa sự sát sinh.

2. Tránh xa sự trộm cướp.

3. Tránh xa sự hành dâm.

4. Tránh xa sự nói dối.

5. Tránh xa sự dễ duôi do uống rượu và các chất say.

6. Tránh xa sự dùng vật thực phi thời.

7. Tránh xa sự nhảy múa, ca hát, thổi kèn, đánh đàn, xem nhảy múa, nghe ca hát.

8. Tránh xa sự trang điểm, làm đẹp bằng phấn son, xức nước hoa là nhân sinh tham ái.

9. Tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.

10.Tránh xa sự thọ nhận vàng bạc, châu báu.

Thập Giới gồm có 10 điều giới, từ điều thứ nhất đến thứ điều 9 (Điều thứ 7 và 8 được tách ra từ điều thứ 7 trong Bát Giới Uposathasīla) đã được giải thích trong phần Ngũ Giới và Bát Giới Uposathasīla.

Trong phần này chỉ giải thích điều cuối cùng là:

➢ Cố Ý Tránh Xa Sự Thọ Nhận Vàng Bạc, Châu Báu

– Vàng gồm vàng thỏi, vàng lá, vàng trang sức,…

– Bạc gồm bạc kim loại, bạc trang sức, bạc tiền tệ để mua bán dưới dạng bạc giấy, bạc nén, ngân phiếu,…

– Châu báu gồm các vật quý giá như ngọc, kim cương,…

– Thọ nhận tức là tự tay lấy cất giữ hay bảo người khác cất giữ cho mình cũng gọi là hình thức thọ nhận vàng bạc, tiền bạc, châu báu, …

Điều giới này bị phạm khi hội đủ 3 chi Pháp:

1- Vàng, tiền bạc, châu báu,..được quy định có giá trị.

2- Tự nhận hay bảo người khác nhận dùm và tâm vui thích theo sự thọ nhận ấy.

3- Giữ cho mình.

Cư sĩ tại gia, trước khi vào chùa thọ trì Thập Giới thì không cần xả bỏ vàng bạc, tiền bạc,… mà chỉ cần gửi người hộ Tăng trong chùa, rồi thọ trì Thập Giới. Khi đang giữ Thập Giới, vị ấy không được nhận vàng bạc, tiền bạc,… từ người khác, dù là người thân trong gia đình.

Hành giả thọ trì Thập Giới được trong sạch, trọn vẹn sẽ tạo phước báu hơn Bát Giới Uposathasīla, hưởng được an lạc đặc biệt trong kiếp này và vô số kiếp sau, làm nền tảng để tu tập thành tựu trong Thiền Định và Thiền Tuệ.

Nếu cư sĩ đã thọ trì Thập Giới mà phạm giới sẽ không có phước báu, nhưng không tạo ác nghiệp nặng. Còn Sadi phải hành giới này suốt đời tu, nếu phạm giới này thì sẽ nhận hình phạt.

✓ Thí chủ cúng dường hợp luật đến Chư Tăng

1. Không bao giờ cúng dường tiền, vàng,… cho quý Sư, mà chỉ dâng tứ vật dụng cần thiết như y phục, thuốc men, chỗ ở, vật thực, sách, vé,…. Thí chủ có thể trực tiếp hỏi và dâng tứ vật dụng đúng theo nhu cầu của quý Sư.

2. Thí chủ có thể gửi một số tiền cho ai đó tin cậy, nhờ họ làm Kapiya (Người hộ Tăng) để họ tìm và dâng cúng tứ vật dụng theo đúng nhu cầu của quý Sư.

3. Thí chủ đừng hỏi quý Sư: ‘Nên trao số tiền này cho ai?’. Vì khi được hỏi vậy, quý Sư không được phép chỉ rõ một Kappiya. Thí chủ chỉ nên nói: ‘Thưa Sư, con muốn cúng dường tứ vật dụng cho Sư. Ai là Kappiya của Sư?’. Rồi thí chủ để lại tiền cho Kappiya và báo cho quý Sư biết: ‘Con đã để lại số tiền trị giá ‘x’ đô la cho Kappiya. Khi nào cần tứ vật dụng cần thiết, xin Sư yêu cầu họ dâng.’

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Nghiên cứu

Xem thêm Thập Giới là gì? Thường giới của bậc xuất gia Sadi

THẬP GIỚI (DASASĪLA)

Thập Giới vốn là thường giới của bậc xuất gia Sadi. Ngoài ra, vị Sadi còn có các loại giới khác cần phải giữ gìn suốt ngày đêm cho được trong sạch, trọn vẹn trong phẩm hạnh của mình. Tuy nhiên, nếu người cư sĩ tại gia có đức tin trong sạch đặc biệt nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, nhưng chưa có đủ duyên được xuất gia, vị ấy có thể thọ trì Thập Giới trong thời gian ngắn trong chùa, để có cơ hội tốt tu tập Giới – Định – Tuệ.

