Nghiên cứu

Tiểu sử ông Nguyễn Mạnh Hùng – Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông

Ông Nguyễn Mạnh Hùng là một con người vô cùng tài năng, luôn hết mình vì sự nghiệp phát triển vĩ đại của đất nước. Ông đã được nhà nước tin tưởng để giao cho giữ chức vụ Bộ trưởng bộ TT&TT kể từ năm 2018 cho đến nay.

Nội dung chính

    Tiểu sử ông Nguyễn Mạnh Hùng là ai?

    tiểu sử ông nguyễn mạnh hùng

    Bạn đang xem: Tiểu sử ông Nguyễn Mạnh Hùng – Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông

    Ông Nguyễn Mạnh Hùng sinh ngày 24/07/1962 tại xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là một doanh nhân, một chính trị gia, kiêm thiếu tướng quân đội nhân dân Việt Nam. Hiện ông đang giữ chức vụ Bộ trưởng bộ TT&TT; Ủy viên Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam kiêm Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương.

    Ông Nguyễn Mạnh Hùng sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở Bắc Ninh. Tuy nghèo khổ, thế nhưng cha mẹ ông vẫn hết sức cố gắng để ông được đi học nhằm thoát mù chữ, có cơ hội phát triển tốt hơn trong tương lai. Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của bản thân, ông đã thi đỗ vào Học viện Kỹ thuật Quân sự, đạt được nhiều thành tích tốt trong học tập, được nhà nước cử đi nước ngoài nâng cao trình độ chuyên môn.

    Quá trình học tập của ông Nguyễn Mạnh Hùng

    tiểu sử ông nguyễn mạnh hùng

    Năm 1979, ông Nguyễn Mạnh Hùng thi đỗ vào Học viện Kỹ thuật Quân sự, khóa 14. Sau một năm học tại trường, ông đã đạt kết quả xuất sắc, được Bộ Quốc phòng tuyển chọn để tham gia đi học kỹ sư quân sự tại Liên Xô.

    Từ năm 1980 đến năm 1986, ông Nguyễn Mạnh Hùng là học viên quân sự ngành vô tuyến điện Trường Đại học Thông tin Quân sự Ulianov – Liên Xô.

    Từ năm 1993 đến năm 1995, ông là sinh viên thạc sĩ ngành viễn thông Trường Đại học Tổng hợp Sydney, Úc.

    Từ năm 1995 đến năm 1998, ông học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Việt Nam.

    Tóm lại, ông Nguyễn Mạnh Hùng đã tốt nghiệp Kỹ sư chuyên ngành Điện tử viễn thông ở Liên Xô, thạc sĩ viễn thông ở Australia, thạc sĩ quản trị kinh doanh ở Đại học Kinh tế Quốc dân.

    Quá trình công tác và thành tựu đạt được của ông Nguyễn Mạnh Hùng

    tiểu sử ông nguyễn mạnh hùng

    Năm 1989, ông Nguyễn Mạnh Hùng bắt đầu làm việc tại SIGELCO, đây là đơn vị tiền thân của tập đoàn viễn thông quân đội VIETTEL ngày nay.

    Năm 1995, ông bắt đầu nắm giữ các vị trí trợ lý kỹ thuật, Phó trưởng phòng rồi Trưởng phòng Đầu tư Phát triển của SIGELCO.

    Năm 2000, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó giám đốc Công ty Viễn thông Quân đội VIETTEL. (sau khi SIGELCO cơ cấu lại và đổi tên)

    Năm 2010, ông Nguyễn Mạnh Hùng được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội VIETTEL.

    Ngày 1 tháng 3 năm 2014, ông được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội VIETTEL.

    Tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XII của Đảng, ông Nguyễn Mạnh Hùng trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.

    Năm 2012, ông được nhà nước Thụ phong quân hàm Thiếu tướng.

    Ngoài ra ông còn là Ủy viên Quân ủy Trung ương Việt Nam, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.

    Tháng 6 năm 2018, ông Nguyễn Mạnh Hùng được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội VIETTEL.

    Ông Nguyễn Mạnh Hùng đã được chọn là một trong 10 nhân vật ICT Việt Nam tiêu biểu do giới truyền thông bình chọn, và đã tham gia buổi đàm thoại giữa ông và Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng diễn ra năm 2016.

    Ngày 23 tháng 7 năm 2018, ông Nguyễn Mạnh Hùng được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 chỉ định giữ chức vụ Bí thư Ban Cán sự Đảng Cộng sản Việt Nam Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021 thay cho ông Trương Minh Tuấn bị kỷ luật hiện thôi giữ chức vụ này.

