Nghiên cứu

PHƯỚC THIỆN CHÁNH KIẾN là gì? 6 Điều chánh kiến để có phước thiện

Phước thiện là quả của thiện Pháp, cho thân tâm an lạc ở hiện tại và vị lai, ở thế gian và siêu thế.
Có 10 Pháp phát sinh phước thiện là: Bố thí, Giữ giới, Hành thiền, Cung kính, Hỗ trợ, Hồi hướng, Hoan hỷ, Nghe pháp, Thuyết Pháp, Chánh kiến, mà bậc thiện trí nên tạo, để phát sinh phước thiện cho quả báu an lạc.

Nội dung chính

    PHƯỚC THIỆN CHÁNH KIẾN là gì?

    Phước thiện Chánh kiến là sự thấy đúng, biết đúng, tin chắc chắn mỗi chúng sinh đều có nghiệp là của riêng mình với thiện tâm hợp với trí tuệ.

    Bạn đang xem: PHƯỚC THIỆN CHÁNH KIẾN là gì? 6 Điều chánh kiến để có phước thiện

    Đức Phật dạy về nghiệp và quả của nghiệp:

    “Ta có nghiệp là của riêng ta, ta là người thừa hưởng quả của nghiệp, nghiệp là nhân sinh ra ta, nghiệp là bà con thân quyến của ta, nghiệp là nơi nương nhờ của ta. Ta tạo nghiệp nào, ‘thiện nghiệp hoặc ác nghiệp’, ta sẽ là người thừa hưởng quả an lạc của thiện nghiệp hoặc quả khổ đau của ác nghiệp ấy.”

    Như vậy, ngoài nghiệp của mình, không gì là của riêng mình thật sự, ngay cả sắc thân bên trong cũng không phải là của riêng mình, vì ta không thể làm chủ theo ý mình được, huống gì vợ, chồng, tài sản,… bên ngoài. Làm sao ta có thể gọi chúng là của riêng mình! Cũng không thể gọi là của riêng một ai cả. Cho nên thí chủ thiện trí hiểu biết rõ như vậy, nên biết dùng tiền của mình để tạo mọi thiện Pháp, cúng dường Tam Bảo nhằm vun bồi thiện nghiệp của riêng mình thật sự, có tính bền vững lâu dài, đem lại sự lợi ích, tiến hoá, an lạc trong hiện tại và vị lai. Tất cả các chúng sinh trong 3 cõi 4 loài dù lớn nhỏ đều bị chi phối do nghiệp quả của mỗi chúng sinh, chứ không có một quyền năng nào quyết định.

    Trí tuệ có 3 loại phát sinh:

    ⦁ Văn tuệ: Phát sinh do nghe, đọc, nghiên cứu, học hỏi Chánh Pháp của Đức Phật.

    ⦁ Tư tuệ: Phát sinh do suy tư đúng dựa trên Văn tuệ.

    ⦁ Tu tuệ: Phát sinh do tu tập Pháp Hành Thiền Tuệ dựa trên Văn tuệ và Tư tuệ làm nền tảng, mà thấy biết rõ thật tánh sinh diệt, tam tướng (Khổ, Vô thường, Vô ngã) của các Pháp và chứng ngộ Niết Bàn.

    Ba loại trí tuệ này làm nhân phát sinh Chánh kiến sở nghiệp thấy biết đúng sự thật, tin tưởng mỗi chúng sinh đều do nghiệp riêng của mình chi phối.

    Có 6 điều Chánh kiến để có Phước thiện

    ⦁ Chánh kiến biết rằng phước thiện bố thí, cúng dường, đón rước sẽ có quả an lạc.
    ⦁ Chánh kiến biết rằng thiện nghiệp cho quả lành, ác nghiệp cho quả khổ.
    ⦁ Chánh kiến biết rằng có 31 cõi, sau khi chết, chúng sinh tùy theo nghiệp mà tái sinh ở cõi này, cõi kia.
    ⦁ Chánh kiến biết rằng đối xử tốt hay xấu với cha, mẹ sẽ có quả báo tốt hay xấu tương ứng.
    ⦁ Chánh kiến biết có các loài hóa sinh to lớn ngay tức thì như Chư Thiên Dục giới, Phạm Thiên Sắc giới và Vô Sắc giới, chúng sinh địa ngục, loài ngạ quỷ hay Asura.
    ⦁ Chánh kiến biết rằng có các Sa môn, Bà La Môn, hành giả, nếu hành Thiền Định dẫn đến chứng các bậc Thiền và các phép thần thông; nếu hành Thiền Tuệ, dẫn đến đắc Thánh Đạo, Thánh Quả và Niết Bàn, thấy biết rõ các cõi giới, rồi thuyết giảng là điều có thật.

