Nghiên cứu

GIỚI – ĐỊNH – TUỆ là gì? Giải thích dễ hiểu Tam Học theo Bát Chánh Đạo và Thất Tịnh

Nội dung chính

    GIỚI – ĐỊNH – TUỆ

    Có ba loại phiền não trong tâm mỗi người, đó là phiền não tác động, phiền não tư tưởng và phiền não ngủ ngầm. Là bậc Toàn Giác có trí tuệ viên mãn, Đức Phật đã cho chúng ta ba món linh dược là Giới – Định – Tuệ để chữa trị ba loại phiền não trên. Giới hạnh trong sạch giúp chúng ta kiềm thúc các phiền não tác động biểu hiện qua lời nói, hành động cũng như làm nền tảng để tu tập Định tâm. Với Định tâm  tĩnh lặng, chúng  ta có thể  kiểm soát các tư tưởng đang ám ảnh trong ý thức và giúp phát triển Tuệ tâm. Tuệ giác sáng suốt giúp đoạn trừ tận gốc mọi phiền não ngủ ngầm tiềm ẩn trong vô thức, đưa hành giả từ phàm phu trở thành bậc Thánh có niềm hạnh phúc, an lạc thật sự, vô điều kiện hay Niết Bàn.

    Tam Vô lậu học (Giới – Định – Tuệ) có thể được trình bày rộng theo Bát Chánh Đạo hay Thất Tịnh như sau:

    Bạn đang xem: GIỚI – ĐỊNH – TUỆ là gì? Giải thích dễ hiểu Tam Học theo Bát Chánh Đạo và Thất Tịnh

    VÔ LẬU HỌC – THẤT TỊNH – BÁT CHÁNH ĐẠO

    Vô Lậu Học Thất Tịnh Bát Chánh Đạo
    Giới Học Giới Tịnh Chánh Ngữ, Nghiệp, Mạng
    Định Học Tâm Tịnh Chánh Tinh Tấn, Niệm, Định
    Tuệ Học Kiến Tịnh, Đoạn Nghi Tịnh, Đạo Phi Đạo Tri Kiến Tịnh, Hành Trì Tịnh, Tri Kiến Tịnh Chánh Kiến, Tư Duy

    TAM HỌC ĐƯỢC TRÌNH BÀY THEO BÁT CHÁNH ĐẠO

    Tam học (Giới – Định – Tuệ) được phân tích cụ thể dựa trên Bát Chánh Đạo như sau:

    Giới Học

    Tùy theo hành giả là Cư sĩ tại gia hay Tu sĩ xuất gia mà giữ gìn giới hạnh trọn vẹn của mình, nhưng căn bản nhất trong Bát Chánh Đạo, Giới hạnh có 3 yếu tố: Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng (Xem lại phần Bát Giới ājīvaṭṭhamakasīla).

    • Chánh Ngữ (Sammā-vācā): Có 4 điều về khẩu là không nói dối, không nói lời vô ích, không nói lời thô ác, không nói lời chia rẽ gây hại đến mình và người.
    • Chánh Nghiệp (Sammā-kammanta): Có 3 điều về thân là không sát sinh, không trộm cướp và không tà dâm (không hành dâm nếu là Tu sĩ).
    • Chánh Mạng (Sammā-ājīva):

    Với Cư sĩ: Nuôi mạng chân chánh bằng nghề nghiệp lương thiện đúng theo luật đời, giới đạo; Tránh các nghề nghiệp trực tiếp hay gián tiếp phạm 5 giới cấm (Sát sinh, trộm cướp, tà dâm, tà ngữ và nghiện ngập) như đồ tể, thợ săn, buôn bán vũ khí, rượu bia, thuốc phiện, thịt cá, cờ bạc, cá độ…..

    Với Tu sĩ: Nuôi mạng chân chánh bằng cách nhận sự cúng dường chứ không được hành nghề xem bói, chữa bệnh hay lấy lòng Phật tử bằng nhiều cách.

    Định Học

    Gồm có 3 yếu tố: Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định.

    Chánh Tinh Tấn (Sammā-vāyāma):

    • Không ngừng nỗ lực trong việc ngăn chặn các ác nghiệp sẽ phát sinh, diệt trừ các ác nghiệp đang có, thực hiện các thiện nghiệp chưa làm và tăng trưởng các thiện nghiệp đã làm.
    • Khi hành thiền: Nỗ lực hướng tâm, giữ tâm liên tục trên đối tượng thiền để duy trì chánh niệm trong tất cả tư thế đi, đứng, nằm, ngồi,…

    Chánh Niệm (Sammā-sati): Dựa trên Pháp Hành Thiền Tuệ hay Thiền Tứ Niệm Xứ, hành giả hay biết, ghi nhận liên tục các đối tượng thuộc về Danh Sắc (thân – tâm) trong tất cả các tư thế đi, đứng, nằm, ngồi để thấy được thực tánh Khổ, Vô thường, Vô ngã, ngăn chặn phiền não cũ và phiền não mới phát sinh.

    Chánh  Định (Sammā-samādhi): Sự định tâm trên đối tượng thiền với nền tảng giới hạnh. Có hai loại Chánh định cần thiết dựa trên Kinh điển và Chú giải đó là:

    • Thiền Tuệ: Sát Na Định (định từng chập sinh diệt).
    • Thiền  ĐịnhCận  Định  hoặc  An  Chỉ  Định  (Sơ  thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền).

    Tuệ Học

    Tuệ học gồm 2 yếu tố: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy.

    Chánh Kiến (Sammā-diṭṭhi):

    • Về Pháp học: Hiểu biết đúng đắn, chuẩn xác Giáo Pháp như Luật Nhân Quả, Mười Hai Nhân Duyên, Tứ Diệu Đế, Pháp Thiền Định, Thiền Minh Sát,……
    • Về Pháp hành: Chứng nghiệm Tứ Diệu Đế, thực tánh Pháp (Vô thường, Khổ, Vô ngã) và thành tựu các tầng Tuệ Minh Sát.

    Chánh Tư Duy (Sammā-saṅkappa):

    • Về Pháp học: Suy nghiệm về ly dục, vô sân, bất hại.
    • Về Pháp hành: Hướng tâm về đối tượng thiền.

    Tuệ học cũng có 3 loại: Văn Tuệ, Tư Tuệ và Tu Tuệ.