Thập Giới có 10 điều là cố ý:

1. Tránh xa sự sát sinh.

2. Tránh xa sự trộm cướp.

3. Tránh xa sự hành dâm.

4. Tránh xa sự nói dối.

5. Tránh xa sự dễ duôi do uống rượu và các chất say.

6. Tránh xa sự dùng vật thực phi thời.

7. Tránh xa sự nhảy múa, ca hát, thổi kèn, đánh đàn, xem nhảy múa, nghe ca hát.

8. Tránh xa sự trang điểm, làm đẹp bằng phấn son, xức nước hoa là nhân sinh tham ái.

9. Tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.

10.Tránh xa sự thọ nhận vàng bạc, châu báu.

Thập Giới gồm có 10 điều giới, từ điều thứ nhất đến thứ điều 9 (Điều thứ 7 và 8 được tách ra từ điều thứ 7 trong Bát Giới Uposathasīla) đã được giải thích trong phần Ngũ Giới và Bát Giới Uposathasīla.

Trong phần này chỉ giải thích điều cuối cùng là:

➢ Cố Ý Tránh Xa Sự Thọ Nhận Vàng Bạc, Châu Báu

– Vàng gồm vàng thỏi, vàng lá, vàng trang sức,…

– Bạc gồm bạc kim loại, bạc trang sức, bạc tiền tệ để mua bán dưới dạng bạc giấy, bạc nén, ngân phiếu,…

– Châu báu gồm các vật quý giá như ngọc, kim cương,…

– Thọ nhận tức là tự tay lấy cất giữ hay bảo người khác cất giữ cho mình cũng gọi là hình thức thọ nhận vàng bạc, tiền bạc, châu báu, …

Điều giới này bị phạm khi hội đủ 3 chi Pháp:

1- Vàng, tiền bạc, châu báu,..được quy định có giá trị.

2- Tự nhận hay bảo người khác nhận dùm và tâm vui thích theo sự thọ nhận ấy.

3- Giữ cho mình.

Cư sĩ tại gia, trước khi vào chùa thọ trì Thập Giới thì không cần xả bỏ vàng bạc, tiền bạc,… mà chỉ cần gửi người hộ Tăng trong chùa, rồi thọ trì Thập Giới. Khi đang giữ Thập Giới, vị ấy không được nhận vàng bạc, tiền bạc,… từ người khác, dù là người thân trong gia đình.

Hành giả thọ trì Thập Giới được trong sạch, trọn vẹn sẽ tạo phước báu hơn Bát Giới Uposathasīla, hưởng được an lạc đặc biệt trong kiếp này và vô số kiếp sau, làm nền tảng để tu tập thành tựu trong Thiền Định và Thiền Tuệ.

Nếu cư sĩ đã thọ trì Thập Giới mà phạm giới sẽ không có phước báu, nhưng không tạo ác nghiệp nặng. Còn Sadi phải hành giới này suốt đời tu, nếu phạm giới này thì sẽ nhận hình phạt.

✓ Thí chủ cúng dường hợp luật đến Chư Tăng

1. Không bao giờ cúng dường tiền, vàng,… cho quý Sư, mà chỉ dâng tứ vật dụng cần thiết như y phục, thuốc men, chỗ ở, vật thực, sách, vé,…. Thí chủ có thể trực tiếp hỏi và dâng tứ vật dụng đúng theo nhu cầu của quý Sư.

2. Thí chủ có thể gửi một số tiền cho ai đó tin cậy, nhờ họ làm Kapiya (Người hộ Tăng) để họ tìm và dâng cúng tứ vật dụng theo đúng nhu cầu của quý Sư.

3. Thí chủ đừng hỏi quý Sư: ‘Nên trao số tiền này cho ai?’. Vì khi được hỏi vậy, quý Sư không được phép chỉ rõ một Kappiya. Thí chủ chỉ nên nói: ‘Thưa Sư, con muốn cúng dường tứ vật dụng cho Sư. Ai là Kappiya của Sư?’. Rồi thí chủ để lại tiền cho Kappiya và báo cho quý Sư biết: ‘Con đã để lại số tiền trị giá ‘x’ đô la cho Kappiya. Khi nào cần tứ vật dụng cần thiết, xin Sư yêu cầu họ dâng.’

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button