Nghiên cứu

Phước Thiện Nghe Pháp và Phước Thiện Thuyết Pháp là gì?

Phước thiện là quả của thiện Pháp, cho thân tâm an lạc ở hiện tại và vị lai, ở thế gian và siêu thế.
Có 10 Pháp phát sinh phước thiện là: Bố thí, Giữ giới, Hành thiền, Cung kính, Hỗ trợ, Hồi hướng, Hoan hỷ, Nghe pháp, Thuyết Pháp, Chánh kiến, mà bậc thiện trí nên tạo, để phát sinh phước thiện cho quả báu an lạc.

Nội dung chính

    PHƯỚC THIỆN NGHE PHÁP là gì?

    Phước thiện nghe Pháp nảy sinh khi nghe Chánh Pháp với thiện tâm hiểu biết đúng thật tánh của các Pháp.
    Nghe Chánh Pháp

    Bạn đang xem: Phước Thiện Nghe Pháp và Phước Thiện Thuyết Pháp là gì?

    Nghe Chánh Pháp có 2 hạng người:

    ⦁ Hạng người nghe Chánh Pháp, rồi hiểu và thuyết giảng lại Chánh Pháp để được nhiều người tán dương, ca tụng thì người ấy có phước thiện nghe Pháp và quả báu không nhiều.
    ⦁ Hạng người nghe Chánh Pháp để học hỏi, hiểu biết, phân biệt tội phước, thiện ác, tà kiến với Chánh kiến,… rồi từ bỏ tà Pháp, thực hành Chánh Pháp nhằm có sự tiến hóa, lợi ích và an lạc lâu dài trong hiện tại và vị lai thì người ấy được nhiều phước thiện và quả báu.

    Nghe Chánh Pháp là 1 trong 5 điều hiếm có được, mà Đức Phật thường nhắc nhở:

    ⦁ Sự xuất hiện của Đức Phật trên thế gian.
    ⦁ Được sinh làm người.
    ⦁ Có đức tin Tam Bảo trong sạch, trọn vẹn.
    ⦁ Được xuất gia trở thành Tỳ Khưu.
    ⦁ Được nghe Chánh Pháp.

    Mỗi Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian là một điều vô cùng hy hữu. Vì có khi trải qua 1 A tăng kỳ đại kiếp trái đất mà không có vị Phật Toàn Giác nào. Chỉ khi nào Đức Phật xuất hiện, khi ấy Chánh Pháp mới được giảng dạy, và chúng sinh mới có duyên lành được nghe Chánh Pháp. Cho nên, chúng ta phải biết trân trọng cơ hội hiện tại để nghe Pháp và tu tập giải thoát.

    Chánh Pháp có 10 Pháp là:

    ⦁ Pháp Học Chánh Pháp đó là học Tam Tạng Kinh Pāḷi.
    ⦁ 9 Pháp Siêu tam giới đó là 4 Đạo, 4 Quả và Niết Bàn.

    Trong Kinh Đại Niết Bàn (Mahāparinibbānasutta), Đức Phật dạy Thất Bồ Đề Phần (37 phẩm trợ đạo) để duy trì Chánh Pháp, dẫn đến chứng ngộ, bao gồm:

    ⦁ Tứ Niệm Xứ: Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp
    ⦁ Tứ Chánh Cần (tinh tấn): Ngăn ác, Diệt ác,  Làm thiện, Tăng thiện
    ⦁ Tứ Như Ý Túc: Dục (muốn làm), Cần (Nỗ lực), Định (Nhất Tâm), Quán (Trí Tuệ)
    ⦁ Ngũ Căn: Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ
    ⦁ Ngũ Lực: Tín lực, Tấn lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực
    ⦁ Thất Giác Chi: Chánh niệm, Trạch Pháp, Tinh tấn, Hỷ, Tịnh, Định, Xả

    ⦁ Bát Chánh Đạo: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định.

