Tử vi

Giáp 1 – Canh 7

Từ thời xa xưa, không biết từ thời điểm nào, cho tới ngày nay, cũng chưa biết đến bao giờ, sách Đạo Thư chỉ được soạn ra dành riêng cho Vua dùng, Hoàng Đế dùng. Khi xuống tới “Hội đồng quân cơ”, thì tính chính xác và độ tin cậy thông tin ở trong sách Đạo Thư đã bị triết giảm, rồi xuống tới Tỉnh, Huyện, Xã, Thôn, Xóm.v.v… thì tính chính xác và độ tin cậy của thông tin ở trong sách còn bị triết giảm thêm nữa. Cũng có thể còn bị “man thư”. Về vấn đề này không biết là “thực” hay “hư” ??? Cũng chẳng một ai xác minh, thật là kỳ lạ.

Đổng Trọng Thư (179 – 104 tr.CN) cũng theo trường phái Quan học, toàn bộ sách về “Âm Dương gia” cũng không được lưu truyền. Rồi tới Kinh Phòng cũng soạn sách dâng Vua với lời lẽ nghiêm mật, rồi tới Trương Tải (1020 – 1077) triết gia thời Bắc Tống, cũng là người của trường phái Quan học, … rồi tới Thiệu Ung, ông có soạn tấu, viết sách chỉ dành riêng dâng trình lên Vua ? Tại sao Ông lại được Vua phong tặng danh hiệu ?

Sự nghiêm mật của những sách nói về Thiên Cơ này, cũng chẳng biết là đúng hay sai !

Bạn đang xem: Giáp 1 – Canh 7

Cho nên, đâu đâu cũng chỉ thấy nói rằng: số trong Hà đồ là số sinh – thành của ngũ hành. Mà đâu có biết được rằng, số trong Hà đồ chính là số phản ánh quy luật chu kỳ của mặt Trời, thông qua từng quẻ Dịch trong 64 quẻ.

Có mặt Trời, thì mới có Âm Dương vậy, có Âm Dương thì mới có Ngũ hành vậy. Vì vậy mà Thái cực sinh Một vậy, Một sinh 6 vậy, Sáu sinh 12 vậy, 12 sinh vạn vật vậy. Sao lại phân cách giữa phái Quan học với phái Dân học ? Tại sao trăm họ không được học về Âm Dương ? Phải chăng lỗi từ họ Đổng ! Hay từ vua Tần Thủy Hoảng !

Dịch – quẻ Cổ – Lời quẻ nói: “Tiên Giáp tam nhật, hậu Giáp tam nhật”.

Khi xưa, ta còn mỏng manh thì hiểu rằng, trước can Giáp 3 ngày là can Bính, sau can Giáp ba ngày là can Quý. Rồi ta liền trở thành Giám đốc tự phong, và lập ngôn rằng: đây chẳng qua là nói về Chính ấn – Thực thần mà thôi. Thật là sai lầm tai hại khi tự phong mình làm Giám đốc, phải chăng là sự thèm khát Hóa quyền !

Nay, ta có thêm chút tuổi, thì mới tự ngộ được rằng, Dịch nói “tiên – hậu” là chỉ về “ngôi thứ”, hóa ra trước can Giáp 3 ngày là can Đinh, sau can Giáp ba ngày là can Tân.

Can Giáp đứng ở đầu 10 can, là đầu mối của mọi sự mọi việc, của vạn vật trong trời đất. Ý nghĩa đầu tiên mà ta phải hiểu, đó là “có cuối ắt có đầu”. Khi xưa, ngài Tiêu Diên Thọ lập thuyết, ông đề xuất Giáp chính là mặt Trời, khi phối ứng với Đất, mà thấy được đầu mối là từ Giáp Tý.

Ngài Tiêu Diên Thọ nhận thấy rằng, Giáp Tý theo với hào Sơ quẻ Càn thì “tiềm” thì “ẩn”, ứng hợp với hào Sơ quẻ Càn là hào Tứ quẻ Khôn, thì là “thắt” là “khóa”. Ông hiểu rằng, đã là “tiềm”, đã là “ẩn”, thì ngài gọi là “độn Giáp”; đã là “thắt”, đã là “khóa”, thì ngài gọi là “độn Nhâm”.

Ngài tuân thủ theo những gì mà Dịch đã quy định, đó chính là quẻ Tốn. Lời hào Ngũ quẻ Tốn nói: “Tiên Canh tam nhật, hậu Canh tam nhật, cát”, họ Tiêu đã đề xuất: lấy can Canh để tượng trưng cho sự “canh cải”, “biến canh”, để chỉ về sự thay đổi vậy. Nhưng trước Canh ba ngày là can Quý, sau Canh ba ngày là can Đinh, họ Tiêu nhận thấy sự trùng lập của can Giáp và Canh đều ở ngôi vị can Đinh. Khi Giáp thống lĩnh dẫn đầu, thì can Đinh ở ngôi vị số 4, Ông thấy thật khó hiểu ???

Căn cứ vào Lời quẻ Cổ, cùng với Lời hào Ngũ quẻ Tốn, họ Tiêu đề xuất và xây dựng thuyết về can Giáp: “có cuối ắt có đầu”, và từ can Canh: “không có đầu mà lại có cuối”.

Lời quẻ Phục nói: “thất nhật lai phục”, rồi Lời hào Nhị quẻ Chấn nói: “thất nhật đắc”

Ta chưa hiểu Ông sẽ xây dựng học thuyết cho mình như thế nào !

