Nghiên cứu

Thiền giúp trẻ em Singapore thích ứng với căng thẳng

Bà Mallika Kripalani, người sáng lập và giám đốc The Conscious Zone – một công ty có trụ sở tại Singapore chuyên đào tạo về thiền định và các giải pháp quản lý căng thẳng trong các trường học và doanh nghiệp.

Tổ chức đang giới thiệu thiền định đến với trẻ em và thanh thiếu niên tại Singapore để giúp họ đối phó với các tình huống căng thẳng ở trường học và xa hơn là trong cuộc sống sau này.

Ngay cả ở độ tuổi còn rất nhỏ, trẻ em vẫn có thể được hưởng những lợi ích từ thiền định.

Bạn đang xem: Thiền giúp trẻ em Singapore thích ứng với căng thẳng

Như Kripalani giải thích: “Nếu một đứa trẻ biết cách hít thở như thế nào, chúng sẽ biết cách lấy lại bình tĩnh nhanh chóng và phá vỡ chu kỳ lo âu, tức giận hoặc thất vọng khi bé bị căng thẳng”.

Rất nhiều phụ huynh ghi danh con em mình vào các buổi thực tập thiền chánh niệm để giúp chúng bình tĩnh và tập trung trong các kỳ thi hoặc các hoạt động khác trong cuộc sống.

Mặc dù ngay cả những người lớn vẫn gặp khó khăn trong việc thực hành thiền, nhưng trẻ em vẫn có thể học nó miễn là chúng tham gia các bài tập và thực hành thiền theo từng bước được hướng dẫn.

Ví dụ: Trẻ nhỏ không thể ngồi yên hoặc nhắm mắt, nhưng chúng có thể bắt đầu với một bài tập thở ngắn 30 giây, ở đó chúng được yêu cầu chú ý đến hơi thở của mình, cảm thấy ngực của mình đang tăng và giảm, hơi thở của chúng đi vào và ra.

“Tôi đã có những đứa trẻ trong lớp học của tôi, chúng không muốn nhắm mắt, lo lắng hoặc di chuyển trong thời gian thực hành. Vì thế, phải mất rất nhiều thời gian nhưng mọi thứ đều có thể.” Bà Kripalani chia sẻ. (The Straits Times)

Đối với những đứa trẻ lớn hơn, Kripalani cố gắng tìm hiểu xem chúng quan tâm đến những gì:

“Điều đầu tiên cần làm là thu hút trẻ em. Chúng tôi quan tâm đến bọn trẻ bằng cách cho chúng các ví dụ thực tế, chẳng hạn như diễn viên Hugh Jackman, người đóng Wolverine trong phim X-Men. Một người thường xuyên hành thiền. Chúng tôi tạo một không gian vui vẻ cho trẻ với những câu chuyện cười, giai thoại và các hoạt động thú vị khác.” (The Straits Times)

Được mẹ khuyến khích, Gautam Venkatraman đang học tại một trường quốc tế ở Singapore, đã bắt đầu thiền định vào năm 7 tuổi, khi tham gia vào một buổi hội thảo cùng với chị gái 13 tuổi của mình, Sashwika. Lúc đầu, cậu bé giống nhiều đứa trẻ khác, cậu ấy có vấn đề khi nhắm mắt trong những buổi thiền.

“Lúc đầu, tôi cứ nhấp nháy hoặc mở mắt, còn bây giờ, tôi có thể tĩnh lặng trong 5 phút.” Gautam Venkatraman tự hào khi nói về khả năng thiền của mình. (The Straits Times)

Bác sĩ Koh Li Wearn thực hành thiền ở nhà với 2 người con là Jon Yew và Jean Anne.
Bác sĩ Koh Li Wearn thực hành thiền ở nhà với 2 người con là Jon Yew và Jean Anne. Ảnh straitstimes.com

Gautam chia sẻ rằng, hai năm thực hành thiền định đã giúp cậu rất nhiều. Khi cậu chơi quần vợt, cậu ý thức được những suy nghĩ tiêu cực nảy sinh trong đầu và có thể chuyển chúng sang những tư tưởng tích cực hơn bằng cách nghỉ ngơi tinh thần, lấy lại bình tĩnh và sự tập trung.

“Rất nhiều lần, trong ván tennis, khi bạn thua, bạn phải bình tĩnh và trở lại cuộc chơi. Tôi không nghĩ về những điểm bị mất. Tôi nghĩ về phía trước,” Venkatraman nói. (The Straits Times)

Hai anh em Leon, 9 tuổi và Isabel Loh, 7 tuổi nói rằng, thực hành thiền đã giúp họ học cách đối phó với những tình huống lo lắng hoặc bực bội. Như Isabel đã giải thích:

“Tôi không cảm thấy căng thẳng khi người bạn của tôi xúc phạm tôi. Tôi chỉ cần thực hiện ba lần thở và tôi biết là không nên nói bất cứ điều gì xấu với cô ấy.” (The Straits Times)

Ho Jon Ye 10 tuổi nói rằng, thiền định đã giúp cậu ấy giải quyết lo lắng và căng thẳng trong kỳ thi ở trường:

“Tôi nghĩ nó khá hữu ích ở trường, trước khi đi thi và bất cứ khi nào tôi bị trêu chọc, để ngăn mình khóc hoặc tranh cãi. Tôi có thể thở một cách có ý thức và bỏ đi.” (The Straits Times)

Chánh niệm là một kỹ thuật cổ xưa được sử dụng trong nhiều truyền thống tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo. Bây giờ, nó rất phổ biến đối với các nhà sinh lý học hiện đại, bác sĩ thần kinh và bác sĩ tâm lý. Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng, chánh niệm đem lại nhiều lợi ích, như giảm stress, thư giãn sâu và các trạng thái tích cực của tâm.

Nguồn: buddhistdoor.net

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Nghiên cứu

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button