Nghiên cứu

Pháp, Ngũ Uẩn, Ngũ Lực, Niết Bàn, 12 nhân duyên, 10 pháp dàng buộc là gì?

Nội dung chính

    CÁC KHÁI NIỆM PHỔ BIẾN TRONG PHẬT GIÁO

    Pháp (Dhamma) là gì?

    Pháp có hai nghĩa:

    • Pháp là Chánh Pháp do Đức Phật giảng dạy, là ngôi thứ hai trong Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng).
    • Pháp là chân lý, là quy luật, là con đường để hành giả nương theo tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ.

    Pháp có hai loại:

    Bạn đang xem: Pháp, Ngũ Uẩn, Ngũ Lực, Niết Bàn, 12 nhân duyên, 10 pháp dàng buộc là gì?

    • Pháp hữu vi: là những sự vật, hiện tượng do nhân duyên mà sinh ra và diệt đi. Đó là ngũ uẩn, 12 xứ (Lục căn và Lục trần), 18 giới (Lục căn, Lục trần, Lục thức),… Tóm lại Pháp gồm có Danh Pháp và Sắc Pháp, được cấu tạo bởi 4 nhân duyên là Nghiệp, tâm, thời tiết, vật thực, và đều là Pháp vô ngã.
    • Pháp vô vi: Đó là Niết Bàn, trạng thái không do nhân duyên tạo, nên bất biến, bất sinh, bất diệt. Niết Bàn có đặc tính Vô ngã nhưng không có Khổ và Vô thường.

    Mười Pháp Ràng Buộc là gì?

    Mười Pháp ràng buộc là những trạng thái tâm thay đổi liên tục làm cho chúng sinh khổ não và chìm đắm trong luân hồi sinh tử. Có 10 Pháp ràng buộc mà hành giả phải tận diệt để thành tựu Quả vị Phật hay A La Hán:

    • Thân kiến (chấp thân là ta, của ta).
    • Hoài nghi (Nghi về Tam Bảo, Pháp tu, vị Thầy,…)
    • Giới Cấm Thủ (chấp vào các nguyên tắc, luật lệ, giới cấm không đưa đến giải thoát).
    • Sân (Sân giận, bất mãn, chán, hận, thù, ghét, Sợ hãi).
    • Tham dục (ham mê ngũ dục: Sắc, thanh, mùi, vị, xúc hay Danh, Tài, Sắc, Ăn, Ngủ).
    • Tham Sắc (Dính mắc vào các cảnh Thiền Sắc giới).
    • Tham Vô Sắc (Dính mắc các cảnh Thiền Vô Sắc giới).
    • Kiêu mạn (ngã mạn, còn so sánh hơn, bằng, thua).
    • Trạo hối (Phóng tâm, xao lãng, thất niệm, hối hận).
    • Si mê (Chưa thực chứng Tứ Diệu Đế rốt ráo).

    Ngoài ra, trong Thanh Tịnh Đạo của Ngài Luận Sư Buddhaghosa có chia ra 10 phiền não như: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Kiến (Tà kiến), Hôn trầm (buồn ngủ, mệt mỏi); Trạo cử (lăng xăng vọng động), Vô tàm (không hổ thẹn tội lỗi); Vô quý (không ghê sợ tội lỗi).

    Mười Hai Nhân Duyên là gì?

    Mọi hiện tượng tâm lý và vật lý tạo nên đời sống đều nằm trong một mối liên hệ với nhau. Chúng là nguyên nhân của một yếu tố này, và cũng là kết quả của một yếu tố khác, tạo thành vòng Thập Nhị Nhân Duyên, thể hiện sự luân hồi của các chúng sinh hữu tình qua 12 yếu tố:

    • Vô minh (Avijjā): Sự không thấu hiểu Tứ Diệu Đế; Vô minh sinh ra Hành.
    • Hành (Saṅkhāra): Hành động tạo nghiệp (Thiện, bất thiện, trung tính) có chủ ý thông qua thân, khẩu, ý; Hành sinh ra Thức.
    • Thức (Viññāṇa): Thức tái sinh vào cảnh giới mới; Thức sinh ra Danh Sắc.
    • Danh Sắc (Nāma-rūpa): Thân và tâm; Danh Sắc sinh ra Lục Căn.
    • Lục Căn (Saḷāyatana): Sáu giác quan đầy đủ (Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý); Lục Căn sinh ra Xúc.
    • Xúc (Phassa): Sự tiếp xúc của Sáu giác quan với Sáu trần (Sắc, thanh, mùi, vị, xúc, pháp); Xúc sinh ra Thọ.
    • Thọ (Vedanā): Cảm giác trên thân và cảm xúc trong tâm; Thọ sinh ra Tham Ái.
    • Tham Ái (Taṇhā): Tham muốn (muốn có – Tham và muốn không – Sân); Tham Ái sinh ra Thủ.
    • Thủ (Upādāna): Chấp thủ, ràng buộc; Thủ sinh Hữu.
    • Hữu (Bhava): Nghiệp hữu (trở thành); Hữu sinh Sinh.
    • Sinh (Jāti): Kiếp sống mới bắt đầu. Sinh tạo ra Già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
    • Già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não (Jarā-maraṇaṃ): Các chúng sinh luân hồi đều phải trải qua tất cả những khổ đau này.

