Nghiên cứu

Các hạng người trong đời và các hạng chúng sinh trên thế gian theo Phật Giáo

Nội dung chính

    Các hạng người trong đời

    Trong đời này có 3 hạng người là người Tam nhân, người Nhị nhân và người Vô nhân cõi thiện giới trong kiếp hiện tại đều là quả của thiện nghiệp trong thiện tâm tạo 10 phước thiện (hoặc tạo 10 thiện nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý) ở kiếp quá khứ của mỗi chúng sinh.

    Hạng người Tam nhân

    Vị nào có giới hạnh trong sạch, trọn vẹn, tạo 10 thiện nghiệp bằng thân, khẩu, ý hay tạo phước thiện nào (trong 10 phước thiện trên) trải qua 3 thời kỳ tác ý chân chính như sau sẽ tạo được Tam nhân thiện nghiệp:

    Bạn đang xem: Các hạng người trong đời và các hạng chúng sinh trên thế gian theo Phật Giáo

    ⦁ Tác ý trước khi tạo phước thiện: Thiện tâm hoan hỷ (lâu mau không nhất định).
    ⦁ Tác ý đang khi tạo phước thiện: Thiện tâm hoan hỷ, trong sạch hợp với trí tuệ tin hiểu nghiệp báo (Có Chánh kiến hỗ trợ nên có đủ 3 nhân thiện: Vô tham, Vô sân, Vô si), nên phước thiện ấy trở thành Tam nhân thiện nghiệp.
    ⦁ Tác ý sau khi tạo phước thiện: Thiện tâm hoan hỷ, không có ngã mạn, tham ái, tà kiến mỗi khi tưởng niệm phước thiện ấy trong thời gian dài nên phước thiện ấy trở thành Tam nhân thiện nghiệp bậc cao.
    ⦁ Nếu tác ý sau khi tạo phước thiện là thiện tâm ô nhiễm (có ngã mạn, tham ái, tà kiến) mỗi khi tưởng niệm phước thiện ấy trong thời gian dài thì phước thiện ấy thành Tam nhân thiện nghiệp bậc thấp.

    Hạng người Tam nhân là người có tái sinh tâm là đại quả tâm hợp với trí tuệ (có đủ 3 nhân: Vô tham, Vô sân, trí tuệ), là quả của tam nhân thiện nghiệp bậc cao, làm phận sự tái sinh kiếp sau làm người Tam nhân ở cõi người hay cõi Dục Thiên hưởng lạc, vốn có trí tuệ nên có thể tu chứng Thiền, đắc Thánh và thần thông.

    Hạng người Nhị nhân

    Vị nào có giới hạnh trong sạch, trọn vẹn, tạo 10 thiện nghiệp bằng thân, khẩu, ý hay tạo phước thiện nào (trong 10 phước thiện trên) trải qua 3 thời kỳ tác ý như sau sẽ tạo được Nhị nhân thiện nghiệp:
    ⦁ Tác ý trước khi tạo phước thiện: Thiện tâm hoan hỷ (lâu mau không nhất định).
    ⦁ Tác ý đang khi tạo phước thiện: Thiện tâm hoan hỷ không hợp với trí tuệ, không tin hiểu nghiệp báo (Không có Chánh kiến hỗ trợ nên chỉ có 2 nhân thiện là Vô tham, Vô sân, không có Vô si hay trí tuệ) nên phước thiện ấy thành nhị nhân thiện nghiệp.
    ⦁ Tác ý sau khi tạo phước thiện: Thiện tâm hoan hỷ, không có ngã mạn, tham ái, tà kiến mỗi khi tưởng niệm phước thiện ấy trong thời gian dài nên phước thiện ấy trở thành nhị nhân thiện nghiệp bậc cao.

    Hạng người nhị nhân là người có tái sinh tâm là đại quả tâm không hợp với trí tuệ (chỉ có 2 thiện nhân: Vô tham và Vô sân), là quả của tam nhân thiện nghiệp bậc thấp và nhị nhân thiện nghiệp bậc cao, làm phận sự tái sinh kiếp sau làm người nhị nhân ở cõi người hay cõi Dục Thiên hưởng lạc ít, vốn không có trí tuệ nên không thể tu tập chứng Thiền, đắc Thánh.