    Nếu vị nào có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tin nghiệp quả, muốn tạo phước thiện bố thí, cúng dường, nhưng không học hiểu nhiều Chánh Pháp của Đức Phật, thì vị ấy chỉ tạo được phước thiện bố thí với thiện tâm không hợp với trí tuệ, vì vị ấy không có Văn tuệ và Tư tuệ, thiếu phước thiện Chánh kiến. Cho nên chúng ta cần phải tinh tấn vun bồi Pháp Học, tu tập Pháp Hành để có trí tuệ hiểu rõ Chánh Pháp và thông đạt 6 điều Chánh kiến trên.

    Vị nào có đầy đủ 6 điều Chánh kiến trên, vị ấy có Chánh kiến sở nghiệp biết đúng, tin nghiệp quả của mình nên có phước thiện Chánh kiến. Vị nào có phước thiện Chánh kiến, khi tạo các thiện Pháp như Bố thí, Giữ giới, Hành thiền,… vị ấy có phước thiện và quả báu vô lượng. Còn nếu không có đủ 6 điều Chánh kiến, vị ấy không có phước thiện Chánh kiến, nên khi tạo thiện Pháp, vị ấy có phước thiện ít. Mười phước thiện gom lại thành 3 nhóm phước thiện chính có điểm tương tự giống nhau:

    ⦁ Nhóm phước thiện Bố thí gồm: Bố thí, Hồi hướng và Hoan hỷ vì đều có 2 Pháp nghịch là tâm keo kiệt tài sản của mình và ganh tỵ với hạnh phúc người khác.
    ⦁ Nhóm phước thiện Giữ giới gồm: Giữ giới, Cung kính và Hỗ trợ vì đều biểu hiện qua thân và khẩu.
    ⦁ Nhóm phước thiện Hành thiền gồm: Hành thiền, Nghe Pháp, Thuyết Pháp và Chánh kiến vì đều có trạng thái làm cho thiện Pháp bậc cao phát sinh và phát triển.

    Phước thiện Chánh kiến có vai trò quan trọng trong việc hài hòa và hỗ trợ cho tất cả 10 phước thiện để tạo ra tam nhân thiện nghiệp.

    Nếu hành giả tạo phước bố thí, giữ giới, hành Thiền Định và Thiền Tuệ với Chánh kiến hỗ trợ thì vị ấy tạo được phước thiện Tam nhân thiện nghiệp (Vô tham, Vô sân và trí tuệ). Nếu thiện nghiệp này có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì vị ấy sinh làm người hay Chư thiên Tam nhân ở cõi Dục giới, có nhiều oai lực, hào quang khắp nơi và có khả năng tu tập chứng Thiền, đắc Thánh.

    Nếu hành giả tạo phước bố thí, giữ giới, hành Thiền Định và Thiền Tuệ mà không có Chánh kiến hỗ trợ thì vị ấy tạo được phước thiện Nhị nhân thiện nghiệp (Vô tham, Vô sân). Nếu thiện nghiệp này có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì vị ấy sinh là người hay Chư thiên Nhị nhân ở cõi Dục giới, có ít oai lực và hào quang, không thể tu tập chứng Thiền, đắc Thánh.

    Trong Kinh Velāmasutta có sự so sánh về phước thiện và quả của phước thiện như sau:

    ⦁ Thí chủ tạo phước thiện bố thí với thiện tâm cung kính, có nhiều phước thiện và quả báu hơn bố thí với thiện tâm không cung kính.
    ⦁ Thí chủ tạo phước thiện bố thí trong Phật Giáo dù ít với thời gian ngắn, vẫn có nhiều phước thiện và quả báu hơn bố thí ngoài Phật Giáo dù thời gian dài.
    ⦁ Thí chủ tạo bố thí cúng dường dù ít đến một bậc giới đức, có nhiều phước thiện và quả báu cao quý hơn bố thí đến nhiều người không giới đức.
    ⦁ Phật tử có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo (Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng), kính thọ phép quy Tam Bảo, có phước thiện và quả báu cao quý hơn bố thí nhiều trong thời gian dài, hay xây dựng chỗ ở to lớn, rồi cúng dường đến Chư Tăng tứ phương.
    ⦁ Phật tử có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, kính thọ phép quy Tam Bảo, thọ trì, rồi giữ gìn ngũ giới trong sạch và trọn vẹn, có phước thiện và quả báu cao quý.
    ⦁ Hành giả hành Thiền Định với đề mục niệm rải tâm từ đến tất cả chúng sinh dù trong khoảnh khắc, vẫn có nhiều phước thiện và quả báu cao quý hơn thọ trì giữ giới được trong sạch và trọn vẹn.
    ⦁ Hành giả hành Thiền Tuệ, có trí tuệ Thiền Tuệ thấy biết rõ sự sinh diệt và tam tướng (Khổ, Vô thường, Vô ngã) của Sắc Pháp và Danh Pháp,… dù trong khoảnh khắc, vẫn có nhiều phước thiện và quả báu cao quý hơn hành Thiền Định với đề mục niệm rải tâm từ đến tất cả chúng sinh.

    Phước Thiện Và Quả báu Của Phước Thiện

    Việc tạo phước thiện có phước báu nhiều hay ít tùy thuộc vào tâm tác ý chân chính của hành giả với đại thiện tâm bậc cao hay bậc thấp trải qua 3 thời kỳ: Trước khi, đang khi và sau khi tạo phước thiện. Tâm tác ý chân chính tạo ra đại thiện nghiệp tam nhân (Vô si, Vô sân và Vô tham) như sau:

    ⦁ Vô si: Có trí tuệ tin hiểu luật nhân quả nghiệp báo rằng nghiệp là tải sản riêng của mình.
    ⦁ Vô sân: Tâm hoan hỷ, cung kính, cẩn thận, chu đáo.
    ⦁ Vô tham: Hồi hướng hết tất cả các phước thiện mà mình tạo cho sự giải thoát Niết Bàn.

    Lưu ý: Trong 3 thời kỳ, thời kỳ đang khi và sau khi tạo phước thiện đóng vai trò rất quan trọng và quyết định hơn nhiều so với thời kỳ trước khi tạo thiện nghiệp.

    Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

    Chuyên mục: Nghiên cứu

    Xem thêm PHƯỚC THIỆN CHÁNH KIẾN là gì? 6 Điều chánh kiến để có phước thiện

    Phước thiện là quả của thiện Pháp, cho thân tâm an lạc ở hiện tại và vị lai, ở thế gian và siêu thế.
    Có 10 Pháp phát sinh phước thiện là: Bố thí, Giữ giới, Hành thiền, Cung kính, Hỗ trợ, Hồi hướng, Hoan hỷ, Nghe pháp, Thuyết Pháp, Chánh kiến, mà bậc thiện trí nên tạo, để phát sinh phước thiện cho quả báu an lạc.

    Nội dung chính

      PHƯỚC THIỆN CHÁNH KIẾN là gì?

      Phước thiện Chánh kiến là sự thấy đúng, biết đúng, tin chắc chắn mỗi chúng sinh đều có nghiệp là của riêng mình với thiện tâm hợp với trí tuệ.

      Đức Phật dạy về nghiệp và quả của nghiệp:

      “Ta có nghiệp là của riêng ta, ta là người thừa hưởng quả của nghiệp, nghiệp là nhân sinh ra ta, nghiệp là bà con thân quyến của ta, nghiệp là nơi nương nhờ của ta. Ta tạo nghiệp nào, ‘thiện nghiệp hoặc ác nghiệp’, ta sẽ là người thừa hưởng quả an lạc của thiện nghiệp hoặc quả khổ đau của ác nghiệp ấy.”

      Như vậy, ngoài nghiệp của mình, không gì là của riêng mình thật sự, ngay cả sắc thân bên trong cũng không phải là của riêng mình, vì ta không thể làm chủ theo ý mình được, huống gì vợ, chồng, tài sản,… bên ngoài. Làm sao ta có thể gọi chúng là của riêng mình! Cũng không thể gọi là của riêng một ai cả. Cho nên thí chủ thiện trí hiểu biết rõ như vậy, nên biết dùng tiền của mình để tạo mọi thiện Pháp, cúng dường Tam Bảo nhằm vun bồi thiện nghiệp của riêng mình thật sự, có tính bền vững lâu dài, đem lại sự lợi ích, tiến hoá, an lạc trong hiện tại và vị lai. Tất cả các chúng sinh trong 3 cõi 4 loài dù lớn nhỏ đều bị chi phối do nghiệp quả của mỗi chúng sinh, chứ không có một quyền năng nào quyết định.

