Tử vi

Âm Dương Ngũ Hành

Học thuyết âm dương ngũ hành là quan điểm triết học cơ bản của các môn Dịch học số thuật. Nó mang vạn sự vạn vật trong vũ trụ quy kết thành hai tính chất chính là âm dương, cho rằng sự hình thành, biến hóa, và phát triển của tất cả sự vật đều là kết quả do hai khí âm dương vận động và chuyển hoán nhau.

Trong các môn Dịch học số thuật, âm dương biểu hiện thông qua thuộc tính ngũ hành. Ngũ hành chính là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Các bậc hiền triết Trung Quốc thời cổ đại mang sự cấu tạo thành vũ trụ quy kết thành năm loại vật chất tối cơ bản là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Học thuyết ngũ hành cho rằng, sự hình thành, phát triển và biến hóa của vạn sự vạn vật trong thế giới chúng ta đang sống, đều là kết quả sinh khắc chế hóa lẫn nhau của âm dương ngũ hành.

Căn cứ hiện tượng tự nhiên, kim loại (Kim) bị nung chảy hóa thành thể dịch (Thủy), nước (Thủy) nuôi sống cây cối (Mộc), cây cối (Mộc) có thể sinh ra lửa (Hỏa), lửa (Hỏa) thiêu đốt thành tro (Thổ), trong đất (Thổ) có chứa khoáng sản kim loại (Kim); các bậc hiền triết thời cổ đại đã tổng kết ra ngũ hành có hai đặc tính và quy luật tối cơ bản: tức tương sinh và tương khắc. Quy luật tương sinh và tương khắc của ngũ hành đều có quy luật tuần hoàn phản phục.

Bạn đang xem: Âm Dương Ngũ Hành

Tương sinh, giống như mẹ sinh con, là một loại vật chất có tác dụng sinh sôi, thúc đẩy, làm cho vận động, giúp cho lớn lên, trưởng thành đối với một loại vật chất khác. Ngũ hành tương sinh gồm có: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, tuần hoàn như vậy không ngừng.

Tương khắc, là một loại vật chất có tác dụng kiềm chế, ước thúc, áp chế đối với một loại vật chất khác. Ngũ hành tương khắc gồm có: Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, tuần hoàn như vậy không ngừng.

Tương sinh và tương khắc là mâu thuẫn nhưng lại thống nhất, như vậy sẽ làm cho sự vật vận động, phát triển và thay đổi. Ngũ hành tùy theo bốn mùa trong năm mà thay đổi, sẽ biến hóa Vượng suy, căn cứ các mức độ khác nhau, có thể chia thành 5 cấp: “Vượng”, “tướng”, “hưu”, “tù”, “tử”. “Vượng” là Vượng thịnh; “tướng” là kế Vượng; “hưu” là lui về nghỉ; “tù” là suy yếu, bị rơi vào cảnh tù túng khốn khó; “tử” là sinh khí không còn, đến mức độ tử vong.

Phương pháp tính toán Vượng suy là: đương lệnh là Vượng, lệnh sinh là tướng, sinh lệnh là hưu, khắc lệnh là tù, lệnh khắc là tử (lệnh là chỉ bốn mùa. Mùa xuân thì Mộc đương lệnh; mùa hạ là Hỏa đương lệnh; mùa thu là Kim đương lệnh; mùa đông là Thủy đương lệnh; các tháng 3,6,9,12 là Thổ đương lệnh). Ví dụ, Mộc sinh ở mùa xuân chính là đương lệnh mà Vượng, còn Mộc sinh Hỏa là tướng, Thủy sinh Mộc là hưu, Kim khắc Mộc là tù, Mộc khắc Thổ là tử, v.v… Còn lại cứ vậy mà suy ra.

Trạng thái Vượng suy của ngũ hành còn có một phương pháp biểu đạt khác, tức là “Trường Sinh thập nhị thần”. Thứ tự của “Trường Sinh thập nhị thần” là: Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt Thai, Dưỡng. Nó mang mức độ ngũ hành Vượng suy gắn vào hình tượng của toàn bộ quá trình của con người từ lúc hoài thai cho đến lúc tử vong, tuyệt diệt không còn gì. Kim Trường Sinh tại Tỵ, Mộc Trường Sinh tại Hợi, Hỏa Trường Sinh tại Dần, Thủy Thổ Trường Sinh tại Thân. Trong Đẩu Số, Trường Sinh, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, là bốn trạng thái thuộc nhóm Vượng tướng; Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt là năm trạng thái thuộc nhóm suy lạc; Mộc Dục thuộc trạng thái phá tán thất bại; Thai, Dưỡng thuộc trạng thái ôn dưỡng trung gian.

