Nghiên cứu

Thập thiện nghiệp là gì? Phước Báu Của Mười Thiện Nghiệp

Trong đời này có 3 hạng người là: Tam nhân, nhị nhân và vô nhân. Cõi thiện giới trong kiếp hiện tại, đều là quả của thiện tâm tạo Mười thiện nghiệp bằng thân, khẩu, ý ở kiếp quá khứ của mỗi chúng sinh.

Cho nên, chúng ta cần phải cố ý thực hành Mười thiện nghiệp:

* Thân có 3 thiện nghiệp:

Bạn đang xem: Thập thiện nghiệp là gì? Phước Báu Của Mười Thiện Nghiệp

1. Không sát sinh.

2. Không trộm cướp.

3. Không tà dâm.

Người Tam nhân: có 3 nhân thiện (Vô tham, Vô sân, Vô si), vốn có trí tuệ nên có thể tu tập chứng Thiền và đắc Thánh.

Người nhị nhân: có 2 nhân thiện (Vô tham, Vô sân), vốn không có trí tuệ nên không thể tu tập chứng Thiền và đắc Thánh.

Người vô nhân: Người không có nhân thiện, bị tàn tật bẩm sinh.

* Khẩu có 4 thiện nghiệp:

4. Không nói dối.

5. Không nói lời chia rẽ.

6. Không nói lời thô tục.

7. Không nói lời vô ích.

* Ý có 3 thiện nghiệp:

8. Không tham lam.

9. Không thù hận.

10. Có chánh kiến.

Trong 10 nghiệp thiện trên, 7 nghiệp thiện đầu tiên đã được giải thích ở phần Bát Giới (ājīvaṭṭhamakasīla), nên phần này chỉ nói đến 3 thiện nghiệp về ý.

a. Cố Ý Không Tham Lam

Đa số phàm nhân, khi tiếp xúc với những đối tượng tốt, đáng vừa lòng như sắc đẹp, thanh hay,… thường sinh tâm tham muốn đối tượng ấy.

Có 2 hạng người này:

– Nếu người nào phát sinh tham tâm muốn tài sản,… của người khác thuộc về mình, bằng cách mua lại, trao đổi,… làm cho chủ nhân ấy tự nguyện ưng thuận, thì người ấy có tham tâm hợp Pháp, nên không tạo ý ác nghiệp tham lam tài sản của người khác.

– Nếu người nào phát sinh tham tâm muốn tài sản,… của người khác thuộc về mình, bằng cách trộm cướp, lừa đảo, hay dùng thế lực bắt buộc người chủ trao tài sản đó cho mình, thì người ấy có tham tâm bất hợp Pháp, nên tạo ý ác nghiệp tham lam tài sản của người khác.

✓ Chi Pháp của ý tham lam

Để biết có tạo ác nghiệp tham lam tài sản của người khác hay không, cần phải căn cứ vào 2 chi Pháp:

1- Của cải, tài sản của người khác.

2- Tâm nghĩ tham lam muốn được của cải, tài sản ấy thuộc về của riêng mình một cách bất hợp Pháp.

Người nào hội đủ 2 chi Pháp trên thì tạo ác nghiệp tham lam tài sản người khác, ác nghiệp này có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau và sau khi đã tái sinh. Nếu không đủ 2 chi Pháp trên thì ác nghiệp ấy không có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau, mà chỉ có cơ hội cho quả ở kiếp sau.

Của cải, tài sản của người khác: gồm có những thứ thuộc về vật chất lẫn tinh thần, các loài gia súc, gia cầm, con người,… thuộc về của cải, tài sản có chủ.

✓ Quả báo của ác ý tham lam

– Nếu người nào phát sinh tham tâm, muốn chiếm đoạt tài sản của người có giới đức thì người ấy tạo ý ác nghiệp nặng. Sau khi chết, ý ác ấy có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau trong loài ngạ quỷ hay Asura (quỷ thần), chịu quả khổ cho đến khi hết nghiệp.

