Nghiên cứu

Làm Thế Nào Để Nhận Biết Một Vị Thánh Nhân là A La Hán, A Na Hàm, Tư Đà Hàm hay Tu Đà Hoàn

Nội dung chính

    PHƯƠNG PHÁP NHẬN BIẾT THÁNH NHÂN

    Làm Thế Nào Để Nhận Biết Một Vị Thánh Nhân?

    Thỉnh thoảng, có người ca tụng ai đó hiện vẫn còn sống là một Thánh Nhân (Nhập lưu, Nhất lai, Bất lai, A La Hán). Không biết những người ấy có thật sự gần gũi, tìm hiểu rõ ràng vị “Thánh Nhân” đó trong một thời gian dài hay không? Hay chỉ dựa vào nhận xét cảm tính, chủ quan qua vài cuốn sách, Pháp thoại, vài buổi gặp gỡ, vài khóa thiền ngắn ngày hay qua những tin đồn đoán?

    Trong Kinh Jatila (Phật tự thuyết, Udana, 6.2), Đức Phật đã giảng cho vua Pasenadi xứ Kosala nghe làm thế nào để nhận biết một bậc giác ngộ, với các yếu tố:

    Bạn đang xem: Làm Thế Nào Để Nhận Biết Một Vị Thánh Nhân là A La Hán, A Na Hàm, Tư Đà Hàm hay Tu Đà Hoàn

    1. Chúng ta là phàm nhân cư sĩ, sống tại gia, bận rộn chuyện gia đình, chuyện cơm áo gạo tiền, tâm trí phân tán bởi những chuyện xã hội, không thật sự chuyên tâm tu học, không thật sự thông hiểu đời sống của những người xuất gia tầm đạo nên rất khó đánh giá sự tu học và kết quả hành trì của những vị đó.
    2. Cần phải gần gũi, bỏ nhiều thời gian để quan sát tìm hiểu, chứ không phải qua lời đồn đoán, phim ảnh, vài Pháp thoại hay hướng dẫn hành thiền.
    3. Cần phải gần gũi và nhận xét về đời sống đạo đức, sống theo giới luật của vị ấy, nhất là phải biết quán sát, ghi nhận những gì xảy ra đằng sau hậu trường.
    4. Cần phải gần gũi để nhận xét phản ứng người ấy trước tám ngọn gió đời (vinh-nhục, được-mất, khen-chê, khổ-vui) và cách ứng xử của vị ấy đối với người khác.
    5. Cần phải đàm luận, trao đổi Phật Pháp với  vị ấy, và nhận xét sáng suốt, khách quan, không vì cảm tính, thiên kiến, hay bị chóa mắt bởi hiện tượng “hào quang”.

    Trên đây là cách tạm thời, tương đối dành cho phàm phu nhận biết bậc Thánh. Còn phương pháp chắc chắn chính xác thì chỉ có một vị Thánh chứng bằng hoặc cao hơn vị Thánh kia và phải có tha tâm thông thì mới khẳng định vị kia là bậc Thánh chứng bằng hay thấp hơn mình.

    Quan điểm của các vị thiền sư nổi tiếng

    Thiền Sư Pa-Auk Sayādaw có nói rằng: “Để biết được người khác đã đạt đến Đạo Quả Nhập Lưu, bản thân vị ấy ít nhất cũng phải đắc Quả Nhập Lưu và phải có năng lực biết được tâm người khác. Muốn có thần thông này, vị ấy phải hành thiền mười kasiṇa (biến xứ đất, nước, lửa, gió…) và chứng tám tầng thiền theo mười bốn cách. Nếu không thể làm điều này, thì chứng tỏ vị ấy không có thần thông. Khi đó, nếu vị ấy là một Tỳ Khưu mà công bố rằng người nào đó đạt Thánh Quả thì rất có khả năng là vị ấy đã phạm đại vọng ngữ, phạm tội bất cộng trụ (parajika), không còn là một vị Tỳ Khưu thực sự nữa. Quả bất thiện của đại vọng ngữ sẽ là rất xấu; vị ấy có thể phải tái sinh vào địa ngục.

    Thiền Sư Có Xác Chứng Cho Thiền Sinh Thành Tựu Ở Mức Nào Hay Không? Một Vị Thánh Có Tự Biết Mình Đắc Đạo Quả Và Có Nên Công Bố Hay Không?

    Ngày nay cũng có ai đó tự công bố mình chứng đắc tầng Thiền này, tầng Thánh nọ. Cũng có người nói rằng được Thiền Sư xác nhận như vậy. Những thông tin này có đáng tin cậy hay không?

    Trong tác phẩm Giảng Giải Kinh Đoạn Giảm, Thiền Sư Mahāsi Sayādaw khẳng định:

    “Thời Đức Phật còn tại thế, chỉ có Ngài mới chứng nhận các đệ tử thành tựu Đạo Quả, ngay cả Tôn giả Xá Lợi Phất cũng không bao giờ tuyên bố bất cứ hành giả nào là một vị Thánh. Lúc bấy giờ và sau khi Đức Phật nhập diệt không lâu đã có những vị Tỳ Khưu mắc phải những lầm tưởng mình chứng ngộ như các trường hợp:

    Năm Trăm Vị Tỳ Khưu Bị Đánh Lừa

    Có lần năm trăm vị Tỳ Khưu hành thiền trong rừng theo sự chỉ dẫn của Đức Phật. Khi an trú trong thiền, họ tự thấy mình không còn chút phiền não nào cả, nên tin chắc về sự chứng đắc của mình và liền trở về để trình sự việc lên Đức Thế Tôn. Tại cổng chùa, Trưởng lão Ānanda chờ sẵn và thông báo rằng Đức Phật dạy họ phải vào thăm nghĩa địa trước khi diện kiến Bậc Đạo Sư. Vì thế, các vị Tỳ Khưu liền đi vào nghĩa địa.