    Thuyết Thập nhị nhân duyên giải thích nguyên nhân của Khổ, và các Pháp hữu vi đều do nhân duyên mà sinh ra nên chúng vô ngã không có tự tánh. Mọi chúng sinh trong ba cõi đều do nhân duyên, nghiệp lực mà sinh ra. Trong đó, Vô Minh và Tham Ái là hai nhân chính làm chúng sinh luân hồi. Cho nên, chúng ta phải tu tập theo Bát Chánh Đạo (Giới – Định – Tuệ) để phá bỏ Vô Minh và Tham Ái để đạt hạnh phúc giải thoát Niết Bàn.

    Ngũ Lực là gì?

    Ngũ lực (Pañcindriya) là năm sức mạnh của năm trạng thái tâm căn bản (Ngũ căn), có khả năng làm chủ tâm, hướng đến Tuệ giác, đó là:

    • Tín lực: Tin vào Tam Bảo, vị Thầy và Pháp tu tập.
    • Tấn lực: Nỗ lực bỏ ác, làm thiện và thanh lọc tâm.
    • Niệm lực: Hay biết, ghi nhận liên tục các đối tượng thuộc về thân và tâm khi hành thiền Tứ Niệm Xứ.
    • Định  lựcSự  định  tâm  vững  chắc  trên  đối  tượng thiền, tạo điều kiện cho tuệ giác phát sinh.
    • Tuệ lực: Trí tuệ thấy Tam tướng (Khổ, Vô thường, Vô ngã), và thực chứng Tứ Diệu Đế.

    Niết Bàn là gì?

    Niết Bàn là mục đích tối thượng của hành giả tu hành theo Phật giáo. Niết Bàn (Nibbāna) là trạng thái tận diệt mọi phiền não, đạt được niềm hạnh phúc tối thượng, an lạc vô điều kiện. Có 2 loại Niết Bàn chính:

    • Hữu Dư Niết Bàn: Trạng thái tận diệt một phần hay toàn bộ phiền não, nhưng vẫn còn ngũ uẩn như khi các vị Thánh (Phật, A La Hán, Tu Đà Hoàn,…) còn tại thế.
    • Vô Dư Niết Bàn: Tất cả phiền não và ngũ uẩn đều tiêu hoại hoàn toàn như khi chư Phật Toàn Giác, Phật Độc Giác và A La Hán nhập diệt (Parinibbāna là diệt tất cả).

    Danh và Sắc (Ngũ Uẩn) là gì?

    Ngoài Danh (tâm) và Sắc (thân hay vật chất) là hai thành phần cấu tạo nên chúng sinh, Phật Giáo không chấp  nhận  có  một  linh  hồn  vĩnh  cửu  hay  một  bản  ngã trường tồn mà con người được tạo ra một cách bí ẩn, từ một đấng tối cao siêu hình, huyền bí. Ngũ uẩn (năm uẩn) gồm có năm nhóm: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức. Sắc (Rūpa) là uẩn đầu tiên, thuộc về thân hay vật chất. Bốn uẩn còn lại (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) thuộc về tâm, được gọi chung là Danh (Nāma). Danh nương vào Sắc mà tồn tại. Mỗi chúng sinh được cấu tạo bởi Danh và Sắc, chịu chi phối bởi 4 yếu tố là Nghiệp, Tâm, Vật thực và Thời tiết. Danh và Sắc chính là đối tượng của Thiền Tuệ, có đặc tính là Khổ, Vô thường và Vô ngã.