    Ngày 25 tháng 7 năm 2018, tại quyết định số 900/QĐ-TTg, ông Nguyễn Mạnh Hùng được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc giao Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

    Ngày 27 tháng 7 năm 2018, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trao cho ông Nguyễn Mạnh Hùng quyết định giữ chức Bí thư Ban Cán sự Đảng bộ Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam kiêm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021.

    Sáng ngày 24 tháng 10 năm 2018, với 461 trong tổng số 469 Đại biểu Quốc hội khóa 14 có mặt tại nghị trường (tổng số đại biểu 485) đã tán thành nghị quyết phê chuẩn ông Nguyễn Mạnh Hùng làm Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thay cho ông Trương Minh Tuấn, bị tạm đình chỉ công tác do có vi phạm trong dự án MobiFone mua AVG.

    Ngày 30 tháng 1 năm 2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 13 nhiệm kỳ 2021-2026.

    Ngày 28 tháng 7 năm 2021, tại kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XV, ông Nguyễn Mạnh Hùng đã được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Ngày 25 tháng 8 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1438/QĐ-TTg, bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Hùng làm Ủy viên Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

    Viettel đã đạt được những gì khi ông Nguyễn Mạnh Hùng lãnh đạo?

    tiểu sử ông nguyễn mạnh hùng

    Kể từ khi ông Nguyễn Mạnh Hùng trở thành lãnh đạo của Tập đoàn viễn thông quân đội VIETTEL, doanh nghiệp này đã từng bước đạt được nhiều thành tựu và phát triển vượt bậc.

    – Doanh thu VIETTEL trong năm 2021 đã đạt con số ấn tượng là 274.000 tỷ đồng (12 tỷ USD).

    – Nộp ngân sách nhà nước hơn 32.000 tỷ đồng.

    – Mảng kinh doanh bán lẻ trong năm 2021 gia tăng doanh thu hơn 30%, lợi nhuận tăng thêm 43% so với năm 2020.

    – Nhiều dịch vụ mới chính thức đưa vào hoạt động như dịch vụ thanh toán di động Viettel Money; dịch vụ thu phí không dừng ePass; nền tảng quản lý tiêm chủng có số người dùng lớn nhất hiện nay.

    – Viettel hiện đang là doanh nghiệp công nghệ có số đơn đăng ký và số bằng được cấp hàng năm nhiều nhất tại Việt Nam, với 386 đơn đăng ký và đã cấp 51 trên cả 3 lĩnh vực quân sự, dân sự và viễn thông, trong đó có 9 sáng chế được cấp tại Mỹ.

    Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

    Chuyên mục: Nghiên cứu

    Xem thêm Tiểu sử ông Nguyễn Mạnh Hùng – Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông

    Ông Nguyễn Mạnh Hùng là một con người vô cùng tài năng, luôn hết mình vì sự nghiệp phát triển vĩ đại của đất nước. Ông đã được nhà nước tin tưởng để giao cho giữ chức vụ Bộ trưởng bộ TT&TT kể từ năm 2018 cho đến nay.

    Nội dung chính

      Tiểu sử ông Nguyễn Mạnh Hùng là ai?

      tiểu sử ông nguyễn mạnh hùng

      Ông Nguyễn Mạnh Hùng sinh ngày 24/07/1962 tại xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là một doanh nhân, một chính trị gia, kiêm thiếu tướng quân đội nhân dân Việt Nam. Hiện ông đang giữ chức vụ Bộ trưởng bộ TT&TT; Ủy viên Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam kiêm Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương.

      Ông Nguyễn Mạnh Hùng sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở Bắc Ninh. Tuy nghèo khổ, thế nhưng cha mẹ ông vẫn hết sức cố gắng để ông được đi học nhằm thoát mù chữ, có cơ hội phát triển tốt hơn trong tương lai. Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của bản thân, ông đã thi đỗ vào Học viện Kỹ thuật Quân sự, đạt được nhiều thành tích tốt trong học tập, được nhà nước cử đi nước ngoài nâng cao trình độ chuyên môn.

      Quá trình học tập của ông Nguyễn Mạnh Hùng

      tiểu sử ông nguyễn mạnh hùng

      Năm 1979, ông Nguyễn Mạnh Hùng thi đỗ vào Học viện Kỹ thuật Quân sự, khóa 14. Sau một năm học tại trường, ông đã đạt kết quả xuất sắc, được Bộ Quốc phòng tuyển chọn để tham gia đi học kỹ sư quân sự tại Liên Xô.

      Từ năm 1980 đến năm 1986, ông Nguyễn Mạnh Hùng là học viên quân sự ngành vô tuyến điện Trường Đại học Thông tin Quân sự Ulianov – Liên Xô.

      Từ năm 1993 đến năm 1995, ông là sinh viên thạc sĩ ngành viễn thông Trường Đại học Tổng hợp Sydney, Úc.

      Từ năm 1995 đến năm 1998, ông học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Việt Nam.