    Thời ấy, xác người chết được đem bỏ trong nghĩa địa cho thú hay chim ăn chứ không chôn. Nơi đó, có những tử thi còn mới nguyên cũng như có những xác người hôi thối. Khi nhìn vào những tử thi đã phân huỷ, các vị Tỳ Khưu dễ dàng phát sinh tâm ghê tởm, sợ hãi. Cũng có vị khởi lên dục vọng với những thân xác nữ còn mới nguyên. Chỉ lúc đó, các vị mới nhận ra rằng mình vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi những phiền não. Bấy giờ, Đức Phật từ nơi trú ngụ phóng ra những tia hào quang và thuyết một thời Pháp cho các vị. Nghe xong bài Pháp, các vị Tỳ Khưu chứng đắc Đạo Quả và trở thành các bậc Thánh A La Hán.

    Câu Chuyện Về Trưởng Lão Culasuma

    Câu chuyện này được kể trong Chú giải Kinh Sallekha. Ngài Culasuma trú ngụ trong một khu rừng đã sản sinh ra rất nhiều vị A La Hán thời đó. Bản thân Ngài cũng tự xem mình là một bậc A La Hán. Theo yêu cầu của Thánh Tăng A La Hán Dhammadinna, Ngài đã hoá hiện ra một hồ nước, có một đoá sen lớn với một người thiếu nữ đang múa hát rất dịu dàng trên đó. Ngài Dhammadinna bảo vị ấy ngồi quan sát thiếu nữ đang ca múa ấy một lúc rồi đi về phòng. Trong khi quan sát cô gái do chính mình tạo ra, tham dục ngủ ngầm trong mười sáu năm của Ngài Culasuma bỗng ngóc đầu dậy. Vỡ tan ảo tưởng, Ngài Culasuma đã hành thiền theo sự chỉ dẫn của Ngài Dhammadinna và đạt đến Đạo Quả A La Hán.

    Những câu chuyện vừa kể ở trên chỉ ra cho thấy những quan niệm sai lầm hiện hành lúc Đạo Phật còn đang hưng thịnh. Những vị Tỳ Khưu, hành giả thuở ấy là những người đã tiến rất cao trên lĩnh vực tâm   linh và có năng lực thần thông. Sự ngộ nhận của các vị có thể là do năng lực phi thường của Thiền Định. Ngày nay, một số hành giả có những ảo tưởng như vậy nên không đạt được tiến bộ tâm linh nào cả.

    Theo như Sách Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), khi hành thiền đúng và đạt Tuệ Sinh Diệt, hành giả chắc chắn sẽ bị tràn ngập những kinh nghiệm phi thường như thấy ánh sáng, ngập tràn hỷ lạc, an tịnh, đức tin,… . Vì nếu việc hành thiền không đem lại những kinh nghiệm đó, hành giả sẽ hoài nghi về Pháp đang tu hay cho rằng mình thiếu tinh tấn. Ngược lại, nếu có được những kinh nghiệm ấy, hành giả có thể đánh giá quá cao về những chứng đắc của mình.

    Vì thế hành giả nên tự xét lại mình để thấy xem kinh nghiệm đó có đưa đến sự tận diệt các phiền não hay không. Điều quan trọng là hành giả phải theo đúng phương pháp trong Kinh Đại Niệm Xứ và các bản Kinh khác. Hành giả không được giả dối (đạo đức giả) hay tự dối mình mà phải thành thật trình bày kinh nghiệm thiền của mình cho Thiền Sư nghe để Ngài nắm bắt, ghi nhớ sự tiến bộ của thiền sinh ở mức độ nào. Khi thấy sự tiến bộ của thiền sinh thoả đáng, Thiền Sư sẽ nói cho vị ấy biết về các giai đoạn phát triển trí Tuệ Minh Sát, về Thánh Đạo và Thánh Quả. Khi đó, thiền sinh phải đánh giá tiến bộ của mình một cách trung thực và tự quyết định mức độ tiến bộ đạt được. Chúng tôi không phán quyết sự chứng đắc của thiền sinh mà để cho họ tự phán quyết lấy.

    Tuy thế, một số người vẫn chỉ trích chúng tôi, họ nghĩ rằng chúng tôi đã xác chứng cho thiền sinh, nhưng đây chỉ là một sự hiểu lầm. Trong khi đó, một số khác hoài nghi và nghĩ rằng chúng tôi vô trách nhiệm, họ tự hỏi tại sao Thiền Sư lại không thể chỉ rõ những giai đoạn tiến bộ của thiền sinh. Nhưng thái độ nước đôi của chúng tôi là hoàn toàn phù hợp với truyền thống Đạo Phật vì chỉ có Đức Phật mới xác chứng thành tựu tu tập cho người khác.

    Hơn nữa cách làm việc của một vị Thiền Sư cũng giống như lương y vậy. Ngày xưa những vị lương y không có bất kỳ một dụng cụ nào để kiểm tra tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân. Họ phải chẩn đoán bệnh bằng cách xem xét điều kiện của bệnh nhân, bắt mạch và lắng nghe những gì người bệnh nói. Nếu bệnh nhân không nói sự thực, vị lương y cũng vẫn lầm lẫn như thường. Cũng vậy, nếu thiền sinh không trình bày chính xác kinh nghiệm tu tập, Thiền Sư có thể mắc sai lầm trong sự phán quyết của mình. Vì thế khi trình Pháp, thiền sinh cần phải thẳng thắn, không có tính tự phụ và giả dối. Và tốt hơn hết, Thiền Sư nên ghi nhớ tất cả những kinh nghiệm mà thiền sinh trình báo, rồi nói cho vị ấy biết về những giai đoạn Tuệ Minh Sát và để vị ấy tự phán quyết cho mình.”