– Nếu người nào phát sinh tham tâm, muốn chiếm đoạt tài sản của người không có giới đức thì người ấy tạo ý ác nghiệp nhẹ. Sau khi chết, ác nghiệp nhẹ ấy không có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau, nếu có thiện nghiệp nào có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau làm người thì người ấy sẽ là nghèo khổ, thiếu thốn nhu cầu cần thiết.

b. Cố Ý Không Thù Hận

Người nào có tính thường hay giận dữ, không thân thiện, gần gũi, giúp đỡ,… người khác, như vậy người ấy có sân tâm bình thường, không phải là ý ác nghiệp thù hận. Người nào phát sinh sân tâm tìm cách phá hoại sự lợi ích, tiến hóa, an lạc của người khác, đây là sân tâm tạo ác nghiệp thù hận.

✓ Chi Pháp của ý thù hận

Để biết có tạo ý ác nghiệp thù hận người khác hay không, chúng ta cần phải căn cứ vào 2 chi Pháp:

1- Người khác.

2- Sân tâm nghĩ tìm cách phá hoại sự lợi ích, tiến hóa, an lạc của người khác.

Nếu tạo ác nghiệp thù hận người khác hội đủ 2 chi Pháp này thì ác nghiệp ấy có nhiều năng lực, có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau và sau khi đã tái sinh. Nếu không đủ 2 chi Pháp thì ác nghiệp ấy không có cơ hội cho quả trong tái sinh, mà chỉ có cơ hội cho quả ở kiếp sau.

✓ Quả báo của ác ý thù hận

Người nào có ý ác nghiệp thù hận người có giới đức, sau khi chết, nếu ý ác nghiệp ấy có cơ hội cho quả trong tái sinh kiếp sau thì người ấy sinh vào cõi địa ngục, chịu quả khổ cho đến khi hết nghiệp. Nếu người nào có ý ác nghiệp thù hận người không có giới, sau khi chết, ý ác nghiệp nhẹ ấy không có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau, nếu có thiện nghiệp nào có cơ hội cho quả tái sinh làm người, thì người ấy sẽ có thân hình xấu xí, kỳ dị đáng ghê sợ, mọi người xa lánh.

c. Có Chánh Kiến

Chánh kiến là sự hiểu biết đúng về nghiệp là của riêng mình, tin hiểu nghiệp quả rằng ngoài nghiệp ra, không có tài sản nào trong đời thuộc về riêng mình thật sự, thậm chí ngay cả thân xác này cũng không phải của riêng mình, vì nó không theo ý muốn của mình, mà chỉ tùy thuộc vào nhân duyên.

>>Xem thêm bài này để biết rõ tính khác biệt giữa Chánh kiến và Tà kiến: Tà Kiến là gì? Chánh kiến là gì? Các loại và nguyên nhân hình thành

Phước Báu Của Mười Thiện Nghiệp

✓ Trong kiếp hiện tại Vị nào giữ mười thiện nghiệp được trong sạch và trọn vẹn, thiện nghiệp ấy có cơ hội cho quả hiện tại là vị ấy thường tiếp xúc với các đối tượng tốt như Sắc đẹp, Thanh hay, Mùi thơm, Vị ngon, Xúc dễ chịu.

✓ Thời kỳ tái sinh kiếp sau Vị nào biết hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi, tin nghiệp quả mà tích cực giữ mười thiện nghiệp trong sạch và trọn vẹn, sau khi chết, nếu thiện nghiệp ấy trong thiện tâm hợp với trí tuệ có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì vị ấy sinh làm người Tam nhân ở cõi người hay 1 trong 6 cõi Dục thiên hưởng lạc và có thể tu chứng Thiền, đắc Thánh.

Vị nào biết hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi, tin nghiệp quả mà giữ mười thiện nghiệp trong sạch và trọn vẹn, sau khi chết, nếu thiện nghiệp ấy trong thiện tâm không hợp với trí tuệ có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì vị ấy làm người nhị nhân ở cõi thiện giới (cõi người và 1 trong 6 cõi Dục thiên) hưởng lạc ít, không thể tu chứng Thiền, đắc Thánh trong kiếp sau, mà tiếp tục tích lũy Ba La Mật để thành tựu Thiền Định, Đạo và Quả ở các kiếp vị lai.

Vị nào biết hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi, tin nghiệp quả mà giữ mười thiện nghiệp tương đối, sau khi chết, nếu thiện nghiệp nhẹ ấy trong thiện tâm không hợp với trí tuệ có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì vị ấy sinh làm người vô nhân ở cõi người hay 1 trong 6 cõi Dục thiên bị đui, mù, câm, điếc hay khuyết tật bẩm sinh.