    • Sắc: do Tứ đại (đất, nước, gió, lửa) hợp thành. Đất (pathāvi) là sự cứng, mềm, nặng, nhẹ, thô, mịn. Nước (āpo) là sự tan chảy, kết dính. Lửa (tejo) là sự nóng, lạnh. Gió (vāyo) là sự chuyển động, nâng đẩy.
    • Thọ: Trên thân có các cảm giác dễ chịu (thọ lạc), khó chịu (thọ khổ) và bình  thường (thọ xả). Trong tâm  có các cảm xúc vui (thọ hỷ), buồn (thọ khổ) và không vui cũng không buồn (thọ xả).
    • Tưởng: Sự nhận biết, phân biệt, phân tích, nhận xét, đánh giá mọi sự vật, hiện tượng dựa vào kiến thức đã có, khi Lục căn (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý) tiếp xúc với Lục trần (Sắc, Thanh, Mùi, Vị, Xúc, Pháp).
    • Hành: Sự phản ứng, tác ý, tạo nghiệp thiện ác sau khi lấy kết quả nhận định đối tượng từ Tưởng.
    • Thức: Sự hay biết đối tượng đơn thuần, xuất hiện khi Lục căn tiếp xúc với Lục trần tương ứng, đó là Lục thức: Thấy (Nhãn thức), Nghe (Nhĩ thức), Ngửi (Tỷ thức), Nếm (Thiệt thức), Xúc chạm (Thân thức) và Suy nghĩ (Ý thức).

    Trong thực tế, khi có một đối tượng bên ngoài tiếp xúc với một giác quan trên thân, tiến trình của bốn nhóm tâm diễn biến như sau: Thức Tưởng Thọ Hành hay Thức Thọ Tưởng Hành. Hai nhóm tâm Tưởng và Thọ có thể trước hoặc sau nhau. Nhưng nhóm Thức luôn xuất hiện trước tiên để hay biết đối tượng, còn Hành luôn khởi sinh cuối cùng, phản ứng với đối tượng.

    Ví như khi mắt tiếp xúc với một hình sắc. Nhãn thức khởi sinh để thấy hình sắc đó. Tưởng khởi sinh để nhận biết đặc điểm hình sắc đó là người hay vật, đẹp hay xấu,…. Từ kết quả nhận định, đánh giá của Tưởng, Thọ xuất hiện, cảm nhận hình sắc đó dễ chịu hay khó chịu. Từ kết quả của Thọ, Hành tạo ra phản ứng thích hay ghét, tham hay sân,….

    Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

    Chuyên mục: Nghiên cứu

    Xem thêm Pháp, Ngũ Uẩn, Ngũ Lực, Niết Bàn, 12 nhân duyên, 10 pháp dàng buộc là gì?

    Nội dung chính

      CÁC KHÁI NIỆM PHỔ BIẾN TRONG PHẬT GIÁO

      Pháp (Dhamma) là gì?

      Pháp có hai nghĩa:

      • Pháp là Chánh Pháp do Đức Phật giảng dạy, là ngôi thứ hai trong Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng).
      • Pháp là chân lý, là quy luật, là con đường để hành giả nương theo tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ.

      Pháp có hai loại:

      • Pháp hữu vi: là những sự vật, hiện tượng do nhân duyên mà sinh ra và diệt đi. Đó là ngũ uẩn, 12 xứ (Lục căn và Lục trần), 18 giới (Lục căn, Lục trần, Lục thức),… Tóm lại Pháp gồm có Danh Pháp và Sắc Pháp, được cấu tạo bởi 4 nhân duyên là Nghiệp, tâm, thời tiết, vật thực, và đều là Pháp vô ngã.
      • Pháp vô vi: Đó là Niết Bàn, trạng thái không do nhân duyên tạo, nên bất biến, bất sinh, bất diệt. Niết Bàn có đặc tính Vô ngã nhưng không có Khổ và Vô thường.

      Mười Pháp Ràng Buộc là gì?

      Mười Pháp ràng buộc là những trạng thái tâm thay đổi liên tục làm cho chúng sinh khổ não và chìm đắm trong luân hồi sinh tử. Có 10 Pháp ràng buộc mà hành giả phải tận diệt để thành tựu Quả vị Phật hay A La Hán:

      • Thân kiến (chấp thân là ta, của ta).
      • Hoài nghi (Nghi về Tam Bảo, Pháp tu, vị Thầy,…)
      • Giới Cấm Thủ (chấp vào các nguyên tắc, luật lệ, giới cấm không đưa đến giải thoát).
      • Sân (Sân giận, bất mãn, chán, hận, thù, ghét, Sợ hãi).
      • Tham dục (ham mê ngũ dục: Sắc, thanh, mùi, vị, xúc hay Danh, Tài, Sắc, Ăn, Ngủ).
      • Tham Sắc (Dính mắc vào các cảnh Thiền Sắc giới).
      • Tham Vô Sắc (Dính mắc các cảnh Thiền Vô Sắc giới).
      • Kiêu mạn (ngã mạn, còn so sánh hơn, bằng, thua).
      • Trạo hối (Phóng tâm, xao lãng, thất niệm, hối hận).
      • Si mê (Chưa thực chứng Tứ Diệu Đế rốt ráo).