    Quan Điểm của Thiền Sư Pa-Auk Sayādaw

    Thiền sinh:

    Một số hành giả đã đắc tám bậc thiền (Samāpatti), và thậm chí còn hành thiền Minh Sát (Vipassanā) nữa, nhưng cách cư xử của họ thật thô tháo và giới hạnh không trong sạch. Có phải một vị đã đắc những tầng thiền nói trên không thể giữ được những hành vi của thân, khẩu và ý của mình trong sạch hơn những người chưa chứng? Có phải một người đã chứng thiền, và đắc Niết Bàn, sẽ giữ kín những kinh nghiệm của mình mà không được công bố cho người khác biết?

    Pa-Auk Sayādaw:

    Theo kinh điển Pāḷi, để đắc Thiền và Đạo Quả, một người phải có giới thanh tịnh. Một người giới không thanh tịnh, việc đắc Thiền và Đạo Quả là chuyện không thể có, dù họ có thể tu tập định đến một mức độ nào đó. Tôi cần phải làm sáng tỏ điều này cho quý vị biết rằng tôi chưa bao giờ xác nhận bất cứ một sự chứng thiền (jhāna), hay Đạo Quả của một thiền sinh nào cả. Dù tôi có dạy một số thiền sinh hành sơ thiền, nhị thiền… hợp theo Kinh Điển Pāḷi, nhưng tôi chỉ dạy theo những gì họ báo cáo mà thôi. Điều đó không có nghĩa rằng tôi   xác   nhận   sự chứng đắc của họ. Những chứng đắc của họ có thể là thực, nhưng cũng có thể là giả, bởi vì một số hành giả chân thật, nhưng một số khác thì không chân thật.

    Thật khó để nói được rằng một người có những chứng đắc như trên phải giữ được thân hành, khẩu hành và ý hành của họ trong sạch hơn một người không đắc, bởi vì có những người không đắc gì cả nhưng có thể rất trong sạch trong hành vi cư xử của họ. Một ví dụ điển hình trong trường hợp này là câu chuyện của Ngài

    Trưởng lão Mahānāga. Khoảng ba hay bốn trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, tại miền nam Tích Lan, có Ngài Thánh Tăng A La Hán Dhammadinna trú ngụ. Thời gian đó, có Trưởng lão Mahānāga đã hành Thiền Định và Thiền Tuệ trong hơn 60 năm, và là Thầy của Ngài Dhammadinna, nhưng Ngài vẫn còn là một phàm nhân. Nhờ thuần thục Pháp hành Chỉ Quán lâu năm cũng như giữ gìn giới hạnh cực kỳ trong sạch, Ngài có định niệm rất mạnh nên không có phiền não nào khởi lên trong tâm Ngài trong hơn 60 năm qua. Do vậy, Ngài tự nghĩ mình là một vị A La Hán.

    Một hôm, Ngài Dhammadinna đi đến gặp vị Trưởng lão này và hỏi rất nhiều câu hỏi, những câu hỏi đó đã được  vị  Trưởng  lão  trả  lời  một  cách  dễ  dàng.  Ngài Dhammadinna hết lòng ca tụng trí tuệ uyên thâm của vị Trưởng  lão  và  hỏi  thăm xem  Ngài  đã  trở  thành  vị  A  La Hán từ lúc nào. Vị Trưởng lão nói mình đã trở thành một bậc A La Hán khoảng hơn 60 năm trước và chứng các phép thần thông. Theo thỉnh cầu của Ngài Dhammadinna, vị Trưởng lão đã hoá hiện ra một con voi lớn, rống lên và lao về phía Ngài. Nhưng khi con voi lao đến, vị Trưởng lão   trở   nên   sợ   hãi   và   chuẩn   bị   bỏ   chạy,   Ngài Dhammadinna nắm lấy chéo y của vị Trưởng lão và nói: “Bạch Ngài, liệu một vị A La Hán có còn sợ hãi không?” Chỉ lúc đó, Ngài Mahānāga mới hiểu ra rằng mình còn là một phàm nhân. Ngài đã hành thiền theo sự chỉ dẫn của Ngài  Dhammadinna  và  trở  thành  một  vị  A  La  Hán  đích thực ngay bước chân thứ ba khi đi kinh hành.

    Vì thế, nhận ra ai là một bậc A La Hán không phải là chuyện dễ. Nếu thực sự là một bậc Thánh, vị ấy sẽ có những đức tính như ít muốn, biết đủ, khiêm tốn và nhất là sẽ không bao giờ tiết lộ những chứng đắc của mình. Còn nếu vị ấy là một Tỳ Khưu hay Tỳ Khưu Ni, thì theo giới luật do Đức Phật ban hành, vị ấy sẽ không bao giờ nói những sở đắc của mình đến một người không phải là Tỳ Khưu bao gồm Sa Di, Tu nữ hay cư sĩ  tại gia.

    Hơn nữa, từ câu chuyện của Trưởng lão Mahānāga, chúng ta biết rằng để chắc chắn về những chứng đắc của mình không phải dễ. Như vậy tốt hơn hết là hoàn toàn đừng nói cho ai biết cả. Một điểm cần phải suy xét khác là những người nghe chuyện này có số có thể tin nhưng cũng có số không tin, và nếu những chứng đắc về Đạo Quả của quý vị là thực, những người không tin sẽ tạo ra một nghiệp xấu nào đó. Điều này sẽ đem lại sự tai hại cho họ. Như vậy, mặc dù việc nghe những chứng đắc cao quý của người khác có thể khơi dậy   đức   tin   nơi   Pháp   Bảo   ở một số người, nhưng hoàn toàn không tiết lộ gì hết về những chứng đắc của mình vẫn là tốt hơn.

