Nghiên cứu

Tà Kiến là gì? Chánh kiến là gì? Các loại và nguyên nhân hình thành

Nội dung chính

    Tà kiến là gì?

    Tà kiến: Là sự thấy sai chấp lầm từ chủ thể bên trong mình đến các đối tượng bên ngoài.

    Các loại tà kiến

    Tà kiến có 2 loại:

    Bạn đang xem: Tà Kiến là gì? Chánh kiến là gì? Các loại và nguyên nhân hình thành

    1- Tà kiến chấp ngã trong ngũ uẩn chấp thủ.

    2- Tà kiến chấp thủ cố định.

    Ngũ uẩn chấp thủ có 5 uẩn là: Sắc (thân), Thọ (cảm xúc ở tâm và cảm giác ở thân), Tưởng (phân biệt, suy xét), Hành (phản ứng, tác ý), Thức (Hay biết đơn thuần).

    1. Tà kiến chấp ngã trong ngũ uẩn chấp thủ cho là ta (ngã).

    Có 4 loại:

    – Ngũ uẩn là ta

    – Ta có ngũ uẩn.

    – Ngũ uẩn trong ta

    – Ta trong ngũ uẩn.

    – Tất cả chúng sinh có ngũ uẩn trong 11 cõi dục giới.

    – Tất cả Phạm Thiên có ngũ uẩn trong 15 tầng trời Sắc Giới Phạm Thiên (trừ Vô Tưởng Thiên).

    – Tất cả Phạm Thiên có nhất uẩn là sắc uẩn trong tầng trời Sắc Giới Phạm Thiên Vô Tưởng Thiên.

    – Tất cả Phạm Thiên có tứ uẩn là Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn và Thức uẩn trong 4 tầng trời Vô Sắc giới Phạm Thiên.

    Tất cả mọi phàm nhân đều có Tà kiến chấp ngã trong ngũ uẩn chấp thủ cho là ta. Tà kiến này không ảnh hưởng, hay cản trở những người tạo mọi phước thiện như bố thí, giữ giới, hành thiền,… cũng không cản trở các hành giả thực hành Thiền Định đạt các tầng thiền và phép thần thông thế gian.

    Tà kiến chấp ngã trong ngũ uẩn chỉ cản trở Pháp Hành Thiền Tuệ, bởi vì đối tượng Thiền Tuệ là ngũ uẩn có thực tánh là Pháp vô ngã, không phải là ta, là người,… nhưng Tà kiến chấp ngã trong ngũ uẩn chấp thủ cho là ta, là người, …

    2. Tà kiến chấp thủ cố định:

    Có 3 loại: Vô quả, Vô nhân và Vô hành.

    – Vô quả tà kiến: Thấy sai chấp lầm rằng không có quả của nghiệp, không có quả khổ của ác nghiệp, không có quả lành của thiện nghiệp, chết là hết, không có kiếp sau, gọi là Đoạn Kiến.

    – Vô nhân tà kiến: Chấp rằng không có nhân cho ra quả, không có ác nghiệp cho ra quả khổ, không có thiện nghiệp cho ra quả lành; tất cả mọi chúng sinh đều tự nhiên hiện hữu (không phải do nghiệp), tự nhiên ô nhiễm, thanh tịnh,…. và tự nhiên giải thoát.

    – Vô hành tà kiến: Thấy sai chấp lầm rằng không có hành ác, không có hành thiện; người tạo ác nghiệp không gọi là hành ác; người tạo thiện nghiệp không gọi là hành thiện. Hành chỉ là hành mà thôi.

    Trong tất cả mọi loại ác nghiệp, chỉ có 3 loại ác nghiệp tà kiến chấp thủ cố định này là trọng tội nặng nhất, hơn cả ngũ nghịch đại tội (giết cha, giết mẹ, giết vị A La Hán, làm thân Đức Phật chảy máu, chia rẽ Tăng Đoàn). Bởi vì người có ác nghiệp tà kiến chấp thủ cố định này hoàn toàn phủ nhận và không tin nghiệp và quả của nghiệp. Vì vậy, họ không tin Phật Pháp, không biết hổ thẹn, ghê sợ và sám hối tội lỗi của mình, nên không từ bỏ ác nghiệp tà kiến chấp thủ cố định này. Để rồi họ ngày càng lún sâu vào tội lỗi. Sau khi chết, chắc chắn ác nghiệp này có quyền ưu tiên cho quả khiến họ tái sinh kiếp sau trong cõi đại địa ngục Avīci, phải chịu quả khổ lâu dài trải qua nhiều đại kiếp trái đất, không có thời hạn.

    Tà kiến phát sinh do nguyên nhân nào?

    1- Lắng nghe tà Pháp từ hạng người có tà kiến.