      Trí tuệ có 3 loại phát sinh:

      ⦁ Văn tuệ: Phát sinh do nghe, đọc, nghiên cứu, học hỏi Chánh Pháp của Đức Phật.

      ⦁ Tư tuệ: Phát sinh do suy tư đúng dựa trên Văn tuệ.

      ⦁ Tu tuệ: Phát sinh do tu tập Pháp Hành Thiền Tuệ dựa trên Văn tuệ và Tư tuệ làm nền tảng, mà thấy biết rõ thật tánh sinh diệt, tam tướng (Khổ, Vô thường, Vô ngã) của các Pháp và chứng ngộ Niết Bàn.

      Ba loại trí tuệ này làm nhân phát sinh Chánh kiến sở nghiệp thấy biết đúng sự thật, tin tưởng mỗi chúng sinh đều do nghiệp riêng của mình chi phối.

      Có 6 điều Chánh kiến để có Phước thiện

      ⦁ Chánh kiến biết rằng phước thiện bố thí, cúng dường, đón rước sẽ có quả an lạc.
      ⦁ Chánh kiến biết rằng thiện nghiệp cho quả lành, ác nghiệp cho quả khổ.
      ⦁ Chánh kiến biết rằng có 31 cõi, sau khi chết, chúng sinh tùy theo nghiệp mà tái sinh ở cõi này, cõi kia.
      ⦁ Chánh kiến biết rằng đối xử tốt hay xấu với cha, mẹ sẽ có quả báo tốt hay xấu tương ứng.
      ⦁ Chánh kiến biết có các loài hóa sinh to lớn ngay tức thì như Chư Thiên Dục giới, Phạm Thiên Sắc giới và Vô Sắc giới, chúng sinh địa ngục, loài ngạ quỷ hay Asura.
      ⦁ Chánh kiến biết rằng có các Sa môn, Bà La Môn, hành giả, nếu hành Thiền Định dẫn đến chứng các bậc Thiền và các phép thần thông; nếu hành Thiền Tuệ, dẫn đến đắc Thánh Đạo, Thánh Quả và Niết Bàn, thấy biết rõ các cõi giới, rồi thuyết giảng là điều có thật.

      Nếu vị nào có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tin nghiệp quả, muốn tạo phước thiện bố thí, cúng dường, nhưng không học hiểu nhiều Chánh Pháp của Đức Phật, thì vị ấy chỉ tạo được phước thiện bố thí với thiện tâm không hợp với trí tuệ, vì vị ấy không có Văn tuệ và Tư tuệ, thiếu phước thiện Chánh kiến. Cho nên chúng ta cần phải tinh tấn vun bồi Pháp Học, tu tập Pháp Hành để có trí tuệ hiểu rõ Chánh Pháp và thông đạt 6 điều Chánh kiến trên.

      Vị nào có đầy đủ 6 điều Chánh kiến trên, vị ấy có Chánh kiến sở nghiệp biết đúng, tin nghiệp quả của mình nên có phước thiện Chánh kiến. Vị nào có phước thiện Chánh kiến, khi tạo các thiện Pháp như Bố thí, Giữ giới, Hành thiền,… vị ấy có phước thiện và quả báu vô lượng. Còn nếu không có đủ 6 điều Chánh kiến, vị ấy không có phước thiện Chánh kiến, nên khi tạo thiện Pháp, vị ấy có phước thiện ít. Mười phước thiện gom lại thành 3 nhóm phước thiện chính có điểm tương tự giống nhau:

      ⦁ Nhóm phước thiện Bố thí gồm: Bố thí, Hồi hướng và Hoan hỷ vì đều có 2 Pháp nghịch là tâm keo kiệt tài sản của mình và ganh tỵ với hạnh phúc người khác.
      ⦁ Nhóm phước thiện Giữ giới gồm: Giữ giới, Cung kính và Hỗ trợ vì đều biểu hiện qua thân và khẩu.
      ⦁ Nhóm phước thiện Hành thiền gồm: Hành thiền, Nghe Pháp, Thuyết Pháp và Chánh kiến vì đều có trạng thái làm cho thiện Pháp bậc cao phát sinh và phát triển.