    • Văn tuệ: Trí tuệ có được từ sự nghe, đọc, nghiên cứu, học hỏi Chánh Pháp của Đức Phật.
    • Tư tuệ: Trí tuệ phát sinh do sự tư duy, suy xét, chiêm nghiệm và chắt lọc từ kiến thức Văn tuệ.
    • Tu tuệ: Tuệ giác khởi sinh do tu tập Pháp Hành Thiền Tuệ (Vipassanā) nhờ Văn tuệ và Tư tuệ làm nền tảng, mà thấy biết rõ thật tánh sinh diệt, tam tướng (Khổ, Vô thường, Vô ngã) của các Pháp và chứng ngộ Niết Bàn.

    Văn tuệ và Tư tuệ được xem là Chánh kiến và Chánh tư duy ban đầu, tạm thời của hành giả phàm phu, được điều chỉnh, bổ sung liên tục. Nhờ đó, hành giả có kiến thức giáo lý Phật Pháp căn bản và nắm vững kỹ thuật hành thiền, làm tiêu chuẩn lựa chọn Pháp tu, Thầy dạy cũng như ứng dụng tu tập để thành tựu Tuệ giác (Chánh kiến, Chánh tư duy) thật sự, trở thành bậc Thánh.

    Ngày nay, nếu không có Pháp học (Văn tuệ và Tư tuệ) căn bản đúng đắn mà cứ nhắm mắt tin theo một Pháp tu hay một vị Thầy nào đó, hành giả dễ tu tập lầm lạc và phát triển tà kiến, tham ái, ngã mạn, để rồi cứ lòng vòng, quẩn quanh trong đau khổ. Muốn có hiểu biết chuẩn xác, chúng ta cần phải học hỏi, tham khảo nguồn Kinh  điển  tin  cậy  và  chắt  lọc  kiến  thức  từ  các  vị  Thầy uyên thâm về Pháp học, thuần thục về Pháp hành, không nên độc tôn một ai. Nhờ vậy, chúng ta mới có nền tảng Phật Pháp tương đối chuẩn xác, vững chắc mà ứng dụng tiến tu trên bước đường giải thoát.

    TAM HỌC ĐƯỢC TRÌNH BÀY THEO THẤT TỊNH

    Thất Tịnh: Giới tịnh, Tâm tịnh, Kiến tịnh, Đoạn nghi tịnh, Đạo phi đạo tri kiến tịnh, Đạo lộ tri kiến tịnh và Tri kiến tịnh, là cách trình bày rộng của Tam học nhằm thanh lọc nội tâm phàm phu trở thành Thánh Nhân.

    Giới Học

    Giới Tịnh: là sự trong sạch giới hạnh của hành giả hàng xuất gia hay tại gia, làm căn bản cho việc tu tiến Thiền Định và Thiền Tuệ. Giới tịnh có chức năng làm sạch Thân nghiệp, Khẩu nghiệp và một phần Ý nghiệp.

    Định Học

    Tâm Tịnh: bao gồm Sát na định (khaṇikasamādhi, sự định tâm trong từng phút), Cận định (upacārasamādhi) và  Kiên  cố  định  (Appanāsamādhi,  các  bậc  thiền),  có khả năng đè nén năm triền cái (Năm chướng ngại: Tham, Sân, Hôn thụy, Phóng tâm và Hoài nghi).

    Tuệ Học

    Kiến Tịnh: Là khả năng thanh lọc tri kiến bằng sự thấy biết đúng bản chất của Danh Sắc như 5 Uẩn gồm Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức; 12 Xứ gồm 6 Căn (Mắt, Tai, Mũi,  Lưỡi,  Thân,  Ý)  và  6  Trần  (Sắc,  Thanh,  Mùi,  Vị, Xúc, Pháp); 18 Giới gồm 6 Căn, 6 Trần và 6 Thức (Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức và Ý thức). Kiến tịnh chính là Tuệ Phân Biệt Danh Sắc, Tuệ đầu tiên trong 16 tầng Tuệ Minh Sát.

    Đoạn Nghi Tịnh: Là khả năng thấu hiểu về lý Duyên sinh, Duyên hệ. Nhờ vậy mà hành giả bỏ được hoài nghi về bản thân và người khác theo cách nghĩ thường tình gắn liền với ngã chấp:

    • Trước kiếp này Tôi là ai, ở đâu, sống ra sao ?
    • Hiện giờ Tôi đang là gì trong trời đất này ?
    • Mai này chết đi, Tôi sẽ ra sao ?

    Khi đó, hành giả biết rằng dù trong quá khứ, hiện tại hay vị lai thì chúng ta chỉ là ngũ uẩn sinh diệt liên tục tùy theo tác động của Nghiệp báo và phiền não. Hành giả thấy rằng ngũ uẩn ở đâu và lúc nào cũng gắn liền với Tam Tướng (Khổ, Vô thường, Vô ngã) nên tránh được hai Tà Kiến là Thường Kiến (cho rằng có linh hồn vĩnh cửu để tái sinh nhiều kiếp) và Đoạn Kiến (Cho rằng chết là hết, không có quả).

    Đọan nghi tịnh chính là Tuệ Phân Tích Nhân Duyên, Tuệ thứ hai trong 16 tầng Tuệ Minh Sát. Các Chú giải Sư nói rằng ai chứng hai Tuệ đầu tiên được xem là một vị Sơ quả tương đối (Tiểu Tu Đà Hoàn), ít có khả năng sa đọa vào cõi khổ ở kiếp sau.

    Đạo Phi Đạo Tri Kiến Tịnh

    Tịnh Pháp này chính là hai tầng Tuệ: Tuệ Thẩm Sát Tam Tướng (thấy đặc tính Khổ, Vô thường, Vô ngã của Thân Tâm hay Ngũ uẩn) và Tuệ Sinh Diệt (thấy sự sinh ra và mất đi của Thân Tâm hay Danh Sắc). Từ hai tầng tuệ này trở đi, hành giả mới thấy được ngũ uẩn Chân đế qua bốn khía cạnh rốt ráo:

    • Bất cứ cái gì dù Danh hay Sắc, thuộc về thân hay tâm cũng đều là những khối tổng hợp (Kalāpa) do duyên mà sinh diệt.
    • Cái gì ở đời cũng là một giai đoạn. Bản chất của đời sống là sự trôi chảy không ngừng, luôn trong tình trạng trở thành cái khác.
    • Cái gì cũng chỉ là những chuỗi dài ghép nối cái trước với cái sau, được tạo nên bởi vô số sát na tâm.
    • Cái gì cũng chỉ tồn tại một sát na tâm, mà phàm phu không thể diễn tả được tốc độ sinh diệt cực nhanh của thân tâm hay Danh Sắc.