    Hạng người Vô nhân cõi thiện giới

    Vị nào có giới hạnh tương đối, tạo 10 thiện nghiệp bằng thân, khẩu, ý hay tạo phước thiện nào (trong 10 phước thiện trên) trải qua 3 thời kỳ tác ý như sau sẽ tạo được Nhị nhân thiện nghiệp bậc thấp:
    ⦁ Tác ý trước khi tạo phước thiện: Có ít thiện tâm.
    ⦁ Tác ý đang khi tạo phước thiện: Thiện tâm hoan hỷ không hợp với trí tuệ, nên phước thiện ấy thành nhị nhân thiện nghiệp.
    ⦁ Tác ý sau khi tạo phước thiện: Thiện tâm ô nhiễm, có ngã mạn, tham ái, tà kiến mỗi khi tưởng niệm phước thiện ấy trong thời gian dài nên phước thiện ấy trở thành nhị nhân thiện nghiệp bậc thấp.

    Hạng người vô nhân cõi thiện là người có tái sinh tâm kiếp sau với suy xét tâm đồng sinh với thọ xả, là quả của nhị nhân thiện nghiệp bậc thấp, làm phận sự tái sinh kiếp sau làm người vô nhân ở cõi người hay cõi Tứ Thiên Vương, sống ở mặt đất, bị đui, mù, câm, điếc, tàn tật bẩm sinh, chỉ biết thông thường trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu đứa trẻ bị đui, mù, câm, điếc, tật nguyền không phải bẩm sinh mà do ác nghiệp cho quả (tai nạn, bệnh,…) thì đó không phải là người vô nhân cõi thiện nên đứa trẻ ấy có thể là người tam nhân hay nhị nhân.

    Tam nhân thiện nghiệp bậc cao, Tam nhân thiện nghiệp bậc thấp, nhị nhân thiện nghiệp bậc cao, nhị nhân thiện nghiệp bậc thấp, mỗi thiện nghiệp có tầm quan trọng cho quả trong thời kỳ tái sinh kiếp sau làm người Tam nhân, nhị nhân hay vô nhân ở cõi lành (cõi người và Dục thiên) và cho quả sau khi tái sinh ở cõi đó.

    Cho nên, tất cả mọi chúng sinh dù lớn nhỏ nói chung, mỗi người nói riêng đều tuỳ thuộc vào nghiệp và quả của nghiệp do mình đã tạo từ vô thuỷ trải qua vô số kiếp quá khứ, trong vòng sinh tử luân hồi, ở 3 giới 4 loài. Cho đến kiếp hiện tại, tất cả nghiệp thiện ác dù lớn nhỏ cũng đều được lưu trữ đầy đủ, trọn vẹn ở trong tâm. Nếu nghiệp thiện ác nào có cơ hội thì nghiệp thiện ác ấy cho quả tái sinh kiếp sau và sau khi đã tái sinh.

    Trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) phân loại chúng sinh theo tiêu chuẩn tâm thức có 12 hạng như sau:

    ➢ Phàm Phu (Puthujjana)

    1. Người Khổ: Là hạng người Khổ Vô nhân (Không có 3 nhân thiện Vô Tham, Vô Sân, Vô Si) có ác nghiệp nặng, tái sinh bằng tâm Quan Sát Thọ Xả Quả Bất Thiện nên chịu khổ ở 4 cõi ác giới: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh và Asura (Quỷ thần ở cõi Tứ Thiên Vương, cõi người và địa ngục).

    2. Người Lạc Vô Nhân: Là hạng chúng sinh tái tục bằng tâm Quan Sát Thọ Xả Quả Thiện. Họ là những người tàn tật bẩm sinh và một số thiên nhân ở cõi Tứ Thiên Vương. Phạm Thiên cõi Vô Tưởng tuy không có tâm nhưng thuộc loài này vì họ không ở cảnh khổ, nhưng lại tái tục bằng tâm quả vô nhân.

    3. Người Nhị Nhân: Là những người và thiên nhân Dục giới (có 2 nhân thiện Vô Tham, Vô Sân) tái sinh bằng 4 tâm Đại Quả Ly Trí. Họ là người nhanh nhạy trong đời sống thường nhật, nhưng không thể tu chứng Thiền, đắc Thánh.

    4. Người Tam Nhân: Là những người có đủ 3 nhân thiện Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, tái sinh bằng 4 tâm Đại quả hợp trí ở cõi người, Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới. Nếu đủ duyên lành, vị ấy có thể tu tập đắc Thiền, chứng Thánh

    có 3 dạng:

    – Tái sinh bằng tâm Tam Nhân nhưng không đắc gì.