      Ngoài ra, trong Thanh Tịnh Đạo của Ngài Luận Sư Buddhaghosa có chia ra 10 phiền não như: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Kiến (Tà kiến), Hôn trầm (buồn ngủ, mệt mỏi); Trạo cử (lăng xăng vọng động), Vô tàm (không hổ thẹn tội lỗi); Vô quý (không ghê sợ tội lỗi).

      Mười Hai Nhân Duyên là gì?

      Mọi hiện tượng tâm lý và vật lý tạo nên đời sống đều nằm trong một mối liên hệ với nhau. Chúng là nguyên nhân của một yếu tố này, và cũng là kết quả của một yếu tố khác, tạo thành vòng Thập Nhị Nhân Duyên, thể hiện sự luân hồi của các chúng sinh hữu tình qua 12 yếu tố:

      • Vô minh (Avijjā): Sự không thấu hiểu Tứ Diệu Đế; Vô minh sinh ra Hành.
      • Hành (Saṅkhāra): Hành động tạo nghiệp (Thiện, bất thiện, trung tính) có chủ ý thông qua thân, khẩu, ý; Hành sinh ra Thức.
      • Thức (Viññāṇa): Thức tái sinh vào cảnh giới mới; Thức sinh ra Danh Sắc.
      • Danh Sắc (Nāma-rūpa): Thân và tâm; Danh Sắc sinh ra Lục Căn.
      • Lục Căn (Saḷāyatana): Sáu giác quan đầy đủ (Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý); Lục Căn sinh ra Xúc.
      • Xúc (Phassa): Sự tiếp xúc của Sáu giác quan với Sáu trần (Sắc, thanh, mùi, vị, xúc, pháp); Xúc sinh ra Thọ.
      • Thọ (Vedanā): Cảm giác trên thân và cảm xúc trong tâm; Thọ sinh ra Tham Ái.
      • Tham Ái (Taṇhā): Tham muốn (muốn có – Tham và muốn không – Sân); Tham Ái sinh ra Thủ.
      • Thủ (Upādāna): Chấp thủ, ràng buộc; Thủ sinh Hữu.
      • Hữu (Bhava): Nghiệp hữu (trở thành); Hữu sinh Sinh.
      • Sinh (Jāti): Kiếp sống mới bắt đầu. Sinh tạo ra Già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
      • Già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não (Jarā-maraṇaṃ): Các chúng sinh luân hồi đều phải trải qua tất cả những khổ đau này.

      Thuyết Thập nhị nhân duyên giải thích nguyên nhân của Khổ, và các Pháp hữu vi đều do nhân duyên mà sinh ra nên chúng vô ngã không có tự tánh. Mọi chúng sinh trong ba cõi đều do nhân duyên, nghiệp lực mà sinh ra. Trong đó, Vô Minh và Tham Ái là hai nhân chính làm chúng sinh luân hồi. Cho nên, chúng ta phải tu tập theo Bát Chánh Đạo (Giới – Định – Tuệ) để phá bỏ Vô Minh và Tham Ái để đạt hạnh phúc giải thoát Niết Bàn.

      Ngũ Lực là gì?

      Ngũ lực (Pañcindriya) là năm sức mạnh của năm trạng thái tâm căn bản (Ngũ căn), có khả năng làm chủ tâm, hướng đến Tuệ giác, đó là:

      • Tín lực: Tin vào Tam Bảo, vị Thầy và Pháp tu tập.
      • Tấn lực: Nỗ lực bỏ ác, làm thiện và thanh lọc tâm.
      • Niệm lực: Hay biết, ghi nhận liên tục các đối tượng thuộc về thân và tâm khi hành thiền Tứ Niệm Xứ.
      • Định  lựcSự  định  tâm  vững  chắc  trên  đối  tượng thiền, tạo điều kiện cho tuệ giác phát sinh.
      • Tuệ lực: Trí tuệ thấy Tam tướng (Khổ, Vô thường, Vô ngã), và thực chứng Tứ Diệu Đế.