    Hành giả khi đạt Tuệ Sinh Diệt sẽ gặp phải một cám dỗ lớn, nếu thiếu sáng suốt sẽ khó vượt qua, đó chính là 10 Tùy phiền não, vừa là thành quả, cũng vừa là chướng ngại cho việc tu tập tiến bộ.

    • Hào quang: Có người thấy thân mình tự nhiên phát sáng hay trở nên trong suốt như pha lê. Người kém duyên sẽ tưởng đó là sự chứng ngộ ghê gớm nào đó. Thực ra đây chỉ là một chuyện rất tự  nhiên khi nội tâm chuyển đổi quá lớn.
    • Hỷ lạc: Có người cảm nhận được một niềm vui mà trước đây chưa bao giờ có.
    • Sự an lạc thân tâm: Có người nghe được những chuyển động vi tế nhất của thân tâm.
    • Thuần tín: Có người tưởng mình là vị Thánh Nhập Lưu khi có niềm tin Tam Bảo mãnh liệt hơn bao giờ.
    • Dũng mãnh: Có người thấy việc lành nào cũng dễ dàng làm dù thật ra nó quá sức họ. Họ làm không biết mệt mỏi với suy nghĩ mình là Thánh Nhân.
    • Sự tịnh lạc: Có người cảm thấy thân tâm hạnh phúc, nhẹ nhàng, thanh tịnh, thanh thản vô cùng mà không có dục lạc nào sánh nổi.
    • Sáng trí: Có người thấy mình có trí tuệ sáng suốt, nhanh nhạy chưa từng có nên tưởng mình là Thánh.
    • Chánh niệm: Hành giả sống 100% với chánh niệm, trong khi trước đây một giờ chánh niệm liên tục rất khó, còn bây giờ bao lâu cũng được và rất dễ dàng và vững mạnh hơn xưa rất nhiều.
    • Xả tâm: Có người thấy tâm trạng của mình chủ yếu là sự thanh thản, không vui buồn, thương ghét đối với bất cứ hoàn cảnh nào. Cảm giác đó cứ như một bậc Thánh không còn Sân và Tham dục.
    • Pháp ái: Là sự ham thích, đam mê với những tiến bộ của mình trong Pháp Thiền Tuệ Quán qua các Tùy Phiền Não.

    Trong 10 Tùy phiền não, chỉ có Pháp ái mới là phiền não mà thôi. Còn 9 điều trước (Trừ hào quang là Pháp vô ký) đều là thiện Pháp. Tùy phiền não chính là cạm bẫy nguy hiểm cho người thiếu duyên tưởng mình là Thánh Nhân, vì chúng là cơ hội tăng trưởng 3 phiền não Ngã Mạn, Tham Ái, Tà Kiến. Với người hữu duyên đắc Thánh trí thì cả 10 Tùy Phiền Não chỉ là cảnh phù du nhất thời. Vị ấy biết rõ cảnh Danh Sắc sinh diệt mới là điều cần lưu tâm và không có gì cần thiết để vướng mắc. Đạo phi Đạo Tri Kiến Tịnh là trí biết rõ cái gì giả, cái gì thật.

    Đạo Lộ Tri Kiến Tịnh

    Đây là giai đoạn gồm các trí tuệ từ Tuệ Sinh Diệt đến Tuệ Chuyển Tộc.

    • Tuệ Sinh Diệt: Trí tuệ trực nghiệm, thấy được Tam Tướng trong Danh Sắc chứ không phải do suy nghiệm.
    • Tuệ Diệt: Trí thấy sự sinh diệt của Danh Sắc với tốc độ nhanh không ngờ. Không ai có thể thấy được từng sát na Danh Sắc sinh diệt thế nào, nên ở giai đoạn này, hành giả chỉ thấy hình ảnh nổi bật là sự diệt nhiều hơn sinh hay sự biến mất của từng thứ. Trong khi ở Tuệ Sinh Diệt thì sự sinh và diệt gần như nhau.
    • Tuệ Kinh Sợ: Khi thấy sự biến mất của Danh Sắc, hành giả có sự kinh cảm, ghê sợ Danh Sắc, thấy mình đang chết trong từng giây và nhìn ra thế giới đang sụp đổ. Đây là cái thấy của trí tuệ như thật chứ không phải tưởng tượng.
    • Tuệ Nguy Hại: Hành giả trực nhận ra bản chất của Danh  Sắc  không  tốt  đẹp  như  thường  nghĩ.  Đẹp  xấu, vui buồn chỉ là ảo ảnh, những thứ kiên cố lâu bền đều không thật, mọi thứ sinh ra chỉ để diệt đi.
    • Tuệ Chán nản: Đến đây sự kinh hoàng đã lắng xuống và thay vào đó là sự nhàm chán với mọi sự, kể cả chuyện tu tập công đức. Với hành giả lúc này thứ gì cũng là giả tạm, nên có khi từ bỏ tu tập, hành thiền.
    • Tuệ Dục Thoát: Hành giả muốn thoát khỏi Danh Sắc vì thấy mình như một tù nhân bị giam nhốt trong ngục.
    • Tuệ Quán Chiếu: Ngay sau lúc muốn vượt thoát Danh Sắc, hành giả hiểu ra rằng không có một con đường nào để thoát khỏi Danh Sắc ngoài việc tiếp tục nhìn ngắm nó sinh diệt cho đến khi dứt sạch phiền não.
    • Tuệ Hành Xả: Hành giả cảm giác thanh thản, bình yên, không tiếc nuối giống như một người nam nhìn người vợ cũ khi tình xưa đã hết: Không thương, không ghét mà  chỉ  có  sự  hững  hờ,  vô  cảm.  Cũng  vậy,  hành  giả thấy Danh Sắc bằng trạng thái không sợ, không chán, không muốn xua đi hay nắm lại. Cho nên, sự sợ hãi Danh Sắc là tâm trạng bồng bột ở giai đoạn đầu, chưa thuần thục, chín muồi vì còn lệ thuộc vào tình cảm. Còn tầng tuệ già dặn này thì mọi thứ nằm ngoài thương ghét vì khoảng cách từ sự hờ hững qua thương thích lớn hơn từ sự ghét sợ qua thương thích.
    • Tuệ  Thuận  Thứ: Trí  này  chỉ  là  một  thứ  tâm, diễn  ra trong 1 sát na và đối tượng của nó không còn là Danh Sắc mà là Niết Bàn. Người ít duyên khi đến Tuệ Hành Xả thì tâm cứ quanh quẩn cảnh quang Danh Sắc. Còn với hành giả đủ duyên đắc Thánh trí thì tâm rời Danh Sắc hướng về Niết Bàn.
    • Tuệ Chuyển Tộc: Trí này vẫn lấy Niết Bàn làm đối tượng, có chức năng chấm dứt chủng tử phàm phu.
    • Thánh Tuệ Đạo và Quả: Gồm sát na Thánh Đạo và sát na Thánh Quả. Thánh Đạo chỉ là một sát na nhưng cùng lúc làm đủ bốn việc: Nhận ra Khổ đế, Chấm dứt Tập đế, Chứng ngộ Diệt đế và Thành mãn Đạo đế. Ngay sau Thánh Đạo là Thánh Quả, không có thời gian gián đoạn, xen kẽ. Vô lượng kiếp sinh tử được kết thúc chỉ trong một khoảnh khắc.
    • Tuệ Phản Khán: Tuệ này xuất hiện sau Tâm Thánh Tuệ Đạo và Quả có 5 chức năng:
      1. Nhìn lại Thánh Đạo vừa chứng
      2. Nhìn lại Thánh Quả vừa chứng
      3. Nhìn lại trạng thái Niết Bàn đạt được
      4. Nhìn lại những phiền não đã diệt
      5. Nhìn lại các phiền não còn sót (A La Hán không có).