    – Chỉ đắc được Thiền Định

    – Có thể đắc Thánh (có hoặc không đắc Thiền Định).

    Người đắc Thánh thường có thể đắc Thiền dễ dàng. Nhưng người đắc Thiền, chưa chắc có thể đắc Thánh.

    ➢ Thánh Nhân (Ariyapuggala)

    ✓ Người đắc Đạo

    5. Nhập Lưu Thánh Đạo;

    6. Nhất Lai Thánh Đạo

    7. Bất Lai Thánh Đạo;

    8. A La Hán Thánh Đạo

    Bậc Thánh Đạo chỉ tồn tại trong 1 sát na tâm, rồi trở thành bậc Thánh Quả nhưng vẫn kể là một hạng người. (1 giây = 10140 Sát na tâm, 1 Sát na thân = 17 Sát na tâm)

    ✓ Người đắc Quả

    9. Nhập Lưu Thánh Quả;

    10. Nhất Lai Thánh Quả

    11. Bất Lai Thánh Quả;

    12. A La Hán Thánh Quả

    Bàn Về Cái Chết

    Chúng sinh chết do một trong 4 nguyên nhân như Hết tuổi thọ, Hết nghiệp ở cõi đó, Cả hai nguyên nhân này hay Chết bất đắc kỳ tử (Do ác trọng nghiệp chặn, bị tai nạn, tự sát). Trừ trường hợp tử vong đột ngột hay hôn mê sâu, lâu dài, còn thông thường người sắp mất thường nghe thấy 1 trong 3 cảnh tượng qua cả 6 giác quan:

    ⦁ Nghiệp tượng: Hình ảnh trọn vẹn của một nghiệp thiện ác ở quá khứ như một lần bố thí hay sát sinh.
    ⦁ Nghiệp tướng: Hình ảnh vụn vặt, tượng trưng cho các nghiệp quá khứ như thợ săn thấy cung tên,….
    ⦁ Thú tướng: Các hình ảnh tiêu biểu cảnh giới tái sinh.

    Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

    Chuyên mục: Nghiên cứu

    Xem thêm Các hạng người trong đời và các hạng chúng sinh trên thế gian theo Phật Giáo

    Nội dung chính

      Các hạng người trong đời

      Trong đời này có 3 hạng người là người Tam nhân, người Nhị nhân và người Vô nhân cõi thiện giới trong kiếp hiện tại đều là quả của thiện nghiệp trong thiện tâm tạo 10 phước thiện (hoặc tạo 10 thiện nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý) ở kiếp quá khứ của mỗi chúng sinh.

      Hạng người Tam nhân

      Vị nào có giới hạnh trong sạch, trọn vẹn, tạo 10 thiện nghiệp bằng thân, khẩu, ý hay tạo phước thiện nào (trong 10 phước thiện trên) trải qua 3 thời kỳ tác ý chân chính như sau sẽ tạo được Tam nhân thiện nghiệp:

      ⦁ Tác ý trước khi tạo phước thiện: Thiện tâm hoan hỷ (lâu mau không nhất định).
      ⦁ Tác ý đang khi tạo phước thiện: Thiện tâm hoan hỷ, trong sạch hợp với trí tuệ tin hiểu nghiệp báo (Có Chánh kiến hỗ trợ nên có đủ 3 nhân thiện: Vô tham, Vô sân, Vô si), nên phước thiện ấy trở thành Tam nhân thiện nghiệp.
      ⦁ Tác ý sau khi tạo phước thiện: Thiện tâm hoan hỷ, không có ngã mạn, tham ái, tà kiến mỗi khi tưởng niệm phước thiện ấy trong thời gian dài nên phước thiện ấy trở thành Tam nhân thiện nghiệp bậc cao.
      ⦁ Nếu tác ý sau khi tạo phước thiện là thiện tâm ô nhiễm (có ngã mạn, tham ái, tà kiến) mỗi khi tưởng niệm phước thiện ấy trong thời gian dài thì phước thiện ấy thành Tam nhân thiện nghiệp bậc thấp.