    Tầm Quan Trọng Của Việc Nghe Chánh Pháp

    Tất cả các vị Thanh Văn A La Hán đệ tử Phật nếu không có cơ hội nghe Chánh Pháp thì chắc chắn không thể tự chứng ngộ Đạo Quả, Niết Bàn được. Các Ngài phải được nghe Chánh Pháp, có khi phải mất nhiều thời gian tu tập theo Chánh Pháp đó thì mới đạt ngộ. Ngoài ra, tất cả các vị Bồ Tát đều phải nghe Chánh Pháp để tích lũy Ba La Mật. Cho nên, phước thiện nghe Chánh Pháp là phước thiện tối ưu, thiết yếu, không chỉ đối với các hàng Thanh Văn đệ tử Phật, mà còn với mọi chúng sinh cũng có được lợi ích, tiến hóa, an lạc lâu dài nhiều kiếp.

    Pháp Trở Thành Bậc Thánh Nhập Lưu

    Hạng người Tam nhân có đầy đủ các Pháp hạnh Ba La Mật, có khả năng trở thành bậc Thánh Nhân trong kiếp hiện tại, khi hội đủ 4 nhân duyên thiết yếu:

    ⦁ Gần gũi thân cận với bậc thiện trí.

    ⦁ Nghe Chánh Pháp của bậc thiện trí.

    ⦁ Hiểu biết rõ đúng theo thật tánh của các Pháp.

    Hành Thiền Tuệ dẫn đến chứng ngộ Niết Bàn.

    Phước Báu Của Việc Nghe Pháp

    ⦁ Nghe Chánh Pháp mà chưa từng nghe.

    ⦁ Làm cho hiểu biết rõ Chánh Pháp đã từng nghe.

    ⦁ Thoát ra khỏi sự hoài nghi trong Chánh Pháp.

    ⦁ Làm cho hiểu biết đúng đắn trong Chánh Pháp.

    ⦁ Người nghe phát sinh thiện tâm, có đức tin trong sạch trong Chánh Pháp.

    Lợi Ích Của Việc Nghe Tụng Kinh Pāḷi

    Người bệnh nghe tụng kinh Pāḷi là một trong những truyền thống trong Phật giáo. Bệnh có 2 loại: bệnh thân và bệnh tâm.

    Bệnh thân do có thân. Thân có tứ đại: đất, nước, lửa, gió. Tứ đại không điều hòa nên phát sinh bệnh thân. Tất cả chúng sinh nói chung, con người nói riêng, hễ có thân là có bệnh thân. Cho nên, Chư Thánh A La Hán và Đức Phật cũng không tránh khỏi bệnh thân. Còn Bệnh tâm phát sinh do mọi phiền não nơi bất thiện tâm (ác tâm). Bệnh thân là do quả của nghiệp, còn bệnh tâm là do phiền não phát sinh ở ác tâm, làm cho tâm bị ô nhiễm, nóng nảy khổ tâm. Thật ra, bệnh thân và bệnh tâm là hai bệnh riêng biệt, nhưng có sự liên quan nhau vì phiền não tham muốn mau khỏi bệnh thân, nhưng không khỏi bệnh thân, nên phiền não sân phát sinh làm cho khổ tâm, gọi là bệnh tâm.

    Đức Phật và Chư Thánh A La Hán đã diệt tận được mọi phiền não, nên không còn khổ tâm, không còn bệnh tâm, nhưng còn bệnh thân. Cho nên, khi nghe Kinh Thất Giác Chi là Chánh Pháp, các Ngài phát sinh tâm đại duy tác vô cùng hoan hỷ trong Thất Giác Chi ấy, như là một linh dược mầu nhiệm chữa trị khỏi căn bệnh nặng của Ngài Trưởng Lão Mahākassapa (Đại Ca Diếp), Ngài Trưởng Lão Mahāmoggallāna (Mục Kiền Liên) và Đức Phật ngay tức thì một cách huyền diệu.