    Thiền sinh:

    Nếu một người cảm thấy rằng mọi tham, sân, si của họ đã được tiêu diệt, nên có thể tuyên bố mình là A La Hán được không? Hay họ cần phải tự kiểm tra lại mình như thế nào?

    Pa-Auk Sayādaw:

    Các bậc A La Hán đã tiêu diệt hoàn toàn cả ba phiền não: Ngủ ngầm, Tư tưởng và Tác động qua thân, khẩu và ý. Với phàm nhân, khi không có phiền não khởi lên trong tâm,  họ  dễ  lầm  tưởng  rằng  những  phiền  não  đã  bị  tiêu diệt. Tuy nhiên, điều đó xảy  ra chỉ là vì họ nhất thời đè nén được hai loại phiền não tư tưởng và tác động bằng Minh sát trí mạnh mẽ hay sự định tâm của bậc thiền nào đó. Thực ra, họ vẫn chưa đạt được bất cứ Thánh Quả nào, nên những phiền não ngủ ngầm chắc chắn vẫn còn trong họ. Khi những phiền não ngủ ngầm này chưa được diệt trừ tận gốc, họ tiếp xúc với những yếu tố kích thích nào đó, hai loại phiền não tư tưởng và tác động có thể khởi lên trở lại như thường.

    Theo câu chuyện của Ngài Trưởng lão Mahānāga kể trên, chúng ta thấy thời nay, hành giả có thể dễ dàng lầm tưởng mình đã chứng đắc, nếu như không kiểm nghiệm thực tế trong thời gian dài qua nhiều chướng ngại. Nếu có vị nào công bố sự chứng đắc của mình, đó là điều không tốt, vì vị ấy có thể đã tự đánh giá quá cao về mình như Trưởng lão Mahānāga. Tốt hơn, vị ấy nên tự kiểm tra lại mình theo lời dạy của Đức Phật một cách thận trọng.

    Chẳng  hạn,  một  vị  Thánh  Nhập  Lưu  đã  hoàn  toàn tiêu diệt 3 phiền não là thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ. Vị ấy có niềm tin tuyệt đối nơi Tam Bảo nên sẽ không bao giờ cố ý phạm giới dù phải hy sinh thân mạng, ngay cả trong giấc  mơ. Dù vị  ấy có  thể phạm  những sai lầm trong hành động, lời nói và ý nghĩ một cách vô ý, nhưng không bao giờ che dấu chúng mà sẽ thú nhận những sai lầm đó với người khác. Vị ấy đã tiêu diệt hoàn toàn quan niệm sai lầm về một linh hồn hay bản ngã vì vị ấy đã thấu triệt Pháp duyên sanh và tính chất vô thường, khổ và vô ngã của các hành.

    Vì thế nếu vị nào thấy rằng mình có ý định phạm giới hay còn hoài nghi với Tam Bảo hoặc vẫn chấp vào tà kiến cho rằng Danh-Sắc này là ta hay tự ngã của ta, hoặc tin nơi  một  đấng  sáng  tạo,  chắc  chắn  vị  ấy  không  phải  là Thánh Nhập Lưu, nói chi đến bậc Thánh A La Hán. Một bậc Thánh Tư Đà Hàm đã làm giảm nhẹ sức mạnh của tham dục, sân (hết sân hận, còn sân giận) và si mê. Còn bậc Thánh A Na Hàm đã tận diệt tất cả sân và dục vọng nên không còn nóng giận, lo lắng, sợ hãi hay còn dính mắc vào bất cứ dục lạc thế gian nào nữa.

    Khi tiếp xúc với bất kỳ một trong sáu dục trần dễ chịu hay khó chịu là sắc, thanh, mùi, vị, xúc và Pháp, nếu tham dục hay sân dù nhỏ nhoi nhất còn khởi lên nơi vị ấy, chắc chắn vị ấy không phải là bậc A Na Hàm. Một bậc A La Hán đã tận diệt tất cả những phiền não còn lại là ngã mạn, phóng tâm, vô minh hay khát khao hiện hữu ở cõi trời Sắc giới hay Vô sắc giới. Các căn của vị ấy thanh tịnh và hoàn hảo. Đối diện với những thăng trầm của cuộc đời (được lợi và mất lợi; được danh và mất danh; khen và chê, sướng và khổ), tâm vị ấy không còn dao động mà vô nhiễm và bình thản. Nếu vẫn còn dính mắc vào cuộc sống, cảm thấy hãnh diện với những thành tựu của mình, vị ấy không phải là bậc A La Hán. Nếu không có năng lực chánh niệm mạnh mẽ để thấy đặc tính vô thường, khổ hay vô ngã của các hành, vị ấy không thể trở thành một bậc A La Hán.

    Tóm lại, mục đích chính của việc tu tập là diệt trừ tất cả phiền não trong tâm, thoát khỏi luân hồi sinh tử. Còn các danh hiệu Thánh nhân như A La Hán, A Na Hàm, Tư Đà Hàm hay Tu Đà Hoàn chỉ tượng trưng cho khả năng diệt trừ tham, sân, si của hành giả. Cho nên, hành giả đừng nên dính mắc vào những tên gọi đó mà tăng trưởng tham vọng, đắm chìm ảo tưởng để rồi lầm đường, lạc lối, ngưng trệ tâm linh. Hãy thận trọng, chân thật thực hành đều đặn, đúng đắn theo Chánh Pháp, mà không cần phải hối  thúc, mong  đợi  thái  quá, nhất định  hành  giả  sẽ  đến đích Niết Bàn, giải thoát rốt ráo. Hãy siêng năng, cần mẫn, kiên trì chăm sóc tốt cho cây, chắc chắn một ngày nào đó đủ duyên, cây sẽ ra hoa thơm, kết trái ngọt.

    Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

    Chuyên mục: Nghiên cứu

    Xem thêm Làm Thế Nào Để Nhận Biết Một Vị Thánh Nhân là A La Hán, A Na Hàm, Tư Đà Hàm hay Tu Đà Hoàn

    Nội dung chính

      PHƯƠNG PHÁP NHẬN BIẾT THÁNH NHÂN

      Làm Thế Nào Để Nhận Biết Một Vị Thánh Nhân?

      Thỉnh thoảng, có người ca tụng ai đó hiện vẫn còn sống là một Thánh Nhân (Nhập lưu, Nhất lai, Bất lai, A La Hán). Không biết những người ấy có thật sự gần gũi, tìm hiểu rõ ràng vị “Thánh Nhân” đó trong một thời gian dài hay không? Hay chỉ dựa vào nhận xét cảm tính, chủ quan qua vài cuốn sách, Pháp thoại, vài buổi gặp gỡ, vài khóa thiền ngắn ngày hay qua những tin đồn đoán?

      Trong Kinh Jatila (Phật tự thuyết, Udana, 6.2), Đức Phật đã giảng cho vua Pasenadi xứ Kosala nghe làm thế nào để nhận biết một bậc giác ngộ, với các yếu tố:

      1. Chúng ta là phàm nhân cư sĩ, sống tại gia, bận rộn chuyện gia đình, chuyện cơm áo gạo tiền, tâm trí phân tán bởi những chuyện xã hội, không thật sự chuyên tâm tu học, không thật sự thông hiểu đời sống của những người xuất gia tầm đạo nên rất khó đánh giá sự tu học và kết quả hành trì của những vị đó.
      2. Cần phải gần gũi, bỏ nhiều thời gian để quan sát tìm hiểu, chứ không phải qua lời đồn đoán, phim ảnh, vài Pháp thoại hay hướng dẫn hành thiền.
      3. Cần phải gần gũi và nhận xét về đời sống đạo đức, sống theo giới luật của vị ấy, nhất là phải biết quán sát, ghi nhận những gì xảy ra đằng sau hậu trường.
      4. Cần phải gần gũi để nhận xét phản ứng người ấy trước tám ngọn gió đời (vinh-nhục, được-mất, khen-chê, khổ-vui) và cách ứng xử của vị ấy đối với người khác.
      5. Cần phải đàm luận, trao đổi Phật Pháp với  vị ấy, và nhận xét sáng suốt, khách quan, không vì cảm tính, thiên kiến, hay bị chóa mắt bởi hiện tượng “hào quang”.

      Trên đây là cách tạm thời, tương đối dành cho phàm phu nhận biết bậc Thánh. Còn phương pháp chắc chắn chính xác thì chỉ có một vị Thánh chứng bằng hoặc cao hơn vị Thánh kia và phải có tha tâm thông thì mới khẳng định vị kia là bậc Thánh chứng bằng hay thấp hơn mình.

      Quan điểm của các vị thiền sư nổi tiếng

      Thiền Sư Pa-Auk Sayādaw có nói rằng: “Để biết được người khác đã đạt đến Đạo Quả Nhập Lưu, bản thân vị ấy ít nhất cũng phải đắc Quả Nhập Lưu và phải có năng lực biết được tâm người khác. Muốn có thần thông này, vị ấy phải hành thiền mười kasiṇa (biến xứ đất, nước, lửa, gió…) và chứng tám tầng thiền theo mười bốn cách. Nếu không thể làm điều này, thì chứng tỏ vị ấy không có thần thông. Khi đó, nếu vị ấy là một Tỳ Khưu mà công bố rằng người nào đó đạt Thánh Quả thì rất có khả năng là vị ấy đã phạm đại vọng ngữ, phạm tội bất cộng trụ (parajika), không còn là một vị Tỳ Khưu thực sự nữa. Quả bất thiện của đại vọng ngữ sẽ là rất xấu; vị ấy có thể phải tái sinh vào địa ngục.

      Thiền Sư Có Xác Chứng Cho Thiền Sinh Thành Tựu Ở Mức Nào Hay Không? Một Vị Thánh Có Tự Biết Mình Đắc Đạo Quả Và Có Nên Công Bố Hay Không?

      Ngày nay cũng có ai đó tự công bố mình chứng đắc tầng Thiền này, tầng Thánh nọ. Cũng có người nói rằng được Thiền Sư xác nhận như vậy. Những thông tin này có đáng tin cậy hay không?

      Trong tác phẩm Giảng Giải Kinh Đoạn Giảm, Thiền Sư Mahāsi Sayādaw khẳng định:

      “Thời Đức Phật còn tại thế, chỉ có Ngài mới chứng nhận các đệ tử thành tựu Đạo Quả, ngay cả Tôn giả Xá Lợi Phất cũng không bao giờ tuyên bố bất cứ hành giả nào là một vị Thánh. Lúc bấy giờ và sau khi Đức Phật nhập diệt không lâu đã có những vị Tỳ Khưu mắc phải những lầm tưởng mình chứng ngộ như các trường hợp:

      Năm Trăm Vị Tỳ Khưu Bị Đánh Lừa

      Có lần năm trăm vị Tỳ Khưu hành thiền trong rừng theo sự chỉ dẫn của Đức Phật. Khi an trú trong thiền, họ tự thấy mình không còn chút phiền não nào cả, nên tin chắc về sự chứng đắc của mình và liền trở về để trình sự việc lên Đức Thế Tôn. Tại cổng chùa, Trưởng lão Ānanda chờ sẵn và thông báo rằng Đức Phật dạy họ phải vào thăm nghĩa địa trước khi diện kiến Bậc Đạo Sư. Vì thế, các vị Tỳ Khưu liền đi vào nghĩa địa.