    Như vậy, khi kể 16 tầng Tuệ Minh Sát là kể luôn cả Tuệ Phân Biệt Danh Sắc và Tuệ Phân Tích Nhân Duyên, tiếp theo là 10 Tuệ quán căn bản và 4 Tuệ quán phản xạ

    (Tự có, không do can thiệp, từ Tuệ Chuyển Tộc đến Tuệ Phản Khán).

    Tri Kiến Tịnh

    Ở đây chỉ cho các tâm Thánh Đạo vì mỗi tầng Thánh tiêu trừ ít nhiều phiền não đến tầng cao nhất thì tất cả phiền não được đoạn tận. Nói chi tiết có đến 8 hạng Thánh Nhân, nhưng thực tế chỉ có 4 tầng Thánh Quả. Vì mỗi tầng Thánh Đạo chỉ diễn ra trong 1 sát na.

    • Thánh Sơ Quả: Còn gọi là Thánh Nhập Lưu, Dự Lưu, Tu Đà Hoàn hay Thất Lai, vị đã tận diệt được 3 phiền não Thân kiến, Hoài nghi và Giới cấm thủ. Sau khi đắc quả, khi nào muốn an hưởng quả vị Niết Bàn, vị ấy chỉ cần nhập vào Quả Định bằng cách quan sát Danh Sắc theo cách của người hành thiền Quán (Thiền Tuệ, Vipassanā), rồi Quả Định kéo dài nhiều giờ hay 1 tuần và chỉ sống bằng tâm Sơ Quả trọn suốt thời gian này.
    • Thánh Nhị Quả: Còn gọi là Thánh Tư Đà Hàm hay Nhất Lai, vị đã giảm nhẹ được Tham dục và Sân.
    • Thánh Tam Quả: Còn gọi là Thánh A Na Hàm hay Bất Lai, vị đã tận diệt được thêm Tham dục và Sân, chấm dứt được 5 phiền não đầu nên không còn sinh vào cõi Dục giới. Vị Thánh A Na Hàm và A La Hán có hai cơ hội để an hưởng quả vị Niết Bàn ngay khi còn sống đó là an trú Quả Định và nhập Thiền Diệt Thọ Tưởng Định (Diệt Tận Định) nếu đã đắc 4 tầng thiền Vô Sắc.
    • Thánh Tứ Quả: Còn gọi là Thánh Vô Học hay A La Hán, vị đã diệt trừ thêm 5 phiền não Tham sắc, Tham vô sắc, Ngã mạn, Phóng tâm và Si mê, chấm dứt tất cả phiền não nên không còn tái sinh kiếp nào nữa. Tất cả Chư Phật Chánh Đẳng Giác (Toàn Giác), Độc Giác (Bích Chi) và A La Hán Thanh Văn Giác đều là những vị Thánh Tứ Quả giống nhau  trên phương diện chấm dứt tất cả phiền não, chứng ngộ Niết Bàn và thoát khỏi luân  hồi  sinh  tử  sau  khi  tịch  diệt.  Nhưng  do  phước duyên mỗi vị khác nhau nên có những điểm khác biệt:
      • Có vị A La Hán chứng ngộ chỉ nhờ hành thiền Quán, mà không tu tập Thiền Định nên không có khả năng đặc biệt, được gọi là A La Hán Tuệ Giải Thoát.
      • Có  vị  A  La  Hán  chứng  các  tầng  Thiền  Định  trước hoặc sau khi chứng Thánh Quả, được gọi là A La Hán Câu Phần Giải Thoát.
      • Có vị A La Hán tu trọn cả Thiền Chỉ và Quán (Thiền Định và Tuệ) nhưng trí Tứ Quả chỉ có 2 khả năng là Túc Mạng Minh (Biết tiền kiếp) và Thiên Nhãn Minh (Biết tương lai), được gọi là A La Hán Tam Minh.
      • A  La  Hán  Lục  Thông  là  những  vị  có  5  phép  thần thông: Thiên Nhãn Thông, Thiên Nhĩ Thông, Túc Mạng Thông, Tha Tâm Thông và Thần Túc Thông.
      • A La Hán Vô Ngại Giải là những vị có Tứ Tuệ Phân Tích về nghĩa (nhân), pháp (quả), ngôn ngữ và ứng đối.

    Vị A La Hán nào cũng chấm dứt tất cả phiền não và thoát khỏi sinh tử như nhau nhưng nói về ba khía cạnh Phước báu, Đức lành và Trí tuệ thì hàng Thanh Văn A La Hán không bì được với Phật Độc Giác, và Phật Độc Giác không sao sánh được với vị Phật Toàn Giác.

    Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

    Chuyên mục: Nghiên cứu

    Xem thêm GIỚI – ĐỊNH – TUỆ là gì? Giải thích dễ hiểu Tam Học theo Bát Chánh Đạo và Thất Tịnh

    Nội dung chính

      GIỚI – ĐỊNH – TUỆ

      Có ba loại phiền não trong tâm mỗi người, đó là phiền não tác động, phiền não tư tưởng và phiền não ngủ ngầm. Là bậc Toàn Giác có trí tuệ viên mãn, Đức Phật đã cho chúng ta ba món linh dược là Giới – Định – Tuệ để chữa trị ba loại phiền não trên. Giới hạnh trong sạch giúp chúng ta kiềm thúc các phiền não tác động biểu hiện qua lời nói, hành động cũng như làm nền tảng để tu tập Định tâm. Với Định tâm  tĩnh lặng, chúng  ta có thể  kiểm soát các tư tưởng đang ám ảnh trong ý thức và giúp phát triển Tuệ tâm. Tuệ giác sáng suốt giúp đoạn trừ tận gốc mọi phiền não ngủ ngầm tiềm ẩn trong vô thức, đưa hành giả từ phàm phu trở thành bậc Thánh có niềm hạnh phúc, an lạc thật sự, vô điều kiện hay Niết Bàn.

      Tam Vô lậu học (Giới – Định – Tuệ) có thể được trình bày rộng theo Bát Chánh Đạo hay Thất Tịnh như sau:

      VÔ LẬU HỌC – THẤT TỊNH – BÁT CHÁNH ĐẠO

      Vô Lậu Học Thất Tịnh Bát Chánh Đạo
      Giới Học Giới Tịnh Chánh Ngữ, Nghiệp, Mạng
      Định Học Tâm Tịnh Chánh Tinh Tấn, Niệm, Định
      Tuệ Học Kiến Tịnh, Đoạn Nghi Tịnh, Đạo Phi Đạo Tri Kiến Tịnh, Hành Trì Tịnh, Tri Kiến Tịnh Chánh Kiến, Tư Duy

      TAM HỌC ĐƯỢC TRÌNH BÀY THEO BÁT CHÁNH ĐẠO

      Tam học (Giới – Định – Tuệ) được phân tích cụ thể dựa trên Bát Chánh Đạo như sau:

      Giới Học

      Tùy theo hành giả là Cư sĩ tại gia hay Tu sĩ xuất gia mà giữ gìn giới hạnh trọn vẹn của mình, nhưng căn bản nhất trong Bát Chánh Đạo, Giới hạnh có 3 yếu tố: Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng (Xem lại phần Bát Giới ājīvaṭṭhamakasīla).

      • Chánh Ngữ (Sammā-vācā): Có 4 điều về khẩu là không nói dối, không nói lời vô ích, không nói lời thô ác, không nói lời chia rẽ gây hại đến mình và người.
      • Chánh Nghiệp (Sammā-kammanta): Có 3 điều về thân là không sát sinh, không trộm cướp và không tà dâm (không hành dâm nếu là Tu sĩ).
      • Chánh Mạng (Sammā-ājīva):

      Với Cư sĩ: Nuôi mạng chân chánh bằng nghề nghiệp lương thiện đúng theo luật đời, giới đạo; Tránh các nghề nghiệp trực tiếp hay gián tiếp phạm 5 giới cấm (Sát sinh, trộm cướp, tà dâm, tà ngữ và nghiện ngập) như đồ tể, thợ săn, buôn bán vũ khí, rượu bia, thuốc phiện, thịt cá, cờ bạc, cá độ…..

      Với Tu sĩ: Nuôi mạng chân chánh bằng cách nhận sự cúng dường chứ không được hành nghề xem bói, chữa bệnh hay lấy lòng Phật tử bằng nhiều cách.

      Định Học

      Gồm có 3 yếu tố: Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định.

      Chánh Tinh Tấn (Sammā-vāyāma):

      • Không ngừng nỗ lực trong việc ngăn chặn các ác nghiệp sẽ phát sinh, diệt trừ các ác nghiệp đang có, thực hiện các thiện nghiệp chưa làm và tăng trưởng các thiện nghiệp đã làm.
      • Khi hành thiền: Nỗ lực hướng tâm, giữ tâm liên tục trên đối tượng thiền để duy trì chánh niệm trong tất cả tư thế đi, đứng, nằm, ngồi,…

      Chánh Niệm (Sammā-sati): Dựa trên Pháp Hành Thiền Tuệ hay Thiền Tứ Niệm Xứ, hành giả hay biết, ghi nhận liên tục các đối tượng thuộc về Danh Sắc (thân – tâm) trong tất cả các tư thế đi, đứng, nằm, ngồi để thấy được thực tánh Khổ, Vô thường, Vô ngã, ngăn chặn phiền não cũ và phiền não mới phát sinh.

      Chánh  Định (Sammā-samādhi): Sự định tâm trên đối tượng thiền với nền tảng giới hạnh. Có hai loại Chánh định cần thiết dựa trên Kinh điển và Chú giải đó là:

      • Thiền Tuệ: Sát Na Định (định từng chập sinh diệt).
      • Thiền  ĐịnhCận  Định  hoặc  An  Chỉ  Định  (Sơ  thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền).

      Tuệ Học

      Tuệ học gồm 2 yếu tố: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy.

      Chánh Kiến (Sammā-diṭṭhi):

      • Về Pháp học: Hiểu biết đúng đắn, chuẩn xác Giáo Pháp như Luật Nhân Quả, Mười Hai Nhân Duyên, Tứ Diệu Đế, Pháp Thiền Định, Thiền Minh Sát,……
      • Về Pháp hành: Chứng nghiệm Tứ Diệu Đế, thực tánh Pháp (Vô thường, Khổ, Vô ngã) và thành tựu các tầng Tuệ Minh Sát.

      Chánh Tư Duy (Sammā-saṅkappa):

      • Về Pháp học: Suy nghiệm về ly dục, vô sân, bất hại.
      • Về Pháp hành: Hướng tâm về đối tượng thiền.

      Tuệ học cũng có 3 loại: Văn Tuệ, Tư Tuệ và Tu Tuệ.