 

(Dẫn theo trang khaotapdich.blogspot.com)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Giáp 1 - Canh 7

Từ thời xa xưa, không biết từ thời điểm nào, cho tới ngày nay, cũng chưa biết đến bao giờ, sách Đạo Thư chỉ được soạn ra dành riêng cho Vua dùng, Hoàng Đế dùng. Khi xuống tới “Hội đồng quân cơ”, thì tính chính xác và độ tin cậy thông tin ở trong sách Đạo Thư đã bị triết giảm, rồi xuống tới Tỉnh, Huyện, Xã, Thôn, Xóm.v.v… thì tính chính xác và độ tin cậy của thông tin ở trong sách còn bị triết giảm thêm nữa. Cũng có thể còn bị “man thư”. Về vấn đề này không biết là “thực” hay “hư” ??? Cũng chẳng một ai xác minh, thật là kỳ lạ.

Đổng Trọng Thư (179 – 104 tr.CN) cũng theo trường phái Quan học, toàn bộ sách về “Âm Dương gia” cũng không được lưu truyền. Rồi tới Kinh Phòng cũng soạn sách dâng Vua với lời lẽ nghiêm mật, rồi tới Trương Tải (1020 – 1077) triết gia thời Bắc Tống, cũng là người của trường phái Quan học, … rồi tới Thiệu Ung, ông có soạn tấu, viết sách chỉ dành riêng dâng trình lên Vua ? Tại sao Ông lại được Vua phong tặng danh hiệu ?

Sự nghiêm mật của những sách nói về Thiên Cơ này, cũng chẳng biết là đúng hay sai !

Cho nên, đâu đâu cũng chỉ thấy nói rằng: số trong Hà đồ là số sinh – thành của ngũ hành. Mà đâu có biết được rằng, số trong Hà đồ chính là số phản ánh quy luật chu kỳ của mặt Trời, thông qua từng quẻ Dịch trong 64 quẻ.

Có mặt Trời, thì mới có Âm Dương vậy, có Âm Dương thì mới có Ngũ hành vậy. Vì vậy mà Thái cực sinh Một vậy, Một sinh 6 vậy, Sáu sinh 12 vậy, 12 sinh vạn vật vậy. Sao lại phân cách giữa phái Quan học với phái Dân học ? Tại sao trăm họ không được học về Âm Dương ? Phải chăng lỗi từ họ Đổng ! Hay từ vua Tần Thủy Hoảng !

Dịch – quẻ Cổ – Lời quẻ nói: “Tiên Giáp tam nhật, hậu Giáp tam nhật”.

Khi xưa, ta còn mỏng manh thì hiểu rằng, trước can Giáp 3 ngày là can Bính, sau can Giáp ba ngày là can Quý. Rồi ta liền trở thành Giám đốc tự phong, và lập ngôn rằng: đây chẳng qua là nói về Chính ấn – Thực thần mà thôi. Thật là sai lầm tai hại khi tự phong mình làm Giám đốc, phải chăng là sự thèm khát Hóa quyền !

Nay, ta có thêm chút tuổi, thì mới tự ngộ được rằng, Dịch nói “tiên – hậu” là chỉ về “ngôi thứ”, hóa ra trước can Giáp 3 ngày là can Đinh, sau can Giáp ba ngày là can Tân.

Can Giáp đứng ở đầu 10 can, là đầu mối của mọi sự mọi việc, của vạn vật trong trời đất. Ý nghĩa đầu tiên mà ta phải hiểu, đó là “có cuối ắt có đầu”. Khi xưa, ngài Tiêu Diên Thọ lập thuyết, ông đề xuất Giáp chính là mặt Trời, khi phối ứng với Đất, mà thấy được đầu mối là từ Giáp Tý.

Ngài Tiêu Diên Thọ nhận thấy rằng, Giáp Tý theo với hào Sơ quẻ Càn thì “tiềm” thì “ẩn”, ứng hợp với hào Sơ quẻ Càn là hào Tứ quẻ Khôn, thì là “thắt” là “khóa”. Ông hiểu rằng, đã là “tiềm”, đã là “ẩn”, thì ngài gọi là “độn Giáp”; đã là “thắt”, đã là “khóa”, thì ngài gọi là “độn Nhâm”.

Ngài tuân thủ theo những gì mà Dịch đã quy định, đó chính là quẻ Tốn. Lời hào Ngũ quẻ Tốn nói: “Tiên Canh tam nhật, hậu Canh tam nhật, cát”, họ Tiêu đã đề xuất: lấy can Canh để tượng trưng cho sự “canh cải”, “biến canh”, để chỉ về sự thay đổi vậy. Nhưng trước Canh ba ngày là can Quý, sau Canh ba ngày là can Đinh, họ Tiêu nhận thấy sự trùng lập của can Giáp và Canh đều ở ngôi vị can Đinh. Khi Giáp thống lĩnh dẫn đầu, thì can Đinh ở ngôi vị số 4, Ông thấy thật khó hiểu ???

Căn cứ vào Lời quẻ Cổ, cùng với Lời hào Ngũ quẻ Tốn, họ Tiêu đề xuất và xây dựng thuyết về can Giáp: “có cuối ắt có đầu”, và từ can Canh: “không có đầu mà lại có cuối”.

Lời quẻ Phục nói: “thất nhật lai phục”, rồi Lời hào Nhị quẻ Chấn nói: “thất nhật đắc”

Ta chưa hiểu Ông sẽ xây dựng học thuyết cho mình như thế nào !

 

(Dẫn theo trang khaotapdich.blogspot.com)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button