      Thời ấy, xác người chết được đem bỏ trong nghĩa địa cho thú hay chim ăn chứ không chôn. Nơi đó, có những tử thi còn mới nguyên cũng như có những xác người hôi thối. Khi nhìn vào những tử thi đã phân huỷ, các vị Tỳ Khưu dễ dàng phát sinh tâm ghê tởm, sợ hãi. Cũng có vị khởi lên dục vọng với những thân xác nữ còn mới nguyên. Chỉ lúc đó, các vị mới nhận ra rằng mình vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi những phiền não. Bấy giờ, Đức Phật từ nơi trú ngụ phóng ra những tia hào quang và thuyết một thời Pháp cho các vị. Nghe xong bài Pháp, các vị Tỳ Khưu chứng đắc Đạo Quả và trở thành các bậc Thánh A La Hán.

      Câu Chuyện Về Trưởng Lão Culasuma

      Câu chuyện này được kể trong Chú giải Kinh Sallekha. Ngài Culasuma trú ngụ trong một khu rừng đã sản sinh ra rất nhiều vị A La Hán thời đó. Bản thân Ngài cũng tự xem mình là một bậc A La Hán. Theo yêu cầu của Thánh Tăng A La Hán Dhammadinna, Ngài đã hoá hiện ra một hồ nước, có một đoá sen lớn với một người thiếu nữ đang múa hát rất dịu dàng trên đó. Ngài Dhammadinna bảo vị ấy ngồi quan sát thiếu nữ đang ca múa ấy một lúc rồi đi về phòng. Trong khi quan sát cô gái do chính mình tạo ra, tham dục ngủ ngầm trong mười sáu năm của Ngài Culasuma bỗng ngóc đầu dậy. Vỡ tan ảo tưởng, Ngài Culasuma đã hành thiền theo sự chỉ dẫn của Ngài Dhammadinna và đạt đến Đạo Quả A La Hán.

      Những câu chuyện vừa kể ở trên chỉ ra cho thấy những quan niệm sai lầm hiện hành lúc Đạo Phật còn đang hưng thịnh. Những vị Tỳ Khưu, hành giả thuở ấy là những người đã tiến rất cao trên lĩnh vực tâm   linh và có năng lực thần thông. Sự ngộ nhận của các vị có thể là do năng lực phi thường của Thiền Định. Ngày nay, một số hành giả có những ảo tưởng như vậy nên không đạt được tiến bộ tâm linh nào cả.

      Theo như Sách Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), khi hành thiền đúng và đạt Tuệ Sinh Diệt, hành giả chắc chắn sẽ bị tràn ngập những kinh nghiệm phi thường như thấy ánh sáng, ngập tràn hỷ lạc, an tịnh, đức tin,… . Vì nếu việc hành thiền không đem lại những kinh nghiệm đó, hành giả sẽ hoài nghi về Pháp đang tu hay cho rằng mình thiếu tinh tấn. Ngược lại, nếu có được những kinh nghiệm ấy, hành giả có thể đánh giá quá cao về những chứng đắc của mình.

      Vì thế hành giả nên tự xét lại mình để thấy xem kinh nghiệm đó có đưa đến sự tận diệt các phiền não hay không. Điều quan trọng là hành giả phải theo đúng phương pháp trong Kinh Đại Niệm Xứ và các bản Kinh khác. Hành giả không được giả dối (đạo đức giả) hay tự dối mình mà phải thành thật trình bày kinh nghiệm thiền của mình cho Thiền Sư nghe để Ngài nắm bắt, ghi nhớ sự tiến bộ của thiền sinh ở mức độ nào. Khi thấy sự tiến bộ của thiền sinh thoả đáng, Thiền Sư sẽ nói cho vị ấy biết về các giai đoạn phát triển trí Tuệ Minh Sát, về Thánh Đạo và Thánh Quả. Khi đó, thiền sinh phải đánh giá tiến bộ của mình một cách trung thực và tự quyết định mức độ tiến bộ đạt được. Chúng tôi không phán quyết sự chứng đắc của thiền sinh mà để cho họ tự phán quyết lấy.

      Tuy thế, một số người vẫn chỉ trích chúng tôi, họ nghĩ rằng chúng tôi đã xác chứng cho thiền sinh, nhưng đây chỉ là một sự hiểu lầm. Trong khi đó, một số khác hoài nghi và nghĩ rằng chúng tôi vô trách nhiệm, họ tự hỏi tại sao Thiền Sư lại không thể chỉ rõ những giai đoạn tiến bộ của thiền sinh. Nhưng thái độ nước đôi của chúng tôi là hoàn toàn phù hợp với truyền thống Đạo Phật vì chỉ có Đức Phật mới xác chứng thành tựu tu tập cho người khác.

      Hơn nữa cách làm việc của một vị Thiền Sư cũng giống như lương y vậy. Ngày xưa những vị lương y không có bất kỳ một dụng cụ nào để kiểm tra tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân. Họ phải chẩn đoán bệnh bằng cách xem xét điều kiện của bệnh nhân, bắt mạch và lắng nghe những gì người bệnh nói. Nếu bệnh nhân không nói sự thực, vị lương y cũng vẫn lầm lẫn như thường. Cũng vậy, nếu thiền sinh không trình bày chính xác kinh nghiệm tu tập, Thiền Sư có thể mắc sai lầm trong sự phán quyết của mình. Vì thế khi trình Pháp, thiền sinh cần phải thẳng thắn, không có tính tự phụ và giả dối. Và tốt hơn hết, Thiền Sư nên ghi nhớ tất cả những kinh nghiệm mà thiền sinh trình báo, rồi nói cho vị ấy biết về những giai đoạn Tuệ Minh Sát và để vị ấy tự phán quyết cho mình.”