      Hạng người Tam nhân là người có tái sinh tâm là đại quả tâm hợp với trí tuệ (có đủ 3 nhân: Vô tham, Vô sân, trí tuệ), là quả của tam nhân thiện nghiệp bậc cao, làm phận sự tái sinh kiếp sau làm người Tam nhân ở cõi người hay cõi Dục Thiên hưởng lạc, vốn có trí tuệ nên có thể tu chứng Thiền, đắc Thánh và thần thông.

      Hạng người Nhị nhân

      Vị nào có giới hạnh trong sạch, trọn vẹn, tạo 10 thiện nghiệp bằng thân, khẩu, ý hay tạo phước thiện nào (trong 10 phước thiện trên) trải qua 3 thời kỳ tác ý như sau sẽ tạo được Nhị nhân thiện nghiệp:
      ⦁ Tác ý trước khi tạo phước thiện: Thiện tâm hoan hỷ (lâu mau không nhất định).
      ⦁ Tác ý đang khi tạo phước thiện: Thiện tâm hoan hỷ không hợp với trí tuệ, không tin hiểu nghiệp báo (Không có Chánh kiến hỗ trợ nên chỉ có 2 nhân thiện là Vô tham, Vô sân, không có Vô si hay trí tuệ) nên phước thiện ấy thành nhị nhân thiện nghiệp.
      ⦁ Tác ý sau khi tạo phước thiện: Thiện tâm hoan hỷ, không có ngã mạn, tham ái, tà kiến mỗi khi tưởng niệm phước thiện ấy trong thời gian dài nên phước thiện ấy trở thành nhị nhân thiện nghiệp bậc cao.

      Hạng người nhị nhân là người có tái sinh tâm là đại quả tâm không hợp với trí tuệ (chỉ có 2 thiện nhân: Vô tham và Vô sân), là quả của tam nhân thiện nghiệp bậc thấp và nhị nhân thiện nghiệp bậc cao, làm phận sự tái sinh kiếp sau làm người nhị nhân ở cõi người hay cõi Dục Thiên hưởng lạc ít, vốn không có trí tuệ nên không thể tu tập chứng Thiền, đắc Thánh.

      Hạng người Vô nhân cõi thiện giới

      Vị nào có giới hạnh tương đối, tạo 10 thiện nghiệp bằng thân, khẩu, ý hay tạo phước thiện nào (trong 10 phước thiện trên) trải qua 3 thời kỳ tác ý như sau sẽ tạo được Nhị nhân thiện nghiệp bậc thấp:
      ⦁ Tác ý trước khi tạo phước thiện: Có ít thiện tâm.
      ⦁ Tác ý đang khi tạo phước thiện: Thiện tâm hoan hỷ không hợp với trí tuệ, nên phước thiện ấy thành nhị nhân thiện nghiệp.
      ⦁ Tác ý sau khi tạo phước thiện: Thiện tâm ô nhiễm, có ngã mạn, tham ái, tà kiến mỗi khi tưởng niệm phước thiện ấy trong thời gian dài nên phước thiện ấy trở thành nhị nhân thiện nghiệp bậc thấp.

      Hạng người vô nhân cõi thiện là người có tái sinh tâm kiếp sau với suy xét tâm đồng sinh với thọ xả, là quả của nhị nhân thiện nghiệp bậc thấp, làm phận sự tái sinh kiếp sau làm người vô nhân ở cõi người hay cõi Tứ Thiên Vương, sống ở mặt đất, bị đui, mù, câm, điếc, tàn tật bẩm sinh, chỉ biết thông thường trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu đứa trẻ bị đui, mù, câm, điếc, tật nguyền không phải bẩm sinh mà do ác nghiệp cho quả (tai nạn, bệnh,…) thì đó không phải là người vô nhân cõi thiện nên đứa trẻ ấy có thể là người tam nhân hay nhị nhân.

      Tam nhân thiện nghiệp bậc cao, Tam nhân thiện nghiệp bậc thấp, nhị nhân thiện nghiệp bậc cao, nhị nhân thiện nghiệp bậc thấp, mỗi thiện nghiệp có tầm quan trọng cho quả trong thời kỳ tái sinh kiếp sau làm người Tam nhân, nhị nhân hay vô nhân ở cõi lành (cõi người và Dục thiên) và cho quả sau khi tái sinh ở cõi đó.