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Nghiên cứu

Xem thêm Thập thiện nghiệp là gì? Phước Báu Của Mười Thiện Nghiệp

Trong đời này có 3 hạng người là: Tam nhân, nhị nhân và vô nhân. Cõi thiện giới trong kiếp hiện tại, đều là quả của thiện tâm tạo Mười thiện nghiệp bằng thân, khẩu, ý ở kiếp quá khứ của mỗi chúng sinh.

Cho nên, chúng ta cần phải cố ý thực hành Mười thiện nghiệp:

* Thân có 3 thiện nghiệp:

1. Không sát sinh.

2. Không trộm cướp.

3. Không tà dâm.

Người Tam nhân: có 3 nhân thiện (Vô tham, Vô sân, Vô si), vốn có trí tuệ nên có thể tu tập chứng Thiền và đắc Thánh.

Người nhị nhân: có 2 nhân thiện (Vô tham, Vô sân), vốn không có trí tuệ nên không thể tu tập chứng Thiền và đắc Thánh.

Người vô nhân: Người không có nhân thiện, bị tàn tật bẩm sinh.

* Khẩu có 4 thiện nghiệp:

4. Không nói dối.

5. Không nói lời chia rẽ.

6. Không nói lời thô tục.

7. Không nói lời vô ích.

* Ý có 3 thiện nghiệp:

8. Không tham lam.

9. Không thù hận.

10. Có chánh kiến.

Trong 10 nghiệp thiện trên, 7 nghiệp thiện đầu tiên đã được giải thích ở phần Bát Giới (ājīvaṭṭhamakasīla), nên phần này chỉ nói đến 3 thiện nghiệp về ý.

a. Cố Ý Không Tham Lam

Đa số phàm nhân, khi tiếp xúc với những đối tượng tốt, đáng vừa lòng như sắc đẹp, thanh hay,… thường sinh tâm tham muốn đối tượng ấy.

Có 2 hạng người này:

– Nếu người nào phát sinh tham tâm muốn tài sản,… của người khác thuộc về mình, bằng cách mua lại, trao đổi,… làm cho chủ nhân ấy tự nguyện ưng thuận, thì người ấy có tham tâm hợp Pháp, nên không tạo ý ác nghiệp tham lam tài sản của người khác.

– Nếu người nào phát sinh tham tâm muốn tài sản,… của người khác thuộc về mình, bằng cách trộm cướp, lừa đảo, hay dùng thế lực bắt buộc người chủ trao tài sản đó cho mình, thì người ấy có tham tâm bất hợp Pháp, nên tạo ý ác nghiệp tham lam tài sản của người khác.

✓ Chi Pháp của ý tham lam

Để biết có tạo ác nghiệp tham lam tài sản của người khác hay không, cần phải căn cứ vào 2 chi Pháp:

1- Của cải, tài sản của người khác.

2- Tâm nghĩ tham lam muốn được của cải, tài sản ấy thuộc về của riêng mình một cách bất hợp Pháp.

Người nào hội đủ 2 chi Pháp trên thì tạo ác nghiệp tham lam tài sản người khác, ác nghiệp này có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau và sau khi đã tái sinh. Nếu không đủ 2 chi Pháp trên thì ác nghiệp ấy không có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau, mà chỉ có cơ hội cho quả ở kiếp sau.

Của cải, tài sản của người khác: gồm có những thứ thuộc về vật chất lẫn tinh thần, các loài gia súc, gia cầm, con người,… thuộc về của cải, tài sản có chủ.

✓ Quả báo của ác ý tham lam

– Nếu người nào phát sinh tham tâm, muốn chiếm đoạt tài sản của người có giới đức thì người ấy tạo ý ác nghiệp nặng. Sau khi chết, ý ác ấy có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau trong loài ngạ quỷ hay Asura (quỷ thần), chịu quả khổ cho đến khi hết nghiệp.