      Quan Điểm của Thiền Sư Pa-Auk Sayādaw

      Thiền sinh:

      Một số hành giả đã đắc tám bậc thiền (Samāpatti), và thậm chí còn hành thiền Minh Sát (Vipassanā) nữa, nhưng cách cư xử của họ thật thô tháo và giới hạnh không trong sạch. Có phải một vị đã đắc những tầng thiền nói trên không thể giữ được những hành vi của thân, khẩu và ý của mình trong sạch hơn những người chưa chứng? Có phải một người đã chứng thiền, và đắc Niết Bàn, sẽ giữ kín những kinh nghiệm của mình mà không được công bố cho người khác biết?

      Pa-Auk Sayādaw:

      Theo kinh điển Pāḷi, để đắc Thiền và Đạo Quả, một người phải có giới thanh tịnh. Một người giới không thanh tịnh, việc đắc Thiền và Đạo Quả là chuyện không thể có, dù họ có thể tu tập định đến một mức độ nào đó. Tôi cần phải làm sáng tỏ điều này cho quý vị biết rằng tôi chưa bao giờ xác nhận bất cứ một sự chứng thiền (jhāna), hay Đạo Quả của một thiền sinh nào cả. Dù tôi có dạy một số thiền sinh hành sơ thiền, nhị thiền… hợp theo Kinh Điển Pāḷi, nhưng tôi chỉ dạy theo những gì họ báo cáo mà thôi. Điều đó không có nghĩa rằng tôi   xác   nhận   sự chứng đắc của họ. Những chứng đắc của họ có thể là thực, nhưng cũng có thể là giả, bởi vì một số hành giả chân thật, nhưng một số khác thì không chân thật.

      Thật khó để nói được rằng một người có những chứng đắc như trên phải giữ được thân hành, khẩu hành và ý hành của họ trong sạch hơn một người không đắc, bởi vì có những người không đắc gì cả nhưng có thể rất trong sạch trong hành vi cư xử của họ. Một ví dụ điển hình trong trường hợp này là câu chuyện của Ngài

      Trưởng lão Mahānāga. Khoảng ba hay bốn trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, tại miền nam Tích Lan, có Ngài Thánh Tăng A La Hán Dhammadinna trú ngụ. Thời gian đó, có Trưởng lão Mahānāga đã hành Thiền Định và Thiền Tuệ trong hơn 60 năm, và là Thầy của Ngài Dhammadinna, nhưng Ngài vẫn còn là một phàm nhân. Nhờ thuần thục Pháp hành Chỉ Quán lâu năm cũng như giữ gìn giới hạnh cực kỳ trong sạch, Ngài có định niệm rất mạnh nên không có phiền não nào khởi lên trong tâm Ngài trong hơn 60 năm qua. Do vậy, Ngài tự nghĩ mình là một vị A La Hán.

      Một hôm, Ngài Dhammadinna đi đến gặp vị Trưởng lão này và hỏi rất nhiều câu hỏi, những câu hỏi đó đã được  vị  Trưởng  lão  trả  lời  một  cách  dễ  dàng.  Ngài Dhammadinna hết lòng ca tụng trí tuệ uyên thâm của vị Trưởng  lão  và  hỏi  thăm xem  Ngài  đã  trở  thành  vị  A  La Hán từ lúc nào. Vị Trưởng lão nói mình đã trở thành một bậc A La Hán khoảng hơn 60 năm trước và chứng các phép thần thông. Theo thỉnh cầu của Ngài Dhammadinna, vị Trưởng lão đã hoá hiện ra một con voi lớn, rống lên và lao về phía Ngài. Nhưng khi con voi lao đến, vị Trưởng lão   trở   nên   sợ   hãi   và   chuẩn   bị   bỏ   chạy,   Ngài Dhammadinna nắm lấy chéo y của vị Trưởng lão và nói: “Bạch Ngài, liệu một vị A La Hán có còn sợ hãi không?” Chỉ lúc đó, Ngài Mahānāga mới hiểu ra rằng mình còn là một phàm nhân. Ngài đã hành thiền theo sự chỉ dẫn của Ngài  Dhammadinna  và  trở  thành  một  vị  A  La  Hán  đích thực ngay bước chân thứ ba khi đi kinh hành.

      Vì thế, nhận ra ai là một bậc A La Hán không phải là chuyện dễ. Nếu thực sự là một bậc Thánh, vị ấy sẽ có những đức tính như ít muốn, biết đủ, khiêm tốn và nhất là sẽ không bao giờ tiết lộ những chứng đắc của mình. Còn nếu vị ấy là một Tỳ Khưu hay Tỳ Khưu Ni, thì theo giới luật do Đức Phật ban hành, vị ấy sẽ không bao giờ nói những sở đắc của mình đến một người không phải là Tỳ Khưu bao gồm Sa Di, Tu nữ hay cư sĩ  tại gia.

      Hơn nữa, từ câu chuyện của Trưởng lão Mahānāga, chúng ta biết rằng để chắc chắn về những chứng đắc của mình không phải dễ. Như vậy tốt hơn hết là hoàn toàn đừng nói cho ai biết cả. Một điểm cần phải suy xét khác là những người nghe chuyện này có số có thể tin nhưng cũng có số không tin, và nếu những chứng đắc về Đạo Quả của quý vị là thực, những người không tin sẽ tạo ra một nghiệp xấu nào đó. Điều này sẽ đem lại sự tai hại cho họ. Như vậy, mặc dù việc nghe những chứng đắc cao quý của người khác có thể khơi dậy   đức   tin   nơi   Pháp   Bảo   ở một số người, nhưng hoàn toàn không tiết lộ gì hết về những chứng đắc của mình vẫn là tốt hơn.