      Cho nên, tất cả mọi chúng sinh dù lớn nhỏ nói chung, mỗi người nói riêng đều tuỳ thuộc vào nghiệp và quả của nghiệp do mình đã tạo từ vô thuỷ trải qua vô số kiếp quá khứ, trong vòng sinh tử luân hồi, ở 3 giới 4 loài. Cho đến kiếp hiện tại, tất cả nghiệp thiện ác dù lớn nhỏ cũng đều được lưu trữ đầy đủ, trọn vẹn ở trong tâm. Nếu nghiệp thiện ác nào có cơ hội thì nghiệp thiện ác ấy cho quả tái sinh kiếp sau và sau khi đã tái sinh.

      Trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) phân loại chúng sinh theo tiêu chuẩn tâm thức có 12 hạng như sau:

      ➢ Phàm Phu (Puthujjana)

      1. Người Khổ: Là hạng người Khổ Vô nhân (Không có 3 nhân thiện Vô Tham, Vô Sân, Vô Si) có ác nghiệp nặng, tái sinh bằng tâm Quan Sát Thọ Xả Quả Bất Thiện nên chịu khổ ở 4 cõi ác giới: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh và Asura (Quỷ thần ở cõi Tứ Thiên Vương, cõi người và địa ngục).

      2. Người Lạc Vô Nhân: Là hạng chúng sinh tái tục bằng tâm Quan Sát Thọ Xả Quả Thiện. Họ là những người tàn tật bẩm sinh và một số thiên nhân ở cõi Tứ Thiên Vương. Phạm Thiên cõi Vô Tưởng tuy không có tâm nhưng thuộc loài này vì họ không ở cảnh khổ, nhưng lại tái tục bằng tâm quả vô nhân.

      3. Người Nhị Nhân: Là những người và thiên nhân Dục giới (có 2 nhân thiện Vô Tham, Vô Sân) tái sinh bằng 4 tâm Đại Quả Ly Trí. Họ là người nhanh nhạy trong đời sống thường nhật, nhưng không thể tu chứng Thiền, đắc Thánh.

      4. Người Tam Nhân: Là những người có đủ 3 nhân thiện Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, tái sinh bằng 4 tâm Đại quả hợp trí ở cõi người, Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới. Nếu đủ duyên lành, vị ấy có thể tu tập đắc Thiền, chứng Thánh

      có 3 dạng:

      – Tái sinh bằng tâm Tam Nhân nhưng không đắc gì.

      – Chỉ đắc được Thiền Định

      – Có thể đắc Thánh (có hoặc không đắc Thiền Định).

      Người đắc Thánh thường có thể đắc Thiền dễ dàng. Nhưng người đắc Thiền, chưa chắc có thể đắc Thánh.

      ➢ Thánh Nhân (Ariyapuggala)

      ✓ Người đắc Đạo

      5. Nhập Lưu Thánh Đạo;

      6. Nhất Lai Thánh Đạo

      7. Bất Lai Thánh Đạo;

      8. A La Hán Thánh Đạo

      Bậc Thánh Đạo chỉ tồn tại trong 1 sát na tâm, rồi trở thành bậc Thánh Quả nhưng vẫn kể là một hạng người. (1 giây = 10140 Sát na tâm, 1 Sát na thân = 17 Sát na tâm)

      ✓ Người đắc Quả

      9. Nhập Lưu Thánh Quả;

      10. Nhất Lai Thánh Quả

      11. Bất Lai Thánh Quả;

      12. A La Hán Thánh Quả

      Bàn Về Cái Chết

      Chúng sinh chết do một trong 4 nguyên nhân như Hết tuổi thọ, Hết nghiệp ở cõi đó, Cả hai nguyên nhân này hay Chết bất đắc kỳ tử (Do ác trọng nghiệp chặn, bị tai nạn, tự sát). Trừ trường hợp tử vong đột ngột hay hôn mê sâu, lâu dài, còn thông thường người sắp mất thường nghe thấy 1 trong 3 cảnh tượng qua cả 6 giác quan:

      ⦁ Nghiệp tượng: Hình ảnh trọn vẹn của một nghiệp thiện ác ở quá khứ như một lần bố thí hay sát sinh.
      ⦁ Nghiệp tướng: Hình ảnh vụn vặt, tượng trưng cho các nghiệp quá khứ như thợ săn thấy cung tên,….
      ⦁ Thú tướng: Các hình ảnh tiêu biểu cảnh giới tái sinh.

      Related Articles

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Back to top button