      • Văn tuệ: Trí tuệ có được từ sự nghe, đọc, nghiên cứu, học hỏi Chánh Pháp của Đức Phật.
      • Tư tuệ: Trí tuệ phát sinh do sự tư duy, suy xét, chiêm nghiệm và chắt lọc từ kiến thức Văn tuệ.
      • Tu tuệ: Tuệ giác khởi sinh do tu tập Pháp Hành Thiền Tuệ (Vipassanā) nhờ Văn tuệ và Tư tuệ làm nền tảng, mà thấy biết rõ thật tánh sinh diệt, tam tướng (Khổ, Vô thường, Vô ngã) của các Pháp và chứng ngộ Niết Bàn.

      Văn tuệ và Tư tuệ được xem là Chánh kiến và Chánh tư duy ban đầu, tạm thời của hành giả phàm phu, được điều chỉnh, bổ sung liên tục. Nhờ đó, hành giả có kiến thức giáo lý Phật Pháp căn bản và nắm vững kỹ thuật hành thiền, làm tiêu chuẩn lựa chọn Pháp tu, Thầy dạy cũng như ứng dụng tu tập để thành tựu Tuệ giác (Chánh kiến, Chánh tư duy) thật sự, trở thành bậc Thánh.

      Ngày nay, nếu không có Pháp học (Văn tuệ và Tư tuệ) căn bản đúng đắn mà cứ nhắm mắt tin theo một Pháp tu hay một vị Thầy nào đó, hành giả dễ tu tập lầm lạc và phát triển tà kiến, tham ái, ngã mạn, để rồi cứ lòng vòng, quẩn quanh trong đau khổ. Muốn có hiểu biết chuẩn xác, chúng ta cần phải học hỏi, tham khảo nguồn Kinh  điển  tin  cậy  và  chắt  lọc  kiến  thức  từ  các  vị  Thầy uyên thâm về Pháp học, thuần thục về Pháp hành, không nên độc tôn một ai. Nhờ vậy, chúng ta mới có nền tảng Phật Pháp tương đối chuẩn xác, vững chắc mà ứng dụng tiến tu trên bước đường giải thoát.

      TAM HỌC ĐƯỢC TRÌNH BÀY THEO THẤT TỊNH

      Thất Tịnh: Giới tịnh, Tâm tịnh, Kiến tịnh, Đoạn nghi tịnh, Đạo phi đạo tri kiến tịnh, Đạo lộ tri kiến tịnh và Tri kiến tịnh, là cách trình bày rộng của Tam học nhằm thanh lọc nội tâm phàm phu trở thành Thánh Nhân.

      Giới Học

      Giới Tịnh: là sự trong sạch giới hạnh của hành giả hàng xuất gia hay tại gia, làm căn bản cho việc tu tiến Thiền Định và Thiền Tuệ. Giới tịnh có chức năng làm sạch Thân nghiệp, Khẩu nghiệp và một phần Ý nghiệp.

      Định Học

      Tâm Tịnh: bao gồm Sát na định (khaṇikasamādhi, sự định tâm trong từng phút), Cận định (upacārasamādhi) và  Kiên  cố  định  (Appanāsamādhi,  các  bậc  thiền),  có khả năng đè nén năm triền cái (Năm chướng ngại: Tham, Sân, Hôn thụy, Phóng tâm và Hoài nghi).

      Tuệ Học

      Kiến Tịnh: Là khả năng thanh lọc tri kiến bằng sự thấy biết đúng bản chất của Danh Sắc như 5 Uẩn gồm Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức; 12 Xứ gồm 6 Căn (Mắt, Tai, Mũi,  Lưỡi,  Thân,  Ý)  và  6  Trần  (Sắc,  Thanh,  Mùi,  Vị, Xúc, Pháp); 18 Giới gồm 6 Căn, 6 Trần và 6 Thức (Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức và Ý thức). Kiến tịnh chính là Tuệ Phân Biệt Danh Sắc, Tuệ đầu tiên trong 16 tầng Tuệ Minh Sát.

      Đoạn Nghi Tịnh: Là khả năng thấu hiểu về lý Duyên sinh, Duyên hệ. Nhờ vậy mà hành giả bỏ được hoài nghi về bản thân và người khác theo cách nghĩ thường tình gắn liền với ngã chấp:

      • Trước kiếp này Tôi là ai, ở đâu, sống ra sao ?
      • Hiện giờ Tôi đang là gì trong trời đất này ?
      • Mai này chết đi, Tôi sẽ ra sao ?

      Khi đó, hành giả biết rằng dù trong quá khứ, hiện tại hay vị lai thì chúng ta chỉ là ngũ uẩn sinh diệt liên tục tùy theo tác động của Nghiệp báo và phiền não. Hành giả thấy rằng ngũ uẩn ở đâu và lúc nào cũng gắn liền với Tam Tướng (Khổ, Vô thường, Vô ngã) nên tránh được hai Tà Kiến là Thường Kiến (cho rằng có linh hồn vĩnh cửu để tái sinh nhiều kiếp) và Đoạn Kiến (Cho rằng chết là hết, không có quả).

      Đọan nghi tịnh chính là Tuệ Phân Tích Nhân Duyên, Tuệ thứ hai trong 16 tầng Tuệ Minh Sát. Các Chú giải Sư nói rằng ai chứng hai Tuệ đầu tiên được xem là một vị Sơ quả tương đối (Tiểu Tu Đà Hoàn), ít có khả năng sa đọa vào cõi khổ ở kiếp sau.

      Đạo Phi Đạo Tri Kiến Tịnh

      Tịnh Pháp này chính là hai tầng Tuệ: Tuệ Thẩm Sát Tam Tướng (thấy đặc tính Khổ, Vô thường, Vô ngã của Thân Tâm hay Ngũ uẩn) và Tuệ Sinh Diệt (thấy sự sinh ra và mất đi của Thân Tâm hay Danh Sắc). Từ hai tầng tuệ này trở đi, hành giả mới thấy được ngũ uẩn Chân đế qua bốn khía cạnh rốt ráo:

      • Bất cứ cái gì dù Danh hay Sắc, thuộc về thân hay tâm cũng đều là những khối tổng hợp (Kalāpa) do duyên mà sinh diệt.
      • Cái gì ở đời cũng là một giai đoạn. Bản chất của đời sống là sự trôi chảy không ngừng, luôn trong tình trạng trở thành cái khác.
      • Cái gì cũng chỉ là những chuỗi dài ghép nối cái trước với cái sau, được tạo nên bởi vô số sát na tâm.
      • Cái gì cũng chỉ tồn tại một sát na tâm, mà phàm phu không thể diễn tả được tốc độ sinh diệt cực nhanh của thân tâm hay Danh Sắc.