      Thiền sinh:

      Nếu một người cảm thấy rằng mọi tham, sân, si của họ đã được tiêu diệt, nên có thể tuyên bố mình là A La Hán được không? Hay họ cần phải tự kiểm tra lại mình như thế nào?

      Pa-Auk Sayādaw:

      Các bậc A La Hán đã tiêu diệt hoàn toàn cả ba phiền não: Ngủ ngầm, Tư tưởng và Tác động qua thân, khẩu và ý. Với phàm nhân, khi không có phiền não khởi lên trong tâm,  họ  dễ  lầm  tưởng  rằng  những  phiền  não  đã  bị  tiêu diệt. Tuy nhiên, điều đó xảy  ra chỉ là vì họ nhất thời đè nén được hai loại phiền não tư tưởng và tác động bằng Minh sát trí mạnh mẽ hay sự định tâm của bậc thiền nào đó. Thực ra, họ vẫn chưa đạt được bất cứ Thánh Quả nào, nên những phiền não ngủ ngầm chắc chắn vẫn còn trong họ. Khi những phiền não ngủ ngầm này chưa được diệt trừ tận gốc, họ tiếp xúc với những yếu tố kích thích nào đó, hai loại phiền não tư tưởng và tác động có thể khởi lên trở lại như thường.

      Theo câu chuyện của Ngài Trưởng lão Mahānāga kể trên, chúng ta thấy thời nay, hành giả có thể dễ dàng lầm tưởng mình đã chứng đắc, nếu như không kiểm nghiệm thực tế trong thời gian dài qua nhiều chướng ngại. Nếu có vị nào công bố sự chứng đắc của mình, đó là điều không tốt, vì vị ấy có thể đã tự đánh giá quá cao về mình như Trưởng lão Mahānāga. Tốt hơn, vị ấy nên tự kiểm tra lại mình theo lời dạy của Đức Phật một cách thận trọng.

      Chẳng  hạn,  một  vị  Thánh  Nhập  Lưu  đã  hoàn  toàn tiêu diệt 3 phiền não là thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ. Vị ấy có niềm tin tuyệt đối nơi Tam Bảo nên sẽ không bao giờ cố ý phạm giới dù phải hy sinh thân mạng, ngay cả trong giấc  mơ. Dù vị  ấy có  thể phạm  những sai lầm trong hành động, lời nói và ý nghĩ một cách vô ý, nhưng không bao giờ che dấu chúng mà sẽ thú nhận những sai lầm đó với người khác. Vị ấy đã tiêu diệt hoàn toàn quan niệm sai lầm về một linh hồn hay bản ngã vì vị ấy đã thấu triệt Pháp duyên sanh và tính chất vô thường, khổ và vô ngã của các hành.

      Vì thế nếu vị nào thấy rằng mình có ý định phạm giới hay còn hoài nghi với Tam Bảo hoặc vẫn chấp vào tà kiến cho rằng Danh-Sắc này là ta hay tự ngã của ta, hoặc tin nơi  một  đấng  sáng  tạo,  chắc  chắn  vị  ấy  không  phải  là Thánh Nhập Lưu, nói chi đến bậc Thánh A La Hán. Một bậc Thánh Tư Đà Hàm đã làm giảm nhẹ sức mạnh của tham dục, sân (hết sân hận, còn sân giận) và si mê. Còn bậc Thánh A Na Hàm đã tận diệt tất cả sân và dục vọng nên không còn nóng giận, lo lắng, sợ hãi hay còn dính mắc vào bất cứ dục lạc thế gian nào nữa.

      Khi tiếp xúc với bất kỳ một trong sáu dục trần dễ chịu hay khó chịu là sắc, thanh, mùi, vị, xúc và Pháp, nếu tham dục hay sân dù nhỏ nhoi nhất còn khởi lên nơi vị ấy, chắc chắn vị ấy không phải là bậc A Na Hàm. Một bậc A La Hán đã tận diệt tất cả những phiền não còn lại là ngã mạn, phóng tâm, vô minh hay khát khao hiện hữu ở cõi trời Sắc giới hay Vô sắc giới. Các căn của vị ấy thanh tịnh và hoàn hảo. Đối diện với những thăng trầm của cuộc đời (được lợi và mất lợi; được danh và mất danh; khen và chê, sướng và khổ), tâm vị ấy không còn dao động mà vô nhiễm và bình thản. Nếu vẫn còn dính mắc vào cuộc sống, cảm thấy hãnh diện với những thành tựu của mình, vị ấy không phải là bậc A La Hán. Nếu không có năng lực chánh niệm mạnh mẽ để thấy đặc tính vô thường, khổ hay vô ngã của các hành, vị ấy không thể trở thành một bậc A La Hán.

      Tóm lại, mục đích chính của việc tu tập là diệt trừ tất cả phiền não trong tâm, thoát khỏi luân hồi sinh tử. Còn các danh hiệu Thánh nhân như A La Hán, A Na Hàm, Tư Đà Hàm hay Tu Đà Hoàn chỉ tượng trưng cho khả năng diệt trừ tham, sân, si của hành giả. Cho nên, hành giả đừng nên dính mắc vào những tên gọi đó mà tăng trưởng tham vọng, đắm chìm ảo tưởng để rồi lầm đường, lạc lối, ngưng trệ tâm linh. Hãy thận trọng, chân thật thực hành đều đặn, đúng đắn theo Chánh Pháp, mà không cần phải hối  thúc, mong  đợi  thái  quá, nhất định  hành  giả  sẽ  đến đích Niết Bàn, giải thoát rốt ráo. Hãy siêng năng, cần mẫn, kiên trì chăm sóc tốt cho cây, chắc chắn một ngày nào đó đủ duyên, cây sẽ ra hoa thơm, kết trái ngọt.

      Related Articles

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Back to top button