    Đối với bệnh nhân là hạng phàm nhân vẫn còn đầy đủ 1.500 loại phiền não, nếu được nghe Kinh Thất Giác Chi mà hiểu biết rõ ý nghĩa mỗi Pháp giác chi thì bệnh nhân phát sinh thiện tâm trong sạch, hoan hỷ. Do năng lực của thiện tâm ấy làm cho thân xác nhẹ nhàng, mềm mại, uyển chuyển, giúp cho bệnh thân giảm bớt khổ thân. Nếu bệnh nhân không qua khỏi, thì sau khi chết mà phước thiện nghe Pháp ấy có cơ hội cho quả tái sinh, thì người ấy sinh ở cõi người hoặc 1 trong 6 cõi Dục Thiên.

    PHƯỚC THIỆN THUYẾT PHÁP là gì?

    Vị nào có khả năng thuyết giảng Chánh Pháp với thiện tâm trong sạch, không tham danh lợi,… để tế độ người nghe, hy vọng mọi người cung kính lắng nghe, hiểu rõ Chánh Pháp, thì phước thiện thuyết Pháp trong sạch, chắc chắn có nhiều quả báu cao thượng.

    Vị nào có khả năng thuyết giảng Chánh Pháp với thiện tâm không trong sạch, mà tham đắm danh lợi,… mà để tế độ người nghe, hy vọng mọi người cung kính lắng nghe, hiểu rõ Chánh Pháp, thì phước thiện thuyết Pháp không trong sạch, không có nhiều quả báu.

    Chánh Pháp và Tà Pháp

    Tà Pháp đó là:

    ⦁ Thập ác nghiệp.
    ⦁ Tứ Pháp chấp thủ: Tham dục, Tà kiến, Pháp thường hành, ngã kiến.
    ⦁ Bát Tà Đạo: Tà kiến, Tà tư duy, Tà ngữ, Tà nghiệp, Tà mạng, Tà tinh tấn, Tà niệm, Tà định.

    Chánh Pháp đó là:

    ⦁ Thập thiện nghiệp.
    ⦁ 37 Phẩm Trợ Đạo (Pháp chứng đắc Thánh Đạo): Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo.

    Tầm Quan Trọng Của Việc Thuyết Chánh Pháp

    Người nào thuyết giảng Tà Pháp đem lại sự tai hại, thoái hóa, khổ não lâu dài không chỉ riêng cho người ấy, mà còn cho nhiều người liên quan khác nữa, nhất là làm cho Phật giáo suy thoái. Người nào thuyết giảng Chánh Pháp đem lại sự lợi ích, tiến hóa, an lạc lâu dài không chỉ riêng cho người ấy, mà còn cho nhiều người liên quan khác nữa, nhất là giúp cho Phật giáo phát triển.

    Những Pháp nào không đúng theo Kinh và Luật, lời giảng của Đức Phật, đó là Tà Pháp. Đó là những Pháp:

    ⦁ Làm phát sinh tham ái, chứ không diệt tham ái.
    ⦁ Ràng buộc trong cảnh khổ, không phải giải thoát.
    ⦁ Chấp thủ trong tử sinh luân hồi, không phải giải thoát.
    ⦁ Tham muốn nhiều, không phải tham muốn ít.
    ⦁ Không biết tri túc, không phải biết tri túc.
    ⦁ Thích sống chung nhiều người, không phải sống một mình nơi thanh vắng.
    ⦁ Làm biếng nhác, không phải cố gắng tinh tấn.
    ⦁ Sống khó nuôi, không phải sống dễ nuôi.

    Vậy Phước thiện thuyết Pháp là thuyết giảng những Pháp mà Đức Phật đã thuyết giảng, những luật mà Đức- Phật đã chế định, rồi ban hành, có trong Tam Tạng Kinh và Chú Giải Pāḷi. Bậc thiện trí có thể thông thuộc, hiểu rõ ý nghĩa của Chánh Pháp, rồi đem ra thuyết giảng cho nhiều người nghe. Sau khi hiểu biết rõ đúng theo Chánh Pháp, người nghe mới có thể thực hành đúng theo Chánh Pháp, để có sự lợi ích, tiến hoá và an lạc trong hiện tại và vị lai tuỳ theo phẩm hạnh Ba La Mật và năm Pháp chủ: Tín, Tấn, Niệm, Định và Tuệ của mỗi vị.

    Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

    Chuyên mục: Nghiên cứu

    Xem thêm Phước Thiện Nghe Pháp và Phước Thiện Thuyết Pháp là gì?

    Phước thiện là quả của thiện Pháp, cho thân tâm an lạc ở hiện tại và vị lai, ở thế gian và siêu thế.
    Có 10 Pháp phát sinh phước thiện là: Bố thí, Giữ giới, Hành thiền, Cung kính, Hỗ trợ, Hồi hướng, Hoan hỷ, Nghe pháp, Thuyết Pháp, Chánh kiến, mà bậc thiện trí nên tạo, để phát sinh phước thiện cho quả báu an lạc.

    Nội dung chính

      PHƯỚC THIỆN NGHE PHÁP là gì?

      Phước thiện nghe Pháp nảy sinh khi nghe Chánh Pháp với thiện tâm hiểu biết đúng thật tánh của các Pháp.
      Nghe Chánh Pháp

      Nghe Chánh Pháp có 2 hạng người:

      ⦁ Hạng người nghe Chánh Pháp, rồi hiểu và thuyết giảng lại Chánh Pháp để được nhiều người tán dương, ca tụng thì người ấy có phước thiện nghe Pháp và quả báu không nhiều.
      ⦁ Hạng người nghe Chánh Pháp để học hỏi, hiểu biết, phân biệt tội phước, thiện ác, tà kiến với Chánh kiến,… rồi từ bỏ tà Pháp, thực hành Chánh Pháp nhằm có sự tiến hóa, lợi ích và an lạc lâu dài trong hiện tại và vị lai thì người ấy được nhiều phước thiện và quả báu.

      Nghe Chánh Pháp là 1 trong 5 điều hiếm có được, mà Đức Phật thường nhắc nhở:

      ⦁ Sự xuất hiện của Đức Phật trên thế gian.
      ⦁ Được sinh làm người.
      ⦁ Có đức tin Tam Bảo trong sạch, trọn vẹn.
      ⦁ Được xuất gia trở thành Tỳ Khưu.
      ⦁ Được nghe Chánh Pháp.

      Mỗi Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian là một điều vô cùng hy hữu. Vì có khi trải qua 1 A tăng kỳ đại kiếp trái đất mà không có vị Phật Toàn Giác nào. Chỉ khi nào Đức Phật xuất hiện, khi ấy Chánh Pháp mới được giảng dạy, và chúng sinh mới có duyên lành được nghe Chánh Pháp. Cho nên, chúng ta phải biết trân trọng cơ hội hiện tại để nghe Pháp và tu tập giải thoát.

      Chánh Pháp có 10 Pháp là:

      ⦁ Pháp Học Chánh Pháp đó là học Tam Tạng Kinh Pāḷi.
      ⦁ 9 Pháp Siêu tam giới đó là 4 Đạo, 4 Quả và Niết Bàn.

      Trong Kinh Đại Niết Bàn (Mahāparinibbānasutta), Đức Phật dạy Thất Bồ Đề Phần (37 phẩm trợ đạo) để duy trì Chánh Pháp, dẫn đến chứng ngộ, bao gồm:

      ⦁ Tứ Niệm Xứ: Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp
      ⦁ Tứ Chánh Cần (tinh tấn): Ngăn ác, Diệt ác,  Làm thiện, Tăng thiện
      ⦁ Tứ Như Ý Túc: Dục (muốn làm), Cần (Nỗ lực), Định (Nhất Tâm), Quán (Trí Tuệ)
      ⦁ Ngũ Căn: Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ
      ⦁ Ngũ Lực: Tín lực, Tấn lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực
      ⦁ Thất Giác Chi: Chánh niệm, Trạch Pháp, Tinh tấn, Hỷ, Tịnh, Định, Xả

      ⦁ Bát Chánh Đạo: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định.