      Hành giả khi đạt Tuệ Sinh Diệt sẽ gặp phải một cám dỗ lớn, nếu thiếu sáng suốt sẽ khó vượt qua, đó chính là 10 Tùy phiền não, vừa là thành quả, cũng vừa là chướng ngại cho việc tu tập tiến bộ.

      • Hào quang: Có người thấy thân mình tự nhiên phát sáng hay trở nên trong suốt như pha lê. Người kém duyên sẽ tưởng đó là sự chứng ngộ ghê gớm nào đó. Thực ra đây chỉ là một chuyện rất tự  nhiên khi nội tâm chuyển đổi quá lớn.
      • Hỷ lạc: Có người cảm nhận được một niềm vui mà trước đây chưa bao giờ có.
      • Sự an lạc thân tâm: Có người nghe được những chuyển động vi tế nhất của thân tâm.
      • Thuần tín: Có người tưởng mình là vị Thánh Nhập Lưu khi có niềm tin Tam Bảo mãnh liệt hơn bao giờ.
      • Dũng mãnh: Có người thấy việc lành nào cũng dễ dàng làm dù thật ra nó quá sức họ. Họ làm không biết mệt mỏi với suy nghĩ mình là Thánh Nhân.
      • Sự tịnh lạc: Có người cảm thấy thân tâm hạnh phúc, nhẹ nhàng, thanh tịnh, thanh thản vô cùng mà không có dục lạc nào sánh nổi.
      • Sáng trí: Có người thấy mình có trí tuệ sáng suốt, nhanh nhạy chưa từng có nên tưởng mình là Thánh.
      • Chánh niệm: Hành giả sống 100% với chánh niệm, trong khi trước đây một giờ chánh niệm liên tục rất khó, còn bây giờ bao lâu cũng được và rất dễ dàng và vững mạnh hơn xưa rất nhiều.
      • Xả tâm: Có người thấy tâm trạng của mình chủ yếu là sự thanh thản, không vui buồn, thương ghét đối với bất cứ hoàn cảnh nào. Cảm giác đó cứ như một bậc Thánh không còn Sân và Tham dục.
      • Pháp ái: Là sự ham thích, đam mê với những tiến bộ của mình trong Pháp Thiền Tuệ Quán qua các Tùy Phiền Não.

      Trong 10 Tùy phiền não, chỉ có Pháp ái mới là phiền não mà thôi. Còn 9 điều trước (Trừ hào quang là Pháp vô ký) đều là thiện Pháp. Tùy phiền não chính là cạm bẫy nguy hiểm cho người thiếu duyên tưởng mình là Thánh Nhân, vì chúng là cơ hội tăng trưởng 3 phiền não Ngã Mạn, Tham Ái, Tà Kiến. Với người hữu duyên đắc Thánh trí thì cả 10 Tùy Phiền Não chỉ là cảnh phù du nhất thời. Vị ấy biết rõ cảnh Danh Sắc sinh diệt mới là điều cần lưu tâm và không có gì cần thiết để vướng mắc. Đạo phi Đạo Tri Kiến Tịnh là trí biết rõ cái gì giả, cái gì thật.

      Đạo Lộ Tri Kiến Tịnh

      Đây là giai đoạn gồm các trí tuệ từ Tuệ Sinh Diệt đến Tuệ Chuyển Tộc.

      • Tuệ Sinh Diệt: Trí tuệ trực nghiệm, thấy được Tam Tướng trong Danh Sắc chứ không phải do suy nghiệm.
      • Tuệ Diệt: Trí thấy sự sinh diệt của Danh Sắc với tốc độ nhanh không ngờ. Không ai có thể thấy được từng sát na Danh Sắc sinh diệt thế nào, nên ở giai đoạn này, hành giả chỉ thấy hình ảnh nổi bật là sự diệt nhiều hơn sinh hay sự biến mất của từng thứ. Trong khi ở Tuệ Sinh Diệt thì sự sinh và diệt gần như nhau.
      • Tuệ Kinh Sợ: Khi thấy sự biến mất của Danh Sắc, hành giả có sự kinh cảm, ghê sợ Danh Sắc, thấy mình đang chết trong từng giây và nhìn ra thế giới đang sụp đổ. Đây là cái thấy của trí tuệ như thật chứ không phải tưởng tượng.
      • Tuệ Nguy Hại: Hành giả trực nhận ra bản chất của Danh  Sắc  không  tốt  đẹp  như  thường  nghĩ.  Đẹp  xấu, vui buồn chỉ là ảo ảnh, những thứ kiên cố lâu bền đều không thật, mọi thứ sinh ra chỉ để diệt đi.
      • Tuệ Chán nản: Đến đây sự kinh hoàng đã lắng xuống và thay vào đó là sự nhàm chán với mọi sự, kể cả chuyện tu tập công đức. Với hành giả lúc này thứ gì cũng là giả tạm, nên có khi từ bỏ tu tập, hành thiền.
      • Tuệ Dục Thoát: Hành giả muốn thoát khỏi Danh Sắc vì thấy mình như một tù nhân bị giam nhốt trong ngục.
      • Tuệ Quán Chiếu: Ngay sau lúc muốn vượt thoát Danh Sắc, hành giả hiểu ra rằng không có một con đường nào để thoát khỏi Danh Sắc ngoài việc tiếp tục nhìn ngắm nó sinh diệt cho đến khi dứt sạch phiền não.
      • Tuệ Hành Xả: Hành giả cảm giác thanh thản, bình yên, không tiếc nuối giống như một người nam nhìn người vợ cũ khi tình xưa đã hết: Không thương, không ghét mà  chỉ  có  sự  hững  hờ,  vô  cảm.  Cũng  vậy,  hành  giả thấy Danh Sắc bằng trạng thái không sợ, không chán, không muốn xua đi hay nắm lại. Cho nên, sự sợ hãi Danh Sắc là tâm trạng bồng bột ở giai đoạn đầu, chưa thuần thục, chín muồi vì còn lệ thuộc vào tình cảm. Còn tầng tuệ già dặn này thì mọi thứ nằm ngoài thương ghét vì khoảng cách từ sự hờ hững qua thương thích lớn hơn từ sự ghét sợ qua thương thích.
      • Tuệ  Thuận  Thứ: Trí  này  chỉ  là  một  thứ  tâm, diễn  ra trong 1 sát na và đối tượng của nó không còn là Danh Sắc mà là Niết Bàn. Người ít duyên khi đến Tuệ Hành Xả thì tâm cứ quanh quẩn cảnh quang Danh Sắc. Còn với hành giả đủ duyên đắc Thánh trí thì tâm rời Danh Sắc hướng về Niết Bàn.
      • Tuệ Chuyển Tộc: Trí này vẫn lấy Niết Bàn làm đối tượng, có chức năng chấm dứt chủng tử phàm phu.
      • Thánh Tuệ Đạo và Quả: Gồm sát na Thánh Đạo và sát na Thánh Quả. Thánh Đạo chỉ là một sát na nhưng cùng lúc làm đủ bốn việc: Nhận ra Khổ đế, Chấm dứt Tập đế, Chứng ngộ Diệt đế và Thành mãn Đạo đế. Ngay sau Thánh Đạo là Thánh Quả, không có thời gian gián đoạn, xen kẽ. Vô lượng kiếp sinh tử được kết thúc chỉ trong một khoảnh khắc.
      • Tuệ Phản Khán: Tuệ này xuất hiện sau Tâm Thánh Tuệ Đạo và Quả có 5 chức năng:
        1. Nhìn lại Thánh Đạo vừa chứng
        2. Nhìn lại Thánh Quả vừa chứng
        3. Nhìn lại trạng thái Niết Bàn đạt được
        4. Nhìn lại những phiền não đã diệt
        5. Nhìn lại các phiền não còn sót (A La Hán không có).