    2- Hiểu biết sai với si tâm, không biết đúng 4 trạng thái của Pháp hữu vi (Vô thường, Khổ, Vô ngã, Bất tịnh).

    Chánh kiến là gì?

    Chánh kiến là sự hiểu biết đúng về nghiệp là của riêng mình, tin hiểu nghiệp quả rằng ngoài nghiệp ra, không có tài sản nào trong đời thuộc về riêng mình thật sự, thậm chí ngay cả thân xác này cũng không phải của riêng mình, vì nó không theo ý muốn của mình, mà chỉ tùy thuộc vào nhân duyên.

    Chánh kiến phát sinh do nhân nào?

    1- Lắng nghe Chánh Pháp từ các bậc thiện trí.

    2- Hiểu biết trong tâm với trí tuệ biết đúng 4 trạng thái của Pháp hữu vi (Vô thường, Khổ, Vô ngã, Bất tịnh).

    Chánh kiến có 5 loại:

    1- Chánh kiến sở nghiệp biết đúng, tin nghiệp và quả của nghiệp thuộc về riêng mình.

    2- Chánh kiến Thiền Tuệ là trí tuệ Thiền Tuệ tam giới (của phàm nhân) thấy biết rõ thật tánh sinh diệt và tam tướng (Khổ, Vô thường, Vô ngã) của Danh Pháp, Sắc Pháp.

    3- Chánh kiến Thánh Đạo Tuệ là trí tuệ Thiền Tuệ siêu tam giới (của Thánh Nhân) chứng đắc 4 Thánh Đạo.

    4- Chánh kiến Thánh Quả Tuệ là trí tuệ Thiền Tuệ siêu tam giới (của Thánh Nhân) chứng đắc 4 Thánh Quả.

    5- Chánh kiến quán triệt là trí tuệ quán triệt Đạo, Quả, Niết Bàn, phiền não đã diệt tận, phiền não chưa diệt tận.

    Chánh kiến hỗ trợ tạo mọi thiện Pháp với thiện tâm hợp với trí tuệ, có đủ 3 thiện nhân là Vô tham, Vô sân và Vô si (trí tuệ), cho phước thiện ấy trở thành Tam nhân thiện nghiệp, cho quả tái sinh thành người Tam nhân ở cõi người hoặc 1 trong 6 cõi Dục thiên, hưởng lạc và có thể tu chứng Thiền, đắc Thánh.

    Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

    Chuyên mục: Nghiên cứu

    Xem thêm Tà Kiến là gì? Chánh kiến là gì? Các loại và nguyên nhân hình thành

    Nội dung chính

      Tà kiến là gì?

      Tà kiến: Là sự thấy sai chấp lầm từ chủ thể bên trong mình đến các đối tượng bên ngoài.

      Các loại tà kiến

      Tà kiến có 2 loại:

      1- Tà kiến chấp ngã trong ngũ uẩn chấp thủ.

      2- Tà kiến chấp thủ cố định.

      Ngũ uẩn chấp thủ có 5 uẩn là: Sắc (thân), Thọ (cảm xúc ở tâm và cảm giác ở thân), Tưởng (phân biệt, suy xét), Hành (phản ứng, tác ý), Thức (Hay biết đơn thuần).

      1. Tà kiến chấp ngã trong ngũ uẩn chấp thủ cho là ta (ngã).

      Có 4 loại:

      – Ngũ uẩn là ta

      – Ta có ngũ uẩn.

      – Ngũ uẩn trong ta

      – Ta trong ngũ uẩn.

      – Tất cả chúng sinh có ngũ uẩn trong 11 cõi dục giới.

      – Tất cả Phạm Thiên có ngũ uẩn trong 15 tầng trời Sắc Giới Phạm Thiên (trừ Vô Tưởng Thiên).

      – Tất cả Phạm Thiên có nhất uẩn là sắc uẩn trong tầng trời Sắc Giới Phạm Thiên Vô Tưởng Thiên.

      – Tất cả Phạm Thiên có tứ uẩn là Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn và Thức uẩn trong 4 tầng trời Vô Sắc giới Phạm Thiên.

      Tất cả mọi phàm nhân đều có Tà kiến chấp ngã trong ngũ uẩn chấp thủ cho là ta. Tà kiến này không ảnh hưởng, hay cản trở những người tạo mọi phước thiện như bố thí, giữ giới, hành thiền,… cũng không cản trở các hành giả thực hành Thiền Định đạt các tầng thiền và phép thần thông thế gian.

      Tà kiến chấp ngã trong ngũ uẩn chỉ cản trở Pháp Hành Thiền Tuệ, bởi vì đối tượng Thiền Tuệ là ngũ uẩn có thực tánh là Pháp vô ngã, không phải là ta, là người,… nhưng Tà kiến chấp ngã trong ngũ uẩn chấp thủ cho là ta, là người, …

      2. Tà kiến chấp thủ cố định:

      Có 3 loại: Vô quả, Vô nhân và Vô hành.