      Tầm Quan Trọng Của Việc Nghe Chánh Pháp

      Tất cả các vị Thanh Văn A La Hán đệ tử Phật nếu không có cơ hội nghe Chánh Pháp thì chắc chắn không thể tự chứng ngộ Đạo Quả, Niết Bàn được. Các Ngài phải được nghe Chánh Pháp, có khi phải mất nhiều thời gian tu tập theo Chánh Pháp đó thì mới đạt ngộ. Ngoài ra, tất cả các vị Bồ Tát đều phải nghe Chánh Pháp để tích lũy Ba La Mật. Cho nên, phước thiện nghe Chánh Pháp là phước thiện tối ưu, thiết yếu, không chỉ đối với các hàng Thanh Văn đệ tử Phật, mà còn với mọi chúng sinh cũng có được lợi ích, tiến hóa, an lạc lâu dài nhiều kiếp.

      Pháp Trở Thành Bậc Thánh Nhập Lưu

      Hạng người Tam nhân có đầy đủ các Pháp hạnh Ba La Mật, có khả năng trở thành bậc Thánh Nhân trong kiếp hiện tại, khi hội đủ 4 nhân duyên thiết yếu:

      ⦁ Gần gũi thân cận với bậc thiện trí.

      ⦁ Nghe Chánh Pháp của bậc thiện trí.

      ⦁ Hiểu biết rõ đúng theo thật tánh của các Pháp.

      Hành Thiền Tuệ dẫn đến chứng ngộ Niết Bàn.

      Phước Báu Của Việc Nghe Pháp

      ⦁ Nghe Chánh Pháp mà chưa từng nghe.

      ⦁ Làm cho hiểu biết rõ Chánh Pháp đã từng nghe.

      ⦁ Thoát ra khỏi sự hoài nghi trong Chánh Pháp.

      ⦁ Làm cho hiểu biết đúng đắn trong Chánh Pháp.

      ⦁ Người nghe phát sinh thiện tâm, có đức tin trong sạch trong Chánh Pháp.

      Lợi Ích Của Việc Nghe Tụng Kinh Pāḷi

      Người bệnh nghe tụng kinh Pāḷi là một trong những truyền thống trong Phật giáo. Bệnh có 2 loại: bệnh thân và bệnh tâm.

      Bệnh thân do có thân. Thân có tứ đại: đất, nước, lửa, gió. Tứ đại không điều hòa nên phát sinh bệnh thân. Tất cả chúng sinh nói chung, con người nói riêng, hễ có thân là có bệnh thân. Cho nên, Chư Thánh A La Hán và Đức Phật cũng không tránh khỏi bệnh thân. Còn Bệnh tâm phát sinh do mọi phiền não nơi bất thiện tâm (ác tâm). Bệnh thân là do quả của nghiệp, còn bệnh tâm là do phiền não phát sinh ở ác tâm, làm cho tâm bị ô nhiễm, nóng nảy khổ tâm. Thật ra, bệnh thân và bệnh tâm là hai bệnh riêng biệt, nhưng có sự liên quan nhau vì phiền não tham muốn mau khỏi bệnh thân, nhưng không khỏi bệnh thân, nên phiền não sân phát sinh làm cho khổ tâm, gọi là bệnh tâm.

      Đức Phật và Chư Thánh A La Hán đã diệt tận được mọi phiền não, nên không còn khổ tâm, không còn bệnh tâm, nhưng còn bệnh thân. Cho nên, khi nghe Kinh Thất Giác Chi là Chánh Pháp, các Ngài phát sinh tâm đại duy tác vô cùng hoan hỷ trong Thất Giác Chi ấy, như là một linh dược mầu nhiệm chữa trị khỏi căn bệnh nặng của Ngài Trưởng Lão Mahākassapa (Đại Ca Diếp), Ngài Trưởng Lão Mahāmoggallāna (Mục Kiền Liên) và Đức Phật ngay tức thì một cách huyền diệu.