      Như vậy, khi kể 16 tầng Tuệ Minh Sát là kể luôn cả Tuệ Phân Biệt Danh Sắc và Tuệ Phân Tích Nhân Duyên, tiếp theo là 10 Tuệ quán căn bản và 4 Tuệ quán phản xạ

      (Tự có, không do can thiệp, từ Tuệ Chuyển Tộc đến Tuệ Phản Khán).

      Tri Kiến Tịnh

      Ở đây chỉ cho các tâm Thánh Đạo vì mỗi tầng Thánh tiêu trừ ít nhiều phiền não đến tầng cao nhất thì tất cả phiền não được đoạn tận. Nói chi tiết có đến 8 hạng Thánh Nhân, nhưng thực tế chỉ có 4 tầng Thánh Quả. Vì mỗi tầng Thánh Đạo chỉ diễn ra trong 1 sát na.

      • Thánh Sơ Quả: Còn gọi là Thánh Nhập Lưu, Dự Lưu, Tu Đà Hoàn hay Thất Lai, vị đã tận diệt được 3 phiền não Thân kiến, Hoài nghi và Giới cấm thủ. Sau khi đắc quả, khi nào muốn an hưởng quả vị Niết Bàn, vị ấy chỉ cần nhập vào Quả Định bằng cách quan sát Danh Sắc theo cách của người hành thiền Quán (Thiền Tuệ, Vipassanā), rồi Quả Định kéo dài nhiều giờ hay 1 tuần và chỉ sống bằng tâm Sơ Quả trọn suốt thời gian này.
      • Thánh Nhị Quả: Còn gọi là Thánh Tư Đà Hàm hay Nhất Lai, vị đã giảm nhẹ được Tham dục và Sân.
      • Thánh Tam Quả: Còn gọi là Thánh A Na Hàm hay Bất Lai, vị đã tận diệt được thêm Tham dục và Sân, chấm dứt được 5 phiền não đầu nên không còn sinh vào cõi Dục giới. Vị Thánh A Na Hàm và A La Hán có hai cơ hội để an hưởng quả vị Niết Bàn ngay khi còn sống đó là an trú Quả Định và nhập Thiền Diệt Thọ Tưởng Định (Diệt Tận Định) nếu đã đắc 4 tầng thiền Vô Sắc.
      • Thánh Tứ Quả: Còn gọi là Thánh Vô Học hay A La Hán, vị đã diệt trừ thêm 5 phiền não Tham sắc, Tham vô sắc, Ngã mạn, Phóng tâm và Si mê, chấm dứt tất cả phiền não nên không còn tái sinh kiếp nào nữa. Tất cả Chư Phật Chánh Đẳng Giác (Toàn Giác), Độc Giác (Bích Chi) và A La Hán Thanh Văn Giác đều là những vị Thánh Tứ Quả giống nhau  trên phương diện chấm dứt tất cả phiền não, chứng ngộ Niết Bàn và thoát khỏi luân  hồi  sinh  tử  sau  khi  tịch  diệt.  Nhưng  do  phước duyên mỗi vị khác nhau nên có những điểm khác biệt:
        • Có vị A La Hán chứng ngộ chỉ nhờ hành thiền Quán, mà không tu tập Thiền Định nên không có khả năng đặc biệt, được gọi là A La Hán Tuệ Giải Thoát.
        • Có  vị  A  La  Hán  chứng  các  tầng  Thiền  Định  trước hoặc sau khi chứng Thánh Quả, được gọi là A La Hán Câu Phần Giải Thoát.
        • Có vị A La Hán tu trọn cả Thiền Chỉ và Quán (Thiền Định và Tuệ) nhưng trí Tứ Quả chỉ có 2 khả năng là Túc Mạng Minh (Biết tiền kiếp) và Thiên Nhãn Minh (Biết tương lai), được gọi là A La Hán Tam Minh.
        • A  La  Hán  Lục  Thông  là  những  vị  có  5  phép  thần thông: Thiên Nhãn Thông, Thiên Nhĩ Thông, Túc Mạng Thông, Tha Tâm Thông và Thần Túc Thông.
        • A La Hán Vô Ngại Giải là những vị có Tứ Tuệ Phân Tích về nghĩa (nhân), pháp (quả), ngôn ngữ và ứng đối.

      Vị A La Hán nào cũng chấm dứt tất cả phiền não và thoát khỏi sinh tử như nhau nhưng nói về ba khía cạnh Phước báu, Đức lành và Trí tuệ thì hàng Thanh Văn A La Hán không bì được với Phật Độc Giác, và Phật Độc Giác không sao sánh được với vị Phật Toàn Giác.

      Related Articles

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Back to top button