      Phước thiện Chánh kiến có vai trò quan trọng trong việc hài hòa và hỗ trợ cho tất cả 10 phước thiện để tạo ra tam nhân thiện nghiệp.

      Nếu hành giả tạo phước bố thí, giữ giới, hành Thiền Định và Thiền Tuệ với Chánh kiến hỗ trợ thì vị ấy tạo được phước thiện Tam nhân thiện nghiệp (Vô tham, Vô sân và trí tuệ). Nếu thiện nghiệp này có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì vị ấy sinh làm người hay Chư thiên Tam nhân ở cõi Dục giới, có nhiều oai lực, hào quang khắp nơi và có khả năng tu tập chứng Thiền, đắc Thánh.

      Nếu hành giả tạo phước bố thí, giữ giới, hành Thiền Định và Thiền Tuệ mà không có Chánh kiến hỗ trợ thì vị ấy tạo được phước thiện Nhị nhân thiện nghiệp (Vô tham, Vô sân). Nếu thiện nghiệp này có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì vị ấy sinh là người hay Chư thiên Nhị nhân ở cõi Dục giới, có ít oai lực và hào quang, không thể tu tập chứng Thiền, đắc Thánh.

      Trong Kinh Velāmasutta có sự so sánh về phước thiện và quả của phước thiện như sau:

      ⦁ Thí chủ tạo phước thiện bố thí với thiện tâm cung kính, có nhiều phước thiện và quả báu hơn bố thí với thiện tâm không cung kính.
      ⦁ Thí chủ tạo phước thiện bố thí trong Phật Giáo dù ít với thời gian ngắn, vẫn có nhiều phước thiện và quả báu hơn bố thí ngoài Phật Giáo dù thời gian dài.
      ⦁ Thí chủ tạo bố thí cúng dường dù ít đến một bậc giới đức, có nhiều phước thiện và quả báu cao quý hơn bố thí đến nhiều người không giới đức.
      ⦁ Phật tử có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo (Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng), kính thọ phép quy Tam Bảo, có phước thiện và quả báu cao quý hơn bố thí nhiều trong thời gian dài, hay xây dựng chỗ ở to lớn, rồi cúng dường đến Chư Tăng tứ phương.
      ⦁ Phật tử có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, kính thọ phép quy Tam Bảo, thọ trì, rồi giữ gìn ngũ giới trong sạch và trọn vẹn, có phước thiện và quả báu cao quý.
      ⦁ Hành giả hành Thiền Định với đề mục niệm rải tâm từ đến tất cả chúng sinh dù trong khoảnh khắc, vẫn có nhiều phước thiện và quả báu cao quý hơn thọ trì giữ giới được trong sạch và trọn vẹn.
      ⦁ Hành giả hành Thiền Tuệ, có trí tuệ Thiền Tuệ thấy biết rõ sự sinh diệt và tam tướng (Khổ, Vô thường, Vô ngã) của Sắc Pháp và Danh Pháp,… dù trong khoảnh khắc, vẫn có nhiều phước thiện và quả báu cao quý hơn hành Thiền Định với đề mục niệm rải tâm từ đến tất cả chúng sinh.

      Phước Thiện Và Quả báu Của Phước Thiện

      Việc tạo phước thiện có phước báu nhiều hay ít tùy thuộc vào tâm tác ý chân chính của hành giả với đại thiện tâm bậc cao hay bậc thấp trải qua 3 thời kỳ: Trước khi, đang khi và sau khi tạo phước thiện. Tâm tác ý chân chính tạo ra đại thiện nghiệp tam nhân (Vô si, Vô sân và Vô tham) như sau:

      ⦁ Vô si: Có trí tuệ tin hiểu luật nhân quả nghiệp báo rằng nghiệp là tải sản riêng của mình.
      ⦁ Vô sân: Tâm hoan hỷ, cung kính, cẩn thận, chu đáo.
      ⦁ Vô tham: Hồi hướng hết tất cả các phước thiện mà mình tạo cho sự giải thoát Niết Bàn.

      Lưu ý: Trong 3 thời kỳ, thời kỳ đang khi và sau khi tạo phước thiện đóng vai trò rất quan trọng và quyết định hơn nhiều so với thời kỳ trước khi tạo thiện nghiệp.

      Related Articles

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Back to top button