      – Vô quả tà kiến: Thấy sai chấp lầm rằng không có quả của nghiệp, không có quả khổ của ác nghiệp, không có quả lành của thiện nghiệp, chết là hết, không có kiếp sau, gọi là Đoạn Kiến.

      – Vô nhân tà kiến: Chấp rằng không có nhân cho ra quả, không có ác nghiệp cho ra quả khổ, không có thiện nghiệp cho ra quả lành; tất cả mọi chúng sinh đều tự nhiên hiện hữu (không phải do nghiệp), tự nhiên ô nhiễm, thanh tịnh,…. và tự nhiên giải thoát.

      – Vô hành tà kiến: Thấy sai chấp lầm rằng không có hành ác, không có hành thiện; người tạo ác nghiệp không gọi là hành ác; người tạo thiện nghiệp không gọi là hành thiện. Hành chỉ là hành mà thôi.

      Trong tất cả mọi loại ác nghiệp, chỉ có 3 loại ác nghiệp tà kiến chấp thủ cố định này là trọng tội nặng nhất, hơn cả ngũ nghịch đại tội (giết cha, giết mẹ, giết vị A La Hán, làm thân Đức Phật chảy máu, chia rẽ Tăng Đoàn). Bởi vì người có ác nghiệp tà kiến chấp thủ cố định này hoàn toàn phủ nhận và không tin nghiệp và quả của nghiệp. Vì vậy, họ không tin Phật Pháp, không biết hổ thẹn, ghê sợ và sám hối tội lỗi của mình, nên không từ bỏ ác nghiệp tà kiến chấp thủ cố định này. Để rồi họ ngày càng lún sâu vào tội lỗi. Sau khi chết, chắc chắn ác nghiệp này có quyền ưu tiên cho quả khiến họ tái sinh kiếp sau trong cõi đại địa ngục Avīci, phải chịu quả khổ lâu dài trải qua nhiều đại kiếp trái đất, không có thời hạn.

      Tà kiến phát sinh do nguyên nhân nào?

      1- Lắng nghe tà Pháp từ hạng người có tà kiến.

      2- Hiểu biết sai với si tâm, không biết đúng 4 trạng thái của Pháp hữu vi (Vô thường, Khổ, Vô ngã, Bất tịnh).

      Chánh kiến là gì?

      Chánh kiến là sự hiểu biết đúng về nghiệp là của riêng mình, tin hiểu nghiệp quả rằng ngoài nghiệp ra, không có tài sản nào trong đời thuộc về riêng mình thật sự, thậm chí ngay cả thân xác này cũng không phải của riêng mình, vì nó không theo ý muốn của mình, mà chỉ tùy thuộc vào nhân duyên.

      Chánh kiến phát sinh do nhân nào?

      1- Lắng nghe Chánh Pháp từ các bậc thiện trí.

      2- Hiểu biết trong tâm với trí tuệ biết đúng 4 trạng thái của Pháp hữu vi (Vô thường, Khổ, Vô ngã, Bất tịnh).

      Chánh kiến có 5 loại:

      1- Chánh kiến sở nghiệp biết đúng, tin nghiệp và quả của nghiệp thuộc về riêng mình.

      2- Chánh kiến Thiền Tuệ là trí tuệ Thiền Tuệ tam giới (của phàm nhân) thấy biết rõ thật tánh sinh diệt và tam tướng (Khổ, Vô thường, Vô ngã) của Danh Pháp, Sắc Pháp.

      3- Chánh kiến Thánh Đạo Tuệ là trí tuệ Thiền Tuệ siêu tam giới (của Thánh Nhân) chứng đắc 4 Thánh Đạo.

      4- Chánh kiến Thánh Quả Tuệ là trí tuệ Thiền Tuệ siêu tam giới (của Thánh Nhân) chứng đắc 4 Thánh Quả.

      5- Chánh kiến quán triệt là trí tuệ quán triệt Đạo, Quả, Niết Bàn, phiền não đã diệt tận, phiền não chưa diệt tận.

      Chánh kiến hỗ trợ tạo mọi thiện Pháp với thiện tâm hợp với trí tuệ, có đủ 3 thiện nhân là Vô tham, Vô sân và Vô si (trí tuệ), cho phước thiện ấy trở thành Tam nhân thiện nghiệp, cho quả tái sinh thành người Tam nhân ở cõi người hoặc 1 trong 6 cõi Dục thiên, hưởng lạc và có thể tu chứng Thiền, đắc Thánh.

      Related Articles

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Back to top button