      Đối với bệnh nhân là hạng phàm nhân vẫn còn đầy đủ 1.500 loại phiền não, nếu được nghe Kinh Thất Giác Chi mà hiểu biết rõ ý nghĩa mỗi Pháp giác chi thì bệnh nhân phát sinh thiện tâm trong sạch, hoan hỷ. Do năng lực của thiện tâm ấy làm cho thân xác nhẹ nhàng, mềm mại, uyển chuyển, giúp cho bệnh thân giảm bớt khổ thân. Nếu bệnh nhân không qua khỏi, thì sau khi chết mà phước thiện nghe Pháp ấy có cơ hội cho quả tái sinh, thì người ấy sinh ở cõi người hoặc 1 trong 6 cõi Dục Thiên.

      PHƯỚC THIỆN THUYẾT PHÁP là gì?

      Vị nào có khả năng thuyết giảng Chánh Pháp với thiện tâm trong sạch, không tham danh lợi,… để tế độ người nghe, hy vọng mọi người cung kính lắng nghe, hiểu rõ Chánh Pháp, thì phước thiện thuyết Pháp trong sạch, chắc chắn có nhiều quả báu cao thượng.

      Vị nào có khả năng thuyết giảng Chánh Pháp với thiện tâm không trong sạch, mà tham đắm danh lợi,… mà để tế độ người nghe, hy vọng mọi người cung kính lắng nghe, hiểu rõ Chánh Pháp, thì phước thiện thuyết Pháp không trong sạch, không có nhiều quả báu.

      Chánh Pháp và Tà Pháp

      Tà Pháp đó là:

      ⦁ Thập ác nghiệp.
      ⦁ Tứ Pháp chấp thủ: Tham dục, Tà kiến, Pháp thường hành, ngã kiến.
      ⦁ Bát Tà Đạo: Tà kiến, Tà tư duy, Tà ngữ, Tà nghiệp, Tà mạng, Tà tinh tấn, Tà niệm, Tà định.

      Chánh Pháp đó là:

      ⦁ Thập thiện nghiệp.
      ⦁ 37 Phẩm Trợ Đạo (Pháp chứng đắc Thánh Đạo): Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo.

      Tầm Quan Trọng Của Việc Thuyết Chánh Pháp

      Người nào thuyết giảng Tà Pháp đem lại sự tai hại, thoái hóa, khổ não lâu dài không chỉ riêng cho người ấy, mà còn cho nhiều người liên quan khác nữa, nhất là làm cho Phật giáo suy thoái. Người nào thuyết giảng Chánh Pháp đem lại sự lợi ích, tiến hóa, an lạc lâu dài không chỉ riêng cho người ấy, mà còn cho nhiều người liên quan khác nữa, nhất là giúp cho Phật giáo phát triển.

      Những Pháp nào không đúng theo Kinh và Luật, lời giảng của Đức Phật, đó là Tà Pháp. Đó là những Pháp:

      ⦁ Làm phát sinh tham ái, chứ không diệt tham ái.
      ⦁ Ràng buộc trong cảnh khổ, không phải giải thoát.
      ⦁ Chấp thủ trong tử sinh luân hồi, không phải giải thoát.
      ⦁ Tham muốn nhiều, không phải tham muốn ít.
      ⦁ Không biết tri túc, không phải biết tri túc.
      ⦁ Thích sống chung nhiều người, không phải sống một mình nơi thanh vắng.
      ⦁ Làm biếng nhác, không phải cố gắng tinh tấn.
      ⦁ Sống khó nuôi, không phải sống dễ nuôi.

      Vậy Phước thiện thuyết Pháp là thuyết giảng những Pháp mà Đức Phật đã thuyết giảng, những luật mà Đức- Phật đã chế định, rồi ban hành, có trong Tam Tạng Kinh và Chú Giải Pāḷi. Bậc thiện trí có thể thông thuộc, hiểu rõ ý nghĩa của Chánh Pháp, rồi đem ra thuyết giảng cho nhiều người nghe. Sau khi hiểu biết rõ đúng theo Chánh Pháp, người nghe mới có thể thực hành đúng theo Chánh Pháp, để có sự lợi ích, tiến hoá và an lạc trong hiện tại và vị lai tuỳ theo phẩm hạnh Ba La Mật và năm Pháp chủ: Tín, Tấn, Niệm, Định và Tuệ của mỗi vị.

      Related Articles

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Back to top button