(Tử vi đẩu số tinh hoa tập thành – Đại Đức Sơn Nhân)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Âm Dương Ngũ Hành

Học thuyết âm dương ngũ hành là quan điểm triết học cơ bản của các môn Dịch học số thuật. Nó mang vạn sự vạn vật trong vũ trụ quy kết thành hai tính chất chính là âm dương, cho rằng sự hình thành, biến hóa, và phát triển của tất cả sự vật đều là kết quả do hai khí âm dương vận động và chuyển hoán nhau.

Trong các môn Dịch học số thuật, âm dương biểu hiện thông qua thuộc tính ngũ hành. Ngũ hành chính là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Các bậc hiền triết Trung Quốc thời cổ đại mang sự cấu tạo thành vũ trụ quy kết thành năm loại vật chất tối cơ bản là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Học thuyết ngũ hành cho rằng, sự hình thành, phát triển và biến hóa của vạn sự vạn vật trong thế giới chúng ta đang sống, đều là kết quả sinh khắc chế hóa lẫn nhau của âm dương ngũ hành.

Căn cứ hiện tượng tự nhiên, kim loại (Kim) bị nung chảy hóa thành thể dịch (Thủy), nước (Thủy) nuôi sống cây cối (Mộc), cây cối (Mộc) có thể sinh ra lửa (Hỏa), lửa (Hỏa) thiêu đốt thành tro (Thổ), trong đất (Thổ) có chứa khoáng sản kim loại (Kim); các bậc hiền triết thời cổ đại đã tổng kết ra ngũ hành có hai đặc tính và quy luật tối cơ bản: tức tương sinh và tương khắc. Quy luật tương sinh và tương khắc của ngũ hành đều có quy luật tuần hoàn phản phục.

Tương sinh, giống như mẹ sinh con, là một loại vật chất có tác dụng sinh sôi, thúc đẩy, làm cho vận động, giúp cho lớn lên, trưởng thành đối với một loại vật chất khác. Ngũ hành tương sinh gồm có: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, tuần hoàn như vậy không ngừng.

Tương khắc, là một loại vật chất có tác dụng kiềm chế, ước thúc, áp chế đối với một loại vật chất khác. Ngũ hành tương khắc gồm có: Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, tuần hoàn như vậy không ngừng.

Tương sinh và tương khắc là mâu thuẫn nhưng lại thống nhất, như vậy sẽ làm cho sự vật vận động, phát triển và thay đổi. Ngũ hành tùy theo bốn mùa trong năm mà thay đổi, sẽ biến hóa Vượng suy, căn cứ các mức độ khác nhau, có thể chia thành 5 cấp: “Vượng”, “tướng”, “hưu”, “tù”, “tử”. “Vượng” là Vượng thịnh; “tướng” là kế Vượng; “hưu” là lui về nghỉ; “tù” là suy yếu, bị rơi vào cảnh tù túng khốn khó; “tử” là sinh khí không còn, đến mức độ tử vong.

Phương pháp tính toán Vượng suy là: đương lệnh là Vượng, lệnh sinh là tướng, sinh lệnh là hưu, khắc lệnh là tù, lệnh khắc là tử (lệnh là chỉ bốn mùa. Mùa xuân thì Mộc đương lệnh; mùa hạ là Hỏa đương lệnh; mùa thu là Kim đương lệnh; mùa đông là Thủy đương lệnh; các tháng 3,6,9,12 là Thổ đương lệnh). Ví dụ, Mộc sinh ở mùa xuân chính là đương lệnh mà Vượng, còn Mộc sinh Hỏa là tướng, Thủy sinh Mộc là hưu, Kim khắc Mộc là tù, Mộc khắc Thổ là tử, v.v… Còn lại cứ vậy mà suy ra.

Trạng thái Vượng suy của ngũ hành còn có một phương pháp biểu đạt khác, tức là “Trường Sinh thập nhị thần”. Thứ tự của “Trường Sinh thập nhị thần” là: Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt Thai, Dưỡng. Nó mang mức độ ngũ hành Vượng suy gắn vào hình tượng của toàn bộ quá trình của con người từ lúc hoài thai cho đến lúc tử vong, tuyệt diệt không còn gì. Kim Trường Sinh tại Tỵ, Mộc Trường Sinh tại Hợi, Hỏa Trường Sinh tại Dần, Thủy Thổ Trường Sinh tại Thân. Trong Đẩu Số, Trường Sinh, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, là bốn trạng thái thuộc nhóm Vượng tướng; Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt là năm trạng thái thuộc nhóm suy lạc; Mộc Dục thuộc trạng thái phá tán thất bại; Thai, Dưỡng thuộc trạng thái ôn dưỡng trung gian.

(Tử vi đẩu số tinh hoa tập thành – Đại Đức Sơn Nhân)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button