– Nếu người nào phát sinh tham tâm, muốn chiếm đoạt tài sản của người không có giới đức thì người ấy tạo ý ác nghiệp nhẹ. Sau khi chết, ác nghiệp nhẹ ấy không có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau, nếu có thiện nghiệp nào có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau làm người thì người ấy sẽ là nghèo khổ, thiếu thốn nhu cầu cần thiết.

b. Cố Ý Không Thù Hận

Người nào có tính thường hay giận dữ, không thân thiện, gần gũi, giúp đỡ,… người khác, như vậy người ấy có sân tâm bình thường, không phải là ý ác nghiệp thù hận. Người nào phát sinh sân tâm tìm cách phá hoại sự lợi ích, tiến hóa, an lạc của người khác, đây là sân tâm tạo ác nghiệp thù hận.

✓ Chi Pháp của ý thù hận

Để biết có tạo ý ác nghiệp thù hận người khác hay không, chúng ta cần phải căn cứ vào 2 chi Pháp:

1- Người khác.

2- Sân tâm nghĩ tìm cách phá hoại sự lợi ích, tiến hóa, an lạc của người khác.

Nếu tạo ác nghiệp thù hận người khác hội đủ 2 chi Pháp này thì ác nghiệp ấy có nhiều năng lực, có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau và sau khi đã tái sinh. Nếu không đủ 2 chi Pháp thì ác nghiệp ấy không có cơ hội cho quả trong tái sinh, mà chỉ có cơ hội cho quả ở kiếp sau.

✓ Quả báo của ác ý thù hận

Người nào có ý ác nghiệp thù hận người có giới đức, sau khi chết, nếu ý ác nghiệp ấy có cơ hội cho quả trong tái sinh kiếp sau thì người ấy sinh vào cõi địa ngục, chịu quả khổ cho đến khi hết nghiệp. Nếu người nào có ý ác nghiệp thù hận người không có giới, sau khi chết, ý ác nghiệp nhẹ ấy không có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau, nếu có thiện nghiệp nào có cơ hội cho quả tái sinh làm người, thì người ấy sẽ có thân hình xấu xí, kỳ dị đáng ghê sợ, mọi người xa lánh.

c. Có Chánh Kiến

Chánh kiến là sự hiểu biết đúng về nghiệp là của riêng mình, tin hiểu nghiệp quả rằng ngoài nghiệp ra, không có tài sản nào trong đời thuộc về riêng mình thật sự, thậm chí ngay cả thân xác này cũng không phải của riêng mình, vì nó không theo ý muốn của mình, mà chỉ tùy thuộc vào nhân duyên.

>>Xem thêm bài này để biết rõ tính khác biệt giữa Chánh kiến và Tà kiến: Tà Kiến là gì? Chánh kiến là gì? Các loại và nguyên nhân hình thành

Phước Báu Của Mười Thiện Nghiệp

✓ Trong kiếp hiện tại Vị nào giữ mười thiện nghiệp được trong sạch và trọn vẹn, thiện nghiệp ấy có cơ hội cho quả hiện tại là vị ấy thường tiếp xúc với các đối tượng tốt như Sắc đẹp, Thanh hay, Mùi thơm, Vị ngon, Xúc dễ chịu.

✓ Thời kỳ tái sinh kiếp sau Vị nào biết hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi, tin nghiệp quả mà tích cực giữ mười thiện nghiệp trong sạch và trọn vẹn, sau khi chết, nếu thiện nghiệp ấy trong thiện tâm hợp với trí tuệ có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì vị ấy sinh làm người Tam nhân ở cõi người hay 1 trong 6 cõi Dục thiên hưởng lạc và có thể tu chứng Thiền, đắc Thánh.

Vị nào biết hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi, tin nghiệp quả mà giữ mười thiện nghiệp trong sạch và trọn vẹn, sau khi chết, nếu thiện nghiệp ấy trong thiện tâm không hợp với trí tuệ có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì vị ấy làm người nhị nhân ở cõi thiện giới (cõi người và 1 trong 6 cõi Dục thiên) hưởng lạc ít, không thể tu chứng Thiền, đắc Thánh trong kiếp sau, mà tiếp tục tích lũy Ba La Mật để thành tựu Thiền Định, Đạo và Quả ở các kiếp vị lai.

Vị nào biết hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi, tin nghiệp quả mà giữ mười thiện nghiệp tương đối, sau khi chết, nếu thiện nghiệp nhẹ ấy trong thiện tâm không hợp với trí tuệ có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì vị ấy sinh làm người vô nhân ở cõi người hay 1 trong 6 cõi Dục thiên bị đui, mù, câm, điếc hay khuyết tật bẩm sinh.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button