      Niết Bàn là gì?

      Niết Bàn là mục đích tối thượng của hành giả tu hành theo Phật giáo. Niết Bàn (Nibbāna) là trạng thái tận diệt mọi phiền não, đạt được niềm hạnh phúc tối thượng, an lạc vô điều kiện. Có 2 loại Niết Bàn chính:

      • Hữu Dư Niết Bàn: Trạng thái tận diệt một phần hay toàn bộ phiền não, nhưng vẫn còn ngũ uẩn như khi các vị Thánh (Phật, A La Hán, Tu Đà Hoàn,…) còn tại thế.
      • Vô Dư Niết Bàn: Tất cả phiền não và ngũ uẩn đều tiêu hoại hoàn toàn như khi chư Phật Toàn Giác, Phật Độc Giác và A La Hán nhập diệt (Parinibbāna là diệt tất cả).

      Danh và Sắc (Ngũ Uẩn) là gì?

      Ngoài Danh (tâm) và Sắc (thân hay vật chất) là hai thành phần cấu tạo nên chúng sinh, Phật Giáo không chấp  nhận  có  một  linh  hồn  vĩnh  cửu  hay  một  bản  ngã trường tồn mà con người được tạo ra một cách bí ẩn, từ một đấng tối cao siêu hình, huyền bí. Ngũ uẩn (năm uẩn) gồm có năm nhóm: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức. Sắc (Rūpa) là uẩn đầu tiên, thuộc về thân hay vật chất. Bốn uẩn còn lại (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) thuộc về tâm, được gọi chung là Danh (Nāma). Danh nương vào Sắc mà tồn tại. Mỗi chúng sinh được cấu tạo bởi Danh và Sắc, chịu chi phối bởi 4 yếu tố là Nghiệp, Tâm, Vật thực và Thời tiết. Danh và Sắc chính là đối tượng của Thiền Tuệ, có đặc tính là Khổ, Vô thường và Vô ngã.

      • Sắc: do Tứ đại (đất, nước, gió, lửa) hợp thành. Đất (pathāvi) là sự cứng, mềm, nặng, nhẹ, thô, mịn. Nước (āpo) là sự tan chảy, kết dính. Lửa (tejo) là sự nóng, lạnh. Gió (vāyo) là sự chuyển động, nâng đẩy.
      • Thọ: Trên thân có các cảm giác dễ chịu (thọ lạc), khó chịu (thọ khổ) và bình  thường (thọ xả). Trong tâm  có các cảm xúc vui (thọ hỷ), buồn (thọ khổ) và không vui cũng không buồn (thọ xả).
      • Tưởng: Sự nhận biết, phân biệt, phân tích, nhận xét, đánh giá mọi sự vật, hiện tượng dựa vào kiến thức đã có, khi Lục căn (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý) tiếp xúc với Lục trần (Sắc, Thanh, Mùi, Vị, Xúc, Pháp).
      • Hành: Sự phản ứng, tác ý, tạo nghiệp thiện ác sau khi lấy kết quả nhận định đối tượng từ Tưởng.
      • Thức: Sự hay biết đối tượng đơn thuần, xuất hiện khi Lục căn tiếp xúc với Lục trần tương ứng, đó là Lục thức: Thấy (Nhãn thức), Nghe (Nhĩ thức), Ngửi (Tỷ thức), Nếm (Thiệt thức), Xúc chạm (Thân thức) và Suy nghĩ (Ý thức).

      Trong thực tế, khi có một đối tượng bên ngoài tiếp xúc với một giác quan trên thân, tiến trình của bốn nhóm tâm diễn biến như sau: Thức Tưởng Thọ Hành hay Thức Thọ Tưởng Hành. Hai nhóm tâm Tưởng và Thọ có thể trước hoặc sau nhau. Nhưng nhóm Thức luôn xuất hiện trước tiên để hay biết đối tượng, còn Hành luôn khởi sinh cuối cùng, phản ứng với đối tượng.

      Ví như khi mắt tiếp xúc với một hình sắc. Nhãn thức khởi sinh để thấy hình sắc đó. Tưởng khởi sinh để nhận biết đặc điểm hình sắc đó là người hay vật, đẹp hay xấu,…. Từ kết quả nhận định, đánh giá của Tưởng, Thọ xuất hiện, cảm nhận hình sắc đó dễ chịu hay khó chịu. Từ kết quả của Thọ, Hành tạo ra phản ứng thích hay ghét, tham hay sân,….

      Related Articles

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Back to top button