      Tóm lại, ông Nguyễn Mạnh Hùng đã tốt nghiệp Kỹ sư chuyên ngành Điện tử viễn thông ở Liên Xô, thạc sĩ viễn thông ở Australia, thạc sĩ quản trị kinh doanh ở Đại học Kinh tế Quốc dân.

      Quá trình công tác và thành tựu đạt được của ông Nguyễn Mạnh Hùng

      tiểu sử ông nguyễn mạnh hùng

      Năm 1989, ông Nguyễn Mạnh Hùng bắt đầu làm việc tại SIGELCO, đây là đơn vị tiền thân của tập đoàn viễn thông quân đội VIETTEL ngày nay.

      Năm 1995, ông bắt đầu nắm giữ các vị trí trợ lý kỹ thuật, Phó trưởng phòng rồi Trưởng phòng Đầu tư Phát triển của SIGELCO.

      Năm 2000, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó giám đốc Công ty Viễn thông Quân đội VIETTEL. (sau khi SIGELCO cơ cấu lại và đổi tên)

      Năm 2010, ông Nguyễn Mạnh Hùng được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội VIETTEL.

      Ngày 1 tháng 3 năm 2014, ông được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội VIETTEL.

      Tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XII của Đảng, ông Nguyễn Mạnh Hùng trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.

      Năm 2012, ông được nhà nước Thụ phong quân hàm Thiếu tướng.

      Ngoài ra ông còn là Ủy viên Quân ủy Trung ương Việt Nam, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.

      Tháng 6 năm 2018, ông Nguyễn Mạnh Hùng được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội VIETTEL.

      Ông Nguyễn Mạnh Hùng đã được chọn là một trong 10 nhân vật ICT Việt Nam tiêu biểu do giới truyền thông bình chọn, và đã tham gia buổi đàm thoại giữa ông và Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng diễn ra năm 2016.

      Ngày 23 tháng 7 năm 2018, ông Nguyễn Mạnh Hùng được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 chỉ định giữ chức vụ Bí thư Ban Cán sự Đảng Cộng sản Việt Nam Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021 thay cho ông Trương Minh Tuấn bị kỷ luật hiện thôi giữ chức vụ này.

      Ngày 25 tháng 7 năm 2018, tại quyết định số 900/QĐ-TTg, ông Nguyễn Mạnh Hùng được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc giao Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

      Ngày 27 tháng 7 năm 2018, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trao cho ông Nguyễn Mạnh Hùng quyết định giữ chức Bí thư Ban Cán sự Đảng bộ Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam kiêm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021.

      Sáng ngày 24 tháng 10 năm 2018, với 461 trong tổng số 469 Đại biểu Quốc hội khóa 14 có mặt tại nghị trường (tổng số đại biểu 485) đã tán thành nghị quyết phê chuẩn ông Nguyễn Mạnh Hùng làm Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thay cho ông Trương Minh Tuấn, bị tạm đình chỉ công tác do có vi phạm trong dự án MobiFone mua AVG.

      Ngày 30 tháng 1 năm 2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 13 nhiệm kỳ 2021-2026.

      Ngày 28 tháng 7 năm 2021, tại kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XV, ông Nguyễn Mạnh Hùng đã được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

      Ngày 25 tháng 8 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1438/QĐ-TTg, bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Hùng làm Ủy viên Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

      Viettel đã đạt được những gì khi ông Nguyễn Mạnh Hùng lãnh đạo?

      tiểu sử ông nguyễn mạnh hùng

      Kể từ khi ông Nguyễn Mạnh Hùng trở thành lãnh đạo của Tập đoàn viễn thông quân đội VIETTEL, doanh nghiệp này đã từng bước đạt được nhiều thành tựu và phát triển vượt bậc.

      – Doanh thu VIETTEL trong năm 2021 đã đạt con số ấn tượng là 274.000 tỷ đồng (12 tỷ USD).

      – Nộp ngân sách nhà nước hơn 32.000 tỷ đồng.

      – Mảng kinh doanh bán lẻ trong năm 2021 gia tăng doanh thu hơn 30%, lợi nhuận tăng thêm 43% so với năm 2020.

      – Nhiều dịch vụ mới chính thức đưa vào hoạt động như dịch vụ thanh toán di động Viettel Money; dịch vụ thu phí không dừng ePass; nền tảng quản lý tiêm chủng có số người dùng lớn nhất hiện nay.

      – Viettel hiện đang là doanh nghiệp công nghệ có số đơn đăng ký và số bằng được cấp hàng năm nhiều nhất tại Việt Nam, với 386 đơn đăng ký và đã cấp 51 trên cả 3 lĩnh vực quân sự, dân sự và viễn thông, trong đó có 9 sáng chế được cấp tại Mỹ.

      Related Articles

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Back to top button